Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Các giải pháp đổi mới cơ chế và tô chức điều phối liên ngành thúc đẩy thực hiện cam kết khi việt nam trở thành thành viên WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 210 trang )



Bộ công thơng
văn phòng ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế






Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nớc







các giải pháp đổi mới cơ chế và tổ chức
điều phối liên ngành thúc đẩy thực
hiện các cam kết khi việt nam trở
thành thành viên WTO
(Báo cáo tổng hợp)










7863
13/4/2010




Hà Nội, 10/2009



Bộ công thơng
văn phòng ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế




Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nớc




các giải pháp đổi mới cơ chế và tổ chức
điều phối liên ngành thúc đẩy thực
hiện các cam kết khi việt nam trở
thành thành viên WTO






Chủ nhiệm đề tài: Lơng Văn Tự

Những ngời tham gia:

1. CN Nguyễn Sơn, Th ký đề tài
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch
3. TS. Nguyễn Ngọc Vân
4. TS. Đặng Xuân Hoan
5. Ths. Hồ Trung Thanh
6. Ths. Nguyễn Khánh Ngọc
7. CN. Trần Hào Hùng






Hà Nội, 10/2009


1
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5
MỞ ĐẦU 7
Chương 1: THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI CƠ CHẾ VÀ TỔ
CHỨC ĐIỀU PHỐI LIÊN NGÀNH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ SAU
KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 17

1.1. ĐIỀU PHỐI LIÊN NGÀNH LÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN, PHỔ BIẾN
TRONG QUẢN LÝ NHÀ N
ƯỚC VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 17
1.1.1. Tính chất đa ngành, đa lĩnh vực của các cam kết HNKTQT 18
1.1.2. Các đối tác ngày càng đa dạng, đại diện cho các nhóm mục tiêu và lợi ích khác nhau 19
1.1.3. Sự cần thiết phải cân bằng các nhóm lợi ích xã hội trong quá trình đàm phán và thực
hiện các cam kết HNKTQT 20
1.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC CƠ QUAN ĐIỀU
PHỐI LIÊN NGÀNH VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 21
1.2.1. Khái niệm và n
ội dung 21
1.2.2. Các mô hình tổ chức 22
1.3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ VÀ TỔ CHỨC ĐIỀU PHỐI LIÊN NGÀNH TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 30
1.3.1. Cơ sở thực tiễn và pháp lý của tổ chức điều phối liên ngành công tác hội nhập kinh
tế quốc tế 30
1.3.2. Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (UBQG -
HTKTQT) 31
1.3.3. Tổ chức và hoạt động của Đoàn Đàm phán Chính phủ 39
1.3.4. Đánh giá thực trạng hoạt động điều phối liên ngành trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam 44
1.3.5. Đánh giá về cơ chế và tổ chức điều phối liên ngành 48
1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI CƠ CHẾ ĐIỀU PHỐI LIÊN NGÀNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 50
1.4.1. Thực hiện hiệu quả các cam kết WTO 50
1.4.2. Tiếp tục tiến hành và tham gia vào các phiên đàm phán song phương và đa phương
với tư cách là thành viên WTO 51
1.4.3. Tham gia vào các liên kết kinh tế khu vực 52
1.4.4. Yêu cầu xác định vị thế trong một ASEAN đang ngày càng khẳng định uy tín trên

diễn đàn kinh tế và chính trị quốc tế 54
1.4.5. Nâng cao năng lực hợp tác trong các tổ chức và diễn đàn kinh tế khu vực và toàn cầu 55

2
1.4.6. Yêu cầu tăng cường phối hợp giữa các ngành và giữa Trung ương với địa phương
song song với quá trình đẩy mạnh phân cấp quản lý 58
1.5. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ ĐIỀU PHỐI LIÊN NGÀNH
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 58
1.5.1. Về tổ chức bộ máy 59
1.5.2. Nhân lực và các cơ chế hoạt động hàng ngày của cơ quan điều phối liên bộ 65
1.5.3. Về các chức n
ăng của tổ chức điều phối 66
1.5.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong việc điều phối liên ngành
trong HNKTQT 71
Chương 2: QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN CƠ CHẾ VÀ TỔ
CHỨC ĐIỀU PHỐI LIÊN NGÀNH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ SAU
KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 73
2.1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐỔI MỚ
I CƠ CHẾ VÀ TỔ CHỨC
ĐIỀU PHỐI LIÊN NGÀNH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ SAU KHI
VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 73
2.1.1. Những yếu tố quốc tế 73
2.1.2. Những yếu tố trong nước 84
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc đổi mới cơ chế và tổ chức điều phối liên ngành
trong HNKTQT 88
2.2. QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI CƠ CHẾ VÀ TỔ CHỨC ĐIỀU PHỐ
I LIÊN NGÀNH
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 90
2.2.1. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều phối liên ngành trong HNKTQT phải quán triệt
các tư tưởng chỉ đạo tại các văn kiện của Đảng và Chính phủ 90

2.2.2. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều phối liên ngành trong HNKTQT phải phù hợp với
các nguyên tắc cải cách hành chính ở nước ta 90
2.2.3. Tiếp thu kinh nghiệm quốc tế và áp dụng có ch
ọn lọc, phù hợp với hoàn cảnh nước
ta 91
2.2.4. Đổi mới cơ chế và tổ chức điều phối liên ngành phải đáp ứng mục tiêu tăng cường
hiệu quả công tác chỉ đạo nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức của HNKTQT 92
2.3. NỘI DUNG ĐỔI MỚI CƠ CHẾ VÀ TỔ CHỨC ĐIỀU PHỐI LIÊN NGÀNH
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 93
2.3.1. Đổi mới về tổ chức bộ máy điều phối 93
2.3.2. Đổi mới về nội dung và phương pháp điều phối 94
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ VÀ TỔ CHỨC ĐIỀU PHỐI LIÊN
NGÀNH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 98
3.1. KIỆN TOÀN VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY ĐIỀU PHỐI 101
3.1.1. Kiện toàn cơ quan
điều phối quốc gia về hoạch định chính sách HNKTQT 101
3.1.2. Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Đoàn Đàm phán Chính phủ 120
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU PHỐI LIÊN
NGÀNH HNKTQT 124

3
3.2.1. Nâng cao vai trò và năng lực của các cơ quan liên quan đến điều phối liên ngành
HNKTQT 124
3.2.2. Tăng cường năng lực thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của các bộ,
ngành, địa phương 127
3.2.3. Tăng cường đội ngũ cán bộ về HNKTQT 128
3.2.4. Đẩy mạnh cải cách hành chính 129
3.2.5. Tăng cường cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin 130
3.2.6. Thiết lập cơ chế tham vấn đa d

ạng trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách
HNKTQT 131
3.2.7. Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật 134
3.2.8. Tăng cường vai trò điều phối trong giải quyết bất đồng 135
3.2.9. Tranh thủ hỗ trợ quốc tế 135
3.2.10. Tổ chức tốt việc thực hiện các chương trình hành động hội nhập kinh tế quốc tế sau
khi Việt Nam gia nhập WTO 136
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 138
TÀI LIỆU THAM KH
ẢO 143


4
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các mốc quan trọng trong hoạt động điều phối hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam 38
Bảng 2.1. Số lượng các FTA có hiệu lực theo năm 80
Bảng 3.1. Các giải pháp tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi cam kết
WTO 100
Bảng 3.2. Kết quả điều tra khảo sát về mô hình tổ chức cơ quan
điều phối thực hiện tại
Đắc Lắc, Nha Trang, Tp. Hồ Chí Minh 117


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. So sánh vị trí 4 mô hình điều phối liên ngành 24
trong bộ máy hành chính 24
Sơ đồ 1.2. Mô hình điều phối với Bộ đầu mối về hội nhập 28
Sơ đồ 1.3: Vị trí UBQG trong bộ máy hành chính 33

Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy của UBQG 35
Sơ đồ 1.5 : Bộ máy điều phối liên ngành thương mại quốc tế Hoa Kỳ 62
Sơ đồ 3.1: Thành lập Ủy ban Tư vấn chính sách thương m
ại quốc tế (UBTVCSTM) trên cơ
sở kiện toàn mô hình UBQG-HTKTQT 106
Sơ đồ 3.2: Bộ Công Thương làm đầu mối quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế 113
Sơ đồ 3.3: Thành lập Bộ chuyên trách về hội nhập kinh tế quốc tế 116
Sơ đồ 3.4: Vị trí Bộ Công Thương trong phương án Ban soạn thảo đề xuất 120
Sơ đồ 3.5: Mô hình tổ chức Đoàn đàm phán Chính phủ 123
với các Nhóm đàm phán 123
S
ơ đồ 3.6: Cơ chế tham vấn trong hội nhập kinh tế quốc tế 131



5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt
ACFTA ASEAN - China Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -
Trung Quốc
AFTA Asian Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN
AKFTA ASEAN-Korea Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -
Hàn Quốc
APEC Asia Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Kinh tế khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương
ASEAN The Association of South East
Asian Nations

Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ASEM Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu
CAFTA Central America Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Trung Mỹ
CEPT Common Effective Preferential
Tariff
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu
lực chung
EC European Commission Uỷ ban châu Âu
EU European Union Liên minh Châu Âu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do
GATT General Agreement on Tariffs
and Trade
Hiệp định chung về thuế quan và mậu
dịch
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
NAFTA North American Free Trade Area Khu thương mại tự do Bắc Mỹ
OECD Organization for Economic
Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
UNDP United Nations Development
Programme
Chương trình phát triển Liên hợp quốc
WB World Bank Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới

6
2. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt
ĐPLN Điều phối liên ngành
ĐTNN Đầu tư nước ngoài

HTKTQT Hợp tác kinh tế quốc tế
KTQT Kinh tế quốc tế
LHQ Liên hợp quốc
TCH Toàn cầu hoá
UBQG Ủy ban quốc gia
UBQG-HTKTQT Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế

7
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Điều phối liên ngành trong đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế
đóng vai trò hết sức quan trọng vào thành công của hội nhập kinh tế quốc tế.
Tính tất yếu khách quan của việc điều phối trong đàm phán và thực hiện các
cam kết bắt nguồn từ tính chất liên ngành của các cam kết hội nhập KTQT, sự
đan xen của các nhóm lợi ích trong hội nhập qu
ốc tế cũng như sự đa dạng của
các chủ thể tham gia vào tiến trình này. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy quốc gia
nào có sự đồng thuận cao trong quá trình đàm phán và thực hiện cam kết, có
chiến lược và lộ trình hội nhập hợp lý sẽ chủ động hơn trong đàm phán và thu
được nhiều lợi ích cũng như hạn chế các tác động bất lợi của hội nhập.
Nhận thứ
c được tính chất liên ngành trong đàm phán và thực hiện các
cam kết quốc tế, sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Chính phủ đã thành lập
UBQG Điều phối hoạt động của Việt Nam trong ASEAN. Để đáp ứng yêu cầu
của tình hình thực tế, đặc biệt là chuẩn bị cho việc đàm phán gia nhập WTO,
tháng 2/1998, UBQG về HTKTQT được thành lập (ban đầu có 15 Bộ, ngành
thành viên) để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều phố
i hoạt động của
các Bộ, ngành và địa phương về công tác hội nhập KTQT. Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 116/1998/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 1998 về

việc thành lập đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế - thương mại quốc tế.
Trong các năm 1999, 2000, nhằm đáp ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng
cao của công tác hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam, khi tiế
n
trình HNKTQT của nước ta ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu với
những công việc hết sức cụ thể, đòi hỏi phải tăng cường tính tích cực và chủ
động trong HNKTQT; nhận thức rõ tầm quan trọng của một cơ chế điều phối
liên ngành trong HNKTQT, Bộ Chính trị đã ra Nghị Quyết 07/NQ-TW ngày
27/11/2001 về HNKTQT và Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết 07/NQ-TW vớ
i chủ trương chỉ đạo kiện toàn UBQG về
HTKTQT có đầy đủ thẩm quyền và năng lực chỉ đạo, điều phối hoạt động của
các Bộ, ngành và địa phương về công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Theo tinh
thần đó, ngày 6/6/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
70/2002/QĐ-TTg về việc kiện toàn Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc t
ế.
Nhờ sự chỉ đạo sát sao của của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các
bộ ngành, địa phương trong đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập kinh

8
tế quốc tế mà Việt Nam đã hội nhập thành công trong những năm qua: gia nhập
ASEAN và thực hiện tốt cam kết trong CEPT/AFTA, tham gia APEC, ASEM,
đặc biệt là tổ chức thành công hội nghị các nhà lãnh đạo APEC tháng 11/2006;
ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (2001) và thực hiện tốt các
cam kết của hiệp định; Ký kết nhiều hiệp định khu vực và song phương như
ACFTA, ASEAN+, Hiệp định thương mại Việt Nam - EU
Đặc biệt, Việt
Nam đã rất thành công trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Việc gia nhập
tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này trải qua 11 năm đàm phán là nỗ lực
của tất cả các cơ quan Đảng, chính phủ, các địa phương, các doanh nghiệp và

ủng hộ của toàn thể nhân dân.
Bối cảnh mới đặt ra nhiều vấn đề cần thiết phải đổi mới và hoàn thiện cơ
chế và t
ổ chức điều phối liên ngành trong hội nhập kinh tế. Trước hết là do yêu
cầu thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Đây là một khối lượng công việc hết
sức to lớn với nội dung phức tạp, liên quan đến tất cả các bộ ngành. Thứ hai,
với tư cách thành viên WTO, Việt Nam có vị thế mới khi tham gia vào các
quan hệ quốc tế nói chung cũng như thương mại quốc tế
nói riêng. Thứ ba,
trong những năm tới Việt Nam sẽ đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
với việc tham gia vào xu thế khu vực hoá, tiến hành đàm phán các hiệp định tự
do hoá thương mại khu vực và song phương. Thứ tư, Việt Nam thực hiện cam
kết hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh (thời điểm) nước ta đang tiếp tục
đẩy mạnh cải cách trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt cải cách hành chính.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiệm vụ cấp bách đặt ra với công tác
quản lý là phải tăng cường năng lực chỉ đạo thực hiện các cam kết gia nhập tổ
chức này và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên mọi phương diện,
tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhậ
p kinh tế quốc tế.
Thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng khoá X về
một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững
khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Chính phủ đã ra
Nghị quyết số 16/2007/NQ-Cp ngày 27 tháng 2 năm 2007 về Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyế
t TW 4 với một trong những
nhiệm vụ quan trọng là “Tiến hành đánh giá lại vai trò và hiệu quả của Uỷ ban
quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế sau khi gia nhập WTO, xây dựng đề án về
cơ chế và tổ chức phối hợp liên ngành trong đàm phán quốc tế về hợp tác song
phương và đa phương, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với tình hình và nhiệm vụ
mới”.


9
Thực hiện các cam kết WTO là một công việc khó khăn, đặt ra nhiều cơ
hội cũng như nhiều thách thức và có phạm vi tác động tới tất cả các lĩnh vực
của nền kinh tế. Do đó cần có sự đồng thuận, nhất trí và nỗ lực cao của tất cả
các cấp, các ngành, các giới. Trước hết đây là trách nhiệm của Chính phủ, các
bộ ngành, địa phương và cộng
đồng doanh nghiệp. Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện nghị quyết TW 4 đã cụ thể hoá các công việc với phân
công trách nhiệm cụ thể của từng bộ ngành. Trong đó, Chính phủ đã nhấn
mạnh vai trò phối hợp để tạo sự thống nhất từ trung ương tới địa phương, giữa
các ngành nhằm phát huy tối đa nội và ngoại lực để tận dụng các cơ
hội WTO
vì mục tiêu phát triển.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, UBQG về HTKTQT, với tư cách là
cơ quan giúp Chính phủ điều phối các hoạt động kinh tế quốc tế thấy cần thiết
phải nghiên cứu để đưa ra cơ sở khoa học cho việc đổi mới và hoàn thiện cơ
chế phối hợp trong HNKTQT của Việt Nam; đánh giá thực trạng cơ chế và tổ
chức hiện hành,
đặc biệt là vai trò điều phối liên ngành của UBQG về
HTKTQT; đề xuất quan điểm, nội dung, mô hình và giải pháp đổi mới và hoàn
thiện cơ chế tổ chức điều phối liên ngành trong HNKTQT.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Ngoài nước:
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần thành công trong đàm
phán gia nhập WTO và thực hiện hiện quả các cam kết của tổ chức này là vấ
n
đề xây dựng cơ chế và tổ chức điều phối giữa các cơ quan của Chính phủ.
Chính vì vậy, vấn đề này đã được các học giả rất quan tâm. Trong những năm
qua, (trước khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO), đã có một

số công trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế và học giả nước ngoài về việc
xây dựng cơ chế và tổ chức đi
ều phối liên ngành trong đàm phán gia nhập
WTO của Việt Nam. Dưới đây, chúng tôi chỉ giới thiệu một số nghiên cứu điển
hình:
- Công trình nghiên cứu điển hình nhất về lĩnh vực này là của Uwe
Schmidt với tiêu đề “Điều phối liên ngành của Việt Nam trong đàm phán gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới” được thực hiện năm 2001. Nghiên cứu
này đã chỉ ra sự c
ần thiết phối hợp liên ngành trong đàm phán gia nhập WTO
của Việt Nam, đề xuất cơ chế tổ chức với vai trò và chức năng nhiệm vụ cụ thể
cho từng Bộ ngành, địa phương trong đàm phán gia nhập WTO để đạt được
hiệu quả cao nhất. Công trình này cũng đưa ra mô hình tổ chức, cơ quan đầu

10
mối, các cơ quan phối hợp từ Trung ương đến địa phương cũng như những
điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực cho các tổ chức nói trên.
Đặc biệt, nghiên cứu này đã đề cập cụ thể đến vai trò, chức năng của Uỷ Ban
quốc gia về Hợp tác KTQT và hướng kiện toàn tổ chức này với tư cách là cơ
quan đầu m
ối trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nghiên cứu của nhiều tác giả (Do Bennard Hoekman, Aaditia và Philip
English chủ biên) trong cuốn sách “Phát triển thương mại và WTO”, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, đã đề cập một cách tổng quát về cải cách
thương mại và xây dựng thể chế kinh tế thị trường phù hợp với các quy định
của WTO. Theo cách tiếp cận cải cách thương mại như là cải cách thể ch
ế, các
tác giả đã phân tích mối quan hệ của các thể chế kinh tế hỗ trợ thị trường và sự
cần thiết phải xây dựng một cách đồng bộ các thể chế đó. Từ đó, các tác giả đặt
ra vấn đề về phối hợp hành động trong việc cải cách thể chế thương mại theo

quy định của WTO. Các tác giả cũng đã viện dẫn thực tế
của một số nước trong
việc phối hợp chính sách để đạt được kết quả trong thực hiện các cam kết của
WTO. Nghiên cứu này còn gợi mở hướng xây dựng và phối hợp chính sách
trong thực hiện các cam kết của WTO đối với các lĩnh vực như cam kết về tiếp
cận thị trường, về thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ…, cũng như m
ột số vấn
đề mang tính kỹ thuật như chống bán phá giá, tự vệ,…
- Nghiên cứu của Uỷ ban thương mại quốc gia Thuỵ Điển “Tác động của
các Hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển” (Được UBQG về
HTKTQT dịch ra tiếng Việt năm 2005) là một công trình nghiên cứu rất công
phu về tác động của các Hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển. Trên
c
ơ sở phân tích các tác động của việc thực hiện các Hiệp định gia nhập WTO
đối với các quốc gia mới gia nhập, viện dẫn kinh nghiệm thực hiện chúng của
các nước thành công và không thành công, công trình nghiên cứu đã đưa ra các
khuyến nghị cho các nước mới gia nhập làm thế nào để tận dụng được cơ hội
và tránh được những rủi ro khi thực hiện các cam kết quốc tế. Mặc dù công
trình này không trực tiếp
đề cập đến vấn đề cơ chế và tổ chức điều phối trong
đàm phán và thực hiện các cam kết gia nhập WTO nhưng đã có khuyến nghị
quan trọng là để tận dụng được cơ hội và giảm thiểu rủi ro của việc gia nhập
WTO các nước đang phát triển cần phải xây dựng thể chế có chất lượng cao,
cải cách liên tục và triệt để, phối h
ợp chính sách và có được sự đồng thuận xã
hội. Đây là những gợi mở quan trọng để xây dựng cơ chế và tổ chức điều phối
trong đàm phán và thực hiện cam kết quốc tế nói chung và WTO nói riêng.


11

Trong nước:
Nhận thức được tính chất liên ngành trong đàm phán và thực hiện các
cam kết quốc tế, sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Chính phủ đã thành lập
UBQG Điều phối hoạt động của Việt Nam trong ASEAN. Để đáp ứng yêu cầu
của tình hình thực tế, đặc biệt là chuẩn bị cho việc đàm phán gia nhập WTO,
tháng 2/1998, UBQG về HTKTQT được thành lập (ban đầu có 15 Bộ, ngành
thành viên) để giúp Thủ tướng Chính phủ ch
ỉ đạo và điều phối hoạt động của
các Bộ, ngành và địa phương về công tác hội nhập KTQT. Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 116/1998/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 1998 về
việc thành lập đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế – thương mại quốc tế. Bộ
Chính trị đã ra Nghị Quyết 07/NQ-TW ngày 27/11/2001 về HNKTQT và
Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quy
ết 07/NQ-
TW với chủ trương chỉ đạo kiện toàn UBQG về HTKTQT có đầy đủ thẩm
quyền và năng lực chỉ đạo, điều phối hoạt động của các Bộ, ngành và địa
phương về công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Theo tinh thần đó, ngày 6/6/2002
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 70/2002/QĐ-TTg về việc
kiện toàn Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh t
ế quốc tế.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng khoá X về một số chủ trương, chính
sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành
viên của Tổ chức thương mại thế giới, trong đó đề cấp đến một trong nhiệm vụ
quan trọng là “Tiến hành đánh giá lại vai trò và hiệ
u quả của Uỷ ban quốc gia
về Hợp tác kinh tế quốc tế sau khi gia nhập WTO, xây dựng đề án về cơ chế và
tổ chức phối hợp liên ngành trong đàm phán quốc tế về hợp tác song phương
và đa phương, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới”.
Chính phủ đã ra Nghị quyết số 16/2007/NQ-Cp ngày 27 tháng 2 năm 2007 về

Chương trình hành động của Chính phủ thự
c hiện Nghị Quyết TW 4.
Bên cạnh những chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ về việc nâng
cao năng lực điều phối liên ngành trong hội nhập kinh tế quốc tế, ở Việt Nam
đã có một số nghiên cứu về lĩnh vực này. Cụ thể:
- Nghiên cứu của UBQG về HTKTQT (2005) với tiêu đề “Đánh giá hạn
chế về năng lực của các Bộ/ngành trong hộ
i nhập kinh tế quốc tế” do UNDP
tài trợ, đã chỉ ra những mặt mạnh và hạn chế của các bộ ngành trong hội nhập
KTQT, đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực của các cơ quan này trong
HNKTQT.

12
- Nghiên cứu của UBQG về HTKTQT (2002) phân tích các nội dung
của Chương trình Nghị sự đàm phán mới của WTO (Vòng Doha), quan điểm
của các nước thành viên và tác động của Vòng đàm phán mới tới tiến trình gia
nhập WTO của Việt Nam.
- Nghiên cứu của Nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật cho Đoàn đàm phán Chính phủ
về Kinh tế - Thương mại quốc tế và Văn phòng UBQG (2003) phân tích các
quy định đối xử đặc biệt và khác biệ
t dành cho các nước đang phát triển và các
nền kinh tế chuyển đổi trong WTO. Nghiên cứu đã phân tích giá trị pháp lý và
thực tiễn của các quy định này cũng như khả năng vận dụng của Việt Nam, từ
đó vận dụng để xây dựng cơ sở lập luận cho công tác đàm phán gia nhập WTO
của Việt Nam.
- Nghiên cứu của Hội đồng lý luận Trung ương và tập thể tác giả của Bộ
Công Thươ
ng với nhan đề “Khi Việt Nam đã vào WTO” (Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2007) đã đánh giá vai trò của WTO trong 10 năm (1995-2005), cơ
hội và thách thức của các nước đang phát triển, những bài học thành công và

không thành công của các nước sau khi gia nhập WTO và những vấn đề đặt ra
đối với Việt Nam sau khi trở thành thành viên WTO.
- Nghiên cứu của Nguyễn Sơn, Văn phòng UBQG – HTKTQT (2005)
phân tích quy định về các biện pháp tự vệ đặc biệt (SSG) trong Hiệp định Nông
nghiệp của WTO và quy
định về điều khoản không áp dụng, miễn trừ MFN
trong WTO, giá trị thực tiễn của các quy định này và khả năng ảnh hưởng tới
tiến trình và các cam kết gia nhập của Việt Nam.
- Nghiên cứu của Viện Quản lý kinh tế TW “Cải cách hành chính Nhà
nước”, 2005, phân tích tình hình thực hiện cải cách hành chính Nhà nước trong
thời gian qua, phương hướng tiếp tục đổi mới chức năng, nhiệm vụ, hoạt động
của Nhà nước và của nền hành chính nước ta trong thời gian tới và tác động
của các biện pháp đổi mới hành chính Nhà nước đối với việc đáp ứng yêu cầu
gia nhập và là thành viên WTO của Việt Nam.
- Một số nghiên cứu khác có liên quan của UBQG về HTKTQT, như:
Cơ hội và thách thức (hay những điểm được và mất) của Việt Nam khi gia nhập
WTO (2001); Tìm hiểu tổ chức thương mại thế giới (2003), Các văn kiệ
n cơ
bản của WTO (2006), Sổ tay về hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO
(2004), Đàm phán thuế quan trong WTO (2005)… đã làm rõ lịch sử ra đời, các
vòng đàm phán trong khuôn khổ GATT và WTO, giải thích các nguyên tắc của
WTO, nguyên tắc hoạt động của tổ chức này. Một vấn đề được nghiên cứu làm

13
rõ trong các sản phẩm khoa học nói trên là tác động của việc thực hiện các cam
kết gia nhập WTO, song phương và đa phương đến các vấn đề kinh tế xã hội
như tăng trưởng kinh tế, việc làm, thu nhập, an ninh tài chính Đặc biệt, trong
các nghiên cứu nói trên đề cập đến các vấn đề của các nước đang phát triển như
vấn đề cắt giảm thuế quan, trợ cấp, mở cửa thị tr
ường dịch vụ, giải quyết tranh

chấp thương mại, các biện pháp tự vệ,… Các nghiên cứu trên cũng đề cập đến
vấn đề đàm phán và các xử lý trong đàm phán ở một số vấn đề nhạy cảm như
bảo hộ trong nông nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp non trẻ, sở hữu trí
tuệ,…
- Về kinh nghiệm thực hiện các cam kết gia nhập WTO: Đây cũng là một
m
ảng nghiên cứu lớn ở Việt Nam trong những năm qua. Các nghiên cứu tập
trung chủ yếu vào kinh nghiệm đàm phán gia nhập và thực hiện các cam kết
của Trung Quốc, Đài Loan. Một số nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: Võ Đại
Lược (2004), Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới: Thời cơ và
thách thức; Võ Đại Lược (2003), Trung Quốc gia nhập WTO và những tác
động đối với các lĩnh v
ực kinh tế, xã hội; UBQG về HTKTQT (2005), Các văn
bản pháp quy và cơ chế chính sách của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO;
Viện nghiên cứu Trung Quốc(2005), Trung Quốc gia nhập WTO: thành tựu và
những vấn đề; Viện nghiên cứu Trung Quốc (2006), Đài Loan trước và sau khi
gia nhập WTO: kinh nghiệm cho Việt Nam; Viện quản lý kinh tế Trung ương
và UNDP (2004), Chính sách phát triển kinh tế: kinh nghiệm và bài học của
Trung Quốc; Đỗ Kim Chi (2004): “Tác động của việc Trung Quốc gia nh
ập
WTO đối với cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam”… Các
nghiên cứu này tập trung vào phân tích các cơ hội và thách thức của Trung
Quốc sau khi gia nhập WTO, những thành tựu Trung Quốc đạt được và những
vấn đề cần xử lý sau khi gia nhập WTO và rút ra những bài học cho Việt Nam.
Các nghiên cứu này cung cấp những kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá
trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO như kinh nghiệm về sửa
đổi hệ
thống pháp luật, cắt giảm thuế quan và phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch
vụ, đặc biệt là thị trường tài chính và phân phối, các biện pháp tự vệ và giải
quyết tranh chấp, xử lý các vấn đề như phá sản doanh nghiệp, bất bình đẳng

trong thu nhập, phát triển vùng, bảo vệ môi trường, an ninh tài chính. Một số
kinh nghiệm khác của Trung Quốc bổ ích cho Việt Nam khi gia nhập WTO
như cả
i cách doanh nghiệp nhà nước, tăng cường năng lực điều hành của chính
phủ, phát triển khu vực tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển xuất
khẩu, điều chỉnh tỷ giá hối đoái…

14
- Về tác động của việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO: Có thể nói
đây là mảng nghiên cứu được quan tâm nhất. Phần lớn các nghiên cứu về tác
động của việc Việt Nam gia nhập WTO được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế
như Ngân hàng Thế giới, Liên hợp quốc, OXFAM, chính phủ các nước như
Hoa Kỳ, Canada, Thuỵ Điển, Phần Lan, Pháp, Anh, Đức… Chẳng hạn: Dự án

Hỗ trợ chính sách thương mại đa biên” do Bộ Thương mại thực hiện dưới sự
tài trợ của EU; Dự án “Cam kết gia nhập WTO: Chính sách trợ cấp đối với Việt
Nam”, Bộ Thương mại thực hiện với tài trợ của Chính phủ Italia; Dự án “Tác
động của việc gia nhập WTO: Kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam” do Viện
kinh tế học thực hiện với tài tr
ợ của Ngân Hàng thế giới. Dự án “Chiến lược
phát triển dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO” do Bộ Kế hoạch
đầu tư thực hiện với tài trợ của UNDP, Dự án “Tăng cường năng lực cho Bộ
Thương mại Việt Nam” do Bộ Thương mại thực hiện với tài trợ của Chính phủ
Phần Lan;… Hầu hết các dự án này đều t
ập trung vào đánh giá tác động của
việc Việt Nam gia nhập WTO và đưa ra các giải pháp tối đa hoá lợi ích và
giảm thiểu rủi ro khi Việt Nam gia nhập WTO. Các dự án này cũng phân tích
kỹ tác động đến tất cả các lĩnh vực khi Việt Nam gia nhập WTO.
Còn có thể kể ra nhiều công trình nghiên cứu khác trong và ngoài nước
liên quan đến chủ đề nghiên cứu này. Nhìn chung, những nghiên cứu nói trên

khá công phu, sử dụng các phương pháp hiện đại có sức thuyết phục, tư
liệu
phong phú.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa có một nghiên cứu chuyên
sâu nào về cơ chế và tổ chức điều phối liên ngành trong hội nhập kinh tế quốc
tế dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Chưa có nghiên cứu nào tổng kết một
cách đầy đủ về cơ chế và tổ chức điều phối liên ngành trong HNKTQT. Hiện
nay, đổi mới và hoàn thiện c
ơ chế và tổ chức điều phối liên ngành thúc đẩy
thực hiện các cam kết gia nhập WTO và đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế sau
khi Việt Nam là thành viên của tổ chức này là một nhiệm vụ được Đảng và
Chính phủ rất quan tâm . Nghiện cứu này sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc
đổi mới và hoàn thiện cơ chế phối hợp trong HNKTQT của Việt Nam; đánh giá
thực trạ
ng cơ chế và tổ chức hiện hành, đặc biệt là vai trò điều phối liên ngành
của UBQG về HTKTQT; đề xuất quan điểm, nội dung, nguyên tắc và giải pháp
đổi mới và hoàn thiện cơ chế tổ chức điều phối liên ngành trong HNKTQT nói
chung và thực hiện các cam kết gia nhập WTO nói riêng.


15
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn của các giải pháp về cơ chế và
tổ chức điều phối liên ngành trong hội nhập kinh tế quốc tế sau khi Việt Nam
gia nhập WTO;
- Làm rõ quan điểm, nội dung đổi mới và hoàn thiện cơ chế và tổ chức
điều phối liên ngành trong hội nhập kinh tế quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập
WTO;
-
Đề xuất các giải pháp đổi mới và hoàn thiện cơ chế và tổ chức điều

phối liên ngành trong hội nhập kinh tế quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập
WTO.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Các giải pháp về đổi mới, hoàn thiện cơ chế và tổ chức điều phối liên
ngành trong hội nhập kinh tế quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Cụ thể

là điều phối thực hiện các cam kết gia nhập WTO, đàm phán đa phương và
song phương, chuẩn bị ký kết các Hiệp định thương mại tự do FTA.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Cơ chế, tổ chức điều phối liên ngành trong hội nhập
KTQT.
- Về không gian: Điều phối tầm quốc gia, giữa các Bộ/ngành Trung
ương.
- Về thời gian: Tổng kết công tác điều phối liên ngành từ năm 2001 đến
nay và cơ chế mới cho hoạt động HNKTQT trong khoảng 10 năm tới.
5. Cách tiếp cận nghiên cứu đề tài
Để các giải pháp của đề tài đưa ra có cơ sở khoa học, nghiên cứu này sẽ
xuất phát từ (i) Những vấn đề lý luận làm cơ sở cho khung khổ phân tích về cơ
chế và tổ chức điều phối trong HNKTQT như sự cần thiết khách quan của vi
ệc
điều phối liên ngành trong quá trình đàm phán và thực hiện các cam kết hội
nhập kinh tế quốc tế (ii) Thực tiễn về điều phối và tổ chức điều phối trong đàm

16
phán và thực hiện các cam kết quốc tế của Việt nam trong thời gian qua (iii)
Kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức và xây dựng cơ chế điều phối trong
quá trình đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế (iv) Yêu cầu tích cực chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong điều kiện mới sau khi gia
nhập WTO và (v) Trên cơ sở khảo cứu các mô hình điề

u phối, thực tiễn công
tác điều phối ở nước ta trong thời gian quan, đề tài xây dựng các mô hình và
các giải pháp hoàn thiện tổ chức và cơ chế điều phối liên ngành hội nhập kinh
tế quốc tế ở nước ta trong 10 năm tới.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập các tài liệu
liên quan đến chủ đề nghiên như kinh nghiệm quốc t
ế, các chính sách của Đảng
và Chính phủ, các số liệu, tài liệu thống kê.
- Phương pháp phân tích, so sánh đối chứng được sử dụng để lựa chọn
mô hình tổ chức điều phối liên ngành phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Phương pháp mô hình hóa để xây dựng các mô hình tổ chức điều phối
liên ngành, trên cơ sở đó lựa chọn mô hình phù hợp.
- Phương pháp khảo sát th
ực tế trong nước và ngoài nước để tham khảo
các mô hình tổ chức, lấy ý kiến các chuyên gia về hội nhập kinh tế quốc tế để
khẳng định về mô hình tổ chức và điều phối.
- Sử dụng kỹ thuật tin học để quản lý dữ liệu, xây dựng mô hình điều phối.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài li
ệu tham khảo, đề tài được bố cục
thành 3 chương như sau:
Chương 1
: Thực trạng và sự cần thiết phải đổi mới cơ chế và tổ chức điều
phối liên ngành trong hội nhập kinh tế quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Chương 2
: Quan điểm, nội dung đổi mới, hoàn thiện cơ chế và tổ chức
điều phối liên ngành trong hội nhập kinh tế quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập
WTO.
Chương 3

: Các giải pháp đổi mới cơ chế và tổ chức điều phối liên
ngành trong hội nhập kinh tế quốc tế.

17
Chương 1
THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI CƠ CHẾ VÀ TỔ
CHỨC ĐIỀU PHỐI LIÊN NGÀNH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
1.1. ĐIỀU PHỐI LIÊN NGÀNH LÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN, PHỔ BIẾN
TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Đối với mọi quốc gia, hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại
luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý nhà nước. Với tính
chất đại diện quốc gia, hoạt động đối ngoại không chỉ giới hạn trong phạm vi
chức năng quản lý nhà nước và quyền hạn của một cơ quan Chính phủ mà
mang tính chất bao trùm. Chính vì vậy quản lý nhà nước hoạt động ngoại giao
luôn được đặt dưới s
ự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu quốc gia.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, nội dung hợp tác kinh tế ngày
càng chiếm vị trí trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mọi quốc gia.
Chiến lược ngoại giao được hoạch định và triển khai phục vụ các mục tiêu
phát triển thị trường, mở rộng giao thương quốc tế. Thuật ngữ ngoại giao và
thương mại g
ần trở nên đồng nhất trong tư duy quản lý. Cụ thể là nhiều quốc
gia đã thành lập Bộ Ngoại Thương trên cơ sở sáp nhập cơ quan quản lý nhà
nước về ngoại giao và ngoại thương. Nhận thức được tầm quan trọng của kinh
tế đối ngoại với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã
đặt phương châm cho công tác đối ngoại giai đoạn m
ở cửa: “Ngoại giao phục
vụ kinh tế”.
Có thể thấy, hội nhập kinh tế quốc tế trong thời đại hiện nay là yếu tố

cơ bản cấu thành chính sách đối ngoại của hầu hết các quốc gia. Bên cạnh đó,
cùng với sự phát triển của khái niệm thương mại hiện đại, hội nhập kinh tế
cũng mở rộng ảnh hưởng sang các lĩnh vực kinh t
ế, văn hoá, môi trường, y tế,
giáo dục, an sinh xã hội… Do đó, bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là
hoạt động đối ngoại mang tính chất đại diện quốc gia và có phạm vi ảnh
hướng tới mọi lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội. Chính các thuộc tính cơ bản
này của hội nhập kinh tế quốc tế đã xác định sự cần thiết phả
i thiết lập các cơ
chế quản lý nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của quốc gia
trong hội nhập kinh tế quốc tế.


18
1.1.1. Tính chất đa ngành, đa lĩnh vực của các cam kết HNKTQT
Thực tiễn toàn cầu hóa cho thấy cùng với sự hội nhập sâu sắc giữa các
nền kinh tế, thương mại quốc tế ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang
các lĩnh vực khác và mức độ phức tạp của các vấn đề thương mại cũng ngày
càng tăng. Đơn cử việc đàm phán mở cửa th
ị trường giờ đây không chỉ còn
đơn thuần liên quan tới thuế mà đã mở rộng sang cả cấp phép, chứng nhận
xuất xứ, kiểm dịch, tiêu chuẩn, môi trường, lao động… Không một quốc gia
nào có thể có một cơ quan đủ bao trùm tất cả các lĩnh vực này. Công tác
hoạch định chính sách và triển khai thực thi, do đó, chỉ có thể được thực hiện
thông qua một cơ chế điều phố
i được tổ chức dưới hình thức này hay hình
thức khác, tùy theo đặc điểm tổ chức bộ máy hành chính của quốc gia đó.
Tính tất yếu khách quan của việc điều phối liên ngành trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế được xác định bởi tính chất liên ngành, đa lĩnh vực
của các cam kết hội nhập KTQT. Thực tế cho thấy, đàm phán gia nhập và

thực hiện các cam kết gia nhập WTO là mộ
t công việc đầy thách thức đối với
tất cả các quốc gia không phụ thuộc vào trình độ phát triển. Trước hết, là do
các Hiệp định của WTO liên quan đến nhiều lĩnh vực như thương mại hàng
hoá, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến đầu tư và thương mại liên
quan đến các quyền sở hữu trí tuệ. Thứ hai, để thực hiện các cam kết này,
nướ
c gia nhập WTO phải tiến hành cải cách thể chế kinh tế một cách sâu rộng
dựa trên các nguyên tắc của WTO. Quá trình này bao gồm việc cải cách hệ
thống chính sách thương mại và hệ thống pháp luật kinh doanh trên nhiều lĩnh
vực khác nhau nhằm đưa các cơ chế quản lý thương mại phù hợp tập quán
quốc tế. Đây là một công việc đồ sộ và phức tạp về chuyên môn, đặc biệt đối
vớ
i các nước có mức độ phát triển kinh tế thị trường thấp và đang trong quá
trình chuyển đổi cơ cấu như Việt Nam. Việc tuân thủ các nguyên tắc của
WTO trong quản lý thương mại đồng nghĩa với việc đổi mới cơ bản hệ thống
pháp luật liên quan, cơ chế điều hành thương mại từ Trung ương tới địa
phương. Bởi vậy nó đòi hỏi s
ự chỉ đạo, phối hợp thống nhất giữa các ngành,
các cấp. Thứ ba, với tư cách là thể chế thương mại lớn nhất hành tinh (153
thành viên tính đến 1/2009), WTO đặt ra những nguyên tắc làm nền tảng cho
thương mại quốc tế. Trên nền tảng pháp lý đó, các quốc gia thiết lập hệ thống
đan xen các hoạt động thương mại song phương, khu vực, đa phương khác.
Bài toán đặt ra là làm sao ở tầ
m quốc gia phải cân đối và hài hoà hệ thống các
cam kết phức tạp đó.

19
1.1.2. Các đối tác ngày càng đa dạng, đại diện cho các nhóm mục
tiêu và lợi ích khác nhau

Với chính sách ngoại giao rộng mở “Việt Nam muốn làm bạn với tất
cả các nước”, chúng ta đã xác định cho mình một đường lối đối ngoại linh
hoạt với mục tiêu tận dụng mọi cơ hội, mọi nguồn lực trong và ngoài nước
cho phát triển. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi phải có sự đ
iều hòa chính
sách để đảm bảo tính thống nhất của chính sách đối ngoại, sự cân bằng trong
quan hệ với các nhóm nước cũng như hài hòa giữa các lĩnh vực: chính trị,
quân sự, kinh tế, văn hóa…
Mục tiêu của mọi quốc gia trong hội nhập kinh tế là mong muốn đạt
được lợi ích tối đa trong quá trình đàm phán. Chẳng hạn, trong đàm phán gia
nhập WTO, nước xin gia nhập phải tiến hành đàm phán đa phươ
ng và song
phương với các thành viên có yêu cầu về các lĩnh vực như thương mại hàng
hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ Thực tế cho thấy, nhiều nước phải trải qua nhiều
vòng đàm phán, mất nhiều năm, chẳng hạn, Trung Quốc là 14 năm, Việt Nam
hơn 11 năm và hiện nay, Cộng hoà Liên bang Nga bắt đầu từ năm 1999
nhưng đến nay vẫn chưa kết thúc đàm phán. Sau khi được công nhận là thành
viên c
ủa WTO, nước xin gia nhập phải cam kết thực hiện đầy đủ các cam kết.
WTO có cơ chế kiểm tra việc thực hiện các cam kết của các nước thành viên.
Trường hợp nước gia nhập không thực hiện đầy đủ các cam kết sẽ bị trừng
phạt trả đũa thương mại.Riêng Trung Quốc, khi gia nhập WTO phải chấp
nhận việc thành lập Uỷ ban giám sát việc thực thi các cam kết. Việt Nam đ
ã
gửi đơn xin gia nhập WTO từ năm 1995, trải qua 14 phiên đàm phán đa
phương và 200 phiên đàm phán song phương với 28 nước thành viên của
WTO có yêu cầu đàm phán. Ngày 7/11/2006, Việt Nam được kết nạp vào
WTO và ngày 11/1/2007 chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương
mại Thế giới, sau hơn 11 năm đàm phán.
Tuy nhiên, gia nhập WTO chỉ là bước khởi đầu cho việc tham gia thực

sự vào diễn đàn thương mại quốc tế. Việ
t Nam sẽ bắt đầu tham gia Vòng đàm
phán Doha để cùng các nước thành viên WTO thiết lập các nguyên tắc mới
nhằm cải tổ hệ thống thương mại quốc tế cũng như xây dựng các nguyên tắc
cho tiến trình tự do hoá hơn nữa thương mại toàn cầu. Thực tế cho thấy đây là
một tiến trình phức tạp với sự xung đột giữa các nhóm lợi ích trong nước, lợi
ích giữa các quốc gia và giữ
a các nhóm quốc gia với nhau. Bởi vậy, công tác
điều phối liên ngành trong quá trình tiếp tục hội nhập sâu rộng giai đoạn “hậu
WTO” sẽ giúp tăng cường tính thống nhất nội bộ, hài hoà nội dung cam kết,

20
phối hợp hiệu quả các diễn đàn thương mại với chính trị, ngoại giao vì lợi ích
quốc gia
1.1.3. Sự cần thiết phải cân bằng các nhóm lợi ích xã hội trong quá
trình đàm phán và thực hiện các cam kết HNKTQT
Các Hiệp định của WTO liên quan đến nhiều lĩnh và việc thực hiện
các cam kết WTO ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều nhóm xã hội: các đối
tượng được bảo hộ, tr
ợ cấp; các cơ quan hành chính vốn đang nắm giữ quyền
lực từ cơ chế xin – cho, các đối tượng năng lực cạnh tranh hạn chế, dễ bị tổn
thương khi mở cửa thị trường… Các Chính phủ vì vậy, để thực hiện hiệu quả
các cam kết, tận dụng tối đa cơ hội và giảm thiểu rủi ro của việc gia nhập,
điều hoà l
ợi ích của các nhóm xã hội cần thiết phải có một cơ chế, tổ chức
điều phối hợp lý, hoạt động có hiệu quả, tạo sự đồng thuận và nhất trí cao
(chủ yếu là điều phối liên ngành, phối hợp giữa các bộ, ngành của Chính phủ
vì Chính phủ là người cam kết và là người thực hiện các cam kết). Chẳng hạn,
để gia nhập WTO, nước xin gia nhập phải cam kế
t cắt giảm hàng rào thuế

quan và phi thuế quan, các thủ tục hạn chế đầu tư và thực hiện bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ. Điều này, trước mắt, sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của các nhóm xã
hội bao gồm cả người sản xuất và người tiêu dùng. Các nước đều cố gắng
cam kết ở mức độ an toàn cao nhất có thể nhằm kéo dài thời gian và cơ h
ội
bảo vệ được lợi ích của các ngành sản xuất trong nước. Đặc biệt, những nước
có nền kinh tế tập trung trước đây như Việt Nam và Trung Quốc đều muốn
kéo dài lộ trình cắt giảm để bảo hộ sản xuất trong nước, tránh xảy ra sự phá
sản của các doanh nghiệp do phải cạnh tranh với hàng hoá và dịch vụ nước
ngoài. Chẳng hạn, trong lĩnh vực dịch v
ụ, các nước đều muốn duy trì mức độ
bảo hộ nhất định đối với những lĩnh vực nhạy cảm như phân phối, ngân hàng,
bảo hiểm Tuy nhiên, với mục tiêu tối cao là tự do hóa thương mại, bảo hộ
trong WTO luôn phải được hiểu là bảo hộ có thời hạn và có điều kiện. Chính
vì vậy cần phải có chính sách điều tiết để cân đối giữa các ngành, chấ
p nhận
hy sinh một số ngành vì lợi ích trong những lĩnh vực khác.
Để đảm bảo lợi ích chung của cả nền kinh tế, nhất là lợi ích dài hạn,
cần thiết phải có sự điều phối liên ngành trên cơ sở tính toán lợi ích tổng thể
và dài hạn. Việc điều phối liên ngành sẽ giúp cho Chính phủ có chương trình
mở cửa hợp lý, cân đối lợi ích giữa các ngành và các nhóm xã hội, từ đó có
biệ
n pháp để hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện các cam kết hội
nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, chỉ trên cơ sở một cơ chế điều phối chính sách
tầm quốc gia hiệu quả mới có thể huy động nguồn lực và triển khai các chính

21
sách an sinh – xã hội, đảm bảo sự ổn định đời sống cho các đối tượng dễ bị
tác động tiêu cực từ các cam kết mở cửa thị trường: nông dân, người lao động
phổ thông, lao động tại các doanh nghiệp bị cạnh tranh khi mở cửa…

1.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC CƠ QUAN
ĐIỀU PHỐI LIÊN NGÀNH VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.2.1. Khái niệm và nội dung
Xuất phát từ những đòi hỏi khách quan kể trên, công tác điều phối liên
ngành hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế luôn là một trong những nội dung
quản lý nhà nước của các quốc gia. Nền kinh tế hội nhập càng sâu thì mức độ
đòi hỏi về năng lực điều phối càng cao. Mức độ hội nhập và quy mô của
thương mại xác định cách thức t
ổ chức cũng như chức năng của cơ quan này.
Có thể tóm lược khái niệm về điều phối liên ngành hội nhập kinh tế quốc tế
như sau.
Điều phối liên ngành hội nhập kinh tế quốc tế là hoạt động quản lý nhà
nước do một cơ quan được Chính phủ giao chức năng đầu mối thực hiện
nhằm đảm bảo sự phối hợ
p công việc hài hoà giữa các ngành, các cấp, các tổ
chức liên quan trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện các chủ trương,
chính sách về hội nhập và thực thi các cam kết quốc tế.
Về nguyên tắc, điều phối liên ngành là đối tượng của sự điều phối ở hai
cấp, cấp chính trị và cấp kỹ thuật. Mục tiêu của điều phối chính trị là đạt được
sự nhất trí gi
ữa các tổ chức liên quan trong nước về các vấn đề hội nhập đang
nổi lên và các vấn đề đàm phán. Chẳng hạn, ở Việt Nam, UBQG-HTKTQT là
cơ quan được Thủ tướng giao chức năng giúp việc trong việc hoạch định
đường lối và giám sát quá trình hội nhập của Việt Nam. Điều phối kỹ thuật
của cấp thấp hơn là hoạt động hàng ngày nhằm tổ chức liên lạc theo chi
ều
ngang giữa các đơn vị liên quan trong lĩnh vực hội nhập. Nội dung cơ bản của
điều phối kỹ thuật là tập hợp và đề xuất phương án xử lý đối với các vấn đề
vượt ra ngoài quyền hạn của một bộ ngành để chuẩn bị báo cáo xin ý kiến của
cấp chính trị. Điều phối kỹ thuật về cơ bản bao gồm các công vi

ệc đòi hỏi
kiến thức chuyên môn cụ thể trong từng lĩnh vực hội nhập mà việc thảo luận
đòi hỏi phải có các kiến thức sâu về các hiệp định, điều khoản và hoạt động
thực tiễn về lĩnh vực hội nhập. Hiện còn có những cách nhìn nhận đánh giá
khác nhau về cơ quan điều phối cấp kỹ thuật ở Việt Nam. Tuy nhiên, v
ề cơ
bản công việc này đang được chia sẻ giữa Văn phòng UBQG-HTKTQT và
Vụ Đa biên, Bộ Công Thương.

22
Về cơ bản, các chức năng của cơ quan điều phối về hội nhập kinh tế
bao gồm:
- Phổ biến thông tin nội bộ, bao gồm việc tập hợp, phân tích và xử lý
thông tin; luân chuyển tới các cơ quan liên quan và báo cáo, cập nhật tình
hình cho cấp điều phối chính trị.
- Chuẩn bị phương án đàm phán. Thực hiện chức năng đầu mối xây
dựng nội dung và k
ế hoạch tổ chức, triển khai các vòng đàm phán thương
mại.
- Tổ chức thực thi các hiệp định bao gồm đôn đốc việc ban hành văn
bản, triển khai các công tác kỹ thuật để đưa các hiệp định đã được ký kết vào
thực thi; tổ chức nghiên cứu, đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp thực
thi hiệu quả các cam kết quốc tế.
- Đảm bảo sự phố
i hợp hài hoà giữa các cấp, các ngành, lĩnh vực và các
cơ quan, giới doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và triển khai thực thi
chính sách hội nhập thông qua các cơ chế trao đổi thông tin, tham vấn,
- Tổ chức chuẩn bị nguồn lực đáp ứng các yêu cầu trong từng giai đoạn
của hội nhập, bao gồm các chuyên gia đàm phán, chuyên gia pháp lý, chuyên
gia trong các lĩnh vực thương mại quốc tế, đội ngũ các nhà nghiên cứu hỗ trợ

về chuyên môn
1

1.2.2. Các mô hình tổ chức
Trong thực tế, các quốc gia có các mô hình tổ chức điều phối liên
ngành hội nhập kinh tế quốc tế khác nhau thể hiện ở hình thức cũng như vị trí
của cơ quan đảm nhiệm chức năng điều phối liên ngành trong bộ máy hành
chính. Việc lựa chọn một mô hình điều phối cụ thể được chi phối bởi một số
yếu t
ố cơ bản sau:
Trước hết, mô hình tổ chức điều phối liên ngành của một nước trong
hội nhập kinh tế quốc tế phụ thuộc vào đặc điểm của cơ chế quản lý và tập
quán hành chính của nước đó. Tùy thuộc Hiến pháp, quyền lực nhà nước có
thể tập trung vào Tổng thống/ Thủ tướng hoặc tập thể Chính phủ hoặc phân
chia giữa Qu
ốc hội - Tổng thống - Chính phủ. Tương ứng với mỗi hình thức


1
Xem: GTV/VIT: Điều phối liên bộ trong quá trình gia nhập WTO, Bộ Thương mại, Hà Nội, 2001,
tr.8.

23
phân chia quyền lực đó có một cơ chế điều phối tương ứng nhằm đảm bảo
tính thống nhất và hiệu quả của quản lý.
Ngoài ra, mô hình của cơ quan điều phối còn được quy định bởi chính
vai trò của thương mại đối với quốc gia. Các quốc gia có quy mô thương mại
càng lớn thì địa vị của cơ quan điều phối thương mại qu
ốc tế trong hệ thống
quản lý nhà nước càng được coi trọng. Cơ quan này sẽ có tiếng nói quyết định

trong các vấn đề thương mại quốc tế. Đồng thời với tổ chức bộ máy quy mô,
chuyên nghiệp cơ quan này sẽ có mặt trong hầu hết các cơ chế tham vấn quốc
gia về các vấn đề thương mại quốc tế.
Có thể đưa ra 4 loại hình tổ chức cơ b
ản cho điều phối liên ngành
HNKTQT sau đây:
• Mô hình tập trung (Vị trí A trên sơ đồ)
• Mô hình trung gian (Vị trí B trên sơ đồ)
• Mô hình bộ đầu mối (Vị trí C trên sơ đồ)
• Mô hình cơ quan chuyên trách (Vị trí D trên sơ đồ)

×