Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy hoạch mạng lưới truyền máu ở việt nam giai đoạn 2011 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.44 KB, 89 trang )

BỘ Y TẾ
----------

BÁO CÁO
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI
TRUYỀN MÁU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020

Cơ quan chủ trì:
Chủ nhiệm đề tài:

VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG
1. GS.TS. Nguyễn Anh Trí
Viện trưởng, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
2. TS. Trần Quý Tường
Phó Cục trưởng, Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

9183
HÀ NỘI - 2011


Phụ lục 3 biểu C 1 BCTK ĐT, DA

BÁO CÁO THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy hoạch mạng lưới truyền máu ở Việt
Nam giai đoạn 2011 - 2020.
- Thuộc: Chương trình (tên, mã số chương trình):
2. Chủ nhiệm đề tài:


2.1. GS.TS. Nguyễn Anh Trí
- Họ và tên: Nguyễn Anh Trí
- Ngày, tháng, năm sinh: 14/09/1957
Nam/ Nữ: Nam
- Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ
- Chức danh khoa học: Chủ tịch Hội đồng Khoa học Kỹ thuật Viện Huyết học Truyền máu TW
- Chức vụ: Viện trưởng
- Điện thoại: Tổ chức: (04) 3 7821891/ 3 7821892 Số lẻ: 789
Nhà riêng: (04) 3 7227503 Mobile: 0903. 217.517
- Fax: (04) 3868. 5582 E-mail:
- Tên tổ chức đang công tác: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
- Địa chỉ tổ chức: Phố Trần Thái Tông (kéo dài), Phường Yên Hòa, Quận Cầu
Giấy, Hà Nội.
- Địa chỉ nhà riêng: Số 57, Ngõ 55, Hồng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội.
2.2. TS. Trần Quý Tường
- Họ và tên: Trần Quý Tường
Ngày, tháng, năm sinh: 23/07/1961
Nam/ Nữ: Nam
- Học hàm, học vị: Tiến sĩ
- Chức danh khoa học:
- Chức vụ: Phó Cục trưởng, Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế
Phó Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam
Ủy viên ban biên tập tạp chí Y học thực hành
2


- Điện thoại: Tổ chức: (04) 6 2 732 286
Nhà riêng: (04) 3 8 528 579 Mobile: 0903. 534.131
- Fax: (04) 6 2 732 289 E-mail:
- Tên tổ chức đang công tác: Bộ Y tế

- Địa chỉ tổ chức: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
- Địa chỉ nhà riêng: Số 6, hẻm 195/1, Ngõ Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội.
3. Tổ chức chủ trì đề tài:
- Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
- Điện thoại: (04) 3868. 5582 Fax: (04) 3868. 5582
- E-mail:
- Website: .
- Địa chỉ: Phố Trần Thái Tơng (kéo dài), Phường n Hịa, Quận Cầu Giấy, Hà
Nội.
- Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Anh Trí
- Số tài khoản: 301.01.033.02.12
- Ngân hàng: Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm
- Tên cơ quan chủ quản đề tài: Bộ Y tế
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện đề tài:
- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 08 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009
- Thực tế thực hiện: từ tháng 08 năm 2009 đến tháng 01 năm 2012
- Được gia hạn (nếu có):
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:
a) Tổng số kinh phí thực hiện: 98 tr.đ, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 0 tr.đ.
+ Kinh phí từ các nguồn khác: 98 tr.đ.
+ Tỷ lệ và kinh phí thu hồi đối với dự án (nếu có): Khơng

3


b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn SNKH:
Số
TT


Theo kế hoạch
Thời gian
Kinh phí
(Tháng,
(Tr.đ)
năm)

Ghi chú
(Số đề nghị quyết
tốn)

Thực tế đạt được
Thời gian
Kinh phí
(Tháng,
(Tr.đ)
năm)

c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số
TT

Nội dung
các khoản chi

1

Trả công lao động

(khoa
học,
phổ
thông)

2

Nguyên, vật
năng lượng

3

Xây dựng, sửa chữa
nhỏ

5

Thực tế đạt được

Thiết bị, máy móc

4

Theo kế hoạch

Chi khác

Tổn SNKH
g


Nguồn
khác

Tổng

SNKH

Nguồn
khác

98

98

98

98

98

98

98

98

liệu,

Tổng cộng


3. Các văn bản hành chính trong q trình thực hiện đề tài:
(Liệt kê các quyết định, văn bản của cơ quan quản lý từ công đoạn xác định nhiệm
vụ, xét chọn, phê duyệt kinh phí, hợp đồng, điều chỉnh (thời gian, nội dung, kinh
phí thực hiện... nếu có); văn bản của tổ chức chủ trì đề tài, dự án (đơn, kiến nghị
điều chỉnh ... nếu có)
Số

Số, thời gian

TT

ban hành văn bản

Tên văn bản

4

Ghi chú


1

Quyết định số 4117/QĐ- Quyết định phê duyệt đề tài Khoa
BYT ngày 28/10/2009

học Công nghệ cấp Bộ của chủ
nhiệm đề tài

4. Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài: Không
5. Cá nhân tham gia thực hiện đề tài:

(Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không
quá 10 người kể cả chủ nhiệm)
Số
TT

GS.TS. Nguyễn Anh Trí

Nội dung
tham gia
chính
CN ĐT

Hồn thành đề tài

TS. Trần Quý Tường

CN ĐT

Hoàn thành đề tài

Thư ký

Xây dựng đề cương, Lập
mẫu phiếu điều tra, Thử
nghiệm và hoàn chỉnh bộ
câu hỏi, xử lý, phân tích
số liệu điều tra

Thư ký


Góp ý form nhập liệu

Thành viên

Phân tích số liệu điều tra,
viết báo cáo tổng kết
Xây dựng phiếu khảo sát.

Tên cá nhân đăng ký
theo Thuyết minh

Tên cá nhân
đã tham gia thực hiện

1.

GS.TS. Nguyễn Anh Trí

2.

TS. Trần Quý Tường

3.
ThS. Phạm Tuấn Dương

4.
5.
6.

ThS. Phạm Tuấn Dương


BS. Nguyễn Khắc Tiến

BS. Nguyễn Khắc Tiến

TS. Nguyễn Triệu Vân

TS. Nguyễn Triệu Vân

Thành viên

ThS Nguyễn Thị Phương
Lan

7.

Thành viên
CN. Đoàn Văn Chính

CN. Đồn Văn Chính

8.

Thành viên
ThS. Ngơ Huy Minh

9

ThS. Ngơ Huy Minh


Ông Paul Rogers

Ông Paul Rogers

Thành viên

10
CN. Phan Hữu Quang

CN. Phan Hữu Quang

5

Sản phẩm chủ yếu
đạt được

Lập mẫu phiếu điều tra, Thử
nghiệm và hoàn chỉnh bộ
câu hỏi, nhập liệu kết quả
điều tra, xử lý, phân tích số
liệu điều tra
Xây dựng đề cương, Lập
mẫu phiếu điều tra, Thử
nghiệm và hoàn chỉnh bộ
câu hỏi, nhập liệu kết quả
điều tra, xử lý, phân tích số
liệu điều tra
Tư vấn viết đề tài
Xây dựng đề cương, Lập
mẫu phiếu điều tra, Thử

nghiệm và hoàn chỉnh bộ
câu hỏi, nhập liệu kết quả
điều tra, xử lý, phân tích số
liệu điều tra


11
12

ThS. Trần Ngọc Quế

PGS.TS. Bùi Thị Mai Thành viên
An
Thành viên
ThS. Trần Ngọc Quế

13

ThS. Ngô Mạnh Quân

ThS. Ngô Mạnh Quân

Thành viên

Tham gia điều tra

BS. Đào Nguyên Minh

Thành viên


Tham gia điều tra

14

PGS.TS. Bùi Thị Mai An

Tham gia điều tra
Tham gia điều tra

6. Tình hình hợp tác quốc tế: Khơng
7. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị: Khơng
8. Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu:
(Nêu tại mục 15 của thuyết minh, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra
khảo sát trong nước và nước ngồi)
Thời gian
Số
TT

1

2

Các nội dung, cơng việc chủ
yếu

(Bắt đầu, kết
thúc - tháng …
năm)

(Các mốc đánh giá ch yu)


Theo
k
hoch

Thc
t t
c

Mô tả hiện trạng tổ chức và
hoạt động truyền máu ở Việt
Nam

2009

2009

Đề xuất mô hình tổ chức hệ

2009

Ngi, cơ quan thực
hiện

Viện Huyết học
Truyền máu TW;



Công ty TNHH Tư vấn

quản lý và chuyển đổi
tổ
chức
(T&C
Consulting)

thèng trun m¸u ViƯt Nam.

2009

Viện Huyết học
Truyền máu TW;



Công ty TNHH Tư vấn
quản lý và chuyển đổi
tổ
chức
(
T&C
Consulting)

6


3

Đề xuất quy hoạch mạng lới
truyền máu Việt Nam và dự

kiến các giai đoạn phát triển
hệ thống truyền máu trên
phạm vi toàn quốc giai đoạn
2011-2020

2009

7

2009 2012

Vin Huyt hc
Truyn mỏu TW




III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN
1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
a) Sản phẩm Dạng I: Hiện trạng Truyền máu Việt Nam giai đoạn 2001-2010;
b) Sản phẩm Dạng II: Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới tổ chức hệ thống Truyền máu
Việt Nam.
c) Sản phẩm Dạng III: Báo cáo tổng kết, Bài báo khoa học.

Số
TT

Yêu cầu khoa học
Số lượng,
cần đạt

Tên sản phẩm

Theo kế
hoạch

1

Báo cáo đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt
động truyền máu ở Việt Nam

2

Thực tế
đạt
được

01 bản

01

01

01

01

01

Báo cáo mơ hình tổ chức hệ thống truyền
máu Việt Nam

Báo cáo quy hoạch mạng lưới truyền máu
Việt Nam và dự kiến các giai đoạn phát triển
hệ thống truyền máu trên phạm vi tồn quốc
giai đoạn 2011-2020

3

nơi cơng
bố

- Lý do thay đổi (nếu có):
d) Kết quả đào tạo: Khơng
đ) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp: Không
e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế: Bài báo
khoa học về: Thực trạng việc cung cấp máu và chế phẩm máu ở Việt Nam hiện
nay (2010).
2. Đánh giá về hiệu quả do đề tài, dự án mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
(Nêu rõ danh mục công nghệ và mức độ nắm vững, làm chủ, so sánh với trình độ
cơng nghệ so với khu vực và thế giới…)
8


2.1. Mô tả được hiện trạng dịch vụ truyền máu và thực trạng về nhu cầu máu
của Việt Nam (2010):
2.1.1. Về hệ thống tổ chức: Phân tán, cả nước có đến 74 cơ sở tiếp nhận máu cấp
Trung ương và tỉnh (không kể các cơ sở tiếp nhận nhỏ, lẻ ở cấp huyện)
- Về nguồn máu: Chủ yếu từ học sinh – sinh viên, người hiến máu chuyên nghiệp
vẫn còn chiếm tỷ lệ khoảng 16% trong cả nước.
- Về nhu cầu sử dụng máu và chế phẩm máu: Vẫn đang rất lớn, mới đáp ứng 40%

với máu toàn phần và 55% khi sản xuất được chế phẩm máu.
- Về cơ sở vật chất: Phần lớn các cơ sở truyền máu vẫn trực thuộc bệnh viện, cơ
sở vật chất chật hẹp, lạc hậu.
- Về cán bộ và trình độ cán bộ về chun mơn kỹ thuật: Cán bộ thiếu và trình độ
cán bộ chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của chuyên khoa, đặc biệt là cán bộ
sàng lọc, sản xuất và quản lý chất lượng.
2.1.2. Hoạt động của mạng lưới truyền máu Việt Nam:
- Có 4 trung tâm đã được đầu tư trong dự án Trung tâm truyền máu khu vực, đang
hoạt động tốt và phát huy cơ bản hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên vẫn còn một số mục
tiêu chưa đạt yêu cầu:
+ Trung tâm Hà Nội: Vẫn cịn có đơn vị tiếp nhận máu trong phạm vi bao phủ;
+ Trung tâm Huế: Chưa cung cấp máu đủ cho Đà Nẵng và Quảng Nam;
+ Trung tâm Chợ Rẫy: Chưa hoàn thành cơ sở hạ tầng;
+ Trung tâm Cần Thơ: Chưa cung cấp máu đủ cho An Giang, Bạc Liêu.
- Có 7 trung tâm đã có quyết định thành lập nhưng chưa có dự án đầu tư.
- Hệ thống truyền máu miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo chưa được
quan tâm đúng mức.
2.1.3. Tồn tại cơ bản của Truyền máu giai đoạn 2001-2010:
- Chưa tạo được cơ chế quản lý và hoạt động của hệ thống dịch vụ truyền máu.
Việc tiếp nhận máu còn rất phân tán, khó kiểm sốt.
9


- Thiếu nguồn người hiến máu.
- Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo đủ, chưa đáp ứng yêu cầu về quản lý và
chuyên môn, đặc biệt là ở Trung tâm Huế và Cần Thơ.
- Chất lượng máu và chế phẩm máu còn chưa thống nhất và chưa đồng đều trên
tồn quốc.
2.2. Đề xuất được mơ hình tổ chức hệ thống truyền máu Việt Nam giai đoạn
2011-2020

Cần phải tiếp tục tổ chức và củng cố hệ thống Truyền máu Việt Nam theo
hướng tập trung, thống nhất, hiện đại và hiệu quả. Tách dần các trung tâm truyền
máu ra khỏi các bệnh viện.
2.3. Đề xuất được quy hoạch mạng lưới truyền máu Việt Nam giai đoạn 20112020
Mạng lưới truyền máu Việt Nam dự kiến sẽ được xây dựng dựa trên các cơ sở
hiện có với hai hình thức: Truyền máu tập trung và Truyền máu miền núi, vùng
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo với các hoạt động:
1. Tăng cường năng lực cho 4 Trung tâm truyền máu đã được đầu tư.
2. Xây dựng 7 trung tâm truyền máu đã được thành lập.
3. Chuẩn bị điều kiện để thành lập và xây dựng mới 2 trung tâm truyền máu
còn lại.
4. Tổ chức hệ thống truyền máu ở Miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và
hải đảo theo hướng tại chỗ: nhận máu của các Trung tâm truyền máu hoặc của
Tỉnh hoặc tổ chức đội ngũ hiến máu tại chỗ với cách thức đặc biệt.
2.4. Các giải pháp lớn để thực hiện:
2.4.1. Đề xuất xây dựng chương trình An tồn truyền máu quốc giai giai đoạn
2011-2020, có ban chỉ đạo Chương trình và có văn phịng đại diện, đặt tại Viện
Huyết học – Truyền máu Trung ương.
10


2.4.2. Cần tiến hành ngay các biện pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề thiếu nguồn
người hiến máu.
2.4.3. Tiếp tục đào tạo cán bộ có chất lượng cao về quản lý, chuyên môn cho các
Trung tâm truyền máu.
2.4.4. Tăng cường hệ thống kiểm tra giám sát chất lượng các hoạt động của hệ
thống truyền máu toàn quốc.
2.4.5. Đề xuất cơ chế quản lý của Trung tâm Truyền máu, lập kế hoạch từng bước
tách hoạt động truyền máu ra khỏi hoạt động của hệ thống bệnh viện.
2.4.6. Tìm kiếm nguồn kinh phí từ các nhà tài trợ hoặc từ ngân sách nhà nước để

tiến hành các việc trên.
2.4.7. Tăng cường mở rộng hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.
2.4.8. Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, địa phương chịu trách nhiệm
về cung cấp máu và an toàn truyền máu, nhất là ở các trung tâm mới.
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
(Nêu rõ hiệu quả làm lợi tính bằng tiền dự kiến do đề tài, dự án tạo ra so với các
sản phẩm cùng loại trên thị trường…)

11


3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài, dự án:
Số
TT
I

Nội dung

Thời gian
thực hiện

Ghi chú
(Tóm tắt kết quả, kết luận chính,
người chủ trì…)

Báo cáo định
kỳ
Lần 1
Lần 2


II

Tháng 10/2009 Thực hiện đúng tiến độ
Tháng 11/2009 Thực hiện đúng tiến độ

Kiểm tra định
kỳ
Lần 1

III

Tháng 01/2010 Thực hiện đúng tiến độ

Nghiệm thu cơ Tháng 09/2011 Thực hiện chậm 14 tháng so với tiến
độ
sở

Chủ nhiệm đề tài, Dự án SXTN
(Họ tên, chữ ký)

GS.TS. Nguyễn Anh Trí

TS Trần Quý Tường

Thủ trưởng tổ chức chủ trì
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

12



BÁO CÁO TĨM TẮT
KẾT QUẢ KHOA HỌC CƠNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI
TRUYỀN MÁU Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011-2020

13


1. ĐẶT VẤN ĐỀ - MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Việc bố trí sắp xếp hệ thống tổ chức của chuyên khoa nào đó một cách trình
tự, hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của ngành, của xã hội để làm cơ sở cho
việc lập kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn là rất cần thiết.
- Chuyên khoa Truyền máu là một chuyên khoa trong hệ thống các chuyên
khoa của ngành Y tế Việt Nam. Quy hoạch mạng lưới truyền máu Việt Nam đã
được hình thành từ quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Trên thế giới, tùy vào điều kiện kinh tế và trình độ phát triển Y học, mỗi quốc
gia xây dựng hệ thống dịch vụ truyền máu theo những mơ hình khác nhau theo
từng giai đoạn lịch sử khác nhau.
Tổ chức hệ thống truyền máu của một số nước trên thế giới như sau:
- Đầu mối quản lý:
+ Nhà nước quản lý thông qua Bộ Y tế: Pháp, Hàn Quốc, Canada, Malaysia,
Ấn Độ, Anh, Trung Quốc...
+ Ủy quyền cho các tổ chức xã hội: Chữ Thập đỏ hoặc các tổ chức xã hội
chuyên ngành như: Úc, Thái Lan, Phần Lan, Nhật, ...
+ Có một số nước, vẫn tồn tại hình thức một phần hoạt động của nhà nước,
một phần hoạt động của tư nhân như: Mỹ, Ấn độ, Philippine.
- Xu hướng tập trung hóa – mơ hình phát triển hiện nay:
Sự xuất hiện của HIV, viêm gan B, C đã buộc Chính phủ các nước phải nhìn

nhận và tổ chức lại hệ thống truyền máu cho an toàn và hiệu quả.
Xu hướng tập trung hóa hệ thống các Trung tâm truyền máu để có điều kiện trang
bị hiện đại, có điều kiện để sàng lọc bệnh nhiễm trùng và sản xuất các chế phẩm
máu, việc này sẽ mang lại hiệu quả và đảm bảo an tồn cho người bệnh.
Ví dụ : - Singapore (4 triệu dân) chỉ có một ngân hàng máu;
14


- Thái Lan (65 triệu dân) có 12 ngân hàng máu;
- Nhật Bản hiện nay có 65 trung tâm truyền máu nhưng chỉ có 10 trung tâm làm
xét nghiệm và 30 trung tâm sản xuất chế phẩm máu. Theo kế hoạch, đến năm 2013,
chỉ còn 8 trung tâm xét nghiệm và 11 trung tâm sản xuất chế phẩm máu.
- Hàn Quốc: Năm 2010, với 50 triệu dân chỉ có 15 trung tâm tiếp nhận máu,
trong đó chỉ có 3 trung tâm được phép sàng lọc máu.
- Nước Mỹ tiếp nhận 20 triệu đơn vị máu/năm (2008), có 6 trung tâm được phép
sàng lọc các bệnh nhiễm trùng và bằng kỹ thuật rất hiện đại - kỹ thuật NAT.
- Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về dịch vụ Truyền máu
Truyền máu luôn được coi là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu do
dịch HIV/AIDS ngày càng lan rộng trong cộng đồng và tỷ lệ nhiễm HIV từ 5-10%
trên tồn thế giới thơng qua truyền máu và các chế phẩm máu. Việc lây nhiễm này
có thể được loại trừ nếu biết phối hợp và thực hiện tốt chương trình Truyền máu
quốc gia, bao gồm các điểm sau:
- Thiết lập dịch vụ truyền máu tập trung;
- Chỉ tiếp nhận máu từ những người hiến máu tình nguyện không lấy tiền;
- Sàng lọc tất cả các đơn vị máu;
- Giảm thiểu các trường hợp không cần truyền máu, sử dụng máu hợp lý, hiệu
quả và sử dụng các chất thay thế khi có thể.
Mơc tiªu nghiªn cøu cđa đề tài:
Mục tiêu chung:
Đánh giá hiện trạng hệ thống truyền máu quốc gia, trên cơ sở đó đề xuất và xây

dựng Quy hoạch mạng lới truyền máu ở Việt Nam giai đoạn 2011 2020.
Mục tiêu cụ thể
- Mô tả hiện trạng tổ chức và hoạt động truyền máu ở Việt Nam.
- Đề xuất mô hình tổ chức hệ thống truyền máu Việt Nam.
- Đề xuất quy hoạch mạng lới truyền máu Việt Nam và dự kiến các giai
đoạn phát triển hệ thống truyền máu trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2011-2020.
15


2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến hành từ 7/2009 đến 12/2010 tại Viện Huyết học – Truyền
máu Trung ương, các Trung tâm truyền máu khu vực và các bệnh viện tỉnh có tiếp
nhận máu trên tồn quốc.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
2.2.1. Đối tượng phát vấn
- Là các bệnh viện trong tồn quốc có tiếp nhận máu, bao gồm 74 bệnh viện và
63 Sở Y tế các tỉnh trong toàn quốc (thu thập thông tin bổ sung), bao gồm cả các
Trung tâm truyền máu đã được đầu tư tập trung trong giai đoạn 2001-2010.
2.2.2. Đối tượng phỏng vấn
- Cán bộ Bộ Y tế và các cơ quan chức năng; Một số chuyên gia của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO); Cán bộ làm chuyên môn ở các Sở y tế, các bệnh viện, khoa
Huyết học – Truyền máu.
Đối tượng phỏng vấn thuộc các bệnh viện theo phân tầng, vùng, miền, tuyến
trung ương, tỉnh, huyện trong toàn quốc.
2.3. Nội dung nghiên cứu:
- Các thông tin chung về khoảng cách địa lý, diện tích;
- Mơ tả hiện trạng hệ thống mạng lưới truyền máu tại các tỉnh/thành phố trực
thuộc trung ương;
- Mô tả hiện trạng chất lượng cơ sở truyền máu về các mặt hoạt động: Tuyên

truyền vận động hiến máu, tuyển chọn và tiếp nhận máu;
- Mô tả hiện trạng khả năng cung cấp máu cho các cơ sở y tế trong vùng;
- Đánh giá nhu cầu phát triển hoạt động truyền máu trên toàn quốc.

16


2.4. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.4.1. Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát và đánh giá thực trạng truyền máu trên
toàn quốc: Thực trạng nhu cầu sử dụng máu, nguồn nhân lực y tế và truyền máu
của các chuyên khoa ở các cơ sở y tế trên toàn quốc.
2.4.2. Tiến hành điều tra khảo sát nhu cầu phát triển để đề xuất xây dựng mơ
hình truyền máu và mạng lưới truyền máu toàn quốc tại:
Thái Nguyên, Hải Phịng, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hịa, Đắc Lắc, Bình
Định, Điện Biên, Kiên Giang.
2.4.3. Điều tra thí điểm:
Chọn 3 bệnh viện có tiếp nhận và sử dụng máu điều tra thí điểm. Rút kinh
nghiệm, bổ sung, hồn thiện mẫu điều tra.
2.4.4. Chọn mẫu điều tra:
- Chọn mẫu phân tầng theo: 8 vùng địa lý – kinh tế
- Theo cá thể: Lãnh đạo bệnh viện, trưởng khoa, cán bộ kỹ thuật.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng tổ chức và hoạt động truyền máu Việt Nam
Theo số liệu điều tra của Niên giám thống kê Y tế năm 2008, dân số cả nước là
trên 86 triệu người. Số huyện trong các vùng cả nước là 690 huyện. Tổng số
giường bệnh kế hoạch ở các bệnh viện đa khoa là 80.044 giường. Trong khi đó, số
bệnh nhân điều trị nội trú năm 2008 là 11.228.174 người bệnh. Xét theo từng

vùng, số bệnh nhân điều trị nội trú tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng
và Vùng Đông Nam Bộ. Số liệu điều tra tại 14 tỉnh/thành có các Trung tâm truyền
máu khu vực cho thấy, tại 14 tỉnh/thành phố lớn có 128 bệnh viện nhưng lượng
máu tiếp nhận lên đến 542.557 đơn vị máu, chiếm 80,9% lượng máu tiếp nhận
trong cả nước. Như vậy, việc tiếp nhận và sử dụng máu chỉ tập trung ở các tỉnh và
17


thành phố lớn, nơi có các bệnh viện Trung ương và tỉnh, nơi phát triển các kỹ
thuật y tế cao và chuyên sâu, thuận lợi về mặt giao thông.
Theo số liệu điều tra, có đến 56,7% số đơn vị truyền máu nằm trong khoa xét
nghiệm chung, có 36,5% các đơn vị truyền máu là khoa Huyết học – Truyền máu
riêng biệt. Khi hoạt động truyền máu chủ yếu nằm tại các khoa Xét nghiệm chung,
mặc dù các cơ sở này chủ yếu nằm tại các bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến
tỉnh thì các hoạt động sẽ rất khó khăn, phụ thuộc và việc đầu tư cũng không được
tập trung. Về trình độ của các cán bộ phụ trách Truyền máu ở các bệnh viện, tập
trung chủ yếu ở nhóm Thạc sĩ, Bác sĩ CK I, chiếm 44.59% (có 33 cơ sở có các cán
bộ trình độ này phụ trách).
Trong số các bệnh viện điều tra, chỉ có 8 bệnh viện thơng báo đủ máu, cịn có
tới 66 bệnh viện có thếu máu (89,2%). Trong số 66 bệnh viện thiếu máu thì có
đến 24 bệnh viện thiếu máu cả năm, có 30 bệnh viện thiếu máu vào dịp hè và 12
bệnh viện thiếu máu vào dịp tết. Lượng máu tiếp nhận tồn quốc năm 2010 đạt
670.846 đơn vị, nếu tính nhu cầu máu theo tiêu chuẩn của WHO (tối thiểu 2% dân
số hiến máu) thì đạt khoảng 40%. Lượng chế phẩm là 955.018 đơn vị, nếu tính
theo nhu cầu của WHO thì đạt khoảng 55%. Theo đề xuất của các cơ sở điều tra,
lượng máu dự kiến tiếp nhận năm 2015 sẽ tăng 50% so với năm 2010 (trung bình
10% năm) và năm 2020 sẽ tăng 42% so với năm 2015 (trung bình 8,4% năm).
Hiện nay, đã có 12 Trung tâm truyền máu được thành lập ở 7 vùng, riêng
vùng Tây Bắc chưa có trung tâm truyền máu. Các trung tâm đó là: Hà Nội, Hải
Phịng, Thái Ngun, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Bình Định, Khánh Hịa, Đắc

Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh, Chợ Rẫy, Cần Thơ.
3.2. Đề xuất mơ hình tổ chức hệ thống truyền máu Việt Nam
Hệ thống truyền máu ở mỗi nước trên thế giới đều bao gồm 3 bộ phận:
1. Nguồn máu;
2. Hoạt động của các Trung tâm truyền máu; và
18


3. Việc sử dụng máu trên lâm sàng.
- Về nguồn máu, tất cả các nước đã có các chương trình vận động hiến máu
tình nguyện khơng lấy tiền nhiều năm và đã hoàn thành việc vận động toàn dân
tham gia với 100% hiến máu không lấy tiền. Công việc này tùy thuộc lịch sử và
cơ cấu tổ chức của mỗi nước mà trực thuộc Hội Chữ Thập đỏ hoặc trực thuộc
Ngành Y tế hoặc phối hợp cả hai bên.
- Phần hoạt động của các Trung tâm truyền máu phần lớn có sự kiểm sốt kỹ
thuật chun mơn của ngành Y tế. Các hoạt động bao gồm: Tiếp nhận máu, sàng
lọc máu, sản xuất máu, phân phối và lưu trữ máu; đảm bảo chất lượng của máu và
chế phẩm máu. Các hoạt động này cần được tập trung hóa để từng bước hiện đại
việc tiếp nhận, sàng lọc và sản xuất máu. Đây cũng là xu thế chung của thế giới
trước tình hình gia tăng của các bệnh lây truyền qua đường truyền máu và nhu cầu
được sử dụng máu và chế phẩm máu an tồn của người dân. Chỉ có xây dựng hệ
thống truyền máu tập trung, độc lập với hệ thống bệnh viện thì mới giải quyết
được bài tốn đầu tư và hiệu quả, an toàn.
Phần sử dụng máu và chế phẩm máu thuộc hệ thống các bệnh viện. Tuy nhiên,
việc sử dụng cũng liên quan nhiều đến mạng lưới các trung tâm truyền máu về
việc lập kế hoạch sử dụng máu, đánh giá chất lượng máu và chế phẩm máu, điều
tiết máu giữa các trung tâm truyền máu.
Theo xu hướng hiện nay, chỉ có tập trung các cơ sở truyền máu nhỏ thành
thành các cơ sở truyền máu tập trung lớn thì việc thực hiện cơng tác truyền máu
mới thực sự hiệu quả và an toàn. Chỉ khi ba bộ phận này phối hợp với nhau một

cách chặt chẽ thì hoạt động của hệ thống truyền máu mới thực sự hoàn chỉnh và
hiệu quả.
Trên cơ sở các hoạt động đã tiến hành ở giai đoạn 2001-2010, giai đoạn tới từ
năm 2011 đến 2020 và định hướng đến năm 2030, cần tiếp tục các hoạt động tập
trung hóa hệ thống các Trung tâm truyền máu bằng việc:
19


- Củng cố 4 trung tâm truyền máu đã có;
- Xây dựng các Trung tâm truyền máu mới cơ bản dựa trên quyết định
198/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có điều chỉnh cho phù hợp với thực tế;
- Củng cố và hoàn thiện hệ thống truyền máu miền núi, vùng sâu, vùng xa,
biên giới và hải đảo.
3.3. Đề xuất Quy hoạch mạng lưới truyền máu Việt Nam và dự kiến các giai
đoạn phát triển trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2011-2020.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hiện trạng truyền máu Việt Nam, trên cơ sở
tham khảo đề xuất hệ thống truyền máu Việt Nam, việc đề xuất quy hoạch mạng
lưới truyền máu Việt Nam dự kiến sẽ được xây dựng dựa trên các cơ sở hiện có
với hai hình thức: Truyền máu tập trung và Truyền máu vùng sâu, vùng xa. Việc
đề xuất quy hoạch mạng lưới truyền máu Việt Nam thành hai hình thức như trên
là hoàn toàn phù hợp với điều kiện Việt Nam và theo xu thế chung hiệu quả của
Thế giới.
3.3.1. Quy hoạch truyền máu tập trung
a. Hình thành hệ thống các Trung tõm truyn mỏu ton quc. Đây là nền tảng
của hệ thống truyền máu Việt Nam; Đảm bảo thực hiện đợc vai trò chỉ đạo
chuyên môn truyền máu trong toàn quốc.
S có ba hoạt động chính để hình thành mạng lưới truyền máu Việt Nam:
1.

Tăng cường năng lực cho các Trung tâm truyền máu đã được đầu tư.


2.

Xây dựng 7 trung tâm truyền máu đã được thành lập.

3.

Thành lập và xây dựng mới 2 trung tâm truyền máu còn lại.

b. Biện pháp thực hiện:
- Đối với các Trung tâm đã được đầu tư: (1) Tiếp tục phối hợp với các tổ chức
trong cơng tác vận động người hiến máu, (2) tích cực đào tạo cán bộ quản lý và
chuyên môn, (3) đề xuất cơ cấu tổ chức mạng lưới truyền máu, (4) xây dựng các
20


Chương trình, dự án để kêu gọi tài trợ hoặc xin ngân sách nhà nước để thực hiện
các việc trên.
- Đối với các Trung tâm sẽ đầu tư: (1) Xây dựng các dự án đầu tư để kêu gọi
tài trợ hoặc xin ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản để tiến hành xây dựng các
Trung tâm, (2) đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn, (3) phối hợp với các
tổ chức trong việc vận động hiến máu tình nguyện, (4) đề xuất cơ cấu tổ chức của
các trung tâm.
- Đối với 2 trung tâm dự kiến sẽ thành lập: Xác định lại nhu cầu, xin dự án
đầu tư và tiến hành thực hiện dự án.
3.3.2. Quy hoạch mạng lưới truyền máu Miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo:
Việc tổ chức dịch vụ truyền máu ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và
hải đảo diễn ra qua các bước như sau:
- Bước 1: Điều tra khảo sát về đặc điểm, tình hình, điều kiện, nhu cầu và các

cách thức đã và đang làm tại các vùng này.
- Bước 2: Xây dựng các chương trình, dự án trong đó phải bao gồm các nội
dung trên và phải có nguồn kinh phí, quỹ thời gian và các biện pháp thực hiện một
cách cụ thể, chi tiết.
- Bước 3: Tổ chức thực hiện, trong đó trọng tâm là những vấn đề sau:
+ Xây dựng lực lượng Hiến máu dự bị: Thực chất, hiệu quả và bền vững;
+ Đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ làm truyền máu;
+ Xây dựng cơ sở, trang bị máy móc, dụng cụ.
- Bước 4: Định kỳ (hàng năm, hoặc 2-3 năm/lần):
+ Tổ chức lại, bổ sung thêm đội ngũ Hiến máu dự bị;
+ Đào tạo, huấn luyện lại đội ngũ cán bộ;
+ Duy tu, bổ sung trang thiết bị, dụng cụ,
- Lưu ý: Một số nơi như ở các hải đảo, biên giới thì có thể kết hợp dân y và quân
y trong hoạt động truyền máu.
21


KẾT LUẬN
Qua khảo sát 74 bệnh viện có tiếp nhận máu, 63 sở Y tế trên toàn quốc về hiện
trạng tổ chức và hoạt động của truyền máu, chúng tôi rút ra một số kết luận như
sau:
1. Hiện trạng tổ chức và hoạt động truyền máu ở Việt Nam:
1.1. Về hệ thống tổ chức: Phân tán, cả nước có đến 74 cơ sở tiếp nhận máu cấp
Trung ương và tỉnh (không kể các cơ sở tiếp nhận nhỏ, lẻ ở cấp huyện)
- Về nguồn máu: Chủ yếu từ học sinh – sinh viên, người hiến máu chuyên
nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ khoảng 16% trong cả nước.
- Về nhu cầu sử dụng máu và chế phẩm máu: Vẫn đang rất lớn, mới đáp ứng
40% với máu toàn phần và 55% khi sản xuất được chế phẩm máu.
- Về cơ sở vật chất: Phần lớn các cơ sở truyền máu vẫn trực thuộc bệnh viện,
cơ sở vật chất chật hẹp, lạc hậu.

- Về cán bộ và trình độ cán bộ về chun mơn kỹ thuật: Cán bộ thiếu và trình
độ cán bộ chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của chuyên khoa, đặc biệt là cán bộ
sàng lọc, sản xuất và quản lý chất lượng.
1.2. Hoạt động của mạng lưới cung cấp máu, chế phẩm máu của dịch vụ truyền
máu Việt Nam:
- Có 4 trung tâm đã được đầu tư trong dự án Trung tâm truyền máu khu vực,
đang hoạt động tốt và phát huy cơ bản hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên vẫn còn một số
mục tiêu chưa đạt u cầu:
+ Trung tâm Hà Nội: Vẫn cịn có đơn vị tiếp nhận máu trong phạm vi bao phủ;
+ Trung tâm Huế: Chưa sử dụng hết công xuất, chưa phát huy hết năng lực,
chưa cung cấp máu đủ cho Đà Nẵng và Quảng Nam;
+ Trung tâm Chợ Rẫy: Chưa hoàn thành cơ sở hạ tầng;
+ Trung tâm Cần Thơ: Chưa cung cấp máu đủ cho An Giang, Bạc Liêu.
+ Các trung tâm chưa quan tâm cụ thể đến truyền máu tuyến huyện, cơ chế
quản lý chưa rõ.
- Có 7 trung tâm đã có quyết định thành lập nhưng chưa có dự án đầu tư.
22


- Hệ thống truyền máu miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo chưa
được quan tâm đúng mức.
1.3. Tồn tại cơ bản của Truyền máu giai đoạn 2001-2010:
- Chưa tạo được cơ chế quản lý và hoạt động của hệ thống dịch vụ truyền máu.
Việc tiếp nhận máu cịn rất phân tán, khó kiểm sốt.
- Thiếu nguồn người hiến máu;
- Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo cơ bản, chưa đào tạo cán bộ nguồn, độingũ
cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu về quản lý và chuyên môn, đặc biệt là ở Trung tâm
Huế và Cần Thơ.
- Chất lượng máu và chế phẩm máu còn chưa thống nhất và chưa đồng đều
trên tồn quốc.

2. Đề xuất mơ hình tổ chức quản lý hệ thống dịch vụ truyền máu quốc gia:
Cần phải tiếp tục tổ chức và củng cố hệ thống Truyền máu Việt Nam theo
hướng tập trung, thống nhất, hiện đại và hiệu quả. Tách dần các trung tâm truyền
máu ra khỏi các bệnh viện đa khoa.
3. Đề xuất mạng lưới cung cấp và quản lý máu, các chế phẩm máu của Việt
Nam giai đoạn 2011-2020.
Mạng lưới truyền máu Việt Nam dự kiến sẽ được xây dựng dựa trên các cơ sở
hiện có với hai hình thức: Truyền máu tập trung và Truyền máu miền núi, vùng
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo với các hoạt động:
1. Tăng cường năng lực cho 4 Trung tâm truyền máu đã được đầu tư.
2. Xây dựng 7 trung tâm truyền máu đã được thành lập.
3. Chuẩn bị điều kiện để thành lập và xây dựng mới 2 trung tâm truyền máu
còn lại.
4. Tổ chức hệ thống truyền máu ở Miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và
hải đảo theo hướng: Nhận máu của các Trung tâm truyền máu hoặc của Tỉnh hoặc
tổ chức đội ngũ hiến máu tại chỗ với cách thức đặc biệt, phối hợp với chính quyền
địa phương, quân đội và bộ đội biên phòng.

23


4. Các giải pháp lớn để thực hiện:
4.1. Đề xuất xây dựng chương trình An tồn truyền máu quốc giai giai đoạn 20112020, có ban chỉ đạo Chương trình và có văn phịng đại diện, đặt tại Viện Huyết
học – Truyền máu Trung ương.
4.2. Cần tiến hành ngay các biện pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề thiếu nguồn
người hiến máu;
4.3. Tiếp tục đào tạo cán bộ có chất lượng cao về quản lý, chuyên môn cho các
Trung tâm truyền máu.
4.4. Tăng cường hệ thống kiểm tra giám sát chất lượng các hoạt độngc ủa hệ
thống truyền máu toàn quốc.

4.5. Đề xuất cơ chế quản lý của Trung tâm Truyền máu, lập kế hoạch từng bước
tách hoạt động truyền máu ra khỏi hoạt động của hệ thống bệnh viện.
4.6. Tìm kiếm nguồn kinh phí từ các nhà tài trợ hoặc từ ngân sách nhà nước để
tiến hành các việc trên.
4.7. Tăng cường mở rộng hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.
4.8. Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, địa phương chịu trách nhiệm
về cung cấp máu và an toàn truyền máu, nhất là ở các trung tâm mới.

24


KIẾN NGHỊ
1.

Cần sớm tiếp tục củng cố và hoàn thiện tổ chức mạng lưới Truyền máu Việt

Nam theo hướng tập trung, hiện đại và hiệu quả trên cơ sở quyết định 198/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ và thực tế giai đoạn 2001-2010.
2.

Nhà nước cần tiếp tục đầu tư kinh phí để xây dựng các Trung tâm truyền máu

tiếp theo thơng qua các chương trình, dự án phù hợp.
3.

Nhà nước cần có nguồn ngân sách thường xuyên cho hoạt động truyền máu

để đảm bảo có máu và chế phẩm máu an tồn cho điều trị, dự phịng thảm họa và
dự trữ cho an ninh quốc phịng.
4.


Tăng cường cơng tác tun truyền vận động hiến máu tình nguyện trong cả

nước để tăng nguồn người hiến máu tình nguyện khơng lấy tiền.
5.

Nhanh chóng hồn thiện hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến công tác

truyền máu bao gồm: Luật Hiến máu, Quy hoạch mạng lưới truyền máu giai đoạn
2011-2020, Quy chế truyền máu, Chính sách truyền máu quốc gia.
..................................................................................................

25


×