Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Những nét tương phản trong văn hóa kinh doanh của đức và trung quốc.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.87 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, quá trình giao thương
buôn bán, mở rộng mối quan hệ giữa các nước đang ngày càng mở rộng. Với sự
ra đời của tổ chức thương mại thế giới WTO, các nước trên thế giới đang ngày
càng xích lại gần nhau hơn trong việc trao đổi hàng hóa, doanh nghiệp từ những
nước phát triển đang có xu hướng mở các nhà máy sản xuất tại nước kém phát
triển hơn nhằm tiết kiệm chi phí cũng đang tăng cao. Đối với bất kỳ nước nào
muốn mở rộng giao thương, hợp tác làm ăn lâu dài với các nước đều chịu tác
động bởi rất nhiều yếu tố. Trong đó, văn hóa là một yếu tố doanh nghiệp cần
phải hết sức lưu ý, văn hóa có tác động rất lớn đến việc mở rộng hoạt động kinh
doanh sang nước ngoài của các doanh nghiệp. Nó có thể là rào cản lớn nếu
doanh nghiệp không biết đặc điểm của văn hóa kinh doanh cũng như văn hóa
dân tộc của nước bạn, một doanh nghiệp có thể ký được hợp đồng rất lớn mang
lại giá trị cao nếu có tìm hiểu những cách cư xử nào là phù hợp với các đối tác
của mình, nhưng cũng có thể “ra về tay không” mà không biết lý do tại sao. Việc
tìm hiểu các đặc điểm văn hóa trong kinh doanh cũng như những đặc điểm văn
hóa trong cách ứng xử hàng ngày, những thói quen, những điều cấm kỵ trong
giao tiếp cũng như trong các buổi lễ long trọng, thái độ như thế nào trong quá
trình ký kết hợp đồng, văn hóa đó mang đặc điểm gì…là nhiệm vụ hàng đầu của
các doanh nghiệp khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài nước của
mình. Có thái độ tìm hiểu kỹ càng văn hóa trước khi đặt mối quan hệ có thể giúp
các doanh nghiệp thêm tự tin hơn, có được kiến thức để hành xử đúng đắn, tạo
mối quan hệ lâu dài, đem lại lợi ích lớn cho công ty, doanh nghiệp đảm bảo cho
sự phát triển, tồn tại của nó trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay.
Nhóm thực hiện
PHẦN NỘI DUNG
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1. Khái quát chung về văn hóa kinh doanh
Văn hoá kinh doanh là một khái niệm đã có từ lâu trên thế giới, song nó


vẫn còn là một khái niệm mới và mở ở Việt Nam và trên thế giới. Cuộc sống
cũng như công việc kinh doanh không ngừng vận động, chắc chắn sẽ còn nhiều
chuẩn mực khác để đánh giá văn hoá kinh doanh nữa mà từ góc độ của bản thân,
mỗi chúng ta sẽ bổ sung thêm khi đặt mình vào công việc của một doanh nhân
đang kinh doanh một cách có văn hoá.
Khi nói kinh doanh có văn hoá (hay văn hoá kinh doanh) là ta đã nói đến
một vấn đề cốt lõi, mang tính bản chất của kinh doanh đó là vấn đề đạo đức của
người kinh doanh. Nói cách khác kinh doanh có văn hoá là kinh doanh phải có
đạo đức. Đạo đức của người kinh doanh không phải là vấn đề trừu tượng, mà rất
cụ thể: tính trung thực, giữ chữ tín đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống. không
chạy theo lợi ích của cá nhân hay nhóm người để làm ăn đối trá, lừa đảo, chụp
giật, "đánh quả" bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả việc loại trừ đối thủ trên thương
trường. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã chủ trương đưa ra hình ảnh tối ưu nhằm
nâng cao uy tín cho doanh nghiệp qua những triết lý kinh doanh như phục vụ
khách hàng hoàn hảo, coi khách hàng là thượng đế, chữ tín quý hơn vàng, gửi
trọn niềm tin... Phải chăng đây chính là những tác động lâu dài và bền vững nhất
của văn hoá khi nó thâm nhập vào công việc kinh doanh của các doanh nghiệp?
2. Lý do và mục đích của đề tài
Với bề dày lịch sử đáng nể, Trung Quốc được xem là cái nôi văn hóa
nhân loại với lịch sử tồn tại ít nhất trên 3.500 năm. Đất nước này đã tồn tại lâu
2
đời, có một quá khứ huy hoàng rực rỡ, có nhiều nét độc đáo để chúng ta có thể
chiêm ngưỡng và học hỏi. Cùng là cái gốc văn hóa phương Đông, Việt Nam
cũng có những nét văn hóa, phong tục tập quán khá tương đồng với Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Đức là một nước nằm ở trung tâm Châu Âu, có những đặc điểm
đặc trưng cho văn hóa phương Tây.
Đề tài được thực hiện với mục đích xây dựng cái nhìn tổng quát về văn
hóa phương Đông lẫn phương Tây, có sự so sánh giữa hai nhánh văn hóa lớn
này. Nhóm chúng tôi đã thỏa luận và lựa chọn hai nước Trung Quốc và Đức làm
hai nước đại diện, tiến hành tìm hiểu, phân tích và so sánh. Qua đó, hy vọng

cung cấp thêm những thông tin hữu ích giúp cho các doanh nhân trong hoạt động
hợp tác làm ăn quốc tế, cũng như tăng thêm sự hiểu biết của chúng tôi về văn
hóa các nước trên thế giới.
CHƯƠNG 2
VĂN HÓA KINH DOANH CỦA NGƯỜI ĐỨC
3
1. Giới thiệu sơ lược về Cộng hòa Liên Bang Đức:
Là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu và có chung đường biên giới
với các nước Đan Mạch (về phía Bắc), Ba Lan và Séc (phía Đông), Áo và Thụy
Sĩ (về phía Nam), Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía Tây). Lãnh thổ
Đức trải rộng 357.021 km
2
và có khí hậu ôn đới. Với 82 triệu người, Đức là
nước có dân số lớn nhất trong Liên minh châu Âu và là nước có số dân nhập cư
lớn thứ ba trên thế giới.
Đức là một nước cộng hòa đại nghị liên bang bao gồm 16 bang. Thủ đô
và thành phố lớn nhất là Berlin. Đức là thành viên của Liên hiệp quốc, NATO,
G8, G20, OECD và WTO. Đức là một cường quốc với nền kinh tế có GDP danh
nghĩa đứng thứ tư và GDP sức mua tương đương đứng thứ năm trên thế giới.
Đức là nước viện trợ phát triển hằng năm nhiều thứ nhì,[3] và ngân sách quốc
phòng đứng thứ sáu trên thế giới. Quốc gia này có một mức sống cao và hệ
thống an sinh xã hội toàn diện. Đức giữ vị trí chính yếu trong quan hệ ở châu Âu
cũng như có nhiều liên kết chặt chẽ trên thế giới. Đức được biết đến là dẫn đầu
trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Nước Đức giáp biển Bắc tại các bang Niedersachsen và Schleswig-
Holstein. Đây là một biển nằm trên thềm lục địa thuộc Đại Tây Dương.
Ngôn ngữ nói và viết chính thức là tiếng Đức. Bên cạnh tiếng Đức là các
ngôn ngữ của những dân tộc thiểu số đã sống lâu đời tại Đức mà đã được công
nhận là ngôn ngữ chính thức như tiếng Đan Mạch và các tiếng nói của người
Sorben và Friesen. Với hai tôn giáo chính là Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo.

Đức đã đóng vai trò trung tâm trong lịch sử của châu Âu, và ngày nay là
một người chơi chính trong các tổ chức kinh tế và chính trị. Sau thống nhất,
nước Đức hiện nay là một trong ba nền kinh tế hiệu quả nhất trên thế giới. Nằm
4
ở trung tâm của châu Âu, Đức là một nơi lý tưởng cho mục đích mở rộng vào thị
trường châu Âu
2. Những đặc điểm của văn hóa Đức.
2.1 Văn hóa Đức trong giao tiếp thông thường.
• Cách biểu lộ cảm xúc:
Người Đức thường không nhiệt tình trong việc biểu lộ xúc cảm của mình
ra bên ngoài. Tuy nhiên, người Đức ở phía Nam vẫn có khuynh hướng gây ấn
tượng tại những nơi đông người. Trái với người Châu Âu Latin, người Mỹ Latin,
người Đức thường sử dụng những cử chỉ hoặc những sự biểu lộ trên khuôn mặt
một cách mạnh mẽ và họ cố gắng tránh làm gián đoạn người khác đang nói
chuyện. Bạn có thể có những cử chỉ thân mật vuốt ve những người thân ở nơi
công cộng, sẽ không ai phản ứng gì. Tuy nhiên nếu là người đồng phái thì lại là
điều khác. Người Đức qua Việt Nam rất ngạc nhiên khi thấy 2 người đàn ông có
thể ôm eo, quàng vai hoặc nắm tay dắt nhau đi dạo. Do đó bạn phải cẩn thận khi
diễn tả tình cảm thân mật trước đám đông, kẻo gây hiểu lầm.
• Giao tiếp bằng lời:
Sự rõ ràng cần thiết của hiểu mục tiêu là quan trọng nhất trong giao tiếp
đối với người Đức, họ cố gắng nói năng cẩn thận để chắc chắn lời của họ được
hiểu đúng. Họ thường tự hào họ là những người thẳng thắn trong việc nói ra suy
nghĩ, ý kiến của mình. Trong khi đó, những người trong văn hóa phương Đông
coi trọng việc xây dựng các mối quan hệ thường giao tiếp một cách gián tiếp.
Người Đức đánh giá cao ngôn ngữ trực tiếp, thẳng thừng, thậm chí nói thẳng ra,
không giữ ý giữ tứ. Khách đến từ những nền văn hóa high-context nên nhận thức
rằng tính không giữ ý, giữ tứ và thô lỗ cộc cằn của người giéc-man không có
nghĩa rằng họ đang xúc phạm bạn.
Bắt tay một người được mong đợi khi bạn gặp và chào một người. Lời

chào này có thể không được hỗ trợ với nụ cười. Nhiều người Đức chỉ dành nụ
cười cho gia đình và bạn bè họ, việc cười với người lạ được xem như một sự
ngớ ngẩn, khờ khạo. Do đó, người Đức hiếm khi cười với những người lạ.
5
• Coi trọng phụ nữ:
Thông lệ “Ladies First” chỉ áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Trong
quan hệ làm ăn thì thông lệ là cấp dưới nể vì cấp trên. Ngày nay, cả nam lẫn nữ
đều có thể là người mở cửa cho người khác hay giúp người khác mặc áo choàng,
chỉ không ai được từ chối nhận cử chỉ đó.
• Đi cùng xe:
Nếu được đối tác mời đi cùng trong xe - do đối tác lái - thì tuyệt đối
không được ngồi ở hàng ghế sau. Nếu đi taxi, vị khách danh dự được dành cho
ngồi ở hàng ghế sau, phía tay phải. Người nào trả tiền taxi thì ngồi ở phía trước
hay ở sau người lái xe.
• Khoảng cách khi đứng nói chuyện với nhau:
Trong văn phòng, ở hành lang hay khi gặp nhau nên chú ý giữ khoảng
cách. Khoảng cách 60 cm được coi là khu vực dành cho bạn bè thân thiết. Khi
trao đổi về công chuyện làm ăn nên đứng cách nhau khoảng 1 mét nếu chỉ có hai
người, nếu đứng thành nhóm thì khoảng cách từ 1 - 2 mét. Để thể hiện sự tin
cậy, tốt nhất là sử dụng động tác, cách nói và lựa chọn từ ngữ thích hợp.
• Sử dụng điện thoại:
Không nên điện thoại sau 22g nếu không nói trước. Cũng không nên gọi
vào buổi sáng thứ 7 và chủ nhật vì người Đức hay dậy trễ vào cuối tuần. Bạn
đồng nghiệp, thậm chí là sếp cũng không gọi về nhà bạn nếu không có chuyện
thật sự cần thiết. Người Đức rất coi trọng đời sống riêng tư.
Việc bạn làm đầu tiên khi nhấc điện thoại lên là xưng tên. Người gọi đến
thường phải chào và xưng danh, tự giới thiệu về mình. Người được gọi điện
thoại thường ít nhất nên xưng tên, không khi nào được sử dụng ngôi thứ ba để
trả lời, chẳng hạn như “Đây là ông Schmidt”. Khi gọi điện thoại từ các máy điện
thoại công cộng không nên nói tên cụ thể, đề phòng bị nghe trộm.

6
• Trang phục:
Một bộ com-lê hay bộ đồng phục để đi giao dịch cùng với cà vạt cho buổi
gặp đầu tiên đối với nam và một bộ đồng phục hay váy đối với nữ là những yêu
cầu nhỏ nhất. Người Đức có khuynh hướng đánh giá người đàn ông thông qua
tình trạng đôi giày của họ, vì vậy giày nên được làm sạch sẽ và được đánh bóng
cẩn thận.
Đàn ông thường đi trước phụ nữ khi vào quán bar, nhà hàng và nhiều nơi
công cộng khác, đi bên trái người phụ nữ khi ở ngoài.
• Trong ăn tiệc:
Những buổi dạ tiệc thường bắt đầu rất đúng giờ. Nếu bạn vì bất kì một lí
do nào mà đến muộn thì nên gọi điện thông báo trước với chủ nhà. Không nên
tuỳ tiện ngồi ở những bữa tiệc như vậy, hãy đợi cho đến khi nào bạn được chỉ
chỗ ngồi hay chủ nhà bảo bạn cứ ngồi bất cứ chỗ nào bạn thích.
Theo truyền thống thì đầu bàn là chỗ ngồi danh dự nhất, vị trí đầu tiên ở
bên phải hay bên trái đầu bàn là để dành cho những người thực sự quan trọng.
Nếu chủ nhà là hai người thì một người sẽ ngồi ở đầu bàn bên này, còn một
người sẽ ngồi ở phía bên kia.
Khi ăn bạn không được mở miệng, ăn xong rồi mới nói. Đây là một kỹ
năng phải tập dợt nhuần nhuyễn nếu không muốn bị xem là thô lỗ. Và cũng vì
bạn không phải là người Ả Rập nên một cái ợ ngon lành sau bữa ăn ngon cũng
nên tránh.
• Trong tặng quà:
Đức không phải là nước thuộc nền văn hóa tặng quà. Người đàm phàn
Đức cảm thấy không được thoải mái nếu được tặng những món quà đắt tiền.
Nếu bạn mong muốn đem theo những món quà nhỏ, tốt nhất nên chọn những
món quà trang nhã hay những thứ mà quê hương hay đất nước bạn nổi tiếng.
7
Ở Đức, tặng hoa cho phu nhân của đối tác kinh doanh là một món quà
mang ý nghĩa sang trọng đặc biệt. Nó còn khởi đầu cho một cuộc hợp tác tốt

đẹp, nhưng đừng bao giờ tặng hoa hồng vì loài hoa này tượng trưng cho tình
yêu.
Nếu bạn quyết định mang theo rượu làm quà cho chủ nhà (trong trường
hợp chắc chắn bạn được mời đến nhà họ), tốt nhất bạn nên chọn loại rượu vang
được sản xuất từ vùng sản xuất rượu hàng đầu. Những bông hoa có thể được
chấp nhận nhưng tránh hoa hồng đỏ (vì theo quan niệm hoa hồng đỏ là chỉ dành
cho tình yêu), hoa huệ tây hoặc hoa cúc (vì những loại hoa này chỉ dành cho đám
tang). Nếu mang nhiều hoa, chú ý là chỉ nên mang theo số lẻ (ngoại trừ sáu và
mười hai vẫn có thể chấp nhận được) nhưng không được mang số hoa bằng số
mười ba. Ghi nhớ rằng không được gói bó hoa trước khi tặng nó cho người chủ
nhà của bạn. Nếu như những điều cấm kỵ về hoa này gây khó khăn cho bạn, làm
bạn lúng túng, thì thay vào đó bạn có thể mang theo một hộp chocolates chất
lượng cao làm quà sẽ có giá trị hơn rất nhiều, dẫu sao thì người Đức không ưa
được tặng rượu
• Lời khen:
Người Đức thường không thoải mái với lời khen mang tính tình cảm mà
rất phổ biến trong những nền văn hóa khác như Mỹ. Trong công việc cũng như
trong cuộc sống thường nhật, càng tránh được việc đề cập cụ thể về diện mạo,
trang phục… trong lời khen bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nếu muốn tán dương
một chút thì tốt nhất chỉ nên đề cập tới những thành tích của họ, ưu điểm tính
cách của họ, tinh thần hợp tác của họ…, xu nịnh ngoại trừ một ngoại lệ lớn họ
phải lĩnh hội rằng: “Người Đức sẽ nhanh chóng đánh giá cao những nổ lực của
người nước ngoài cố gắng nói tiếng Đức khi viếng thăm Đức”
2.2 Văn hóa Đức trong kinh doanh
• Ngôn ngữ kinh doanh:
Doanh nhân ở Đức rất thoải mái trong việc giao tiếp kinh doanh bằng
tiếng Anh với người nước ngoài. Trong những công ty lớn thường có những
8
người nói tiếng Anh rất có năng lực. Tuy nhiên, vì ngôn ngữ của kinh doanh
cũng chính là ngôn ngữ của khách hàng nên đối với các nhà xuất khẩu hàng hóa

sang Đức, việc biết được tiếng Đức cũng là điều quan trọng.
• Deal-focus culture:
Người Đức có khuynh hướng nhấn mạnh vào sự thỏa thuận mua bán hơn
là tạo mối quan hệ trong kinh doanh. Họ sẵn sàng đàm phán dựa trên những giá
trị nhận được của giao dịch. Họ không cảm thấy cần thiết để phát triển mối quan
hệ thân mật với đối tác trước khi nói chuyện kinh doanh. Mối quan hệ kinh
doanh thường dựa trên những kết quả đạt được. Thay vào đó, mối quan hệ sẽ
được xây dựng trong khi cả hai phía đang thỏa thuận kinh doanh. Những người
đi đàm phán ở Đức có thể mong muốn để bắt đầu công việc kinh doanh của
mình sau vài phút của một cuộc nói chuyện tổng quan.
• Bắt tay, chào hỏi:
Người Đức mong chờ một cái bắt tay vững chắc, ngắn, nhẹ nhàng và khi
bắt tay nhìn thẳng vào nhau. Trong cuộc sống thường ngày, khi gặp nhau, người
đến sau chào trước hoặc người trông thấy người khác trước lên tiếng chào trước.
Trong hợp tác kinh doanh thì cách chào theo thứ bậc. Khi gặp nhau, những
người đã quen biết nhau chào nhau trước. Sau đó, người cấp bậc thấp hơn giới
thiệu những người cùng đi, rồi người có cấp bậc cao hơn giới thiệu thành phần
đoàn của mình. Sau khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới bắt tay. Và dĩ nhiên
là bất lịch sự khi bắt tay với một tay trong túi của bạn.
• Trao danh thiếp:
Khách là người đầu tiên trao danh thiếp. Nếu trao cho nhóm người thì
người có cấp bậc cao nhất được trao đầu tiên. Nếu không biết thứ tự cấp bậc của
chủ nhà thì trao danh thiếp cho tất cả, bắt đầu từ người ở bên cạnh mình. Phải
9
xem danh thiếp trước khi cất đi. Bạn nên có nhiều danh thiếp và đảm bảo chúng
chi tiết, đầy đủ tên tuổi, chức danh, trình độ, địa chỉ…
• Phong cách đàm phán của doanh nhân Đức:
Người Đức có bề dày hàng trăm năm kinh nghiệm, kỹ năng về đàm phán
quốc tế. Trước khi đàm phán với đối tác Đức cần có sự chuẩn bị thật kỹ về mọi
mặt, và đưa ra nhiều phương án lựa chọn. Trong quá trình mặc cả, bạn nên gắn

một khoảng lợi nhuận nhỏ vào trong giá mà bạn đưa ra mặc cả để có thể không
bị người Đức đưa ra những mức giá quá thấp, không phù hợp với ý của mình vì
hầu hết người Đức là không thích mặc cả. Vì vậy, hãy bắt đầu đàm phán ở một
điểm chỉ hơi cách xa mục tiêu dự định của bạn. Cẩn thận để tránh thổi phồng
quá mức với đề nghị mà bạn đưa ra và đừng quá cố tỏ phong cách để đạt được
mục tiêu nào đó “trên bàn đàm phán”, trừ khi bạn muốn ra về tay không. Bạn có
thể cho mình có một không gian đàm phán nào đó nhưng không nên để quá
nhiều vì đối tác của bạn đã nghiên cứu khoảng giá trị thực của thoả thuận rồi. Họ
còn nổi tiếng nếu gặp sự thuyết phục mạnh mẽ hay những chiến lược gây áp lực
cao của đối tác, họ vẫn kiên định vào quan điểm đàm phán của họ một cách
vững chắc.
3.Văn hóa quản trị doanh nghiệp ở Đức
3.1 Môi trường Kinh doanh ở Đức:
Kinh doanh là công việc nghiêm túc. Công việc thường được thực hiện
theo các quy trình, thủ tục. Người Đức sẽ không bị ảnh hưởng bởi vẻ hào
nhoáng bề ngoài của các chương trình quảng cáo, những câu khẩu hiệu khéo léo
hay những hình ảnh tô vẽ ấn tượng, mà họ thích đọc những mẫu đầy thông tin
mặc dù có thể rất dài, chi tiết và nhàm chán.
Ngay trong các cuộc đàm phán, thương thảo hay đơn giản là bàn luận,
họ vẫn luôn muốn thu thập được nhiều thông tin có ích và họ cũng muốn đối tác
nhận được như thế từ họ.
3.2 Phong cách làm việc
10
Người Đức vốn cẩn thận, họ thường dành thời gian cho việc xem xét kỹ
lưỡng và hội ý với những cộng sự có trách nhiệm trước khi làm ra những quyết
định quan trọng. Ra quyết định thường là một quá trình chậm và chi tiết. Đừng
nghĩ rằng kết luận quan trọng để đạt được dựa trên kết quả tự phát hoặc phi cấu
trúc. Điều này ở Nhật hay các nước Đông Nam Á khác thì thường mất nhiều thời
gian hơn, ở Mỹ thì khoảng thời gian này thường ngắn lại.
Người Đức thường ít nhấn mạnh vào sự giải trí khi làm kinh doanh hơn

những người đến từ nền văn hóa trọng mối quan hệ.
Đối tác người Đức có thể cảm thấy thực sự không thoải mái để nói
chuyện kinh doanh trên một “power breakfast”. Người Đức sau khi họp thường
ăn tối với nhau và chủ đề nói chuyện thường vẫn là về các công việc làm ăn. Các
doanh nhân Đức đã thành thông lệ không đưa ra các quyết định công việc trong
bữa ăn.
Vì thế cần phải: Chuẩn bị bài giới thiệu vấn đề kinh doanh của bạn với
người Đức:
 Nội Dung: người Đức phản ứng, đáp lại tốt nhất với những bài
giới thiệu thật chi tiết và đừng quá cường điệu. Họ tìm kiếm sự phong
phú về lịch sử và những thông tin cơ sở hơn là những sự việc dưới cái nhìn
tưởng tượng. Hãy đi thẳng vào những điểm chính và trình bày thật rõ ràng.
Người Đức thích các kế hoạch và quan hệ đối tác dài hạn. Nếu đối tác Đức tin
và hiểu bạn, họ sẽ hợp tác và cùng phát triển, kể cả khi bạn gặp khó khăn. (vô
phong cách làm việc)
 Sự hài hước, hóm hỉnh: thận trọng trong việc đưa kèm những câu
chuyện hài trong bài giới thiệu của bạn. Bài thuyết trình kinh doanh ở Đức
là một vấn đề nghiêm trọng, nhiều lúc những câu chuyện hài hiếm khi được
truyền đạt cũng như được hiểu một cách tốt nhất. (vô phong cách làm việc)
11
 Tập trung vào các nhiệm vụ: trong phương pháp làm việc, người
Đức có xu hướng tập trung vào việc đạt được các nhiệm vụ chính. Điều này,
cũng như các quy định, ngụ ý rằng mối quan hệ chỉ đóng vai trò phụ (secondary
role) trong các giao dịch kinh doanh.
• Chủ nghĩa cá nhân (Individualist)
Vẫn chưa tìm kiếm được sự đồng thuận. Như hầu hết các nền văn hóa
Tây Âu, Đức được đánh dấu bằng một ý thức mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân.
Tuy nhiên, mong muốn đạt được mục tiêu riêng và thành công của một người là
kết hợp mối quan tâm về các trách nhiệm chung đối với “những điều tốt đẹp”
của cộng đồng. Ví dụ, trong quyết định kinh doanh nhiều, không chỉ những lợi

ích tài chính cho công ty là quan trọng, mà cũng phải bao gồm những lợi ích của
nhân viên. Trong cấu trúc của nhiều doanh nghiệp Đức, khi ra quyết định, yêu
cầu sự đồng thuận từ cả hai phía: sử dụng lao động và người lao động. Do đó, có
thể làm cho các quyết định đưa ra tương đối chậm.
• Cấu trúc phân cấp, tôn ti
Văn hóa kinh doanh của Đức được xác định rõ và thực hiện đúng cấp
bậc, với trách nhiệm rõ ràng và phân biệt giữa vai trò và các phòng ban.
Xếp hạng chuyên nghiệp (Professional rank) ở Đức nói chung dựa trên
thành tích của một cá nhân và chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định. Danh
vị, học vị, nền tảng kiến thức là quan trọng.
Họ thường quan sát thứ bậc ghế ngồi cũng như thứ vị của người nói trong
các hội nghị. Trong cuộc họp kinh doanh chính thức của Đức thường những
người “cao cấp” vào phòng đầu tiên. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống kinh
doanh không chính thức, hình thức này là ít quan trọng.
Họ phô diễn quyền lực, tôn lên quyền uy, địa vị, sự ảnh hưởng của mình
qua của cải vật chất: xe, nhà, quần áo….
Tôn ti, trật tự là điều bắt buộc, nhiều khi dẫn đến lòng tôn kính phóng đại
đối với cấp trên.
• Tính cách:
12
Người Đức có khuynh hướng duy trì sự tách bạch rõ ràng giữa đời sống
nghề nghiệp và đời sống riêng tư.
Những ông chủ ở Đức đặc biệt thích sự riêng tư. Họ thường ngồi cách
biệt trong những căn phòng lớn sau những cánh cửa đóng kín.
Bạn phải gõ cữa trước khi muốn vào phòng làm việc của ai đó. Đôi khi
họ thậm chí không muốn bạn vào phòng làm việc của họ, đặc biệt là thay đổi vị
trí các vật dụng trong phòng. Việc sắp xếp vị trí của chúng trước đó đã được ấn
định.
Sự mong chờ để sau và thực hiện những lịch họp đã được chuẩn bị, cuộc
họp của bạn hiếm khi bị gián đoạn bởi những cú điện thoại hay bởi những người

khách chưa đăng ký lịch gặp trước. Sự thật có thể thấy, một doanh nhân người
Mỹ đã đưa ra rằng trên một trăm cuộc họp ông ta đã tham gia với người Đức từ
năm 1963, ông ta không thể gợi lại bất kỳ một ví dụ nào về những gián đoạn
nghiêm trọng tới cuộc họp đang thảo luận.
Người Đức rất kỵ ồn ào nơi công cộng, khu tập thể, đơn giản là không
nên nói to, gọi nhau ơi ới, hoặc cười đùa. Người Đức là những người quy tắc, rất
tuân thủ luật pháp, họ sẽ phê bình bạn nếu bạn gây lỗi, ồn ào, vượt qua luật hoặc
các quy định.
Người Đức xem việc đứng dậy khi một phụ nữ, người già hơn hay cá
nhân ở địa vị cao khi bước vào phòng là một điều lịch sự tối thiểu.
• Định hướng về thời gian:
Người Đức có cảm giác rất mạnh mẽ về sự đúng giờ. Đúng giờ ở đây
thực sự có nghĩa là đến sớm hơn vài phút, đây là sự khác biệt mà các doanh nhân
nước ngoài cần chú ý khi đến Đức. Nếu bạn trễ nữa tiếng cho một cuộc họp, có
lẽ công ty của bạn sẽ bị trễ mất nữa tháng cho sự phân phối hàng hóa đã thỏa
13

×