Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu Luận Quản Trị Tài Chính PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÀ ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Tiểu Luận Quản Trị Tài Chính
Đề tài
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÀ ĐÔ

GVHD : TS Ngô Quang Huân
HVTH : PHAN TRUNG THÁI
Lớp : Đêm 1-K20
Tp HCM, Tháng 04 năm 2012
Page 1 of 22
MỤC LỤC
I.Lời nói đầu. ………………………………………………………………………1
II.Giới thiệu tổng quát về Tập đoàn Hà Đô……………………… …………… 2
III.Phân tích tình hình tài chính về Tập đoàn.……………………………………9
1.Các chỉ số tài chính quan trọng.………………………………….…………… 9
2.Đánh giá xu hướng.……………………………………… ………………….…11
3.Cơ cấu hoạt động.……………………………………………………………….12
4.Phân tích Dupont.……………………………………………………………….14
5.Hòa vốn và đòn bẩy tài chính.………………………………………………….15
IV. Lượng giá cổ phiếu. ………………………………………………………….16
1.Lượng giá theo phương pháp dòng thu nhập cổ phiếu DCF. ……………… 16
2.Lượng giá theo chỉ số P/E. …………………………………………………… 18
3.Định giá cổ phiếu theo phương pháp chỉ số EVA. ……………………………18
4.Tổng hợp kết quả định giá cổ phiếu của 3 phương pháp. ………………….19
V.Lập doanh mục đầu tư kết hợp.……………………………………………….19
VI. Tài liệu tham khảo. ………………………………………………………… 22
Page 2 of 22


I.Lời nói đầu.
Trong lĩnh vực Bất động sản, xây dựng, thiết kế và thi công tại Việt Nam trong
những năm gần đây có rất nhiều nốt thăng trầm trên con đường phát triển. Thời kỳ
phát triển mạnh mẽ gần đây nhất, đỉnh điểm là vào những 2007, 2008, tuy nhiên sau
đó bắt đầu từ năm 2009 trở về sau do ảnh hưởng chung của suy thoái nền kinh tế thế
giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của
ngành.
Trong bài tiểu luận này, chúng tôi chỉ muốn đi vào việc phân tích báo cáo tài chính
của Công ty Tập Đoàn Hà Đô (HDG) qua một số chỉ tiêu tài chính trong 3 năm gần
nhất và một số chỉ tiêu trong quá khứ, các dự kiến trong tương lai.
Mục đích của việc phân tích là đánh giá xem tình hình sức khỏe của Công ty, cũng
giúp cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát hơn về những hoạt động trong quá khứ
và tương lai sắp tới.
Kết cấu tiểu luận này gồm 3 phần:
1.Là bản cáo bạch của Công ty CP Tập Đoàn Hà Đô.
2.Phần báo cáo tài chính và các tính toán chi tiết theo công thức trên bảng tính Excel
3. Phần phân tích tài chính của HDG được trình bày trên file Word.
Vì chủ đề của nội dung phân tích tài chính rất rộng lớn và phức tạp nên chắc chắn
bài phân tích sẽ có rất nhiều thiếu sót. Tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của
Thầy và các Bạn để có thể ngày càng hoàn thiện hơn bài viết của mình.
Page 3 of 22
II.Giới thiệu tổng quát về Tập đoàn Hà Đô.
Tên công ty: Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô
Mã chứng khoán: HDG
Ngày thành lập: 12/12/1992
Chủ Tịch HĐQT: Ông Nguyễn Trọng Thông
Trụ sở: Số 8 - Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội
Vốn điều lệ: 404.999.480.000 đồng
Web side:
1.Các cột mốc thời gian đáng nhớ trong quá trình phát triển.

Năm 1990: Thành lập Xí nghiệp xây dựng trực thuộc Viện kỹ thuật Quân sự (nay là
Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự) - Bộ Quốc phòng
Năm 1992: Công ty Xây dựng Hà Đô được thành lập theo quyết định số
75B/QĐ/QP ngày 12/12/1992 và chuyển sang đơn vị hạch toán độc lập.
Năm 1996: Công ty Xây dựng Hà Đô sát nhập với Công ty Thiết bị cơ điện theo
Quyết định số 514/QĐQP ngày 18/4/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, lấy tên
gọi là Công ty Hà Đô.
Năm 2004: Theo chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp tại Quyết định số
163/2004/QĐ-BQP ngày 09/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Công ty Hà Đô
được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Hà Đô với vốn điều lệ 135 tỷ đồng.
Đây là năm đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Công ty, chuyển sang một
thời kỳ phát triển mới khẳng định Công ty Cổ phần Hà Đô luôn vững mạnh và có
chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại
hoá đất nước.
Năm 2005: Chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng tập đoàn, và chuyển đổi các
xí nghiệp thành viên thành các Công ty cổ phần gồm:
- Công ty cổ phần Hà Đô
- Công ty cổ phần Hà Đô 2
- Công ty cổ phần Hà Đô 4
Page 4 of 22
- Thành lập Công ty cổ phần ZaHưng và thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy thủy
điện ZaHưng tại tỉnh Quảng Nam.
Năm 2008: Tiếp tục chuyển đổi các xí nghiệp thành viên còn lại thành Công ty cổ
phần gồm:
- Công ty cổ phần Hà Đô 3
- Công ty cổ phần Hà Đô 5
- Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Hà Đô
- Thành lập Công ty cổ phần Thương mại Hà Đô
- Thành lập Sàn giao dịch Bất động sản Hà Đô
Năm 2009: Chính thức được cấp chứng chỉ Hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn ISO

9001 - 2008 của tổ chức quốc tế WQA
Năm 2010: Chính thức niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) với
mã cổ phiếu là HDG.
- Chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (Viết tắt là Tập đoàn
Hà Đô).
- Thành lập Công ty Đầu tư Quốc tế Hà Đô và Văn phòng đại diện tại Viêng Chăn -
nước CHDCND Lào thực hiện dự án khu đô thị Noỏng Tha tại Viêng Chăn –
CHDCND Lào.
Năm 2011: Thành lập Công ty cổ phần Đầu tư Khánh Hà để thực hiện dự án khu
nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại và cụm đảo Hòn Thị - Nha Trang - Khánh Hòa.
2.Lĩnh vực hoạt động:
Là Tập đoàn kinh tế đa ngành, hoạt động của Tập đoàn Hà Đô tập trung vào các lĩnh
vực chủ yếu sau:
I – Bất động sản
1. Kinh doanh bất động sản;
2. Đầu tư và phát triển hạ tầng, kinh doanh nhà;
3. Kinh doanh dịch vụ bất động sản;
Page 5 of 22
4. Kinh doanh khu du lịch sinh thái và khách sạn, nhà hàng.
II – Thi công xây lắp
1. Xây dựng các công trình: công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ
điện đường dây và trạm biến áp đến 35KV;
2. Lắp đặt sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí, điều khiển tự động, điện lạnh, điện
kỹ thuật, điện dân dụng, thuỷ khí, thang máy, máy xây dựng, thiết bị nâng hạ;
3. Lắp đặt hệ thống máy tính, mạng thông tin liên lạc, viễn thông.
III – Sản xuất công nghiệp
1. Sản xuất kinh doanh điện; kinh doanh máy móc thiết bị;
2. Thiết kế, chế tạo máy và thiết bị công nghiệp, tư vấn đầu tư và cung cấp
chuyển giao công nghệ cùng các dịch vụ khoa học kỹ thuật có liên quan;
3. Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác đá;

4. Sản xuất, mua bán, thi công, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống phòng cháy
chữa cháy, camera quan sát, chống đột nhập, chống sét;
5. Sản xuất, mua bán linh kiện máy tính, thiết bị thông tin liên lạc, viễn thông.
IV – Dịch vụ tư vấn
1. Tư vấn xây dựng: Khảo sát xây dựng, lập dự án và quản lý đầu tư xây dựng; tư
vấn đấu thầu, kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
2. Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp;
3. Thiết kế quy hoạch, quy hoạch tổng mặt bằng: đối với công trình xây dựng dân
dụng, công nghiệp;
4. Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội, ngoại thất: đối với công trình xây dựng
dân dụng, công nghiệp, công trình văn hoá, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị;
5. Thiết kế công trình giao thông đường bộ, sân bay;
6. Thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp;
7. Thiết kế cấp điện: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật
hạ tầng đô thị;
Page 6 of 22
8. Thiết kế cấp thoát nước: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp,
công trình cấp thoát nước, môi trường nước;
9. Thiết kế thông gió, cấp nhiệt: đối với công trình xây dựng;
10. Thiết kế kết cấu đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật
hạ tầng đô thị, nông nghiệp.
11. Các hoạt động khác.
3.Mục tiêu phát triển:
Mục tiêu của Tập đoàn Hà Đô là phát triển và lớn mạnh không ngừng dựa trên nền
tảng chất lượng công trình, chất lượng dịch vụ và chiến lược kinh doanh lâu dài,
từng bước trở thành một Tập đoàn đầu tư, kinh doanh bất động sản hàng đầu tại Việt
Nam.
Chiến lược phát triển của Tập đoàn Hà Đô là đa dạng hóa các hoạt động đầu tư như
kinh doanh Bất động sản, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, nhằm đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của khách hàng.

- Tiếp tục phát triển các dự án khu đô thị theo hướng hiện đại, tiện tích và dịch vụ
tốt trong và ngoài nước
- Hợp tác và phát triển các dự án nhà ở Quân đội
- Phát triển các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, hệ thống khách sạn mang
thương hiệu Hà Đô
- Phát triển văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại tại các khu đô thị lớn của
đất nước.
- Phát triển dịch vụ bất động sản theo hướng chuyên nghiệp.
- Phát triển các dự án thủy điện có quy mô vừa và nhỏ.Góp vốn thành lập và giữ cổ
phần chi phối các công ty đầu tư thành viên khác như: Công ty cổ phần Za Hưng,
Công ty cổ phần đầu tư Khánh Hà, Công ty cổ phần Hà Phú, Công cổ phần nước
khoáng Thanh Thủy
4.Thành tích đạt được
Page 7 of 22
Với nỗ lực không ngừng, bằng uy tín về chất lượng, tiến độ đầu tư và thi công xây
dựng các dự án, tập đoàn Hà Đô đã khẳng định năng lực của mình và được ghi nhận
thông qua các giải thưởng, bằng khen, giấy chứng nhận của Đảng, Nhà nước, các
hiệp hội doanh nghiệp, khách hàng bình chọn.
1. Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” năm 2009
2. Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” năm 2008
3. Giải thưởng “Quả cầu vàng” năm 2008
4. Giải thưởng “ Ngôi sao Việt Nam” năm 2008
5. Giải thưởng “Biểu tượng vàng” vì sự nghiệp văn hóa doanh nhân Việt Nam năm
2008
5.Sơ đồ tổ chức:
6.Các dự án đã xây dựng, môi giới:
Page 8 of 22
Khu đô thị quận 12 - thành phố Hồ Chí Minh
Khu nhà ở 183 Hoàng Văn Thái
Tổ hợp Villa Hà Đô

Khách sạn Mercure Hado Hanoi
Khu đô thị mới Dịch Vọng
Khu đô thị mới An Khánh - An Thượng
Chung cư cao cấp 151 Hoàng Quốc Việt
III.Phân tích tình hình tài chính về Tập đoàn.
1.Các chỉ số tài chính quan trọng (xin tham khảo chi tiết trên file Excel)
1.1.Tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán:
−Khả năng thanh toán hiện thời (CR- Curent Ratio): Là tỷ lệ giữa tài sản lưu động
và nợ ngắn hạn phải trả. Nếu một công ty gặp khó khăn về tài chính, việc thanh toán
cho các khoản nợ, các hợp đồng thanh toán phát sinh … sẽ bị chậm trễ hơn so với
dự kiến. Yếu tố này sẽ làm cho nợ ngắn hạn của Công ty sẽ tăng lên. Tỷ lệ thanh
toán nhanh của HDG năm 2011 là 1.69 lần thấp hơn so với trung bình ngành là 1.79
lần.
Khả năng thanh toán nhanh(QR- Quick Ratio) của HDG trong năm 2011 là 0.83
lần, của ngành là 1.07 lần.
==>Cho thấy vị thế thanh toán của Công ty về mặt khả năng thanh toán là không tốt.
1.2.Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động
−Được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu tài chính như:
+ Chỉ số vòng quay tài chính: thể hiện cụ thể ở các vòng quay vốn lưu động, vòng
quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu cho biết được tốc độ xoay chuyển
dòng vốn trong kinh doanh. Hệ số vòng quay càng nhanh thì hoạt động của Công ty
càng an toàn và tạo ra nhiều ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh về thị trường, đổi
mới sản phẩm và công nghệ.
Page 9 of 22
Trong năm 2011, chỉ số vòng quay có thay đổi nhưng qua đó cho thấy tình
hình kinh doanh không khả quan hơn năm 2011. Cụ thể:
Vòng quay vốn lưu động năm 2011 (0.83 lần) không tăng nhiều hơn năm
2010 (0.77 lần), nhưng cao hơn chỉ số trung bình của ngành BĐS (0.29 lần).
Vòng quay khoản phải thu năm 2011 (2.76 lần) giảm nhiều so với năm 2010
(3.44 lần) cho thấy được trong năm 2011 Cty bị đối tác chiếm dụng tài sản tăng cao

hơn, điều này làm giảm khả năng tạo lợi nhuận của Công ty.
Vòng quay khoản phải trả năm 2011 (1.08 lần) tăng so với năm 2010 (0.73
lần) cho thấy những khoản mà Công ty chiếm dụng của các đối tác giảm đáng kể.
+ Khả năng sử dụng tài sản và nguồn vốn: thể hiện được tỷ trọng của từng khoản
mục trong bảng cân đối kế toán so tổng tài sản. Qua đó cho biết cơ cấu quy mô về
tài sản và nguồn vốn của công ty trong thời điểm này là thiên về đầu tư để mở rộng
quy mô hay tập trung chủ yếu vào tạo doanh thu cải thiện thị trường và lợi nhuận.
1.3.Tỷ lệ tài trợ
−Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản: Đo lường mức độ sử dụng nợ so với tổng tài sản. Tổng nợ
bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Tỷ lệ nợ càng thấp cho thấy khả năng trả nợ
càng cao.
+ Tỷ lệ nợ/tổng tài sản của HDG giảm qua các năm như năm 2009 (0.64 lần),
năm 2010 (0.55 lần) và năm 2011 (0.53 lần). Tổng nợ của Công ty trong năm 2011
là thấp hơn trung bình ngành (0.59 lần) cho thấy đây là dấu hiệu tích cực trong kinh
doanh vì trong năm 2011 chi phí sử dụng nợ tăng cao hơn nhiều so với các năm
trước đây, mặc dù giảm nợ nhưng doanh thu vẫn tăng trưởng đều đặn qua các năm.
−Tỷ lệ thanh toán lãi vay: Tỷ lệ này đo lường khả năng trả lãi. Sử dụng nợ nói chung
tạo ra được lợi nhuận cho những cổ đông, nhưng điều này chỉ xảy ra khi mà đồng lợi
nhuận khi đi vay lớn hơn chi phí phát sinh từ việc vay nợ.
+ Khả năng thanh toán lãi vay của HDG giảm mạnh trong các năm gần đây,
nguyên nhân do tình hình chung của nền kinh tế trong các năm gần đây gặp nhiều
khó khăn, dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận được tạo ra so với quy mô giảm qua các năm.
1.4.Tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lời.
Page 10 of 22
−Tỷ suất sinh lợi/doanh thu: Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận được tạo ra dựa
trên quy mô doanh thu đạt được. Thể hiện được một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận cho cổ đông.
+ Lợi nhuận ròng của HDG tăng cao từ năm 2008 – 2010, tuy nhiên đến năm
2011 tình hình khó khăn chung của nền kinh tế nên tỷ suất sinh lợi giảm mạnh (năm
2011 giảm gần 50 % so với năm 2010).

−Tỷ suất sinh lợi/ tổng tài sản (ROA): Đo lường khả năng một đồng tài sản tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này của HDG tăng qua các năm cho đến năm
2010. Tuy nhiên đến năm 2011 thì tỷ lệ này giảm xuống còn 10.16 % (giảm hơn 9%
so với năm 2010 là 19.4 %). Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với trung bình ngành là 3 %
−Tỷ suất sinh lợi/ Vốn chủ sở hữu (ROE): Các cổ đông đầu tư vào công ty kỳ vọng
số tiền đầu tư của họ mang lại nhiều lợi nhuận, và số tiền này cho biết tiền đầu tư
của cổ đông hiệu quả như thế nào
1.5.Tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường.
−Chỉ số P/E: cho thấy nhà đầu tư sẵn lòng trả bao nhiêu để có một đồng lợi nhuận từ
công ty. Chỉ số P/E của công ty trong 2 năm lên sàn chứng khoán đã tăng từ năm
2010 là 6.84 lần, năm 2011 là 20.51 lần. Điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư
vào công ty ngày một tăng thêm, có được niềm tin này là thành quả của bao nhiêu
năm tích lũy trong hoạt động kinh doanh.
2.Đánh giá xu hướng (xin tham khảo chi tiết trên file Excel)
−Đánh giá qua tốc độ tăng trưởng doanh thu và giá vốn hàng bán qua các năm, nhận
thấy rằng doanh thu giảm mạnh, nhưng giá vốn không giảm nhiều. Điều này trực
tiếp làm giảm lợi nhuận, nguyên nhân dẫn đến giảm doanh thu chủ yếu do tình hình
chung của nền kinh tế ảnh hưởng mạnh đến ngành BĐS.
Page 11 of 22
2009 2010 2011
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
Tốc độ tăng trưởng
1. Biến động
doanh thu

2. Biến động giá
vốn hàng bán
− Đánh giá qua chỉ số tỷ suất sinh lợi qua các năm thấy được các chỉ số điều giảm
mạnh.
−Hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm mạnh, hiệu sất vốn cổ phần giảm nhẹ và
hiệu suất toàn bộ tài sản có phần tăng nhẹ so với năm 2010. Mặc dù trong năm 2011
tình hình chung của nền kinh tế xấu hơn so với năm 2010 tuy nhiên hiệu suất cổ
phần vẫn tăng do doanh thu được đẩy mạnh.
3.Cơ cấu hoạt động (xin tham khảo chi tiết trên file Excel)
−Phân tích cơ cấu là kỹ thuận phân tích để xác định khuynh hướng thay đổ của từng
khoản mục trong báo cáo tài chính.
− Đối với bảng cân đối kế toán, cũng thực hiện giống như bảng kết quả hoạt động
kinh doanh là so sánh với tổng tài sản và tổng nguồn vốn. Đáng chú ý nhất là sự
thay đổi về tỷ trọng của khoản mục hàng tồn kho năm 2011 tăng cao hơn so với
năm 2010 do lượng hàng bán ra chậm hơn năm trước.
Page 12 of 22
2008 2009 2010 2011
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
1. ROE
2. ROA
3. ROS
2008 2009 2010 2011
0
2

4
6
8
10
12
14
16
1. Hiệu suất sử
dụng tài sản cố
định
3. Hiệu suất sử
dụng vốn cổ
phần
2. Hiệu suất sử
dụng toàn bộ TS
−Đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích cơ cấu được thực hiện
bằng cách tính và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục so với doanh thu qua các
năm để thấy được xu hướng thay đổi của từng khoản mục. Qua bảng phân tích ta
thấy rằng mặc dù trong năm 2011 doanh thu tăng, nhưng giá vốn hàng bán còn tăng
cao hơn dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2010.
Page 13 of 22
Khả năng sử dụng tài sản 2008 2009 2010 2011
A. Tài sản ngắn hạn 89.94% 91.12% 86.91% 81.37%
1. Tiền mặt 12.70% 6.98% 4.01% 6.49%
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1.76% 24.95% 16.89% 4.15%
2. Các khoản phải thu ngắn hạn 18.71% 14.63% 24.04% 26.38%
3. Hàng tồn kho 49.46% 37.52% 32.91% 41.57%
4. Tài sản lưu động khác 7.31% 7.04% 9.06% 2.78%
B. Tài sản dài hạn 10.06% 8.88% 13.09% 18.63%
1. Các khoản phải thu dài hạn 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%

1. Tài sản cố định 3.44% 4.19% 6.92% 7.81%
3. Bất động sản đầu tư 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
4. Đầu tư tài chính dài hạn 6.06% 4.34% 5.74% 5.85%
2. Tài sản dài hạn khác 0.56% 0.35% 0.43% 4.98%
Cơ cấu nguồn vốn 2008 2009 2010 2011
A. Nợ phải trả 68.01% 64.17% 54.61% 52.92%
1. Nợ ngắn hạn 66.85% 63.28% 51.78% 48.22%
2. Nợ dài hạn 1.16% 0.90% 2.82% 4.70%
B. Vốn chủ sở hữu 28.47% 32.95% 41.61% 42.51%
1. Vốn chủ sở hữu 27.27% 32.51% 41.61% 42.51%
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.20% 0.45% 0.00% 0.00%
4.Phân tích Dupont (xin tham khảo chi tiết trên file Excel)
−Là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tách các chỉ số ROA, ROE thành những chỉ
số nhỏ hơn có mối liên hệ mật thiết với nhau để đánh giá tác động của các chỉ số này
lên kết quả cuối cùng của quá trình kinh doanh.
−Kỹ thuật này thường được các nhà quản lý sử dụng để có một các nhìn cụ thể và
chi tiết hơn các chỉ số tài chính để có thể ra quyết định xem nên cải thiện tình hình
tài chính công ty bằng con đường nào là hiệu quả nhất và nhanh nhất có thể.
Page 14 of 22
Năm 2009 2010 2011
1. Biến động doanh thu 408,875,101,514 151,561,175,931 172,087,630,714
=> Tỷ lệ tăng trưởng 116.83% 19.97% 18.90%
2. Biến động giá vốn hàng bán 187,738,377,410 68,064,097,466 278,637,173,570
=> Tỷ lệ tăng trưởng 62.01% 13.88% 49.88%
3. Biến động thu nhập tài chính 3,732,639,420 36,698,448,266 (21,684,274,026)
=> Tỷ lệ tăng trưởng 26.72% 207.30% -39.86%
4. Biến động chi phí hoạt động tài chính (687,665,995) 4,109,166,142 212,927,781
=> Tỷ lệ tăng trưởng -52.28% 654.56% 4.50%
5. Biến động chi phí lãi vay (871,265,343) 2,396,302,718 (743,865,243)
=> Tỷ lệ tăng trưởng -70.13% 645.72% -26.88%

6. Biến động chi phí bán hàng 40,000,000 (40,000,000) 32,080,000
=> Tỷ lệ tăng trưởng #DIV/0! -100.00% #DIV/0!
7. Biến động chi phí quản lý DN 6,957,253,530 10,864,839,149 19,190,485,396
=> Tỷ lệ tăng trưởng 36.06% 41.39% 51.70%
8. Biến động thu nhập khác 220,700,467 1,658,355,215 505,030,766
=> Tỷ lệ tăng trưởng 57.18% 273.35% 22.30%
9. Biến động chi phí khác 668,342,501 (269,275,126) 1,766,857,677
=> Tỷ lệ tăng trưởng 2902.38% -38.95% 418.59%
10. Biến động lợi nhuận khác (447,642,034) 1,927,630,341 (1,261,826,911)
=> Tỷ lệ tăng trưởng -123.34% -2275.86% -68.47%
11. Biến động lợi nhuận trước thuế 221,661,815,483 110,020,675,631 (151,398,219,939)
=> Tỷ lệ tăng trưởng 570.52% 42.23% -40.86%
12. Biến động lợi nhuận sau thuế 182,135,872,828 69,512,984,313 (119,817,223,954)
=> Tỷ lệ tăng trưởng 536.37% 32.17% -41.95%
5.Hòa vốn và đòn bẩy tài chính (xin tham khảo chi tiết trên file Excel)
+ Hòa vốn:
Page 15 of 22
PHƯƠNG TRÌNH DUPONT
2009 2010 2011
Lợi nhuận ròng /Doanh thu 28,5 % 31,39 % 15,32 %
Doanh thu/Tổng tài sản 63,21 % 61,81 % 66,29 %
ROA 18,01 % 19,4 5 10,16 %
Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu 303,46 % 240, 34 % 23523 %
ROE 54,67 % 46,62 % 23,89 %
Hòa vốn theo đòn bẩy 2009 2010 2011
Biến phí 490,499,054,620 558,563,152,086 837,200,325,656
Định phí 26,290,629,594 37,115,468,743 56,338,034,139
Định phí hạch toán (khấu hao và dự phòng) 8,985,069,823 11,673,141,081 19,083,800,289
Định phí bằng tiền 17,305,559,771 25,442,327,662 37,254,233,850
Nợ phải trả trong kỳ 144,080,912,145 9,535,243,944 556,471,062,504

Định phí trả nợ 161,386,471,916 34,977,571,606 593,725,296,354
Doanh thu hòa vốn lời lỗ 74,440,806,595 96,105,594,422 249,014,975,814
Doanh thu hòa vốn tiền mặt 48,999,961,120 65,879,540,425 164,664,285,556
Doanh thu hòa vốn trả nợ 456,958,974,678 90,569,792,716 2,624,274,924,946
Doanh thu 758,317,986,231 910,000,498,145 1,081,994,643,637
Lời thật Lời thật Lời thật
−Qua việc phân tích điểm hòa vốn của doanh nghiệp để nhận ra sự thật trên bảng
báo cáo của doanh nghiệp là khai báo thật hay không. Ở mức doanh thu nào thì nên
hoạt động, mức doanh thu nào nên ngừng và sau quá trình kinh doanh thì kết quả
báo cáo là lợi nhuận thật hay không.
−Qua việc phân tích điểm hòa vốn của HDG nhận thấy rằng tình hình kinh doanh
của qua các năm là có lợi nhuận thật sự, thể hiện qua việc doanh thu luôn cao hơn
các điểm hòa vốn tiền mặt, hòa vốn trả nợ và hòa vốn lời lỗ.
+ Đòn bẫy tài chính:
−Đòn bẩy kinh doanh (DOL): thể hiện mối quan hệ giữa định phí và biến phí. Đòn
bẫy kinh doanh cao nhất khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí
hoạt động biến đổi cao. Điều này có nghĩa công ty sử dụng nhiều tài sản cố định hơn
trong hoạt động của mình. Đối với HDG là một công ty kinh doanh lĩnh vực nhiều
ngành chủ yếu là về BĐS và xây dựng nên Công ty sử dụng đòn bẫy kinh doanh với
mức định phí và biến phí tương đương nhau (đây là đặc thù của ngành kinh doanh).
−Đòn bẩy tài chính (DFL): cho thấy ảnh hưởng của khoản nợ vay xác định đối với
thu nhập trên mỗi cổ phần. DFL liên quan đến việc sử dụng chi phí của việc vay nợ
và bao gồm cả những chi phí tăng thêm trước thuế và lãi vay để tài trợ cho các hoạt
động tạo ra doanh thu của công ty. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì
một mức độ đòn bẫy tài chính cao đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều nợ trong việc
tạo ra lợi nhuận.
IV. Lượng giá cổ phiếu.
1.Lượng giá theo phương pháp dòng thu nhập cổ phiếu DCF.
−Phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên nguyên lý "tiền có
giá trị theo thời gian", một đồng tiền của ngày hôm nay luôn có giá trị hơn một đồng

tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào DN này có mức sinh lời khác với một đồng
đầu tư trong DN khác. Do đó, giá trị của DN được xác định bằng các luồng thu nhập
Page 16 of 22
Đòn bẩy 2009 2010 2011
1. Đòn bẩy kinh doanh (DOL)
1.101 1.099 1.255
2. Đòn bẩy tài chính (DFL)
1.00 1.01 1.01
3. Đòn bẩy tổng hợp (DTL)
1.10 1.11 1.27
dự kiến mà DN đó thu được trong tương lai (E) được quy về giá trị hiện tại, bằng
cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu (r) phù hợp với mức độ rủi
ro của DN đó.
−Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở những TTCK phát triển, nơi thường có
đầy đủ thông tin về lịch sử cũng như hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính,
rủi ro của DN.
Các vấn đề thường gặp trong phương pháp dự báo này:

−Các kế hoạch tạo ra dòng tiền hoạt động: Có nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với thu nhập
và dòng tiền được dự báo. Dễ thấy nhất là tính không chắc chắn của các dự án về
dòng tiền tăng lên qua từng năm dự báo, trong khi mô hình DCF thường sử dụng từ
5 - 10 năm để có được một dự đoán có giá trị.
−Các kế hoạch về chi tiêu vốn: Các dự án về dòng tiền tự do đi liền với các kế hoạch
về chi tiêu vốn cho mỗi năm và mức độ không chắc chắn của các con số trong kế
hoạch chi tiêu vốn tăng lên theo mỗi năm.
−Mức chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng: Các nhà phân tích thường sử dụng công thức
mức chiết khấu R = Rf + beta*(Rm - Rf), trong đó Rf là lãi suất phi rủi ro, Rm là lợi
suất thị trường; hoặc là sử dụng chi phí sử dụng vốn trung bình WACC của DN như
một tỷ lệ chiết khấu hợp lý. Hai công thức này khá lý thuyết.
*Krf là hệ số hoàn vốn phi rủi ro, bằng mức lãi xuất trái phiếu chình phủ là (nguồn:

/>ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3g3I0czIzcPIwN_DyMXA09vkxAD7zAXY3d3Q_2CbEdF
ACnSaM8!/
Vậy Krf =9%
* Giả sử hệ số hoàn vốn thị trường có phân phối xác suất như sau:
Xác suất Ki PixKi
0.2 12% 0.024
0.3 14% 0.042
0.6 16% 0.096
Page 17 of 22
(
1
(1 )
1 )
n
n
t
t
Dt Pn
Po
k
k
=
= +
+
+

0.3 18% 0.054
0.1 19% 0.019
Km= 0,235
Từ bản trên ta tính được Km =23,5%

=> Khdg = Krf +(Km-Krf)β
hdg
= 20,83%
Tốc độ tăng trưởng cổ tức qua các năm
g =Lợi nhuận giữ lại/cho tài sản
2009 2010 2011
Tốc độ tăng trưởng cổ tức 11.85% 10.44% 11.03%
* Dự kiến cổ tức trong tương lai (xem file excel sheet LG CP đính kèm) ta tính được
giá chứng khoán tính từ thời điểm tương lai chiết khấu về thời điểm hiện tại là:
−Về mặt lý thuyết thì đây thực sự là một phương pháp khá tuyệt vời, tuy nhiên trên
thực tế, chúng ta có thể gặp vài khó khăn khi dùng phương pháp chiết khấu dòng
tiền để định giá cổ phiểu.
2.Lượng giá theo chỉ số P/E.
Chỉ số EPS của HDG qua các năm:
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 (đự kiến)
EPS 3,833 15,892 15,052 3,657 3,700
Chỉ số P/E trung bình ngành bất động sản: 10.4
Vậy giá trị thị trường của cổ phiếu HDG dự kiến trong năm 2012
P = P/ExEPS = 38,480 VND
Page 18 of 22
3.Định giá cổ phiếu theo phương pháp chỉ số EVA.
−Đây là phương pháp cũng được áp dụng phổ biến ở các TTCK đã phát triển. Hệ số
P/E là hệ số giữa giá CP (thị giá) và thu nhập hàng năm của một CP đem lại cho
người nắm giữ.
−Ở Việt Nam, định giá CP áp dụng phương pháp P/E là phương pháp thông dụng và
phổ biến nhất, phù hợp với tất cả nhà đầu tư, đặc biệt rất hiệu quả đối với các nhà
đầu tư cá nhân vì phương pháp này có ưu điểm là dễ tính và dễ hiểu.
Các nhân tố ảnh hưởng tới P/E:
− EPS (thu nhập trên mỗi CP): Tỉ lệ tăng trưởng EPS càng cao thì hệ số P/E có xu
hướng cao theo.

−Hệ số đòn bẩy tài chính: Nguồn vốn của công ty được hình thành từ vốn nợ và vốn
chủ sở hữu, nên khi một công ty có hệ số đòn bẩy tài chính cao thì P/E của công ty
đó sẽ thấp hơn so với một số công ty khác tương đương trong ngành.
− P/E toàn thị trường: P/E toàn thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới P/E riêng lẻ của
từng loại CP.
− P/E của các CP cùng ngành: CP của các công ty trong cùng ngành thường có xu
hướng biến động cùng chiều. Cách so sánh nhanh nhất để biết CP một công ty trong
ngành là cao hay thấp là so sánh P/E của công ty với P/E trung bình ngành.
− Lĩnh vực kinh doanh đa dạng: Một công ty có nhiều mảng hoạt động kinh doanh
thì đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro, ổn định thu nhập và sự đa dạng này sẽ giúp
làm giảm sự biến động mạnh về thu nhập trên mỗi CP của công ty đó.
− Lãi suất thị trường: Giá cả các loại CK chịu tác động nhiều từ yếu tố lãi suất. Nếu
lãi suất thị trường cao sẽ dẫn đến giá CK và hệ số P/E thấp hơn vì giá trị hiện tại của
các khoản thu nhập tương lai của công ty sẽ thấp hơn do phải chiết khấu ở mức lãi
suất cao.
−Chúng ta có thể tham khảo cụ thể ở bảng tính Excel sheet LG CP để có thể thấy
rằng theo phương pháp EVA thì giá cổ phiếu tính được trong năm 2012 là 36.000
đồng.
4.Tổng hợp kết quả định giá cổ phiếu của 3 phương pháp.
Nhận xét: Với kết quả đánh giá cổ phiếu HDG qua 3 phương pháp ta thấy ba
phương pháp cho kết quả gần như nhau. Với giá hiện tại HDG (giá thị trường chốt
phiên tính đến thời điểm 25/4/12) là 23,100 VND thấp hơn giá trị cổ phiếu đã tính
nên nhà đầu tư nên chọn thời điểm để mua cổ phiếu HDG đầu tư trong dài hạn là
không phải lựa chọn tối ưu vì tỷ suất sinh lợi thấp nhưng rủi ro cao ở chỗ nền kinh tế
dự đoán chưa ổn định cho đến quý II năm 2013, kéo theo ngành BĐS tiềm ẩn nhiều
rủi ro khó lường trước được.
Page 19 of 22
V.Lập doanh mục đầu tư kết hợp.
1. Hệ số hoàn vốn kỳ vọng, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên của HDG
Khdg=Krf+(Km-Krf)β

hdg
HDG
Beta =
1.63
Krf 9.6%

0.1 10% 10.096% 0.010096 0.000246016
0.2 12% 12.576% 0.025152 0.000123008
0.4 14% 15.056% 0.060224 0
0.2 16% 17.536% 0.035072 0.000123008
0.1 18% 20.016% 0.020016 0.000246016
0.000738048
0.1506

2.72%

18.04%
2. Tìm mã chứng khoán tương quan nghịch
Page 20 of 22
5
1
i i
i
K PxK
=
= =

5
1
( )

i i
i
P K K
δ
=
= −

v
C
K
δ
= =
( )
0.09 ( 0.09)1.24
i rf m rf i
m
K K K K
K
β
= + −
= + −
Theo kết quả tìm mã chứng khoán tương quan nghịch bằng cách sử dụng hàm
Correl trong Excel ta tìm được mã DCL
a
hdg,dcl
= -0,7861
DCL Beta = 0.97
0.1 10% 9.70% 0.009696
0.00000922
0.2 12% 10.18% 0.020352

0.00000461
0.4 14% 10.66% 0.042624
0.00000000
0.2 16% 11.14% 0.022272
0.00000461
0.1 18% 11.62% 0.011616
0.00000922
0.000027648
0.1066

0.53%

4.93%

3. Kết hợp HDG và DCL thành bộ chứng khoán
Xác định tỷ trọng của từng chứng khoán gồm 2 mã chứng khoán để độ lệch
chuẩn bộ chứng khoán đạt cực tiểu
* Hệ số hoàn vốn kỳ vọng ,độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên bộ chứng khoán này
k
p
= W
HDG
K
HDG
+ W
DCL
K
DCL
= 11,22%
Page 21 of 22

5
1
i i
i
K PxK
=
= =

5
1
( ) 1.91%
i i
i
P K K
δ
=
= − =

14.28%
v
C
K
δ
= =
( )
0.09 ( 0.09)0.24
i rf m rf i
m
K K K K
K

β
= + −
= + −
Ta thấy δ
p
=0,34%

< δ
HDG
=2,27% và δ
KAC
=0,53% nên khi kết hợp 2 chứng khoán
thành bộ chứng khoán với tỷ trọng như trên giảm đi rùi ro rất nhiều (W
DCL
=87,11%;
W
HDG
=12,89%)
VI. Tài liệu tham khảo.
− Bộ slide bài giảng môn QTTC của tiến sĩ Nguyễn Quang Huân, Khoa QTKD,
ĐHKT Tp.HCM
−PGS.TS. Nguyễn Quang Thu, Quản trị tài chính căn bản – NXB thống kê 2009.
−PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại – NXB thống kê 2005.
−Trang web công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô:
−Trang web: Cafef.vn
Page 22 of 22

×