Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí VPFC hướng tới tập đoàn tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 100 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
***




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI :

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ PVFC
HƯỚNG TỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH





Sinh viên : Lưu Thị Bích Ngọc
Lớp : Nhật 3
Khóa : 43
Giáo viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Thu Thủy



Hà Nội, 6-2008


Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và tự do hoá ngành
Tài chính- Ngân hàng nói riêng, các tổ chức tài chính, tín dụng Việt Nam
buộc phải đề ra chiến lược phát triển dài hơn, phải có quy mô tương xứng
với tầm vóc đó. Việc một số các định chế tài chính, Ngân hàng đưa ra
chiến lược phát triển một tập đoàn tài chính đa năng để có thể vươn ra thế
giới và khu vực là một hướng đi đúng đắn vì vai trò của khu vực tài chính
đối với nền kinh tế là đặc biệt quan trọng, nhất là đối với những nước chưa
có các kênh phân phối vốn hiệu quả.
Đối với nền kinh tế Việt Nam có thể thấy một nghịch lý là tiềm lực
tài chính của khu vực tài chính lại thua xa khu vực công nghiệp, trong khi
đó để có thể thực hiện cách mạng công nghiệp và tiến trình công nghiệp
hoá thì tư bản tài chính phải có mức tích luỹ nhiều hơn tư bản công nghiệp.
Với điều kiện như hiện nay việc đầu tư cho những công trình trọng điểm
của nền kinh tế như Dầu khí, Điện lực, Hàng không gặp rất nhiều khó
khăn vì vậy cần thiết phải có một tiềm lực tài chính đủ mạnh là các tập
đoàn tài chính đáp ứng nhu cầu cấp bách của thực tiễn nền kinh tế, phù
hợp với xu thế phát triển chung của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc
tế.
Các tập đoàn tài chính hùng mạnh không chỉ đóng vai trò to lớn
trong tăng trưởng, phát triển kinh tế, mà còn có ảnh hưởng sâu, rộng tới
chiến lược kinh doanh, khuynh hướng sản xuất, thị hiếu tiêu dùng của toàn
nhân loại, và việc trở thành tập đoàn tài chính là mục tiêu phấn đấu của
hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam các tổ chức tài chính, các Ngân
hàng thương mại đã có lộ trình xây dựng và phát triển các tập đoàn tài

chính nhưng vì đây là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và rủi ro nên vẫn
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
2
đang ở giai đoạn thử nghiệm và thăm dò. Tổng công ty Cổ phần tài chính
Dầu khí PVFC là một tổ chức tài chính hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu
tín dụng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các đơn vị thành viên, khơi
thông các nguồn vốn trong nước, thu hút nguồn vốn nước ngoài và quản lý
một cách tối ưu các nguồn vốn đầu tư. Theo như định hướng phát triển
Tổng công ty sẽ trở thành tập đoàn tài chính vào năm 2010, tuy nhiên các
nghiệp vụ kinh doanh còn bộc lộ khá nhiều hạn chế dẫn đến chưa đủ lớn
về tiềm lực cũng như quy mô vốn, công nghệ, nhân lực đáp ứng nhu cầu
ngày càng mạnh mẽ của thị trường. Xuất phát từ thực tế đó em chọn đề tài:
“ Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh Tổng công ty tài chính Cổ
phần Dầu khí PVFC hƣớng tới tập đoàn tài chính”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những lý luận thực tiễn về tập đoàn tài chính, tìm
hiểu thực trạng về hoạt động kinh doanh của Tổng công ty tài chính Cổ
phần Dầu khí Việt Nam từ đó tìm hiểu hạn chế về các nghiệp vụ kinh
doanh, đánh giá thuận lợi, khó khăn, đề xuất các giải pháp phát triển hoạt
động kinh doanh, xây dựng lộ trình hướng tới tập đoàn tài chính vào năm
2010.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Các lý thuyết chung về công ty tài chính, tập đoàn tài chính, Tổng
công ty tài chính Cổ phần dầu khí PVFC, các nghiệp vụ kinh doanh đặc
trưng của công ty như: huy động vốn, đầu tư tài chính, uỷ thác đầu
tư thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm kể từ khi
thành lập.
4. Phạm vi nghiên cứu
Khoá luận không đi sâu vào nghiên cứu các tập đoàn tài chính lớn

trên thế giới mà chỉ đề cập lý thuyết chung đưa ra các giải pháp phát triển
hoạt động kinh doanh của Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí xây
dựng thành tập đoàn tài chính. Cụ thể là nghiên cứu về hoạt động kinh
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
3
doanh của Tổng công ty từ khi thành lập (cuối năm 2000) đến thời điểm cổ
phần hoá thành công (năm 2008), xây dựng lộ trình tập đoàn tài chính đến
năm 2010.

5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, Khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về tập đoàn tài chính và xu hướng
hình thành tập đoàn ở Việt Nam hiện nay
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của PVFC và đánh giá
điều kiện xây dựng tập đoàn tài chính
Chương III- Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của PVFC
hướng tới tập đoàn tài chính
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, Khoá luận chưa đề cập
được hết mọi khía cạnh, mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu đối tượng cụ thể là
Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí, còn rất nhiều thiếu sót, tác giả rất
mong nhận được phê bình, đóng góp của tất cả những ai quan tâm đến vấn
đề này. Khi thực hiện khoá luận em đã nhận được sự giúp đỡ, động viên
tận tình của gia đình, bạn bè thầy cô, đặc biệt là sự gợi ý về tên đề tài cũng
như sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn TS. Lê Thị Thu Thuỷ. Em
xin chân thành cảm ơn.

Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
4

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN
TÀI CHÍNH VÀ XU HƢỚNG HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN
TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH
1. Tìm hiểu về công ty tài chính
1.1. Khái niệm
Hiện nay trên thế giới đang tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về
công ty tài chính do sự khác biệt về môi trường pháp lý và công cụ tài
chính của mỗi nước. Tuy nhiên một cách khái quát nhất các nhà kinh tế học
đều thống nhất khái niệm Công ty tài chính là: Một tổ chức tài chính trung
gian phi ngân hàng được thành lập để cung cấp các loại dịch vụ tài trợ,
cung cấp các khoản cho vay, cho thuê, đầu tư tài chính,bao thanh toán và
thực hiện các hình thức tín dụng ngắn, dài hạn khác. Công ty tài chính có
thể được hình thành do các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoặc là công ty
con của các tập đoàn kinh tế lớn nhằm đa dạng hoá thị trường tài chính.
Các trung gian tài chính này huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu,
trái phiếu, hay thương phiếu. Các công ty tài chính cung ứng chủ yếu các
loại tín dụng trung hạn và dài hạn, ví dụ cho người tiêu dùng vay tiền để
mua sắm đồ đạc, xe hơi, tu bổ nhà hoặc cho các doanh nghiệp nhỏ vay.
Ngoài ra, các công ty tài chính còn thực hiện các dịch vụ cầm, giữ hộ và
quản lý các chứng khoán, các kim loại quý.vv
Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ Việt Nam
quy định về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính đã định nghĩa:
“ Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức
năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho
vay, đầu tƣ, cung ứng các dịch vụ tƣ vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện
một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhƣng không đƣợc làm
dịch vụ thanh toán, không đƣợc nhận tiền gửi dƣới một năm”.
Khoá luận tốt nghiệp

Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
5
Sự ra đời của công ty tài chính gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ của khoa học công nghệ và nhu cầu
đa dạng về các dịch vụ tài chính. Nó được hình thành trên cơ sở chuyên
môn hoá một số nghiệp vụ trong hoạt động của ngân hàng nhằm khắc phục
hạn chế khiếm khuyết của NHTM với các nghiệp vụ chủ yếu là cho vay
doanh nghiệp và người tiêu dùng bằng sự đảm bảo tài sản hữu hình.
Ở mỗi nước do cơ sở pháp lý, định chế tài chính khác nhau nên phạm
vi, nội dung các nghiệp vụ các công ty tài chính được phép hoạt động khác
nhau tuy nhiên đều có đặc điểm chung là:
Về mặt tổ chức: Các công ty tài chính là một tổ chức kinh doanh
chuyên nghiệp trên thị trường tài chính, hạch toán độc lập, được đăng ký
kinh doanh theo pháp luật, là các trung gian tài chính và không có nhiều chi
nhánh như các NHTM.
Về hoạt động: Các công ty tài chính bị hạn chế các nghiệp vụ so với
NHTM, hoạt động hẹp hơn và giới hạn một số khâu mang tính chuyên biệt
trong một số nghiệp vụ nhất định. Nếu như hoạt động NHTM là tập hợp
các khoản tiền gửi nhỏ để cho vay các khoản tiền lớn, thì các công ty tài
chính lại huy động các khoản tiền lớn rồi chia ra để cho vay các khoản tiền
nhỏ. Bảng 1: Sự khác biệt giữa công ty tài chính và NHTM
Ngân hàng thƣơng mại
Công ty tài chính
Được nhận tiền gửi thường
xuyên
Sử dụng vốn chủ sở hữu để cho vay và đầu

Được nhận tiền gửi không
kỳ hạn và thực hiện dịch vụ
trung gian thanh toán

Không được nhận tiền gửi ngắn hạn, không
thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán
Hoạt động đa dạng nhiều
dịch vụ
Hoạt động mạnh ở một số lĩnh vực: cho
thuê tài chính, tham gia trực tiếp trên thị
trường chứng khoán
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
6
Tuy nhiên do sự phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, các công ty
tài chính có xu thế mở rộng và đa dạng hoá các nghiệp vụ để phục vụ
khách hàng tốt hơn và tối đa hoá lợi nhuận nên sự khác biệt giữa công ty tài
chính với các NHTM và các trung gian tài chính khác trở nên mờ nhạt dần
và không còn sự khác biệt lớn.
1.2. Phân loại công ty tài chính
1.2.1. Theo tính chất độc lập hay phụ thuộc
a. Công ty tài chính độc lập: Là loại hình công ty tài chính đứng độc
lập, tự hoạt động kinh doanh do các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành
lập, không nằm trong hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng hay tập đoàn
nào. Các công ty này thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh như: cho vay
và bảo lãnh các khách hàng thương mại và sản xuất công nghiệp, các hoạt
động cho thuê tài sản, bao thanh toán, kinh doanh tiền tệ, tư vấn tài chính.
b. Công ty tài chính phụ thuộc: do một công ty mẹ hay một tập đoàn
kinh tế lớn nắm giữ toàn bộ hay một tỷ lệ vốn nhất định lập nên có nhiệm
vụ cung ứng vốn cho nội bộ tập đoàn và kinh doanh tiền tệ.
1.2.2. Theo phạm vi hoạt động
a. Công ty tài chính bán hàng: Các công ty này gián tiếp cấp tín dụng
cho người tiêu dùng để mua các món hàng từ một nhà bán lẻ hoặc từ một
nhã sản xuất nào đó.

b. Công ty tài chính tiêu dùng: Công ty sẽ cung ứng phần lớn nguồn
vốn của mình cho các gia đình và cá nhân vay vào mục đích mua sắm hàng
hoá tiêu dùng như các đồ đạc nột thất, đồ da dụng, hoặc sửa chữa nhà
cửa các khoản vay được trả góp định kỳ.
c. Công ty tài chính kinh doanh: Công ty sẽ cấp tín dụng cho các
doanh nghiệp dưới các hình thức như: bao thanh toán, cho thuê tài chính
2. Khái quát chung về tập đoàn tài chính
2.1 Khái niệm
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
7
Cũng như Công ty tài chính, TĐTC chưa được định nghĩa một cách
chính thống nhưng qua nhiều nghiên cứu có thể hiểu: TĐTC là một thực
thể kinh tế gồm một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài
chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các hoạt động khác có
liên quan đến hoạt động tài chính) mỗi thành viên tập đoàn là những
pháp nhân độc lập, trong đó có một doanh nghiệp làm nòng cốt. Các tập
đoàn đều được thành lập một cách tự nguyện trên cơ sở các liên kết về vốn
và hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ tài
chính cho khách hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh trước xu thế toàn
cầu hoá.
Xu thế hội nhập và sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và sự nới lỏng các quy định pháp lý
về Tài chính- Ngân hàng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình hình thành và
phát triển các TĐTC. Khi phát triển đến mức độ nhất định và do nhu cầu
của nền kinh tế, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán
hay các tổ chức tài chính khác đều vươn ra hoạt động đa năng và hướng ra
toàn cầu thông qua những hình thức khác nhau như liên kết, hợp nhất, sát
nhập, thành lập các công ty trực thuộc. Mục tiêu của việc hình thành
TĐTC là mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới công nghệ, giảm chi phí

để có thể tồn tại trong cạnh tranh, từ đó đem lại lợi nhuận tối đa cho tập
đoàn. Có thể xem xét các quan niệm về TĐTC ở nhiều góc độ khác nhau:
- Căn cứ vào nguồn gốc: Người ta dựa vào việc xem xét tập đoàn
kinh tế để đưa ra khái niệm về TĐTC. Tập đoàn kinh tế là một chỉnh thể
của một tập hợp các đơn vị thành viên có những quan hệ liên kết về lợi
ích kinh tế, tài chính, sản phẩm, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu
và được sắp xếp theo một cấu trúc tổ chức nhất định, được kiểm soát điều
hành bằng một bộ máy quản lý thống nhất. Tập đoàn kinh tế có thể được
gọi tên khác nhau, được tổ chức theo các mô hình khác nhau nhưng đều
có những đặc điểm chung cơ bản như sau:
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
8
Về tổ chức, các tập đoàn kinh tế thường là tập hợp của một số đơn vị
thành viên, trong đó có một đơn vị lớn và quan trọng nhất, đóng vai trò chi
phối hoạt động của các đơn vị còn lại.
Về cơ cấu sở hữu, các tập đoàn thường là đa sở hữu (Nhà nước,
công ty, tư nhân). Đơn vị, cá nhân nào chiếm tỷ lệ sở hữu cao trong tổng
tài sản sẽ nắm vai trò chi phối.
Về quy mô và phạm vi hoạt động, các tập đoàn kinh tế thường có
quy mô tài sản lớn, phạm vi hoạt động rộng trong một hoặc nhiều quốc gia.
Về sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh, tập đoàn kinh tế có sản phẩm
thường đa dạng, trong đó có thể có một hoặc một số sản phẩm mũi nhọn.
Nếu xét theo lĩnh vực kinh doanh thì các sản phẩm của một tập đoàn kinh
tế có thể trong cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng cũng có thể thuộc các lĩnh
vực kinh doanh khác nhau.
Ngoài những đặc điểm cơ bản trên, TĐTC còn có đặc điểm là: Lĩnh
vực kinh doanh và sản phẩm chủ yếu là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Đây là lĩnh vực kinh doanh có tính nhạy cảm và mức độ rủi ro cao, đòi hỏi
quy mô vốn lớn.

- Căn cứ vào nguyên tắc hoạt động: TĐTC là một tổ chức gồm hai
hay nhiều định chế tài chính được liên kết lại với nhau, được xem là một tổ
chức đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Phải là một tổ chức bao gồm ba mảng hoạt động tài chính quan
trọng đó là ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.
+ Phải là một tổ chức mà hoạt động kinh doanh chính là hoạt động
tài chính.
- Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn, có thể theo các xu
hướng sau:
+Tập đoàn kinh doanh tổng hợp bao gồm các dịch vụ ngân hàng - tài
chính và sản xuất kinh doanh như: Tại Nhật Bản có tập đoàn Normura nổi
tiếng kinh doanh chứng khoán, sản xuất, đầu tư khu công nghiệp và hạ tầng
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
9
khu công nghiệp…; tập đoàn Sumitomo nổi tiếng về ngân hàng và kinh
doanh thương mại. Tại Đài Loan có tập đoàn Chinfon vừa có hoạt động
ngân hàng, bảo hiểm lại vừa nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất xi-măng. Tại
Singapore có tập đoàn Keppel Bank kinh doanh lĩnh vực ngân hàng,
thương mại, dịch vụ,…
+ Tập đoàn tài chính chuyên về ngân hàng, chứng khoán, các dịch vụ
tài chính như tập đoàn Citi Group ( Mỹ ) ; tập đoàn HSBC ( Anh )
Các TĐTC ở Hoa Kỳ thường được xây dựng theo mô hình một công
ty mẹ nắm giữ cổ phần của các công ty con hoạt động trong lĩnh vực Ngân
hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành
viên trực thuộc TĐTC được giám sát và điều chỉnh bởi các cấp có thẩm
quyền riêng biệt. Hoạt động của các Ngân hàng chịu sự giám sát điều chỉnh
của Cơ quan giám sát tiền tệ( OCC ), Cục dự trữ liên bang ( FED) và công
ty bảo hiểm tiền gửi liên bang( FDIC); hoạt động của công ty chứng khoán
chịu sự giám sát và điều chỉnh của Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái(

SEC); hoạt động của các công ty bảo hiểm do uỷ ban bảo hiểm Quốc gia(
SIC) giám sát và điều chỉnh. Một TĐTC phải đảm bảo các yêu cầu về: vốn
và khả năng quản lý, yêu cầu về việc tài trợ vốn cho cộng đồng và những
yêu cầu trong quản lý TĐTC.
Ở Đài Loan các TĐTC có thể đầu tư và sở hữu 100% các đơn vị
thành viên, bao gồm Ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán, bảo hiểm
nhân thọ và phi nhân thọ. Đạo luật về TĐTC của Đài Loan đã tạo điều kịên
cho thị trường tài chính được củng cố, hợp nhất, tính đến cuối năm 2005,
Đài Loan đã có 14 TĐTC- NH lớn hoạt động trên các lĩnh vực ngân hàng,
chứng khoán, bảo hiểm.
Ở Trung Quốc trước đây, luật Ngân hàng thương mại quy định các
NHTM không được phép thực hiện các giao dịch chứng khoán và bảo
chứng, không được đầu tư vào những doanh nghiệp phi ngân hàng. Nhưng
trước tốc độ phát triển kinh tế quá nóng trong hai thập kỷ qua Trung Quốc
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
10
đã sửa luật NHTM theo hướng cho phép các NHTM ( công ty mẹ) sở hữu
các công ty tài chính( công ty con) theo mô hình TĐTC khi thiết lập đầy đủ
những cơ chế pháp lý thận trọng cần thiết.
Ở Việt Nam tuy mô hình này còn mới mẻ nhưng với sự hoàn thiện
dần của thị trường tài chính hứa hẹn một sự thay đổi lớn cả về cơ cấu, tổ
chức cũng như quy mô và phạm vi hoạt động.
Tóm lại, mô hình TĐTC với sự phát triển độc lập của hệ thống các
NHTM, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm đang được áp dụng rộng
rãi trên thế giới và chắc chắn sẽ ngày một phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.
2.2. Nguyên tắc hình thành TĐTC
Việc phát triển TĐTC dựa trên nguyên tắc hiệu quả, tự nguyện và
theo quy luật của thị trường. Các nguyên tắc đó là:
1- Phù hợp chính sách và phát triển kinh tế của Nhà nước. Việc hình

thành TĐTC phải có tác động tích cực tới cân bằng tài chính, phù hợp với
mục tiêu kinh doanh và hợp tác đầu tư tài chính
2- Khuyến khích cạnh tranh, hạn chế độc quyền: Đảm bảo cạnh tranh
lành mạnh, nghiêm cấm các hoạt động lũng đoạn thị trường hoặc phong toả
theo khu vực. Phân định rõ chức năng quản lý kinh doanh với các chức năng
quản lý hành chính. TĐTC cần xác định không phải là cơ quan quản lý tài
chính Nhà nước cũng không phải là hiệp hội ngành nghề mà là một tổ chức tài
chính. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty thành viên được thiết lập
trên cơ sở nắm giữ cổ phần, không phải là quan hệ hành chính, áp đặt.
3- Thực hiện nguyên tắc đầu tư tự nguyện, tuân theo các quy luật
kinh tế và các định chế tài chính, không thể lắp ghép bắng các mệnh lệnh
hành chính, tự nguyện góp cổ phần, sợi dây liên kết bằng vốn đảm bảo mối
quan hệ rõ ràng trong nội bộ tập đoàn. Tăng cường vai trò của hệ thống kiểm
soát nội bộ nhằm đảm bảo quỹ đạo chung cho tất cả các đơn vị thành viên.
4- Phối hợp chiến lược kinh doanh trên tất cả các mặt, các chức
năng và ở mọi phương diện. Phối hợp chiến lược khu vực hoá với toàn cầu
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
11
hoá, chiến lược mũi nhọn với chiến lược đa dạng hoá. Tăng cường vai trò
trung tâm và sự chi phối của công ty tài chính nhằm hạn chế khả năng bị
thôn tính. Nhiều tập đoàn đã mở rộng quy mô vốn cho ngân hàng hoặc
công ty tài chính trực thuộc và cơ cấu lại danh mục đầu tư cho cả tập đoàn.
2.3. Điều kiện hình thành tập đoàn tài chính
2.3.1. Điều kiện khách quan
Môi trường pháp lý có thể cản trở hoặc thúc đẩy sự hình thành và
phát triển các TĐTC nhất là những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động
tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Nói cách khác quá trình hình thành và
phát triển TĐTC diễn ra theo quy luật khách quan, nhưng Chính phủ cũng
đóng vai trò trong việc đưa ra các quyết định và chính sách phát triển dịch

vụ tài chính.
Trình độ phát triển của thị trường dịch vụ tài chính tác động đến khả
năng mở rộng quy mô của TĐTC thông qua các công ty con hay công ty
trực thuộc. Trên thực tế, sự hình thành các TĐTC thường bắt nguồn từ việc
mở rộng các loại hình kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ của ngân hàng
mẹ, từ chỗ chỉ kinh doanh dịch vụ ngân hàng, mở rộng sang dịch vụ bảo
hiểm, chứng khoán,v.v. Mặt khác thị trường tài chính ngày càng phát triển,
khách hàng càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng và tiện ích của dịch vụ tài
chính- ngân hàng.
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cũng là yếu tố và điều
kiện để một tổ chức tài chính phát triển thành TĐTC. Các tập đoàn này
phải kịp thời nắm bắt thông tin, nhất là công nghệ mới có liên quan đến
hoạt động tài chính để có thể khai thác và ứng dụng các thành tựu công
nghệ mới vào hoạt động kinh doanh, mang lại nhiều lợi nhuận cho tập
đoàn và tiện ích cho khách hàng.
2.3.2. Điều kiện về vốn, công nghệ
Tiềm lực tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt
động và khả năng phát triển lâu dài của tập đoàn. Trong đó nguồn vốn có
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
12
tác dụng hỗ trợ cho tập đoàn đổi mới công nghệ, mở rộng lĩnh vực kinh
doanh, phát triển dịch vụ mới, tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng
thị phần. Các ngân hàng tiên tiến và TĐTC mạnh thường cung cấp các
dịch vụ đa dạng và đạt chất lượng cao với nhiều đối tượng khách hàng
khác nhau.
2.3.3. Điều kiện về con người
Hiệu quả hoạt động của TĐTC phụ thuộc rất nhiều vào vào trình độ
năng lực của đội ngũ nhân viên nhất là đội ngũ lãnh đạo. TĐTC có quy mô
lớn và độ phức tạp càng cao càng đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý,

điều hành thực sự có năng lực, trình độ cao, phong cách lãnh đạo và phẩm
chất đạo đức tốt để quản lý điều hành bộ máy của tập đoàn hoạt động có
hiệu quả. Không chỉ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đội ngũ nhân viên không
ngừng được trau dồi nghiệp vụ, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân và
nếu được tạo mọi điều kiện tốt nhất thì đây là lực lượng lớn đóng góp vào
thành công của tập đoàn
2.3.4. Điều kiện về quản trị doanh nghiệp
Để kiểm soát khối tài sản và vốn chủ sở hữu khá kớn, chiếm tỷ trọng
lớn trong GDP, các TĐTC trên thế giới đều chú trọng đến vấn đề quản trị
doanh nghiệp coi quản trị doanh nghiệp tốt là vấn đề sống còn của tập
đoàn. Hầu hết các TĐTC hàng đầu đều xây dựng một cơ cấu tổ chức phức
tạp, bao gồm bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ.
Bộ phận kinh doanh được chia thành các mảng chuyên môn chính
phù hợp với việc cung cấp các sản phẩm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đa
dạng như cấp tín dụng, tư vấn, dịch vụ, quản lý tài sản, quản lý tài chính,
dịch vụ ngân hàng điện tử ra thị trường.
Bộ phận hỗ trợ gồm có quản trị rủi ro, tài chính, tác nghiệp và công
nghệ thông tin. Trong đó tất cả các bộ phận được quản trị thống nhất, tập
trung theo ngành dọc đứng đầu là chủ tịch tập đoàn, sau đó là các giám đốc
phụ trách khối. Cách thức quản lý này cho phép TĐTC, dù có quy mô lớn
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
13
và cơ cấu phức tạp đến đâu và dù có bất cứ sự thay đổi nào cũng vẫn duy
trì hoạt động ổn định, giảm thiểu rủi ro.
2.4. Đặc điểm cơ bản của TĐTC
Hiện nay trên thế giới dã có nhiều TĐTC nổi tiếng: Citigroup (Mỹ),
tập đoàn Bank of Tokyo Mitsubishi (UFJ) Nhật Bản, HSBC Holdings (
Anh), May Bank (Malaysia) đến các TĐTC mới thành lập ở Việt Nam
như : TĐTC Bảo Việt hay TĐTC tư nhân đầu tiên ở Việt Nam Sacombank,

mặc dù các tập đoàn này có mô hình kinh doanh phức tạp, có chiến lược
kinh doanh khác nhau nhưng nhìn chung các TĐTC đều có những nét đặc
trưng sau:
2.4.1. Tập đoàn tài chính có phạm vi hoạt động rộng lớn
TĐTC không chỉ hoạt động trong một quốc gia mà còn mở rộng
sang nhiều quốc gia khác. Để chiếm lĩnh thị trường, giảm áp lực cạnh
tranh, TĐTC bành trướng thị trường bằng cách tăng cường hợp tác, liên
doanh, liên kết, thực hiện phân công quốc tế, do đó phạm vi hoạt động của
tập đoàn ngày càng được mở rộng. Hiện tại tập đoàn HSBC đang sở hữu
hơn 10,000 văn phòng, 284.000 nhân viên tại trên 80 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên toàn thế giới. Tập đoàn ngân hàng Mitsubishi UFJ tính đến tháng 3
năm 2007 có 875 chi nhánh trong và ngoài Nhật Bản, giá trị vốn cổ phiếu
996,990 triệu yên; 33,059 nhân viên. Tập đoàn Citi có 200 triệu tài khoản
khách hàng tại hơn 100 nước.
Tại các thị trường các Tập đoàn đã thực hiện phân công lao động
một cách hợp lý trong nội bộ tập đoàn, xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản
phẩm và kênh bán hàng rộng rãi.
2.4.2. Tập đoàn tài chính có quy mô lớn về vốn, nhân lực và doanh số hoạt động
- Về vốn: Do TĐTC vừa có sự tích tụ của bản thân doanh nghịêp lại
có sự tập trung giữa các doanh nghiệp nên tiềm lực tài chính và quy mô về
vốn của tập đoàn là rất mạnh. Trong tập đoàn, vốn được tập trung từ nhiều
nguồn khác nhau, được bảo toàn và phát triển đẩy nhanh quá trình tích tụ,
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
14
tập trung vốn cho tập đoàn. Điều này tạo ra năng lực cạnh tranh mạnh hơn
từng doanh nghiệp riêng lẻ, nâng cao được trình độ xã hội hoá sản xuất và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Giá trị vốn cổ phiếu của
Citigroup (2006) là 112,537 tỷ USD, tập đoàn Mitsubishi UFJ (2007) là
996,990 triệu yên.

- Về lao động: Do quá trình tập trung của các doanh nghiệp thành
viên, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và phạm vi hoạt động lớn
nên tập đoàn có một khối lao động rất lớn, được tuyển chọn và đào tạo một
cách nghiêm ngặt nên chất lượng lao động cao. Tính đến tháng 7/2007
Citigroup ( Mỹ) có 332.000 nhân viên, Tập đoàn HSBC có 284.000 nhân
viên, Tập đoàn UFJ( Nhật Bản) có 33.059 nhân viên
- Về doanh thu: Do có vốn lớn, phạm vi hoạt động rộng, tập đoàn có
khả năng nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng
cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, củng cố và mở rộng chiếm
lĩnh thị trường nên mới đạt được doanh thu và lợi nhuận rất lớn. Năm 2007
lợi nhuận ròng của Citigroup là 6,23 tỷ USD, lợi nhuận của HSBC là 22,08
tỷ, Tập đoàn UFJ ( Nhật Bản) tính đến năm 2006 lợi nhuận là 1181,7 tỷ
Yên là công ty thứ 3 trong lịch sử Nhật Bản đạt mức lợi nhuận sau thuế
trên 1000 tỷ Yên.
Bảng số 2: Danh sách 7 tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới năm 2006
Đơn vị: tỷ USD
STT
Tên
Quốc gia
Doanh thu
Lợi nhuận
Tài sản
1
Citi Group
Mỹ
146,56
21,54
1.884,32
2
Bank of America

Mỹ
116,57
21,13
1.459,74
3
HSBC
Anh
121,51
16,63
1.860,76
4
JP Morgan Chase
Mỹ
99,3
14,44
1.351,52
5
AIG
Mỹ
113,19
14,01
979,41
6
UBS
Thuỵ sĩ
105,59
9,78
1.776,89
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G

15
7
ING
Hà Lan
153,44
9,65
1.615,05
Nguồn:
2.4.3. Tập đoàn tài chính có hình thức sở hữu hỗn hợp
Sở hữu vốn của TĐTC là sở hữu hỗn hợp ( nhiều chủ) nhưng có một
chủ sở hữu lớn đó là công ty mẹ đóng vai trò khống chế, chi phối về mặt tài
chính. Các TĐTC hầu hết đều theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Quan
hệ tài chính giữa các công ty này chủ yếu là quan hệ hỗ trợ tạo điều kiện
thuân lợi cho công ty thành viên vay vốn từ nguồn vốn cổ phần chung của
tập đoàn các công ty thành viên đều được hưởng lãi suất từ việc cho vay
này theo tỷ lệ vốn góp. Vốn tích luỹ có vai trò rất quan trọng, là nguồn vốn
chủ yếu để tăng quy mô tập đoàn. Các hoạt động đầu tư, huy động vốn
được giao cho công ty nắm vốn thực hiện, tập đoàn có thể vay vốn từ các
công ty thành viên theo lãi suất thoả thuận. Ngoài ra tập đoàn có thể vay
vốn từ ngân hàng, hoặc phát hành trái phiếu, tín phiếu để đầu tư vào lĩnh
vực có triển vọng cao.
Tuỳ theo quy định pháp luật của từng nước, các ngân hàng có thể tham
gia vào các TĐTC dưới nhiều hình thức như: cổ đông, chủ nợ, cơ quan phát
hành chứng khoán cho TĐTC và cũng có thể là con nợ. Chính vì thế ngân
hàng ( cùng với công ty thương mại) thường được xem là hạt nhân của TĐTC.
2.4.4. Tập đoàn tài chính có cơ cấu phức tạp
Cơ cấu tổ chức của TĐTC rất đa dạng:
Có loại tập đoàn trong đó các công ty con độc lập về tính pháp lý,
việc huy động vốn và các hoạt động kinh tế trong tập đoàn được duy trì
bằng các hoạt động kinh tế.

Có loại tập đoàn các công ty con mất quyền độc lập về tính thương
mại và sản xuất, các chủ sở hữu trở thành cổ đông của công ty mẹ. Tuy nhiên
nhìn chung cơ cấu của TĐTC thường bao gồm bộ phận kinh doanh và bộ
phận hỗ trợ. Bộ phận kinh doanh được phân tán làm 4 mảng chuyên môn
chính:
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
16
 Ngân hàng bán lẻ phục vụ khách hàng cá nhân đại trà
 Ngân hàng bán buôn bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ và
các công ty lớn
 Ngân hàng phục vụ khách hàng giàu có
 Ngân hàng đầu tư kinh doanh trên thị trường tài chính
Bộ phận hỗ trợ gồm có quản lý rủi ro, tài chính, tác nghiệp và công nghệ
thông tin
2.4.5. Tập đoàn tài chính hoạt động kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực
Các TĐTC trên thế giới hiện nay đều hoạt động kinh doanh đa ngành
đa lĩnh vực, có chiến lược sản phẩm và định hướng đầu tư luôn thay đổi
phù hợp với yêu cầu của thị trường, môi trường kinh doanh và sự phát triển
của nền kinh tế. Tuy nhiên mỗi tập đoàn đều có ngành và lĩnh vực chủ đạo
với những sản phẩm có thương hiệu của tập đoàn. Sản phẩm cung ứng bao
gồm tất cả các loại hình sản phẩm tài chính: cấp tín dụng, tư vấn, dịch vụ,
bảo hiểm, quản lý tài sản, quản lý tài chính, dịch vụ ngân hàng điện tử
Hoạt động đa ngành đa lĩnh vực giúp cho tập đoàn phân tán được rủi ro
cho nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, khai thác triệt để thị trường và khách
hàng, đảm bảo cho hoạt động của tập đoàn luôn được an toàn và hiệu quả, đồng
thời tận dụng cơ sở vật chất và khả năng lao động phong phú của tập đoàn.
2.4.6. Tập đoàn tài chính có khả năng tập trung, điều hoà vốn
Mục tiêu khi thành lập tập đoàn là tối đa hoá lợi nhuận nên nguồn
vốn của tập đoàn được huy động từ các thành viên và theo hình thức pháp

luật cho phép sẽ được tập trung đầu tư vào những lĩnh vực, những dự án có
hiệu quả nhất, tránh tình trạng vốn bị phân tán trong những đơn vị nhỏ hoặc
đầu tư không có hiệu quả. Như vậy vốn của các đơn vị thành viên nhỏ cũng
được sử dụng vào những lĩnh vực, dự án có hiệu quả nhất, tạo ra sức mạnh
kinh tế quyết định sự phát triển của tập đoàn. Giữa các đơn vị thành viên
nhỏ cũng có sự huy động vốn, có sự đầu tư lẫn nhau nên có sự liên kết chặt
chẽ, phát huy hiệu quả từng đơn vị thành viên và cả tập đoàn.
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
17
2.5. Vai trò của tập đoàn tài chính với sự phát triển kinh tế trong hội
nhập kinh tế quốc tế
Khi các công ty doanh nghiệp đứng trước sức ép cạnh tranh về vốn,
thị phần đều có xu hướng liên minh hay tổ hợp với các công ty khác để
phân chia thị trường hoặc khai thác tiềm năng vốn có của mình. Vì vậy
hình thành TĐTC là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế. Tập đoàn tài chính có vai trò hết sức to lớn đối với nền
kinh tế các quốc gia trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Vai trò đó thể
hiện:
 Thành lập TĐTC cho phép các doanh nghiệp huy động nguồn lực
vật chất, lao động và vốn trong xã hội vào quá trình kinh doanh. Việc thành
lập TĐTC đã hạn chế tối đa sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thành
viên, mô hình tập đoàn có lợi cho việc huy động tài sản, thu hút ngày càng
đông khách hàng thông qua việc đa dạng hoá nhiều lĩnh vực kinh doanh với
chi phí thấp hơn
Với phạm vi và quy mô kinh doanh lớn, TĐTC có thể tập trung nguồn
vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi lượng vốn lớn nhất là những
ngành công nghệ hiện đại. Tiềm lực kinh tế mạnh, có sự phân công, phối
hợp của các doanh nghiệp thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực và
phạm vi rộng lớn, tập đoàn có khả năng liên tục chiếm lĩnh, củng cố thị

trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của tập đoàn, đồng thời giảm bớt và
phân tán rủi ro. Thông qua đặc điểm điều hoà vốn của tập đoàn, vốn của
các doanh nghiệp thành viên được sử dụng vào những dự án tốt nhất, tránh
tình trạng vốn bị đầu tư tràn lan, trùng lặp, hiệu quả không cao.
 Với tiềm lực mạnh, tập đoàn có khả năng tổ chức nghiên cứu các
đề tài khoa học công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư lớn và cần sự phối hợp của
nhiều nhà khoa học, phòng thí nghiệm, thiết bị nghiên cứu mà từng doanh
nghiệp đơn lẻ không thực hiện được. Mặt khác quy mô và phạm vi hoạt
động rộng lớn của tập đoàn sẽ làm cho việc triển khai ứng dụng các kết quả
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
18
nghiên cứu khoa học vào kinh doanh có hiệu quả cao hơn với chi phí giảm.
Tập đoàn có tác dụng lớn trong việc cung cấp, trao đổi thông tin và những
kinh nghiệm tốt trong các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu, triển khai kết
quả nghiên cứu vào thực tiễn giữa các doanh nghiệp thành viên.
 Với các nước phát triển, sự thống nhất trong tập đoàn sẽ góp phần
thúc đẩy chuyển giao công nghệ ra nước ngoài một cách có hiệu quả nhất.
Với các nước đang phát triển, các TĐTC là cầu nối để tiếp thu nhanh chóng
các thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới, làm thu hẹp khoảng cách
về trình độ với các nước phát triển, thúc đẩy công nghiệp hoá- hiện đại hoá
nền kinh tế, đồng thời TĐTC là công cụ hữu hiệu để chống sự thâm nhập
một cách ồ ạt của các công ty khổng lồ trên thế giới, giúp cho sản xuất
trong nước có thể đứng vững và từng bước vươn ra thị trường các nước.
 Hiệu quả hoạt động từ các TĐTC góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế-
xã hội của đất nước.
Việc hình thành TĐTC làm thay đổi bộ mặt xã hội cho từng địa
phương hay trong một quốc gia, giải quyết việc làm cho một phần các dân
cư tại các khu vực, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyên môn hoá các
ngành nghề

Hoạt động của các TĐTC góp phần làm cho cơ cấu sản xuất có sự
chuyển dịch từ hàng hoá sử dụng sức lao động sang hàng hoá cần nhiều
vốn và công nghệ, tập trung vào những sản phẩm có giá trị bổ sung cao. Cơ
cấu ngành cũng có sự thay đổi, chuyển từ nông nghiệp sang các ngành
công nghiệp chế tạo- dịch vụ. Khu vực dịch vụ ngày càng chiếm vị trí quan
trọng trong nền kinh tế.
Tóm lại, các TĐTC có vai trò chi phối ngày càng lớn không chỉ đối
với quốc gia mà còn đối với cả nền kinh tế quốc tế.
II. CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP
ĐOÀN TÀI CHÍNH
1. Cơ chế quản lý tập đoàn tài chính
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
19
Đặc điểm của TĐTC thường là lấy ngân hàng cỡ lớn làm hạt nhân
của tập đoàn để liên kết và khống chế các doanh nghiệp xung quanh bằng
mối quan hệ nắm giữ cổ phần, cho vay vốn và sắp xếp nhân sự. Mô hình
phổ biến nhất của TĐTC là tổ chức theo kiểu công ty mẹ- công ty con.
Trong đó cả hai công ty đều có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản và bộ
máy quản lý riêng, giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con hoặc giữa các
công ty con là giao dịch bên ngoài, giao dịch thị trường. Công ty mẹ sở hữu
toàn bộ hoặc tỷ lệ nhất định vốn cổ phần trong các công ty con, đề ra chiến
lược và định hướng cụ thể của tập đoàn, đồng thời phân bổ nguồn lực của
tập đoàn thông qua các hoạt động tài chính như phát hành, mua bán chứng
khoán, cơ cấu lại tài sản của công ty con. Ngoài ra công ty mẹ còn sử dụng
vốn của mình để đầu tư, góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết để hình
thành các công ty con hoặc công ty liên kết.
Công ty con là công ty mà một số cổ phần cua nó ở trên mức tỷ lệ
nhất định thuộc về một công ty khác hoặc bị một công ty khác khống chế,
đó là công ty mẹ. Tuy thế nhưng công ty con vẫn là những pháp nhân độc

lập, hoạt động tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Hình thức pháp lý của công ty
con khá đa dạng, có thể là công ty cổ phần do công ty mẹ nắm giữ cổ phần
chi phối; công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, trong đó công ty
mẹ giữ tỷ lệ vốn góp chi phối; công ty liên doanh với nước ngoài do công
ty mẹ nắm giữ tỷ lệ vốn góp chi phối; công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do công ty mẹ là chủ sở hữu.
Căn cứ vào tính chất phạm vi hoạt động, TĐTC kinh doanh theo mô
hình công ty mẹ- công ty con có 2 loại: Mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần
tuý và mô hình công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh. Trên
thực tế không có sự tách bạch rõ ràng, nhiều TĐTC kinh doanh theo mô
hình công ty mẹ- công ty con là hỗn hợp của 2 loại hình thức trên, tức là
công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh một số công ty con, đồng
thời chỉ nắm vốn thuần tuý công ty khác.
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
20
2. Tổ chức hoạt động tập đoàn tài chính
Điều kiện để một TĐTC hoạt động hiệu quả và không ngừng phát
triển là phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, phát triển thị trường vốn,
tăng cường tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá, xây dựng và hoàn thiện
môi trường pháp luật, phát triển nguồn nhân lực, hệ thống thông tin toàn cầu.
Tất cả các bộ phận được quản trị và hoạt động thống nhất, tập trung
theo ngành dọc. Đã là một tập đoàn thì nhất thiết phải có cơ chế quản trị
chung như: hội đồng chiến lược, ban kiếm soát, hội đồng quản trị, uỷ ban
bầu cử. Các thành viên trong hội đồng hay uỷ ban hoạt động theo tôn chỉ và
mục đích chung đã được các bên thống nhất từ trước và đa số theo cơ chế
kiêm nhiệm. Trong đó chủ tịch tập đoàn thường là người có ảnh hưởng và
uy tín lớn nhất thuộc công ty chính của tập đoàn. Sau chủ tịch tập đoàn sẽ
có các giám đốc phụ trách từng mảng hoạt động, ví dụ giám đốc phụ trách
tài chính, giám đốc phụ trách hàng

TĐTC chủ yếu hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con.
Công ty mẹ, chủ sở hữu được xác định rõ là các cổ đông, bao gồm các loại
cổ đông: nhà nước, các tổ chức, các cá nhân và người lao động. Các cổ
đông thực hiện quyền chủ sở hữu của mình thông qua tham dự đại hội cổ
đông, bầu và bãi nhiệm HĐQT và quyết định điều lệ của tập đoàn. Với tư
cách là một cổ đông, công ty mẹ đề ra những biện pháp kiểm soát các công
ty con, đặc biệt là về kết quả hoạt động vì mục tiêu chính của các công ty
con là hoạt động có lãi để trả cổ tức cho công ty mẹ.
III. XU HƢỚNG HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
1. Xu hƣớng hình thành trên thế giới
Từ khoảng cuối Thế kỷ XIX, sau thời kỳ phát triển mạnh mẽ dưới sự
tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, các công ty bắt đầu cần nhiều
vốn hơn để mở rộng lĩnh vực và địa bàn kinh doanh, đặc biệt là mở rộng ra
thị trường quốc tế. Đến cuối Thế kỷ XX thì quá trình này bắt đầu diễn ra
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
21
mạnh mẽ, hàng loạt các tập đoàn xuyên quốc gia, hoạt động đa lĩnh vực ra
đời, tồn tại và phát triển cho đến tận ngày nay.
Tại Hàn Quốc, các Tập đoàn bắt đầu phát triển mạnh từ những năm
1950-1960 theo mô hình công ty mẹ là công ty sở hữu thương hiệu và thực
hiện chức năng đầu tư tài chính. Các tập đoàn ở Hàn Quốc và Nhật Bản đều
xuất phát điểm từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp và mở rộng dần ra các lĩnh
vực khác, từ sản xuất điện tử, ôtô đến các sản phẩm công nghiệp nặng như
khai thác mỏ, tàu biển, hoạt động thương mại, dịch vụ, các sản phẩm tiêu
dùng và cuối cùng là lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Nghiên cứu
quá trình hình thành các tập đoàn, dễ nhận thấy có hai phương thức chủ yếu
để hình thành các tập đoàn kinh doanh:
Một là: Hình thành tập đoàn do mở rộng quy mô và chia nhỏ công ty
theo các lĩnh vực hoặc địa bàn hoạt động

Hai là: Hình thành do sự liên kết, sáp nhập tự nhiên dựa trên mối
quan hệ về đầu tư hoặc sản phẩm
Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã tạo ra làn sóng phát triển mạnh
mẽ của các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ. Một số tập đoàn có vai trò và
ảnh hưởng chi phối nền kinh tế không chỉ của một quốc gia mà của toàn thế
giới. Tất cả các nhà kinh tế, các chính trị gia nhận thấy những tác động tiêu
cực của các tập đoàn nhưng không thể không thừa nhận sự tồn tại và vai trò
của chúng. Và người ta đã có lúc dùng sự phát triển của một vài tập đoàn
để đo sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia. Về lĩnh vực kinh doanh của tập
đoàn, có thể theo các xu hướng sau:
+ Tập đoàn kinh doanh tổng hợp bao gồm các dịch vụ ngân hàng - tài
chính và sản xuất kinh doanh như: Tại Nhật Bản có tập đoàn Normura nổi
tiếng kinh doanh chứng khoán, sản xuất, đầu tư khu công nghiệp và hạ tầng
khu công nghiệp…; tập đoàn Sumitomo nổi tiếng về ngân hàng và kinh doanh
thương mại. Tại Đài Loan có tập đoàn Chinfon vừa có hoạt động ngân hàng,
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
22
bảo hiểm lại vừa nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất xi-măng. Tại Singapore có
tập đoàn Keppel Bank kinh doanh lĩnh vực ngân hàng, thương mại, dịch vụ,…
+ Tập đoàn tài chính chuyên về ngân hàng, chứng khoán, các dịch
vụ tài chính như tập đoàn Citi Group (Mỹ); tập đoàn HSBC; tập đoàn ING
( Hà Lan); AIG ( Mỹ)
Xin giới thiệu một số tập đoàn tài chính lớn:
- Tháng 5/2001, Tập đoàn tài chính Citigroup của Mỹ đã tuyên bố
mua Tập đoàn Ngân hàng lớn nhất Mêcico Banacci với giá khổng lồ: 12,5
tỷ USD. Đây là cuộc mua bán lớn nhất trong lịch sử tại thị trường các nước
mới nổi như Mêxico. Citigroup là Tập đoàn tài chính lớn của Mỹ – Trong
đó, Ngân hàng thương mại khổng lồ Citibank là Ngân hàng đóng vai trò
sáng lập ra Tập đoàn. Việc sáp nhập Ngân hàng Banamex thuộc Tập đoàn

Banacci của Mêxico vào chi nhánh Ngân hàng Citibank của Mỹ tại Mêxico
không chỉ là giải pháp mở rộng phạm vi kinh doanh của Tập đoàn
Citigroup mà còn củng cố vị thế trên thị trường tài chính của chính "ngân
hàng bị bán" là Banamex sau khi bị mất thế cạnh tranh bởi sự kiện năm
2000 Tập đoàn BBAA của Tây Ban Nha đã mua Ngân hàng Bancomer vốn
là đối thủ chính của Ngân hàng Banamex tại Mêxico. Mặt khác, cuộc sáp
nhập này theo tính toán của Chủ tịch Tập đoàn Citigroup ông Sandy Weill
thì hàng năm Tập đoàn sẽ giảm được ít nhất 200 triệu USD cho chi phí
chuyển giao công nghệ và nhất là chi phí huy động vốn thấp hơn.
- Năm 2002 sự sát nhập giữa Ngân hàng thương mại Dresdner và
Công ty bảo hiểm Allanz trong lĩnh vực tài chính mới và lớn nhất tại Đức
dựa trên nguyên tắc gộp cổ phần của hai định chế tài chính Ngân hàng và
phi Ngân hàng thành một liên minh tài chính hỗn hợp nhằm củng cố địa vị
tài lực và đặc biệt là để tận dụng tối đa lợi thế của các bên: Công ty bảo
hiểm Allanz phát huy được tối đa nguồn lợi thu được từ việc mở rộng thị
trường và sử dụng hệ thống bán lẻ thông qua các nghiệp vụ kinh doanh
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
23
ngân hàng, còn ngân hàng Dresdner thì tập trung được nguồn lực khổng lồ
vào việc kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư tài sản tài chính. Tập đoàn mới
này do Ngân hàng Dresdner đóng vai trò sáng lập và chi phối. Tập đoàn
này sau khi ra đời đã hoàn toàn có đủ điều kiện và thực lực để một mặt tự
phòng vệ, một mặt vươn ra thị trường tài chính thế giới với tư cách là một
Tập đoàn tài chính xuyên quốc gia mang quốc tịch Đức.
- Tại Pháp năm 2000, ngân hàng thương mại BNP đã trúng thầu mua
lại toàn bộ cổ phần của Ngân hàng Paribas để hình thành nên Tập đoàn tài
chính hàng đầu của Pháp mang tên: Tập đoàn tài chính BNP - Paribas, với
117000 nhân viên, mở chi nhánh và Công ty con trên khắp nước Pháp và
90 chi nhánh ở nước ngoài tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tập đoàn này

kinh doanh chủ yếu trên 4 nhóm sản phẩm gồm: Dịch vụ doanh nghiệp, đầu
tư, quản lý tài sản và dịch vụ bán lẻ. Các ngân hàng con cũng như các chi
nhánh của các ngân hàng thành viên đều quản trị kinh doanh theo các nhóm
sản phẩm nói trên theo mô hình dọc. Lãnh đạo tập đoàn này là đại diện các
quan chức cao cấp của các ngân hàng thành viên và hoạt động theo cơ chế
các Hội đồng thực quyền, đưa ra các qui chế, các chuẩn mực hoạt động và
phương thức quản trị thống nhất cho toàn bộ các ngân hàng thành viên.
- Tập đoàn HSBC Holdings: Là một trong những tập đoàn cung cấp
các dịch vụ tài chính – ngân hàng hàng đầu thế giới với tổng tài sản là
1.861 tỷ USD tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2007 và là tập đoàn
lớn thứ 4 thế giới về tài sản. Ngân hàng này báo cáo tài chính bằng dollar
Mỹ vì 80% doanh thu từ bên ngoài Anh quốc. Gần 22% doanh thu của
ngân hàng này là tại Hồng Kông, nơi nó có trụ sở cho đến năm 1993. Ngoài
ra HSBC đã tham gia với các hãng toàn cầu như New York Life, Prudential
và Alluanz để thành lập một liên doanh bảo hiểm tại ấn Độ, thị trường 1,1
tỷ dân với tổng phí bảo hiểm hàng năm đã tăng gấp đôi lên hơn 20 tỷ USD
kể từ khi lĩnh vực này được mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào năm 2000.
Khoá luận tốt nghiệp
Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G
24
Nhận xét chung về các TĐTC trên thế giới và trong khu vực:
Một điều dễ nhận thấy nhất ở các TĐTC trên thế giới và khu vực là
mô hình kinh doanh phức tạp, cung cấp các sản phẩm đa năng và phạm vi
hoạt động rộng khắp ở các quốc gia. Với nền tảng là một ngân hàng hay
một công ty bảo hiểm, khi phát triển đến độ cần thiết, các tổ chức tài chính
đều vươn ra hoạt động đa năng và hướng ra toàn cầu theo nhiều hướng
khác nhau như thông qua hợp nhất, sát nhập một số NHTM, cổ phần hoá
những NHTM Nhà nước hay hợp nhất NHTM và công ty bảo hiểm. Các
TĐTC nổi tiếng đều rất chú trọng đến trách nhiệm xã hội như bảo đảm các
tiêu chuẩn an toàn, thân thiện với môi trường, hoạt động từ thiện, coi đó là

một trong những mục tiêu cần đạt tới ngoài mục tiêu lợi nhuận.
2. Xu thế hình thành tập đoàn tài chính ở Việt Nam
Trong thời gian qua, hệ thống tài chính Việt Nam đã có nhiều thay đổi
đáng kể cả về cấu trúc, quy mô lẫn loại hình tổ chức. Từ việc cổ phần hoá
các ngân hàng thương mại quốc doanh cho đến thí điểm thành lập tập đoàn
Tài chính - Bảo Việt, đều là những bước đi cần thiết để tạo dựng mô hình tổ
chức mới- tổ chức “Tập đoàn” trên thị trường tài chính Việt Nam. Những
thay đổi này đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống tài
chính Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngành tài chính vốn là ngành thu hút được sự quan tâm lớn nhất của
các nhà đầu tư trong và ngoài nước, không chỉ bởi mức lợi nhuận khổng lồ,
mà còn là tính chi phối và mối liên hệ của nó tới tất cả các ngành và lĩnh
vực khác trong nền kinh tế. Năm 2007 là năm bùng nổ mạnh mẽ của thị
trường tài chính với sự ra đời liên tiếp của các Ngân hàng, công ty chứng
khoán, các tổ chức tài chính khác Thời gian gần đây, chúng ta nói nhiều
đến xu hướng hình thành các tập đoàn trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh
vực tài chính đang manh nha hình thành. Chúng ta đang có rất nhiều tập
đoàn định hướng sẽ phát triển thành tập đoàn tài chính hoặc đi theo mô
hình Ngân hàng đầu tư như công ty chứng khoán Sài Gòn SSI, Bảo Việt,

×