Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thương
MỤC LỤC
Lời mở đầu.....................................................................2
Phần I: Lý luận chung………………………………………..4
I. Thông tin bất cân xứng…………………………….4
1. Lựa chọn đối nghịch………………………………..6
2. Rủi ro đạo đức………………………………………6
II. Thông tin không cân xứng ảnh hưởng đến các thị
trường……………………………………………….7
Phần II: Thực trạng và giải pháp………………….10
I. Thực trạng………………………………………….10
1. Hoạt động tín dụng quốc tế……………………...10
2. Thực trạng ở Việt Nam…………………………...11
2.1. Thực trạng chung………………………………..11
2.2 Thực trạng về phía khách hàng………………..13
2.3. Thực trạng về phía các ngân hàng TM………13
II. Giải pháp………………………………………….15
1. Hoàn thiện, nâng cao hệ thống TT tín dụng…..15
2. Kiểm tra, giám sát vốn vay………………………25
3. Trích lập các quỹ dự phòng rủi ro……………..26
1
Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thương
Kết luận……………………………………………….28
Tài liệu tham khảo…………………………………..30
2
Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thương
LỜI MỞ ĐẦU
Những cuộc khủng hoảng tài chính luôn là vấn đề chung
trong lịch sử hầu hết các quốc gia. Các nhà phân tích cho
rằng đa phần các cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra trong hệ
thống các ngân hàng đều có thể tránh được nếu có sự minh
bạch và tính công khai. Giá như hoạt động của các tổ chức
được minh bạch hơn, giá như họ công khai nhiều tin tức hơn
nghĩa là có sự cân xứng về thông tin giữa các bên trong cuộc
giao dịch thì mức độ rủi ro của các khoản nợ xấu gây tai họa
cho hệ thống ngân hàng đã được xử lý kịp thời.
Sự phân tích kinh tế về các tác dụng của vấn đề lựa chọn
đối nghịch và rủi ro đạo đức có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn
những cuộc khủng hoảng tài chính – một sự đổ vỡ trầm trọng
trong thị trường tài chính.
Vậy vấn đề đặt ra là thiếu sự minh bạch và thiếu tính
công khai về thông tin. Đó chính là vấn đề thông tin bất cân
xứng trong thị trường tài chính nói chung và hoạt động tín
dụng nói riêng.
Riêng đối với Việt Nam là một nước đang phát triển,
hàng loạt những vụ thất thoát hàng nghìn tỷ và những hành vi
lừa đảo, chiếm dụng tài sản của các ngân hàng thông qua hoạt
động đầu tư và cho vay cho thấy sự bất cân xứng thông tin
3
Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thương
trong hệ thống tài chính nước ta đang gây những hậu quả
nghiêm trọng. Vì vậy việc khắc phục hiện tượng thông tin bất
cân xứng trong thị trường tài chính còn non kém là một vấn
đề rất đáng được quan tâm. Đây là nền tảng để chúng ta hoàn
thiện thị trường tài chính ở Việt Nam.
Đây là một vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy
trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi nhiều sai
lầm. Em rất mong có sự giúp đỡ và chỉ bảo của thầy cùng sự
đóng góp của các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Chí Thọ đã giúp đỡ
em hoàn thành bài viết này.
4
Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thương
CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ THÔNG TIN
BẤT CÂN XỨNG NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÔNG TIN BẤT CÂN
XỨNG TRONG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Việt Nam cũng giống như nhiều nước châu Á khác, các
ngân hàng chiếm tỉ trọng cao trong thị trường tài chính. Hầu
hết các giao dịch chủ yếu thực hiện qua hệ thống ngân hàng
mà hoạt động chính là cấp tín dụng.
Một vấn đề đặt ra cho các ngân hàng là phải làm thế nào
để tăng lợi nhuận mà vẫn có sự an toàn cần thiết. Trong thực
tế, nhiều ngân hàng không nắm được khả năng sinh lời cũng
như những rủi ro trong các dự án của những người đi vay. Tại
sao lại như vậy? Bởi vì họ thiếu thông tin.
Việc các ngân hàng thiếu những thông tin cần thiết để
đưa ra các quyết định sáng suốt dường như đang làm kinh
ngạc những nhà đầu tư. Đây chính là vấn đề thông tin bất cân
xứng trong thị trường tài chính cũng như trong hoạt động tín
dụng của các ngân hàng.
5
Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thương
I. Thông tin bất cân xứng:
Một đặc điểm quan trọng của các thị trường tài chính là ở
chỗ chúng có các chi phí giao dịch và chi phí thông tin đáng
kể. Một phân tích kinh tế để xem các chi phí này tác động thế
nào lên thị trường tài chính sẽ mang lại cho chúng ta một sự
hiểu biết sâu hơn xem hệ thống tài chính hoạt động như thế
nào.
Trong những giao dịch diễn ra trên các thị trường tài
chính, một bên thường không đầy đủ các thông tin cần thiết
về đối tác của mình để có những quyết định đúng đắn. Sự
không công bằng về thông tin mà mỗi bên có được gọi là
thông tin không cân xứng. Một người vay một món tiền
thường có thông tin tốt hơn về lợi tức tiềm ẩn và rủi ro kèm
theo với dự án đầu tư mà người đó tiến hành so với người cho
vay. Thông tin về đối tác bao gồm các thông tin về tiềm lực
tài chính của khách hàng cũng như khả năng sản xuất kinh
doanh và khả năng chống đỡ rủi ro.
Sự không cân xứng về thông tin là một nguồn gây ra rủi
ro trong thị trường tài chính. Các doanh nghiệp có nguồn
thông tin “nội bộ” về các dự án của họ với mức độ đáng tin
cậy, người cho vay có thể giảm rủi ro bằng cách tăng khả
năng chọn lựa người vay hay dựa vào thông tin từ các tổ chức
khác. Các biện pháp làm tăng lượng thông tin cần cho người
6
Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thương
cho vay sẽ nâng cao khả năng của bên cho vay trong việc xác
định những người vay có cơ hội đầu tư tốt nhất cũng như việc
giám sát tránh những rủi ro đạo đức. Khi lượng thông tin
nghèo nàn, thì người cho vay chỉ có thể phân biệt đối tượng
vay theo những điều kiện rất chung và khả năng xảy ra các
rủi ro là hoàn toàn có thể.
Việc thiếu thông tin tạo ra những vấn đề trong hệ thống
tài chính ở hai mặt: trước khi cuộc giao dịch diễn ra và sau
khi cuộc giao dịch diễn ra.
1. Lựa chọn đối nghịch
Rủi ro do thông tin không cân xứng tạo ra trước khi diễn
ra cuộc giao dịch đựoc gọi là vấn đề chọn lựa đối nghịch.
Chọn lựa đối nghịch xảy ra trên các thị trường tài chính khi
những người đi vay có nhiều khả năng tạo ra một kết cục
không mong muốn (đối nghịch) - tức là rủi ro không trả được
nợ - là những người tích cực tìm vay nhất và do vậy có nhiều
khả năng được lựa chọn nhất.
Việc các nhà đầu tư đã chọn sai đối tượng cho vay của
mình vì không nắm được đầy đủ thông tin về đối tượng khiến
dễ có thể là các món cho vay được thực hiện cho nhưng
trường hợp rủi ro không trả được nợ, những người cho vay có
thể quyết định không cho vay mặc dù có những trường hợp có
thể trả được nợ.
7
Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thương
Nếu người cho vay biết rõ về những người đi vay, tức là
thông tin không phải là không cân xứng thì người cho vay sẽ
không khó khăn gì trong việc cho người này hay người kia
vay. Do sự lựa chọn đối nghịch, người cho vay có thể rút lại
quyết định cho vay tuy rằng đó có thể là một khoản đầu tư có
giá trị. Hoặc để bù đắp rủi ro, người cho vay có thể tăng lãi
suất vay. Nhưng việc này phần nào tự gây tác hại vì nhiều
người đi vay đáng tin cậy có thể quyết định không vay nữa và
chỉ còn lại những người kém tin cậy hơn.
2. Rủi ro đạo đức
Khi người đi vay phải vay với lãi suất cao, để bù đắp chi
phí, khách hàng sẽ chấp nhận những dự án rủi ro hơn. Đây là
vấn đề rủi ro đạo đức.
Rủi ro đạo đức là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo
ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Rủi ro đạo đức trong các
thị trường tài chính xảy ra khi người cho vay phải chịu một
rủi ro là người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động
không tốt (hành vi thiếu đạo đức) xét theo quan điểm của
người cho vay, bởi vì những hoạt động này khiến ít có khả
năng món vay này sẽ được hoàn trả.
Do rủi ro đạo đức giảm bớt xác suất hoàn trả được vốn
nên người cho vay có thể quyết định thôi không cho vay.
8
Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thương
Những hành vi thiếu đạo đức này có thể là người đi vay tạo
ra những chứng cứ giả để có thể vay đưóc tiền từ người cho
vay. Những người đi vay tự tạo ra các công ty “ma” thực hiện
các cuộc giao dịch để thanh tiêu các khoản vay. Đây là hành
vi cố ý lừa đảo. Hoặc người đi vay cố tình chiếm đoạt một
khoản vốn của người cho vay. Khi người đi vay có thể hoạt
động kinh doanh có lợi nhuận song không muốn trả lại tiền
cho các nhà đầu tư hay ngân hàng... Có khi người đi vay có
thể sử dụng vốn vay vào các mục đích sai mục đích khi vay
vốn. Trường hợp này xảy ra khi chủ đầu tư không có sự giám
sát chặt chẽ đối với hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp.
II. Thông tin không cân xứng ảnh hưởng đến các thị
trường
Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm thông tin không cân
xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, chúng ta có thể
đi vào một thị trường đặc trưng.
Mô tả đặc điểm riêng của vấn đề lựa chọn đối nghịch và
việc lựa chọn đối nghịch gây trở ngại như thế nào cho sự
hoạt động hữu hiệu của một thị trường, hãy xem xét thị
trường xe máy cũ. Giả sử một người muốn mua một xe máy
đã qua sử dụng thì không thể tự đánh giá chất lượng của cái
xe này. Do đó cái giá mà người mua phải trả phản ánh chất
lượng trung bình của những chiếc xe trong thị trường đó.
9
Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thương
Người sở hữu xe là người biết rõ nhất về chất lượng chiếc xe
này. Nếu chiếc xe này quá tồi thì người chủ sẽ vô cùng sung
sướng bán với giá mà người mua định trả. Tuy nhiên, nếu đó
là một cái xe đang tốt, người chủ của nó biết chắc chiếc xe
của ông ta bị đánh giá thấp, nên ông ta không muốn bán nó.
Hậu quả của việc lựa chọn đối nghịch này là có rất ít xe đã
qua sử dụng nhưng chất lượng còn tốt xuất hiện ở thị trường
này. Thị trường xe máy cũ do đó sẽ hoạt động và trên thực tế
là không hoạt động.
Như vậy hiện tượng lựa chọn bất lợi đã cản trở việc giao
dịch trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Trở lại với thị trường tài
chính, mà cụ thể là hoạt động tín dụng của ngân hàng, các
ngân hàng luôn là người có ít thông tin hơn về dự án, về mục
đích sử dụng về khoản tín dụng cấp cho khách hàng. Điều
này dẫn đến trường hợp ngân hàng cho các doanh nghiệp sắp
phá sản vay và phải đối mặt với những khoản nợ khó đòi.
Vấn đề rủi ro đạo đức nảy sinh khi có sự tách biệt giữa
người sở hữu vốn và người sử dụng vốn, mà trong trường hợp
này, các ngân hàng thương mại đóng vai trò là người sở hữu
vốn còn các doanh nghiệp là người sử dụng vốn. Do hợp đồng
nợ chỉ đòi hỏi người vay phải trả một số tiền nhất định và
cho phép họ hưởng bất cứ lợi nhuận nào còn lại, những người
vay này có ý muốn nhận những dự án đầu tư có nhiều rủi ro
hơn so với những người cho vay muốn, và ở đây, những ngân
10
Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thương
hàng thương mại sẽ là người phải chịu những rủi ro đạo đức
này.
11
Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thương
PHẦN II
THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ
THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRONG HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM
I. Thực trạng của vấn đề thông tin bất cân xứng trong
hoạt động tín dụng ngân hàng
1. Thị trường tài chính quốc tế và vấn đề thông tin không
cân xứng trong hoạt động tín dụng
Sau nhiều cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế nổ ra trên
thế giới mà gần đây nhất là cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008,
người ta mới thực sự đánh giá được những hậu quả nghiêm
trọng do vấn đề thông tin không cân xứng gây ra.
Với sự ra đời của các doanh nghiệp có sự tham gia vốn
của công chúng và tính hữu hạn về trách nhiệm, việc chuẩn
hóa thông tin đã trở nên tối quan trọng – vấn đề này được
mọi người nhận thức trong suốt những năm 1930 khi những
nhà đầu tư nhỏ bị mất những khoản tiết kiệm của mình do đã
quá tin tưởng vào những báo cáo tài chính không chính xác.
Đây chỉ là một trong vô số những hậu quả do vấn đề thông
tin không cân xứng gây ra.
Cuộc khủng hoảng gần đây nhất là cuộc khủng hoảng
2008, mở đầu bằng việc các ngân hàng lớn ở Mỹ bị phá sản.
12
Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thương
Rất nhiều nguyên nhân và đánh giá được đưa ra dựa trên
những bài học từ cuộc đại khủng hoảng 1930 nhưng nguyên
nhân sâu xa chính là sự bất cân xứng trong thông tin. Do
những nghĩa vụ về tài chính không được đảm bảo một cách
đầy đủ, việc giám sát và thông tin là những yếu tố tối quan
trọng. Đây là thời điểm mà nhiều ngân hàng đang lên tiếng
đấu tranh cho sự cấp thiết phải có những thông tin tổng quát
về tổ chức của chính họ. Vấn đề thông tin không cân xứng
vẫn đang cần những giải pháp thiết thực khác.
2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Việt Nam và vấn đề
thông tin bất cân xứng
2.1. Thực trạng chung
2.1.1. Đặc điểm thị trường tài chính Việt Nam
Hoạt động tín dụng là một loại hoạt động kinh tế gắn liền
với sự thăng trầm của nền kinh tế. Vì vậy khi các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh gặp rủi ro tất yếu sẽ dẫn đến rủi
ro đối với các tổ chức tín dụng cấp vốn cho các doanh
nghiệp.
Đối với một thị trường tài chính còn khá non nớt và chưa
hình thành đầy đủ, Việt Nam một mặt cho phép phát triển
một thị trường tự do, một mặt vấn cần sự định hướng, hỗ trợ
từ nhà nước. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang cố
gắng hoàn thiện thị trường tài chính bằng việc tăng cường
13
Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thương
phát triển thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần. Bên cạnh
đó, chúng ta còn đang hoàn thiện và tăng cường phát triển thị
trường chứng khoán.
Đến nay một trong các hoạt động chủ yếu trong thị
trường tài chính vẫn là lĩnh vực cho vay của ngân hàng và
các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp.
14