Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Xây dựng mô hình giám sát điểm một số bệnh truyền nhiễm gây dịch tại tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.89 KB, 105 trang )
























BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG



BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ




XÂY DỰNG MÔ HÌNH GIÁM SÁT ĐIỂM
MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM GÂY DỊCH
TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG



CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS.TS NGUYỄN THỊ THU YẾN
CƠ QUAN CHỦ TRÌ: VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG


7752
02/3/2010

HÀ NỘI, THÁNG 1 NĂM 2010

























BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ


XÂY DỰNG MÔ HÌNH GIÁM SÁT ĐIỂM
MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM GÂY DỊCH
TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG


Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Yến
Cơ quan chủ trì: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Cấp quản lý: Bộ Y Tế
Mã số đề tài:
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 9 năm 2008
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 350 triệu đồng
Trong đó: kinh phí NSKH: 350 triệu đồng
Nguồn khác: không




NĂM 2010
























BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

1. Tên đề tài: XÂY DỰNG MÔ HÌNH GIÁM SÁT ĐIỂM MỘT SỐ BỆNH

TRUYỀN NHIỄM GÂY DỊCH TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG
2. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Yến
3. Cơ quan chủ trì: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
4. Cơ quan quản lý: Bộ Y Tế
5. Thư ký đề tài: Ths. Phạm Quang Thái
6. Danh sánh cán bộ tham gia chính thực hiện đề tài
HỌ VÀ TÊN HỌC VỊ CƠ QUAN
1. Nguyễn Thị Thu Yến PGS.TS. Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ
2. Phạm Ngọc Đính PGS.TS. Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ
3. Trần Như Dương Tiến sỹ Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ
4. Nguyễn Trần Hiển PGS.TS. Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ
5. Phạm Quang Thái Thạc sỹ Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ
6. Bùi Huy Nhanh Bác sỹ Trung tâm YTDP Hải Dương
7. Đặng Văn Phách Bác sỹ Trung tâm YTDP Hải Dương
8. Đặng Văn Nhan Bác sỹ Trung tâm YTDP Hải Dương
9. Phạm Quang Toản Bác sỹ Trung tâm YTDP huyện Gia Lộc




























NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ
BV/PKKV Bệnh viện/Phòng khám khu vực
CSR Giám sát phòng chống bệnh truyền nhiễm
(Communicable Disease Surveillance and Response)
EWARS Hệ thống cảnh báo sớm đáp ứng nhanh (Early warning
and response system)
EWORS Hệ thống cảnh báo dịch sớm (Early warning outbreak
recognition system)
GSBTN Giám sát bệnh truyền nhiễm
GIS Hệ thống thông tin địa lý (geographic information
system)
KS Kháng sinh
PCD Phòng chống dịch

SARS Hội chứng nhiễm đường hô hấp cấp tính nặng
TCMR Tiêm chủng mở rộng
TCYTTG Tổ chức y tế thế giới
VAHIP Dự án phòng cúm và sẵn sàng ứng phó đại dịch cúm
VNNB Viêm não Nhật Bản
VSDTTW Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
WHO Tổ chức y tế thế giới (Word Health Organization)
YTCC Y tế công cộng
YTDP Y tế Dự phòng
YTDP&MT Y tế dự phòng và Môi trường






MỤC LỤC
MỤC NỘI DUNG TRANG
A Phần A: BÁO CÁO TÓM TẮT 1
I Tóm tắt kết quả nổi bật của đề tài 1
II Bản tự đánh giá về tình hình thực hiện và những
đóng góp mới của đề tài kh-cn cấp bộ
5
III Bản xác nhận quyết toán tài chính 7
B Phần B: NỘI DUNG CHI TIẾT KẾT QUẢ ĐỀ
TÀI

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 8
2 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 11
2.1 Khái lược về hệ thống giám sát bệnh tật 11

2.2 Khái quát về hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm
ở nước ta hiện nay
12
2.3 Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ứng dụng
công nghệ tin học (giám sát điện tử - electronic
surveillance)
18
2.4 Trung tâm YTDP tuyến huyện và vai trò trong hệ
thống giám sát bệnh truyền nhiễm
24
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

3.1 Địa bàn và đối tượng nghiên cứu
27
3.2 Phương pháp và các kỹ thuật nghiên cứu
28
3.3 Các chỉ số nghiên cứu
31
3.4
Phương pháp xử lý số liệu
32
3.5 Khía cạnh đạo đức và pháp lý trong nghiên cứu
33



MỤC LỤC
MỤC NỘI DUNG TRANG
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34

4.1 Thực trạng của hệ thống giám sát bệnh truyền
nhiễm ở địa bàn nghiên cứu:
34
4.2 Kết quả xây dựng mô hình giám sát điểm tại tuyến
huyện
37
4.3 Kết quả đánh giá thực hiện mô hình giám sát điểm
tại tuyến huyện có sử dụng phần mềm EWARS
52
4.4 Kết quả giám sát một số bệnh truyền nhiễm gây
dịch của tỉnh Hải Dương và 2 huyện nghiên cứu:
62
5 BÀN LUẬN

70
5.1 Về một số thực trạng hệ thống giám sát bệnh truyền
nhiễm hiện nay ở tuyến huyện
70
5.2 Hiệu quả và một số ưu nhược điểm của mô hình
giám sát điểm sử dụng phần mềm EWARN tại
tuyến huyện
73
5.3 Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu: 78
6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
7 Tài liệu tham khảo 81
8 PHỤ LỤC 84

1

Phần A

I. TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI

Để thực hiện được mục tiêu phòng bệnh chủ động, kiểm soát có hiệu quả,
tiến tới loại trừ hay thanh toán được một số bệnh truyền nhiễm thì công tác
giám sát dịch tễ học là một trong những nội dung quan trọng nhất. Để thực hiện
nội dung công tác này, nước ta đã có một hệ thống tổ
chức giám sát bệnh truyền
nhiễm phân bố rộng khắp và liên hoàn từ xã/phường lên tới tuyến trung ương là
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (VSDTTƯ) và Cục Y tế Dự phòng và Môi
trường (YTDP &MT), Bộ Y tế và hoạt động khá hiệu quả.
Tuy nhiên, thực tế triển khai công tác giám sát trong những năm qua cho
thấy hệ thống giám sát đã bộc lộ khá nhiều điểm yếu như số liệu thống kê ca
m
ắc/chết chưa chuẩn xác (báo cáo không đầy đủ), thông tin báo cáo thường
chậm (không kịp thời, không đúng hạn), số liệu giám sát chủ yếu chỉ dựa vào
lâm sàng, rất ít khi có kết quả xét nghiệm minh chứng. Tuyến huyện được coi là
một trong những mắt xích quan trọng nhất trong hệ thống các cơ sở giám sát
bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên có thể nói tất cả những khiếm khuyết nêu trên đã
bộc lộ đầy
đủ tại tuyến huyện, ngay cả khi Trung tâm YTDP huyện đã tách ra
thành một đơn vị độc lập, được tăng cường về biên chế và hoàn thiện về chức
năng nhiệm vụ theo Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT kể từ cuối năm 2005,
nhưng tình hình giám sát các bệnh truyền nhiễm cũng chưa được cải thiện. Xuất
phát từ nhu cầu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động củ
a hệ YTDP tuyến
huyện, chúng tôi tiến hành đề tài: “Xây dựng mô hình giám sát điểm một số
bệnh truyền nhiễm gây dịch tại tỉnh Hải Dương”.
1. Mục tiêu nghiên cứu:
1.1 Xây dựng mô hình giám sát điểm tại một huyện, phát hiện sớm một số
bệnh truyền nhiễm gây dịch, phục vụ cho công tác chủ động phòng

chống bệnh dịch hiệu quả.
1.2
Đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ giám của mô hình giám sát điểm.
2. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu:
2.1 Địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Hải Dương, với huyện nghiên cứu áp dụng mô
hình giám sát điểm là huyện Gia Lộc, và huyện đối chứng không áp dụng
mô hình là huyện Thanh Hà.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
2

- Cán bộ của các trung tâm YTDP tuyến huyện và tuyến tỉnh
- Hệ thống số liệu giám sát bệnh truyền nhiễm của các năm 2006 -2008.
- Cỡ mẫu nghiên cứu
o Tuyến tỉnh: 01 tỉnh, chọn có chủ đích
o Tuyến huyện: 2 huyện, chọn có chủ đích
o Cán bộ của trung tâm YTDP tỉnh và huyện nghiên cứu: mỗi cơ sở
chọn 8-10 người, là lãnh đạo trung tâm và m
ột số cán bộ trực tiếp
làm nhiệm vụ giám sát bệnh truyền nhiễm (bao gồm cả một số cán
bộ xét nghiệm vi sinh-huyết thanh học) của trung tâm.
2.3 Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2006 đến 2008
2.4 Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu:
- Mô tả cắt ngang kết hợp theo dõi dọc số liệu giám sát một số bệnh truyền
nhiễm gây dịch theo tuyến từ xã tới tỉ
nh, trọng tâm là tuyến huyện.
- Thử nghiệm áp dụng mô hình giám sát điểm có sử dụng phần mềm cảnh
báo và đáp ứng sớm (Early Warning and Response System- EWARS),
đánh giá so sánh trên một số chỉ tiêu giám sát (tính đầy đủ, tính đúng hạn,
tính khả thi… của báo cáo giám sát theo tuần, theo tháng và báo cáo khẩn
cấp) tại 2 huyện nghiên cứu.

- Các kỹ thuật nghiên cứu được áp dụng: Điều tra hồi cứu số liệu thứ cấp;
điều tra xã hội học sử dụng các phiếu phỏng vấn cá nhân; xử lý số liệu kết
quả trên phần mềm EWARS và các phần mềm hỗ trợ thông dụng khác;
các kỹ thuật hạn chế sai số trong nghiên cứu.
3. Nội dung kết quả chính:
3.1 . Mô tả một số thực trạng của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại
tỉnh Hải dương và 2 huyện nghiên c
ứu.
Tất cả các huyện của tỉnh Hải Dương hiện đã có các cơ sở có chức năng,
nhiệm vụ giám sát bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, vẫn chưa có bất cứ đơn vị
nào hoạt động có tính “chuyên trách”. Chỉ có khoảng 22-30% số cán bộ đang
làm nhiệm vụ giám sát ở Trung tâm YTDP huyện biết đọc và phân tích kết
quả xét nghiệm, khoảng 20%-22% cán bộ biết nhập liệu, phân tích và trích
xuất số
liệu giám sát bằng máy vi tính, khoảng 10-11% số cán bộ có thể gửi
báo cáo bằng thư điện tử. Tỷ lệ tuyến huyện có đủ báo cáo giám sát tuần
thấp (khoảng 53%-57%), có báo cáo thường xuyên và khẩn cấp đúng hạn
3

thấp (từ 28,8% tới 41,7%) và tỷ lệ có báo cáo phản hồi rất thấp (khoảng
12%). Tính thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động của hệ thống giám sát tại
tuyến huyện.
3.2 . Mô tả nội dung mô hình đề xuất giám sát điểm tại tuyến huyện:
- Xây dựng “Tổ giám sát chuyên trách” tại Trung tâm YTDP huyện, cùng với
một số chức danh “cán bộ bán chuyên trách” về hoạt động giám sát tại tuyến
xã, Bệnh viện và Phòng khám khu v
ực thuộc huyện, các Khoa xét nghiệm tại
Trung tâm YTDP và Bệnh viện huyện.
- Đề xuất một số tiêu chuẩn chất lượng đào tạo và tập huấn về chuyên môn,
nghiệp vụ công tác giám sát, thống kê bệnh tật, cũng như lịch trình cập nhật

kiến thức cho cán bộ thuộc hệ thống chuyên trách giám sát có tại mô hình.
- Đề xuất tăng cường trang bị thiết yếu cho các cơ sở giám sát bệnh truy
ền
nhiễm tại Khoa Kiểm soát dịch, bệnh, HIV/AIDS cũng như tại các Khoa xét
nghiệm thuộc tuyến huyện để góp phần tăng thêm độ chính xác của kết quả
giám sát.
- Đề xuất áp dụng phần mềm cảnh báo sớm và đáp ứng nhanh (EWARS) hiện
có vào mô hình giám sát tuyến huyện, sử dụng chủ yếu tại Trung tâm YTDP
huyện, trong mối liên quan chặt chẽ với số liệu đầu vào (tuyến xã, bệnh
viện/phòng khám) và thông tin báo cáo lên tuyến trên bằng thư điện tử
(tuyến tỉnh, Viện khu vực, Cục YTDP &MT).
3.3 . Kết quả đánh giá thực hiện mô hình giám sát điểm áp dụng phần mềm
EWARS tại 1 huyện, có đối chứng
- Tăng khả năng thu thập và báo cáo đầy đủ số liệu giám sát (chỉ số hiệu quả
tăng 7,7% của báo cáo từ tuyến huyện lên trên; tăng 31,3 - 61,6% của báo
cáo t
ừ xã, bệnh viện/phòng khám lên Trung tâm YTDP huyện).
- Tăng khả năng thu thập và báo cáo đúng hạn, báo cáo sớm số liệu giám sát
(báo cáo từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh tăng 29,4% tới 36,4%, từ tuyến xã lên
huyện tăng 31,2% tới 76,8%, và từ bệnh viện/phòng khám tới Trung tâm
YTDP huyện tăng từ 33,7% tới 71,5%).
- Tăng tần số báo cáo phản hồi thông tin giám sát từ tuyến huyện xuống các
tuyến có báo cáo giám sát.
- Những hiệu quả có được do áp dụng mô hình giám sát điểm nêu trên đã góp
phần làm tăng tính chuyên nghiệp, tính hiện đại (phù hợp với xu hướng phát
triển của toàn bộ hệ thống y tế dự phòng) của hoạt động giám sát bệnh tật tại
4

tuyến huyện, tạo tiền đề kỹ thuật cho mục tiêu dự báo xu hướng dịch bệnh và
khả năng bùng phát dịch của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm.

4. Những điểm mới và triển vọng ứng dụng của kết quả đề tài:
• Điểm mới của đề tài này là đã đề xuất xây dựng một mô hình giám sát
điểm bệnh truyền nhi
ễm gây dịch, trong đó áp dụng phần mềm cảnh báo
sớm và đáp ứng nhanh EWARS như một cấu phần của mô hình vào hoạt
động của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tuyến huyện. Thử nghiệm
đánh giá ưu nhược điểm và khả năng thực hiện của mô hình đề xuất tại 1
huyện. Kết quả cho thấy mô hình giám sát điểm làm tăng tỷ lệ báo cáo
đầ
y đủ, đúng hạn, khả năng phản hồi thông tin giám sát ở tất cả các tuyến
từ xã tới huyện; mô hình có tính hiện đại, khả thi và nhìn chung được cán
bộ chấp nhận, có thể duy trì bền vững.
• Sản phẩm của đề tài có thể được áp dụng vào giám sát bệnh tật tại tuyến
huyện, trước hết là những huyện/quận thành thị và nông thôn đồng bằng
có năng lực tố
t hơn về nhân lực, trang bị và kinh phí cho một hệ thống
giám sát có tính chuyên nghiệp hơn. Đây cũng là yêu cầu có tính cấp thiết
trong chiến lược tổng thể nhằm nâng cao hiệu quả giám sát, phát hiện, dự
báo, đáp ứng hiệu quả với dịch bệnh nguy hiểm hiện nay của Bộ Y tế
nước ta.

5

II. BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ NHỮNG
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI KH-CN CẤP BỘ

1. Tên đề tài: XÂY DỰNG MÔ HÌNH GIÁM SÁT ĐIỂM MỘT SỐ BỆNH
TRUYỀN NHIỄM GÂY DỊCH TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG
2. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Yến
3. Đơn vị chủ trì: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

4. Thời gian thự
c hiện: từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 9 năm 2008
5. Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 350 triệu đồng
Trong đó:
5.1 . Kinh phí thuê khoán chuyên môn: 149,6 triệu đồng
5.2 . Nguyên vật liệu: 91,4 triệu đồng
5.3 . Sửa chữa: 18 triệu đồng
5.4 . Chi khác: 91 triệu đồng
6. Tình hình thực hiện đề tài so với đề cương:
6.1 . Tiến độ thực hiện: Tiến độ thực hiện đề
tài đúng với đề cương.
6.2 . Thực hiện mục tiêu nghiên cứu: Đã thực hiện đầy đủ 2 mục tiêu nghiên
cứu.
6.3 . Sản phẩm tạo ra so với đăng ký: Sản phẩm tạo ra của đề tài đầy đủ so
với đăng ký theo đề cương: (i) Các bảng số liệu đánh giá; (ii) các nội
dung, sơ đồ của mô hình đề xuất; (iii) các báo cáo phân tích hiệu quả và
khả năng th
ực hiện của mô hình thử nghiệm; (iv) một số kiến nghị qua
kết quả đề tài.
6.4 . Đánh giá việc sử dụng kinh phí:
6.5 . Tổng kinh phí được cấp : 350 triệu VNĐ
6.6 . Tổng kinh phí đã thực hiện và được quyết toán: 350 triệu VNĐ
6.7 . Kinh phí tồn đọng: không có
6.8 . Chế độ tài chính: tuân thủ đúng các quy định hiện hành.
7. Những đóng góp mới của
đề tài:
7.1 . Giải pháp khoa học-công nghệ:
6

Thông qua việc đánh giá hệ thống giám sát hiện hành, Nhóm nghiên cứu

đưa ra đề xuất về mô hình giám sát điểm với:
- Bộ Y tế (Cục YTDP &MT) có thể đưa nội dung mô hình giám sát
bệnh truyền nhiễm tuyến huyện vào mô hình giám sát bệnh tật nói
chung đang được xây dựng cho phạm vị cả nước hiện nay.
- Các tuyến tỉnh và nhất là tuyến huyện: có thể nghiên cứu để từng
bước đưa mộ
t số nội dung đề xuất của mô hình này vào thực hiện ở
tuyến giám sát của mình, nâng cao hiệu quả và chất lượng giám sát.
7.2 . Hiệu quả kinh tế-xã hội:
Đánh giá được nếu xây dựng mô hình giám sát điểm hoàn thiện, khả thi
sẽ phục vụ một cách có hiệu quả cho công tác phòng chống dịch, lập kế
hoạch phòng chống kịp thời một số bệnh truyền nhiễm. Cung cấp các số
liệu bệnh truyền nhiễm cho việc lập kế hoạch các dự án y tế phục vụ
nghiên cứu khoa học.
7.3 . Hiệu quả khoa học-Đào tạo:
Tổ chức được nhiều lớp tập huấn ngắn hạn, có hiệu quả cao cho các cán
bộ tuyến tỉnh huyện về công tác giám sát bệnh và báo cáo nhanh với bộ
công cụ chuẩn và hệ thống giám sát, cảnh báo nhanh dùng phần mềm
EWARS. Góp phần giúp
địa phương nâng cao chất lượng báo cáo giám
sát bệnh truyền nhiễm.
Tổ chức nhiều buổi tập huấn kỹ thuật cho cán bộ phòng xét nghiệm của
tỉnh trong chẩn đoán phát hiện bệnh.
Số liệu thu được trong đề tài nghiên cứu sẽ được sử dụng trong công tác
đào tạo tại Viện vệ sinh Dịch tễ nói riêng và ngành y tế nói chung.
Kết quả của đề tài đã được công bố qua 2 bài báo khoa học trên t
ạp chí Y
học Dự phòng trong năm 2009:
• Xây dựng mô hình giám sát bệnh truyền nhiễm tại tuyến huyện ứng
dụng phần mềm EWARN

• Đánh giá thử nghiệm mô hình giám sát bệnh truyền nhiễm tại tuyến
huyện ứng dụng phần mềm EWARN
7

BẢN XÁC NHẬN QUYẾT TOÁN TÀI CHÍNH

1. Tên đề tài: XÂY DỰNG MÔ HÌNH GIÁM SÁT ĐIỂM MỘT SỐ BỆNH
TRUYỀN NHIỄM GÂY DỊCH TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG
2. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Yến
3. Cơ quan chủ trì: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
4. Cơ quan quản lý: Bộ Y Tế
5. Tổng kinh phí đề tài: 350 triệu đồng
5.1 Dự toán và quyết toán: (đơn v
ị: triệu đồng)
Mục chi Dự toán Thực chi
1 Thuê khoán chuyên môn 149,6 149,6
Nguyên-nhiên vật liệu 91,4 91,4
Xây dựng nhỏ, sửa chữa 18 18
Chi khác 91 83
Tổng cộng 350 342

5.2 Giải trình
Tất cả các chứng từ quyết toán đã được phòng Tài chính-Kế toán chấp
nhận.
Mục chi khác còn 8 triệu sẽ dùng để nghiệm thu cơ sở và cấp bộ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI







Nguyễn Thị Thu Yến
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG
TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN





Trần Thị Nhã
CƠ QUAN CHỦ TRÌ






Đặng Đức Anh


8

Phần B
NỘI DUNG CHI TIẾT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam đã có những thành công rất cơ bản trong công cuộc phòng

chống và kiểm soát nhiều bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, trong những thập kỷ
vừa qua các bệnh truyền nhiễm gây dịch vẫn đứng hàng đầu trong danh sách các
bệnh có số mắc cao, và một số trong đó có tỷ lệ tử vong còn rất cao như SARS,
cúm A/H5N1,viêm não vi rút… Một s
ố bệnh có xu hướng quay lại sau một thời
gian lắng xuống như tả, sốt dengue, bệnh dại…[1], [9],[14],[15], [27]. Để thực
hiện được mục tiêu phòng bệnh chủ động, kiểm soát có hiệu quả, tiến tới loại
trừ hay thanh toán được một số bệnh truyền nhiễm thì công tác giám sát dịch tễ
học là một trong những nội dung quan trọng nhất. Để thực hiện nội dung công
tác này, nước ta đã có m
ột hệ thống tổ chức giám sát bệnh truyền nhiễm phân
bố rộng khắp và liên hoàn từ xã/phường lên tới tuyến trung ương (Viện
VSDTTW, Cục YTDP &MT, Bộ Y tế) và hoạt động khá hiệu quả [9], [17].
Yêu cầu cao nhất đối với một hệ thống giám sát dịch tễ là phát hiện sớm,
đầy đủ và chính xác các trường hợp bệnh, dịch ngay từ khi dịch chưa bùng nổ
trong cộng đồng. Tiếp theo là gử
i thông tin giám sát sớm tới các cơ quan có
chức năng phòng chống bệnh dịch làm cơ sở cho việc ra các quyết định đáp ứng
xử lý dịch kịp thời [11], [23], [33], [36]. Nói cách khác, một hệ thống giám sát
dịch tễ tốt cần phải có độ nhạy cao (phát hiện đầy đủ ca bệnh), độ đặc hiệu cao
(phát hiện chính xác ca bệnh), tính kịp thời (xử lý số liệu nhanh và gửi thông tin
sớm), và tính khả thi, phù hợp v
ới năng lực thực hiện của các tuyến y tế [11],
[20], [24].
Thực tế triển khai công tác giám sát bệnh truyền nhiễm ở nước ta trong
những năm qua cho thấy hệ thống giám sát hiện nay bộc lộ khá nhiều nhược
điểm như số liệu thống kê ca mắc/chết chưa chuẩn xác (thiếu hoặc trùng lặp ca
9

bệnh), thông tin báo cáo thường chậm (không kịp thời, không đúng hạn), số liệu

giám sát chủ yếu chỉ dựa vào lâm sàng, rất ít khi có kết quả xét nghiệm chẩn
đoán xác định [17]. Tuyến huyện được coi là một trong những mắt xích quan
trọng nhất trong hệ thống các cơ sở giám sát bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, có
thể nói tất cả những khiếm khuyết nêu trên đây đã bộc lộ đầy đủ tại tuyế
n
huyện, ngay cả khi Trung tâm YTDP huyện đã tách ra thành một đơn vị độc lập,
được tăng cường về biên chế và hoàn thiện về chức năng nhiệm vụ theo Quyết
định số 26/2005/QĐ-BYT kể từ cuối năm 2005 [5], nhưng tình hình giám sát
các bệnh truyền nhiễm cũng chưa được cải thiện [17].
Năm 2006, với mục đích tăng cường giám sát phát hiện sớm và thông tin
sớm ca bệnh/chùm ca bệnh cúm A/H5N1, góp ph
ần ngăn ngừa khả năng xảy ra
đại dịch cúm do chủng vi rút mới, Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), Cục
YTDP & MT và Viện VSDTTW đã hợp tác phát triển một phần mềm có tên
“Phần mềm hệ thống cảnh báo sớm và đáp ứng nhanh các bệnh truyền nhiễm-
EWARS) [4], [8]. Phần mềm này đã được thử nghiệm thành công tại một số địa
phương ở miền Bắc. Ư
u điểm chính của EWARS là có thể giúp cho hệ thống y
tế ghi nhận và xác định sớm ca bệnh/chùm ca bệnh đầu tiên, đưa thành dấu hiệu
cảnh báo sớm, sau đó gửi thông tin sớm qua mạng (Email cho các địa chỉ cần
dữ liệu giám sát để ra quyết định đáp ứng chống dịch kịp thời [8].
Xét thấy phần mềm EWARS có thể áp dụng cho tuyến huyện, một mắt
xích được xác định còn nhiề
u điểm yếu trong hệ thống mắt xích giám sát bệnh
truyền nhiễm, chúng tôi đã triển khai đề tài nghiên cứu ứng dụng này, có tên: “
Xây dựng mô hình giám sát điểm một số bệnh truyền nhiễm gây dịch tại tỉnh
Hải Dương” và thực hiện trong 2 năm, 2007-2008 tại 1 huyện thí điểm. Đề tài
có các mục tiêu cụ thể sau:
1. Xây dựng mô hình giám sát điểm tại một huyện, phát hiện s
ớm một số

bệnh truyền nhiễm gây dịch, phục vụ cho công tác chủ động phòng
chống bệnh dịch hiệu quả.
10

2. Đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ giám sát của mô hình giám sát
điểm.
Mô hình giám sát điểm sử dụng phần mềm EWARS như một công cụ
mới, có nhiều tiện ích, có thể giúp hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm ở
tuyến huyện đạt được những yêu cầu chính về chất lượng giám sát bệnh dịch,
góp phần đưa kết quả giám sát tại tuyến huyện hòa nhậ
p chung vào hệ thống
giám sát bệnh truyền nhiễm đang được hoàn thiện thêm của quốc gia hiện nay.



11

2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

2.1 Khái lược về hệ thống giám sát bệnh tật
Giám sát bệnh tật, trong đó có giám sát các bệnh truyền nhiễm, là một nội
dung rất quan trọng trong các hoạt động của hệ thống y tế ở bất cứ quốc gia, địa
phương nào. Một hệ thống giám sát bệnh tật đạt tiêu chuẩn phải có cấu trúc, các
chức năng chính yếu, chức năng hỗ trợ và yêu cầu v
ề chất lượng giám sát đạt
được theo sơ đồ dưới đây:



















Những tiêu chuẩn được nêu ở sơ đồ trên sẽ được sử dụng làm tiêu chuẩn tham
chiếu chính cho việc xây dựng mô hình giám sát điểm bệnh truyền nhiễm ở
huyện theo EWARS của đề tài này.
Cấu trúc hệ thống giám sát:
• Pháp chế (luật và các quy định bao
gồm các điều lệ y tế quốc tế IHR
2005)
• Chiến lược giám sát
• Người thực hiện giám sát và bên
liên quan
• Mạng lưới và đối tác
Các chức năng hỗ trợ:
• Các tiêu chuẩn và hướng dẫn
• Tập huấn
• Giám sát
• Tài liệu truyền thông

• Các nguồn lực
• Theo dõi và đánh giá
• Điều phối
Chất lượng giám sát
• Tính đầy đủ
• Đúng thời gian
• Có ích
• Đơn giản
• Có thể chấp nhận được
• Linh hoạt
• Nhạy cảm
• Đặc hiệu
• Khẳng định giá trị dự báo
• Tính đại diện.
Các chức năng cốt lõi:
• Phát hiện các trường hợp
• Ghi nhận các trường hợp
• Khẳng định các trường hợp
• Báo cáo
• Phân tích và phiên giải số liệu
• Sẵn sàng chống dịch
• Đáp ứng và kiểm soát
• Phản hồi
Các bệnh tật được
ưu tiên giám sát
12

2.2 Khái quát về hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ở nước ta hiện nay
Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm gây dịch của Việt Nam hiện hoạt động
theo quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT ngày 6

tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ y tế. Đây là hệ thống giám sát thường
xuyên và thống nhất trên toàn quốc từ xã phường lên đến tuyến trung ương, có
nhiệm vụ giám sát phát hiện và báo cáo về 26 bệ
nh truyền nhiễm. Hệ thống
giám sát áp dụng 2 loại hình giám sát chủ yếu là:
- Giám sát thường xuyên: Thực hiện ở mọi thời gian, không gian trên phạm vi
cả nước. Việc thu thập số liệu giám sát và báo cáo tiến hành theo hệ thống
quản lý hành chính từ thôn / bản tới trung ương.
- Giám sát trọng điểm: Thực hiện ở một số trọng điểm dân cư, địa lý nhất
định, vào những th
ời gian nhất định, nhằm bổ sung cho hệ thống giám sát
thường xuyên, giúp phát hiện nhanh và sớm dịch bệnh tại cộng đồng.
2.2.1 Hình thức thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm:
• Thông tin báo cáo dịch khẩn cấp:
Trong thời gian nhanh nhất có thể được, chậm nhất sau 24 giờ kể từ khi phát
hiện các bệnh, hội chứng bệnh thuộc diện kiểm dịch quốc tế, bệnh truyền nhiễm
thu
ộc nhóm A quy định trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm (2007) của
Việt Nam, các cơ sở y tế phải báo cáo khẩn cấp lên cơ quan y tế cấp trên, đồng
thời báo cáo vượt cấp bằng các phương tiện nhanh và chính xác nhất. Báo cáo
sau đó được duy trì hàng ngày cho tới khi hết dịch.
• Báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch tuần:
Hàng tuần, các trung tâm YTDP tỉnh phải báo cáo bệnh truyền nhiễm gây
dịch tại địa phương, trên cơ
sở tổng hợp số liệu giám sát của tuyến dưới, lên Bộ
Y tế (Cục YTDP & MT) qua các Viện VSDT/Pasteur khu vực. Các bệnh bắt
buộc báo cáo tuần gồm: tả, dịch hạch, thương hàn, sốt xuất huyết, viêm não vi
rút, các bệnh khác (bệnh lạ chưa rõ nguyên nhân như nghi SARS, cúm
A/H5N1…hoặc các bệnh truyền nhiễm có số mắc/chết bất thường đe dọa thành
13


dịch). Báo cáo tuần ghi nhận số mắc, số chết của các bệnh trên trong từng tuần,
và số cộng dồn trong năm (52 tuần).
• Báo cáo bệnh truyền nhiễm theo tháng:
Hàng tháng, hệ thống giám sát từ các địa phương tổng hợp số liệu giám sát
26 bệnh truyền nhiễm gây dịch của địa phương mình trong tháng (từ ngày 1 tới
hết ngày 30/31 của tháng) để báo cáo lên tuyến trên. Số liệu báo cáo là số ca
mắc bệnh và ch
ết, cùng với số liệu cộng dồn trong năm (12 tháng). Số liệu có
trong các báo cáo khẩn cấp và báo cáo tuần đều phải được đưa vào trong báo
cáo hàng tháng.
2.2.2 Cấu trúc, chức năng nhiệm vụ của hệ thống giám sát bệnh truyền
nhiễm
Giám sát bệnh truyền nhiễm có trong chức năng, nhiệm vụ của cả hệ y tế dự
phòng và hệ điều trị, do vậy trong cấu trúc của hệ
thống giám sát quốc gia bao
gồm các cơ quan YTDP và bệnh viện các tuyến từ huyện tới trung ương và một
số cơ sở y tế khác. Hệ thống được đặt dưới sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế,
qua Cục YTDP & MT, và chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật qua Viện VSDT
trung ương (Hình 2).
14



v
















Hình 2: Sơ đồ cấu trúc của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam
Nhiệm vụ của từng tuyến trong hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm cụ
thể như sau:
* Tuyến xã: Là tuyến cơ sở của hệ thống giám sát. Trạm y tế xã là đầu
mối phát hiện, thu thập, phân tích sơ bộ mọi số liệu về bệnh truyền nhiễm trong
địa bàn xã và báo cáo lên tuyến huyện theo đúng quy định.
* Tuyến huyện: Trung tâm YTDP huyện chịu trách nhiệm thu thập s
ố liệu
giám sát bệnh truyền nhiễm của các xã, đồng thời số liệu giám sát từ các cơ sở
Hệ thống giám sát
của y tế ngành
BỘ Y TẾ
Cục Y tế Dự phòng và Môi trường
Hệ thống các bệnh
viện tuyến trung
ương và y tế
ngành

Hệ thống các viện
VSDT/PASTEUR

khu vực (4 viện
khu vực)

Hệ thống các viện
SR-KST-CT
Trung ương và
khu vực

Các bệnh viện
tuyến huyện

Các trung tâm y tế
tuyến huyện (671
huyện)
Hệ thống các
trung tâm kiểm
dịch y tế quốc tế -
10 tỉnh thành

Hệ thống các bệnh
viện tuyến tỉnh

Các trung tâm y tế
dự phòng tuyến
tỉnh (63 tỉnh)

Trạm y tế xã
(10.671 xã)
15


điều trị của huyện (bệnh viện huyện, phòng khám khu vực, kể cả cơ sở tư nhân),
phân tích, tổng hợp, làm báo cáo lên trung tâm YTDP tỉnh theo đúng quy định.
* Tuyến tỉnh: Trung tâm YTDP tỉnh có trách nhiệm thu thập số liệu giám
sát bệnh truyền nhiễm của các huyện, các đơn vị kinh tế-sự nghiệp trực thuộc,
đồng thời là số liệu giám sát từ các cơ sở điều trị trong tỉnh; phân tích sâu h
ơn
các yếu tố dịch tễ, tổng hợp, làm báo cáo lên Cục YTDP&MT và Viện
VSDT/Pasteur khu vực theo đúng quy định.
* Tuyến khu vực: Tại 4 khu vực là miền Bắc (28 tỉnh), miền Trung (11
tỉnh), Tây Nguyên (4 tỉnh) và miền Nam (20 tỉnh) có 4 viện VSDT/Pasteur làm
nhiệm vụ viện khu vực, có trách nhiệm thu thập số liệu giám sát bệnh truyền
nhiễm từ các tỉnh và các bệnh viện khu vực, phân tích đặc điểm dịch tễ, tổng
h
ợp và báo cáo với Bộ Y tế (Cục YTDP&MT), tham mưu cho Bộ Y tế về đáp
ứng sau giám sát, phản hồi kết quả giám sát cho tuyến dưới.
* Tuyến Quốc gia: Cục YTDP&MT là cơ quan giám sát bệnh truyền
nhiễm cấp Quốc gia, có nhiệm vụ tiếp nhận, phân tích, phản hồi số liệu giám sát
trong toàn quốc, trao đổi thông tin giám sát với quốc tế, giúp lãnh đạo Bộ Y tế
chỉ đạo, quản lý toàn bộ hệ thống giám sát và đ
áp ứng chống dịch.
* Hệ thống giám sát khác: Bên cạnh hệ thống giám sát của Bộ Y tế như trên,
lực lượng vũ trang (quân đội, công an nhân dân) có hệ thống giám sát bệnh tật,
trong đó giám sát bệnh truyền nhiễm riêng. Các hệ thống giám sát này quan tâm
tới những bệnh tật và các yếu tố ảnh hưởng đặc thù, phục vụ cho các mục tiêu
an ninh và quốc phòng.
2.2.3 Chất lượng của hệ thống giám sát bệnh truyền nhi
ễm
Mục đích của công tác giám sát bệnh truyền nhiễm là phát hiện sớm, đầy đủ,
chính xác các bệnh truyền nhiễm gây dịch trong cộng đồng, truyền tải thông tin
giám sát kịp thời, giúp cho việc ra quyết định phòng chống dịch hiệu quả. Xuất

phát từ mục đích trên, những mục tiêu hoạt động cụ thể của hệ thống giám sát
bệnh truyền nhiễm là:
16

- Thu thập đầy đủ, chính xác, sớm và nhanh các số liệu mắc và chết do bệnh
truyền nhiễm ở tất cả cộng đồng dân cư.
- Phân tích, phiên giải các số liệu giám sát để nắm được các đặc điểm về
nguyên nhân cùng sự phân bố dịch tễ của bệnh dịch theo thời gian, địa điểm,
nhóm dân cư.
- Báo cáo và chuyển tải thông tin giám sát tới những người, nhữ
ng cơ quan có
trách nhiệm trong giám sát, kiểm soát, phòng chống bệnh dịch và cho cộng
đồng dân cư.
- Giúp cho việc xây dựng kế hoạch phòng chống dịch và ra các quyết định đáp
ứng chống dịch bệnh truyền nhiễm đúng đắn và có hiệu quả cao.
Để thực hiện tốt 4 mục tiêu hoạt động trên đây, hệ thống giám sát bệnh
truyền nhiễm cần đảm bảo một số yêu cầu chấ
t lượng sau:
- Tính chính xác cao: phát hiện đúng trường hợp bệnh cần giám sát, ít gây
chẩn đoán sai, nhầm ca bệnh. Tính chính xác cao thể hiện độ đặc hiệu của hệ
thống giám sát cao.
- Tính đại diện với độ bao phủ đối tượng cao: phát hiện đầy đủ ca bệnh, ít bỏ
sót các trường hợp bệnh cần giám sát. Tính đại diện và đầy đủ cao thể hiện
độ nhạy của hệ
thống giám sát cao.
- Tính đầy đủ và đúng hạn của báo cáo và chuyển tải thông tin giám sát: các
kết quả giám sát bệnh truyền nhiễm được báo cáo và chia sẻ kịp thời, đúng
kỳ hạn và đầy đủ, bao gồm cả việc phản hồi và tiếp nhận phản hồi thông tin
giám sát.
- Tính khả thi, đơn giản của hệ thống giám sát: nếu cao và phù hợp với thực tế

trình độ của hệ th
ống y tế sẽ đảm bảo cho hệ thống giám sát dễ được chấp
nhận, hoạt động thường xuyên và bền vững hơn.
- Tính hiện đại: nếu cao sẽ đáp ứng được các yêu cầu về tính chính xác khi
phát hiện bệnh dịch (nhờ các xét nghiệm nhanh, hiện đại), phân tích phiên
giải số liệu giám sát (nhờ các phần mềm phân tích), cũng như chuyển tải
17

nhanh kết quả giám sát tới các địa chỉ cần thiết (nhờ hệ thống mạng công
nghệ thông tin…).
Một hệ thống giám sát dịch tễ nếu đạt được các yêu cầu nêu trên là một hệ
thống có chất lượng hoạt động tốt và có hiệu quả. Hệ thống giám sát bệnh
truyền nhiễm của nước ta hiện nay về cơ bản đạt được các yêu cầu về độ bao
phủ
đối tượng nghiên cứu (mọi tầng lớp, lứa tuổi, nghề nghiệp cộng đồng dân
cư trên cả nước), về đối tượng bệnh (26 bệnh truyền nhiễm gây dịch phổ biến
nhất ở Việt Nam), cũng như về tính đơn giản và khả thi của hệ thống. Tuy
nhiên, nhiều yêu cầu khác chưa đạt được hoặc đạt chưa hoàn hảo. Có thể điể
m
qua một số nhược điểm và hạn chế nổi bật của hệ thống giám sát hiện nay:
- Độ nhạy của hệ thống giám sát chưa thật cao: biểu hiện bằng việc còn để sót,
thiếu các trường hợp bệnh/tử vong đáng ra cần được chẩn đoán, phát hiện và
đưa vào thống kê giám sát. Nguyên nhân do không có đội ngũ cán bộ chuyên
trách về thống kê giám sát bệnh tật, nhất là ở tuy
ến xã và cả ở tuyến huyện.
Số liệu giám sát từ bệnh viện cũng chưa được báo cáo đầy đủ do hầu hết
bệnh viện không có nhân viên giám sát dịch tễ và sự phối hợp giữa 2 hệ điều
trị và dự phòng chưa chặt chẽ thường xuyên.
- Độ đặc hiệu của hệ thống giám sát chưa thật cao: biểu hiện bằng việc chẩn
đoán ca b

ệnh chưa thật chuẩn xác dẫn đến thống kê cao hơn và thiếu chính
xác số ca bệnh thực có do có những trường hợp “dương tính giả”. Nguyên
nhân chính do việc chẩn đoán bệnh, đặc biệt tại tuyến xã và bệnh viện/phòng
khám khu vực tuyến huyện, chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng mà thiếu
kết quả xét nghiệm căn nguyên. Ngoài ra độ đặc hiệu và độ nhạy của hệ
thống giám sát cho t
ới nay còn hạn chế do tiêu chuẩn định nghĩa ca bệnh,
định nghĩa ngưỡng dịch ở một số bệnh truyền nhiễm chưa rõ ràng và chưa
được chuẩn hóa, do quy trình xử lý số liệu và khả năng phân tích, phiên giải
số liệu giám sát của cán bộ tuyến huyện và cả tuyến tỉnh rất hạn chế và thiếu
thống nhất. Các phần mềm tin học hầu như chưa có vị trí trong xử
lý kết quả
giám sát.
18

- Tính đầy đủ và kịp thời chưa đạt yêu cầu: thể hiện bằng việc báo cáo chậm,
báo cáo thiếu, phản hồi thông tin cho tuyến dưới thiếu hoặc không thường
xuyên. Nguyên nhân do phương thức báo cáo giám sát còn lạc hậu (qua trao
tay hoặc qua bưu điện) hoặc tuy nhanh chóng song có thể thiếu chính xác
(qua điện thoại). Vẫn còn khoảng 50% số trung tâm YTDP tuyến tỉnh chưa
có máy Fax trong khi ở tuyến huyện hầu hết chưa có. Trên 60% trung tâm
YTDP huy
ện chưa có máy tính kết nối internet và mạng tin học thì hầu như
chưa được ứng dụng vào việc chuyển tải thông tin giám sát ở cả tuyến tỉnh
và tuyến huyện.
2.3 Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ứng dụng công nghệ tin học
(giám sát điện tử - electronic surveillance)
2.3.1 Nhu cầu ứng dụng của hệ thống giám sát điện tử
• Nhu cầu của việc giám sát điệ
n tử

Giám sát dịch tễ bệnh truyền nhiễm là quá trình thu thập số liệu bệnh tật,
phân tích và phiên giải số liệu, truyền tải số liệu tới địa chỉ sử dụng. Như vậy có
thể hình dung toàn bộ quy trình giám sát dịch tễ là một hoạt động rất tổng hợp
và đòi hỏi tính chính xác, đầy đủ, đúng hạn, nhanh chóng rất cao ở từng khâu
cũng như trên toàn bộ hệ
thống.
Hệ thống giám sát dịch tễ bệnh truyền nhiễm ở nước ta cho tới nay cơ bản
theo một quy trình truyền thống khá chặt chẽ song dựa trên các kỹ thuật và công
nghệ còn lạc hậu, thể hiện rõ nhất những vấn đề sau:
- Chẩn đoán ca bệnh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâm sàng mà ít có sự trợ
giúp của kết quả xét nghiệm tại phòng thí nghiệm.
- Phân tích và phiên gi
ải số liệu gồm các khâu: Nhập lại số liệu giám sát nhận
từ tuyến dưới, thiết lập bảng biểu thống kê, xác định các chỉ số dịch tễ và các
giá trị cơ bản của số liệu như số trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, sai số
chuẩn, các chỉ số so sánh thống kê, trích xuất các số liệu đầu ra sau phân
tích…đều cơ bản thực hiện thủ
công với sự hỗ trợ của máy tính tay hoặc máy
vi tính với các phần mềm phổ thông.
19

- Gửi số liệu bằng trao tay, qua bưu điện hay hiện đại hơn là bằng điện thoại
hoặc fax dẫn đến thông tin đến địa chỉ nhận thiếu chính xác, chậm trễ và có
khi thất lạc.
Trong thời kỳ hội nhập và mở rộng việc trao đổi thông tin giám sát dịch bệnh
có tính toàn cầu như hiện nay, việc sử dụng các phương thức, kỹ thuật truyền
thống có phần lạc hậu như trên là không còn phù hợp, có nhiều trường hợp có
ảnh hưởng sâu sắc tới hiệu quả đáp ứng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm. Điều này đòi hỏi đẩy nhanh hơn quá trình nghiên cứu ứng dụng công
nghệ thông tin nhằm nâng cao độ chính xác, tính đầy đủ, kịp thời của số liệu

giám sát, qua đó nâng cao hiệu quả của công tác giám sát bệnh truyền nhiễ
m ở
nước ta, nhất là đối với các tuyến tỉnh và tuyến huyện.
2.3.2 Tình hình ứng dụng trên thế giới
Ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên rất phổ biến ở nhiều quốc gia và
khu vực phát triển trên thế giới vào mục đích quản lý và trao đổi thông tin về
sức khoẻ con người, trong đó có việc giám sát dịch tễ học các bệnh truyền
nhiễm. Sau đây là một số
mô hình đã được sử dụng để thu thập, quản lý và chia
sẻ thông tin dịch bệnh:
• Hệ thống cảnh báo dịch sớm (EWORS: Early warning outbreak recognition
system): là phần mềm có thể chẩn đoán một số bệnh và nguyên nhân dựa
trên dữ liệu lâm sàng của các cơ sở điều trị (bệnh viện, phòng khám) kết hợp
với dữ liệu phòng thí nghiệm để chẩn đoán phát hiện sớm bùng nổ d
ịch của
một số bệnh truyền nhiễm. Hệ thống EWORS được đưa vào ứng dụng từ
những năm đầu 90 của thế kỷ trước tại Hoa kỳ, trước hết là cơ quan y tế hải
quân Mỹ. Nhiều viện nghiên cứu khu vực Châu Á, trong đó có Viện Pasteur
thành phố HCM, đã phối hợp để phát triển ứng dụng phần mềm giám sát này
tại một số tr
ọng điểm bệnh viện để phát hiện dịch sớm.
• Hệ thống thông tin địa lý (GIS: Geographic information system) sử dụng
trong giám sát dịch tễ là phần mềm cho phép thể hiện các thông tin và dữ
liệu dịch tễ học trên bản đồ địa lý tự nhiên hoặc địa lý xã hội cho từng địa

×