Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

dược học - đảng sâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.06 KB, 24 trang )


DƯỢC HỌC
ĐẢNG SÂM



Xuất xứ:
Bản Thảo Tùng Tân.
Tên Hán Việt khác:
Thượng đảng nhân sâm (Bản Kinh Phùng Nguyên), Liêu đảng, Đài
đảng, Giao đảng, Đại sơn sâm, Xuyên đảng sâm, Nam đảng, Nam sơn sâm,
Dã đảng-sâm, Chủng đảng sâm, Bạch đảng sâm, Hống đảng sâm, Sư tử bàn
đầu sâm, Phòng phong đảng sâm, Lộ đảng-sâm. Tây lộ đảng, Văn nguyên
sâm, Thượng đảng sâm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Trung linh
thảo (Thanh Hải Dược Tài), Hoàng sâm (Bách Thảo Kính), Liêu sâm, Tam
diệp thái, Diệp tử thảo (Trung Dược Đại Từ Điển), Lộ đảng, Đài đảng,
Phòng đảng, Sứ đầu sâm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tên khoa học:
Codonopsis pilosula (Franch) Nannf.
Họ khoa học:
Họ Hoa Chuông (Campanulaceae).
Mô tả:
Cây cỏ, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Rễ hình tru dàiï, đường
kính có thể đạt 1,5-2cm, phân nhánh, đầu rễ phình to có nhiều vết sẹo lồi của
thân cũ, thường chỉ có một rễ trụ mà không có rễ nhánh, càng nhỏ về phía
đuôi, lúc tươi màu trắng, sau khô thì rễ có màu vàng, có nếp nhăn. Thân mọc
thành từng cụm vào mùa xuân, bò trên mặt đất hay leo vào cây khác, thân
màu tím sẫm, có lông thưa, phần ngọn không lông. Lá mọc cách hình trứng
hay hình trứng tròn, đuôi lá nhọn, phần gần cuống hình tim, mép nguyên,
màu xanh hơi pha vàng, mặt trên có lông nhung, mặt dưới mầu trắng xám
nhẵn hoặc có lông rải rác, dài 3-8cm, rộng 2-4cm. Hoa màu xanh nhạt, mọc


riêng lẻ ở kẽ nách lá, có cuống dài 2-6cm, đài tràng hình chuông, gồm 5
phiến hẹp, 5 cánh có vân màu tím ở họng, lúc sắp rụng trở thành màu vàng
nhạt, chia làm 5 thùy, nhụy 5, chỉ nghụy hơi dẹt, bao phấn đính gốc. Quả bổ
đôi, hình chùy tròn, 3 tâm bì, đầu hơi bằng, có đài ngắn, lúc chín thì nứt ra.
Có nhiều hạt màu nâu nhẵn bóng.
Địa lý:
Tại Trung Quốc, cây Đảng sâm phần lớn cũng còn mọc hoang dại nơi
sản xuất chính hiện nay là ở tỉnh Tứ Xuyên, Cam Túc, Sơn Tây, Vân Nam,
Thiểm Tây, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Hồ bắc, Quý Châu, Hà Nam, Ninh
Hạ, Thanh Hải, Liêu Ninh.
Tuy nhiên trên thị trường các loại Đảng sâm thường được gọi chung
là:
1. Tây đảng sâm: Loài này sản xuất chính ở tỉnh Cam Túc (huyện
Dân, Lâm Đàn, Đan khúc), tỉnh Thiển Tây (Hán Trung, An Khang, Thương
Lạc), tỉnh Sơn Tây (khu Phổ Bắc, Phổ Trung) tỉnh Tứ Xuyên (Nam Bình).
2. Đông đảng sâm: Loài này chủ yếu sản xuất ở tỉnh Cát Lâm (khu tự
trị dân tộc Triều Tiên, Diên Biên, chuyên khu Thông Hóa), tỉnh Hắc Long
Giang (Khánh an, Thượng chi, Ngũ thường Tấn huyện), tỉnh Liêu Ninh
(Phong thành, Khoan điện).
3. Lộ đảng sâm: Sản xuất chính ở Sơn Tây huyện khu Phổ đông, Khốn
xá quan, Lê Thành), tỉnh Hà Nam (chuyên khu Tân Hương).
4. Điều đảng sâm: Nơi sản xuất chính là tỉnh Tứ Xuyên (Đạt huyện,
Vạn huyện, Thành khẩu), tỉnh Hồ Bắc (An Toàn, Lợi Xuyên), tỉnh Thiểm
Tây (Tín dương).
5. Bạch đảng sâm: Nơi sản xuất chính là tỉnh Quý Châu (khu Hoa
Tiết, An Thuận), tỉnh Vân Nam (Chiêu thông, Mỹ giang, Đại lý), tỉnh Tứ
Xuyên, (phía Tây Nam).
Ở Việt Nam, trong thời gian 1961-1985 viện Dược liệu đã phát hiện
Đảng sâm ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc, còn ở phía Nam, chỉ có ở khu vực
Tây nguyên. Vùng phân bố tập trung nhất ở các tỉnh Lai châu, Sơn la, Lào

cai, Hà giang, Cao bằng, Lạng sơn, Gia lai, Kon tum, Quảng nam, Đà nẵng,
Lâm đồng.
Thu hái, sơ chế:
Vào mùa đông, lúc cây đã úa vàng, rụng lá hoặc tới đầu xuân năm sau
lúc cây chưa đâm chồi nảy lộc là có thể thu hoạch. Tốt nhất là thu hoạch vào
nửa tháng trước sau tiết Bạch lộ, lúc này phẩm chất Đảng sâm tốt nhất, sản
lượng cao. Đào rễ phải dài sâu trên 0,7m, vì rễ rất dài, không làm trầy xát.
Rửa sạch đất cát, phân loại rễ to nhỏ để riêng.[Lộ đảng sâm thì chia ra làm 4
loại: gìa, to, vừa, nhỏ (gìa có đường kính trên 10mm, vừa có đường kính trên
7mm, nhỏ đường kính 5mm)] phơi riêng trên gìan từng loại đến lúc nào rễ
bẻ không gãy là đạt bó từng bó đem phơi. Làm vậy khi khô rễ vẫn mềm,
phẳng, vỏ không bị bong và cứng lại. Nhiều nơi lấy lạt hoặc chỉ xâu rễ thành
chuỗi ở đầu củ đem treo ở nơi thoáng gió, phơi khô rồi cuộn lại thành bó.
Phần dùng làm thuốc: Rễ.
Mô tả dược liệu:
1. Tây đảng sâm: Khô, nhiều chất đường, đầu và đuôi đều tròn, màu
vàng hay màu xám, thịt màu xám vàng, có vân tròn dạng phóng xạ, đường
kính 13mm trở lên không bị mọt, không bị móc, không lẫn rễ con.
2. Đông đảng sâm: Khô, chất đường tương đối ít, đầu và đuôi tròn ít
nếp nhăn, vỏ màu vàng xám hay màu nâu xám, thịt màu trắng vàng, thoáng
có vân tròn dạng phóng xạ, đường 10mm trở lên không có dầu tiết, không bị
sâu mọt, không bị biến chất.
3. Lộ đảng sâm: Khô, nhiều đường mềm rễ dài, vỏ màu vàng hay màu
vàng xám, thịt màu vàng nâu hay màu vàng, đường kính trên 10mm không
có dầu tiết, không bị sâu mọt, không bị biến chất.
4. Điều đảng sâm: Khô, có chất đường, hình trụ tròn, vỏ khô màu
vàng, thịt màu trắng hay màu vàng trắng, đường kính 12mm trở lên, không
có dầu tiết ra, không mọt và bị biến chất.
5. Bạch đảng sâm: Khô, tương đối cứng, ít đường, hình dạng rễ không
thống nhất, vỏ màu vàng xám hay màu trắng vàng, thô mập, đường kính

10mm trở lên, không bị sâu mọt.
Cách chung: rễ hình trụ, có khi phân nhánh, đường kính 0,5-2cm, bên
ngoài mầu vàng nâunhạt, trên có những rạch dọc ngang. Thứ to có đường
kính trên 1cm, khô, nhuận, thịt trắng ngà, vị ngọt dịu, không sâu mọt là tốt.
Bào chế:
+ Theo Trung quốc: Thu hái xong, phơi âm can, lăn se cho vỏ dính
vào thịt, khi dùng, sao với đất hoàng thổ hay với cám cho thuốc hơi vàng
xong bỏ đất hoặc cám chỉ lấy Đảng sâm (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Theo Việt Nam: Rửa sạch bụi bặm, ủ nước một đêm, hoặc đồ thấy
bốc hơi là được, khi mềm, bào mỏng 1-2 ly, tẩm nước gừng để khỏi nê Tỳ
và bớt hàn, thường có người sao qua để dùng (Phương Pháp Bào Chế Đông
Dược).
Bảo quản:
Đậy kín, tránh ẩm, cần để nơi thoáng gió, khô ráo để phòng sâu mốc
vì Đảng sâm rất dễ bị mọt. Có thể sấy hơi diêm sinh.
Thành phần hóa học:
+ Trong rễ Đảng sâm có: Sucrose, Glucose, Inulin, Alcaloid,
Scutellarein Glucoside (Trung Dược Học).
+ Furctose, Inulin (Thái Định Quốc, Trung Thaoe Dược 1982, 13
(10): 442).
+ CP1, CP2, CP3, CP4 (Trương Tư Cự, Trung Thảo Dược 1987, 18
(3): 98).
+ Glucose, Galactose, Arabinose, Mannose, Xylose, Rhamnose,
Syringin, N-Hexyl b-D-Glucopyranoside, Ethyl a-D-Fructofuranóide (Wan
Zhengtao và cộng sự, Sinh Dược Hcj Tạp Chí [Nhật Bản] 1988, 42 (4): 339).
+ Tangshenoside I (Hàn Quế Nhự, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí
1990, 15 (2): 105).
+ Choline (Quách Ác Kiện, Bắc Kinh Trung Y Học Viện Học Báo
1988, 11 (4): 43)
Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng tăng sức: Thực nghiệm cho thấy Đảng sâm có tác dụng
chống mỏi mệt và tăng sự thích nghi của súc vật trong môi trường nhiệt độ
cao. Thực nghiệm trên súc vật chứng minh rằng Đảng sâm có tác dụng trên
cả 2 mặt hưng phấn và ức chế của vỏ não. Thí nghiệm cho thấy dịch chiết
xuất thô của Đảng sâm có tác dụng làm tăng sự thích nghi của chuột nhắt
trong trạng thái thiếu dượng khí (do thiếu dưỡng khí ở tổ chức tế bào, do suy
tuần hoàn hoặc do làm tăng sự tiêu hao dưỡng khí ) thuốc đều có tác dụng
với mức độ khác nhau (Trung Dược Học).
+ Đối với hệ tiêu hóa: dịch của Đảng sâm làm tăng trương lực của hồi
tràng chuột Hà lan cô lập hoặc bắt đầu thì giảm, tiếp theo là tăng cường độ
co bóp lớn hơn, tần số lại chậm đi và thời gian kéo dài. Nồng độ thuốc tăng
lên thì trương lực cũng tăng theo. Dịch Đảng sâm có tác dụng đối kháng rõ
đối với chất 5-HT gây co bóp ruột nhưng đối với Ach gây co bóp ruột thì lại
không có tác dụng. Đảng sâm có tác dụng bảo vệ rõ rệt đối với 4 loại mô
hình gây loét bao tử ở súc vật [gây loét do kích thích, gây viêm, gây loét do
Acid Acetic, loét do thắt môn vị] (Trung Dược Học).
+ Đối với hệ tim mạch: Cao lỏng Đảng sâm và chiết xuất cồn tiêm
tĩnh mạch chó và thỏ gây mê có tác dụng hạ áp trong thời gian ngắn. Tiêm
tĩnh mạch dịch chiết xuất với liều lượng 2g/kg cho mèo gây mê có tác dụng
tăng cường độ co bóp của tim, tăng lưu lượng máu cho não, chân và nội
tạng. Truyền dịch Đảng sâm với tỉ lệ 1:1 20-25ml cho thỏ nhà choáng do
mất máu, có tác dụng nâng áp, áp lực trung tâm hạ, nhịp tim chậm lại, so với
tổ đối chiếu dùng Nhân sâm, Cam thảo, nhận thấy tác dụng nâng áp của
Đảng sâm cao hơn. Theo tài liệu ‘ Tiếp tục tác dụng đối với huyết áp của
Đảng sâm’ (Văn kiện nghiên cứu Trung dược, trang 536, 1965) thì tác dụng
hạ áp của Đảng sâm trên thực nghiệm súc vật là do tác dụng gĩan mạch
ngoại vi và tác dụng ức chế Adrenalin của thuốc gây nên (Trung Dược Ứng
Dụng Lâm Sàng).
+ Đối với máu và hệ thống tạo máu:
* Nước, cồn và nước sắc Đảng sâm đều có tác dụng làm tăng số

lượng hồng cầu, huyết sắc tố, làm giảm số lượng bạch cầu trong đó lượng
bạch cầu trung tính tăng còn lượng tế bào lâm ba lại giảm. Dịch tiêm Đảng
sâm tăng nhanh máu đông mà không có tác dụng tán huyết (Trung Dược
Học).
* Tiêm mạch máu dung dịch Đảng sâm 20% (4ml/1kg thể trọng)
hoặc cho uống (mỗi ngày 20g) đều thấy hồng cầu tăng lên, bạch cầu giảm
xuống (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
* Theo ‘Văn kiện nghiên cứu Trung dược’ (NXB khoa học 1965) thì
tác dụng bổ huyết của Đảng sâm là kết quả của chất Đảng sâm cùng với sự
cộng đồng tác dụng của chất đó với 1 thành phần nào đó trong lách ( Trung
Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Đối với huyết đường: năm 1934 Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên
Cao đã dùng Đảng sâm ngâm với cồn 70o trong 1 tháng. Lọc lấy cồn, bã còn
lại sắc với nước : 1kg Đảng sâm cho 200g cồn và 260g cao nước. Dùng cả 2
loại trên chế thành dung dịch 20%, 1 phần sau khi hấp tiệt trùng thì đem
tiêm, 1 phần cho lên men để loại hết các hợp chất Hydrat Carbon (như
đường) rồi mới tiêm, đồng thời lại dùng Đảng sâm chế thành thuốc cho
uống. Kết quả:
* Tiêm Đảng sâm vào con thỏ bình thường thấy lượng đường huyết
tăng lên. Tác giả cho rằng sở dĩ Đảng sâm làm tăng lượng đường huyết là
do thành phần Hydrat Carbon trong Đảng sâm vì khi tiêm hoặc cho uống
Đảng sâm đã cho lên men để loại chất đường thì đều không làm cho lượng
huyết đường tăng lên.
Tiêm thuốc Đảng sâm chưa lên men và đã lên men đều không thấy ức
chế được hiện tượng huyết đường tăng lên do tiêm dưới da dung dịch 10%
Diuretin (4ml/kg cơ thể) . Dựa vào quan điểm của Richter, Rose, Nishi và
Pollak cho rằng Diuretin gây cao huyết đường là do thần kinh giao cảm nên
Kinh Lợi Bân cho rằng Đảng sâm không ức chế được cao huyết đường do
nguồn gốc thần kinh (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Đối với huyết áp: Tiêm mạch máu dung dịch Đảng sâm 20% (chiết

xuất bằng nước và bằng rượu) cho thỏ và chó đã gây mê đều thấy hạ huyết
áp. Tác giả có tiêm dung dịch 4,8% Glucosa và đối chứng thì không thấy hạ
huyết áp, do đó tác giả cho rằng hiện tượng hạ huyết áp không liên quan đến
thành phần đường trong Đảng sâm. Tác giả cho rằng hiện tượng hạ huyết áp
là do gĩan mạch ngoại vi. Đảng sâm còn có tác dụng ức chế hiện tượng cao
huyết áp do Adrenalin gây ra: nếu lượng Adrenalin tiêm thì cao thì hiện
tượng ức chế kém, nếu lượng Adrenalin tiêm thấp thì hiện tượng ức chế
càng mạnh (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Tăng khả năng miễn dịch của cơ theå: dùng chế phẩm Đảng sâm
tiêm bụng, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chuột nhắt đều có tác dụng làm
tăng số lượng thực bào rõ rệt, thể tích tế bào tăng giả túc nhiều hơn, khả
năng thực bào cũng tăng. Các thành phần trong tế bào như DNA, RNA, các
Enzym, Acid được tăng lên rõ rệt. Nồng độ cao của Đảng sâm có tác dụng
ức chế sự phân liệt của tế bào lâm ba ở người, còn nồng độ thấp lại có tác
dụng tăng nhanh sự phân liệt (Trung Dược Học).
+ Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: cho chuột dùng Đảng sâm
với liều 6-7mcg/kg thấy có tác dụng ức chế. Tác dụng này bao gồm việc
giảm thời gian ngủ đặc biệt là giảm giấc ngủ của loại thuốc Barbituric
(Chinese Hebral Medicine).
+ Kháng viêm, hóa đàm, chỉ khái (giảm ho) (Trung Dược Ứng Dụng
Lâm Sàng).
+ Kháng khuẩn: Trên thực nghiệm ‘In Vitro’ thấy Đảng sâm có tác
dụng kháng khuẩn ở mức độ khác nhau đối với các loại vi khuẩn sau: Não
mô cầu khuẩn, Trực khuẩn bạch hầu, Trực khuẩn và Phó trực khuẩn đại
tràng, Tụ cầu khuẩn vàng, Trực khuẩn lao ở người (Trung Dược Học).
+ Ngoài ra, Đảng sâm còn có tác dụng làm hưng phấn tử cung cô lập
của chuột cống, phát triển nội mạc tử cung kiểu Progesteron mức độ nhẹ,
gây tăng trương lực cổ tử cung, tiết sữa ở súc vật mẹ cho con bú, nâng cao
Corticosterone trong huyết tương, nâng cao đường huyết ( Trung Dược Ứng
Dụng Lâm Sàng).

Tính vị:
. Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh Phùng Nguyên).
. Vị ngọt, tính bình, không độc (Bản Thảo Tái Tân ).
. Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ và túc thái âm [Phế và Tỳ] (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Vào kinh Tỳ, Phế (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Tỳ, Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
. Thanh Phế (Bản Thảo Phùng Nguyên).
. Bổ trung, ích khí, hòa Tỳ Vị, trừ phiền khát ( Bản Thảo Tùng Tân).
. Bổ trung, ích khi, sinh tân (Trung Dược Đại Từ Điển).
. Bổ trung ích khí, sinh tân chỉ khát (Trung Quốc Dược Học Đại Từ
Điển).
Chủ trị:
+ Trị Phế hư, ích Phế khí (Cương Mục Bổ Di).
+ Trị Tỳ Vị hư yếu, khí huyết đều suy, không có sức, ăn ít, khát, tiêu
chảy lâu ngày, thoát giang (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trị trung khí suy nhược, ăn uống kém, ỉa chảy do tỳ hư, vàng da do
huyết hư, tiêu ra máu, rong kinh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị thiếu máu mạn, gầy ốm, bệnh bạch huyết, bệnh ở tụy tạng (Khoa
Học Đích Dân Vấn Dược Thảo).
+ Trị hư lao, nội thương, trường vị trung lãnh, hoạt tả, lỵ lâu ngày, khí
suyễn, phiền khát, phát sốt, mồ hôi tự ra, băng huyết, các chứng thai sản
(Trung Dược Tài Thủ Sách).
Liều lượng: 8 - 20g.
Kiêng kỵ:
. Có thực tà, cấm dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
. Khí trệ, phẫn nộ, hỏa vượng: không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
. Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Giải).

. Khương Đình Lương trong ‘Tài Liệu Nghiên Cứu Trung Y Dược
1976, 4: 33 thì nếu dùng Sâm lượng quá lớn (mỗi liều quá 63g Đảng sâm)
gây cho bệnh nhân khó chịu vùng trước tim và nhịp tim không đều, ngưng
thuốc thì hết (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Thanh Phế kim, bổ nguyên khí, khai thanh âm, tráng gân cơ: Đảng
sâm 640g, Sa sâm 320g, Quế viên nhục 160g. Nấu thành cao, uống (Thượng
Đảng Sâm Cao - Đắc Phối Bản Thảo).
+ Trị tiêu chảy, lỵ, khí bị hư, thoát giang: Đảng sâm (sao với gạo) 8g,
Chích kỳ, Bạch truật, Nhục khấu tương, Phục linh đều 6g, Sơn dược (sao)
8g, Thăng ma (nướng mật) 2,4g, Chích thảo 2,8g. Thêm Gừng 3 lát, sắc
uống (Sâm Kỳ Bạch Truật Thang - Bất Tri Y Tất Yếu).
+ Trị uống phải thuốc hàn lương làm cho Tỳ Vị bị hư yếu, miệng sinh
nhọt: Đảng sâm, Chích kỳ đều 8g, Phục linh 4g, Cam thảo 2g, Bạch thược
2,8g, sắc uống (Sâm Kỳ An Vị Tán - Hầu Khoa Tử Trân Tập).
+ Trị Phế quản viêm mạn, lao phổi (Phế khí âm hư):
* Đảng sâm 12g, Tang diệp 12g, Thạch cao (sắc trước) 12g, Mạch
môn 12g, A giao 8g, Hồ ma nhân 6g, Hạnh nhân 6g, Tỳ bà diệp (nướng
mật) 6g. Sắc uống (Thanh Táo Cứu Phế Thang - Y Môn Pháp Luật).
+ Trị thần kinh suy nhược: Đảng sâm 12g, Mạch môn 12g, Ngũ vị tử
8g. Sắc uống (Sinh Mạch Tán - Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận).
+ Trị trẻ nhỏ miệng bị lở loét: Đảng sâm 40g, Hoàng bá 20g. Tán bột,
bôi (Thanh Hải Tước Trung Y Kinh Nghiệm Giang Biên).
+ Trị huyết áp thấp: Đảng sâm 16g, Hoàng tinh 12g, Nhục quế 10g,
Cam thảo 6g, Đại táo 10 quả, sắc uống ngày 1 thang. 15 ngày là 1 liệu trình,
dùng 1-2 liệu trình. Đã chữa 30 trường hợp: có kết quả: 28, không rõ kết
quả: 02 (Quảng Tây Trung dược Tạp Chí 1985, 5: 36).
+ Trị huyết áp cao ở người bị bệnh cơ tim: Đảng sâm 10g, Vỏ con trai
(loại cho ngọc) 16g, Sinh địa 10g, Đương quy 10g, Trắc bá tử (hạt) 16g, Táo
16g, Phục linh 16g, Mộc hương 6g, Hoàng liên 6g. Sắc với 800ml nước,

chia làm 3 lần uống liên tục 2 - 2,5 tháng (Trung Dược Ứng Dụng Lâm
Sàng).
+ Trị Phế quản viêm mạn (thể khí hư huyết ứ): Đảng sâm, Ngũ linh
chi, Thương truật, Sinh khương, mỗi thứ 10g, sắc uống. Đã trị 32 trường
hợp, mỗi năm uống thuốc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mỗi lần 20-30ml
(những lúc sốt,cảm, không uống), uống liên tục 1-2 tháng, có kết quả:
93,75%. kết quả tốt 53,13%, không có phản ứng phụ (Trung Dược Thông
Báo 1986, 3: 55).
+ Trị thần kinh suy nhược: dùng dung dịch tiêm ‘Phức Phương Đảng
Sâm’ (mỗi ml có 1g Đảng sâm, 50mg Vitamin B1) tiêm bắp mỗi ngày 1 lần
2ml, liệu trình 15 ngày, có kết quả nhất định (Hồ Bắc Khoa Học Kỹ Thuật
Y Dược Tạp Chí 1976, 3: 25).
+ Trị tử cung xuất huyết cơ năng: dùng độc vị Đảng sâm, mỗi ngày
30-60g, sắc, chia làm 2 lần uống, liên tục 5 ngày trong thời kỳ kinh nguyệt .
Đã trị 37 trường hợp, khỏi: 5, kết quả tốt: 14, có kết quả: 10, không kết quả:
8 (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1986, 5: 207).
+ Trị hư lao, ho, cơ thể suy nhược: Đảng sâm 16g, Hoài sơn 12g, Ý
dĩ nhân 6g, Cam thảo 2g, Khoản đông hoa 6g, Xa tiền tử 6g. Sắc, chia
làm 3 lần uống. (Trung dược học).
+ Trị Thận suy, hay đau lưng, mỏi gối, đái lắt nhắt, bồi dưỡng cơ thể:
Đảng sâm 16g, Cáp giới 6g, Huyết giác 1,2g, Trần bì 0,8g, Tiểu hồi 6g.
Ngâm với 1 xị (250ml) rượu uống trước khi đi ngủ(Trung dược học).
+ Trị cơ thể mỏi mệt, ăn kém ngon, đại tiện lỏng: sắc 20 - 40g Đảng
sâm uống, hoặc kết hợp các vị thuốc khác như: Bạch truật (sao), Đương
quy, Ba kích mỗi thứ 12g, sắc uống hoặc tán bột viên với mật, ngày uống
12-20g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị người gìa suy yếu lâu ngày, người làm việc nhiều hao sức lao
động cũng như trí óc, mệt tim, ê ẩm: Đảng sâm 40g, Ngưu tất, Mạch môn,
Đương quy, Long nhãn mỗi thứ 12g, sắc uống ngày 1 thang. Nếu bệnh nặng
nguy cấp thêm Nhân sâm 4-8g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ

Sách).
+ Trị trung khí suy nhược, tỳ vị bất hòa: nấu Đảng sâm với đường cát
thành cao lỏng Đảng sâm, uống (Đảng Sâm Cao - Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị Khí huyết đều suy: Đảng sâm, Chích hoàng kỳ, Bạch truật, Long
nhãn, Đường cát, nấu thành cao uống (Đại Sâm Cao - Lâm Sàng Thường
Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
.” Đảng sâm đã có thể bổ khí lại có thể bổ huyết, chuyên điều lý về
các bệnh tật của các bệnh tỳ vị, đối với các chứng khí huyết đều hư, cần nên
dùng tới nó. Nó lại còn có thể dùng trong trường hợp vừa hư vừa thực,
chẳng hạn như người suy nhược kèm ngoại cảm thì có thể dùng nó cùng các
vị thuốc giải biểu, cơ thể suy nhược mà lý thực cũng có thể dùng chung nó
uống với thuốc ôn hạ, đều dùng trong trường hợp lấy mục đích phù trợ chính
khí để điều đạt tà khí. Vị này sức bổ tuy không bằng Nhân sâm, nhưng trong
các bài thuốc bổ dùng nó rất rộng rãi “(Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
.”Có thể dùng Đảng sâm như Nhân sâm, để thay Nhân sâm khi thiếu,
hoặc có Nhân sâm nhưng vẫn dùng Đảng sâm trong trường hợp tỳ hư, ăn
kém, mệt mỏi, phế hư do phiền khát hoặc thiếu máu, vàng da, phù chân, tiểu
đục. Dùng riêng hoặc dùng rộng rãi phối hợp với các vị thuốc khác trong các
bài: Tứ Quân Tử Thang, Thập Toàn Đại Bổ Thang, Bát Vị Địa Hoàng
Hoàn ” (Trung Dược Học).
.” Đảng sâm có thể thay được Nhân sâm. Phàm những bài thuốc xưa
nay có dùng Nhân sâm, đơn nào cũng có thể thay bằng Đảng sâm được. Có
mấy loại Đảng sâm, dùng loại Tây lộ đảng sâm và Đài đảng sâm là tốt nhất.
Loịa ngoài bì có đường vân ngang nhỏ, thịt trắng mềm nhuận, đầu nhỏ hơn
thân, mùi thơm, vị ngọt gần với Nhân sâm, kiện Tỳ mà không táo, bổ Vị mà
không thấp, không giống như sâm Cao ly thiên về cương táo. Chỉ tiếc là sức
thuốc hơi bạc nhược, không giữ được lâu. Nếu hư nặng mà nguy cấp thì nên
dùng Nhân sâm. Nhân sâm, Cao ly sâm, Đong dương sâm, Tây dương sâm

giá đắt hơn, Đảng sâm giá rẻ hơn mà công dụng gần như nhau “ (Đông
Dược Học Thiết Yếu).
.” Đảng sâm và Hoàng kỳ đều là thuốc bổ khí. Nhưng Đảng sâm bổ,
lực yếu, tính vị ngọt, bình, không ôn cũng không táo, bổ khí kiêm ích tâm,
dưỡng huyết, khí hư và âm huyết hư đều phải dùng đến Đảng sâm” (Trung
Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
“ Đảng sâm và Nhân sâm đều là yếu dược để bổ khí. Đảng sâm ngọt
bình, sức thuốc hòa hoãn, thiên về bổ trungkhí kiêm ích Phế khí, sinh tân,
dưỡng huyết. Nhân sâm ngọt, hơi đắng, vị ấm, là vị thuốc rất bổ, hay bổ cho
ngũ tạng, đại bổ nguyên khí, cố thoát, phục mạch, an thần, ích chí, sinh tân,
về mặt dưỡng huyết so với Đảng sâm thì hơn” (Trung Dược Lâm Sàng Giám
Dụng Chỉ Mê).
Phân biệt:
Trên thế giới, chi Codonopsis có 44 loài, phân bố chủ yếu từ
Hymalaya đến Nhật bản. Châu á có khỏang 11 loài, Trung quốc có 6-7 loài,
Đông dương 3 loài, trong đó Việt Nam 2 loài được mô tả và dùng làm thuốc
với tên Đảng sâm.
Ở Trung Quốc có rất nhiều loài Đảng sâm, còn nhiều loài chưa dám
định tên, hiện nay chỉ mới giám định được một số loài:
1. Đảng sâm leo (Codonopsis sp.) Còn gọi là Rầy cấy, Mần cấy, cây
này chưa được mô tả trong tập Flore générale de l’Indochine, đó là cây thảo
sống lâu năm, thân mọc bò hay leo. Rễ hình trụ dài, đường kính có thể tới 1-
1,7cm. Lá mọc đối có khi mọc cách hay hơi vòng. Phiến lá hình tim hay
hình trứng rộng, gốc lá hình tim mép nguyên hay hơi lượn sóng hoặc có răng
cưa, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới màu trắng nhạt. Hoa mọc đơn độc ở
nách lá. Đài 5, Tràng hình chuông màu vàng nhạt, chia 5 thùy, nhị 5. Bầu 5
ô, quả nang, phía trên có một núm nhỏ hình nón, khi chín có màu tím đỏ. Ra
hoa vào tháng 7 tháng 8, có quả vào tháng 9 tháng 10. Cây mọc tự nhiên ở
những vùng rừng ẩm thấp miền núi đông bắc và tây bắc nước ta, ở Lạng sơn,
Cao bằng và khu Tây Bắc, người ta thu hái về bán với tên là Phòng đảng

sâm.
2. Đảng sâm, Kim tiền báo, Thổ đảng sâm (Campanumoea javanica
Blume) còn có tên là cây Đùi gà, Mằn rày cáy (Tày), Cang hô (Mèo); đó là
cây cỏ sống lâu năm thân leo. Rễ hình trụ, phân nhánh, đôi khi cũng có hình
người, lá mọc đối, ít khi mọc so le hình tim, nhẵn hoặc có ít lông, đầu lá
nhọn, mép lá nguyên hoặc có khía răng nhỏ, bấm vào lá có nhựa mủ. Phiến
lá dài 3-8cm, rộng 2-4cm. Hoa mọc riêng rẽ ở kẽ lá, hình chuông màu trắng
hoặc hơi vàng, họng có vân tím. Đài 5, tràng 5 cánh, nhị 5. Quả nang, màu
tím, chứa nhiều hạt hình trái xoan, màu vàng bóng. Cây mọc hoang ở vùng
núi cao, chỗ ẩm mát, nhiều mùn. Có nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng
Liên Sơn, Sơn La, Lai Châu. Ở miền núi người dân tộc đã trồng xen Đảng
sâm với Ngô, kết quả tốt.
3. Xuyên đảng sâm (Codonopsis tangshen Oliv) trên cơ bản sống loài
C.pilosula (Franch) Nannf nhưng lá hình trứng hay hình trứng đuôi nhọn,
mặt lá không có lông, chỉ có ở rìa lá mới có lông nhung. Sau khi ra hoa thì
có quả đuôi màu trắng tím, cuống dài, hình dẹt, to hơn loại trên, ở chổ núi
cao mưa nhiều về mùa thu quả chín không nứt. Có nhiều ở tỉnh Tứ Xuyên,
Trung Quốc.
4. Đảng sâm hoa xanh (Codonopsis viridiflora M.xim), ở trên thân có
nhiều lông gai ngắn, đến lúc gìa thì tự rụng. Lá mọc đối hay mọc cách. Dài
2-3cm, hai mặt đều có lông gai ngắn, lá nguyên không có răng cưa, cuống lá
tương đối ngắn, Hoa mọc đơn trên ngọn, tràng hình chuông, dài 1cm màu
xanh vàng, trong có nếp nhăn ngắn. Loài này có ở khu tự trị A-pa tỉnh Tứ
Xuyên.
5. Đảng sâm hoa ống (Codonopsis tubulosa Kom) cây thảo thân leo
bò. Thân lá đều có lông dài, lá hẹp dài hình bầu dục, 3-8cm, đuôi lá có răng
thưa. Cánh hoa sâu, dài bằng nửa ống hoa, tràng hình ống, dài độ 3cm, phân
bố ở khu Tây Sương tỉnh Tứ Xuyên.
6. Đảng sâm mõm chó: (Codonopsis nervosa Nannf), thuộc cây thảo,
thân đứng thẳng, sống nhiều năm. Rễ cọc đâm thẳng xuống, trong có lõi gỗ

bằng nửa thể tích củ, cao độ 20cm, nhỏ bé lông thô dày. Lá mọc đối, hình
trứng dài 1-1,5cm, mép nguyên, hai mặt đều có lông, tràng hình chuông dài
độ 1,5cm, màu lam nhạt, trong có thới màu tím đậm. Có ở khu tự trị dân tộc
Tạng A-pa và chuyên khu Tây Sương tỉnh Tứ Xuyên.
7. Ngoài ra ở đông bắc còn có các loài Codonopsis lanceolata Benth.
et Hook. (Xem: Dương nhũ) có rễ hình chùy, loài Codonopsis ussuriensis
Hemsl, có rễ hình củ tròn, thường trộn lẫn với Đảng sâm để bán.
8. Rễ khô cây Đảng sâm hơi giống rễ khô của cây Tục đoạn (Dipsacus
japonnicus Miq) họ Dipsacaeac, cần phân biệt để chống nhầm lẫn (Danh Từ
Dược vị Đông Y).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×