Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

tiểu luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường eu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.24 KB, 88 trang )

Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI- DU LỊCH- MARKETING


TIỂU LUẬN
KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THƯƠNG MẠI

Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam vào thị
trường EU



GVHD: TH.S. Ngô Thị Hải Xuân
Nhóm thực hiện: Nhóm 11
Lớp Ngoại Thương 1 - K33
Phạm Thị Lan Anh
Nguyễn Hoàng Mai Sơn
Trương Đức Tuyền



Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2010
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
2
Lời mở đầu


Lịch sự phát triển kinh tế thế giới là những bước đi thăng trầm cùng với thời gian.
Và cứ sau mỗi thời kì khủng hoảng của nền kinh tế - lúc mà nền kinh tế cần có những trở
mình thay đổi để bước sang một giai đoạn mới, loại bỏ những khuyết tật, kế thừa và phát
triển những gì đang có – là một lần thế giới được chứng kiến những sự trỗi dậy của các
nền kinh tế mới khiến cho bản đồ kinh tế thế giới thay đổi
Khủng hoảng tài chính năm 2008 vừa qua không phải ngoại lệ. Nó đã tạo ra một
cú thúc đưa nền kinh tế Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, có phần nổi trội và lấn lướt các
nền kinh tế lớn trên thế giới như EU và Mỹ. Điều này mở ra những cơ hội thương mại
cho Việt Nam trong vấn đề giao thương xuất nhập khẩu với Trung Quốc khi mà lúc đó
Mỹ và EU đang chật vật đưa nền kinh tế của quốc gia thoát khỏi khủng hoảng.
Tuy nhiên không thể nhìn vào sự sụt giảm trong kim ngạch của Việt Nam và EU
để quyết định rằng EU không còn là thị trường tiềm năng của Việt Nam. Với những lợi
thế nhất định mà không phải bất kì quốc gia nào cũng có như khối Liên minh kinh tế EU,
Việt Nam cần có những nghiên cứu, p hân tích và đánh giá khách quan để tận dụng được
một thị trường có tổng dân số cao nhất nhì thế giới.
Xuất phát từ quan điểm trên, nhóm chúng tôi xin được giải quyết vấn đề được đặt
ra trong bài nghiên cứu “ Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU”.
Xin được cảm ơn Thạc sĩ – Cô Ngô Thị Hải Xuân đã hướng dẫn chúng tôi thực
hiện đề tài này, cảm ơn Cục xúc tiến thương mại, Tổng Cục Thống Kê…và các trang web
khác đã cho chúng tôi truy cập các dữ liệu để hoàn thiện đề tài này. Dưới góc nhìn hạn
chế về chuyên môn, bài nghiên cứu chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm
chúng tôi xin ghi nhận những thiếu sót đó để hoàn thiện mình hơn. Nhóm chúng tôi xin
chân thành cảm ơn.



Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
3






















Mục lục
Chương 1 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường thế
giới 7
1.1.Chính sách phát triển xuất khẩu của Việt Nam 2006 – 2010 7

1.2Tình hình xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới giai đoạn 2005 - 2010: 8

1.2.1Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2005: 8

Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.

SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
4
1.2.2Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 9

1.2.3Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 11

1.2.4Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2008: 12

1.2.5Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 14

1.2.6Tình hình xuất khẩu của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2010 16
1.3Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam qua giai đoạn 2005 – 2009 và 9 tháng
năm 2010 : 19

+ Xuất khẩu hàng hóa: 19

+ Thị trường xuất khẩu: 23

1.4 Nhu cầu thế giới và cơ hội xuất khẩu của Việt Nam : 25

Chương 2 THỊ TRƯỜNG EU 27

2.1Vài nét về thị trường EU: 27

2.1.1Đặc điểm của thị trường EU: 27

2.1.2Tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người dân EU : 29

2.1.3Sản xuất trong khu vực : 30


2.2Phân tích thương mại thị trường EU 30
2.2.1Kim ngạch xuất nhẩp khẩu của EU: 30

+ Năm 2008: 30

+ Năm 2009 : 32

2.2.2Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU : 35

2.2.2.1. Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu giữa EU và Việt Nam : 35

2.2.2.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU: 38

2.2.2.2.1 Xuất khẩu mặt hàng dệt may sang EU: 40

2.2.2.2.2 Xuất khẩu mặt hàng giày dép sang EU 42

+ Các nhân tố tác động thuận lợi đến xuất khẩu giày dép sang EU: 42
+ Các nhân tố tác động không thuận lợi đến xuất khẩu giày dép sang EU: .43
2.2.2.2.3 Xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản sang EU 44

+ Các nhân tố tác động không thuận lợi đến xuất khẩu thuỷ hải sản sang EU
45
+ Các nhân tố tác động không thuận lợi đến xuất khẩu thuỷ hải sản sang
EU: 46
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
5
2.2.2.2.4 Xuất khẩu mặt hàng giày gỗ và các sản phẩm gỗ sang EU 47


+ Các nhân tố tác động thuận lợi đến xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang
EU 48
+ Các nhân tố tác động không thuận lợi đến xuất khẩu gỗ và các sản phẩm
gỗ sang EU 48
2.3Các rào cản khi xuất khẩu sang thị trường EU: 49

(1) Các loại rào cản quan thuế và phi quan thuế: 49

(2) Các loại rào cản “cứng” và “mềm”: 50

(3) Rào cản tại biên giới và rào cản bên trong lãnh thổ 50

(4) Rào cản “vô hình”: 50

2.3.1 Các rào cản kỹ thuật chính áp dụng cho các mặt hàng Công nghiệp 50

+ REACH (Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemicals)
\ 51
+ RoHS / WEEE 52

+ FLEGT(Forest Law Enforcement, Governance and Trade) 52

+ Chính sách đầu tư (Comprehensive Investment Policy) 53

+ Luật hải quan mới 53

+ Biến đổi khí hậu, môi trường: 53

+ Chính sách mới về các hiệp định thương mại (FTA) 54
Một số rào đối với một số mặt hàng công nghiệp 54


(i) Mặt hàng xe đạp: 54

(ii) Nhóm hàng giấy dép, dệt- may mặc 55

2.3.2 Rào cản áp dụng đối với các mặt hàng nông nghiệp 55

a) Các loại rào cản “hữu hình” đang được EU áp dụng gồm: 56

b) Các loại rào cản “vô hình”: 58

Rào cản áp dụng riêng đối với từng loại sản phẩm cụ thể khác nhau: 59

+ Gạo 59
+ Nhóm sản phẩm động vật và sản phẩm thịt: 60

+ Gia cầm và sản phẩm gia cầm 61

+ Rau và hoa tươi (thuộc nhóm mã số HS 0601, 0602, 0603 và 0604) 62

+ Mặt hàng cà phê: 63

Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
6
2.3.3. Rào cản áp dụng đối với thủy sản 63

2.4Ma trận SWOT đối với thị trường EU 66

2.4.1.


Điểm mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU
66

2.4.2 Điểm yếu của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU
68

2.4.3.
.
Những cơ hội của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU
70

2.4.4Những thách thức của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU 72

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SANG EU 77

3.1

Về phía doanh nghiệp: 77

3.1.1 Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào kênh phân phối
trên thị trường EU 77

3.1.2 Tăng cường khai thác quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của liên minh
châu Âu. 77

3.1.3 Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực và hoá các mặt hảng xuất khẩu
sang EU: 77

3.1.4 Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu sang EU. 80


3.1.5 Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý để tạo nguồn hàng thích hợp với thị
trường EU. 81

3.1.6. Phát triển nguồn nhân lực cho đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. 81

3.2 Về phía nhà nước: 81

3.2.1 Kiến nghị về các chính sách của nhà nước: 81

3.2.2 Kiến nghị về các chính sách xúc tiến xuất khẩu 83





Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
7







Chương 1 Tình hình xuất khẩu của Việt
Nam sang các thị trường thế giới
Ngày nay, trước sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế và tự do hoá thương
mại các quốc gia cần đề ra cho mình một chiến lược phát triển đúng đắn và phù hợp để

hội nhập vào nền kinh tế thế giới và các khu vực . Đây là cơ hội cho các quốc gia tận
dụng thị trường to lớn, thu hút vốn, nắm bắt công nghệ tiên tiến trên thế giới, phát triển
nền kinh tế nước nhà và Việt Nam là một trong những quốc gia đó.
1.1Chính sách phát triển xuất khẩu của Việt Nam 2006 – 2010
Trong những năm gần đây, mức độ hội nhập kinh tế của việt Nam vào nền kinh
tế thế giới ngày càng trở nên sân sắc. Đặc biệt năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên
của tổ chức thương mại thế giới càng mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho Việt
Nam. Trước xu thế đó, vào năm 2006 thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “ Đề án phát
triển xuất khẩu giai đoạn 5 năm 2006 – 2010” . Theo đó, mục tiêu cơ bản của đề án đưa
ra là “phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy
tăng trưởng GDP.
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
8
Đẩy mạnh xuất khẩu và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh đồng thời
tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành các mặt hàng chủ lực mới , theo
hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu theo xu hướng đẩy mạnh xuất
khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến, sản phẩm có hàm
lượng công nghệ cao và chất xám, giảm dần tỉ trọng hàng xuất khẩu thô”.
1.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới giai đoạn 2005
- 2010:
1.2.1Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2005:
Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
1

Đvt: nghìn tấn, triệu USD
Chỉ tiêu
Thực hiện 11 tháng
2005
Ước tính tháng

12/2005
Cộng dồn cả năm
2005
Năm 2005 so với
năm 2004 (%)
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Dầu thô 16484 6763 1600 624 18084 7387 92.7 130.3
Dệt, may 4326 480 4806 109.6
Giày dép 2685 320 3005 111.7
Sản phẩm gỗ 1367 150 1517 133.2
Thủy sản 2491 250 2741 114.2
Cà phê 815 658 70 67 885 725 90.8 113.1
Gạo 5052 1352 150 47 5202 1399 127.3 147.3
Cao su 504 680 70 107 574 787 111.9 131.9
Hạt tiêu 102 141 8 11 110 152 98.2 99.4
Hạt điều 441 10 45 103 486 98.2 111.5

1
Xem phụ lục 1 nguồn tổng cục thống kê
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
9
Chè 88 10 12 89 100 89.8 104.6
Nguồn tổng cục thống kê
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa:
Theo số liệu của tổng cục thống kê, trị giá xuất khẩu hàng hoá năm 2005 đạt 32,23 tỷ
USD, tăng 5,73 tỷ USD so với năm 2004. Bình quân một tháng xuất khẩu 2,69 tỷ USD trong khi
đó bình quân 2004 là 2,2 tỷ USD.
Từ số liệu cho thấy xuất khẩu dầu thô đạt 7,39 tỷ USD, tăng 30,3% so với năm trước; các
mặt hàng còn lại kim ngạch đạt 24,85 tỷ USD, tăng 19,3 tỉ USD. Trong đó, dệt may, giày dép,

thủy sản, mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ, gạo chiếm kim ngạch cao trong tổng kim ngạch xuất
khẩu, và được xem là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Xuất khẩu dầu thô tăng thêm chủ yếu do giá xuất khẩu dầu thô bình quân cả năm
đã tăng trên 40%, bù lại lượng xuất khẩu giảm. Xuất khẩu gạo tăng mạnh cả giá và lượng
và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước châu Á. Một số mặt hàng nông sản có
lượng xuất khẩu giảm so với năm trước như cà phê, điều và chè, nhưng đều được lợi về giá.
+ Thị trường xuất khẩu:
Với sự tăng trưởng trong kim ngạch đa số các loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam,
các thị trường đón nhận chúng cả năm nhìn chung ổn định và tăng so với cùng kỳ, nhất là các
thị trường lớn và xuất hiện nhiều thị trường mới ở khu vực Châu Phi. Thị trường Hoa kỳ tăng
16,2%, Nhật Bản tăng 26,9%, Australia tăng 41,9%; Trung Quốc tăng 8,8%; Singapore tăng
28,5%. Riêng một số thị trường lớn thuộc EU giảm như: thị trường Đức và Anh, kim ngạch
mỗi thị trường năm 2005 khoảng 1 tỷ USD, nhưng mỗi thị trường đều giảm 1,7% so với năm
trước.
1.2.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2006
Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
2

Đvt: nghìn tấn, triệu USD
Chỉ tiêu
Thực hiện 11 tháng Ước tính tháng Cộng dồn cả năm Năm 2006 so với

2
Xem phụ lục 2, nguồn tổng cục thống kê
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
10
2006
12/2006


2006

năm 2005 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Dầu thô
15268 7729 1350 594 16618 8323 92.5 112.9
Dệt, may
5332 470 5802 119.9
Giày dép
3205 350 3555 116.9
Sản phẩm gỗ
1719 185 1904 121.9
Thủy sản
3064 300 3364 123.1
Cà phê
797 959 100 142 897 1101 100.5 149.9
Gạo
4599 1263 150 43 4749 1306 90.5 92.8
Cao su
637 1174 60 99 697 1273 118.7 158.3
Hạt tiêu 113 183 3 7 116 190 106.6 126.4
Hạt điều
460 11 45 127 505 116.5 100.6
Chè
100 10 11 105 111 119.2 114
Nguồn Tổng cục thống kê
Thực hiện theo đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 của thủ tướng
chính phủ, năm 2006 các doanh nghiệp Việt Nam đã đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu của
mình.

Kết quả xuất khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 39,6 tỷ USD và đã vượt 4,9% so
với kế hoạch cả năm, tăng 22,1% so với năm 2005.
Trong đó kim ngạch dầu thô đạt dầu thô 8,3 tỷ USD, tăng 12,9%, đóng góp 13,3% vào
tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2006, có thêm cao su và cà phê đạt kim ngạch xuất khẩu trên
1 tỷ USD nâng tổng số các mặt hàng có kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên là 9, trong đó 4 mặt
hàng lớn truyền thống là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch mỗi mặt hàng đạt
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
11
trên 3,3 tỷ USD. Xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng từ 1,517 tỷ USD năm 2005 tăng 21,9% đạt
1,904 tỷ USD vào năm 2006.
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm nay tăng mạnh, do phát triển nông nghiệp
đúng hướng, đồng thời giá thế giới tăng cao, trong đó kim ngạch cao su tăng cao nhất
(+58,3%); cà phê tăng tới 49,9% (hoàn toàn do được lợi về giá); riêng gạo giảm cả kim ngạch
và lượng, chủ yếu do nguồn cung không tăng.



1.2.3 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2007
Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam

Đvt: nghìn tấn, triệu USD
Chỉ tiêu
Thực hiện 11 tháng
2007
Ước tính tháng
12/2007
Cộng dồn cả năm
2007
Năm 2007 so với

năm 2006 (%)
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Dầu thô 13816 7592 1265 885 15081 8477 91.9 102.6
Dệt, may 7034 750 7784 133.4
Giày dép 3573 390 3963 110.3
Thủy sản 3432 360 3792 112.9
Sản phẩm gỗ 2134 230 2364 122.3
Cà phê 1084 1662 110 192 1194 1854 121.8 152.3
Gạo 4433 1432 67 22 4500 1454 96.9 113.9
Cao su 639 1229 80 171 719 1400 101.6 108.8
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
12
Hạt tiêu 78 252 8 30 86 282 73.4 147.8
Hạt điều 138 584 15 65 153 649 120.4 128.9
Chè 103 116 11 15 114 131 107.8 118.4
Nguồn tổng cục thống kê
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa:
Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước tính đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5%
so với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng (kể cả xuất khẩu dầu thô
tăng 2,6%, do giá tăng).
Các mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD là: dầu thô 8,5 tỷ USD, dệt may
7,8 tỷ USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thủy sản 3,8 tỷ USD, tăng 12,9%; sản phẩm gỗ 2,4
tỷ USD, tăng 22,3% so với năm 2006; điện tử máy tính 2,2 tỷ USD, tăng 27,5%;
Trong năm 2007, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản có phần giảm hoặc
tăng không nhiều. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu lại tăng rất cao so với năm 2006. N guyên
nhân là giá nông sản thế giới đang trên đà lên giá. Cụ thể: cà phê 1,8 tỷ USD, tăng
52,3%; gạo 1,4 tỷ USD, tăng 13,9%; cao su cũng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 8,8%; than đá trên
1 tỷ USD, tăng 11,3%.
+ Thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu hàng hoá tiếp tục phát triển, hầu hết các thị trường lớn đều
tăng so với năm trước. Năm 2007 có 10 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong
đó Mỹ 10 tỷ USD, tiếp đến là EU 8,7 tỷ USD; ASEAN 8 tỷ USD; Nhật Bản 5,5 tỷ USD và
Trung Quốc 3,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, trong năm 2007 một số thị trường có xu hướng giảm
như Australia, I-rắc
1.2.4Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2008:
Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
3

Đvt: nghìn tấn, triệu USD

3
Xem phụ lục 3 nguồn tổng cục thống kê
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
13
Chỉ tiêu
Thực hiện 11 tháng
2008
Ước tính tháng
12/2009
Cộng dồn cả năm
2009
Năm 2009 so với
năm 2008 (%)
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Dầu thô 1080 465 1619 550 13908 10450 92,3 123,1
Dệt, may 690 820 9108 117,5
Giày dép 418 450 4697 117,6
Thuỷ sản

364 360 4562 121,2
Sản phẩm gỗ 227 250 2779 115,6
Cà phê 71 121 130 221 1004 2022 81,6 105,8
Gạo 290 136 400 180 4720 2902 103,6 194,8
Cao su 59 104 70 120 645 1597 90,2 114,7
Hạt tiêu 4 16 6 20 90 313 108,2 115,6
Hạt điều 12 65 13 75 165 920 108,2 140,7
Chè 7 10 7 10 104 147 91,1 112,5
Nguồn tổng cục thống kê
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa:
Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ
USD, tăng 29,5% so với năm 2007.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007,
chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng. Xuất khẩu dầu thô ước tính đạt 13,9 triệu tấn,
tương đương 10,5 tỷ USD, tuy giảm 7,7% về lượng nhưng tăng 23,1% về kim ngạch so
với năm trước do giá dầu tăng cao trong những tháng giữa năm.
Hàng dệt may đạt 9,1 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 2007. Sản phẩm gỗ tăng
15,6% so với năm 2007 đạt 2,779 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2008 ước
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
14
tính đạt 4,7 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm trước. Thủy sản ước tính đạt 4,6 tỷ USD,
tăng 21,2% so với năm 2007. Xuất khẩu gạo năm 2008 ước tính đạt 4,7 triệu tấn, đạt 2,9
tỷ USD, tuy chỉ tăng 3,6% về lượng nhưng tăng 94,8% về kim ngạch so với năm trước,
do có mức tăng kỷ lục về giá xuất khẩu trong năm qua.
Năm 2008 có 8 nhóm hàng/mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD là: Dầu
thô 10,5 tỷ USD; hàng dệt may 9,1 tỷ USD; giày, dép 4,7 tỷ USD; thuỷ sản 4,6 tỷ USD;
gạo 2,9 tỷ USD; sản phẩm gỗ 2,8 tỷ USD; điện tử, máy tính 2,7 tỷ USD; cà phê 2 tỷ
USD, tăng 2 mặt hàng so với năm 2007 là gạo và cà phê.
+ Thị trường xuất khẩu

Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2008, Hoa Kỳ là đối tác lớn
nhất, ước tính đạt 11,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2007 với 5 mặt hàng chủ yếu
(chiếm tỷ trọng 76% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
này) gồm: Hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản.
Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu sang thị trường ASEAN tuy có giảm trong các
tháng cuối năm, nhưng ước tính cả năm vẫn đạt 10,2 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2007
với các mặt hàng chính là: Dầu thô, gạo, thủy sản, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Thị trường EU ước tính đạt 10 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước gồm các mặt
hàng truyền thống như: Hàng dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản. Trong đó, thị trường
chính nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vẫn là EU, đạt 1,2 tỷ USD, tăng 26,5% so
với năm 2007
Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 8,8 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2007, tập trung
chủ yếu vào các mặt hàng: Dầu thô, giày dép, thủy sản, máy tính và linh kiện, dây và cáp
điện.
1.2.5. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2009
Đvt: nghìn tấn, triệu USD
Chỉ tiêu
Thực hiện 11 tháng
2009
Ước tính tháng
12/2009
Cộng dồn cả năm
2009
Năm 2009 so với
năm 2008 (%)
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
15
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Dầu thô 658 410 756 443 13416 6210 129.9 95.5

Dệt, may 730 820 9004 96.7
Giày dép 343 420 4015 84.2
Thuỷ sản
384 330 4207 93.3
Sản phẩm gỗ 255 280 2550 90.1
Cà phê 80 115 130 182 1168 1710 110.2 81
Gạo 208 88 350 168 5947 2662 125.4 92
Cao su 81 162 85 170 729 1199 110.3 74.8
Hạt tiêu 15 77 16 87 177 849 107.2 93.2
Hạt điều 9 27 10 33 137 350 157.3 114.3
Chè 11 16 11 17 133 178 127.3 121.3
Nguồn tổng cục thống kê
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa:
Do sức tiêu thụ hàng hoá trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng
hoá giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 41,4 tỷ USD,
giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Những tháng cuối năm tình hình đã được cải thiện
rõ rệt.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 11 đạt gần 4,7 tỷ USD, tăng
10,2% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 12 đạt mức cao nhất trong năm với 5,25 tỷ USD,
tăng 12% so với tháng trước và tăng 12,5% so với tháng 12 năm trước, chủ yếu do hầu hết
các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng, trong đó hàng dệt may tăng 90 triệu USD, gạo
tăng 80 triệu USD; giày dép tăng 77 triệu USD; cà phê tăng 67 triệu USD; dầu thô tăng 33
triệu USD. Tính chung quý IV năm 2009, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tăng 7,1% so với
quý IV năm 2008.
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
16
Chi tiết hơn, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2009 ước tính đạt 9 tỷ USD,
giảm 1,3% so với năm trước. Đặc biệt sự suy giảm giảm 2,4% về lượng và giảm tới 40%
về kim ngạch của dầu thô chiếm tới 68% mức giảm chung của tổng kim ngạch xuất khẩu

cả năm.
Các mặt hàng chủ lực cũng trong xu hướng chung suy giảm về kim ngạch so với
cùng kì năm trước : thủy sản đạt 4,2 tỷ USD, giảm 6,7%; giày dép đạt 4 tỷ USD, giảm
15,8%; gạo đạt 2,7 tỷ USD (tăng 25,4% về lượng và giảm 8% về kim ngạch); gỗ và sản
phẩm gỗ đạt 2,6 tỷ USD, giảm 9,9%; cà phê đạt 1,7 tỷ USD (tăng 10,2% về lượng và
giảm 19% về kim ngạch); than đá đạt 1,3 tỷ USD (tăng 29,9% về lượng và giảm 4,5% về
kim ngạch).
+ Thị trường xuất khẩu :
Trong năm 2009, 7 thị trường xuất khẩu chính của hàng hoá của nước ta đã chiếm
gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, gồm: Thị trường Mỹ ước tính đạt 11,2 tỷ
USD, giảm 5,5% so với năm 2008; EU 9,3 tỷ USD, giảm 14,4%; ASEAN 8,5 tỷ USD,
giảm 16,4%; Nhật Bản 6,2 tỷ USD, giảm 27,7%; Trung Quốc 4,8 tỷ USD, tăng 4,9%; Hàn
Quốc 2,5 tỷ USD, tăng 15%; Ôx-trây-li-a 2,2 tỷ USD, giảm 48% (chủ yếu do giá dầu thô
giảm). Đáng chú ý là thị trường châu Phi tuy kim ngạch ước tính mới đạt 1,1 tỷ USD nhưng
đã phát triển nhanh, gấp 8 lần năm 2008.

1.2.6Tình hình xuất khẩu của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2010
Đvt: nghìn tấn, triệu USD
Chỉ tiêu
Thực hiện 8 tháng
2010
Ước tính tháng
9/2010
Cộng dồn cả năm
2010
Năm 2010 so với
năm 2009 (%)
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Dầu thô 572 341 600 370 6076 3675 55.7 77.8
Dệt, may 1141 1050 8038 120.6

Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
17
Giày dép 467 380 3617 123.1
Thuỷ sản
488 450 3428 113
Sản phẩm gỗ 300 280 2412 136.4
Cà phê 78 123 55 87 910 1312 101 98.4
Gạo 615 229 650 260 5600 2588 112.3 115.2
Cao su 104 277 85 243 516 1422 106.8 195.6
Hạt tiêu 8 33 7 30 99 335 91.5 126.8
Hạt điều 22 126 20 119 143 789 109.6 131.1
Chè 15 22 15 24 100 147 102.9 115.7
Nguồn tổng cục thống kê
4

+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa:
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 9/2010 ước tính đạt 6,1 tỷ USD, giảm 11%
so với tháng trước và tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung chín tháng, kim
ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 51,5 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước (Nếu
loại trừ xuất khẩu vàng và các sản phẩm vàng thì tăng 24,6%), bao gồm: Khu vực kinh tế
trong nước đạt 24,2 tỷ USD, tăng 19,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu
thô) đạt 27,3 tỷ USD, tăng 26,5%.
Trong chín tháng năm 2010, có 13 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
(Dệt may 8 tỷ USD; dầu thô 3,7 tỷ USD; giày dép 3,6 tỷ USD; thủy sản 3,4 tỷ USD; đá
quý, kim loại quý và sản phẩm 2,8 tỷ USD; gạo 2,6 tỷ USD; hàng điện tử, máy tính 2,5 tỷ
USD; gỗ và sản phẩm gỗ 2,4 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 2,1 tỷ USD; cao
su 1,4 tỷ USD; cà phê 1,3 tỷ USD; than đá 1,2 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng 1,1
tỷ USD).


4
Tổng cục thống kê

Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
18
Trong đó kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng chủ lực tăng cao so với cùng kỳ
năm trước như: Hàng dệt may đạt kim ngạch lớn nhất với 8 tỷ USD, tăng 20,6%; giày dép
đạt 3,6 tỷ USD, tăng 23,1%; thủy sản 3,4 tỷ USD, tăng 13%; gạo 2,6 tỷ USD, tăng 15,2%;
hàng điện tử máy tính 2,5 tỷ USD, tăng 28,2%; gỗ và sản phẩm gỗ 2,4 tỷ USD, tăng
36,4%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 2,1 tỷ USD, tăng 55,2%; cao su 1,4 tỷ USD,
tăng 95,6%.
Trong khi đó, một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước là: Dầu thô đạt 3,7 tỷ
USD, giảm 22,2% (lượng giảm 44,3%); cà phê đạt 1,3 tỷ USD, giảm 1,6%; sắn và sản
phẩm của sắn đạt 384 triệu USD, giảm 19,1% (lượng giảm 54,1%).
Một số mặt hàng do đơn giá bình quân tăng nên tuy giảm về lượng nhưng kim ngạch
xuất khẩu vẫn tăng so với cùng kỳ là: Xăng dầu đạt 862 triệu USD, tăng 22,1% (lượng
giảm 10,5%); hạt tiêu đạt 335 triệu USD, tăng 26,8% (lượng giảm 8,5%).
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu chín tháng năm nay có sự thay đổi ở một số
nhóm hàng so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ
công nghiệp tăng từ 40,6% chín tháng năm 2009 lên 43% chín tháng năm 2010; nhóm
hàng nông, lâm sản giảm từ 16,7% xuống 15,8%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 7,3%
xuống 6,7%; vàng và các sản phẩm vàng giảm từ 6,4% xuống 5,4%; nhóm hàng công
nghiệp nặng và khoáng sản không biến động nhiều, từ 29% lên 29,1%. Như vậy vượt qua
khủng hoảng, vai trò của ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò tích
cực trong việc đưa nền kinh tế đi lên.
+ Thị trường xuất khẩu:
Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch tám
tháng năm 2010 ước tính đạt 9,1 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến
là EU đạt 6,9 tỷ USD, tăng 12,5%; ASEAN đạt 6,8 tỷ USD, tăng 19,7%; Nhật Bản đạt

4,8 tỷ USD, tăng 24,4%; Trung Quốc đạt 4,1 tỷ USD, tăng 46,8%; Hàn Quốc đạt 1,7 tỷ
USD, tăng 31,5%.

Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
19
1.3 Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam qua giai đoạn 2005 – 2009 và 9
tháng năm 2010 :
+ Xuất khẩu hàng hóa:

Đơn vị tính : tỉ USD
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
9 tháng
2010
Dệt may 4.806

5.802

7.8


9.108

9.004

8.016

Dầu thô 7.387

8.323

8.5

10.45

6.21

3.611

Giầy dép 3.005

3.555

4

4.697

4.015

3.638


Thuỷ sản 2.741

3.364

3.8

4.562

4.207

3.481

Gạo 1.399

1.306

1.4

2.902

2.662

2.479

Gỗ và SP
gỗ 1.517

1.904

2.4


2.779

2.55

2.426

Cao su 0.787

1.273

1.4

1.597

1.199

1.419

Cà phê 0.725

1.101

1.8

2.022

1.71
1.32


Tổng cộng

22.367

26.628

31.1

38.117

31.557

26.39

Tỉ trọng (
% ) 69.39

67.23

64.26

60.59

55.77

51.24

Tổng kim
ngạch XK 32.233


39.605

48.4

62.906

56.584

51.5


Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
20
Nguồn :tổng cục thống kê
Theo số liệu tổng cục thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005
– 2008 tăng từ 32.233 tỉ USD – 62.906 tỉ USD. Một mặt là nhu cầu thế giới tăng cao và
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam so với các nước trên thế giới ngày
càng cao khiến cho xuất khẩu Việt Nam đạt được những tăng trưởng đáng kể thể hiện qua
các con số kim ngạch trong giai đoạn ba năm 2005 – 2008.
Tuy nhiên, bước sang năm 2009 kim ngạch giảm còn 56.584 tỉ USD. Nguyên nhân
do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các thị trường nhập khẩu lớn của
Việt Nam đều chịu ít nhiều tác động, do đó xuất khẩu Việt Nam năm 2009 chứng kiến sự
tụt giảm trong bối cảnh u ám của nền kinh tế toàn cầu.
Để thấy rõ biến động trong kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua thời kì 5 năm 2005 –
2009 và 9 tháng năm 2010, đồ thị dưới đây sẽ minh họa cho vấn đề này:

Tổng kim ngạch Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt
Nam ( tỉ USD )
22.367

26.628
31.1
38.117
31.557
26.39
0
10
20
30
40
50
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
9 tháng
2010
T

ng c

ng

Biểu đồ 1: Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam


Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
21
T
ỉ trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực
của Việt Nam so với tổng kim ngạch ( % )
69.39
67.23
64.26
60.59
55.77
51.24
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
80.00
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008

Năm
2009
9 tháng
2010

Biểu đồ 2: Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực
của việt Nam so với tổng kim ngạch.

Qua bảng số liệu ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam
có thể chia ra thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 từ năm 2005 – 2008: tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hảng chủ lực
luôn tăng. Nếu năm 2005, tổng kim ngạch các mặt hàng này đạt 22.367 tỉ USD thì
đến năm 2008 giá trị này tăng lên đến 38.117 tỉ USD, đạt giá trị xuất khẩu cao nhất
trong giai đoạn 2005 – 2010.
- Giai đoạn 2 từ sau 2008 - 2010: ngược lại với giai đoạn 1, kim ngạch xuất khẩu
giai đoạn này giảm đều qua các năm, so với 2008 kim ngạch năm 2009 chỉ đạt
31.557 tỉ USD giảm 6.56 tỉ USD.
Xét về tỉ trọng, ta thấy các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam không
nhiều nhưng có tổng giá trị chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu cả nước, tuy nhiên tỉ
trọng này giảm dần qua các năm.
Cụ thể, năm 2005 tỉ trọng các mặt hàng trong tổng kim ngạch cả nước lớn chiếm
69.39%, những năm sau đó, Việt Nam vừa đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
truyền thống đồng thời phát triển thêm các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu khác . Vì
vậy tỉ trọng các mặt hàng này ngày càng giảm.
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
22
Tương tự, năm 2006 tỉ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm 67.23%
giảm 2.16 % , năm 2007 chiếm 64.24% giảm 5.15% , năm 2008 chiếm 60.59% giảm
8.8%, năm 2009 chiếm 55.77% giảm 13.62%, 9 tháng đầu năm 2010 chiếm 51.24%

giảm18.15% so với năm 2005.
Xét về cơ cấu: cơ cấu hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2005 –
2008 không đổi mặt hàng dầu thô có tồng giá trị lớn nhất , kế đến là dệt may đứng thứ 2,
giầy dép đứng thứ 3, thuỷ hải sản đứng thứ 4, gỗ và sản phẫm gỗ đứng thứ 5, gạo đứng
thứ 6, thứ 7 là sao su và cà phê có tổng giá trị nhỏ nhất trong các mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam.
Tuy nhiên từ năm 2007 tổng giá trị mặt hàng cà phê tăng mạnh, từ 1.1010 tỉ
USD tăng lên 0.699 tỉ USD năm 2008 nâng tổng giá trị mặt hàng này lên đến 1.8 tỉ USD,
vượt qua mặt hàng cao su và đứng thứ 7 về giá trị xuất khẩu.
Từ năm 2009, cơ cấu các mặt hàng bắt đầu có sự thay đổi. do ảnh hưởng của cuộc
khung hoảng kinh tế đặc biệt khủng hoảng về việc thiếu dầu mỏ đã làm giá dầu thế giới
tăng cao dẫn đến tình trạng nhu cầu tiêu dùng các nước giảm, vì vậy dầu thô không còn
chiếm tỉ trọng cao nhất mà chỉ đứng thứ 2 về giá trị xuất khẩu. Dẫn đầu về trị giá xuất
khẩu trong năm 2009 là hàng dệt may, mặt hàng thuỷ hải sản tăng mạnh trong năm này
vượt qua giày dép vươn lên chiếm vị trí thứ 3 , tương tự, trị giá mặt hàng gạo vượt qua
mặt hàng gỗ chiếm vị trí thứ 5 và nhỏ nhất là mặt hàng cao su.
9 tháng đầu năm 2010 cũng có sự thay đổi nhỏ trong cơ cấu, giá trị xuất khẩu
hàng giầy dép vượt qua dầu thô, chiếm vị trí thứ 2 về trị giá xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt N
am
( t

USD )
0
2
4
6
8
10
12

Dệt
may
Dầu
thô
Giầy
dép
Thuỷ
sản
Gạo Gỗ và
SP gỗ
Cao
su

phê
N
ă
m 2005
N
ă
m 2006
N
ă
m 2007
N
ă
m 2008
N
ă
m 2009
9 tháng 2010


Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
23
Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam
+ Thị trường xuất khẩu:


























Theo số liệu mới của tổng cục hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
9 tháng đầu năm 2010 đạt 51.526 tỉ USD sang 4 thị trường : châu Á đứng đầu kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam với trị giá là 24.237 tỉ USD chiếm 47% tổng kim ngạch cả nước
tăng 26.9% so với 9 tháng đầu năm 2009, trong đó xuất khẩu sang các nước ASEAN
chiếm 14.6% , giá trị đạt 7.509 tỉ USD tăng 15.8% so với cùng kì năm 2009.
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
24
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra các thị trường
thế giới ( tỉ USD )
24.237
11.48
2.102
12.333
1.373
0
5
10
15
20
25
30
Châu Á Châu Âu Châu Đại
Dương
Châu Mỹ Châu P hi

Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra các thị trường
thế giới 9 tháng năm 2010


Tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường (%)
47
22.3
4.1
23.9
2.7
Châu Á
Châu Âu
Châu Đại Dương
Châu Mỹ
Châu Ph i

Biểu đồ 4: Tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường
Theo đó, đứng thứ 2 là thị trường châu Mỹ với tổng giá trị 12.333 tỉ USD chiếm
23.9% . Chỉ riêng Hoa Kỳ kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam của quốc gia này là 10.379
tỉ USD, chiếm 20.1 % tổng giá trị.
Tiếp đến, Châu Âu chiếm tỉ trong đáng kể trong cơ cấu thị phần xuất khẩu của
Việt Nam. Tính đến 9 tháng đầu năm 2009 tổng giá trị Việt Nam xuất sang châu Âu đạt
11.48 Tỉ USD chiếm 22.3% tỉ trọng các thị trường ,tăng 15.6%, riêng khối liên minh châu
Âu ( EU ) , kim ngạch xuất khẩu đạt 7.808 tỉ USD chiếm 15.2 tỉ trọng các thị trường ,tăng
14.5% so với cùng kì năm 2009.
Đứng thứ 4 là châu Đại Dương với tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường này là
2.102 tỉ USD chiếm 4.1% tỉ trọng, tăng 10.5%, thấp nhất là châu Phi với tổng kim ngạch
là 1.373 tỉ USD chiếm 2.7% trong cơ cấu thị trường, tăng 13.9% so với cùng kì năm
2009.
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
25
Trong các châu lục đó, nổi bật các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như
sau:



1.4 Nhu cầu thế giới và cơ hội xuất khẩu của Việt Nam :
Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2009, do khung hoảng kinh tế thế giới làm cho
nhu cầu nhập khẩu giảm hơn so với 2007, năm 2010 kinh tế thế giới đã có nét khởi sắc
thúc đẩy hoạt động thương mại mạnh mẽ trở lại. Các thị trường xuất khẩu chủ lưc của
Việt Nam dần dần khôi phục do vậy nhu cầu nhập nhẩu tăng dần.
Những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam vẩn là những mặt hàng xuất
khẩu tiềm năng trên thị trường thế giới.
- Nhóm hàng năng lượng ( dầu thô và than đá ): vẫn có thị trường xuất khẩu lớn do
nguồn cung hạn hẹp và nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng trên thế giới.
Theo tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhận định nhu cầu dầu mỏ của
thế giới đang dần ổn định trong năm nay và thay đổi theo chiều hướng tích cực trong năm
2010. Trong báo cáo hàng tháng về tình hình dầu mỏ thế giới, OPEC cho rằng cùng với
sự dần phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu dầu mỏ thế giới đang dần ổn định.

×