BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LÊ THỊ THU HƯỜNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI, NĂM 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LÊ THỊ THU HƯỜNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THANH BÌNH
HÀ NỘI, NĂM 2008
i
LỜI CẢM ƠN
Đề tài “
am” là một đề tài mang tính thực tế cao, đ i hỏi nhiều thời gian,
công sức và đặc biệt là sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, các cơ quan tổ
chức.
Lời đầu tiên tác giả muốn nói, đó là lời cảm ơn những người giúp đỡ tôi
tận t nh để đưa đến thành công của ày.
Tôi xin được chân thành cảm ơn đến TS. Nguyễn Th , người
đ tận t nh hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu trong suốt
thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin được cảm ơn tới các cơ quan tổ chức,
, các , báo đ cung cấp cho tôi
c c bài viết, tư liệu và các thông tin cần thiết khác phục vụ cho nghiên cứu.
Do thời gian và tr nh độ nghiên cứu có hạn, nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp
.
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ v
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SIÊU THỊ VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ 4
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SIÊU THỊ 4
1.1.1 Các khái niệm liên quan 4
1.1.1.1. Khái niệm siêu thị 4
1.1.1.2. Khái niệm chuỗi siêu thị 7
1.1.1.3. Khái niệm hệ thống siêu thị 8
1.1.2. Phân loại siêu thị 8
1.1.2.1. Phân loại siêu thị tại Hoa Kỳ 8
1.1.2.2. Phân loại siêu thị tại Việt Nam 9
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 12
1.2.1. Khái niệm và phân loại cạnh tranh 12
1.2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh 12
1.2.1.2. Phân loại cạnh tranh 13
1.2.2. Khái niệm về sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh 15
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 19
1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
MỘT SỐ SIÊU THỊ TRÊN THẾ GIỚI 24
1.3.1. Tập đoàn bán lẻ Wal-mart 24
1.3.1.1. Giới thiệu về Wal-mart 24
1.3.1.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Wal-mart 25
1.3.2. Đại siêu thị Big C 27
1.3.2.1. Giới thiệu về BigC 27
1.3.2.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Big C 28
1.3.3. Siêu thị Metro Cash & Carry 29
1.3.3.1. Giới thiệu về Metro Cash & Carry 29
1.3.3.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh từ Metro Cash &
Carry Việt Nam 30
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ
THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM 32
2.1. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỂU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
SIÊU THỊ VIỆT NAM 32
2.1.1. Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại 32
2.1.2. Hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước 33
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ TẠI
VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 34
iii
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 34
2.2.2. Giới thiệu một số siêu thị tại Việt Nam 36
2.2.2.1. Hệ thống siêu thị Fivimart 36
2.2.2.2. Hệ thống siêu thị Sài Gòn Co-op Mart 38
2.2.2.3. Hệ thống siêu thị HaproMart 40
2.2.2.4. Hệ thống siêu thị Intimex 43
2.2.2.5. Hệ thống siêu thị G7 Mart 44
2.3. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU
THỊ VIỆT NAM 46
2.3.1. Về số lượng, quy mô siêu thị 46
2.3.2. Về doanh thu và thị phần 51
2.3.3. Về hàng hóa trong siêu thị 52
2.3.4. Về giá cả hàng hóa trong siêu thị 56
2.3.5. Về chất lượng dịch vụ 57
2.3.6. Về đội ngũ nhân sự trong siêu thị 60
2.4. NHẬN XÉT NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU
THỊ VIỆT NAM 61
2.4.1. Những thành tựu đạt được 61
2.4.2. Các mặt tồn tại 65
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
TỚI 71
3.1. CÁC ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 71
3.1.1. Áp lực từ những nhà phân phối nước ngoài 71
3.1.2. Áp lực từ những loại hình bán lẻ khác 72
3.1.2.1. Bán lẻ truyền thống 72
3.1.2.2. Bán lẻ hiện đại 74
3.1.3. Áp lực từ phía nhà cung ứng 75
3.1.4. Áp lực thay đổi xu hướng, thói quen và tập tính tiêu dùng 76
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM 76
3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 76
3.2.1.1. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến siêu
thị và hoạt động của siêu thị 77
3.2.1.2. Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa
nói chung và siêu thị nói riêng 78
3.2.1.3. Có chính sách thu hút đầu tư hợp lý 79
3.2.1.4. Xây dựng tiêu chuẩn và quản lý chất lượng hàng hoá trong các
siêu thị 80
iv
3.2.1.5. Mở cửa đi cùng giám sát và có chọn lọc thông minh các siêu
thị nước ngoài 80
3.2.1.6. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở mạng lưới siêu thị tại
địa phương phù hợp với mức sống và tiêu dùng của người dân 81
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với các siêu thị 82
3.2.2.1. Tăng cường liên kết trong hệ thống siêu thị 82
3.2.2.2. Lựa chọn quy mô kinh doanh siêu thị phù hợp 84
3.2.2.3. Xây dựng danh mục sản phẩm và nhãn hiệu sản phẩm cho siêu
thị 85
3.2.2.4. Thiết lập quan hệ tốt với các nhà cung cấp 86
3.2.2.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động thu mua và quản lý sản phẩm 87
3.2.2.6. Cải tiến việc trưng bày và sắp xếp hàng hoá 87
3.2.2.7. Ấn định mức giá hợp lý, linh hoạt 88
3.2.2.8. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 88
3.2.2.9. Về tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện nhân viên 89
3.2.2.10. Chú trọng đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin 91
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 1: 98
PHỤ LỤC 2: 103
v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
STT
Tên Bảng, Biểu, Sơ đồ
Trang
Bảng 2.1
Phân bố các siêu thị Saigon Co.op Mart
39
Bảng 2.2
Phân bố các siêu thị và cửa hàng tiện ích của Hapromart
42
Biểu đồ 1
Phân bố số lượng siêu thị ở các địa phương năm 2005
47
Bảng 2.3
Phân loại siêu thị theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương
mại
47
Bảng 2.4
Phân hạng siêu thị tới 2005 theo tiêu chuẩn phân hạng siêu
thị trong Quy chế Siêu thị và Trung tâm thương mại
48
Biểu đồ 2
Phân hạng siêu thị Hà Nội theo tiêu chuẩn phân hạng trong
Quy chế Siêu thị 2005
48
Biểu đồ 3
Phân loại siêu thị tới 2005 của Thành phố Hồ Chí Minh
theo Quy chế Siêu thị
50
Bảng 2.5
Doanh thu của một số siêu thị lớn tại Việt Nam năm 2005
52
Bảng 2.6
Các sản phẩm tiêu thụ chủ đạo trong siêu thị
53
Bảng 2.7
5 mặt hàng có doanh thu tiêu thụ nhiều nhất tại siêu thị
53
Bảng 2.8
Mục đích đi siêu thị của khách hàng
54
Bảng 2.9
Các yếu tố quyết định khi lựa chọn hàng hóa trong siêu thị
55
Bảng 2.10
Lý do khách hàng mua sắm tại siêu thị
55
Bảng 2.11
Khả năng cạnh tranh của siêu thị Việt Nam so với các siêu
thị nước ngoài tại Việt Nam
58
Bảng 2.12
Trình độ học vấn của nhân viên siêu thị tham gia điều tra xã
hội học năm 2007
61
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Nền kinh tế
Việt Nam đã và sẽ có những bước chuyển mình lớn sau khi tham gia vào sân
chơi chung của thế giới. Việc Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào kinh
tế thế giới đã tác động rất lớn đối với các ngành kinh tế trong nước, trong đó
có ngành dịch vụ bán lẻ.
Trong các ngành dịch vụ phát triển nhất ở nước ta, dịch vụ bán lẻ là
ngành đang đóng góp phần lớn trong GDP. Tuy nhiên, so với ngành dịch vụ
bán lẻ của các quốc gia trên thế giới thì dịch vụ của chúng ta vẫn thiếu về số
lượng và yếu về chất lượng. Chiếm tỷ trọng lớn trong ngành bán lẻ của Việt
Nam là các chợ và trung tâm mua sắm nhỏ. Hiện nay, nước ta có khoảng
200.000 chợ lớn nhỏ. Hoạt động của hệ thống này nhỏ lẻ và thiếu tính đồng
bộ. Ngoài hệ thống bán lẻ truyền thống, hệ thống siêu thị mới bắt đầu phát
triển trong vòng 14 năm trở lại đây. Có thể nói, hệ thống siêu thị của Việt
Nam đã có những bước phát triển rất nhanh chóng. Tuy nhiên, năng lực cạnh
tranh của những siêu thị này rất thấp so với những đại siêu thị đã và sẽ tham
gia vào thị trường Việt Nam. Hệ thống siêu thị Việt Nam kém về quy mô,
chất lượng dịch vụ đến giá cả cung cấp so với các đại siêu thị của nhà phân
phối nước ngoài.
Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong dịch vụ bán lẻ. Đến
ngày 01/01/2009, Việt Nam hoàn toàn mở cửa dịch vụ bán lẻ. Nghĩa là, khi
đó không chỉ có Metro, Big C mà là những đại gia bán lẻ của thế giới như
Wal-mart sẽ chiếm lĩnh toàn bộ thị phần bán lẻ Việt Nam. Hiện nay, hệ thống
siêu thị Việt Nam vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, năng lực
cạnh tranh thấp. Vậy biện pháp nào giúp nâng cao năng lực của hệ thống siêu
thị Việt Nam? Bài học nào cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực
này? Để có thể trả lời cho câu hỏi đó, cần phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu và
phân tích các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh chung cũng như năng
2
lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối trong lĩnh vựa siêu thị. Chính vì
vậy người viết đã chọn vấn đề "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của hệ thống siêu thị Việt Nam" làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là xây dựng hệ thống cơ sở lý thuyết về năng
lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị, tìm hiểu kinh nghiệm nâng cao năng lực
cạnh tranh của một số siêu thị trên thế giới, từ đó đánh giá thực trạng năng lực
cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam, đề xuất những giải pháp để nâng
cao năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên đây, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể như sau :
- Làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan tới năng lực cạnh tranh
- Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số hệ thống siêu
thị trên thế giới
- Đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam thời
gian qua
- Phân tích các áp lực cạnh tranh đối với hệ thống siêu thị Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống
siêu thị Việt Nam trong thời gian tới
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của hệ thống
siêu thị Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp phân phối trong lĩnh vực siêu thị bao gồm hệ thống siêu thị của
các nhà phân phối lớn như hệ thống siêu thị Saigon Co-opmart, Citimart, hệ
3
thống siêu thị Fivimart, Hapro mart Các giải pháp đề xuất có khả năng áp
dụng chung cho hệ thống siêu thị. Đề tài không đề xuất giải pháp cụ thể cho
một siêu thị nào.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích,
luận giải, hệ thống hóa, thống kê, so sánh để hoàn thiện luận văn này.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục
biểu đồ, sơ đồ và các phần phụ lục, nội dung của luận văn được chia làm 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về siêu thị và năng lực cạnh tranh của
hệ thống siêu thị
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống
siêu thị Việt Nam trong thời gian tới
.
Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2008
Học viên thực hiện
Lê Thị Thu Hƣờng
4
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SIÊU
THỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ
THỐNG SIÊU THỊ
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SIÊU THỊ
1.1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm siêu thị
Siêu thị là một trong những loại hình kinh doanh hiện đại, ra đời cùng
với sự phát triển sâu rộng của nền kinh tế thế giới, có quan hệ mật thiết với
quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Loại hình kinh doanh này ra đời vào những
năm 1930 tại Hoa Kỳ, sau đó mở rộng sang Châu Âu.
Thuật ngữ “siêu thị” tiếng Anh gọi là “supermarket”, tiếng Pháp gọi là
“supermarché” bao gồm đầu ngữ “super” có nghĩa là “siêu, lớn” và đuôi
“market” hay “marché” có nghĩa là “cái chợ, thị trường”. Hiện nay, tồn tại rất
nhiều khái niệm về siêu thị tại các quốc gia khác nhau.
Siêu thị theo cách hiểu thông thường chính là một loại cửa hàng nằm
trong mạng lưới bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, với mặt hàng kinh doanh chủ yếu
là các hàng hóa thuộc tiêu dùng hàng ngày. Trên thực tế, người tiêu dùng
thường hiểu rằng cửa hàng kinh doanh theo phương thức khách hàng tự phục
vụ chính là siêu thị. Tuy nhiên, không phải cửa hàng nào kinh doanh theo
phương thức này cũng được gọi là siêu thị. Vậy siêu thị là gì? Người viết xin
nêu ra một số quan điểm về siêu thị trên thế giới từ đó rút ra khái niệm khái
quát nhất về siêu thị.
Theo một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu thì dịch từ “suppermarket”
trong từ ghép này supper là “siêu” và market nghĩa là “chợ”. Vì vậy, có nhiều
ý kiến cho rằng siêu thị là một loại chợ văn minh được tổ chức và quy hoạch
cụ thể, có cơ sở vật chất hiện đại, phục vụ người mua một cách văn minh.
Theo Luật Thương mại Pháp “siêu thị là đơn vị bán lẻ hàng hóa, bán
hàng theo phương thức tự phục vụ có diện tích. Tập hợp hàng hóa có đặc
5
điểm rộng nhưng không sâu, từ 5.000 đến 10.000 mặt hàng tiêu dùng thông
thường (thực phẩm, quần áo, giầy dép…)” [29].
Tại Hoa kỳ, “siêu thị được hiểu là cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn,
có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán
ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm,
bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa”[11]. Ngoài
ra, tại Mỹ có một định nghĩa khác đơn giản về siêu thị đó là: “siêu thị là cửa
hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng
ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, thức uống, dụng cụ gia đình và các
loại vật dụng cần thiết khác”[3].
Tại Anh, siêu thị lại được hiểu là cửa hàng buôn bán tạp phẩm, bán
thực phẩm, đồ uống và các loại hàng hóa khác, thường đặt tại thành phố, dọc
đường cao tốc hoặc trong khu buôn bán có diện tích khoảng từ 4.000 đến
25.000 m2 [3].
Có thể thấy rằng, đặc điểm chung của các khái niệm trên đây đều chỉ ra
siêu thị là phương thức kinh doanh trong đó khách hàng sẽ tự phục vụ, là nơi
kinh doanh những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, giấy dép, quần áo
Người viết xin đưa ra khái niệm khái quát theo Quyết định 1371/2004/QĐ-
BTM về Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại (nay là
Bộ Công thương).
Siêu thị (supermarket): là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng
hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng,
bảo đảm chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị
kỹ thuật và trình độ quản lý tổ chức kinh doanh, có các phương thức phục vụ
văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách
hàng [4].
6
Tuy có rất nhiều khái niệm khác nhau nhưng tựu chung lại những khái
niệm này đều nêu bật được một số đặc điểm đặc trưng nhằm phân biệt siêu thị
với các loại hình phân phối khác, đó là:
Trước hết siêu thị là cửa hàng bán lẻ: tuy có yếu tố “chợ” song đây
được coi là một loại chợ đặc biệt, ở mức phát triển cao, được quy hoạch và
xây dựng thành những cửa hàng bề thế, có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện
đại, do thương nhân đầu tư và quản lý, được nhà nước cấp phép hoạt động.
Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ, bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu
dùng cuối cùng nhằm mục đích tiêu dùng chứ không phải để bán lại.
Siêu thị áp dụng phương pháp bán hàng tự phục vụ (self-service). Đây
là đặc trưng nổi bật nhất của siêu thị nhằm phân biệt siêu thị với các hình thức
phân phối khác. Ở các nước phát triển, không chỉ có siêu thị mới áp dụng hình
thức bán hàng tự phục vụ mà còn rất nhiều loại cửa hàng cũng áp dụng hình
thức kinh doanh này như cửa hàng tiện lợi và các hàng bách hóa gần khu dân
cư. Nhưng phải khẳng định rằng phương pháp tự phục vụ là bước đột phá
trong cách thức tiêu dùng của thế kỷ XX và làm thay đổi lĩnh vực phân phối
mà người tiên phong là các siêu thị. Phương thức bán hàng này đã góp phần
thay đổi thói quen tiêu dùng của đại đa số người dân trên thế giới, đặc biệt là
người tiêu dùng tại các nước phương tây. Chính phương thức mua sắm này đã
làm nổi bật đặc điểm của siêu thị và góp phần phát triển hình thức kinh doanh
này một cách mạnh mẽ. Ra đời vào năm 1930 tại Mỹ và nhanh chóng lan
rộng sang các nước châu Âu, phương thức tự phục vụ đã trở thành phổ biến
tại các nước phát triển. Tự phục vụ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí
bán hàng, đặc biệt là chi phí tiền lương nhân viên. Tự phục vụ khiến người
mua cảm thấy thoải mái khi được tự mình lựa chọn, ngắm nghía, so sánh hàng
hoá mà không cảm thấy bị cản trở từ phía người bán. Cũng chính vì áp dụng
phương thức tự phục vụ mà siêu thị phải niêm yết giá cả một cách rõ ràng để
người mua không phải tốn công mặc cả, tiết kiệm được thời gian. Ngoài ra,
phương thức thanh toán tại các siêu thị rất thuận tiện. Hàng hoá gắn mã vạch,
7
mã số đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét scanner để đọc giá,
tính tiền bằng máy tính, tự động in hoá đơn. Hình ảnh các quầy tính tiền tự
động luôn là đặc trưng của các cửa hàng tự chọn, tự phục vụ trong đó có siêu
thị. Đặc điểm này được khai thác triệt để nhằm bán được càng nhiều hàng
càng tốt và tạo ra sự thoả mãn cho khách hàng.
Hàng hoá bán trong siêu thị chủ yếu là hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu
hàng ngày như; thực phẩm, quần áo, chất tẩy rửa, đồ điện gia dụng với chủng
loại, mẫu mã rất đa dạng, phong phú. Điều này thể hiện đúng tính chất “chợ ”
của siêu thị. Xem xét ở khía cạnh danh mục hàng hoá, siêu thị thuộc hệ thống
cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác với cửa hàng chuyên doanh chỉ tập trung
vào một hoặc một số mặt hàng nhất định. Theo một số quan niệm, siêu thị
phải là nơi mà người tiêu dùng có thể tìm thấy tất cả những gì họ cần “dưới
một mái nhà” và với một mức giá thấp. Chủng loại hàng hoá trong siêu thị có
thể lên tới hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn mặt hàng. Thông thường, siêu
thị có thể đáp ứng 70-80% nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, trang
phục, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, vệ sinh… chưa bàn đến vấn đề chất lượng sản
phẩm, có thể thấy siêu thị là nơi đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận dân cư có
thu nhập thấp và trung bình trở lên.
1.1.1.2. Khái niệm chuỗi siêu thị
Hiện nay, kinh doanh dịch vụ phân phối theo hình thức tổ chức siêu thị
thu được rất nhiều lợi nhuận. Trên thế giới có hàng loạt các siêu thị của những
doanh nghiệp lớn. Những siêu thị này sau khi đã rất thành công ở thị trường
khu vực, tiếp tục mở rộng hoạt động của mình ra những thị trường khác.
Những doanh nghiệp này lập tức hình thành nên hàng loạt những siêu thị
giống với cửa hàng ban đầu, có quy mô, chủng loại hàng hóa cung cấp tương
tự nhau. Chúng ta có thể gọi những siêu thị đó gọi là chuỗi siêu thị, ví dụ
chuỗi siêu thị của Wal-mart, chuỗi siêu thị Seven eleven… Một hệ thống các
siêu thị của nhiều doanh nghiệp liên kết với nhau cũng được gọi là chuỗi siêu
thị.
8
Tổng kết lại, người viết xin rút ra khái niệm: chuỗi siêu thị là một hệ
thống siêu thị của một hoặc nhiều doanh nghiệp liên kết với nhau có đặc điểm
kinh doanh tương tự về hàng hóa, giá cả, quản lý.
1.1.1.3. Khái niệm hệ thống siêu thị
Hệ thống siêu thị có thể được hiểu là chuỗi siêu thị, vì chúng ta cũng có
thể dùng cụm từ “hệ thống siêu thị” để miêu tả những siêu thị của cùng một
doanh nghiệp hoặc các siêu thị liên kết giữa những doanh nghiệp khác nhau.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ này, người viết xin đưa ra
cách hiểu về hệ thống siêu thị đó là chuỗi các siêu thị của nhiều doanh nghiệp
Việt Nam.
Hệ thống siêu thị trong luận văn này được hiểu là những siêu thị của
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối dưới hình thức siêu thị tại
Việt Nam. Hệ thống này bao gồm các siêu thị của các nhà phân phối trong
nước như: Citimart, Sài Gòn Co.op – mart, Fivimart, Tổng công ty thương
mại Hà Nội Hapro, chuỗi siêu thị G7 mart của Trung Nguyên…
1.1.2. Phân loại siêu thị
1.1.2.1. Phân loại siêu thị tại Hoa Kỳ
- Siêu thị thông dụng: là một cửa hàng tự phục vụ bán thực phẩm, các
sản phẩm tiêu dùng thiết yếu hàng ngày, lương thực phẩm, rau, cá, thịt, trái
cây.
- Siêu thị thực phẩm và thuốc: là siêu thị có sự kết hợp giữa thực
phẩm và thuốc trong đó thuốc chiếm tối thiểu 1/3 diện tích bán hàng và đóng
góp tối thiểu 15% doanh thu.
- Siêu thị nhà kho: là dạng siêu thị lớn bày bán các sản phẩm như siêu
thị thông dụng, lãi gộp thấp nhờ giảm thiểu chủng loại hàng hóa, mức độ dịch
vụ thấp, đầu tư trang thiết bị đơn giản, hàng hóa được chất xếp như trong một
nhà kho lớn.
9
- Siêu thị giản đơn: là hình thức siêu thị loại vừa, rất giản đơn, bán
hàng với giá thấp trên cơ sở hạn chế các dịch vụ và có trên 1.000 mặt hàng
kinh doanh.
- Đại siêu thị: là siêu thị thông dụng được nâng cấp hiện đại và có qui
mô lớn hơn, tối thiểu khoảng 30.000 m2, chào bán các sản phẩm tương tự như
siêu thị và mở rộng thêm các mặt hàng máy móc công nghiệp và các dịch vụ
khác.
- Đại siêu thị nhà kho: là hình thức kết hợp ở mức độ cao giữa đại siêu
thị và siêu thị nhà kho, chào bán tất cả các chủng loại hàng hóa khác nhau,
các mặt hàng thực phẩm tươi sống có chất lượng và giá cả thấp [11].
1.1.2.2. Phân loại siêu thị tại Việt Nam
Theo “Quy chế Siêu thị và Trung tâm thương mại ” ban hành kèm theo
Quyết định số 1371/2004 QĐ BTM (của Bộ Thương mại nay là Bộ Công
thương). Điều 3 “Tiêu chuẩn siêu thị” có nêu: cơ sở kinh doanh thương mại
được gọi là siêu thị và phân hạng siêu thị nếu cơ sở kinh doanh thương mại có
địa điểm kinh doanh phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại
của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các
tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng siêu thị theo quy định dưới đây:
- Siêu thị hạng I:
Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp:
- Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên;
- Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên;
- Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao,
có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu
phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối
tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng
phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
- Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói,
bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
10
- Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn
minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận
tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống,
giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng
qua mạng, qua bưu điện, điện thoại.
Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn diện tích là từ 1.000
m2 trở lên; tiêu chuẩn danh mục hàng hoá từ 2.000 tên hàng trở lên; các tiêu
chuẩn khác như siêu thị kinh doanh tổng hợp.
- Siêu thị hạng II:
Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp:
- Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên;
- Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên;
- Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có
thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy
chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí
nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh
doanh của siêu thị;
- Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh
toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
- Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn
minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận
tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống,
giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng
qua bưu điện, điện thoại.
Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn diện tích là từ 500
m2 trở lên; tiêu chuẩn danh mục hàng hoá từ 1.000 tên hàng trở lên; các tiêu
chuẩn khác như siêu thị kinh doanh tổng hợp.
- Siêu thị hạng III:
Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp:
11
- Có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên;
- Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên;
- Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang
thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi
trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu
vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
- Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh
toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
- Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn
minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận
tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ
người khuyết tật, giao hàng tận nhà.
Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh:
Tiêu chuẩn diện tích từ 250 m2 trở lên; tiêu chuẩn danh mục hàng hoá
từ 500 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như siêu thị kinh doanh tổng hợp.
Như vậy, theo Quy chế Siêu thị và Trung tâm thương mại, có thể phân
loại siêu thị theo hai tiêu chí là quy mô và đặc điểm kinh doanh
* Căn cứ theo quy mô:
- Siêu thị hạng 1:
+ Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp: có diện tích kinh
doanh từ 5.000 m2 trở lên; có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên
hàng trở lên.
+ Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: có diện tích kinh doanh là
từ 1.000 m2 trở lên; có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở
lên.
- Siêu thị hạng 2:
+ Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp: có diện tích kinh
doanh từ 2.000 m2 trở lên; có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên
hàng trở lên.
12
+ Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: có diện tích kinh doanh từ
500 m2 trở lên; có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 1.000 tên hàng trở lên.
- Siêu thị hạng 3:
+ Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp: có diện tích kinh
doanh từ 500 m2 trở lên; có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng
trở lên.
+ Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: có diện tích kinh doanh từ
250 m2 trở lên; có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên.
* Căn cứ theo đặc điểm kinh doanh:
- Siêu thị chuyên doanh: là siêu thị cung cấp một hoặc một số mặt
hàng nhất định, thường thuộc một ngành hàng. Ví dụ: siêu thị điện máy, siêu
thị sách, siêu thị nội thất, siêu thị điện thoại di động…
- Siêu thị kinh doanh tổng hợp: là siêu thị cung cấp nhiều chủng loại
hàng hoá khác nhau thường nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của
khách hàng.
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.2.1. Khái niệm và phân loại cạnh tranh
1.2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Một đặc trưng của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt diễn
ra từng phút từng giây. Cạnh tranh tồn tại cùng với sự tồn tại của kinh tế thị
trường. Ở đâu có sản xuất trao đổi hàng hoá thì ở đó có cạnh tranh. Cạnh
tranh trở thành động lực phát triển cho nền sản xuất xã hội.
Cạnh tranh là một khái niệm rộng, tồn tại trong mọi lĩnh vực xã hội chứ
không chỉ riêng trong kinh doanh. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về cạnh
tranh:
Theo Các Mác trong Giáo trình Kinh tế chính trị, nhà xuất bản Chính
trị "Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà đầu tư
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ
hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch" [9].
13
Theo Từ điển Kinh doanh rút gọn xuất bản năm 1993 ở Anh thì "Cạnh
tranh trong cơ chế thị trường là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh
doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình " [19].
Một cách tổng hợp nhất, có thể đưa ra khái niệm về cạnh tranh như sau:
“Cạnh tranh là một quá trình tranh đấu mà trong đó, các chủ thể kinh tế
ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp để đạt được mục đích chủ yếu của mình
như: chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng, cũng như đảm bảo tiêu thụ
có lợi nhất, nhằm nâng cao vị thế của mình trên thương trường”.
Ở Việt Nam, đề cập đến “cạnh tranh”, một số nhà khoa học cho rằng,
cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa, dich vụ và đó là phương
thức để có được lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi, mục đích
trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là
giành lợi thế để hạ thấp giá các yếu tố “đầu vào” sao cho mức chi phí là thấp
nhất. Như vậy, trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ
các nguồn lực một cách tối ưu, do đó trở thành động lực bên trong thúc đẩy
nền kinh tế phát triển. Mặt khác, đồng thời với tối đa hóa lợi nhuận của các
chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là quá trình thúc đẩy tích lũy và tập trung
tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Cạnh tranh còn là môi trường
phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh doanh thích nghi được với các điều
kiện thị trường, dẫn đến quá trình tập trung hóa trong từng ngành, vùng quốc
gia
1.2.1.2. Phân loại cạnh tranh
Các loại hình cạnh tranh chủ yếu bao gồm:
- Xét theo chủ thể cạnh tranh
Xét theo chủ thể cạnh tranh sẽ có các loại hình: cạnh tranh giữa những
người sản xuất hay người bán, cạnh tranh giữa những người mua, cạnh tranh
giữa người bán và người mua.
- Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể
Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể, các nhà kinh tế học chia
14
thành 2 hình thức là: “cạnh tranh dọc” và “cạnh tranh ngang”:
Cạnh tranh dọc: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí
bình quân thấp nhất khác nhau. Cạnh tranh dọc làm cho thay đổi giá bán và
doanh nghiệp sẽ có “điểm dừng”. Sau một thời gian nhất định sẽ hình thành
một giá thị trường thống nhất và doanh nghiệp nào có chi phí bình quân cao
sẽ bị phá sản, còn các doanh nghiệp có chi phí bình quân thấp sẽ thu được lợi
nhuận và phát triển [28].
Cạnh tranh ngang: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi
phí bình quân thấp nhất như nhau. Do đặc điểm này nên sẽ không có doanh
nghiệp nào bị loại ra khỏi thị trường song giá cả thấp ở mức tối đa, chỉ có
người mua hưởng lợi nhiều nhất còn lợi nhuận doanh nghiệp giảm dần. Sau
một thời gian nhất định, sẽ xuất hiện khuynh hướng: hoặc liên minh với nhau
bán hàng giá cao, giảm lượng bán tiến tới độc quyền, hoặc tìm cách giảm chi
phí bằng cách nâng cao năng lực quản lý, tổ chức và hiện đại hóa công
nghệ , tức là chuyển sang cạnh tranh dọc, như trên [28].
- Xét theo tính chất của phƣơng thức cạnh tranh
Các thành phần kinh tế đều nằm trong tổng thể nền kinh tết quốc dân,
có mối liên hệ thống nhất và mâu thuẫn với nhau. Chính từ sự thống nhất và
mâu thuẫn này làm nảy sinh cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế với nhau.
- Xét theo tính chất của phƣơng thức cạnh tranh
Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh tế sẽ dùng tất cả các phương pháp,
cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn, để đạt được mục tiêu kinh tế của mình. Có những
biện pháp cạnh tranh hợp pháp hay cạnh tranh lành mạnh. Ngược lại, có
những thủ đoạn phi pháp, nhằm tiêu diệt đối phương chứ không phải bằng nỗ
lực vươn lên của mình, gọi là cạnh tranh bất hợp pháp hay là cạnh tranh
không lành mạnh.
- Xét theo hình thái cạnh tranh
Cạnh tranh hoàn hảo hay gọi là cạnh tranh thuần túy là tình trạng
cạnh tranh mà giá cả của một loại hàng hóa là không đổi trong toàn bộ thị
15
trường do có nhiều người bán và người mua, họ có đủ thông tin về các điều
kiện của thị trường. Trên thực tế đời sống kinh tế, ít tồn tại hình thái cạnh
trạnh hoàn hảo này [28].
Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thái chiếm ưu thế trong các
ngành sản xuất kinh doanh. Ở đó, các nhà sản xuất bán hàng đủ mạnh để chi
phối giá cả các sản phẩm của mình trên thị trường hoặc từng nơi, từng khu
vực cụ thể. Trong cạnh tranh không hoàn hảo lại phân ra 2 loại là: độc quyền
nhóm và cạnh tranh mang tính chất độc quyền. (1) Độc quyền nhóm là một
ngành chỉ có một số ít người sản xuất và họ đều nhận thức được giá cả của
mình không chỉ phụ thuộc vào sản lượng của mình mà còn phụ thuộc vào hoạt
động cạnh tranh của những đối thủ quan trọng trong ngành đó. (2) Cạnh tranh
mang tính độc quyền là cạnh tranh có nhiều người bán, sản xuất ra những sản
phẩm dễ thay thế cho nhau, mỗi hãng chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng tới giá cả
sản phẩm của mình ở mức độ nhất định [28].
- Xét theo các giai đoạn của quá trình kinh doanh hàng hóa
Xét theo các giai đoạn của quá trình kinh doanh hàng hóa, cạnh tranh
bao gồm các giai đoạn: cạnh tranh trước khi bán hàng, trong khi bán hàng và
sau khi bán hàng.
Ngoài các loại hình cạnh tranh đã nêu trên, người ta còn xét theo một
số tiêu chí khác nữa: điều kiện không gian, lợi thế tài nguyên nhân lực, đặc
điểm tập quán sản xuất, tiêu dùng, văn hóa ở từng dân tộc, khu vực, từng
quốc gia khác nhau mà phân loại thành cạnh tranh giữa các nước và khu vực
trên thế giới, cạnh tranh trong và ngoài nước
1.2.2. Khái niệm về sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
* Sức cạnh tranh
Sức cạnh tranh là khái niệm được dùng cho phạm vi doanh nghiệp
trong lý thuyết tổ chức các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là có
sức cạnh tranh và được đánh giá là có thể đứng vững cùng các nhà sản xuất
khác. Khi các sản phẩm thay thế hoặc các sản phẩm tương tự được đưa ra với
16
mức thấp hơn giá các sản phẩm cùng loại: hoặc cung cấp các sản phẩm tương
tự với các đặc tính về chất lượng và dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Nhìn
chung, khi xác định sức cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một ngành cần
xem xét đến tiềm năng sản xuất kinh doanh một hàng hóa hay một dịch vụ ở
mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không phải trợ cấp.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OECD) đã lựa chọn một định nghĩa cố gắng kết hợp cho cả
doanh nghiệp, ngành, quốc gia như sau: “sức cạnh tranh là khả năng của các
doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu
nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” [16]. Định nghĩa này, theo
người viết là phù hợp và phản ánh được khái niệm cạnh tranh quốc gia trong
mối liên hệ gắn kết với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo việc
làm, tăng thu nhập và mức sống cho nhân dân.
* Năng lực cạnh tranh
“Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay
toàn bộ thị phần của doanh nghiệp trong cùng một ngành” [18 – tr. 349].
Theo định nghĩa này, có thể thống nhất bốn thuật ngữ hiện đang được
sử dụng; năng lực cạnh tranh, sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và tính
cạnh tranh đều có nội dung tương tự nhau và hiểu tên của chúng một cách
nhất quán trong luận văn này là “năng lực cạnh tranh”.
* Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Đề tài tập trung đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt
Nam, dưới góc độ của các doanh nghiệp phân phối trong lĩnh vực siêu thị. Vì
vậy, năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị được hiểu là năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối bán lẻ dưới hình thức siêu thị. Về
khái niệm này, phần lớn các tác giả đều gắn năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp với ưu thế về sản phẩm, dịch vụ bán hàng mà doanh nghiệp đưa ra thị
trường hoặc gắn với vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, theo thị phần mà nó
17
chiếm giữ thông qua khả năng tổ chức, bán hàng, quản trị kinh doanh hướng vào
đổi mới công nghệ, giảm chi phí nhằm duy trì hay gia tăng lợi nhuận, bảo đảm
sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp phân phối đó.
Trước tiên, trong lý thuyết tổ chức công nghiệp, khái niệm sức cạnh
tranh được áp dụng ở phạm vi xí nghiệp. Một xí nghiệp được xem là có sức
cạnh tranh khi xí nghiệp đó duy trì được vị thế của mình trên thị trường cùng
với các nhà sản xuất khác với các sản phẩm thay thế, hoặc đưa ra thị trường
các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn hoặc cung cấp các sản phẩm
tương tự với các đặc tính về chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn
[6].
Theo Fafchamps, sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh
nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn
giá của nó trên thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất
ra sản phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp khác,
nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh cao [10].
Như vậy, theo cách hiểu này, thì năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị
Việt Nam, nghĩa là khả năng cung cấp các dịch vụ bán hàng chất lượng tương
tự như dịch vụ của các siêu thị nước ngoài khác.
Randall lại cho rằng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định [6].
Dunning lập luận rằng, năng lực cạnh tranh là khả năng cung ứng sản
phẩm của chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau mà không phân
biệt nơi bố trí của doanh nghiệp đó [10].
Markusen (1992) đã đưa ra một khái niệm “một nhà sản xuất là cạnh
tranh nếu như nó có một mức chi phí đơn vị trung bình bằng hoặc thấp hơn
chi phí đơn vị của các nhà cạnh tranh quốc tế” [10].
Một quan niệm khác cho rằng “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
được hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển
thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó
18
trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên một thị
trường mục tiêu xác định”. [13].
Như vậy, trên thực tế đang tồn tại nhiều quan niệm cụ thể, khác nhau
về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Song tựu chung lại, khi tiếp cận
năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, cần chú ý tới 4 vấn đề cơ bản sau:
Một là, trong điều kiện kinh tế thị trường, phải lấy nhu cầu của khách
hàng là chuẩn mực đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi lẽ, nhu cầu
của người tiêu dùng vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sản xuất, kinh
doanh. Cùng một loại sản phẩm nhưng các nhóm khách hàng khác nhau có
những nhu cầu khác nhau.
Hai là, yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh trong việc lôi kéo khách hàng
phải là khả năng của doanh nghiệp. Khả năng này chủ yếu được tạo thành từ
những yếu tố bên trong doanh nghiệp và được thể hiện ở uy tín của doanh
nghiệp.
Ba là, khi nói tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp luôn hàm ý so
sánh với doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh cùng hoạt động trên thị trường.
Muốn tạo nên sức cạnh tranh thực thụ, thực lực của doanh nghiệp phải tạo nên
lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Chính nhờ lợi thế này, doanh
nghiệp có thể giữ được khách hàng của mình và lôi kéo khách hàng của đối
thủ cạnh tranh. Ví dụ, muốn đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu
thị của Việt Nam, người viết sẽ chú trọng phân tích mối tương quan giữa các
siêu thị của Việt Nam với các siêu thị nước ngoài đặc biệt là chuỗi siêu thị
nước ngoài đang và sẽ hoạt động tại Việt Nam.
Bốn là, các biểu hiện của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối
quan hệ ràng buộc nhau. Một doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh khi nó có
khả năng thỏa mãn đầy đủ nhất tất cả những nhu cầu của khách hàng. Tuy
nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thỏa mãn được tất cả các điều kiện
này. Bởi vậy, việc đánh giá đúng đắn những mặt mạnh và mặt yếu của từng
doanh nghiệp có ý nghĩa trọng yếu tới việc tìm các giải pháp tăng sức mạnh