TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NHỮNG NÉT ĐẶC TRƢNG TRONG VĂN HOÁ
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MỸ
Sinh viên thực hiện : Hoàng Thu Trang
Lớp : Anh 6
Khoá : 43B - KT&KDQT
Giáo viên hƣớng dẫn : PGS. TS. Phạm Duy Liên
Hà Nội – Tháng 06/2008
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 4
1. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 4
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VĂN HÓA 4
1.2. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 5
1.3. VĂN HÓA KINH DOANH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 6
2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VHKD 8
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA KINH DOANH 10
4. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NÊN VHKD 11
5. VAI TRÒ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA KINH DOANH 18
5.1. ẢNH HƯỞNG CỦA VHKD 18
5.2. VAI TRÒ CỦA VHKD 22
5.2.1. VĂN HÓA KINH DOANH LÀ NGUỒN LỰC TẠO RA LỢI
THẾ CẠNH TRANH 22
5.2.1.1. VĂN HÓA KINH DOANH TẠO NÊN PHONG THÁI CỦA
DOANH NGHIỆP 22
5.2.1.2. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠO NÊN LỰC HƯỚNG TÂM
CHUNG CHO DOANH NGHIỆP 23
5.2.2. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP “TIÊU CỰC” LÀ YẾU TỐ KÌM
HÃM SỰ PHÁT TRIỂN 24
6. TÍNH CHẤT MẠNH – YẾU CỦA DOANH NGHIỆP 26
CHƢƠNG II: NHỮNG NÉT ĐẶC TRƢNG TRONG VĂN HÓA KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MỸ 30
1. GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƢỚC VÀ CON NGƢỜI MỸ 30
1.1. ĐẤT NƯỚC MỸ 30
1.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 30
1.1.2. LỊCH SỬ 30
1.1.3. CHÍNH TRỊ 31
1.1.4. KINH TẾ 33
1.1.4.1. NỀN KINH TẾ DỊCH VỤ 35
1.1.4.2. DOANH NGHIỆP MỸ 36
1.1.4.3. ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 39
1.2. CON NGƯỜI MỸ 40
2. NHỮNG YẾU TỐ LÀM NÊN VĂN HÓA KINH DOANH MỸ 42
2.1. CON NGƯỜI MỸ 42
2.2. VĂN HÓA MỸ 43
2.3. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ 44
3. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƢNG TRONG VĂN HÓA KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MỸ 44
3.1. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG 44
3.1.1. KHOẢNG CÁCH QUYỀN LỰC 45
3.1.2. MỨC ĐỘ NÉ TRÁNH RỦI RO 52
3.1.3. CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀ CHỦ NGHĨA TẬP THỂ 61
3.1.4. TÍNH ĐỐI LẬP GIỮA NAM TÍNH VÀ NỮ TÍNH 63
3.2. MÔ HÌNH VHKD TIÊU BIỂU CỦA MỘT VÀI DN MỸ 65
3.2.1. VĂN HÓA GOOGLE 65
3.2.1.1. ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH 67
3.2.1.2. CÁCH QUẢN LÝ ĐỘC ĐÁO, KHÁC THƯỜNG 68
3.2.1.3. CHĂM SÓC CÁI DẠ DÀY 68
3.2.1.4. VĂN HÓA “TOILET” 69
3.2.1.5. NHÂN VIÊN LÀ THƯỢNG ĐẾ 70
3.2.1.6. VĂN HÓA SÁNG TẠO 70
3.2.1.7. XUẤT KHẨU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 71
3.2.1.8. VĂN HÓA TUYỂN DỤNG 72
3.2.2. VĂN HÓA MICROSOFT 74
3.2.2.1. TRIẾT LÝ KINH DOANH 74
3.2.2.2. NỀN VĂN HÓA KHUÔN VIÊN ĐẠI HỌC 75
3.2.2.3. ĐỀ CAO TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC CHUYÊN GIA KỸ
THUẬT 76
3.2.2.4. NỀN VĂN HÓA CỦA NHỮNG CÁ TÍNH 77
3.2.2.5. NỀN VĂN HÓA CỦA NHỮNG NỖ LỰC KHÔNG MỆT MỎI
77
3.2.2.6. NỀN VĂN HÓA MANG TÍNH HỌC HỎI 78
3.2.2.7. NỀN VĂN HÓA CỦA NHỮNG NHÓM NHỎ 79
CHƢƠNG III: BÀI HỌC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM 80
1. THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH Ở VIỆT NAM 80
1.1. VĂN HÓA KINH DOANH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 80
1.1.1. PHÂN CẤP QUYỀN LỰC 80
1.1.2. MỨC ĐỘ NÉ TRÁNH RỦI RO 81
1.1.3. CHỦ NGHĨA TẬP THỂ VÀ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN 82
1.1.4. TÍNH ĐỐI LẬP GIỮA NAM VÀ NỮ 83
1.2. ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU 84
1.2.1. ĐIỂM MẠNH 84
1.2.2. ĐIỂM YẾU 85
2. BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 86
2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU, HỌC HỎI TỪ VHKD
CỦA CÁC DN MỸ 86
2.2. BÀI HỌC CHO DN VIỆT NAM TỪ VĂN HÓA KINH DOANH
MỸ 87
2.2.1. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH VÀ PHƢƠNG HƢỚNG KINH
DOANH ĐÚNG ĐẮN 87
2.2.2. XÂY DỰNG MỘT MÔ HÌNH KINH DOANH LÝ TƢỞNG,
NĂNG ĐỘNG VÀ TIẾN BỘ 89
2.2.3. XÂY DỰNG HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP TRONG CỘNG
ĐỒNG 89
3. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG CÁC BÀI HỌC TỪ
VHKD CỦA CÁC DN MỸ VÀO CÁC DN VIỆT NAM 90
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
VHKD : Văn hóa kinh doanh
VHDN : Văn hóa doanh nghiệp
DN : Doanh nghiệp
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ sau khi ký hiệp định thƣơng mại Việt – Mỹ vào năm 2000, đặc
biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 01/07 và cùng với việc
Hoa Kỳ dành chế độ quan hệ thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn (PNTR) cho
Việt Nam thì quan hệ thƣơng mại song phƣơng giữa hai nƣớc càng ngày càng
phát triển. Xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng Mỹ ngày càng gia tăng.
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ đạt hơn 10
tỷ USD, con số này đối với Việt Nam là tƣơng đối lớn nhƣng mới chỉ bằng
0,5% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ. Điều này hoàn toàn chƣa xứng đáng với
tiềm năng thƣơng mại của hai nƣớc. Tuy vậy, việc thâm nhập vào thị trƣờng
Mỹ, một thị trƣờng với sức mua lớn nhất thế giới là không dễ dàng, việc hợp
tác cũng nhƣ duy trì mối quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp Mỹ lại là một
điều khó khăn hơn. Để có thể cải thiện đƣợc mối quan hệ hợp tác giữa các
doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ thì điều cần thiết là phải hiểu
đƣợc văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp.
Toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển, thế giới giờ đây dƣờng nhƣ là
không biên giới, sự di chuyển dòng ngƣời từ quốc gia này sang quốc gia khác
cũng không còn là điều mới mẻ. Những nhân viên từ các quốc gia khác đến
mang trong mình nền văn hóa của đất nƣớc mình phải hòa nhập với nền văn
hóa của quốc gia cũng nhƣ của doanh nghiệp nƣớc ngoài mà mình làm việc.
Việt Nam cùng với sự phát triển của mình đang ngày càng có nhiều
doanh nghiệp nƣớc ngoài vào hợp tác đầu tƣ, đặc biệt là các tập đoàn Mỹ và
đã thu hút đƣợc nhiều nhân viên Việt Nam vào làm việc. Do vậy, việc hiểu
đƣợc văn hóa kinh doanh của các của các doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp
Mỹ là điều cần thiết.
2
Trong khuôn khổ những kiến thức đã đƣợc học và tiếp thu, em xin
mạnh dạn thử sức mình với một đề tài tuy không mới nhƣng có lẽ vẫn còn
thiết thực và quan trọng trong đời sống kinh doanh ngày nay. Đó là: “Những
nét đặc trƣng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ”.
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu của đề tài
Khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề về văn hóa kinh doanh nói
chung và những nét đặc trƣng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp
Mỹ từ đó rút ra bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Em hy vọng khóa luận này phần nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam
có đƣợc những thông tin cần thiết về đất nƣớc, con ngƣời và đặc biệt là văn
hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp Mỹ. Từ đó rút ra bài học cho các
doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng giao thƣơng với các doang nghiệp
Mỹ cũng nhƣ xây dựng cho mình một nền văn hóa kinh doanh của doanh
nghiệp vững mạnh.
3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về những nét đặc trƣng trong VHKD của các DN
Mỹ, đƣa ra những khái niệm về VHKD, VHDN, những nét đặc trƣng đồng
thời đƣa ra một vài mô hình DN Mỹ tiêu biểu, từ đó rút ra bài học đối với các
DN Việt Nam khi hợp tác kinh doanh với những DN Mỹ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Bằng các phƣơng pháp khác nhau nhƣ: thống kê, tổng hợp qua các tài liệu
đƣợc công bố chính thức, tập hợp những thông tin nhiều chiều, cô đọng mang tính
tổng hợp, phản ánh toàn cảnh vấn đề nghiên cứu, có tính thực tế và khái quát cao.
Trên cơ sở đó tiến hành thống kê, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa để đƣa ra những
nhận định, để ra những bài học có hiệu quả gắn liền với thực tế.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của khóa luận gồm 3 chƣơng.
Chƣơng I: Tổng quan về văn hóa kinh doanh
3
Chƣơng II: Những nét đặc trƣng trong VHKD của các DN Mỹ
Chƣơng III: Bài học áp dụng đối với các DN Việt Nam
Tuy nhiên, với kiến thức có hạn nên vẫn không tránh khỏi đƣợc những
thiếu sót, những bất cập xuất hiện trong khóa luận. Do đó rất mong sự giúp
đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn các
thầy cô giáo trong trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng đã giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập cũng nhƣ trong thời gian viết khóa luận này. Và đặc biệt em
xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn và chỉ bảo hết sức tận tình của PGS. TS.
Phạm Duy Liên giúp em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Hoàng Thu Trang
Lớp A6 – K43B
4
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH
1. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA KINH DOANH
1.1. Khái niệm chung về văn hóa
Ngày nay, hai chữ “văn hóa” đã không còn xa lạ với hầu hết mọi
ngƣời, tuy nhiên, có mấy ai biết đƣợc rằng bản thân từ “văn hóa” lại mang rất
nhiều nghĩa. Bản thân các vấn đề văn hóa rất đa dạng, phức tạp, do đó có
nhiều cách hiểu và nhiều cách tiếp cận nội dung thuật ngữ này.
Định nghĩa về văn hóa đầu tiên đƣợc chấp nhận rộng rãi là: “Văn hóa là
một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo
đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng, thói quen mà con người đạt
được với tư cách là thành viên của một xã hội”
1
.
Trong khái niệm nàycủa mình, nhà nhân chủng học Edward Burnett
Tylor mới chỉ đề cập đến vấn đề văn hóa tinh thần còn văn hóa vật chất thì
ông hoàn toàn chƣa đề cập đến.
Trong triết học, chủ nghĩa Mác - Lenin cũng đề cập đến văn hóa: “Văn
hóa là tổng hợp các giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra, là
phương thức, phương pháp mà con người sử dụng nhằm cải tạo tự nhiên, xã
hội và giáo dục con người”
2
.
“Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị lãng quên - đó là văn hóa”.
Đây đƣợc coi là định nghĩa rộng nhất về văn hóa của E.Heriot.
Ngoài ra, còn có một khái niệm đƣợc coi là tƣơng đối đầy đủ về văn
hóa của Czinkota. Theo ông, “Văn hóa là một hệ thống những cách cư xử đặc
trưng cho các thành viên của bất kì một xã hội nào. Hệ thống này bao gồm tất
1
Trần Hữu Quang (2004), Đi tìm những yếu tố tâm lý – xã hội cản trở tinh thần khởi nghiệp, Thời báo Kinh
tế Sài Gòn,6
2
Nguyễn Duy Bột chủ biên (1997), Giáo trình Marketing thương mại quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc
dân, 23
5
cả vấn đề từ cách nghĩ, nói, làm, thói quen ngôn ngữ, sản phẩm vật chất và
tình cảm, quan điểm của các thành viên đó”
3
.
Đứng từ góc độ kinh tế, một chuyên gia trong lĩnh vực giao lƣu văn hóa
và quản lý – Geert Hofstede đã định nghĩa: “Văn hóa là sự chương trình hóa
chung của tinh thần giúp phân biệt các thành viên của nhóm người này với
thành viên của nhóm người khác, theo nghĩa này văn hóa bao gồm hệ thống
các chuẩn mực và các chuẩn mực là một trong số các nền tảng của văn hóa.”
4
Từ những định nghĩa trên của nhiều tác giả khác nhau, nhìn từ nhiều
góc độ khác nhau có thể thấy đƣợc những đặc điểm chung nhất về văn hóa.
Đó là: văn hóa là sản phẩm của xã hội loài ngƣời, đƣợc hình thành và đƣợc
đúc kết cũng nhƣ đƣợc truyền từ đời này sang đời khác trong cuộc sống xã
hội. Văn hóa có nhiều khía cạnh, lĩnh vực và giữa chúng có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau.
Khái niệm về văn hóa là rất đa dạng và linh hoạt giữa các lãnh thổ và
tộc ngƣời khác nhau, vì vậy, trong khuôn khổ của khóa luận này, em sử dụng
khái niệm về văn hóa của tổng giám đốc Unesco – Frederico Mayor làm
chuẩn mực xuyên suốt cả đề tài của mình.
“Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác dân
tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất, cho đến những tín
ngƣỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”
5
.
1.2. Khái niệm về văn hóa kinh doanh
Cũng nhƣ khái niệm về văn hóa, văn hóa kinh doanh rất rộng và phức
tạp, hoàn toàn không có một định nghĩa chính xác nào về nó.
“Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa trong hoạt
động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo
3
Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội.
4
Vũ Quốc Tuấn, Để hình thành và phát triển tầng lớp doanh nghiệp Việt Nam, Doanh nghiệp Việt Nam thời
kỳ đổi mới, Phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 67
5
Robinson (1996), 72 vấn đề thực tiễn cần lưu ý trong kinh doanh tại Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, 7
6
ra trong quá trinh kinh doanh, hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định
và đặc thù của họ”
6
.
Khái niệm này đã chỉ ra đƣợc sự khác biệt giữa văn hóa kinh doanh –
một bộ phận trong văn hóa dân tộc và văn hóa trong kinh doanh – những yếu
tố của văn hóa trong văn hóa dân tộc.
Ngoài ra, trong khái niệm này, văn hóa kinh doanh có hai phƣơng diện.
Hai phƣơng diện này có liên hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau, từ đó tạo
ra những văn hóa riêng biệt và đặc thù cho từng doanh nghiệp.
Phƣơng diện thứ nhất, sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh
doanh chủ thể tức là các yếu tố văn hóa này góp phần vào quá trình sản xuất
kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn thị hiếu, nhu cầu của
ngƣời tiêu dùng từ đó đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thứ hai, trong quá trinh kinh doanh, các sản phẩm văn hóa cũng đƣợc
tạo ra nhƣ triết lý, hệ giá trị …
Một định nghĩa khác về văn hóa kinh doanh, nhƣng lại đứng trên góc
nhìn của những nhà quản trị học. “Văn hóa, nhất là văn hóa kinh doanh, văn
hóa doanh nghiệp hay văn hóa tổ chức được hiểu là một hệ thống các giá trị.
Các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do các thành viên trong doanh
nghiệp đó sáng tạo và tích lũy trong quá trình tương tác với môi trường bên
ngoài và hội nhập bên trong tổ chức. Văn hóa này sẽ được dùng để đánh giá
các hành vi, do đó được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành
viên như một chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ
với cá vấn đề mà họ luôn đối mặt”
7
.
1.3. Văn hóa kinh doanh – Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp giống hay khác nhau,
điều này phụ thuộc vào quan niệm của từng ngƣời. Thực chất, giữa văn hóa
6
TS. Đỗ Minh Cƣơng (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, NXB Chính trị Quốc gia, tr70
7
Ngô Quý Nhâm, Những thách thức lớn trong quá trình hội nhập
7
kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp có sự tƣơng đồng nhƣng đồng thời cũng
có sự khác nhau về mức độ. Hiện nay, có hai quan điểm về mối quan hệ giữa
văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp.
Quan điểm thứ nhất cho rằng văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận của
văn hóa kinh doanh. Văn hóa kinh doanh chính là nền tảng tinh thần, là linh
hồn cho hoạt động kinh doanh của một quốc gia, nó đƣợc hình thành ngay từ
khi xuất hiện các hoạt động kinh doanh trong đời sống xã hội của dân tộc đó
và nó thể hiện phong cách kinh doanh của một dân tộc. Ví dụ: ngƣời Trung
Quốc nổi tiếng với tính cộng đồng cao trong khi ngƣời Nhật Bản lại nổi tiếng
về sự giữ chữ tín trong kinh doanh. Tất cả những điều này đã làm nổi bật lên
rằng văn hóa kinh doanh không chỉ của riêng một doanh nghiệp nào mà là của
cả một quốc gia, nó nhƣ một nét đặc trƣng tiêu biểu trong văn hóa kinh doanh
của quốc gia đó.
Theo đó, định nghĩa về văn hóa kinh doanh của viện kinh doanh Nhật
Bản – Hoa Kỳ (Japan – American Business Acadamy - JABA) thì: “Văn hóa
kinh doanh có thể được định nghĩa như ảnh hưởng của những mô hình văn
hóa của một xã hội thành những thiết chế và những thông lệ kinh doanh của
xã hội đó”.
Ngoài ra, còn có định nghĩa: “Văn hóa kinh doanh là sự thể hiện
phong cách kinh doanh của một dân tộc. Nó bao gồm các nhân tố rút ra từ
văn hóa dân tộc, được các thành viên trong xã hội vận dụng vào các hoạt
động kinh doanh của mình và cả những giá trị, triết lý… mà các thành viên
này tạo ra trong quá trình quản trị kinh doanh”
8
.
Theo định nghĩa này thì VHKD chỉ là một bộ phận của văn hóa, đồng
thời VHDN cũng sẽ chỉ là một tiểu văn hóa trong VHKD của một quốc gia.
8
TS. Nguyễn Hoàng Ảnh (2004), luận án tiến sỹVai trò của văn hóa trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây
dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
8
Cách hiểu thứ hai là theo quan niệm của các nhà quản trị thì VHKD
cũng chính là VHDN.
Theo Edgar H. Schein: “Văn hóa kinh doanh là tổng hợp những quan
niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải
quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh”.
Nhƣ vậy, chủ thể của VHKD chính là doanh nghiệp. Doanh nghiệp là
chủ thể chính, mang tính quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
bên cạnh các nhân tố khác nhƣ nhà nƣớc, tầng lớp xã hội … Trong khuôn khổ
của bài khóa luận, em dùng cách hiểu thứ hai.
Có nhiều quan niệm khác nhau về VHDN. Theo phép ẩn dụ so sánh, có
ngƣời cho rằng VHDN là tính cách của DN. “Tính cách” này thể hiện ở mức
độ nhân viên đƣợc khuyến khích đổi mới và mạo hiểm bao nhiêu?
Hay VHDN là “bộ gen” của doanh nghiệp. “Bộ gen” đó bao gồm
quyền ra quyết định, thông tin, công cụ động viên và cấu trúc. Trong đó
quyền ra quyết định thể hiện rằng ai quyết định cái gì, thực sự quyết định nhƣ
thế nào và bao nhiêu ngƣời tham gia ra quyết định, phạm vi quyết định là bao
nhiêu? Trong các yếu tố thông tin đƣợc thể hiện trong thành tích công tác
đƣợc đo lƣờng nhƣ thế nào, kiến thức đƣợc chia sẻ bao nhiêu? Nhân viên
đƣợc khuyến khích quan tâm bằng cái gì, bằng cách nào?
TS. Phan Quốc Việt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tâm Việt Group
định nghĩa: “Nếu doanh nghiệp là chiếc máy tính thì văn hóa doanh nghiệp
chính là hệ điều hành”.
Việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ bộ gen hay hệ điều hành máy tính tuy
chƣa đƣa ra đƣợc cái nhìn tổng thể về VHDN nhƣng cũng đã chỉ ra tầm quan
trọng của VHDN. VHDN chính là xƣơng sống của doanh nghiệp, quyết định
đến sự thành bại của DN đó.
2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VHKD
9
Cụm từ “văn hóa kinh doanh” cho đến nay không còn xa lạ đối với mỗi
ngƣời mà đặc biệt là đối với mỗi doanh nhân, những ngƣời làm kinh doanh.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của cụm từ đó vào thời điểm nào thì cũng chƣa ai xác
định đƣợc. Có một điều chắc chắn rằng sự ra đời và phát triển của VHKD gắn
liền với sự ra đời và phát triển của hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh là một hoạt động cơ bản của xã hội loài ngƣời, hoạt động
xuất hiện gắn liền với sự ra đời của nền sản xuất hàng hóa. Ngay từ thời cổ
đại, kinh doanh đã mang tƣ cách là một nghề với sự tham gia của các doanh
nhân. Đây là một hành động chính đáng xuất phát từ nhu cầu phát triển do sự
phân công lao động tạo ra. Tuy nhiên, ở một số xã hội phong kiến nhƣ Trung
Quốc là ví dụ, doanh nhân không đƣợc coi trọng. Mặc dù những doanh nhân
đó là những ngƣời làm ăn lƣơng thiện, chân chính, có tiền bạc, giàu có nhƣng
họ vẫn không đƣợc xã hội coi trọng, mọi ngƣời luôn quan niệm “sĩ, công,
nông, thƣơng”, luôn coi họ chỉ là con buôn.
Giữa văn hóa và kinh doanh có mối quan hệ mật thiết, vừa thống nhất
vừa phụ thuộc vào nhau. Mục đích của kinh doanh là thu lợi nhuận còn văn
hóa giúp cho DN phát triển bền vững. Không thể có văn hóa suy đồi mà kinh
tế lại phát triển đƣợc. Văn hóa bao giờ cũng là một động lực quan trọng cho
phát triển kinh tế, mặt khác, kinh tế phát triển lại là mảnh đất màu mỡ đầy
thuận lợi cho sự phát triển văn hóa. Chính mối quan hệ giữa văn hóa và kinh
doanh đã hình thành nên “văn hóa kinh doanh”. Điều này tạo ra những nét
đẹp trong kinh doanh, tạo nên những nét đặc trƣng trong kinh doanh của mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc. VHKD của một quốc gia tồn tại từ đời này sang đời
khác, càng ngày càng tinh túy hơn do kế thừa và phát huy những bản sắc của
dân tộc. Ngày nay, VHKD đã trở thành một cụm từ phổ biến không chỉ trong
giới kinh doanh mà còn trong xã hội nói chung. Khi nhắc tới cụm từ ấy, ngƣời
ta thấy đƣợc những nét mới trong kinh doanh ngày nay. Đó là: kinh doanh
không chỉ thu lợi nhuận mà còn là kinh doanh có văn hóa.
10
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA KINH DOANH
Nếu văn hóa là nền tảng tinh thần, đảm bảo cho sự phát triển bền vững
của một xã hội, một quốc gia thì VHKD chính là nền tảng tinh thần, là linh
hồn cho hoạt động kinh doanh của một quốc gia.
Mỗi một doanh nghiệp đều có VHKD riêng, đặc trƣng nhƣng tựu
chung lại, tất cả đều đƣợc hình thành trên nền tảng của văn hóa và chịu ảnh
hƣởng lớn từ văn hóa nói chung.Vì văn hóa kinh doanh là một bộ phận của
văn hóa, là sản phẩm của nền văn hóa nên nó mang những đặc điểm của văn
hóa nói chung đồng thời cũng mang những đặc điểm riêng của VHKD.
Đầu tiên, VHKD mang những đặc điểm của văn hóa. Đó là:
- Văn hóa tập quán
- Văn hóa cộng đồng
- Văn hóa dân tộc
- Văn hóa có thể học hỏi đƣợc
- Văn hóa mang tính chủ quan
- Văn hóa mang tính khách quan
- Văn hóa mang tính lịch sử
- Văn hóa mang tính kế thừa
- Văn hóa mang tính năng động
Ngoài ra, đặc điểm riêng của VHKD là:
VHKD xuất hiện cùng với sự xuất hiện của hàng hóa và thị trƣờng.
Khi xã hội loài ngƣời xuất hiện thì văn hóa nói chung cũng xuất hiện,
còn VHKD xuất hiện khi nền sản xuất kinh doanh đã tiến đến một mức độ
phát triển nhất định. Khi đó, DN mới có đủ thời gian để kiểm chứng lại và xác
định đúng đắn hơn con đƣờng kinh doanh nào nên đi chứ không đơn thuần vì
mục tiêu lợi nhuận nhƣ ban đầu.
VHKD mang tính chất quản trị.
11
Điều này thể hiện rõ qua các tập đoàn đa quốc gia. Dù ở đất nƣớc nào
trên thế giới họ vẫn mang theo một nền văn hóa của riêng mình, có từ lâu đời
và nền văn hóa mà họ mang theo ít nhiều ảnh hƣởng đến những nhân viên
cùng làm việc và cùng chia sẻ với họ những giá trị tƣ tƣởng chung.
VHKD chỉ đƣợc xem xét trên phạm vi hẹp với nhóm đối tƣợng cụ thể.
Phạm vi này chỉ có thể là thể nhận, pháp nhân, trong đó chủ yếu là
VHKD của các công ty, tập đoàn và các doanh nghiệp.
VHKD của một quốc gia phù hợp với trình độ kinh doanh của quốc gia đó.
Ở một trình độ kinh doanh nhất định sẽ có một nền VHKD tƣơng xứng,
phù hợp với nó.
4. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NÊN VHKD
Xây dựng nền văn hóa kinh doanh là một việc làm có tính thực tế, mục
tiêu cụ thể là nhằm làm cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh – yếu tố
đóng vai trò quyết định đối với nền sản xuất của đất nƣớc trở nên ngày càng
mang tính văn hóa cao. Điều này thể hiện ở ba mặt: Văn hóa doanh nhân; Văn
hóa thƣơng trƣờng và văn hóa doanh nghiệp. Ba mặt này chính là ba bộ phận
hợp thành một nền văn hóa kinh doanh theo nghĩa toàn vẹn nhất.
Văn hóa doanh nhân: Văn hóa thể hiện ở đội ngũ những con người
gồm cả cá nhân và tập thể tham gia sản xuất kinh doanh, chủ yếu thể hiện ở
trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ và vốn tri thức tổng hợp. Văn hóa thể
hiện ở kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng, năng lực tổ chức, đạo đức nghề nghiệp
và ý thức công dân, …
Văn hóa thương trường: Văn hóa thể hiện trong cơ cấu tổ chức, hệ
thống pháp chế, các chính sách chế độ, trong mọi hình thức hoạt động liên
quan quá trình sản xuất kinh doanh, gồm cả sự cạnh tranh,… tất cả nhằm tạo
ra môi trường kinh doanh thuận lợi, tốt đẹp.
12
Văn hóa doanh nghiệp: Đây là bộ phận có vai trò, vị trí quan trọng
mang tính quyết định đến VHKD. DN là nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực
con người (đội ngũ doanh nhân các loại), là nơi làm gạch nối, nơi có thể tạo
ra lực điều tiết, tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với tất cả các yếu tố chủ
quan, khách quan khác nhau nhằm góp phần hình thành nên một môi trường
sản xuất kinh doanh phát triển theo một chiều hướng nào đó. VHDN chính là
văn hóa tập trung và tỏa sáng trong các thiết kế, các đơn vị tổ chức sản xuất
kinh doanh thể hiện qua những biểu trưng (symbol) chung thuộc về hình thức
(logo, đồng phục…) cùng các yếu tố tạo nên thương hiệu của DN, qua năng
lực, phẩm chất, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra chất lượng sản
phẩm và những thành tích, truyền thống, qua phong cách giao tiếp, ứng xử
thống nhất của toàn đơn vị (đối với nội bộ, đối với khách hàng) trong mọi quá
trình sản xuất kinh doanh
9
.
VHKD chia thành các “lớp” khác nhau. Các “lớp” này thể hiện mức độ
có thể cảm nhận đƣợc của các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp hay tính hữu
hình của các giá trị văn hóa đó
10
.
Mô hình 1: Các lớp của văn hóa doanh nghiệp
9
TS. Huỳnh Quốc Thắng, Văn hóa doanh nghiệp với chiến lược xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam
(
10
Peg C. Neuhauser, PhD & Kirl L. Stormberg(2000), Culture.Com, John Wiley& son Canada, Ltd.
13
Lớp ngoài cùng (3): Những biểu tƣợng và ngôn ngữ (Symbol and
Language). Đây là cấp độ đơn giản và hữu hình nhất của VHDN. Lớp này
bao gồm tất cả những hiện tƣợng và sự vật hữu hình mà bạn có thể nhìn:
- Kiến trúc, thiết kế nội thất
- Cơ cấu tổ chức
- Văn bản qui định nguyên tắc hoạt động
- Nghi lễ và lễ hội hàng năm
- Biểu tƣợng, logo, khẩu hiệu
- Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ
- Giai thoại, huyền thoại về tổ chức
Đây là cấp dễ thấy nhất của VHKD, văn hóa doanh nghiệp là những
“biểu tƣợng trực quan” và qua những gì hữu hình mà mọi ngƣời đều có thể
thấy đƣợc, nó thể hiện những giá trị thầm kín hơn nằm sâu bên trong mà mỗi
thành viên, những ngƣời hữu quan có thể cảm nhận đƣợc.
Ví dụ về một số khẩu hiệu của các doanh nghiệp:
Texas Instrument: “Nhân viên không chỉ thêm đôi bàn tay mà cả khối óc”
British Petroleum: “Liên tục phát triển”
British Airway: “Hãng hàng không cả thế giới yêu thích”
Lớp thứ hai (2): Những hành vi và thói quen (Behavios and Habits)
“Cách mà mọi người ở đây làm”
Những hành vi và thói quen của những ngƣời làm việc trong DN tạo
nên lớp thứ hai của VHDN. Lớp này đƣợc miêu tả bằng câu nói: “đó là cách
mà ở đây chúng tôi làm”. Về mặt khoa học xã hội lớp thứ hai này đƣợc gọi là
“các quy tắc, tiêu chuẩn”. Tất cả những hành vi, thói quen cũng nhƣ mục tiêu
mà các thành viên trong doanh nghiệp cùng hƣớng tới không phải hình thành
14
một cách ngẫu nhiên hay qua thỏa thuận, mà nó đƣợc dẫn đạo bởi những
nguyên tắc quản lý, những triết lý kinh doanh của doanh nghiệp đó. Những
giá trị này thƣờng đƣợc tuyên bố ra công chúng, đƣợc phổ biến rộng rãi cho
mọi thành viên trong doanh nghiệp cũng nhƣ các bên đối tác. Lớp này còn
đƣợc gọi là những giá trị đƣợc thể hiện vì nó đƣợc thể hiện qua từng hành vi,
cách ứng xử của mỗi thành viên. Giá trị này gồm hai loại: loại thứ nhất là các
giá trị tồn tại khách quan và hình thành tự phát, loại thứ hai là các giá trị mà
lãnh đạo mong muốn và phải xây dựng từng bƣớc.
Ví dụ nhƣ một doanh nghiệp muốn tất cả các nhân viên của mình khóac
áo đồng phục khi làm việc. Ban đầu có thể sẽ có một số ngƣời phản đối. Lúc
này các biện pháp khuyến khích, ép buộc đƣợc thực hiện một cách thích hợp
sẽ giúp tạo ra một nề nếp (mặc dù có thể sẽ có đôi chút ép buộc). Theo thời
gian, việc khoác áo đồng phục dần dần trở thành thói quen. Cho đến khi nó
trở thành phản xạ tự nhiên và mọi ngƣời cảm thấy hãnh diện khi khoác áo
đồng phục. Và các nhân viên mới vào DN cũng thấy ngay đƣợc việc khoác áo
đồng phục là một hãnh diện, thể hiện mình là thành viên của doanh nghiệp.
Lớp trong cùng (1): Các ngầm định và giá trị cốt lõi của DN
(Shared Underlying assumption – Core Values of Group).
Đây là lớp sâu nhất của VHDN. Các ngầm định và giá trị cốt lõi là
phần sâu nhất trong VHDN. Nó chính là trục của bánh xe VHDN. Thƣờng thì
những ngầm định này ăn sâu đến mức những ngƣời trong DN khó có thể diễn
tả thành lời và họ chỉ có thể giải thích nó bằng cách coi nó nhƣ một điều
đƣơng nhiên.
Các ngầm định và giá trị cốt lõi của DN có thể là niềm tin, nhận thức,
suy nghĩ hay những tình cảm mặc nhiên có trong doanh nghiệp. Mặc dù nó
không hề biểu lộ ra ngoài, bởi vậy nó còn đƣợc gọi là các ngầm định, nhƣng
nó chính là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi thành viên. Để hình
thành đƣợc các ngầm định này, các DN phải qua một quá trình trải nghiệm
15
lâu dài, thế nhƣng một khi nó đã hình thành thì nó thƣờng rất khó thay đổi và
ảnh hƣởng rất lớn đến phong cách làm việc, quyết định, giao tiếp và đối xử.
Và sự ảnh hƣởng của các ngầm định còn lớn hơn rất nhiều so với sự ảnh
hƣởng của các giá trị đƣợc thể hiện
11
.
Ngoài cách tiếp cận trên đây, còn có rất những cách nhìn nhận, những
quan điểm khách nhau về VHKD, VHDN.
“Nếu xem xét một cách chi tiết, thì văn hóa doanh nghiệp được thể hiện
chính ở hai yếu tố: phong cách lãnh đạo của người quản lý và tác phong làm
việc của nhân viên”
12
.
“Có thể hiểu: văn hóa doanh nghiệp là một dạng văn hóa tổ chức. Nó
bao gồm: môi trường văn hóa bên trong và bên ngoài ta quen gọi là môi
trường nhân văn.
Mục tiêu của môi trường nhân văn bên trong chính là các hành vi, cách
ứng xử giữa chủ thể quản lý và khách thể (người bị quản lý) và giữa các
thành viên với nhau. Thước đo của nó chính là tạo ra sự đồng thuận, nhất trí
cao trong một doanh nghiệp đến độ mọi người đều có quan niệm: mọi thành
đạt cũng như thất bại đều có mình đóng góp hoặc có lỗi (trách nhiệm).
Còn môi trường nhân văn bên ngoài chính là hành vi, cách ứng xử của
chủ thể quản lý doanh nghiệp (giám đốc) đối với khách hàng, đối tác, đối thủ
cạnh tranh, thị trường, luật pháp, môi trường và yếu tố văn hóa dân tộc. Với
mỗi hành vi, cách ứng xử khác nhau sẽ có kết quả khác nhau.
Ngoài môi trường nhân văn, văn hóa doanh nghiệp còn bao gồm các
thành tố: phong tục, tập quán, thói quen, tâm lý chung của doanh nghiệp, các
11
Phó giám đốc công ty Tâm Việt, ThS. Nguyễn Huy Hoàng, Văn hóa doanh nghiệp hình thành theo thời
gian ()
12
Giám đốc chiến lƣợc phát triển Trung tâm năng suất Việt Nam - Phạm Thanh Hƣng, Văn hóa doanh
nghiệp – từ nhận thức tới hành động ()
16
huyền thoại, các truyền thuyết hoặc tín ngưỡng chung của doanh nghiệp, các
triết lý, hệ tư tưởng chung của doanh nghiệp, hệ thống các giá trị về: chân,
thiện, mỹ của doanh nghiệp”
13
.
Môi trường nhân văn bên trong của DN sẽ tạo ra nguồn lực nội sinh của
doanh nghiệp, tạo ra bản sắc của doanh nghiệp. Còn môi trường nhân văn bên
ngoài của doanh nghiệp sẽ tạo ra hướng phát triển của doanh nghiệp.”
1
Những quan niệm, cách nhìn nhận tuy khác nhau nhƣng cũng phần nào
giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể và đa dạng hơn về những yếu tố cấu thành
nên VHKD của một doanh nghiệp.
Phong cách lãnh đạo – một yếu tố quyết định đến VHKD của
doanh nghiệp.
Phong cách lãnh đạo là một yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm
nên sự thành công trong làm ăn của DN. Có những nhà lãnh đạo đã tạo nên
một nền VHKD mạnh mẽ và cũng có những nhà lãnh đạo có khả năng thay
đổi hẳn văn hóa của doanh nghiệp và tạo ra sức sống mới, tạo bƣớc nhảy vọt
trong hoạt động của DN.
Stew Leonard là một ví dụ, ông điều hành một siêu thị gần ba cửa hàng
và rất có lời nói rằng ông thấy 50 nghìn đô-la bay ra khỏi cửa hàng của mình
mỗi khi ông nhìn thấy một khách hàng giận dỗi. Mỗi một khách hàng trung
bình của ông chi tiêu khoảng 100 đô-la/tuần, đi mua sắm 50 tuần/năm và còn
tiếp tục mua hàng ở chỗ ông trong vòng 10 năm. Nếu khách hàng này có một
trải nghiệm không vui và chuyển sang mua ở một siêu thị khác thì siêu thị
Stew Leonard mất doanh thu 50 nghìn đô-la. Khoản mất mát này có thể lớn
hơn nhiều nếu khách hàng thất vọng này kể cho những khách hàng khác về ấn
tƣợng xấu của mình và làm họ bỏ đi. Vì vậy, để làm cho khách hàng của mình
13
Trƣởng khoa Kinh tế, Trƣờng Lê Hồng Phong, Thạc sỹ Bùi Quốc Thám, Điều kiện hội nhập là có văn hóa
doanh nghiệp ()
17
quay trở lại, Stew Leonard’s đã tạo ra những gì mà thời báo New York đặt
biệt danh là “Disneyland của các cửa hàng bơ sữa”, hoàn chỉnh với các nhân
vật có mặc trang phục, những buổi giải trí theo lịch biểu, một vƣờn thú kiểng,
và công nghệ sử dụng hệ thống điện tử để vận hành các con rối khắp cửa
hàng. Từ những cửa hàng bơ sữa nhỏ, Stew Leonard’s đã tăng trƣởng với tốc
độ kinh hoàng, xây dựng thêm 29 phần mở rộng vào cửa hàng ban đầu, mà
hiện nay phục vụ trên 250.000 khách hàng mỗi tuần. Đông đảo những ngƣời
đi mua sắm trung thành này phần lớn là kết quả của cách tiếp cận nhiệt tình
đối với dịch vụ khách hàng của cửa hàng
14
.
Stew Leonard nổi tiếng với “tìm mọi cách làm hài lòng khách hàng”.
Đây là một bản sắc văn hóa mạnh với hai phƣơng châm:
Thứ nhất, khách hàng không đến với chúng ta để hỏi: hôm nay tôi có
thể làm gì cho ngài, Stew Leonard? Mà chính chúng ta phải đến với họ và hỏi
họ xem chúng ta có thể làm gì cho họ.
Thứ hai, ông đƣa ra 2 qui tắc ở Stew Leonard’s. Điều 1: Khách hàng luôn
đúng. Và điều 2: Nếu lúc nào đó khách hàng sai, thì hãy đọc lại điều một.
Hay một ví dụ khác về phong cách lãnh đạo. Tổng giám đốc mới của
Ford – Alan Mulally đã thay đổi cả VHKD trăm năm của Ford Motor Co.
Mulally đã mang lại không khí làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật hoàn toàn
mới mẻ, qua đó làm thay đổi bộ mặt và diện mạo của Ford cũng nhƣ văn hóa
kinh doanh tại đây. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là văn hóa lâu đời của
Ford bị thay đổi mà nó đƣợc cải tiến và tiến bộ hơn dƣới thời của Alan
Mulally. Alan Mulally là một ngƣời biết hoạt động theo nhóm, một nhà lãnh
đạo biết truyền cảm hứng đồng thời ông còn đƣợc coi là kiến trúc sƣ của các
kiến trúc sƣ bởi ông dựa chủ yếu vào các thông số để đƣa ra quyết định.
14
Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Full Bright niên khóa 2006-2007, Tiếp thị địa phương (bài đọc), 21
18
Chính chủ tịch Ford Motor Co., Bill Ford Jr, đã khẳng định rằng Alan Mulally
là một bậc anh hùng.
Nhƣ vậy, nhà lãnh đạo có thể tạo ra, củng cố cũng nhƣ thay đổi hay hòa
nhập các giá trị và triết lý văn hóa cá nhân vào VHDN. Vai trò, năng lực của
ngƣời lãnh đạo càng lớn thì ảnh hƣởng của họ đối với việc hình thành và củng
cố bản sắc VHDN càng mạnh.
5. VAI TRÒ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA KINH DOANH
5.1. Ảnh hƣởng của VHKD
VHKD có ảnh hƣởng đến sự phát triển thƣơng mại.
Nhƣ em đã trình bày ở trên, văn hóa và kinh doanh là hai lĩnh vực có
tác động qua lại với nhau. Văn hóa bao giờ cũng là động lực phát triển cho
kinh tế, đồng thời kinh tế phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của văn hóa. Văn hóa và phát triển kinh tế luôn đi song hành cùng nhau,
không thể có văn hóa suy đồi mà kinh tế phát triển với nhau. VHKD là một
bộ phận của văn hóa nên cũng không đứng ngoài mối quan hệ ấy.
Văn hóa và kinh doanh có sự tác động biện chứng với nhau. Kinh
doanh phải đảm bảo đƣợc nhu cầu sống tối thiểu của con ngƣời, sau đó mới
đảm bảo điều kiện cho văn hóa phát triển. Kinh tế không chỉ phát triển nếu
không có một nền tảng văn hóa, đồng thời văn hó không chỉ phản ánh kinh tế
mà còn là nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế. Với mối quan hệ đó, sự
phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc chỉ có thể năng động, hiệu quả, có
tốc độ cao, chừng nào mà quốc gia đó đạt đƣợc sự phát triển kết hợp hài hòa
giữa văn hóa và kinh doanh.
Bản thân hoạt động kinh doanh dƣới mọi hình thức là một hoạt động
văn hóa, bởi nó đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ hay thƣởng thức của con ngƣời,
19
làm đẹp mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời và môi trƣờng sống của nó. Yêu
cầu ngày càng cao về chất lƣợng, ngày càng nhiều về số lƣợng của ngƣời tiêu
dùng đã kích thích sáng tạo vô biên, sự cố gắng không mệt mỏi của các thành
viên tham gia hoạt động kinh doanh.
Văn hóa kinh doanh ảnh hƣởng đến đàm phán thƣơng mại.
Việc hiểu biết chung về nét đặc trƣng của VHKD của từng quốc gia nói
chung và của từng doanh nghiệp nói riêng là vô cùng quan trọng. Việc hiểu
biết về VHKD sẽ bƣớc đầu giúp cho việc đàm phán hay ký kết hợp đồng
thƣơng mại đƣợc thuận lợi, dễ dàng hơn, đặc biệt khi đàm phán với những
DN nƣớc ngoài. Hơn nữa, hiểu biết VHKD và biết cách giao tiếp với đối tác
giúp DN chủ động trên bàn đàm phán, giúp cuộc đàm phán đi đến thành công và
từ đó thiết lập đƣợc mối quan hệ làm ăn với đối tác, đạt đƣợc kết quả ngoài
mong đợi.
Trong đàm phán, yếu tố thời gian đóng một vai trò chủ đạo. Tuy nhiên,
đối với các nền văn hóa khác nhau thì ý nghĩa cũng nhƣ tầm quan trọng của
thời gian cũng khác nhau. Ở những nƣớc phƣơng Tây thì “thời gian là tiền
bạc”, còn những nƣớc Châu Á, Châu Mỹ – Latin hay Châu Phi thì thời gian
không có giá trị đến nhƣ vậy. Điều này ảnh hƣởng rất nhiều đến tốc độ đàm
phán và thời gian bắt đầu các cuộc gặp mặt.
Ngoài yếu tố thời gian thì yếu tố ngôn ngữ cũng là một trong những
yếu tố cần chú trọng khi các DN tham gia đàm phán. Hiểu biết ngôn ngữ và
biết đƣợc cách sử dụng thành thạo ngôn ngữ là một lợi thế lớn khi giao tiếp
với các doanh nhân nƣớc ngoài. Một số ngôn ngữ có truyền thống là mập mờ
đặc biệt là ngôn ngữ của các nƣớc Châu Á, ngƣời khác khó mà có thể hiểu hết
đƣợc ẩn ý. Trong một số nền văn hóa ngay cả “Vâng” cũng có nghĩa là “có
thể” hoặc là “không”. Một số ngôn ngữ Châu Á thƣờng chứa đựng những ẩn
dụ, bóng gió có thể gây hiểu nhầm cho những ngƣời phƣơng Tây. Không hiểu