Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

tiểu luận pháp luật kinh doanh quốc tế theo pháp luật anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.03 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG







TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

Giảng viên: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn

Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Lớp: Cao học QTKD 7B

STT

SBD

Họ và Tên

1

20

Nguyễn Hoàng Cường

2


22

Trần Việt Cường

3

23

Trần Hải Đăng

4

25

Ngô Quốc Đạt

5

35

Nguyễn Đức Duy

6

47

Vũ Ngọc Hải

7


49

Nguy
ễn Minh Hằng

8

57

Trần Hoàng Hậu

9

64

Trịnh Đình Hiếu

10

83

Đỗ Thái Hưng

11

95

Phạm Ngọc Khánh

12


100

Trần Đình Kiên

1
3

111

Nguy
ễn Nữ Khánh Ly

14

112

Đào Th
ị Khánh Ly

15

114

Nguy
ễn Thị Trịnh Mi
ên




Hà Nội, tháng 06/2011
Tiểu lu ận môn: Pháp luật kinh doanh quốc t ế Giả ng viên: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG THEO LUẬT ANH

1. Khái niệm hợp đồng:
Theo luật của Anh, hợp đồng là một cam kết hoặc thiết lập một cam kết trong đó có đưa ra một
biện pháp để được pháp luật công nhận như là một nhiệm vụ phải thực hiện.
Từ khái niệm trên chúng ta có thể thấy hợp đồng gồm 3 yếu tố.
- Một Cam kết
Trong bối cảnh luật pháp Anh, một tham chiếu đến một cam kết ở đây có thể gây hiểu nhầm.
Pháp luật hợp đồng của Anh không có hiệu lực cho một cam kết, một thỏa thuận không bắt buộc.
Trong thực tế, điều n ày chỉ đơn giản là một cách để phân biệt giữa hai loại cam kết, cam kết trở
thành hợp pháp khi gắn với trách nhiệm thực hiện.
- Một nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ các cam kết
Ở đây, nội dung hợp đồng tiếng Anh phân biệt giữa hợp đồng song phương và đơn phương. Một
hợp đồng song phương làm phát sinh n ghĩa vụ của cả hai bên. Như vậy trong một hợp đồng mua
bán, bên bán có nghĩa vụ chuyển giao đối tượng hàng hóa, dịch vụ ghi rõ trong hợp đồng cho người
mua, bên mua có nghĩa vụ ph ải thanh toán. Một hợp đồng đơn phương, ngược lại, làm phát sinh
nghĩa vụ ở chỉ một bên. Ví dụ, "tôi sẽ cho bạn 100 £ nếu bạn chạy marathon " đưa đến một nghĩa vụ
pháp lý nếu bạn chạy marathon, tôi phải có n ghĩa vụ trả cho bạn 100£, nhưn g bạn cũng có thể từ chối
không chạy.
- Một biện pháp khắc phục nếu vi phạm cam kết.
Vi phạm cam kết chính là phá vỡ hợp đồng. Khi đó phải chứng minh được các luận điểm:
 Hợp đồng hợp pháp.
 Nguyên đơn hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng của mình.
 Thực tế bị đơn đã vi phạm hợp đồng.
 Nguyên đơn bị thiệt hại.
Khi chứng minh được các điều trên, Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm khắc phục
hoặc bồi thường thiệt hại cho mình.

Ở Việt Nam, khái niệm hợp đồng được qui định tại Điều 388 BLDS năm 2005, theo đó hợp đồng
dân sự là thỏa thuận giữa các bên về việc xá c lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Đây là cách hiểu truyền thống về hợp đồng của các nước thuộc dòng họ pháp luật châu Âu lục địa,
do đó ta thấy quan niệm về hợp đồng của Anh và Việt Nam có khá nhiều điểm chung như sau:
- Có sự thỏa thuận (hoặc cam kết) giữa các bên tham gia quan hệ.
- Sự thỏa thuận (hoặc cam kết) của các bên làm phát sinh sự ràng buộc pháp lí (nghĩa vụ pháp lí).
2. Cơ sở pháp lý:
- Các công ước, n ghị định thư quốc tế:
 Công ước Rome
 Công ước Luxembourg
 Nghị định thư Brussels
Tiểu lu ận môn: Pháp luật kinh doanh quốc t ế Giả ng viên: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn

 Công ước Funchal
- Hệ thống các pháp điển, án lệ: là những bản án đã được tòa án tuyên trong quá khứ, được áp
dụng nh ư tiền lệ cho những vụ việc tương tự về sau.
3. Chủ thể của hợp đồng:
Chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế là một trong những đặc điểm để xác nhận tính quốc tế
của hợp đồng. “Tính quốc gia” của ph áp nhân hết sức ph ức tạp vì mỗi quốc gia lại có những qui định
khác nhau đối với chủ thể. Có 3 cách xác định “ tính quốc gia” của các pháp nh ân.
Đó là:
- Nơi đăng ký của ph áp nhân.
- Địa điểm thường trú của pháp nhân.
- “ Thuyểt giám sát”, theo đó “ tính quốc gia” của pháp nhân được xác định dựa trên cơ sở vốn của
chủ thể thuộc quốc gia nào ảnh hưởng đến sự giám sát hoạt động của pháp nhân
Luật của Anh, xác định theo cách thứ 2, trong khi đó luật của Pháp theo cách thứ 3 nên trong
trường hợp một công ty đăng ký thanh lập tại Pháp nhưng hoạt động thương mại thường x uyên tại
Anh thì trong trường hợp luật của Anh , quốc tịch của công ty trên là tại Anh còn luật của Pháp thì
quốc tịch là Pháp. Do đó cần ghi rõ luật áp dụng trên hợp đồng để tránh nhầm lẫn.
4. Hiệu lực của hợp đồng:

Theo điều 11 chương 36 luật hợp đồng Anh năm 1990, một hợp đồng sẽ bị coi là không hợp lệ
nếu chủ thể của hợp đồng đó khôn g đủ tư cách pháp nhân hoặc không có khả năng nhận thức tại thời
điểm kí kết hợp đồng hoặc do có sự nh ầm lẫn.
Điều 11 Luật Thương Mại Việt Nam cũng qui định: Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận
trong hoạt động thương m ại
a. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ
tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên tron g hoạt động thương mại.
Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.
b. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện
hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, n găn cản bên nào.
Một lần nữa chúng ta có thể thấy sự tương đồng trong luật Việt Nam và Luật Anh.
5. Đặc điểm luật hợp đồng của Anh:
Đề nghị giao kết hợp đồng bắt đầu có giá trị pháp lý kh i người được nhận đề nghị nhận được nó
nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Theo quy định của pháp luật Anh, đề nghị giao kết hợp đồng chỉ cho người được đề nghị khả
năng ký kết hợp đồng bằng cách chấp nhận nó, đồng thời cho phép bên đề nghị thay đổi, hủy ngang
hay thu hồi đề nghị thay đổi đề nghị giao kết hợp đồng trong mọi thời điểm mà không phải chịu
trách nhiệm ngay cả khi trong đề nghị giao kết hợp đồng có quy định thời hạn cho sự trả lời, ngoại
trừ các trường hợp tron g đề nghị giao kết hợp đồng có quy định nghĩa vụ đối khoản ( Consideration),
tức là người đề nghị nh ận nghĩa vụ không thay đổi, h ủy ngang hay thu hồi đề nghị giao kết hợp đồng
để đổi lấy một nghĩa vụ nào đó của bên kia.
Tiểu lu ận môn: Pháp luật kinh doanh quốc t ế Giả ng viên: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn

Nguyên nhân chủ yếu, theo đó pháp luật của Anh cho phép người đề nghị được tự do thay đổi,
hủy ngang hay thu hồi đề nghị giao kết hợp đồng, có gốc rễ từ học thuyết “Nghĩa vụ đối khoản”
(Con sideration). Học thuyết này là cơ sở để hình thành nguyên tắc cơ bản của luật hợp đồng Anh,
theo nguyên tắc này một đề nghị giao kết hợp đông không được thể hiện trong một văn bản đặc biệt
“Under seal” chỉ ràng buộc người đề nghị trong trường hợp, nếu người được đề nghị đã thực hiện
hay hứa sẽ thực hiện một nghĩa vụ nào đó vì lợi ích của người đề nghị.
6. Hình thức hợp đồng:

Theo luật Anh hợp đồn g m ua bán hàn g hóa có thể được ký kết bằng lời nói, văn bản, hành vi hay
bất kỳ hình thức nào khác do các bên tự do thỏa thuận. Nếu có yêu cầu bắt buộc bằng văn bản thì
phải theo các văn bản mẫu qui định.
Điều 24 Luật thương mại Việt Nam 2005 có qui định hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
- Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản ho ặc được xác lập bằng
hành vi cụ thể.
- Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản
thì phải tuân theo các quy định đó (ví dụ như hợp đồng thương mại quốc tế).

PHẦN II: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG LUẬT ANH

1. Phương thức giao kết hợp đồng:
Một hợp đồng có thể được giao kết bằng việc chấp nhận một đề nghị giao kết hoặc bằng hành vi
của các bên mà nó có thể bộc lộ đầy đủ nội dung của sự thoả thuận.
- Đề nghị giao kết và việc chấp nhận đề nghị giao kết:
Nền tảng của luật này là ý tưởng: chỉ cần sự thoả thuận giữa đôi bên là đủ để hình thành hợp
đồng. Khái niệm về đề nghị và ch ấp nhận đề nghị thường được dùng để xác dịnh xem hợp đồng đã
được giao kết hay chưa, và nếu có thì từ khi nào. Như đã được nêu tron g Điều 2.1 cũng như chương
này, Luật thương mại Anh coi những khái niệm về giao kết như là những công cụ phân tích thiết yếu
và tiên quyết trước khi phân tích nội dung hợp đồng.
- Những hành vi được coi nh ư thoả thuận:
Các hợp đồng thương mại, đặc biệt là những hợp đồng phức tạp, thường được giao kết sau các
cuộc đàm phán kéo dài, mà vẫn chưa xác định được khi nào m ột bên đưa ra đề nghị giao kết và khi
nào bên kia chấp nhận đề nghị giao kết. Trong nh ững trường hợp như vậy, có thể sẽ khó x ác định khi
nào thì đôi bên mới đạt được một thoả thuận hợp đồng. Theo Ðiều 2.1, một hợp đồng có thể được
giao kết, ngay cả khi thời điểm giao kết chưa được xác định rõ, miễn là hành vi của các bên biểu
hiện đầy đủ nội dung của thoả thuận. Ðể xác định liệu đã đủ các bằng chứng thể hiện ý chí của các
bên trong hợp đồng về việc giao kết hay chưa, hành vi của họ phải được giải thích theo những tiêu
chuẩn được quy định trong Ðiều 4.1.


Tiểu lu ận môn: Pháp luật kinh doanh quốc t ế Giả ng viên: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn

2. Đề nghị giao kết và rút lại đề nghị giao kết:
Một đề nghị được gọi là đề nghị giao kết nếu nó rõ ràng, đầy đủ và nêu rõ ý định của bên đưa ra
đề nghị mong m uốn bị ràng buộc bởi hợp đồng khi đề nghị giao kết được chấp nhận.

a. Tính xác thực của một đề nghị:
Vì một hợp đồng được giao kết bằng sự chấp nhận đề nghị giao kết, các điều khoản chủ yếu của
hợp đồng cần phải được xác định cụ thể ngay trong đề nghị giao kết. Việc liệu một đề nghị đưa ra có
thoả mãn được yê u cầu về tính xác định này hay không thể được mô tả bằng những từ chung chung.
Thậm chí những điều khoản thiết yếu như mô tả chi tiết về hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ cung cấp, giá cả
thanh toán, thời gian và địa điểm thực hiện hợp đồng, v.v có thể không được xác định trong đề
nghị mà vẫn không làm mất tính xác thực của lời đề nghị: mọi v iệc tuỳ thuộc v ào việc soạn thảo nội
dung đề nghị giao kết, và việc bên nhận đề nghị có chấp nhận kiểu đề nghị đó hay không, có m ong
muốn ràng buộc về hợp đồng không, và liệu những điều khoản chưa được đưa ra có thể được xác
định bằng việc giải thích ngôn ngữ của bản thoả thuận theo điều kho ản 4.1 et seq., ho ặc được bổ
sung theo điều khoản 4.8 và 5.2 hay khôn g.
Việc xác định có thể được bổ sung và giải thích bằng cách áp dụng tập quán hoặc các quy ước
giữa các bên (xem Điều 1.8), cũng như bằng cách áp dụng những điều khoản cụ thể trong Luật
thương mại Anh (ví dụ Điều 5.6 (xác định chất lượng của việc thực hiện), Điều 5.7 (xác định giá cả),
Điều 6.1.1 (thời gian thực hiện hợp đồng), Điều 6.1.6 (nơi thực hiện hợp đồng) và Điều 6.1.10 (đồng
tiền).

b. Mong muốn được ràng buộc:
Tiêu ch uẩn thứ hai để xác định xem một bên đã thực sự đề nghị giao kết hợp đồng hay chỉ mở
đầu các cuộc đàm phán, là ý chí của các bên mong muốn được hợp đồng ràng buộc. Vì ý chí này ít
khi được tuyên bố rõ ràng, nó thườn g phải được xác định khi xảy ra tranh chấp tron g từng trường
hợp cụ thể. Cách thức bên đề nghị trình bày một đề nghị (ví dụ bằng cách định nghĩa rằng văn bản
của họ là " bản đề nghị giao kết" hoặc chỉ là "lời mời thảo luận") trước tiên cho ta biết về ý muốn của
bản đề nghị, dù không phải đã là cách hiểu đúng.

Điều quan trọng hơn nhiều là nội dung và địa chỉ của bên nhận đề nghị. Nói chung, các văn bản
này càng chi tiết, thì càng có khả năng được xem là một bản đề nghị giao k ết hợp đồng. Một văn bản
được gửi đến một người thì có khả năng được hiểu như là một bản đề nghị giao kết hợp đồng hơn là
lời mời thảo luận (n ếu văn bản đó được gửi cho nhiều người).

c. Thời điểm đề nghị có hiệu lực:
Khoản (1) của Điều 2.3, được ghi rõ trong Điều 15 CISG, cho rằng một bản đề nghị trở thành có
hiệu lực ràng buộc đối với bên đề nghị chỉ khi nó đến được bên nhận đề nghị (xem Điều 1.9(2)). Về
việc xác định xem đề nghị "truyền đạt đến" bên nhận đề nghị hay chưa, xin xem trong Điều 1.9(3). ở
đây có thể thấy việc xác định thời điểm đề nghị giao kết có hiệu lực là quan trọng vì đó là thời điểm
Tiểu lu ận môn: Pháp luật kinh doanh quốc t ế Giả ng viên: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn

mà bên nhận đề nghị có thể chấp nhận lời đề nghị, do vậy ràng buộc người đưa ra đề nghị về hợp
đồng sẽ định giao kết.

d. Rút lại một đề nghị:
Tuy nhiên, có một lý do nữa là trên thực tế việc xác định thời điểm bản đề nghị bắt đầu có hiệu
lực là rất quan trọng. Cho đến thời điểm đó, bên đề nghị có quyền đổi ý và quyết định không tham
gia giao kết hợp đồng nữa, hoặc đổi lại đề nghị cũ bằng một đề nghị mới khác, bất kể là bản đề nghị
ban đầu đã bị thu hồi lại hay chưa. Chỉ cần người nhận đề nghị phải được thông báo về sự thay đổi ý
định của n gười đưa ra đề nghị, trước hoặc vào đúng thời điểm mà bên nh ận đề nghị nhận được đề
nghị ban đầu. Khoản (2) của Điều này nêu rõ sự khác biệt giữa việc "rút lại" và "h uỷ bỏ" một bản đề
nghị: trước khi bản đề nghị này bắt đầu có h iệu lực, nó luôn có thể được rút lại, bất kể trong đề nghị
cũ có ghi là bản đề nghị này có thể huỷ bỏ được hay không (xem Điều 2.4).

- Các đề nghị có thể bị huỷ bỏ trên nguyên tắc:
Khoản (1) của Điều 2.4, được ghi rõ trong Điều 16 CISG, quy định rằng các đề nghị được phép
huỷ bỏ cho đến khi hợp đồng được giao kết. Tuy nhiên, cũng Khoản (1) này người ta quy định việc
huỷ bỏ một đề nghị có thể được thực hiện khi bên nhận đề nghị vẫn chưa tuyên bố chấp nhận đề
nghị. Nghĩa là kể cả khi một đề nghị bằng văn bản được chấp nhận bằng miệng, hoặc khi người nhận

thực hiện theo đề nghị mà chưa thông báo cho người đưa ra đề nghị (xem Điều 2.6(3)), thì bên đề
nghị vẫn có quyền huỷ bỏ đề nghị cho đến trước thời điểm giao kết hợp đồng.
Khi một bên đề nghị được chấp nhận bằng văn bản, thì hợp đồng được giao kết từ khi lời chấp
nhận đề nghị được truyền đạt đến người đưa ra đề nghị đó (xem Điều 2.6(2)). Tuy nh iên, quyền của
bên đề nghị về việc yêu cầu huỷ bỏ đề nghị sẽ chấm dứt sớm hơn, n ghĩa là khi bên nhận đề nghị gửi
lời chấp nhận đề nghị. Các giải quyết ngược lại như vậy có thể gây nhiều bất tiện cho bên nhận đề
nghị vì bên này không phải lúc nào cũng biết được liệu đề nghị đã bị huỷ bỏ hay chưa. Do đó, trong
một số trường h ợp nên theo cách giải quyết của các nước theo hệ thống luật dân sự, có nghĩa là phải
thu hẹp thời gian được quyền rút lại đề nghị của bên đề xuất.

- Các đề nghị không thể huỷ bỏ:
Khoản (2) trình bày hai ngoại lệ của nguyên tắc một đề nghị có thể được huỷ bỏ, đó là: (i) khi đề
nghị có ghi rõ rằng nó không thể huỷ bỏ và (ii) khi bên nhận đề nghị có một lý do chính đáng để coi
đề nghị đó là không thể huỷ bỏ và đã thực hiện theo đề nghị.
 Trong bản đề nghị ghi rõ không thể huỷ bỏ
Việc ghi rõ rằng đề nghị không thể huỷ bỏ có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nh au,
cách rõ ràng và trực tiếp nhất là ghi thẳng vào bản đề nghị (ví dụ "đây là bản chào hàng có giá cố
định"; "chúng tôi sẽ giữ nguyên đề nghị này cho đến khi chúng tôi nhận được trả lời của quý ngài").
Tuy vậy, cũng có thể đơn giản là bên nhận đề nghị chứng minh rằng mình đã h ành động đúng kh i
Tiểu lu ận môn: Pháp luật kinh doanh quốc t ế Giả ng viên: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn

cho rằng đề nghị này khôn g thể huỷ bỏ, bằng cách v iện dẫn những điều khoản khác, hoặc bằng hành
vi của bên đề nghị.
Việc ghi rõ thời hạn chấp nhận đề nghị cố định có thể, t uy khôn g nhất thiết, gián tiếp ngụ ý nó là
một đề nghị không thể huỷ bỏ. Lời giải đáp sẽ được tìm thấy trong mỗi trường hợp thông qua việc
giải thích đúng các điều khoản của đề nghị theo nh ững tiêu ch uẩn khác nhau được trình bày trong
phần những quy tắc chung về giải thích hợp đồng của Chương 4.
Nói chung, nếu luật áp dụng quy định rằng: một đề nghị là không thể bị huỷ bỏ khi bên đề nghị
giới hạn thời hạn chấp nhận hợp đồn g, thì việc đưa ra một thời hạn cố định nh ư vậy là có ý nghĩa là
bên đề nghị đưa ra một đề nghị không thể huỷ bỏ. Mặt khác, nếu như luật áp dụng quy định rằng:

việc ấn định thời hạn chấp nhận hợp đồng không đủ để coi một đề nghị là đề nghị không thể huỷ bỏ,
thì phải tuân theo quy định trên.

 Sự tin tưởng đề nghị không thể huỷ bỏ
Một ngoại lệ thứ hai trong các quy tắc chung liên quan đến việc huỷ bỏ một đề nghị, nghĩa là kh i
"việc n gười nhận có căn cứ để x em đề nghị là một đề nghị không thể huỷ bỏ", và khi "người nhận
thực hiện đề nghị này do tin tưởng nó là một đề nghị không thể huỷ bỏ". Thực chất là sự áp dụng của
nguyên tắc chung về thiện chí và trung thực được trình bày trong Điều 1.7.
Việc tin tưởng của bên nhận đề nghị có thể xuất phát từ hành vi của bên đề nghị ho ặc do tính
chất của lời đề nghị đó (ví dụ một đề nghị mà việc chấp nhận yêu cầu n gười nhận đó phải được điều
tra rộng lớn và tốn kém trong khi chờ đợi giao kết hợp đồng hoặc một đề nghị cho phép bên nhận đề
nghị lập một đềnghị kh ác gửi cho bên thứ ba).
Hành vi mà bên nhận đề nghị thực hiện trong khi tin tưởng và h iệu lực lời đề nghị có thể bao
gồm việc chuẩn bị sản x uất, mua thuê thiết bị hoặc nguyên vật liệu, chi trả các chi phí phát sinh,
v.v miễn là những hành vi này thường có trong các lĩnh vực thương mại có liên quan, hoặc được
bên đề nghị biết hoặc dự liệu trước.

3. Từ chối và chấp nhận giao kết:
a. Từ chối giao kết
Đề nghị giao kết bị từ chối khi bên giao kết nhận được sự từ chối của b ên được đề nghị.
- Việc từ chối lời đề nghị có thể được nêu rõ hoặc ngầm hiểu
Một đề nghị có thể bị từ chối bằng việc ghi rõ hoặc ngầm hiểu. Thông thường việc ngầm hiểu từ
chối đề nghị có thể được thể hiện bằng cách gửi lời chấp nhận, nhưng kèm theo những điều kiện,
những yêu cầu và những sửa đổi bổ sung khác (x em Điều 2.11(1)).
Khi các bên không nêu rõ việc từ chối phải được thực hiện bằng văn bản hay bằng hành vi, thì
bên nhận đề nghị cần phải giải thích với bên đề nghị rằng họ không có ý định chấp nhận đề nghị này.
Câu trả lời của bên nhận đề nghị có thể chỉ thể hiện bằng cách hỏi về một khả năng khác để giải
quyết vấn đề (ví dụ "Liệu có cách nào giảm giá hơn nữa không?", hoặc "Liệu n gài có thể gửi hàng
đến sớm hơn vài ngày không?") vốn khôn g thể được tạm coi là chấp nhận đề nghị.
Tiểu lu ận môn: Pháp luật kinh doanh quốc t ế Giả ng viên: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn


Việc từ chối lời đề nghị sẽ làm chấm dứt mọi lời đề nghị, bất kể lời đề nghị đó có thể được huỷ
bỏ hay không theo Điều 2.4.
- Việc từ chối đề ngh ị chỉ là một trong những nguyên nhân chấm dứt một đề nghị
Việc từ chối đề nghị của bên nhận đề nghị chỉ là một nguyên nh ân chấm dứt một đề nghị. Những
trường hợp khác sẽ được giải thích thêm trong Điều 2.4(1) và 2.7.

b. Chấp nhận giao kết:
- Lời nói, văn bản hoặc các hành vi cụ thể của bên được nhận đề nghị nói lên sự đồng ý lời đề nghị
giao kết, do đó được coi là chấp nhận giao kết. Im lặng hay bất tác vi tự bản thân nó không nói
lên sự chấp nhận đề nghị.
- Hợp đồng có hiệu lực khi bên đề nghị giao kết nhận được sự chấp thuận lời đề nghị giao kết.
- Mặc dù vậy, nếu lời đề nghị giao kết hay quy ước đã được xác lập giữa đôi bên hoặc theo tập
quán có quy định khác, bên nhận đề nghị có thể bày tỏ sự chấp nhận bằng việc thực hiện một
công việc mà không cần phải thông báo cho bên đề nghị giao kết biết, sự chấp nhận có hiệu lực
khi công việc đó được thực hiện.
Để chấp nhận một đề nghị, bên nhận đề nghị phải bằng cách nào đó "chấp nhận" đề nghị đó.Việc
xác nhận rằng đã nhận được đề nghị, hoặc bày tỏ sự quan tâm đến đề nghị khôn g có nghĩa là chấp
nhận nó. Hơn nữa, việc chấp nhận phải vô điều kiện, nghĩa là nó không phụ thuộc vào một vài bước
tiếp theo mà người đưa ra đề nghị phải thực hiện (ví dụ "lời chấp nhận của ch úng tôi còn tuỳ thuộc
vào việc chấp nhận cuối cùng của các ngài") hoặc người nhận phải thực hiện (ví dụ "Chúng tôi chấp
nhận dưới đây các điều khoản của hợp đồng như đã ghi tron g văn bản thoả thuận của ngài và sẽ chịu
trách nhiệm nộp bản hợp đồng này đến một hội đồng quản trị của chúng tôi để xin chấp nhận trong
vòng hai tuần tới"). Sau cùng, lời chấp nhận không được đưa thêm những yêu cầu khácvới những
điều khoản của đề nghị hoặc ít nhất không được làm thay đổi đến nội dung của những điều khoản đó
(xem Điều 2.11).
Nếu lời đề nghị không có yêu cầu gì về cách thức chấp nhận, việc chấp nhận có thể được thực
hiện bằng cách trình bày rõ ràng trong một câu văn hoặc bằng hành vi của bên nhận đề nghị. Khoản
(1) của Điều 2.6 không nêu cụ thể những cách thức xử sự của người nhận, bao gồm những hành vi
liên quan đến việc thực hiện h ợp đồn g, ví dụ: thanh toán trước về giá cả hàng hoá, chuyến hàng hoặc

bắt đầu xây cất, v.v
Từ luận điểm " bản thân sự im lặng hoặc bất tác vi khôn g phải là sự chấp nhận", Khoản (1) đã chỉ
rõ rằng trên nguyên tắc không được phép giải thích sự im lặng hoặc bất tác vi của bên nhận đềnghị là
sự chấp nhận đề nghị. Tất nhiên câu trả lời sẽ khác nếu các bên thoả thuận rằn g im lặng được xem là
chấp nhận, hoặc nếu như đã hình thành quy ước hoặc tập quán giữa các bên cho rằng im lặng nghĩa
là chấp nhận. Tuy nhiên, không khi nào người đưa ra đề nghị được phép nêu trong đề nghị rằng đề
nghị này sẽ được coi là chấp nhận nếu bên nhận đề nghị không trả lời. Vì bên đề nghị được quyền
chủ động trong việc giao kết hợp đồng, bên nhận đề nghị không những được tự do ch ấp nhận hoặc từ
chối đề nghị, mà còn có quyền bỏ qua không để ý đến đề nghị này
Tiểu lu ận môn: Pháp luật kinh doanh quốc t ế Giả ng viên: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn


4. Thời điểm có hiệu lực của sự "chấp nhận":
Theo Khoản (2), sự chấp nhận có hiệu lực kể từ lúc nó được chuyển đến bên đề nghị (xem Điều
1.9(2)). Về định n ghĩa "truyền đạt đến" xem trong Điều 1.9(3). ở đây việc áp dụng nguyên tắc
"nhận" thích hợp hơn nguyên tắc "gửi" là vì r ủi ro về việc truyền đạt thông tin thường xảy ra đối với
người nhận hơn là người đưa ra đề nghị, vì vậy, người đưa ra đề nghị có quyền lựa chọn phương
pháp truyền đạt và phải biết rằng việc lựa chọn phương pháp truyền đạt của mình có thể có những rủi
ro hoặc chậm trễ nào, và anh ta là người có khả năng nhất bảo đảm cho việc truyền đạt thông tin đến
nơi nhận.
Trên nguyên tắc, việc chấp nhận bằng hành vi chỉ có hiệu lực khi người chấp nhận thông báo cho
người đề nghị. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc thông báo chỉ cần thiết trong những trường hợp mà bản
thân hành vi không chứng tỏ việc chấp nhận với người đề nghị sau một thời hạn hợp lý.Trong
một số trường hợp chỉ cần hành vi cũng đủ để chứng minh cho lời chấp nhận hợp đồng, ví dụ như
khi tiến hành thanh toán giá tiền mua hàn g, thì việc thông báo của Ngân hàng về việc chuyển tiền
thanh toán cho bên đề nghị; cũng như khi vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng khôn g hoặc bằng
các phương tiện vận tải khác, thì việc thôn g báo của người vận chuyển về chuyến hang được chuyển
đến cho bên đề nghị là đủ để nói lên sự chấp nhận hợp đồng của bên nhận được đề nghị.
Một ngoại lệ về nguyên tắc chung trong Khoản (2) được ghi rõ trong Khoản (3), nghĩa là kh i
"theo yêu cầu của bên đề nghị hoặc do nhữn g quy ước giữa hai bên hoặc theo tập quán, bên nhận đề

nghị có thể chấp nhận đề nghị bằng việc tiến h ành thực h iện mà không cần thông báo cho bên đề
nghị". Tron g nhữn g trường hợp như vậy, việc chấp nhận được xem như có hiệu lực vào thời điểm
công việc được thực hiện, bất luận bên đề nghị có nhận được thông báo ngay lúc đó hay chưa.
Sự chấp nhận đề nghị cần phải được tiến hành trong thời hạn bên đề nghị ấn định, nếu thời hạn
này không được ấn định, đề nghị giao kết phải được chấp nhận trong khoảng thời gian hợp lý tuỳ
từng trường hợp, có xem xét đến tốc độ truyền tin mà bên đề nghị dùng. Đề nghị giao kết bằng
miệng phải được chấp nhận ngay, trừ khi hoàn cảnh có yêu cầu khác.
Về thời hạn chấp nhận đề nghị, Điều 2.7 tương ứng với Khoản (2) của Điều 18 CISG, theo đó có
sự phân biệt giữa đề nghị bằng miệng và bằng văn bản. Đề nghị bằng miệng cần phải được chấp
nhận ngay lập tức khi hoàn cảnh có những yêu cầu khác. Đối với đề nghị bằng văn bản, điều này
hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc đề nghị đó có ấn định một thời hạn cho việc chấp nhận h ay không: nếu
có, đề nghị cần được chấp nhận trong thời hạn đó, n ếu khôn g thì sự chấp nhận phải được truyền đạt
đến bên đề nghị "trong một thời hạn hợp lý tuỳ từng trường hợp, có xét đến tốc độ thong tin giao
dịch mà bên đề nghị dùng".
Cần lưu ý rằng các quy định được trình bày trong Điều 2.7 cũng áp dụng cho trường hợp của
Điều 2.6(3), khi bên nhận đề nghị có thể chấp nhận bằng cách tiến hành thực hiện mà không cần
thông báo cho người đưa ra đề n ghị: trong những trường hợp đó, hành vi thực hiện cần phải được
tiến hành trong thời hạn được bên đề nghị ấn định trước. Để xác định thời điểm bắt đầu thời hạn do
Tiểu lu ận môn: Pháp luật kinh doanh quốc t ế Giả ng viên: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn

bên đề nghị đặt ra cho v iệc thực hiện, và tính toán những ngày nghỉ lễ có trong thời hạn đó, xem
Điều 2.8; cũng như trường hợp chấp nhận trễ hoặc chậm trễ trong việc truyền tin, xem Điều 2.9.

- Chấp nhận đề nghị trong thời hạn quy định
 Đối với điện báo hoặc thư từ, thời hạn quy định cho sự chấp nhận được tính từ khibức điện
báo được yêu cầu gửi đi hoặc ngày gửi thư hoặc, nếu trong đó không có n gày gửithư, thì là n gày
ghi trên dấu bưu điện. Đối với các phương tiện trực tiếp trao đổi thông tin,thời gian quy định
được tính từ lúc bên được đề nghị nhận đề nghị giao kết.
 Số n gày lễ hoặc ngày không giao dịch trong thời hạn quy định cũng được tính vào khoảng
thời hạn này. Tuy vậy, nếu thông báo ch ấp nhận không đến được bên đề nghị trong ngày cuối

cùng của thời hạn quy định do ngày này trùng vào n gày lễ hoặc ngày không làm việc tại nơi kinh
doanh của người nhận, thời hạn giao kết sẽ được kéo dài đến ngày giao dịch đầu tiên tiếp theo
ngày lễ hoặc ngày không làm việc đó.
Bên đề nghị có thể đặt ra một thời hạn để bên nhận đề nghị chấp nhận đề nghị này. Nếu như
điều này được thực hiện bằng việc quy định một ngày cụ thể (ví dụ "Trường hợp n gài định chấp
nhận đề nghị của tôi, xin vui lòng cho chúng tôi hoặc trước ngày 1 tháng 3"), thì sẽ không có vấn đề
gì.
Mặt khác, nếu bên đề nghị chỉ nêu lên một thời hạn (ví dụ "Ngài có 10 ngày để chấp nhận đềnghị
này"), thì sẽ nảy sinh vấn đề là khi nào thì thời hạn này bắt đầu được tính, cũng như có tínhcủa
những ngày lễ trong thời hạn này không, cũng như khi nào là ngày hết hạn. Điều 2.8, tươngứng với
điều 20 của CISG, đã trả lời cho hai trường hợp trên khi đề nghị không nêu lên chi tiết gì khác.

- Chấp nhận chậm trễ trong việc truyền tin
 Sự chấp nhận những thông tin chậm trễ vẫn có hậu quả pháp lý như sự chấp nhận những
thông tin đúng hạn, nếu như bên đề nghị không thông báo n gay lập tức cho bên được đề nghị về
việc này.
 Nếu một lá thư hoặc một văn bản khác cho hay sự chấp nhận được chuyển đến bên đề nghị
chậm trễ là do lỗi của việc ch uyển tin, sự chấp nhận chậm trễ đó vẫn được coi như có hiệu lực,
trừ khi bên đề nghị thông báo không chậm trễ cho bên được đề nghị rằng lời đề nghị giao kết đã
hết hiệu lực vào thời điểm nhận được sự chấp nhận.
 Chấp nhận chậm trễ thường không có hiệu lực.
Theo như điều kiện trình bày trong Điều 2.7 để một chấp nhận có hiệu lực, thì nó cần được
truyền đạt đến bên đề nghị trong thời h ạn do bên đề nghị đặt ra, nếu không có quy định gì về thời
gian, thì phải trong một thời hạn hợp lý. Nghĩa là về nguyên tắc thì sự chấp nhận được truyền đạt đến
bên đề nghị trễ hạn thì sẽ không có hiệu lực và có thể bị bên đề nghị không xem xét.
 Bên đề nghị tuy nhiên có thể "đồng ý" sự chậm trễ
Khoản (1) của Điều 2.9, tương ứng với Điều 21 của CISG, quy định rằng bên đề nghị vẫn có thể
xem xét những chấp nhận đến trễ và coi chúng như là những chấp nhận đến đúng hạn và do vậy còn
Tiểu lu ận môn: Pháp luật kinh doanh quốc t ế Giả ng viên: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn


hiệu lực, miễn là "bên đề nghị thông báo ngay lập tức cho bên được đề nghị về việc này". Nếu như
bên đề nghị tuân theo các quy định của điều này, thì hợp đồng vẫn được coi là giao kết khi lời chấp
nhận đề nghị được truyền đạt đến bên đề nghị, chứ không phải khi bên đề nghị thông báo cho người
chấp nhận là anh ta có ý định coi sự chấp nhận ch ậm trễ này vẫn còn hiệu lực.
 Chậm trễ trong quá trình truyền tin
Khi chấp nhận đến trễ do bên nhận đề nghị gửi trễ, đương nhiên chấp nhận này sẽ không có hiệu
lực, trừ khi bên đề nghị có quy định khác. Nếu bên nhận đề nghị đã trả lời đúng hạn, mà lời chấp
nhận được truyền đến bên đề nghị trễ do có trục trặc xảy ra trong quá trình truyền tin, thì tình huống
sẽ khác. Trong trường hợp nh ư vậy, bên nhận đề nghị có quyền tin rằng sự chấp nhận của mình đã
đến đúng hạn và có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị phản đối ngay lập tức khi nhận được chấp
nhận đó. Điều kiện duy nhất được nêu trong Khoản (2) là các văn bản hoặc thư từ vềviệc chấp nhận
phải chứng minh được rằng nó đã được gửi đi đúng hạn và bên đề nghị đã nhận được chấp nhận
trong thời hạn quy định nếu không có trục trặc gì xảy ra tron g quá trình truyền tin.

- Sửa đổi lời chấp nhận
 Khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết nhưng kèm theo các điều kiện mới
hoặc nh ững điều khoản bổ sung, hạn chế và sửa đổi, nó sẽ được coi nh ư là sự từ chối đề nghị và
là một đề nghị mới.
 Dù vậy, nếu các điều kiện mới hoặc những hạn chế và sửa đổi nói trên không ảnh hưởng
nhiều đến các điều khoản trong đề nghị giao kết, sự trả lời nói trên được xem là sự chấp nhận, trừ
khi bên đề nghị bác bỏ không chậm trễ sự thay đổi này. Nếu bên đề nghị không phản đối, các
điều khoản trong đề nghị giao kết và những sửa đổi bổ sung trong lời ch ấp nhận.
 Một chấp nhận với những sửa đổi được xem là m ột đề nghị giao kết mới
Trong các giao dịch thương mại, thường xảy ra trường hợp bên nhận đề nghị, khi thông báo với
bên đề nghị ý định chấp nhận đề nghị của mình ("chấp nhận đơn đặt hàng"), thường yêu cầu thêm
một vài điều khoản khác với những điều khoản đã có trong đề nghị. Khoản (1) của Điều 2.11 quy
định rằng những chấp nhận như vậy về nguyên tắc được xem như là sự từ chối lời đề nghị và đưa
đến việc hình thành một đề nghị giao kết mới của bên nhận đề nghị, mà bên đề nghị có thể hay
không thể chấp nhận bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp, n ghĩa là bằng việc thực hiện.
 Những sửa đổi không làm biến đổi nội dung của sự chấp nhận

Trên nguyên tắc chấp nhận phải là tấm gương phản chiếu về nội dung của đề nghị, vì vậy một sự
thay đổi nhỏ giữa đề nghị và chấp nhận cũng có thể làm cho mỗi bên đặt nghi vấn về sự tồn tại của
hợp đồng. Để tránh trường hợp một bên viện cớ để yêu cầu vô h iệu hợp đồng chỉ vì có sự khác nhau
giữa đề nghị và chấp nhận, khi các điều kiện trên thị trường thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho
họ, Khoản (2) quy định một trường hợp ngoại lệ được trình bày trong Khoản (1) rằng nếu những
điều khoản bổ sung hoặc sửa đổi nằm trong lời chủ nghĩa không làm thay đổi "đáng kể" các điều
khoản trong đề nghị, thì hợp đồn g vẫn được giao kết với những sửa đổi nhỏ đó, trừ khi bên đề nghị
từ chối nó ngay khi nhận được thư chấp nhận.
Tiểu lu ận môn: Pháp luật kinh doanh quốc t ế Giả ng viên: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn

Việc xác định xem thay đổi có được coi là "đáng kể"5 hay không không thể được xác định một
cách trừu tượng, mà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng trườn g hợp. Thông thường những điều
khoản bổ sung hoặc thay đổi về giá cả và ph ương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn thực hiện
nghĩa vụ thực hiện một công việc, quy định trách nhiệm của một bên đối với bên kia hoặc việc giải
quyết tranh chấp, được coi là những thay đổi "đáng kể" của đề nghị. Một yếu tố quan trọng khác cần
được xem xét là những điều khoản bổ sung hoặc thay đổi này có thường được sử dụng trong lĩnh vực
thương mại có liên quan hay khôn g, và nó có gây bất ngờ cho bên đề nghị hay không.

5. Văn bản xác nhận:
Nếu văn bản nhằm xác nhận lại hợp đồng, bao gồm một vài điều khoản bổ sung, đượcgửi đi
trong m ột thời hạn hợp lý sau kh i giao kết hợp đồng, thì các điều khoản gh i trong vănbản sẽ trở
thành m ột phần của hợp đồng, trừ trường hợp nội dung của văn bản xác nhận lạihợp đồng làm thay
đổi "đáng kể" nội dung của hợp đồng đã được giao kết hoặc người nhận phản đối không chậm trễ.

- Xác nhận bằng văn bản
Điều 2.12 này được áp dụng khi một hợp đồng đã được giao kết hoặc bằng miệng hoặc bằng văn
bản tron g giới hạn các điều khoản chủ yếu mà hai bên đã thoả thuận, sau đó một bên gửi cho bên kia
một văn bản xác nhận những gì đã được thoả thuận cho đến lúc đó, nhưng kèm them những điều
khoản mới hoặc kh ác v ới những điều khoản mà hai bên đã thoả thuận trước. Về lý thuyết thì trường
hợp này khác hẳn với trường hợp được đề cập đến ở Điều 2.11, kh i một hợp đồng chưa được giao

kết và những điều khoản bổ sung được ghi trong bản chấp nhận của bên nhận đềnghị.
Tuy vậy, trên thực tế, rất khó hoặc không thể phân biệt được sự khác nhau giữa hai trường hợp.
Vì thế, việc xác nhận lại cần phải được giải quyết tương tự như trường hợp đã được quy định trong
Điều 2.11. Tuy nhiên, điều khoản này cũng chỉ được áp dụng đối v ới những điều khoản sửa đổi được
xác nhận lại bằng văn bản. Nói cách khác, tương tự như những sửa đổi có trong văn bản xác nhận
đơn đặt hàng, những điều khoản mới được bổ sung hoặc khác với những điều khoản mà trước đây
hai bên đã thoả thuận, được xác nhận lại bằng văn bản, sẽ trở thành một phần của h ợp đồng, nếu như
những điều khoản này không thay đổi "đáng kể" so với thoả thuận và bên nhận văn bản khôn g phản
đối chúng ngay lập tức.
Tương tự như trường hợp xác nhận bằng văn bản, vấn đề xem xét việc thay đổi hay bổ sung
những điều kho ản mới có làm thay đổi "đáng kể" đến những điều khoản mà trước đây hai bên đã
thoả thuận hay không phải được giải đáp dựa trên từng trường hợp cụ thể. Mặt khác, điều khoản này
đương nhiên không áp dụng cho những trường hợp khi một bên gửi văn bản xác nhận và yêu cầu bên
kia gửi lại cho họ một bản và ký xác nhận là đã chấp nhận. Trong những trường hợp như vậy, bất kể
văn bản có những sửa đổi gì, và những sửa đổi này có làm thay đổi "đáng kể" hay không, thì trong
bất kỳ trường hợp nào văn bản cũng cần được sự chấp nhận của bên nhận văn bản trước khi nó trở
thành một hợp đồng.

Tiểu lu ận môn: Pháp luật kinh doanh quốc t ế Giả ng viên: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn

- Xác nhận bằng văn bản được gửi trong m ột thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng
Trên nguyên tắc, sự im lặng của người nhận văn bản sẽ được xem là chấp nhận nội dung của văn
bản xác nhận, bao gồm bất kỳ những sửa đổi "khôn g đáng kể" nào về những điều khoản trước đây
hai bên đã thoả thuận, nếu như văn bản này được gửi "trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp
đồng". Tuy vậy cũng có trường hợp sau một thời gian hợp lý kể từ khi được gửi, văn bản đó sẽ tự
động mất giá trị, và do vậy sự im lặng của người nhận không thể được giải thích là chấp nhận nội
dung hợp đồng.

- Hoá đơn
Theo Điều 2.12, "xác nhận bằng văn bản" được hiểu theo nghĩa rộng, có nghĩa là bao gồm cả

trường hợp khi một bên sử dụng hoá đơn hoặc các văn bản tương tự liên quan đến việc thực hiện cụ
thể các điều kiện của hợp đồng bằn g miệng hoặc bằng thư từ trao đổi không ch ính thức, với điều
kiện là việc sử dụng như v ậy phải trở thành tập quán trong lĩnh vực thương mại hoặc tại các nước có
liên quan.

PHẦN III: NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG THEO LUẬT ANH

1. Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng:
Theo luật pháp Anh, các bên tham gia hợp đồng có thể kí kết một số loại cam kết với nhau.
Những nghĩa vụ này thay đổi từ nghĩa vụ tuyệt đối (tức là một bên "sẽ" hay "phải" làm điều gì đó)
với nghĩa vụ lỏng hơn, hoặc chặt hơn ("Nếu có thể, hoặc nếu có thể"). Tuy nhiên, có một tiểu tập hợp
các cam kết, cụ thể là "nỗ lực mức cao nh ất", nỗ lực tron g phạm vi", và " nỗ lực toàn phần" được gọi
chung là nghĩa vụ. Những thuật ngữ này được dùng rộng rãi nh ưng thường bị hiểu lầm.
Các vị trí hiện tại theo luật pháp Anh có thể được tóm tắt như sau:
- Nỗ lực trong phạm vi
Đây là tiêu chuẩn thấp nhất, và yêu cầu lấy một hành động để đáp ứng các nghĩa vụ, vì nó không
gây ra bất lợi hoặc chi phí bổ sung cho các bên tham gia vào hợp đồng. Các tòa án sẽ cho phép cân
nhắc thương mại để đưa vào các hạng mục, v à sẽ áp dụng thử nghiệm khách quan - những việc một
người bình thường có thể làm trong hoàn cảnh tương tự - khi quyết định nghĩa vụ đã được đáp ứng
hay chưa.
Ví dụ, n ếu bạn đồng ý sử dụng điều khoản nỗ lực trong phạm vi để cung cấp hàng hóa trong một
ngày c ụ thể, bạn thường gửi các hạng m ục của hàng hóa, và nếu có một cuộc đình công bưu chính,
trong trường hợp này sẽ là hợp lý để có thể cho rằng bạn đã hết nghĩa vụ của mình. Trường hợp
ngoại lệ là khi mà trong các hợp đồng có xác định các bước tạo nên những nỗ lực tron g phạm vi,
trong trường hợp này, tòa án sẽ cho rằng các bước đã nêu trong hợp đồng phải được thực hiện, ngay
cả khi chúng ảnh hưởn g đến lợi ích của các bên k inh tế và thương mại.
- Nỗ lực toàn phần
Tiểu lu ận môn: Pháp luật kinh doanh quốc t ế Giả ng viên: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn

Đây là phần được hiểu ít nhất và ít được x ác định rõ các chủ trương. Trên thực tế, điều khoản này

có thể có nghĩa là cần phải thực hiện một số hành động để bạn có thể thực hiện hợp đồng với những
nỗ lực cao hơn so với nỗ lực trong phạm vi của mình. Sử dụng ví dụ trước của một cuộc tấn công
bưu chính (và tùy thuộc vào bối cảnh thương m ại), thực hiện điều kho ản này có nghĩa là việc thực
hiệ nghĩa v ụ sẽ đạt được nếu bạn đã cố gắng để tham gia một dịch vụ chuyển phát nhanh để cung cấp
các hàn g hó a. Nếu, do cuộc đình công bưu chính, tài nguyên này không có sẵn, thì sau đó bạn được
phép hết nghĩa vụ của mình. Thôn g báo trước tương tự liên quan đến các bước cụ thể quy định trong
hợp đồng sẽ được áp dụng.

- Nỗ lực mức cao nhất
Phần này chiếm hầu hết các giải thích sai. Hầu hết mọi người giải thích điều này có nghĩa là một
công ty hoặc cá nhân phải gánh chịu chi phí đáng kể, có thể gây ra phá sản chính tổ chức của mình,
để đáp ứng các nghĩa vụ. Điều này là không chính xác. Trong việc thực hiện n ghĩa vụ này, sự hợp lý
vẫn được áp dụng. Tiêu chuẩn này được đưa ra do Hội đồn g quản trị hành động vì lợi ích của công
ty của họ" cân bằng lợi ích của các cổ đông với nghĩa vụ hợp đồng của của tổ chức. Trong ví dụ dịch
vụ bưu chính, có cố gắng thực hiện ch uyển và chuyển phát nhanh, gửi nhân viên đi giao bằng xe hơi,
xe lửa hoặc chuyến bay thương mại riêng để có thể cung cấp được hàng hóa được coi là hợp lý,
nhưng một lần nữa, tùy thuộc vào bối cảnh thương mại, cho thuê tư nhân của một máy bay phản lực
với sự có mặt của một chuyến bay thương mại có thể sẽ một điều quá xa vời, điều này tùy thuộc vào
quyết định của tổ chức, có giao hàng đến cùng hay không.
Mặc dù trường hợp pháp luật hướng dẫn rõ ràng, cách tốt nhất để đảm bảo rằng các nghĩa vụ này
được đáp ứng tiêu chuẩn yêu cầu là đảm bảo hợp đồng cụ thể có đặt ra các bước cần thiết để hoàn
thành nghĩa vụ các bên.

2. Một số điều luật khác mô tả nghĩa vụ các bên theo luật Anh:

- Điều 146. Các trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên được quy định bởi các thể hiện trong hợp
đồng, nếu hợp đồng không đề cập tới tất cả trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, các trách nhiệm
và nghĩa vụ này sẽ được ngầm định và buộc tuân theo bởi luật. Tất cả các bên tham gia hợp
đồng nên can thiệp vào nó, và khi hoàn thành, các điều khoản không thể thay đổi, cũng
không một người nào khác có thể được đưa vào mục trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các bên mà

không được sự đồng ý của tất cả các đối tác.
- Điều 147. Trạng thái bất thường của luật là việc mua phí bảo hiểm cho các điều khoản không tự
nguyện trong hợp đồng. Quan hệ tranh chấp giữa các đối tác thường phức tạp nhất, nhưng tùy
thuộc vào các yếu tố thực tế có thể dễ dàng được điều tra bởi trọng tài. Các thỏa thuận để tham
chiếu là một xem xét có giá trị cho các hợp đồng, đặc biệt là do khó khăn trong việc mang các
vấn đề tranh chấp ra trước tòa án thông thường.
Tiểu lu ận môn: Pháp luật kinh doanh quốc t ế Giả ng viên: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn

- Điều 148 Mối quan hệ đối tác có hiệu lự từ ngày hợp đồng kí kết. Từ thời điểm hợp
đồng được thực sự hình thành,mỗi đối tác có bổn phận thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của
mình từ đó, tập hợp thành bổn phận trách nhiệm chung của quan hệ đối tác, và, đối với sự bắt
đầu thực tế trong quan hệ đối tác giao dịch, những điều không loại trừ đó là cần thiết bằng cách
giới thiệu hoặc chuẩn bị cho sự thỏa thuận giữa các đối tác.
- Điều 172. Tất cả các cơ quan đại diện, thông báo, thừa nhận, được thực hiện bởi hoặc thực hiện
cho một đối tác, sẽ ràng buộc côn g ty. Một thông báo của một đối tác, và thỏa hiệp của quan hệ
đối tác sẽ ràng buộc tất cả, vì như đã được nói, n ếu một người nợ tiền một số đối tác, ông không
phải ràng buộc với trả tiền cho họ hoàn toàn, nhưng có thể trả nợ cho bất kỳ người trong số họ,
có biên nhận.
- Điều 173. Đối tác có thể hạn chế, bởi thỏa thuận, thẩm quyền của bất kỳ đối tác, nhưng, để làm
hạn chế như hợp lệ đối với người thứ ba, thôn g báo trực tiếp phải được đưa ra, và sau đó nó sẽ có
tác dụng chỉ đối với những người "đã được thực hiện có hiểu biết về nó. Cơ quan chung của các
đối tác để ràng buộc mỗi khác, bởi hành vi của từng đối tác chỉ ngụ ý, nó có thể bị bác bỏ bằng
cách thông báo rõ ràng điều trái ngược.
- Điều 174. Các đối tác ràng buộc nhau bằng hợp đồng. Ở đây hàng hoá được bán cho các người
không phải là đối tác, người bán sẽ có quyền của mình đối với các bên, mặc dù họ sau đó đã trở
thành đối tác, bởi vì hành động đó được thông qua sau đó đến giao hàng có thể thay đổi bản
chất của hợp đồng. Nhưng nếu hàng hoá được mua theo thỏa thuận trước vào tài khoản
chung, và sự quan tâm của các đối tác trực thuộc chúng ,thì trách nhiệm sẽ ngay lập tức được bắt
đầu.


PHẦN IV: TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN NẾU VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO LUẬT ANH

1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng:
Theo quy định của pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng là một gánh nặng bổ sung được áp dụng cho bên vi phạm hợp đồng, hay nói cách khác, trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng là hậu quả bất lợi về vật chất mà bên vi phạm phải gánh chịu do không
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình.
Pháp luật của Anh coi bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm chủ yếu do vi phạm hợp
đồng, trong đó có cả hợp đồng thương mại quốc tế. Sự vi phạm hợp đồng xảy ra khi một bên trong
hợp đồng không thực hiện chính xác v à đầy đủ nghĩa vụ của bên đó theo hợp đồng.

Luật Anh xác định một bên phải ch ịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nếu:
- Bên vi phạm hợp đồng có lỗi
- Bên còn lại của hợp đồng chịu thiệt hại
- Có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại đó

Tiểu lu ận môn: Pháp luật kinh doanh quốc t ế Giả ng viên: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn

2. Các chế tài áp dụng cho việc vi phạm Hợp đồng:
Các chế tài được áp dụng bao gồm:
a. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Nếu bên vi phạm có khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng, bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên
đó tiếp tục thực hiện hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên.
b. Bồi thường thiệt hại
Đây là chế tài phổ biến nhất trong các hợp đồng theo luật Anh, theo đó bên vi phạm hợp đồng có
trách nhiệm bồi thường cho bên kia một số tiền nhất định để đền bù cho các tổn thất mà họ phải gánh
chịu do việc vi phạm hợp đồng gây ra.
Có hai cách quy định mức bồi thường thiệt hại theo hợp đồng:
- Bồi thường thiệt hại thực tế
Nếu các bên thỏa thuận trong hợp đồng việc bồi thường vi phạm hợp đồng theo thiệt hại thực tế

thì bên bị thiệt hại có trách nhiệm chứng minh các thiệt hại của mình trên thực tế.
Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu
do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có
hành vi vi phạm.
Thiệt hại là căn cứ cơ bản để xác định biện pháp xử lý khi có vi phạm hợp đồng. Mục tiêu của
các chế tài thông thường là để hỗ trợ bên bị thiệt hại trở về tình trạng tài chính như khi hợp đồng
được thực hiện đầy đủ.
Thông thường, phần bồi thường không bao gồm các mất mát phi vật chất như đau buồn về tinh
thần hoặc tổn thất về niềm vui. Tuy nhiên, tòa án chấp nhận các tổn thất này nếu mục đích của hợp
đồng là để tạo niềm vui sướng, ví dụ như các hợp đồng về du lịch, n ghỉ dưỡng …
Bên bị thiệt hại cần phải có các hành động để giảm thiểu các thiệt hại của bên mình, ví dụ như
tìm các cách khác để thực hiện hợp đồng. Nếu khôn g, yêu cầu bồi thường tổn thất có thể bị từ chối.

- Bồi thường thiệt hại định trước
Luật Anh chấp nhận quy định về bồi thường thiệt hại định trước (liquidated damages) theo đó hai
bên quy định trong hợp đồng rằng, nếu có vi phạm hợp đồng, một số tiền hoặc một tỷ lệ bồi thường
nhất định sẽ được trả cho bên bị vi phạm.
Tòa án sẽ chấp nhận mức bồi thường quy định trong hợp đồng cho dù bên bị vi phạm trên thực tế
có thể bị thiệt hại ít hơn hoặc nhiều hơn số tiền đó.
Tuy nhiên, Tòa án sẽ không chấp nhận số tiền bồi thường trong hợp đồng nếu cho rằng số tiền
đó mang tính chất “phạt” – nghĩa là số tiền đó về bản chất không phải là số tiền ước tính cho các tổn
thất do vi phạm hợp đồng.

- Một số trường hợp bị coi là “phạt”:
 Số tiền quy định vượt quá tổn thất tối đa mà một bên phải chịu do vi phạm hợp đồng của bên
kia.
Tiểu lu ận môn: Pháp luật kinh doanh quốc t ế Giả ng viên: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn

 Số tiền bồi thường thiệt hại lớn hơn số tiền phải thanh toán theo hợp đồng.
 Số tiền bồi thường thiệt hại là cố định đối với nhiều vi phạm khác nhau mà các vi ph ạm này

lẽ ra phải có số tiền bồi thường khác nhau.
Các trường trên sẽ được coi là “phạt” và bị tuyên vô hiệu, mặc dù trong hợp đồng, nó có thể
được định nghĩa là “Bồi thường thiệt hại định trước”. Trong trường hợp tòa án tuyên bố điều khoản
bồi thường thiệt hại định trước trong hợp đồng là vô hiệu, bên bị vi phạm phải chứng minh và được
đền bù theo thiệt hại thực tế.

c. Hủy hợp đồng
Nếu một bên vi phạm các nghĩa vụ chính của hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu hủy
hợp đồng. Trong trường hợp đó, bên bị vi phạm vẫn có quyền đòi bồi thường thiệt hại theo các quy
định trong hợp đồng.

3. Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng:
- Miễn trách khi gặp các trường hợp đã được thỏa thuận trong hợp đồng
Nếu hai bên thỏa thuận trong hợp đồng về các trườn g hợp miễn trách khi vi phạm hợp đồng thì
bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm nếu vi phạm của bên đó rơi vào trường hợp miễn trách.
- Miễn trách khi gặp bất khả kháng
Bất khả kháng là điều khoản thường có trong các hợp đồng theo luật Anh, theo đó nếu một bên
không thể thực hiện các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng do gặp phải các sự kiện được coi là bất
khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, đình công… thì bên đó được miễn trách nhiệm
trong và hoặc sau khoảng thời gian x ảy ra bất khả kháng một thời gian nhất định và không phải chịu
các chế tài áp dụng cho việc vi phạm hợp đồng. Nếu khoảng thời gian bất khả kháng kéo dài quá lâu,
bên đó cũng có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường.


×