Tải bản đầy đủ (.pdf) (341 trang)

Mô hình kinh tế xã hội của các nước đông nam á và giá trị tham khảo đổi với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 341 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO
TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2010
Mã số: B.10-08
Tên đề tài:
MÔ HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ
GIÁ TR
Ị THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Đơn vị chủ trì : Viện Kinh Tế
Chủ nhiệm đề tài : ThS. Phùng Lê Dung
Thư ký đề tài : ThS. Đinh Thị Nga
HÀ NỘI - 2010
2
DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
1. TS. Trần Tuấn Anh, Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh
2. TS. Lê Văn Chiến, Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh
3. ThS. Phùng Lê Dung, Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh
4. ThS. Trương Diệp Hằng, Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh
5. ThS. Phạm Mạnh Hùng, Viện kinh tế và chính trị thế giới
6. Bùi Thị Hương, Học viên cao học K15, chuyên ngành QLKT
7.
TS. Đinh Thị Nga, Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh
8. ThS. Trần Thị Tuyết Lan, Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh
9. TS. Hoàng Văn Nghĩa, Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh
10. PGS,TS. Nguyễn Hữu Thắng, Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh
11. Nguyễn Quang Thử, Sở công thương tỉnh Quảng Nam
12. ThS. Nguyễn Trí Tùng, Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh
3
MỤC LỤC


Nội dung
Phần mở đầu 5
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn mô
hình phát triển kinh tế-xã hội.
17
1.1. Khái ni
ệm về phát triển kinh tế, mô hình phát triển kinh tế 17
1.1.1. Khái niệm phát triển kinh tế 17
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển 22
1.2. Mô hình phát tri
ển kinh tế xã hội 26
1.2.1. Khái niệm 26
1.2.2. Các mô hình lý thuyết về phát triển kinh tế-xã hội. 26
1.2.3. Một số mô hình phát triển kinh tế-xã hội thực tiễn 34
Chương II : Mô hình phát triển kinh tế-xã hội của các
nước
ASEAN
52
2.1.
Sơ lược về ASEAN 52
2.2. Mô hình phát tri
ển ktinh tế-xã hội của từng quốc gia cụ thể 57
2.2.1. Indonesia 57
2.2.2. Thailand 66
2.2.3. Malaysia 70
2.2.4. Philippineses 77
2.2.5. Singapore 83
2.3. M
ột số đánh giá chung về quá trình phát triển kinh tế-xã hội
các nước ASEAN v

à bài học rút ra. 88
2.4. M
ột số bài học rút ra 94
2.5. M
ột số nguyên tắc cần xem xét để đảm bảo cho quá trình phát
tri
ển 100
Chương III. Lựa chọn mô hình phát triển kinh tế-xã hội ở
Việt Nam
109
3.1. Các mô hình phát tri
ển kinh tế - xã hội của việt nam đã qua 109
4
3.2. Lựa chọn mô hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam 131
3.3. Gi
ải pháp thực hiện thành công mô hình phát triển nền kinh tế
-xã hội ở Việt Nam 137
Kết luận
141
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội là mục tiêu quan trọng hàng
đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới ở mọi thời đại. Để đạt được mục
tiêu này, việc lựa chọn các mô hình phát triển kinh tế-xã hội đúng đắn, phù
h
ợp với những đặc điểm riêng có của từng quốc gia có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng, nó quyết định vận mệnh tương lai của một đất nước. Thậm chí việc
lựa chọn một mô hình kinh tế - xã hội đúng đắn của một quốc gia đã được
xem như là biểu tượng của sức sáng tạo v

à quyền tự quyết của quốc gia ấy.
Bởi vậy, trong một thời gian dài, vấn đề lựa chọn các mô hình kinh tế được
đặt ra một cách sôi nổi, không chỉ ở Việt Nam m
à ở hầu hết các nước đang
phát triển và các quốc gia chuyển đổi.
Các nước Đông Nam Á nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng
động nhất thế giới. Đặc biệt, các th
ành viên sáng lập ASEAN đã trải qua
một thời kỳ tăng trưởng kinh tế khá mạnh và liên tục trong nhiều năm.
Những thành tựu không thể phủ nhận của các nước Đông Nam Á đã được
đánh giá rất cao và được nhiều nước coi l
à biểu tượng của sự thành công và
là m
ột hình mẫu để học tập. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những năm gần đây
đ
ã xuất hiện một số ý kiến phê phán mô hình phát triển của các nước này.
Dù sao, môi trường kinh tế toàn cầu hôm nay đã khác, tình hình kinh
t
ế xã hội trên thế giới ngày nay không còn giống thời kỳ những năm 60-70
c
ủa thế kỷ trước khi các mà nước Đông Nam Á bắt đầu quá trình CNH của
mình nữa. Do đó, Việt Nam hôm nay không thể rập khuôn máy móc những
sách lược các quốc gia này đ
ã sử dụng, song những bài học rút ra từ các
kinh nghiệm cả thành công lẫn không thành công của các nước này là vô
cùng quí báu và ch
ắc chắc sẽ rất hữu ích cho Việt Nam trong công cuộc
hiện đại hoá đất nước hôm nay.
Những năm gần đây, cùng với xu thế toàn cầu hóa ngày càng mạnh
mẽ, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - tài chính đang lan rộng

6
trên phạm vi toàn cầu như hiện nay, việc lựa chọn cho riêng mình một mô
hình kinh t
ế xã hội phù hợp đang ngày càng trở nên vô cùng khó khăn.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay đã bộc lộ nhiều vấn đề
của các nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu. Nó cũng đặt Việt
Nam trước những thách thức về lựa chọn một m
ô hình phát triển mới.
Nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta đẩy mạnh cải cách kinh tế, khắc
phục những sai lầm mà các nước trong khu vực và bản thân chúng ta đã trải
qua những năm qua. Chúng tôi đồng ý với phát biểu của nhà báo Nguyễn
Anh Tuấn khi cho rằng “Đất nước của chúng ta đang ở khúc ngoặt. Mệnh
lệnh của cuộc sống, mệnh lệnh của đất nước là phải nhân khó khăn này tái
c
ấu trúc, sửa chữa tận gốc những khuyết tật cố hữu, tìm ra một cơ chế mới,
mô hình mới đưa đất nước hướng tới một tương lai phát triển chắc chắn,
tốt đẹp và lâu dài” (Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn trong cuộc phỏng vấn
nguyên Bộ trưởng Bộ thương mại Trương Đình Tuyển và GS. Trần Văn
Thọ ngày 23/03/2009). Vận hội, cơ may đang đến chúng ta nếu chúng ta
biết nhân cơ hội này mà lựa chọn một mô hình phát triển tốt hơn. Nhưng
thách thức cũng đang rình rập sẵn sàng thử thách chúng ta. Nếu chúng ta
đưa ra được những chiến lược phát triển thích hợp với năng lực của dân
tộc, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước thì chúng ta có
th
ể bước vào những chuyến tàu tốc hành của thời đại, còn không chúng ta
s
ẽ bỏ lỡ chuyến tàu trăm năm mới có một lần. Chính vì vậy, công việc
nghiên cứu tình hình kinh tế các nước trên thế giới nói chung, các nước khu
vực Đông Nam Á nói riêng nhằm tìm kiếm những bài học cả thành công và
không thành công mà các nước đã trải qua để đưa ra con đường ngắn nhất,

hợp lý nhất, đỡ tốn kém nhất cho quốc gia, dân tộc trong những năm tới đã
và v
ẫn là những đề tài khoa học có ý nghĩa thiết thực, cấp bách.
Từ cuối những năm 70, rất nhiều công trình nghiên nghiên cứu về
các nước Đông Nam Á đ
ã lẫn lượt ra mắt bạn đọc. Đặc biệt, trong khoảng
một thập kỷ qua, số lượng nghiên cứu về khu vực kinh tế phát triển năng
động n
ày của các học giả trên thế giới, khu vực và Việt Nam ngày càng
7
nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều nghiên cứu các nước
Đông Nam Á với tư cách là một tổ chức khu vực, hoặc nghi
ên cứu về từng
nước Đông Nam Á. Trong số những công tr
ình nghiên cứu trong và ngoài
nước mà chúng tôi có điều kiện tiếp cận, chưa có một công trình nghiên
c
ứu nào đưa ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc
hoạch định mô hình phát triển từ thực tiễn phát triển của các nước Đông
Nam Á. Do đó, một đề t
ài nghiên cứu vấn đề này là cần thiết và sẽ có ý
nghĩa thiết thực.
Với những lý do nêu trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Mô hình phát
tri
ển kinh tế - xã hội của các nước Đông Nam Á và giá trị tham khảo đối
với Việt Nam” để nghiên cứu. Hy vọng những kết quả nghiên cứu của đề
tài sẽ là tài liệu có ý nghĩa thiết thực đối với những nhà hoạch định chính
sách của Việt Nam và tất cả những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề này.
2. Tình hình nghiên cứu
Nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phát triển năng động nhất

thế giới trong vài thập kỷ trở lại đây, sự tăng trưởng kinh tế tương đối cao
của các nước Đông Nam Á đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà
nghiên c
ứu kinh tế, xã hội cũng như các nhà hoạch định chính sách. Hàng
trăm công trình nghiên cứu đã được công bố trong khoảng gần hai thập kỷ
qua. Nhìn chung đa số những nghiên cứu này đã đánh giá tốt quá trình phát
tri
ển kinh tế xã hội của các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên cũng có những
đánh giá trái chiều về quá tr
ình phát triển của các quốc gia này. Đặc biệt
trong những năm gần đây, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm
1997 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến qúa tình tăng trưởng và phát triển
của các nước này, số lượng các nghiên cứu phê phán mô hình phát triển
này đ
ã tăng lên. Thậm chí, gần đây nhóm nghiên cứu của Đại học Havard
đ
ã cho rằng mô hình phát triển của một số nước Đông Nam Á là thất bại
m
ột cách tương đối (xem Tạp chí những vấn đề chính trị - xã hội, số
26+27, 7/2008). Bằng chứng mà nhóm nghiên cứu này đưa ra là các quốc
8
gia này tuy chưa đạt được mức thu nhập bình quân đầu người cao như các
nước NIEs (H
àn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan) nhưng tốc độ
tăng trưởng kinh tế đ
ã có xu hướng chững lại. Thêm nữa, để có được tốc độ
tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong thời gian qua, các quốc gia này đ
ã
ph
ải trả một cái giá tương đối đắt là sự cạn kiệt nhanh chóng quá mức

nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự ô nhiễm thậm chí là nghiêm trọng môi
trường sống. Ở một số quốc gia, những vấn đề phức tạp về x
ã hội có xu
hướng gia tăng nhanh chóng như hố ngăn cách gi
àu nghèo ngày càng rộng,
xung đột sắc tộc, tôn giáo, chính trị ngày càng gia tăng.
Chúng tôi sẽ điểm lại một số nghiên cứu chính trong và ngoài nước theo
hai nhóm khác nhau: Những nghiên cứu đánh giá mô hình kinh tế xã hội
của Đông Nam Á là thành công và những nghiên cứu phên phán mô hình
phát tri
ển kinh tế xã hội của các nước Đông Nam Á.
2.1. Những nghiên cứu đánh giá Đông Nam Á là thành công
Năm 1993, Ngân hàng thế giới ra một báo cáo trong đó gọi các nước Đông
Á, trong đó có các nước Đông Nam Á l
à “thần kỳ” là một trong những
điểm mở đầu cho một l
àn sóng ca ngợi sự thành công của các nước Đông
Nam Á.
Trong cu
ốn “Những bài học từ kinh nghiệm tăng trưởng của khu vực Đông
và Đông Nam Á”
, do Đinh Trọng Minh dịch, Nhà xuất bản chính trị quốc
gia ấn hành năm 1999, các tác giả đã tập trung trình bày một số nhân tố cơ
bản tạo cơ sở cho sự tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế Đông và Đông
Nam Á. Một trong những kết luận mà các tác giả đưa ra là “…các nước
đang phát triển, với kết quả hoạt động xuất khẩu tốt hơn, sẽ đạt được tăng
trưởng kinh tế cao hơn”. Nói cách khác, nhóm tá
c giả đã ca ngợi mô hình
kinh t
ế hướng về xuất khẩu của các nước Đông và Đông Nam Á, coi đó là

nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thành công trong tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia này trong những thập kỷ vừa qua.
9
Tiến Sỹ Nguyễn Thị Hiền trong tác phẩm “Hội nhập kinh tế khu vực của
một số nước Đông Nam Á”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
ấn hành năm 2002 đ
ã mô tả quá trình phát triển kinh tế xã hội gắn liển với
quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của ba nước Philippines,
Singapore, và Thailand. Theo tác giả, ba nước Đông Nam Á kể trên đã
thành công v
ề mặt kinh tế nhờ biết tận dụng những lợi thế so sánh của mình
so v
ới phần còn lại của thế giới để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và
toàn c
ầu. Mỗi nước có một lợi thế khác nhau, nhưng điểm chung ở họ là
chính ph
ủ đã đưa ra được những chính sách phát triển hợp lý, phát huy
được những lợi thế này để tham gia v
ào chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh
xuất khẩu và gặt hái những thành công trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của mình.
PGS, TS. Lê Bàn Th
ạch và TS. Trần Thị Tri trong cuốn “Công nghiệp hóa
ở NIEs Đông Á v
à bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” (Nhà xuất bản
thế giới 2000) đã đánh giá rất tỉ mỉ các bước, các giai đoạn quá trình công
nghi
ệp hóa của các nước NIEs trong đó đáng chú ý là quá trình CNH của
một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á là Singapore. Các tác giả đã
đánh giá cao nỗ lực của các nền kinh tế Đông Á trong quá trình CNH đất

nước. Theo các tác giả, mặc dù đây là những quốc gia hoặc v
ùng lãnh thổ
vừa thoát khỏi chế độ thuộc địa, hoặc vừa tách ra thành thực thể chính trị
độc lập, các nước Đông Á gặp rất nhiều khó khăn trong quá tr
ình công
nghi
ệp hóa do nguồn vốn hạn hẹp, trình độ công nghệ non kém và chưa có
được mối quan hệ kinh tế quốc tế rộng r
ãi, nhưng nhân dân và chính phủ
các quốc gia này đã thể hiện một ý chí và quyết tâm lớn trong việc tận dụng
thời cơ, vượt qua thử thách, đưa sự nghiệp CNH của họ đi lên bằng những
chiến lược, quyết sách quan trọng, phù hợp và họ đã gặt hái được những
thành công to lớn. Quá trình CNH được coi là thành công của các nước
NIEs đ
ã tạo ra cho các nước này một nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật tương
đối hiện đại, cơ cấu kinh tế đ
ã có những chuyển biến rất cơ bản theo hướng
hiện đại, đời sống nhân dân vì thế cũng được cải thiện đáng kể, vị thế của
10
các nước trên thế giới đã được khẳng định. Kết luận lại các tác giả này cho
r
ằng sự thành công của các nước NIEs là không thể phủ nhận, rằng “NIEs
đ
ã khá thành công trong việc lựa chọn mô hình CNH, trong việc nắm bắt
nhanh nhạy thời cơ và thách thức, kịp thời điều chỉnh các bước đi chiến
lược để khai thác đầy đủ các lợi thế so sánh của đất nước, kết hợp chặt chẽ
nguồn lực bên trong và bên ngoài, tạo dựng môi trường trong nước và quốc
tế thuận lợi phục vụ cho CNH”.
TS. Phạm Mộng Hoa trong cuốn “Địa lý kinh tế - xã hội các nước ASEAN”
do Nhà xuất bản khoa học xã hội ấn hành năm 1999 đã đánh giá quá trình

phát tri
ển kinh tế xã hội của các nước Đông Nam Á (ngoại trừ Philippines)
là khá thành công. Từ những nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu khi giành được
độc lập hoặc th
ành lập thể chính trị độc lập, các quốc gia Đông Nam Á đã
nhanh chóng tr
ở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình hoặc cao trên
th
ế giới chỉ sau vài thập niên. Nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao
trong nhiều năm, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể. Một bộ phận
quan trọng người dân ở các nước này đã thoát khỏi cuộc sống đói nghèo
trước đây. Một số nước như Singapore đã thành công trong việc bảo vệ môi
trường trong quá tr
ình CNH. Đạt được những thành tựu này là do các quốc
gia Đông Nam Á đ
ã không ngừng theo đuổi các mục tiêu phát triển kinh tế
và đ
ã có những chính sách phát triển kinh tế phù hợp với điệu kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của mình. Bên cạnh đó các nước này cũng khá thành
công trong vi
ệc tận dụng những điều kiện quốc tế thuận lợi và vị trí địa
chính trị quan trọng của mình để thu hút đầu tư, công nghệ nước ngoài
ph
ục vụ mục tiêu CNH của mình.
Tác gi
ả Dương Hồng Nhung trong bài viết “Công nghiệp hóa hướng vào
xu
ất khẩu của ASEAN và đầu tư trực tiếp của Nhật Bản”
1
đã cho rằng, thực

tế cho thấy, viện trợ và đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những yếu
tố dẫn đến thành công trong tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam

1
Xem “ASEAN những vấn đề và xu hướng”, Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1997
11
Á. Theo Dương Hồng Nhung, “Các nước ASEAN đã xác định đúng chiến
lược kinh tế v
à cũng nắm được đúng thời cơ để thực hiện chiến lược đó,
chiến lược “công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu” xét trên cả phạm vi quốc
tế và khu vực”.
2.2. Các nghiên cứu phê phán mô hình kinh tế của các nước Đông Nam
Á
Trong cuốn “Kinh tế các nước Đông Nam Á: thực trạng và triển vọng”
(Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2002), hai tác giả Phạm Đức Thành và
Trương Duy Hòa đã mô tả kinh tế các nước Đông Nam Á “không phải là
b
ức tranh ảm đạm nhưng cũng không thật sáng sủa như chúng ta mong
muốn”. Đánh giá về mô hình phát triển của các nước này, hai tác giả nhận
định “đó l
à một kiểu mô hình tăng trưởng nhanh do dựa chủ yếu vào việc
sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn và nhân công nhiều nhưng hiệu suất
kinh tế lại không tăng được bao nhiêu. Nói cách khác đó là mô hình phát
tri
ển mà hiệu năng kinh tế đầu tư thấp: Tỷ số ICOR – tỷ số tăng đầu tư trên
tăng sản lượng
- cao (khoảng 5-6 lần so với mức trung bình là 3-4 lần)
nhưng tỷ suất lợi nhuận tr
ên vốn tự có – ROE- thấp, khoảng 5% hay ít
hơn”.

Bên cạnh những thành công như đã đánh giá, PGS, TS. Lê Bàn
Th
ạch và TS. Trần Thị Tri trong cuốn “Công nghiệp hóa ở NIEs Đông Á
và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” (Nhà xuất bản thế giới 2000)
cũng đã chỉ ra nhiều khiếm khuyết trong quá trình CNH của các nước
NIEs. Về kinh tế, chiến tăng trưởng của các nước này đã dẫn đến sự lệch
lạc trong phân bố cơ cấu vùng, sự tàn phá quá mức môi trường sinh thái.
Sự coi trọng quá mức nguồn vốn và công nghệ nước ngoài đã dẫn đến việc
phụ thuộc của đất nước vào các yếu tố bên ngoài không thể kiểm soát được.
Về xã hội, quá trình CNH của các nước này đã không được gắn liền với
quá trình dân chủ hóa, coi trọng nhân tố con người, công bằng xã hội nên
12
quá trình CNH của các nước này đã khai thác cạn kiệt nguồn lực con người
và làm tăng bất công trong x
ã hội.
Trong tác phẩm “Những con rồng lâm bệnh” (nhà xuất bản khoa học
xã hội ấn hành năm 2000) tác giả Vũ Tuấn Anh đã cho rằng, cơn bão
kh
ủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 quét qua các nước Đông Nam Á đã
làm b
ộc lộ rõ những nhược điểm, căn bệnh cơ bản của của các nền kinh tế
này. Theo Tác giả mặc dù nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á đã
tr
ải qua một thời kỳ tăng trưởng tương đối cao và liên tục nhưng những yếu
kém bên trong của nền kinh tế ngày càng bộc lộ rõ và khủng hoảng kinh tế
là không thể tránh khỏi. Những yếu kém này thể hiện ở chỗ (i) nền kinh tế
đ
ã phát triển quá nhanh gây áp lực lên giá cả và sử dụng cơ sở hạ tầng quá
mức. Ví dụ ở Thailand, giá cả thường xuyên tăng cao, năm 1996 đạt mức
5,9%; tiền lương tối thiểu của công nhân trong vòng 10 năm tăng trung

bình 8,5%, tăng ở mức cao hơn nhiều so với mức tăng năng suất lao động
3%/năm. Lạm phát và chi phí lao động tăng mạnh ở Thailand đ
ã phản ánh
tình trạng nền kinh tế phát triển quá nóng và sự thiếu hụt lao động lành
ngh
ề. (ii) thâm hụt tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài ở mức quá cao thể
hiện sự mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế. (iii) Những sai lầm trong
chính sách tỉ giá hối đoái, việc định giá đồng nội tệ quá cao dẫn đến sự sai
lệch trong giá trị tiền tệ. (iv) Hệ thống ngân hàng yếu kém, hoạt động kém
hiệu quả không đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế. (v) Khu vực tư
nhân phụ thuộc quá lớn vào nợ ngắn hạn nước ngoài. (vi) Chính phủ bị
lũng đoạn bởi chế độ gia đình trị và tệ mọc ngoặc, tham nhũng. Những yếu
kém kể trên của các nền kinh tế Đông Nam Á là những bài học đắt giá cho
tất cả các nước đi sau nếu không muốn vướng phải những “nốt trầm” trong
“bản hùng ca” tăng trưởng kinh tế.
Gần đây nhóm nghiên cứu của Đại học Havard trong bài “lựa chọn
thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai Việt Nam”
(Tạp chí những vấn đề chính trị xã hội 7/2008) đã khẳng định rằng “con
đường của các nước Đông Á là con đương thẳng để đạt tới sự thịnh vượng,
13
ổn định và kính trọng của cộng đồng quốc tế. Còn con đường của các nước
Đông Nam Á th
ì vòng vèo và gồ ghề hơn, đưa các quốc gia này tới một
hiện tại mong manh hơn và một tương lai bất định hơn, với nỗi ám ảnh của
bất công và bất ổn”. Cũng theo bài viết này, cho đến nay nền kinh tế của
các nước Đông Nam Á vẫn dựa v
ào việc khai thác lao động giá rẻ và tài
nguyên thiên nhiên. Chính ph
ủ của các nước này đã bị suy yếu một cách
đáng kể “v

ì tham nhũng và chính trị bẩn thỉu chạy theo đồng tiền” (trang
19). Quá trình
đô thị hóa của các nước này đã diễn ra một cách hỗn loạn,
với hàng triệu con người đang phải sống lay lắt trong các khu ổ chuột và
nghèo đói. Bởi vậy, bất ổn về mặt xã hội là điều không thể tránh khỏi. Các
cuộc biểu tình lớn, bạo loạn. lật đổ không còn là chuyện hiếm của các quốc
gia như Thailand, Philippines, hay Indonesia. Cuối c
ùng xét về mặt nào đó,
mô hình phát triển của các nước Đông Nam Á là một sự “thất bại tương
đối” nếu so sánh với các nước Đông Á.
Bên cạnh những cuốn sách đã được trình bày ở trên còn rất nhiều bài
nghiên c
ứu đã được công bố liên quan đến các vấn đề cụ thể về kinh tế xã
h
ội ở các nước Đông Nam Á. Một số bài cơ bản có thể kể như:
- Hồ Châu (1997), ” Vai trò nhà nớc trong hoạch định chiến lợc phát
triển kinh tế ở các nớc ASEAN”, tạp chí Kinh tế và dự báo, số
11/1997.
- Mai Ng
ọc Cường (1993), “Phát triển kinh tế hớng về xuất khẩu ở các
n
ớc ASEAN”, tạp chí Những Vấn Đề Kinh Tế Thế Giới, số 3 năm
1993.
- An Nh
ư Hải (1996), “Rút ngắn thời gian công nghiệp hoá - xu hớng có
tính quy luật ở các nớc ASEAN”, tạp chí Nghiên cứu lý luận, số
10/1996.
- Nguy
ễn Thị Luyến (1993), “Điều tiết của chính phủ trong quá trình
công nghi

ệp hóa: kinh nghiệm của các nớc ASEAN”, tạp chí Thông
tin khoa học xã hội, số 4/1993.
14
- Bùi Tất Thắng (1999), “Về mô hình phát triển kinh tế bền vững ở các
nớc ASEAN”, tạp chí Thông tin lý luận, số 3/1999.
- Đinh Thị Thơm (1996), “Một số vấn đề trong quá trình chuyển đổi
chiến lược công nghiệp hóa ở các nớc ASEAN”, tạp chí Những vấn đề
kinh tế thế giới, số 51996.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã mô tả và đưa ra lý giải khá đa
dạng, nhiều mặt của những thành công cũng như chưa thành công của trong
mô hình phát triển kinh tế xã hội của các nước Đông Nam Á, tuy nhiên
chúng tôi nh
ận thấy vẫn còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu về
những bài học không chỉ thành công mà còn các kinh nghiệm không thanh
công của các nước Đông Nam Á cho Việt Nam. Đặc biệt trong điều kiện
hiện thay thế giới đã có nhiều đổi thay. Tình hình không cho phép chúng ta
sao chép nguyên si nh
ững gì mà các nước đã trải qua. Đúng như Haughton
(1994) nhận định “Nhà nông khôn ngoan ngày nay biết rằng cần phải học
tập, chứ không phải sao chép mọi chi tiết kinh nghiệm của các nhà nông đã
thành công nh
ất trong khu vực”. (Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng
r
ồng bay, trang 37). Vậy đâu là những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực
tiễn phát triển của các quốc gia Đông Nam Á. Nghiên cứu này vì thế được
tiến hành để giải quyết vấn đề nêu trên.
3.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu chung của đề tài là trên cơ sở phân tích lý luận và thực
tiễn lựa chọn mô hình phát triển kinh tế xã hội của các nước Đông Nam

Á, đề xuất nhữn
g bài học kinh nghiệm nhằm xây dựng một mô hình phát
tri
ển phù hợp nhất cho Việt Nam trong hoàn cảnh mới, khi đất nước
đang trong quá tr
ình mở cửa, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Để đạt mục tiêu chung đề ra ở trên, đề tài tập trung giải quyết các mục
tiêu cụ thể:
- Góp ph
ần làm rõ những quan điểm khác nhau, đặc điểm và ý nghĩa
của mô hình kinh tế xã hội.
15
- Đánh giá việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế - xã hội của các
nước Đông Nam Á, những mặt thành công và chưa thành công mà các
nước này đ
ã trải qua.
- Phân tích quá trình lựa chọn và chuyển đổi mô hình kinh tế - xã hội
ở Việt Nam, đánh giá những mặt thành công và chưa thành công của các
mô hinh mà Việt Nam đã lựa chọn. Luận giải những nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến thành công hoạc hạn chế của các mô hình.
-
Đề xuất các giải pháp giải pháp vận dụng những kinh nghiệm mà
các nước Đông Nam Á đã trải qua vào xây dựng một mô hình phát triển
kinh tế xã hội Việt Nam trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào
n
ền kinh tế thế giới hiện nay.
4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài hướng đến việc giải quyết 4
vấn đề lớn như sau:
Thứ nhất: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về mô hình kinh tế-xã

h
ội và việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia.
Thứ hai: Nghiên cứu thực tiễn lựa chọn mô hình và phát triển kinh tế
xã hội của các nước Đông Nam Á. Đánh giá các thành tựu đạt được cũng
như những nhược điểm của mô h
ình.
Thứ ba: Đánh giá lại quá trình lựa chọn mô hình phát triển kinh tế xã
h
ội của Việt Nam thời gian qua, những thành tựu đạt được cũng như những
điểm c
òn hạn chế.
Thứ tư: Đề xuất giải pháp lựa chọn mô hình phát triển kinh tế-xã hội
Việt Nam trong những năm tới trên cơ sở tham khảo những bài học thành
công c
ũng như chưa thành công mà các nước Đông Nam Á đã trải qua.
Nội dung cụ thể của từng chương được dự kiến như sau:
16
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn mô hình phát
tri
ển kinh tế-xã hội
Chương 2. Mô h
ình phát triển kinh tế-xã hội của các nước Đông Nam
Á và bài học rút ra.
Chương 3.
Lựa chọn mô hình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
 Ý nghĩa lý luận
- Tăng cường sự hiểu biết về lý luận mô hình kinh tế xã hội. Góp phần làm
rõ n
ội dung, ý nghĩa của mô hình kinh tế xã hội, những nhân tố ảnh hưởng

đến sự th
ành công của mô hình kinh tế xã hội.
- Phân tích thực trạng các mô hình kinh tế xã hội ở các nước Đông Nam Á
và Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn:
-
Đưa ra các giải pháp học tập những kinh nghiệm thực tiễn mà các nước
Đông Nam Á đ
ã trải qua và vận dụng vào việc lựa chọn và thực hiện mô
hình kinh tế xã hội ở Việt Nam những năm tới.
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và học tập môn kinh tế phát
triển trong và ngoài hệ thống Học Viện.
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách ở
Việt Nam.
17
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN V
À THỰC TIỄN CỦA VIỆC LỰA MÔ HÌNH
PHÁT TRI
ỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
Trên thực tế mỗi quốc gia đều tìm cho mình một con đường phát triển riêng
d
ựa trên hoàn cảnh cụ thể của đất nước về tự nhiên, kinh tế, xã hội….
Trong 25 năm đổi mới và phát triển vừa qua, Việt Nam đã thu được những
thành tựu rất có ý nghĩa trong thúc đẩy tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo,
c
ải thiện đời sống người dân,… Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho sự
thành công của Việt Nam thời gian qua nhưng có lẽ nguyên nhân bao trùm
nh
ất, tổng quát nhất mà không ai có thể phủ nhận là sự chuyển đổi mô hình

phát tri
ển kinh tế-xã hội từ mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang phát triển một nền kinh tế thị trêng định hướng XHCN gắn với “chủ
độn
g hội nhập kinh tế quốc tế”. Tuy vậy, mô hình đó những năm gần đây
c
ũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định như “đã để mô hình phát triển
theo chiều rộng quá lâu”
2
. Để khắc phục hạn chế này, dự thảo chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 đã chỉ ra rằng trong những năm tới
chúng ta phải thay đổi mô hình phát triển. Điều này cho thấy, để có thể
tránh được nguy cơ tụt hậu, duy tr
ì tốc độ tăng trưởng cao, phát triển bền
vững, Việt Nam, trong những năm tới, cần hoàn thiện mô hình phát triển
đất nước
.
Để làm rõ cơ sở cho việc lựa chọn mô hình phát triển mới của Việt Nam,
phần này chúng tôi xin trình bày một số mô hình lý luận và thực cơ bản về
mô hình phát triển kinh tế xã hội đã tồn tại trên thế giới.
1.1. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
1.1.1. Khái niệm phát triển kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm

2
Ý kiến của nguyên bộ trưởng bộ thương mại Trương Đình Tuyển trong bài phỏng vấn
Tuần Việt Nam net ngày 06/08/2010.
18
Có thể nói, phát triển kinh tế là mục tiêu của tất cả các quốc gia dân
tộc trên toàn thế giới. Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi

mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự
hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống
3
. Như
vậy, sự phát triển của quốc gia trong một giai đoạn nhất định được xem xét
trên hai mặt: sự gia tăng về kinh tế và sự tiến bộ về xã hội.
Sự gia tăng về kinh tế còn được gọi là sự tăng trưởng kinh tế là sự
tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm h
àng hóa và dịch vụ trong một
thời kỳ nhất định (thường là một năm). Nếu tổng sản phẩm hàng hóa và
d
ịch vụ của một quốc gia tăng lên thì nó được coi là tăng trưởng kinh tế.
Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta thường dùng mức tăng
lên của GNI hay GDP
4
. Mức tăng đó thường tính trên toàn bộ nền kinh tế
quốc dân, hay tính bình quân theo đầu người của thời kỳ sau so với thời kỳ
trước đó.
Khi đo lường sự tăng trưởng, người ta thường sử dụng các chỉ ti
êu sau:
Một là: Mức tăng trưởng tuyệt đối
- Theo tổng sản phẩm (GNI hay GDP) của nền kinh tế:
1



nnn
YYY
Trong đó:
n

Y

: tổng sản phẩm tăng thêm của năm n so với năm liền kề trước đó (n-1).
Y
n
: tổng sản phẩm của năm n.
Y
n-1
: tổng sản phẩm của năm liền kề trước đó.
- Theo tổng sản phẩm bình quân đầu người:
1



nnn
yyy
Trong đó:

3
Kinh tế học phát triển, NXB Chính Tri Quốc Gia, 2006.
4
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết
tắt của Gross Domestic Product).GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ
nhất định (thường là một năm).
19
n
y

: tổng sản phẩm bình quân đầu người của năm n so với năm liền kề

trước đó s(n
-1).
y
n
: tổng sản phẩm bình quân đầu người của năm n.
y
n-1
: tổng sản phẩm bình quân đầu người của năm liền kề trước đó.
Hai là: Tốc độ tăng trưởng
- Theo GNI (GDP) của nền kinh tế:
[%]100100)(
11
1
x
Y
Y
x
Y
YY
Yg
n
n
n
nn
n







Trong đó: g(Y
n
) là tốc độ tăng trưởng GNI (GDP) của toàn bộ nền
kinh tế của năm n, tính bằng phần trăm.
- Theo GNI (GDP) bình quân đầu người
[%]100100)(
11
1
x
y
y
x
y
yy
yg
n
n
n
nn
n






Trong đó: g(y
n
) là tốc độ tăng trưởng GNI (GDP) bình quân đầu

người của năm n, tính bằng phần trăm.
Giữa khái niệm tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có mối quan
hệ mật thiết với nhau. Trong đó, tăng trưởng là một chỉ tiêu, một điều kiện
của phát triển kinh tế.Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để tăng ngân sách
nhà nước, tăng thu nhập của dân cư.
Tăng ngân sách nhà nước đến lượt nó
là điều kiện giúp Nhà nước tăng đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân, xây dựng kết cấu hạ tầng, giải phóng sức sản xuất và có điều
kiện giải quyết các chính sách xã hội (phát triển). Ngược lại sự phát triển
kinh tế sẽ là động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, tăng trưởng
không tự động dẫn đến sự hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và tiến bộ xã
h
ội (phát triển). Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần chứ
không phải là điều kiện đủ cho phát triển kinh tế. Nếu tăng trưởng kinh tế
nhanh nhưng
không dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, theo hướng
hiện đại; cuộc sống tinh thần của nhân dân không được cải thiện; phân hóa
xã h
ội ngày càng tăng lên; môi trường ngày càng ô nhiễm và bị hủy hoại thì
ch
ỉ có tăng trưởng mà không có phát triển. Phát triển kinh tế không chỉ bao
20
gồm những thay đổi về số lượng như tăng trưởng kinh tế mà còn bao gồm
cả những thay đổi về chất lượng cuộc sống. Một số nội dung cơ bản của
phát triển kinh tế có thể được trình bày như sau:
Thứ nhất, để có sự phát triển kinh tế-xã hội thì trước hết nền kinh tế
phải có sự tăng trưởng trong GDP, thậm chí là tăng trưởng với tốc độ cao,
đó là sự tăng l
ên về quy mô sản xuất làm tăng thêm giá trị sản lượng của
cải vật chất, dịch vụ. Bên cạnh tăng trưởng, nền kinh tế phải đạt được sự

biến đổi tích cực về cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng, lãnh thổ; tạo ra một
cơ cấu kinh tế hợp lý có khả năng khai t
hác lợi thế trong nước và tiếp thu
thành tựu của văn minh nhân loại.
Thư hai, tăng trưởng kinh tế là động lực làm thay đổi cơ cấu xã hội,
cải thiện đời sống dân cư, giảm bớt đói nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa
các tầng lớp dân cư, bảo đảm công bằng xã hội. Tăng trưởng là tiền đề cơ
bản nhất cho phát triển nhưng tăng trưởng bản thân nó không tự phát đưa
một đất nước đi đến một trình độ phát triển cao được. Để có một xã hội
phát triển thì những thành tựu của tăng trưởng phải được sử dụng một cách
hợp lý. Tăng trưởng phải mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho đại đa số
người dân, số người nghèo, đói phải giảm đi, khoảng cách về mức sống
giữa các tầng lớp dân cư phải được đảm bảo hợp lý, không có sự bất bình
đẳng quá lớn….
1.1.1.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội rộng lớn. Để đo
trình độ phát triển của một quốc gia, người ta thường dùng hệ thống các chỉ
tiêu sau:
-
Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng về quy mô sản lượng hay giá trị
gia tăng của h
àng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Nó thường được
thể hiện qua các chỉ tiêu tỉ lệ tăng trưởng tổng GDP, GNP hay GNI… hoặc
chỉ tiêu tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất
định (thường l
à một năm). Tăng trưởng kinh tế càng nhanh thì đất nước
21
càng có điều kiện để cải thiện các chỉ tiêu khác của phát triển kinh tế-xã
h
ội.

- Chăm sóc sức khỏe cộng đồng thể hiện qua các chỉ số như tỷ lệ chết
của trẻ sơ sinh; số giường bệnh, số bác sĩ so với dân cư; tuổi thọ trung bình.
Trong đó tuổi thọ trung bình của người dân là chỉ tiêu tổng hợp nhất, nó
phản ánh kết quả tổng hợp của sự chăm sóc y tế đối với sức khỏe cộng
đồng, mức sống vật chất v
à tinh thần của dân cư.
- Trình độ học vấn của dân cư là chỉ tiêu phản ánh chất lượng trí tuệ
của đội ngũ lao động và dân cư. Chỉ tiêu này bao gồm các chỉ số: tỷ lệ
người biết chữ so với tổng dân số; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học được
đến trường; tỷ lệ cán bộ có tr
ình độ đại học và trên đại học so với tổng dân
cư.
- Mức sống về vật chất và tinh thần của người dân, tình trạng đói
nghèo, thất nghiệp, bất bình đẳng trong thu nhập.
Để đánh giá đầy đủ v
à toàn diện hơn mức độ phát triển xã hội, Liên
h
ợp quốc đã đưa ra chỉ tiêu phát triển con người (HDI)
5
, là chỉ tiêu tổng
hợp ba chỉ số cơ bản dưới đây:
Chỉ số a: GNI bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương
(PPP) (USD/người/năm).
Chỉ số b: chỉ số về giáo dục (tỷ lệ % người lớn biết chữ).
Chỉ số c: chỉ số về y tế (tuổi thọ bình quân trên cả nước).
Theo đánh giá của UNDP, chỉ số HDI của Việt Nam năm 20
10 xếp
thứ 113/169 nước trên thế giới.
Bên cạnh những chỉ tiêu liên quan đến mức sống và điều kiện sống
của người dân như đã trình bày ở trên, mức độ phát triển của một quốc gia

còn được đo bằng một số chỉ tiêu liên quan đến thực trạng của nền kinh tế
như sau:
- Chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận
hợp thành với vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy

5
Human Development Index
22
trong một hệ thống thống nhất. Nhưng để xem xét một cơ cấu kinh tế,
người ta thường xem xét mối quan hệ tỷ lệ giữa b
a lĩnh vực cơ bản là công
nghi
ệp, nông nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Nền kinh tế phát triển thì tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ trong GDP ngày
càng cao, còn nông nghi
ệp thì giảm đi tương đối; tỷ trọng công nghiệp
trong GDP tăng đến mức nào đó rồi dừng lại; c
òn tỷ trọng dịch vụ trong
GDP thì không ngừng tăng lên tương ứng.
- Chỉ tiêu tiết kiệm và mức đầu tư phản ánh đầu tư tăng trưởng kinh
tế trong chu kỳ tiếp theo. Bởi vì, tiết kiệm tiêu dùng thì phần tích lũy cho
đầu tư phát triển tăng lên. Đầu tư nhiều sẽ tăng quy mô sản xuất và gia tăng
giá trị sản lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
- Tỷ lệ dân số đô thị và nông thôn; tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch
vụ và lao động nông nghiệp là kết quả của phát triển sản xuất làm thay đổi
cơ cấu ng
ành nghề, thay đổi cơ cấu xã hội và dân cư.
Dựa vào các tiêu chí trên, năm 2000, chương trình phát triển của Liên hợp
quốc (UNDP) đã tiến hành khảo sát 198 quốc gia trên thế giới và đưa ra
bảng phân loại trình độ phát triển của các quốc gia. Danh sách này, cho đến

nay, hầu như vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào, (xem bảng 1).
Bảng 1: Trình độ phát triển của các quốc gia trên thế giới
6
Nhóm nước
Chỉ số a
(USD/người/năm)
Chỉ số b
(%)
Ch
ỉ số c
(tuổi)
Kém phát triển (42 nước) 227 32 49
Đang phát triển (130 nước) 921 58 59
Phát triển (26 nước) 15.610 99 75
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển
Trong mô hình phát triển kinh tế, nếu sản lượng được gọi là biến phụ
thuộc thì các nhân tố ảnh hưởng là các biến độc lập. Đó là các nhân tố đóng
vai trò quyết đế tăng trưởng và phát triển của một quốc gia. Trên thực tế có
rất nhiều nhân tố đóng vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưởng và phát

6
Theo đánh giá của UNDP năm 2000.
23
triển kinh tế, nhưng thông thường chúng được chia ra làm hai nhóm cơ bản
sau:
1. 1.2.1. Nhóm các nhân tố kinh tế
- Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào (nguồn lực
sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, tri thức) theo các cách thức
nhất định để tạo ra các đầu ra (tổng sản phẩm trong nước - GDP hay tổng

thu nhập quốc dân - GNI) theo nhu cầu của xã hội.
Nếu ta gọi các biến số đầu vào là X
i
hàm số đầu ra là Y, thì sự tăng
trưởng có mối quan hệ h
àm số sau:
Y = f(Xi)
Trong đó:
Xi là các yếu tố đầu vào cụ thể sau:
K: vốn.
L: lao động.
R: tài nguyên thiên nhiên.
T: khoa h
ọc và công nghệ.
+ Vốn sản xuất: Ở bất kỳ nền kinh tế nào, vốn luôn là nhân tố đóng
một vai trò vô cùng quan trọng đối với qúa trình sản xuất, đặc biệt là trong
điều kiện hiện nay công nghệ sản xuất cao càng đòi hỏi đầu tư vốn lớn.
V
ốn được thể hiện ra bên ngoài là các tư liệu sản xuất như máy móc, thiết
bị, phương tiện vận tải, kho hàng, kết cấu hạ tầng và kỹ thuật…. Trong điều
kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng
thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tất nhiên, trong thực tế sự tăng thêm
giá tr
ị sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, chẳng
hạn chất lượng lao động, trình độ kỹ thuật v.v…
+ Lao động: là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất. Mọi
hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là
người lao động có kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó, chất
lượng lao động quyết định kết quả v
à hiệu quả sản xuất.

24
+ Đất đai: là yếu tố sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng trong
n
ền kinh tế nông nghiệp. Đối với sản xuất công nghiệp và dịch vụ đất đai
cũng là một trong các đầu vào không thể thiếu. Đất đai là yếu tố cố định, lại
bị giới hạn bởi quy mô, nên việc sử dụng đất đai một cách có hiệu quả là
yêu c
ầu quan trọng trong tất cả các giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
+ Các loại tài nguyên từ trong lòng đất (khoáng sản, nước ngầm), tài
nguyên sông, bi
ển và các tài nguyên thiên nhiên khá đều là yếu tố đầu vào
c
ủa sản xuất.
+ Tri thức: Ngày nay tri thức được coi là một yếu tố đầu vào trực
tiếp của quá trình sản xuất có vai trò rất quan trọng. Nó quyết định sự thay
đổi năng suất lao động v
à chất lượng sản phẩm. Những phát sinh, sáng chế
mới được ứng dụng trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc,
độc hại cho người lao động v
à tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần
vào sự phát triển kinh tế của xã hội hiện đại.
1.1.2.2. Nhóm các nhân tố phi kinh tế
Khác với nhóm các nhân tố kinh tế, các yếu tố phi kinh tế thường
không tác động trực tiếp đến tăng trưởng v
à phát triển kinh tế nhưng lại có
ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến quá tr
ình phát triển nói chung. Tuy nhiên,
nh
ững ảnh hưởng của các nhân tố phi kinh tế đến tăng trưởng kinh tế lại rất
khó lượng hoá bằng các chỉ tiêu cụ thể. Một số nhân tố phi kinh tế chủ yếu

có thể kể đến là:
- Thể chế chính trị và đường lối phát triển kinh tế-xã hội: Thể chế là
các qui định theo đó các cá nhân, công ty và nhà nước tác động lẫn nhau.
Như vậy, thể chế kinh tế - xã hội là các nguyên tắc tổ chức quản lý kinh tế -
xã h
ội, pháp luật, các chế độ, chính sách, các công cụ và bộ máy tổ chức
thực hiện những chính sách, nguyên tắc này. Ngày nay, thể chế chính trị,
đường lối phát triển kinh tế
-xã hội được coi là nhân tố quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế-xã hội. Bởi vì thể chế biểu hiện như một lực lượng
đại diện cho ý chí của cộng đồng nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế
-
chính tr
ị-xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt ra. Một thể chế chính trị,
25
kinh tế, xã hội ổn định, hiện đại là điều kiện thuận lợi để các hoạt động
kinh tế diễn ra suôn sẻ, ngược lại thể chế không phù hợp sẽ gây ra những
cản trở, mất ổn định, thậm chí làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng suy
thoái, khủng hoảng hoặc gây ra những xung đột chính trị-xã hội.
- Đặc điểm dân tộc: Trong một quốc gia thông thường có sự tồn tại,
sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Bên cạnh những điểm tương đồng,
các dân t
ộc đều có những nhu cầu khác nhau về văn hóa, kinh tế, tập quán
sống và sản xuất. Những đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
phát tri
ển kinh tế-xã hội của một quốc gia. Nếu chính sách của một quốc
gia tốt sẽ huy động, khai thác và sử dụng được những tiềm năng, năng lực
sản xuất của các dân tộc vào việc thực hiện tăng trưởng và phát triển, qua
đó mỗi dân tộc đều có được lợi ích nhờ lao động của chính bản thân m
ình.

Ngược lại, khi chính sách phát triển chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc này,
nhưng lại gây tác hại đến vùng khác, dân tộc khác thì sẽ trở thành nguyên
nhân c
ủa sự xung đột giữa các sắc tộc.
- Đặc điểm tôn giáo: Vấn đề tôn giáo gắn liền với vấn đề dân tộc.
Trong quốc gia đa dân tộc thường có nhiều tôn giáo khác nhau, quy mô và
m
ức độ tín ngưỡng của các tôn giáo phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế và
ti
ến bộ xã hội. Song, dù ở quy mô và mức độ nào thì các tôn giáo đều có
quan niệm, triết lý, tư tưởng riêng ăn sâu vào cuộc sống của giáo dân từ đời
này qua đời khác v
à khó có thể thay đổi. Các thiên kiến của tôn giáo
thường tạo ra một tâm lý x
ã hội biệt lập của tôn giáo mình. Do đó, các cuộc
xung đột v
ì lý do tôn giáo rất dễ xảy ra gây ảnh hưởng đến an ninh và sự ổn
định của một đất nước.
Một chính sách đóng đắn về tôn giáo là điều kiện
cần thiết tạo ra sự hòa hợp giữa giáo dân, khai thác các nhân tố tích cực của
tôn giáo phục vụ tăng trưởng và phát triển.
- Đặc điểm văn hóa: Văn hóa là một phạm trù rộng lớn, bao trùm
nhi
ều mặt, từ tri thức phổ thông, khoa học, văn hóa nghệ thuật đến lối sống,
tập quán, cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp… được hình thành và tích
l
ũy trong một quá trình phát triển của dân tộc gắn liền với việc tiếp thu

×