Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

chuyên đề 15 (vai trò của vitamin a, d, k, e trong cơ thể)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.03 KB, 50 trang )

LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trường
Cao Đẳng KT-CN TP.Hồ Chí Minh và các thầy cô đã tận tình chỉ dạy và
truyền đạt những kiến thức bổ ích để chúng tôi có được đầy đủ kiến thức để
hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Và cũng xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Khang giáo viên
giảng dạy bộ môn Sinh hóa học đã truyền đạt kiến thức và giúp chúng em
hoàn thành bài tiểu luận này.
Vô cùng biết ơn người thân và bạn bè đã hỗ trợ giúp chúng tôi hoàn
thành tốt bài tiểu luận này.
Vì đây là lần đầu tiên chúng tôi thực hiện làm bài tiểu luận nên còn
nhiều thiếu sót. Kính xin quý thầy cô và bạn bè đóng góp ý kiến để bài tiểu
luận được hoàn chỉnh hơn.
1
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn 1
Mục lục 2
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề 5
1.2. Mục đích nghiên cứu 5
1.3. Nội dung nghiên cứu 5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Sơ lược về Vitamin A, D, E, K 6
2.1.1. Vitamin A 6
2.1.2. Vitamin D 8
2.1.3. Vitamin E 9
2.1.4. Vitamin K 10


2.1.5. Nguồn cung cấp vitamin A, D, E, K 10
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 14
2.2.1. Tình nghiên cứu trên thế giới 14
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 18
2.3. Vai trò của Vitamin A, D, E, K đối với con người 20
2.3.1. Vai trò của Vitamin A 20
2.3.2. Vai trò của Vitamin D 21
2.3.3. Vai trò của Vitamin E 22
2
2.3.4. Vai trò của Vitamin K 22
2.4. Vai trò của Vitamin A, D, E, K đối động vật 23
2.4.1. Vai trò của Vitamin A 23
2.4.2. Vai trò của Vitamin D 23
2.4.3. Vai trò của Vitamin E 23
2.4.4. Vai trò của Vitamin K 24
2.5. Nhu cầu vitamin A, D, E, K đối với con ngưòi 25
2.6. Tác hại khi thiếu và việc lạm dụng Vitamin A, D, E, K 26
2.7. Nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin A, D, E, K 30
2.8. Các biện pháp phòng chống khi thiếu vitamin A, D, E, K 32
2.9.Vấn đề về vitamin A, D, E, K đối với động vật 36
PHẦN 3
ỨNG DỤNG VITAMIN A, D, K, E VÀO LĨNH VỰC SẢN XUẤT
3.1. Trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, dược phẩm 38
3.2Ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp 41
3.3. Trong lĩnh vực Quàn lý dinh duỡng 44
3.2.1. Quản lý dinh duỡng thực phẩm chức năng 44
3.2.2. Quản lý dinh duỡng thực phẩm 45
3
PHẦN 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận : 47
2. Kiến nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
DANH MỤC CÁC HÌNH 48
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 49
4
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:
Ngay từ xa xưa, con người đã biết rằng ngoài những món ăn như thịt
cá, cơ thể luôn cần các chất từ rau quả tươi. Sự thiếu hụt những chất này sẽ
gây hại cho sức khỏe và dẫn đến bệnh tật, thể hiện rõ nhất ở những người đi
biển lâu ngày. Tuy nhiên, lúc ấy chưa ai hiểu rõ tại sao.
Năm 1912, sau một thời gian dài nghiên cứu các bệnh như beri-beri,
scorbut và nhiều bệnh suy dinh dưỡng khác, Casimir Funk mới phát hiện ra
vitamin. Cũng chính ông là người sau này đã khẳng định vai trò của vitamin
C trong việc phòng chống bệnh scorbut. Mãi đến năm 1920, Jack
Drummond mới xác định “yếu tố phụ cần thiết cho sự sống” không phải là
amine như Funk tưởng và đề nghị bỏ chữ “e” để tránh gây sự ngộ nhận về
tính chất hóa học. Từ đó, thuật ngữ “vitamin” được chính thức sử dụng trong
y văn
Ngày nay con người đã không ngừng nghiên cứu để tìm hiểu vai trò
của vitamin trong cuộc sống và 13 loại vitamin khác nhau đã được con
người biết đến,chúng là các chất cần thiết cho sự tăng trưởng bình thường
của con người và nhiều loại động vật.Tuy nhiên con người vẫn không hiểu
hết được vai trò của các loại vitamin đó đôi khi còn lạm dụng nó gây ra các
hậu quả khôn lường .
Chính vì vậy,chúng ta cần phải tìm hiểu toàn bộ vai trò của các
vitamin đối với cuộc sống, đặc biệt là các vitamin tan trong dầu hầu như ít
được biết đến hơn các vitamin tan trong nước.Nội dung của bài tiểu luận này

sẽ cho chúng ta thấy được một cái nhìn tổng quan về: “Vai trò của các
vitamin A, D, E, K ”, tức là vai trò của các vitamin tan trong dầu đối với
con người và động vật, trong các lĩnh vực của cuộc sống con người.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một cách đầy đủ và đi sâu tìm hiểu về vai trò của vitamin
A, D, K, E đối với con người và động vật, vai trò của chúng trong các lĩnh
vực của cuộc sống con người, tìm hiểu tác hại khi lạm dụng vitamin quá
mức cho phép.Sau đó đưa ra các biện pháp sử dụng vitamin hợp lí để chúng
phát huy vai trò của mình.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về lịch sử ra đời, hình thái cơ bản về cấu trúc phân tử
của vitamin A, D, K, E
5
- Nghiên cứu về tình hình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước
về vitamin A, D, K, E
- Nghiên cứu các sản phẩm chứa nhiều vitamin A, D, K, E
- Vai trò của vitamin A, D, K, E đối với con người
- Vai trò của vitamin A, D, K, E đối với động vật
- Vai trò của vitamin A, D, K, E trong các lĩnh vực: thực phẩm, môi
trường,…
- Nghiên cứu tác hại của việc lạm dụng quá mức vitamin.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Sơ lược về vitamin A, D, E, K
Như tên gọi của chúng, các vitamin này các phân tử kỵ nước và không
phân cực , chúng đều được cấu tạo từ các đơn vị isoprene có 5 carbon.
Một cách tổng quát, các vitamin tan trong dầu được hấp thụ theo cùng một
phương thức với các chất béo. Sau khi được hấp thụ, chúng được vận
chuyển đến gan và được giữ lại ở gan( vitamin A, D, K) hoặc giữ trong các
mô mỡ( Vitamin E).

Hình : Đơn vị Isoprene
Các Vitamin này sau đó được vận chuyển vào máu nhờ vào các
lipoprotein vì chúng không trực tiếp hòa tan trong huyết tương của máu. Các
vitamin tan trong dầu không được loại thải ra ngoài theo đường tiết niệu mà
theo một con đường tương tự như mật và được lọai thải ra ngoài qua phân.
Do cơ thể động vật có thể dự trữ lượng vitamin tan trong dầu dư thừa
nên một lượng lớn vitamin A và D có thể mang độc tính
2.1.1. Vitamin A (AXEROPTHOL):
Vitamin A, hay còn gọi là retinol tồn tại trong tự nhiên gồm 2 dạng.
Thứ nhất là retinol - dạng hoạt động của vitamin A, được đồng hoá trực
tiếp bởi cơ thể.
6
Dạng thứ hai là tiền vitamin A, được biết đến nhiều dưới tên bêta-
caroten. Tiền chất này được chuyển hoá bởi ruột thành vitamin A để cơ thể
có thể sử dụng.
 Tính chất
Tan trong nước, tan tốt trong các dung môi của lipit, ete, ethanol…
Bền trong điều kiện yếm khí, bền với acid và kiềm ở nhiệt độ không quá
cao.
Dễ bị oxy hóa bởi oxy kông khí, ánh sáng làm tăng quá trình oxy hóa
vitamin A.
Tính chất của vitamin A (tt)
Dưới tác dụng của enzyme dehyrogenase thì retinol chuyển sang dạng
retinal.
Phản ứng với SbCl3 cho phức chất màu xanh.
Phản ứng với H2SO4 cho phức chất màu nâu
Hình 2.1.1. Các dạng cấu tạo vitamin A
7
Hình : 2.1. 2. Beta- Carotene
2.1.2. Vitamin D


(CHOLECALCIFEROL):
Vitamin D là một nhóm các secosteroids tan trong chất béo, hai hình
thức chủ yếu sinh lý có liên quan trong đó là vitamin D2 (ergocalciferol) và
vitamin D3 (Cholecalciferol).
Vitamin D không có một chỉ số dùng để chỉ một trong hai D2 hoặc
D3 hoặc cả hai. Vitamin D3 được sản xuất trong da của động vật sau khi tiếp
xúc với ánh sáng cực tím B từ các nguồn mặt trời hay nhân tạo, và xảy ra tự
nhiên trong một phạm vi nhỏ của các loại thực phẩm. Ở một số nước, thực
phẩm chủ lực như bột mì, sữa và bơ thực vật được nhân tạo tăng cường với
vitamin D, và nó cũng có sẵn như là một bổ sung ở dạng thuốc viên.
8
Hình 2.2. Các dạng cấu tạo vitamin D
2.1.3. Vitamin E (TOCOPHEROL):
Vitamin E được khám phá vào năm 1922 khi các nhà khoa học phát
hiện thấy chuột cống được nuôi dưỡng với một chế độ ăn thiếu Vitamin E sẽ
nảy sinh các vấn đề liên quan đến sinh sản. Khi Vitamin E được công nhận
như là một hợp chất có tác dụng phục hồi khả năng sinh sản, các nhà khoa
học đặt cho nó tên hóa học là tocopherol, từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “sinh
con”.
Vitamin E là một Vitamin tan trong dầu, trong thiên nhiên gồm 8 dạng
khác nhau của 2 hợp chất: tocopherol và tocotrienol. Trong thực vật,
tocopherol được phân phối rộng rãi nhất, có cấu trúc vòng với một chuỗi dài
bão hòa bên cạnh. Tocopherol gồm 4 dạng: alpha-, beta-, gamma-, và delta-,
chúng được phân biệt bằng số và vị trí nhóm methyl trên vòng. Alpha
tocopherol là thành phần có hoạt tính sinh học nhiều nhất của Vitamin E.
Tocotrienol cũng có 4 dạng, alpha-, beta-, gamma-, và delta-, được phân biệt
với tocopherol nhờ chuỗi bên cạnh bất bão hòa. Cũng còn được gọi dưới tên
isoprenoid, các tocotrienol ít được phân bố rộng rãi trong thiên nhiên.
Dạng thiên nhiên của Vitamin E, dưới tên gọi RRR-alpha-tocopherol

(trước đây được gọi là d-alpha-tocopherol) được tìm thấy từ dầu thực vật và
là một đồng phân lập thể đơn lẻ. Dạng có nguồn gốc tổng hợp của Vitamin E
chính là tất cả các racemic-alpha-tocopherol, là một hỗn hợp gồm 8 đồng
phân quang học. Cả hai dạng tự nhiên lẫn dạng tổng hợp của Vitamin E đều
9
có cùng một công thức phân tử, nhưng khác nhau về cấu trúc trong không
gian 3 chiều. Các cơ quan và các mô trong cơ thể, bao gồm phổi, gan, tế bào
hồng cầu, huyết tương và não ưu tiên thu nhận Vitamin E nguồn gốc tự
nhiên hơn so với Vitamin E nguồn gốc tổng hợp.
Hình 2.3. Dạng công thức cấu tạo alpha-tocopherol của vitamin E
2.1.4. Vitamin K (PHYTONADIONE):
Vitamin K (K từ “Koagulations-Vitamin” trong tiếng Đức) là một
nhóm vitamin tan trong chất béo, kỵ nước, là vitamin cần thiết cho quá trình
đông máu, có liên quan đến xương và sự trao đổi chất tế bào khác. Có 5
dạng vitamin K: đặt tên từ K
1
đến K
5
.
Vitamin K
1
còn được gọi là phylloquinone hoặc phytomenadione
(còn gọi là phytonadione).
Vitamin K
2
(Menaquinone, menatetrenone ) thường được sản xuất
bởi vi khuẩn trong ruột già. Cơ thể bị thiếu vitamin K trong trường hợp chế
độ ăn uống cực kỳ thiếu thốn, hoặc khi ruột đang bị hư hại nặng, là không
thể hấp thụ các phân tử, hoặc có thể sản xuất giảm bởi hệ thực vật bình
thường (như khi dùng kháng sinh dài ngày).

Có ba hình thức tổng hợp của vitamin K, vitamin K
3,
K
4,
và K
5,
được
sử dụng trong nhiều lĩnh vực bao gồm các ngành công nghiệp thức ăn vật
nuôi (vitamin K
3)
và ức chế sự tăng trưởng nấm (vitamin K
5).
Vitamin K
tham gia vào các phản ứng cacboxylate hóa của một số glutamate trong
protein để tạo thành gamma carboxyglutamate (viết tắt là GLA). Các GLA
rất cần thiết cho các hoạt động sinh học của con người:
10
- Đông máu: prothrombin (yếu tố II), yếu tiis VII, IX, X, protein C,
protein S, protein Z
- Trao đổi chất trong hệ xương: osteocalcin, (BGP)
- Mạch sinh học.
Hình 2.4. Công thức tổng quát của Vitamin E
2.1.5. Nguồn cung cấp vitamin A, D, E, K:
Vitamin A: Nguồn cung cấp vitamin A chủ yếu là thực phẩm có nguồn gốc
động vật như: gan, cá biển, bơ, sữa, trứng và từ các loại rau, củ, quả có
màu vàng và màu đỏ. Một số thực phẩm sau rất giàu vitamin A và beta-
caroten: gan gà, cà rốt, gan lợn, đu đủ chín, trứng vịt lộn, rau ngót, lươn, rau
dền, bí đỏ, dưa hấu, khoai lang…
Vitamin A còn có thể được tìm thấy ở nhiều loại cá béo và nhiều dầu như cá
thu, cá trích, cá anchovy. có thể bổ sung vitamin A bằng việc uống dầu gan

cá.
Những loại hoa quả có màu vàng và rau có lá xanh sẫm có chứa một
lượng tiền vitamin A rất nhiều – như beta-carotene.Vì vậy, trẻ con luôn được
dạy rằng chúng nên ăn những loại hoa quả và rau có màu sắc giống như màu
của đèn giao thông.
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A:
Cà rốt
Rau bó xôi
Củ cải xanh
Cải xoắn
Ngò tây
Ớt chuông (ớt Đà Lạt)
11
Mù tạc xanh
Rau diếp
Gan dê
Củ cải Thụy Sĩ
Khoai lang
Gan gà
Thịt bò
Trứng
Các sản phẩm làm từ sữa
Hình 2.5. Các loại thực phẩm chứa vitamin A
Vitamin D:
Chỉ có một ít nguồn thực phẩm có vitamin D.
Những nguồn có nhiều vitamin D là các loại thức ăn và uống có tăng cường
như sữa, nước đậu nành, và margarine. Hãy đọc nhãn trên các thực phẩm
này. Cá, gan, và lòng đỏ trứng là những nguồn thực phẩm duy nhất tự nhiên
có vitamin D.
12

Nếu không thường ăn các loại thực phẩm có nhiều vitamin D, có thể nghĩ
đến việc dùng thuốc bổ vitamin D. Đa số thuốc bổ đa vitamin đều có vitamin
D
Hình 2.6. Các loại thực phẩm chứa vitamin D
Vitamin E:
Trong thực phẩm, các nguồn phổ biến nhất chứa vitamin E là các loại
dầu thực vật như cọ dầu, hướng dương, ngô, đậu tương, ô liu. Các loại quả
kiên, hạt hướng dương, quả nhót gai (Hippophae spp.), dương đào
(Actinidia spp.) và mầm lúa mì cũng là các nguồn cung cấp vitamin E.
Các nguồn khác có hạt ngũ cốc, cá, bơ lạc, các loại rau lá xanh. Mặc
dù ban đầu vitamin E được chiết ra từ dầu mầm lúa mì, nhưng phần lớn các
nguồn bổ sung vitamin E tự nhiên hiện nay lại tách ra từ dầu thực vật, thông
thường là dầu đậu tương.
Hàm lượng vitamin E của một số nguồn như sau:
• Dầu mầm lúa mì (215,4 mg/100 g)
• Dầu hướng dương (55,8 mg/100 g)
• Quả phỉ (26.0 mg/100 g)
• Dầu óc chó (20,0 mg/100 g)
• Dầu lạc (17,2 mg/100 g)
• Dầu ô liu (12,0 mg/100 g)
• Lạc (9,0 mg/100 g)
• Cám mịn (2,4 mg/100 g)
• Ngô (2,0 mg/100 g)
• Măng tây (1,5 mg/100 g)
• Yến mạch (1,5 mg/100 g)
13
• Dẻ (1,2 mg/100 g)
• Dừa (1,0 mg/100 g)
• Cà chua (0,9 mg/100 g)
• Cà rốt (0,6 mg/100 g)

Hình 2.7. Các loại thực phẩm chứa Vitamin E
Vitamin K :
Các chủng loại rau xanh là nguồn chứa nhiều vitamin K nhất. 100-
gram cải xoăn nấu chín sẽ cung cấp 817 microgram vitamin K. Rau bina, củ
cải xanh, củ cải đường, rau cải xanh cũng chứa một lượng lớn chất dinh
dưỡng này.
Một số thực phẩm khác như xà lách trộn bằng bắp cải tươi có chứa 76
microgram. Mận chứa 60, kiwi chứa khoảng 40. Các sản phẩm khác như đậu
nành, nột đậu nành và đậu cũng chứa vitamin K.
Nguồn thực phẩm giàu vitamin K
-Rau bó xôi
-Cải xoăn
-Rau xanh Collard
-Củ cải Thụy Sĩ
-Củ cải tươi
14
-Cải bẹ xanh
-Cải bruxen
-Súp lơ
-Ngò tây
-Rau diếp
-Gan bò
Hình 2.8. Các lọai thực phẩm chứa vitamin K
2.2. Tình hình nghiên cúư trong và ngoài nước:
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ngày này, các vitamin tan trong mỡ đã biết như vitamin A, D, E và K.
Các vitamin tan trong nước bao gồm: B1, B2, PP, B6, pantothenic acid,
biotin, C, và B12.
Nhu cầu vitamin hằng ngày ước tính ở Mỹ bằng Bảng dinh dưỡng và
thực phẩm của Viện Hàn Lâm Khoa học quốc gia. Lượng khuyến nghị trong

chế độ ǎn (RDA) được xác lập đối với nam và nữ ở những lứa tuổi khác
nhau và được sửa đổi định kỳ kể từ nǎm 1941. Tài liệu về RDA cũng bàn
đến những hợp chất không được chứng minh là thiết yếu cho con người. Các
hợp chất này được phân thành 4 nhóm:
(1) Một số chất cần thiết cho một số động vật nhưng không cần thiết
cho con người (ví dụ: niken, vanadi và silic).
(2) Các hợp chất tác động như yếu tố tǎng trưởng đối với các dạng
sống thấp hơn (ví dụ acid para-aminobenzoic, carnitine, và acid
pimelic).
(3) Các hợp chất có trong thực phẩm nhưng có hoặc không có tác
dụng dược lý.
(4) Các hợp chất có tác dụng dinh dưỡng chưa được chứng minh trên
cơ sở khoa học (ví dụ., acid pangamic, laetrile). Các loại sau này bao
gồm hợp chất thường được tǎng cường bằng công nghiệp thực phẩm y
tế.
.
15
BS Adrian R. Martineau, từ Đại học Mary Queen ở London, Anh, và các
đồng nghiệp cho biết “vitamin D được sử dụng để điều trị lao trong kỷ
nguyên trước khi có kháng sinh và các chất chuyển hóa của nó gây miễn
dịch kháng trực khuẩn lao trong ống nghiệm. Các thử nghiệm lâm sàng
nghiên cứu tác động của bổ sung vitamin D với chuyển biến nuôi cấy đờm là
chưa có.”
Ở London, 146 người trưởng thành bị lao phổi, dương tính với xét
nghiệm đờm, được phân ngẫu nhiên cho dùng 2,5mg vitamin D3 hoặc giả
dược khi bắt đầu nghiên cứu và ở các ngày thứ 14, 28 và 42 ngay sau khi bắt
đầu dùng phác đồ chuẩn để điều trị lao phổi.
Kết quả chính của nghiên cứu là thời gian từ khi bắt đầu liệu pháp
kháng khuẩn tới khi chuyển biến nuôi cấy đờm. Để xác định tác động của
kiểu di truyền thụ thể vitamin D về đáp ứng với vitamin D3, bệnh nhân có

kiểu di truyền đối với nhiều hình thái TaqI và FokI của thụ thể vitamin D, và
các phân tích tương tác được tiến hành.
Ian Jarrold, Giám đốc nghiên cứu của Quỹ Phổi Anh cho biết: “Các
kết quả của nghiên cứu này cho thấy triển vọng lớn trong việc đẩy nhanh
điều trị lao phổi bằng kháng sinh cho những bệnh nhân dễ hấp thụ vitamin
D. Quá trình điều trị hiện nay là rất dài và có thể là rất tốn kém vì thế bất kỳ
tiến bộ nào đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu y học về căn bệnh này đều
được chào đón để cải thiện các kết quả cho bệnh nhân.”
Trong 126 bệnh nhân có liên quan trong phân tích hiệu quả ban đầu,
62 người được phân ngẫu nhiên dùng liệu pháp bổ sung vitamin D, 64 người
dùng giả dược. Tại thời điểm 56 ngày, đo nồng độ vitamin D 25-hydroxy
huyết thanh là 101,4 nml/L ở nhóm dùng vitamin D và 22,8 nml/L ở nhóm
dùng giả dược (95% CI cho khác biệt là 68,6-88,2 nml/L; p<0,001).
Trong nhóm can thiệp, trung vị thời gian chuyển biến nuôi cấy đờm là
36 ngày so với 43,5 ngày ở nhóm dùng giả dược (HR sau hiệu chỉnh =1,39;
95% CI là 0,90–2,16; p=0,14).
Kiểu di truyền TaqI, chứ không phải là kiểu di truyền FokI, làm thay
đổi đáng kể tác dụng của bổ sung vitamin D đến thời gian chuyển biến nuôi
cấy đờm (p đối với sự tương tác = 0,03 đối với TaqI, 0,85 với FokI). Chỉ
những bệnh nhân có kiểu di truyền tt của TaqI là có tăng đáp ứng với bổ
sung vitamin D (HR=8,09; 95% CI là 1,36 – 48,01; p=0,02). Kiểu di truyền
này chỉ thấy ở 8% số bệnh nhân (5 người) trong nhóm bổ sung vitamin D và
11% số bệnh nhân (7 người) trong nhóm dùng giả dược.
Các tác giả nghiên cứu cho biết: “sử dụng 4 liều vitamin D3 2,5mg
làm tăng nồng độ hydroxyvitamin D -25 huyết thanh ở bệnh nhân đang được
điều trị lao phổi tích cực. Vitamin D không ảnh hưởng đáng kể thời gian
chuyển biến nuôi cấy đờm trong toàn bộ quần thể nghiên cứu, song nó đẩy
16
nhanh rõ chuyển biến nuôi cấy đờm ở những bệnh nhân mang kiểu di truyền
tt đa hình thái của thụ thể vitamin D TaqI”.

Các hạn chế của nghiên cứu này bao gồm nồng độ hydroxyvitamin D–
25 huyết thanh >75nml/L không thể đạt được ở tất cả những bệnh nhân
trong nhóm can thiệp và thời gian theo dõi bị giới hạn tới 56 ngày.
Trong bài nhận xét được đăng cùng, TS Reinhold Vieth, từ Đại học
Toronto ở Canada, yêu cầu phải có dữ liệu dựa trên bằng chứng hiện nay,
chứ không chỉ là các thử nghiệm ngẫu chọn, bệnh chứng đánh giá điều trị,
qua đó mới xác lập được các hướng dẫn dinh dưỡng và chính sách sức khoẻ
cộng đồng về vitamin D cho phòng ngừa nhiễm lao ẩn.
TS. Vieth cho biết: “Yêu cầu do Viện Y khoa đưa ra không có gì khác
ngoài chứng cứ chuẩn, cao nhất và thuyết phục nhất nhằm tránh mất một
thập kỷ nữa khỏi sự trì trệ trong giải quyết tình trạng thiếu vitamin D ở bệnh
nhân bị lao, bởi lẽ biện pháp phòng ngừa đơn giản, an toàn đã rõ từ 10 năm
trước.
Các chính sách y tế và y học dựa trên bằng chứng cần dựa trên không chỉ
các thử nghiệm ngẫu chọn, vốn dường như không hiệu quả cho phòng ngừa
phần lớn các bệnh. Chính sách dựa trên bằng chứng cần mang tính thực tiễn
và cần khai thác tốt hơn các loại bằng chứng khác nhau hiện có.”
Theo một nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu
Não bộ Queensland, Úc thực hiện, trẻ em sơ sinh bị thiếu vitamin D khi
trưởng thành có nguy cơ bị mắc chứng tâm thần phân liệt cao gấp hai lần so
với những đứa trẻ bình thường khác.
Có lẽ có mối liên hệ giữa lượng ánh sáng mặt trời, lượng vitamin D và sự
phát triển não bộ ở trẻ em. (Nguồn ảnh: iStockphoto)
Giáo sư John McGrath thuộc Viện Nghiên cứu Não bộ cho rằng mối
liên hệ giữa ánh sáng mặt trời, vitamin D và sự phát triển của não bộ đã
được quan tâm đến từ rất lâu và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự
thiếu hụt vitamin D trong cơ thể dễ dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tâm
thần phân liệt.
Nghiên cứu trên được thực hiện ở Đan Mạch, nơi hiện tượng thiếu vitamin
D khá phổ biến. Theo các nhà khoa học, nếu vitamin D có liên quan tới

chứng tâm thần phân liệt thì nó có thể giúp lí giải nguyên nhân của 40% số
ca bị mắc bệnh. Như vậy, vai trò của vitamin D lớn hơn rất nhiều so với
những gì họ nhận biết được từ trước đến nay.
17
Cũng giống như bệnh đa xơ cứng, bệnh tâm thần phân liệt có xu hướng phổ
biến hơn ở các vùng cách xa xích đạo. Nếu sinh vào mùa đông hay mùa
xuân, trẻ có thể sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn. Đó là một trong
những lí do đã khiến các nhà nghiên cứu nghĩ đến vai trò của vitamin D.
Mặc dù cách đơn giản nhất để bổ sung lượng vitamin D cho cơ thể là tăng
cường thời gian phơi nắng nhưng hiện các nhà khoa học vẫn chưa thể xác
định rõ liệu có phải ở những nước có nhiều ánh nắng mặt trời như Úc thì số
ca mắc chứng tâm thần phân liệt thấp hơn hay không.
“Chúng tôi chưa có các số liệu đáng tin cậy về vấn đề này. Tuy nhiên,
một số dữ liệu thống kê cho thấy Úc có tỉ lệ mắc chứng bệnh này thấp hơn”,
Giáo sư McGrath cho biết.
Các nhà khoa học cũng cho rằng tâm thần phân liệt - căn bệnh vốn
đang gây ảnh hưởng tới gần 200 ngàn người Úc này hoàn toàn có thể phòng
tránh được.
Chưa đủ thuyết phục
Giáo sư Ian Hickie từ Viện Nghiên cứu Não bộ và Trí tuệ tại Sydney cho
biết ông không cảm thấy ngạc nhiên trước kết quả nghiên cứu trên. Mặc dù
vậy ông cũng cho rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu khác để có thể đưa ra
kết luận chắc chắn hơn về mối liên hệ giữa vitamin D và chứng tâm thần
phân liệt cũng như tác dụng của việc bổ sung các thực phẩm có chứa hàm
lượng vitamin D cao cho trẻ em trong giai đoạn ấu thơ và thiếu niên trong
việc giảm thiểu nguy cơ căn bệnh này.
Theo Giáo sư McGrath, các loại thuốc bổ sung vitamin D đã phát huy
hiệu quả trong việc phòng bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, ông tán đồng
quan điểm cho rằng hiện nay, mối liên hệ giữa hiện tượng thiếu vitamin D
và bệnh tâm thần phân liệt mới chỉ được dựa theo các số liệu thống kê và

chúng chưa đủ thuyết phục.
“Thời gian điều trị và kết quả mang lại có thể cách nhau tới 20 – 30
năm. Đầu tiên, các nhà khoa học cần điều trị cho những phụ nữ mang thai,
sau đó họ phải chờ đợi bọn trẻ lớn lên để theo dõi xem chúng có bị mắc
chứng tâm thần phân liệt hay không. Vì vậy, đây là một quá trình nghiên cứu
đầy khó khăn và có lẽ phải cần tới vài thập kỉ nữa mới có thể thu được
những kết quả đáng tin cậy,” ông nhận định.
Theo ông, nhiều nghiên cứu khác cho rằng vitamin D có lợi cho sự
phát triển xương ở trẻ sơ sinh, vì vậy, có lẽ những phụ nữ mang thai cần
được khuyến cáo bổ sung vitamin D để có thể hạn chế căn bệnh này và giảm
số ca mắc bệnh trong những thập kỉ tới.
Có nên phơi nắng nhiều?
18
Mặc dù vitamin D có nhiều tác dụng tích cực nhưng giáo sư Hickie
cảnh báo mọi người không nên phơi nắng quá lâu bởi điều đó có thể khiến
gia tăng nguy cơ bị ung thư da.
Ông cho biết trên thực tế tại Úc, tỉ lệ bệnh nhân bị các khối u ác tính
và ung thư da khá cao. Hiện tượng này liên quan trực tiếp tới việc tiếp xúc
với ánh nắng mặt trời, đặc biệt trong thời thơ ấu. Bên cạnh đó, có lẽ ở một số
khu vực hoặc với một số cá nhân, việc thiếu hụt vitamin D, đặc biệt là với
những phụ nữ mang thai, có thể khiến gia tăng ra nguy cơ bị mắc bệnh tâm
thần phân liệt sau này.
Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã được bổ sung lượng vitamin D cần thiết thì
vẫn còn nhiều yếu tố khác cũng có thể gây ra nguy cơ mắc chứng tâm thần
phân liệt, bao gồm yếu tố di truyền, căng thẳng hoặc sự mất cân bằng hóa
chất trong não.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nuớc:
NHỮNG BƯỚC TIẾN MỚI TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU
VITAMIN
Do cơ thể không thể tự tổng hợp được vitamin (ngoại trừ khi tắm,

phơi nắng thích hợp để biến tiền vitamin D thành vitamin D), nên ta phải ăn
uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất để được cung cấp đủ vitamin. Nếu
hàng ngày, ăn uống đầy đủ chất, với 600g thức ăn ta sẽ được cung cấp
khoảng 1g vitamin.
Hiện nay, việc nghiên cứu về tác dụng của vitamin đã có nhiều bước
tiến mới. Ngoài chức năng dinh dưỡng, nhiều công trình khoa học còn ghi
nhận chức năng sinh hóa mới của một số vitamin; Như vitamin K có thêm
chức năng tham gia chuyển hóa calci, vitamin D tham gia vào chức năng
miễn dịch (tức sự đề kháng) của cơ thể, vitamin B6 tham gia điều hòa các
chất sinh học có cấu trúc steroid (như hormone sinh dục) v.v Ðặc biệt, có 3
vitamin được công nhận có tác dụng chống oxy hóa là vitamin C, vitamin E,
beta-caroten (tức tiền vitamin A). Ðây là những vitamin có thể vô hiệu hóa
các gốc tự do (là các chất có hại cho cơ thể) giúp bảo vệ tế bào, mô, phòng
ngừa một số bệnh, làm chậm quá trình lão hóa.
Việc hấp thu hằng ngày các liều vitamin có đặc điểm chống oxy hóa
cao hơn tiêu chuẩn RDA có thể thực sự có tác dụng bảo vệ chống nhồi máu
cơ tim. Tuy nhiên dữ liệu có sức thuyết phục nhất đối với vitamin E từ các
thử nghiệm ngẫu nhiên đã hạn chế tiến hành các nghiên cứu dịch tễ nhóm
19
sớm hơn. Lợi ích của beta-caroten trên nguy cơ nhồi máu cơ tim được hạn
chế ở người hút thuốc lá. Vitamin C chỉ làm giảm nguy cơ ở nghiên cứu
nhóm. Bác sĩ lâm sàng cũng nên xem xét những người dùng vitamin chống
oxy hóa trong các nghiên cứu này là những người ít hút thuốc có tǎng huyết
áp, tập luyện thường xuyên hơn và uống nhiều rượu hơn.
Mặt hạn chế việc sử dụng vitamin trong nước Việt Nam
Ở nước ta, chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về tình trạng thiếu
vitamin D trong cộng đồng. Ngày nay, nhiều người có lẽ do muốn giữ làn
da trắng, nên người ta thường bao kín mít tay, chân, mặt để … chống nắng.
Thói quen này có thể dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D trong cơ thể nghiêm
trọng. Nếu các nghiên cứu trong vùng là những tín hiệu, chúng ta có thể

đoán rằng tỉ lệ thiếu vitamin trong dân số cũng khoảng 40%.
Con người tiến hóa từ Phi châu. Thời tiền sử, trong quá trình tiến hóa,
con người không mặc quần áo, và ánh nắng mặt trời là nguồn vitamin D.
Nhưng trong vòng hai thế kỉ qua, con người thay đổi môi trường làm việc,
ngồi trong văn phòng tránh ánh nắng mặt trời, indoors, lái xe, và gần đây
nhất là bào chế những loại kem chống nắng. Tất cả những phát triển này có
hiệu quả làm giảm hàm lượng vitamin D trong cơ thể. Do đó, không ngạc
nhiên khi thấy rất nhiều người hiện nay thiếu vitamin D. Không chỉ “thiếu”,
mà còn “rất thiếu”.
Ở nước ta, các bệnh truyền nhiễm vẫn còn là một trong những nguyên
nhân tử vong hàng đầu. Ngoài bệnh truyền nhiễm, các bệnh liên quan đến
“xã hội hiện đại” như tim mạch, tai biến mạch máu não, ung thư, viêm khớp,
loãng xương, đái tháo đường… càng ngày càng tăng. Tất cả các bệnh này
đều liên quan đến vitamin D. Thật ra, hầu như không một bệnh mãn tính
nào mà không có liên hệ với vitamin D! Trong một hội nghị về vitamin D
diễn ra ở Mĩ vào năm ngoái, một chuyên gia hàng đầu cho rằng y học thế
giới đang ở trong một “kỉ nguyên vitamin D”.
Trong kỉ nguyên vitamin D, vẫn còn một loạt câu hỏi cần được đặt ra
và cần nghiên cứu thêm ở nước ta. Những câu hỏi thông thường nhất là: có
bao nhiêu người Việt trong tình trạng thiếu vitamin D, nồng độ vitamin D
bao nhiêu là tối ưu cho người Việt, mối liên hệ giữa các bệnh nhiễm trùng,
dịch tả và vitamin D như thế nào, tại sao trẻ em ở thôn quê phơi nắng ít bị
cảm cúm so với trẻ em ở thành thị, v.v… Giải đáp cho những câu hỏi này
chẳng những làm sáng tỏ vai trò của vitamin D trong việc phòng chống bệnh
20
tật và giảm tử vong trong cộng đồng, mà còn thể hiện một đóng góp quan
trọng cho y học quốc tế.
Tác dụng phụ: Vì thuốc được loại trừ nhanh qua thận, tuyến mồ hôi,
và các vị trí bài tiết khác, vitamin tan trong nước thường được coi là không
độc thậm chí khi dùng liều cao hơn liều sinh lý. Tuy nhiên, độc tính rất thay

đổi ở các vitamin tan trong nước. Với những mức liều lớn hơn RDA, niacin
có thể độc cho gan, ascorbic acid gây sỏi thận, và ngược lại pyridoxin liều
rất cao gây bệnh thần kinh ngoại biên.
Mặt khác, các vitamin tan trong mỡ có thể tích lũy nhanh đến các
nồng độ độc khi dùng với liều lớn hơn RDA. Gan có khả nǎng dự trữ
vitamin A rất cao và thậm chí với những liều vừa phải vitamin D dùng phối
hợp với chất bổ sung calcium có thể dẫn tới tǎng calci huyết nặng đủ gây
hôn mê. khuyến nghị rằng liều hấp thu vitamin hằng ngày được giới hạn tới
150% của RDA khi dùng bất kỳ một vitamin nào cho bệnh nhân mà chưa có
chỉ dẫn về liều điều trị.
2.3. Vai trò của vitamin A, D, E, K đối với cơ thể con người
2.3.1. Vai trò vitamin A:
Vitamin A có vai trò đặc biệt trong chức năng nhìn và cấu tạo da, cần
thiết cho sự tăng trưởng của thai nhi. Có vai trò quan trọng lên sự trưởng
thành của hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng.
- Thị giác: mắt được cấu tạo bởi các sắc tố có chứa vitamin A. Nó
được hấp thụ bởi luồng thần kinh được vận chuyển nhờ dây thần kinh thị
giác, tham gia vào chức năng tế bào hình que trong việc đáp ứng với ánh
sáng khác nhau, tham gia vào chức năng tế bào hình nón với chức năng phân
biệt màu sắc
- Các mô: Vitamin A kích thích quá trình phát triển của các biểu mô
như mô sừng, ruột và các con đường hô hấp. Nó cũng ảnh hưởng đặc biệt
đến da, kích thích sự liền sẹo và phòng ngừa các chứng bệnh của da như
trứng cá. Acid retinoic tham gia vào quá trình biệt hóa tế bào phôi thai, từ
những tế bào mầm thành những mô khác nhau của cơ thể như cơ, da và các
tế bào thần kinh.
- Sự sinh trưởng: có vai trò quan trọng trong sự phát triển tế bào của
con người, nó là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của phôi thai và
trẻ em. Chức năng phát triển của vitamin A là do acid retinoic đảm nhận.
- Hệ thống miễn dịch: do các hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của

cơ thể, vitamin A tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của con
người.
21
- Chống lão hoá: Vitamin A kéo dài quá trình lão hoá do làm ngăn
chặn sự phát triển của các gốc tự do.
- Chống ung thư: hoạt động kìm hãm của nó với các gốc tự do cũng
dẫn đến ngăn chặn được một số bệnh ung thư.
2.3.2 Vai trò của Vitamin D:
- Hình thành hệ xương: vitamin này tham gia vào quá trình hấp thụ
canxi và photpho ở ruột non, nó còn tham gia vào củng cố, tu sửa xương.
Cốt hóa răng: tham gia vào việc tạo ra độ chắc cho răng của con người.
- Chức năng khác: vitamin D còn tham gia vào điều hoà chức năng
một số gen. Ngoài ra, còn tham gia một số chức năng bài tiết cảu insulin,
hormon cận giáp, hệ miễn dịch, phát triển hệ sinh sản và da ở nữ giới.
- Vai trò chính của vitamin D là tăng hấp thu Canxi và photpho ở ruột
non. Nó cũng có tác dụng trực tiếp tới quá trình cốt hóa. Như vậy, vitamin D
là yếu tố chống còi xương và kiach thích sự tăng trưởng của cơ thể.ượng là
thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày
- Vitamin D3: Giúp cho việc chuyển hóa chất glucid thành năng
lượng; đóng góp vào sự phát triển của xương, giúp cho cơ thể phát triển bình
thường, ăn ngon miệng và không bị bệnh tê phù.
Dầu cá thu là nguồn vitamin D tốt nhất, sau đó là gan động vật, trứng,

Không nên xem nhẹ vai trò của vitamin D với cơ thể 15/12/2010 -
02:05 CH
Câu chuyện bổ sung vitamin D tưởng chừng đơn giản nhưng lại khá phức
tạp với nhiều người. Cũng như canxi, vitamin D có cơ chế hấp thụ riêng mà
nếu không nắm được cơ chế ấy thì dù có bổ sung nhiều vitamin D, cơ thể
cũng không hấp thu được. Có hai nguồn chủ yếu cung cấp canxi cho cơ thể:
Nguồn ngoại sinh (đưa từ bên ngoài vào): khi ăn các loại thức ăn giàu

vitamin D như gan động vật, sữa, dầu cá Nguồn vitamin hay được hấp thu
ở hỗng tràng và hồi tràng nhờ có vai trò của mật. Tuy nhiên, vitamin D
không có nhiều trong thức ăn như những loại vitamin khác.
Nguồi nội sinh (cơ thể tự tổng hợp): vitamin D được tổng hợp từ quá
trình tắm nắng của con người. Khi ánh nắng chiếu vào chất tiền vitamin D ở
dưới da, nó sẽ được biến đổi thành vitamin D3. Tuy vậy, dường như cách bổ
sung vitamin D này thường bị chúng ta bỏ qua.
2.2.3. Vai trò của vitamin E:
- Ngăn ngừa lão hoá: do phản ứng chống oxy hoá bằng cách ngăn chặn
các gốc tự do mà vitamin E có vai trò quan trọng trong việc chống lão hoá.
22
chưa có chứng cứ khoa học chính xác để chứng minh vitamin E có thể kéo
dài tuổi thọ.
- Vitamin E là một loại chất chống oxy hoá rất mạnh, bảo vệ tế bào
khỏi tổn thương. Do vitamin E phòng chống được ô xy hoá, tức là cũng có
thể “tiêu trừ” được những tổn thương do chất mỡ ô xy hoá gây ra.
- Ngăn ngừa ung thư: kết hợp với vitamin C tạo thành nhân tố quan
trọng làm chậm sự phát sinh của một số bệnh ung thư.
Vitamin E thần dược cho đàn ông nên chú ý đến một chế độ dinh dưỡng
giàu vitamin E - vũ khí số một chống lại 2 căn bệnh ung thư điển hình của
nam giới là tiền liệt tuyến và bàng quan
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch: vitamin E làm giảm các cholestrol xấu và
làm tănng sự tuần hoàn máu nên làm giảm nguy cơ mắc các bênh tim mạch.
- Hệ thống miễn dịch: kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động bình
thường bằng việc bảo vệ các tế bào.
2.3.4 Vai trò của Viatmin K
- Chức năng quan trọng nhất của vitamin này trong cơ thể là cục máu
đông. Nó cũng giúp duy trì sức khỏe của xương để giảm nguy cơ loãng
xương và chuyển hóa thận.
- Xơ hóa động mạch: Vitamin K2 đặc biệt giữ không cho canxi và

phospho lắng đọng vào động mạch chủ và làm đảo nghịch hiệu quả của thức
ăn không tốt cho tim. Vitamin K dường như dừng quá trình vôi hóa và cứng
thành mạch máu.
- Vitamin K ngăn ngừa các cục máu đông: do dự phòng lắng đọng tiểu
cầu, một quá trình khác với đông máu. Lắng đọng tiểu cầu là do stress ôxy
hoá và gốc tự do.
-Vitamin K có tác dụng chống ôxy hóa mạnh. Một số nghiên cứu chỉ ra
rằng vitamin K mạnh hơn vitamin E trong việc lọc sạch các gốc tự do. –
- Một nghiên cứu trên động vật bị stress ôxy hóa, vitamin K có tác dụng
bảo vệ gan khỏi các gốc tự do.
Trong nghiên cứu khác, vitamin K hiệu quả tới 80% so với vitamin E
trong dự phòng ôxy hóa linoleic acid (một acid béo không no). Do vậy
vitamin K phòng ngừa tổn thương tế bào do bị ôxy hóa bởi các gốc tự do.
Một cơ chế thú vị khác là vitamin K cũng đóng vai trò hoạt hóa hai
yếu tố đảo ngược sự đông máu là protein S và C. Các nghiên cứu chứng tỏ
rằng thiếu hụt protein S và C cũng có thể làm máu đông.
2.4. Vai trò của vitamin A, D, E, K đối với động vật
2.4.1. Vai trò của vitamin A
23
Trong cơ thể gia súc, vitamin A được dự trữ trong gan. Vitamin A có 2
vai trò:
- Vai trò thứ nhất là chúng tham gia vào chức năng thị giác;
- Vai trò thứ hai của Vitamin A là tham gia vào thành phần và chức
năng bảo vệ của các biểu mô cũng như màng các sợi cơ.
- Trong chăn nuôi heo nái nếu thiếu vitamin A nghiêm trọng cũng xảy
ra hiện tượng tiêu thai, sảy thai hoặc đui mù ở heo con.
Ở gia cầm nếu không đủ Vitamin A trong khẩu phần, sẽ làm giảm tỷ lệ ấp
nở. Cho heo nái ăn đủ thức ăn xanh, gia cầm ăn đủ bắp vàng, bột cỏ, dầu cá
sẽ khắc phục được tình trạng thiếu hụt vitamin A
2.4.2. Vai trò của vitamin D

Vitamin D có nhiều trong lòng đỏ trứng, gan cá thu. Ở động vật có vú
Vitamin D
2
và Vitamin D
3
đều có cùng hoạt tính chống còi xương.
Các dẫn xuất vitamin D còn tham gia vào quá trình điều tiết canxi và
phốt pho trong máu và kích thích sự hoà tan của khoáng trong xương để
chuyển vào máu, ở thận nó nâng cao sự tái hấp thu phốt pho ở ống thận.
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt vitamin D trong chăn nuôi người ta
thường bổ sung một lượng bột cá, dầu gan cá hoặc vitamin công nghiệp vào
thức ăn của chúng
2.4.3. Vai trò của vitamin E
-Vitamin E được tìm thấy ở rất nhiều loại thức ăn có nguồn gốc thực vật
nhất là giai đoạn còn non
-Người ta nhận thấy Vitamin E có 2 chức năng sinh học chính:
- Chúng là chất oxy hoá sinh học
-Vai trò thứ hai thì phong phú hơn đồng thời có liên quan đến chức năng
sinh sản cũng như của hệ cơ: trình oxy hóa, bảo vệ các hợp chất sinh
học và các acid béo chưa no, tạo điều kiện thuận lợi trao đổi Phospho,
glucid và protein, kích thích sự tạo thành các hoocmon thùy trước tuyến
yên, tăng cường sự hấp thu các vitamin A và D, giúp ổn định thành
mạch, màng tế bào của tuyến sinh dục
- Ngoài ra Vitamin E cũng tham gia vào quá trình hấp thu, vận chuyển và
trao đổi của các acid béo chưa no mạch dài cũng như tham gia vào quá
trình trao đổi các acid amin có chứa lưu huỳnh.
24
Thiếu Vitamin E sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển hoá sắt, thiếu
máu, giảm hàm lượng hemoglobin và giảm thời gian sống của hồng
cầu. Bổ sung thức ăn xanh tươi non là cách tốt nhất để hạn chế thiếu hụt

Vitamin E trong chăn nuôi
Hình 2.9. Vitamin E hầu như không có tác dụng phụ
khi sử dụng ở liều thông thường
2.4.4. Vai trò của vitamin K
-Vitamin K được phát hiện năm 1935. Vitamin K có mặt trong hầu hết các
loại lá xanh của cây cỏ làm thức ăn gia súc, chúng cũng có nhiều trong
bột cá, lòng đỏ trứng và gan.
-Vitamin K cũng được tổng hợp bởi vi khuẩn trong ống tiêu hoá của gia súc,
gia cầm
-Vitamin K là nhân tố quan trọng để giữ cho tốc độ đông máu bình thường
của cơ thể. Ở trâu, bò và heo trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường ít
khi có biểu hiện triệu chứng thiếu vitamin K;
-Trong khi đó ở gia cầm khi thiếu Vitamin K sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu
và bệnh chậm đông máu. Gà mái ăn khẩu phần ăn thiếu vitamin K sẽ
làm giảm tỷ lệ ấp nở và tăng tỷ lệ chết phôi. Nhu cầu hàng ngày về
vitamin K của gia cầm đang sinh trưởng từ 0 – 20 tuần tuổi là 0,5 mg ở
giai đoạn đang sinh sản là 5-10 mg cho cả gà trống và gà mái
2.5. Nhu cầu Vitamin A, D, E, K:
Vitamin A :
Nhu cầu vitamin A hàng ngày:
25

×