Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC SME DỆT MAY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.55 KB, 17 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC SME
DỆT MAY VIỆT NAM.
I.Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015,
định hướng đến năm 2020
Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về Chiến lược phát
triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2015.
1.Quan điểm phát triển
1.1 Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa nhằm tạo ra bước
nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt may Việt Nam tăng
trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành
Dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được
quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa được phát triển, cung cấp nguyên vật liệu vừa
thiếu, vừa không kịp thời.
1.2 Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu,
đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa.Tập trung phát triển các sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của
các sản phẩm trong ngành.
1.3 Phát triển ngành Dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế chuyển dịch lao
động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm mối trường vào các
Khu, Cụm công nghiệp tập trung tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh
nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động về vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị
trường thời trang Dệt May Việt Nam tại các đô thị và các thành phố lớn.
1.4 Đa dạng hóa các loại hình sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt may, huy
động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt May Việt Nam. Trong
đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực
mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm
1.5 Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của
ngành Dệt may Việt Nam; Trong đó chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ
kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm đào tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công
nhân lành nghề, chuyên sâu.
2. Mục tiêu.


2.1 Mục tiêu tổng quát
Phát triển ngành công nghiệp Dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp
trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong
nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế
vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008-
2010
Giai đoạn 2011-
2020
-tăng trưởng sản xuất hàng năm 16-18% 12-14%
-tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 20% 15%
Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm
2015, định hướng đến năm 2020 cụ thể như sau:
Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện
2006
Mục tiêu toàn ngành
2010 2015 2020
1. Doanh thu Triệu USD 7.800 14.800
2. Xuất khẩu Triệu USD 5.834 12.000
3. Sử dụng lao động Nghìn người 2.150 2.500
4. Tỷ lệ nội địa hóa % 32 50
5. Sản phẩm chính
- Bông xơ
- Xơ, sợi tổng hợp
- Sợi các loại
- Vải
- Sản phẩm may
1000 tấn
1000 tấn

1000 tấn
Triệu sản phẩm
Triệu m
2
Triệu sản phẩm
8
265
575
1212
20
120
350
1.000
1.800
40
210
500
1.500
2.850
60
300
650
2.000
4.000
3. Định hướng phát triển.
3.1 Đối với sản phẩm:
a) Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu để tận
dụng cơ hội thị trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất
và xuất khẩu hàng may mặc. Chú trọng công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm
may mặc có tính đặc biệt khá cao, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cho

các doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp
với yêu cầu hội nhập trong ngành Dệt May. Tăng nhanh sản lượng các sản phẩm Dệt
May, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
b) Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp, nguyên
phụ liệu và phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các doanh nghiệp
trong ngành.
c) Xây dựng chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu. Tập đoàn Dệt May Việt Nam
giữ vai trò nòng cốt thực hiện Chương trình này.
d) Xây dựng chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng
trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ của Việt Nam để cung
cấp cho ngành Dệt.
3.2 Đầu tư phát triển và sản xuất:
a) Đối với các doanh nghiệp may:
Từng bước di dời các cơ sở sản xuất về các địa phương có nguồn lao động nông
nghiệp và thuận lợi giao thông. Xây dựng các trung tâm thời trang, các đơn vị nghiên
cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và các thương mại tại
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn.
b) Đối với các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải:
Xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp chuyên ngành Dệt may có cơ sỏ hạ tầng đủ
điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo
quy định của Nhà nước. Thực hiện việc di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm
tại các Khu, Cụm công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết
tốt việc ô nhiễm môi trường.
c) Xây dựng các vùng chuyên canh bông có tưới tại các địa bàn có đủ điều kiện về
đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu nhằm nâng cao sản lượng và năng suất và chất lượng
bông xơ.
3. 3 Bảo vệ môi trường:
a) Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với chiến lược phát
triển ngành dệt may và các quy định về pháp lý môi trường.
b) Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai

xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp Dệt may có hệ thống xử lý nước thải tập trung,
đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời cơ sở áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO
14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000.
c) Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành Dệt may theo
hướng thân thiện với môi trường.
d) Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học về môi trường.
e) Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc
tế.
II.Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các SME Dệt may Việt
Nam.
1. Các nhóm giải pháp dành cho đối với các SMEs DMVN
1.1 Giải pháp về vốn.
1.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp SMEs DMVN.
SMEs DMVN xuất phát hầu hết từ các doanh nghiệp tư nhân do vậy vốn chủ
yếu chiếm tỷ lệ lớn và quan trọng trong doanh nghiệp là vốn tự có.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tự có của SMES DMVN sẽ giúp cho SMEs
DMVN có thể chủ động trong việc lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh, tự cân đối với
các nguồn lực và có thể có những điều chỉnh hợp lý đối với những biến động trên thị
trường. Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tự có là một việc cần thiết và quan
trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp.
Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tự có hiệu quả thì SMEs DMVN cần
phải lập ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách cụ thể hàng tháng, hàng quý,
hàng năm. Vốn tự có là một nguồn quan trọng và cơ bản nên chỉ sử dụng để đầu tư vào
những mục đích thiết thực như đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ, nhà xưởng,…Sau
mỗi kỳ kinh doanh SMEs DMVN cần phải có những cân đối kế toán về nguồn vốn tự
có hiện tại của mình để có những kế hoạch đầu tư cho những kỳ kinh doanh sau.
Để có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự có thì SMEs DMVN cần phải có đội
ngũ lãnh đạo có khả năng vạch định điều chính các kế hoạch sản xuất có khoa học. Bên
cạnh đó hệ thống kế toán của SMEs cần phải làm việc nghiêm túc, rõ ràng minh bạch
trong việc cân đối các nguồn vốn tự có.

1.1.2 Đa dạng hóa các hình thức sở hữu các SMEs DMVN.
Hiện nay, hình thức sở hữu vốn chủ yếu trong SMEs DMVN là sở hữu tư nhân
và ngoài ra còn có sở hữu nước ngoài và rất ít SMEs DMVN là thuộc sở hữu của Nhà
Nước. Chính vì vậy cần phải khuyến khích hơn nữa việc đa dạng hóa các hình thức sở
hữu trong SMEs DMVN thực hiện đúng theo các đường lối của Đảng và Nhà nước.
Việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu các doanh nghiệp sẽ tạo ra một khối
lượng lớn các doanh nghiệp trong một ngành. Với số lượng nhiều daonh nghiệp như
vậy sẽ tạo ra cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, có như vậy thì SMEs mới
thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng, liên tục cải tiến mẫu mã sản phẩm từ đó có thể
nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó sự đa dạng hóa các
hình thức sở hữu sẽ tạo ra một hệ thống SMEs trong ngành DM, có như vậy các SMEs
mới có thể giúp đỡ hỗ trợ với nhau về tất cả các phương diện để tạo điều kiên tốt cho
việc sản xuất của mình.
SMEs DMVN đa dạng hóa các hình thức sở hữu bằng cách huy động vốn trong
công nhân của mình thành lập nên các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu
hạn. Tại các địa phương đặc biệt là các làng nghề có truyền thống về ngành dệt hoặc
các làng nghề may có thể huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để có thể lập
nên các hợp tác xã có sản xuất các sản phẩm có liên quan đến ngành dệt may.
Trong quan điểm chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, đa dạng hóa các
hình thức sở hữu là một trong những ưu tiên hàng đầu. Do vậy, đối với ngành Dệt May
một ngành công nghiệp mũi nhọn thì việc đa dạng dạng hóa các hình thức sở hữu SMEs
chắc chắn sẽ nhận được sự hỗ trợ của của Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên
quan.
1.1.3 Kêu gọi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Dệt may Việt nam là một ngành công nghiệp truyền thống, ngành trọng điểm đối
với nền kinh tế hơn thế nữa Việt Nam có những điều kiện về thiên nhiên, khí hậu, xã
hội chính trị ổn thuận lợi cho việc đầu tư phát triển SMEs Dệt may. Thực tế, những
năm gần đây có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng các SMEs trong
ngành Dệt may điều đó đã chứng minh rằng SMEs DM thu hút rất nhiều nhà đầu tư
nước ngoài.

Việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng vào SMEs DM là một
việc hết sức có ý nghĩa đối với việc phát triển SMEs DM. Bởi vì, nhận được sự đầu tư
đó không đơn thuần chỉ là nhân được sự đầu tư về vốn mà còn học hỏi được về phương
thức quản lý, sản xuất kinh doanh, học hỏi được các công nghệ hiện đại, các tác phong
làm việc công nghiệp hiệu quả và chính xác.
SMEs DM có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có truyền thống đầu tư vào
các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam từ lâu vì họ đã hiểu rất rõ về môi trường
kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. SMEs DM cũng có thể thu hút các nhà đầu
tư nước ngoài tiềm năng mới thực hiện đầu tư vào Việt Nam, bởi họ sẽ lựa chọn các
ngành công nghiệp truyền thống mũi nhọn có thể mang lại lợi nhuận cao để đầu tư.
SMEs DMVN có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các phương thức như
hợp tác liên doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài
khác.
Để có thể thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, từ phía SMEs DM cần phải
có những nỗ lực cần thiết. Đó là nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể tạo ra thương
hiệu và sự uy tín đối với khách hàng. Cần phải tuân thủ đúng những tiêu chuẩn về chất
lượng, về mẫu mã, và về thời gian nếu như được yêu cầu từ phía các nhà đầu tư. Không
những thế cần phải được sự hỗ trợ tư phía nhà nước đó là tạo ra một môi trường đầu tư
hấp dẫn, hành lang pháp lý thông thoáng bằng việc ban hành các chính sách về thu hút
đầu tư nước ngoài.
1.2 Giải pháp về nguồn nguyên phụ vật liệu.
1.2.1 Tăng tỉ lệ nội địa hóa đối với nguyên liệu:
Nguyên phụ liệu là một đầu vào hết sức quan trọng đối với SMEs DMVN, đây là
yếu tố quyết định rất lớn đến năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN so với các SMEs
trong khu vực. Tuy nhiên bài toán của SMEs DMVN đó chính là phải nhập khẩu
nguyên phụ liệu rất lớn để sản xuất đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đẩy cao chi phí sản
xuất. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng với các điều kiện về khí hậu, đất đai, về các
vùng trồng nguyên liệu rộng lớn thì Việt Nam có đủ điểu kiện để sản xuất nguyên phụ
liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của ngành Dệt may Việt Nam.
Ngành Dệt may Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa sử dụng

nguyên phụ liệu vào năm 2010 là 50%. Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu này thì
SMEs DMVN nói riêng và ngành DMVN nói chung cần phải có những chiến lược kế
hoạch dài hạn đầu tư vào việc xây dựng để phát triển các vùng nguyên phụ liệu đáp
ứng nhu cầu sản xuất. Để có thể đầu tư phát triển các vùng nguyên phụ liệu thì các

×