Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG TY BIA NGK SÀI GÒN – TÂY ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.84 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THÚY
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM CÔNG TY BIA NGK
SÀI GÒN – TÂY ĐÔ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kiểm Toán
Mã số ngành: ……….
Tháng 4 Năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THÚY
MSSV: 1087014
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM CÔNG TY BIA NGK
SÀI GÒN – TÂY ĐÔ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kiểm Toán
Mã số ngành: ……….
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Tháng 4 Năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Sau hai năm học tập liên thời gian học tập tại Trường Đại học Cần Thơ
cùng với thời gian thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – NƯỚC GIẢI
KHÁT SÀI GÒN – TÂY ĐÔ, tôi đã hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của
mình. Đề tài được hoàn thành nhờ công lao to lớn của quý thầy cô Trường Đại
học Cần Thơ; những ý kiến hướng dẫn của Cô Hồ Hồng Liên và sự giúp đỡ
nhiệt tình của Ban lãnh đạo cùng các cô, chú, anh, chị tại cơ quan thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
+ Quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ và quý thầy cô Khoa Kinh tế –


Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập vừa qua.
+ Cô Hồ Hồng Liên là giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn để
tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
+ Ban lãnh đạo cùng các cô, chú, anh, chị tại CÔNG TY CỔ PHẦN BIA
– NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN – TÂY ĐÔ đã chấp nhận cho tôi thực tập và
tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng bài viết vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu
sót. Tôi rất mong được được quý thầy cô và ban lãnh đạo nhận xét, góp ý để
Luận văn được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời kính chúc đến quý thầy cô và Ban lãnh đạo cùng
các cô, chú, anh, chị tại CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI
GÒN – TÂY ĐÔ được dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp.
Ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Phương Thúy
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày …. Tháng Năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Phương Thúy
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP













Ngày …….tháng ……năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
MỤC LỤC
Trang
PHỤ LỤC
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CN : Công nhân
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
TK : Tài khoản
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
GTGT : Giáo trị gia tăng
SX : Sản xuất
CP : Chi phí
NVl : nguyên vật liệu
CPSX : chi phí sản xuất
CPNVL : chi phí nguyên vật liệu
GT : giá thành
NVLTT : nguyên vật liệu trực tiếp

NGK : nước giải khát
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển cần phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì
vậy, muốn đứng vững trong quy luật cạnh tranh khắc nghiệt ấy thì hoạt động
sản xuất kinh doanh bắt buộc phải mang lại hiệu quả. Như vậy, doanh nghiệp
phải thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng nâng cao chất lương sản phẩm, đặc biệt phải tiết kiệm được
chi phí sản xuất và hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường và đóng thời giúp doanh nghiệp tự khẳng định mình. Muốn vậy,
doanh nghiệp phải quản lý tốt chi phí đầu vào và chi phí phát sinh trong quá
trình sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm đồng thời cũng nâng cao chất
lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Do thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên tôi
quyết định chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty cổ phần Bia - NGK Sài Gòn- Tây Đô.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Trước hết giá thành sản phẩm ở các đơn vị sản xuất kinh doanh có ý
nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, là thước đo
mức hao phí phải bù đắp trong quá trình sản xuất kinh doanh và là cơ sở xác
định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, giá thành sản phẩm đòi hỏi
phải có một tính toán khoa học và phù hợp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay công
tác tính giá thành ở một số doanh nghiệp còn có một số thiếu sót tồn tại, chậm
cải tiến và chưa hoàn thiện. Do đó, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
quản lý kinh tế trong thời đại mới. Chính điều đó đã làm xuất hiện việc xác
định kết quả hoạt động kinh doanh không chính xác làm ảnh hưởng đến sản

xuất và đời sống người lao động.
Bên cạnh đó, công tác hạ giá thành sản xuất đồng nghĩa với tích lũy, tạo
nguồn vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, là cơ sở để doanh nghiệp hạ giá bán
sản phẩm, nhằm giành được thắng lợi trước đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Vì
vậy, phấn đấu hạ giá thành sản xuất là một trong những nhiệm vụ quan trọng và
cần thiết trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên muốn hạ giá thành
1
sản xuất thì cần phải tăng cường công tác quản lý giá thành cũng là quản lý chi
phí sản xuất. Do đo tiết kiệm chi phí sản xuất là một biện pháp để hạ giá thành.
Từ đó, yêu cầu của công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản
xuất đòi hỏi đơn vị phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính
giá thành sản xuất một các chính xác, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ
quy định và đúng phương pháp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Hoạch toán và phân tích chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Bia –NGK
SÀI GÒN TÂY ĐÔ
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hoạch toán và phân tích chi phí sản xuất
Phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm.
Đề xuất các giải pháp hạ giá thành sản phẩm
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần Bia-NGK Sài gòn Tây Đô.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Số liệu thu thập từ năm 2011 đến 2013
1.3.3 Nội dung nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và kiến thức nên em chỉ tìm hiểu công tác kế

toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
1.3.4 Đối tượng nghiên cứu
Thành phẩm và bán thành phẩm tại công ty Bia NGK Sài Gòn Tây Đô.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Bài luận văn này có được nhờ một phần vào sự tham khảo các tài liệu từ
phòng kế toán của công ty . Bên cạnh đó nhờ tham khảo một số đề tài tốt
nghiệp của các anh chị đi trước đã thực tập tại công ty thực hiện đề tài và tại
các công ty khác, trong đó có bài Báo cáo tốt nghiệp về đề tài “Kế toán chi phí
sản xuất – tính giá thành sản phẩm ” của Đinh Viết Tuyết Hiền, sinh viên
2
trường đại học Cần Thơ. Ngoài ra, còn có sự tham khảo một số văn bản quy
định việc thực hiện cũng như các chuẩn mực kế toán có liên quan.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Dựa vào những lý thuyết cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiêp. Ngoài ra, còn
dựa vào một số lý thuyết khác về phân tích kinh tế trong sản xuất kinh doanh.
2.1.1 Khái niệm, nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm
2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
a. Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp
đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất bao gồm
rất nhiều khoản khác nhau như chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân
công, chi phí về khấu hao tài sản cố định…Chi phí sản xuất có các đặc điểm:
vận động, thay đổi không ngừng; mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền với
tính đa dạng, phức tạp của ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất.
b. Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm (Z) là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết

quả sản xuất nhất định. Giá thành sản phẩm là một đại lượng xác định, biểu
hiện mối liên hệ tương quan giữa hai đại lượng: chi phí sản xuất đã bỏ ra và
kết quả sản xuất đã đạt được. Tuy nhiên, cần lưư ý không phải ai có chi phí
sản xuất phát sinh là đã xác định ngay được giá thành, mà cần thấy rằng, giá
thành là chi phí đã kết tinh trong một kết quả sản xuất được xác định theo
những tiêu chuẩn nhất định.
Công thức chung để tínhgiá thành:
Qua công thức cho thấy, để hạ thấp được giá thành sản phẩm thì một mặt
doanh nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, mặt khác phải có
biện pháp đầu tư, sử dụng chi phí hợp lý để nâng cao năng xuất lao động, tăng
cường kết quả sản xuất sản phẩm.
3
Z đơn vị sản phẩm =
Chi phí sản xuất
Kết quả sản xuất
2.1.1.2 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là nội dung quan
trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất để đạt được mục tiêu tiết kiệm
và tăng cường được lợi nhuận. Để phục vụ tốt các công tác quản lý chi phí và
giá thành sản phẩm, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ:
- Tính toán và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình
phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng như trong phạm vi toàn
doanh nghiệp, gắn liền với các loại chi phí sản xuất khác nhau cũng như theo
từng loại sản phẩm được sản xuất.
- Tính toán chính xác, kịp thời giá thành của từng loại sản phẩm được
sản xuất.
- Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự
toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí
không đúng kế hoạch, sai mục đích.
- Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; tham gia

phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp để tiết
kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm.
2.1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với
nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của hao phí về
lao động sống và lao động vật hóa. Chúng là hai mặt của một quá trình sản
xuất, một bên là yếu tố chi phí đầu vào, một bên là kết quả sản xuất ở đầu ra.
Nếu xét về lượng hao phí thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có
sự khác nhau, sự khác nhau này xuất phát từ quá trình sản xuất, kết quả của
quá trình sản xuất và kỳ tính giá thành ở những quy trình sản xuất sản phẩm.
Chi phí sản xuất gắn liền với những thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn giá
thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành không phân biệt là chi phí đó
đã chi ra kỳ trước hay kỳ này.
Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã
hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm
hỏng, còn giá thành không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở
dang kỳ trước chuyển sang
4
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực
hiện để phục vụ cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất để tính
được giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát
sinh. Có nhiều cách để phân loại chi phí sản xuất:
a. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố ( nội dung kinh tế của chi phí )
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất phát sinh nếu có cùng nội dung
kinh tế được sắp chung vào một yếu tố bất kể là nó phát sinh ở bộ phận nào,
dùng để sản xuất ra sản phẩm gì. Theo quy định hiện nay thì chi phí sản xuất
được phân thành 5 yếu tố:
- Chi phí nguyên vật liệu

- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
b. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí ( công dụng kinh tế
và khoản mục phát sinh )
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được xếp thành một số khoản
mục nhất đinh có công dụng kinh tế khác nhau để phục vụ cho yêu cầu tính
giá thành và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
c. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi
nhuận
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia làm hai loại như sau:
+ Chi phí sản phẩm (chi phí sản xuất): là những chi phí liên quan trực
tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Đối với những doanh nghiệp thương mại thì
chi phí sản phẩm là những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa.
5
Chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công (đối với
những công ty xây lắp). Chi phí sản xuất gắn liền với từng đơn vị sản phẩm,
hàng hóa khi chúng được sản xuất ra hoặc được mua vào, gắn liền với những
hàng hóa tồn kho chờ bán và chỉ khi sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ thì chi
phí sản phẩm mới trở thành phí tổn để xác định kết quả kinh doanh.
+ Chi phí thời kỳ (chi phí ngoài sản xuất): là những chi phí phát sinh và
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một thời kỳ kế toán. Nó không có liên
quan đến chi phí sản phẩm, không phải là một phần của giá trị sản phấm sản
xuất hoặc sản phẩm mua vào. Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi

phí quản lý doanh nghiệp. Những chi phí này được khấu trừ vào kỳ tính lợi
nhuận. Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài và trong
kỳ không có hoặc có ít doanh thu thì chúng được tính cho kỳ sau để xác định
kết quả kinh doanh.
2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Để phục vụ cho công tác quản lý ở doanh nghiệp, người ta thường sử
dụng các loại giá thành như sau:
- Giá thành kế hoạch: giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất
của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. Giá thành
kế hoạch được xem là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện hoàn
thành nhằm để thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: được xây dựng trước khi bắt đầu quá trình sản
xuất, giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại
từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xem là
căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật
chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất.
- Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, bao gồm giá thành sản xuất, chi phí quản lý doanh
nghiệp và chi phí bán hàng. Vì vậy, giá thành toàn bộ còn được gọi là giá
thành tiêu thụ.
Công thức tính như sau:

6
Z toàn bộ = Z sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất
2.1.3 Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành
2.1.3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành
và kỳ tính giá thành
a. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là xác định giới hạn về
mặt phạm vi mà chi phí cần dược tập hợp để phục vụ cho việc kiểm soát chi

phí và tính giá thành sản phẩm. Tùy theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy
trình sản xuất cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng hạch toán
chi phí sản xuất có thể là:
- Loại sản phẩm
- Nhóm sản phẩm
- Đơn đặt hàng
- Giai đoạn sản xuất
- Phân xưởng sản xuất;…
b. Đối tượng tính giá thành
Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà mà hao phí
vật chất được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm
định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh
doanh. Tùy theo địa điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có
thể là:
- Chi tiết sản phẩm
- Bán thành phẩm
- Sản phẩm hoàn thành
- Đơn đặt hàng
- Hạn mục công trình;…
c. Kỳ tính giá thành
Kỳ hạn tính giá thành được xác định dựa vào khả năng xác định chính
xác về số lượng và chất lượng của đại lượng kết quả sản xuất và việc xác định
lượng chi phí sản xuất có liên quan đến kết quả đó. Kỳ tính giá thành không
thể giống nhau cho các ngành nghề sản xuất khác nhau. Tùy theo chu kỳ dài
hoặc ngắn cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà xác định kỹ từng giá
thành cho phù hợp, có thể là cuối mỗi tháng, cuối mỗi năm, hoặc khi đã thực
hiện hoàn thành đơn đặt hàng, hoàn thành hạn mục công trình,…
7
2.1.3.2 Kết cấu chi phí trong giá thành sản phẩm
Trong sản xuất công nghiệp, giá thành sản phẩm bao gồm 3 khoản mục sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các chi phí nguyên liệu, vật
liệu trực tiếp liên quan đến từng quá trình sản xuất sản phẩm như chi phí
nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu
Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản
trích theo lương tính vào chi phí như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí
công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: là loại chi phí có liên quan đến phân xưởng sản
xuất ngoài hai loại chi phí trên như tiền lương và các khoản trích theo lương
của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
dùng phục vụ sản xuất ở phân xưởng, chi phí khấu hao máy móc, thiết bị nhà
xưởng tại phân xưởng, các chi phí dịch vụ thuê ngoài và một số chi phí bằng
tiền khác phát sinh tại phân xưởng.
2.1.3.3 Kế toán tập hợp các loại chi phí sản xuất
Việc sử dụng tài khoản để theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm phụ thuộc vào việc sử dụng phương pháp hạch toán và quản lý tài sản
của doanh nghiệp: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm
kê định kỳ. Tuy nhiên, phương pháp kiểm kê định kỳ rất ít được các doanh
nghiệp sử dụng để tính giá thành sản phẩm.Vì vậy, các nội dung sau được
trình bày theo phương pháp kê khai thường xuyên.
a. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí về vật
liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản
phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tổ chức theo dõi riêng cho từng
đối tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành.
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng TK 621 “Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp”.
Nội dung tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh như sau:
- Khi xuất kho vật liêu để trực tiếp sản xuất sản phẩm sẽ ghi:
Nợ TK 621
Có TK 152

8
- Khi vật liệu mua về được đưa vào sử dụng ngay cho quá trình sản xuất
sản phẩm mà không qua kho sẽ ghi:
Nợ TK 621
Có TK 111, 112, 141, …
- Vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất được đưa ngay vào quá trình sản
xuất sản phẩm sẽ ghi:
Nợ TK 621
Có TK 154 (sản xuất phụ)
- Vật liệu được sử dụng để sản xuất sản phẩm còn thừa được trả lại kho
sẽ ghi:
Nợ TK 152
Có TK 621
- Vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm của kỳ còn thừa nhưng để lại ở phân
xưởng sản xuất để tiếp tục sử dụng, kế toán dùng bút toán đỏ để điều chỉnh:
Nợ TK 621 (ghi đỏ)
Có TK 152
Qua đầu kỳ sau ghi đen để chuyển thành chi phí của kỳ sau
Nợ TK 621 (ghi đen)
Có TK 152
- Cuối kỳ, tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng
trong kỳ để kết chuyển vào tài khoản tính giá thành
Nợ TK 154
Có TK 621
9

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
b. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan
đến người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương phải thanh

toán, khoản trích theo lương tính vào chi phí theo quy định… Chi phí nhân
công trực tiếp cũng được tổ chức theo dõi riêng cho từng đối tượng hạch toán
chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành.
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng tài khoản 622 “chi phí nhân
công trực tiếp”. Nội dung tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản
ánh như sau:
- Tiền lương phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm
sẽ ghi:
Nợ TK 622
Có TK 334
- Trích trước lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sẽ ghi:
Nợ TK 622
Có TK 335
- Trích BHXH, BHYT và KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất tính
vào chi phí sẽ ghi:
10
TK 152
TK 111,112,…
TK 154 (SX phụ)
TK 152
TK 154
Xuất kho NVL cho SX
Mua về sử dụng ngay
Tự SX đưa vào sử dụng
NVL thừa nhập lại kho
Kết chuyển tính giá thành
( hoặc phân bổ )
TK 621
Nợ TK 622
Có TK 338

- Các khoản chi phí nhân công trực tiếp được thanh toán trực tiếp bằng
tiền (thanh toán cho lao động sử dụng tạm thời) sẽ ghi:
Nợ TK 622
Có TK 111, 141
- Tiền ăn giữa ca phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 622
Có TK 334
- Cuối kỳ, kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh
trong kỳ để kết chuyển về tài khoản tính giá thành
Nợ TK 154
Có TK 622

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
11
TK334
TK 622
Tiền lương, tiền công của CN
trực tiếp SX
TK335
Trích trước lương nghỉ phép
của CN sản xuất

TK 338
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
TK 111,141
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
TK154
Kết chuyển tính giá
thành
c. Tập hợp chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý ở phân xưởng sản
xuất. Chi phí sản xuất chung được tổ chức theo dõi riêng theo từng phân
xưởng sản xuất và cuối mỗi kỳ mới phân bổ và kết chuyển vào chi phí sản
xuất của các loại sản phẩm. Tùy theo loại sản phẩm được sản xuất ở phân
xưởng mà kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản
phẩm theo tiêu thức phân bổ phù hợp.
Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng tài khoản 627 “chi phí sản xuất
chung”, đồng thời phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất chung cố định và chi
phí sản suất chung biến đổi để phục vụ cho việc phân bổ chi phí sản xuất
chung vào giá thành sản phẩm.
Nội đung tập hợp chi phí sản xuất chung được phản ánh như sau:
- Khi tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ sẽ ghi:
+ Chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng:
Nợ TK 627
Có TK 334
+ Khoản trích theo tiền lương tính vào chi phí theo quy định:
Nợ TK 627
Có TK 338
+ Khấu hao tài sản cố định dùng ở phân xưởng:
Nợ TK 627
Có TK 214
+ Chi phí về vật liệu dùng ở phân xưởng:
Nợ TK 627
Có TK 152
+ Chi phí về dụng cụ sản xuất dùng ở phân xưởng:
Nợ TK 627
Có TK 153 (phân bổ 1 lần)
Có TK 142 (phân bổ nhiều lần)
+ Chi phí được thanh toán bằng tiền:
Nợ TK 627

Có TK 111, 112, …
- Cuối kỳ, khi phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào đối
tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành sẽ ghi:
Nợ TK 154
Có TK 627
12
Riêng phần chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá
thành sản phẩm mà được ghi nhận vào giá vốn hàng bán sẽ ghi:
Nợ TK 632
Có TK 627 (chi phí sản xuất chung cố định)

Sơ đồ 2.3: Tập hợp chi phí sản xuất chung
13
TK334
TK 627
Tiền lương nhân viên quản lý
phân xưởng
TK338
Trích BHXH,BHYT, KPCĐ
TK 214
Trích khấu hao tại PXSX
TK 111,112,
Chi phí tiền mặt dùng tại
phân xưởng
TK154
Kết chuyển tính giá thành
TK154
TK152,153
TK142
Trị giá NVL, CCDC dùng tại

phân xưởng
Khoản giảm chi phí SXC
Phân bổ chi phí trả trước
dùng cho PX
a. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Cuối tháng, trên cơ sở các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đã được kết chuyển, kế toán
tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, đồng thời đánh giá sản phẩm
dở dang của tháng để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành
sử dụng tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Nội dung và phương pháp phản ánh bao gồm:
- Cuối tháng, khi kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tổng hợp chi phí sản xuất chung
sẽ ghi:
Nợ TK 154
Có TK 621 - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 622 - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 627 - Kết chuyển chi phí sản xuất chung
- Khi xác định được giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành sẽ ghi:
Nợ TK 155 “thành phẩm” – nếu nhập kho
Nợ TK 157 “Hàng gửi đi bán” – nếu gửi đi bán
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán” – nếu bán trực tiếp
Có TK 154 – tổng hợp giá thành sản phẩm
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất
14
TK 621
TK 622
TK 627
TK 154

Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
Kết chuyển chi phí NC trực tiếp
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Khoản
mục
CPSXDD
đầu kỳ
CPSX phát
sinh trong kỳ
CPSXDD
cuối kỳ
Tổng Z sản
phẩm hoàn
thành
Z đơn vị
sản phẩm
-CPNVL
trực tiếp
-CPNC
trực tiếp
-CPSXC
Cộng
b. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa hoàn thành, còn đang dở dang trên
dây chuyền sản xuất hay ở các phân xưởng sản xuất. Đánh giá giá trị sản phẩm
dở dang là sử dụng các công cụ kế toán để xác định giá trị sản phẩm dở dang
cuối kỳ tương ứng với số lượng sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm dở
dang là công việc cần phải được thực hiện trước khi xác định giá thành sản
phẩm. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến cẩn phẩm hoàn thành

và sản phẩm đang làm dở dang. Việc đánh giá một cách hợp lý chi phí sản
xuất liên quan đến sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác
định chính xác giá thành sản phẩm.
Để đánh giá sản phẩm dở dang, doanh nghiệp có thể sử dụng một trong
các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào lọai hình sản xuất và đặc điểm sản
xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
- Theo chi phí nguyên vật liệu chính ( hoặc chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp) Phương pháp này áp dụng phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí
nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (lớn hơn
70%).
Đặc điểm của phương pháp này là chỉ tính cho sản phẩm dở dang khoản
chi phí nguyên vật liệu chính, các chi phí khác được tính cho sản phẩm hoàn
thành trong kỳ. Nguyên vật liệu chính được được xuất dùng toàn bộ ngay từ
đầu quá trình sản xuất và mức tiêu hao về nguyên vật liệu chính tính cho sản
phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau.

15
Công thức tính theo phương pháp này như sau:
Cách đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
cũng giống như theo chi phí nguyên vật liệu chính, chỉ khác ở chỗ doanh
nghiệp sử dụng chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thay vì chi phí nguyên
vật liệu chính.
- Theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn
thành tương đương với mức độ hoàn thành thực tế và gắn liền với tất cả các
khoản mục cấu thành giá thành sản phẩm. Để áp dụng phương pháp này,
doanh nghiệp phải có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn
thành của sản phẩm dở dang và mức tiêu hao của từng khoản mục chi phí
trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Trong chi chi phí sản xuất dở dang tính theo phương pháp này bao gồm

đầy đủ các khoản mục chi phí, từng khoản mục được xác định trên cơ sở quy
đổi, sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành theo mức độ hoàn thành
thực tế.
Công thức tính theo phương pháp này như sau:
16
CPSX
dở dang
cuối kỳ
=
CP dở dang
đầu kỳ
+
CP NVL chính thực
tế sử dụng trong kỳ
Số lượng SP hoàn
thành trong kỳ
+
Số lượng SP dở
dang cuối kỳ
x
Số lượng SP dở
dang cuối kỳ
+
Số lượng SP hoàn
thành trong kỳ
CPSX phát
sinh trong kỳ
x
CPSX dở dang
đầu kỳ

=
CPSX dở
dang cuối kỳ
Số lượng SP dở
dang cuối kỳ quy
đổi thành SP
hoàn thành
Số lượng SP dở
dang cuối kỳ quy
đổi thành SP hoàn
thành
+
Số lượng SP dở dang cuối kỳ
quy đổi thành SP hoàn thành
=
Số lượng SP dở
dang của kỳ
Tỷ lệ hoàn thành
được xác định
x
- Theo chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch
Phương pháp này vận dụng phù hợp với những doanh nghiệp có xây
dựng giá thành định mức (giá thành kế hoạch). Theo phương pháp này, phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của những
công đoạn đã thực hiện được, và tỷ lệ hoàn thành. Nếu sản phẩm được chế tạo
không phải qua các công đoạn có định mức tiêu hao được xác lập riêng biệt thì
các khoản mục chi phí sản phẩm dở dang đang được xác định căn cứ vào tỷ lệ
hoàn thành và định mức từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
hoàn thành. Có hai trường hợp xảy ra:

+ Nếu vật liệu phụ bỏ vào một lần vào đầu quá trình sản xuất thì công
thức áp dụng như sau:
+ Nếu vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất thì công thức tính là:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm vật liệu chính và vật liệu phụ:
17
Chi phí NVL
trực tiếp dở
dang
=
Số lượng
SP
dở dang
x
Chi phí NVL
trực tiếp kế hoạch
Chi phí chế biến
dở dang cuối kỳ
=
Số lượng
SP
dở dang
x
Tỷ lệ hoàn thành
SP dở dang
Chi phí NVL
chính
dở dang cuối kỳ
=
Số lượng
SP

dở dang
x
Chi phí NVL
chính kế hoạch
Chi phí NVL chính
dở dang cuối kỳ
=
Số lượng
SP dở
dang
x
Chi phí NVL
phụ kế hoạch
x
Chi phí NVL
chính kế hoạch
Chi phí chế biến
dở dang cuối kỳ
=
Số lượng
SP dở dang
x
Chi phí chế
biến kế hoạch
x
Tỷ lệ hoàn thành
sản phẩm dở dang

×