Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

sổ tay nghiêp vụ sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.11 MB, 161 trang )



ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

SỔ TAY
NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
Sinh viên: Lê Thị Tâm
Lớp: GDCT2B
Huế, 12/2012



Karl Heinrich Marx
5/5/1818 – 14/3/1883



Friedrich Engels
28/11/1820 – 5/8/1895



Vladimir Ilyich Lenin
22/8/1870 – 21/1/1924



HỒ CHÍ MINH
19/5/1890 – 2/9/1969




Mỗi lần đọc lại tuyên ngôn
Thầy giáo: Đặng Xuân Điều
Mỗi lần đọc lại tuyên ngôn
Tôi tìm về dáng hai con người vĩ đại
Cacmac và Ăngghen
Những con người vì niềm tin bất diệt
Đã từ chối hào quang, quyền lực của riêng mình
Mỗi lần đọc lại tuyên ngôn
Tôi trở về thành luân đôn của tháng hai năm ấy
Tron đêm tối bão bùng
Ngoài phố dài, ngọn đèn đi ngủ sớm
Và giai cấp công nhân đã bùng lên như ngọn sóng xô bờ
Rất bình thản trong căn phòng mờ tỏ
Dáng của hai con người xuyên thủng cả màng đêm
Và họ đã bắt đầu:
“một bóng ma ám ảnh châu âu…”
Để rồi đến sáng mai
Cả nhân loại nhưu bừng tỉnh cơn say
Và tiếp tục con đường – cuộc trường chinh vĩ đại…
Mỗi lần đọc lại tuyên ngôn
Tôi lại nghĩ về về bốn ngàn năm giang sơn gấm vóc
Đã đi qua thời trăm nghìn cay đắng
Trở về màu bình dị sáng trong
Nhịp đàn bầu ngân tiếng vang trong sáng
Điệu cồng chiêng rộn rã mơ ước
Và tất cả những gì hỡi em yêu quý?
Là hạnh phúc của mỗi nhà giữa chân lý của tuyên ngôn
Mỗi lần đọc lại tuyên ngôn

Tôi lại tin yêu những điều tôi đang giảng
Niềm tin ấy giúp tôi luôn nhớ
Phải tìm hạnh phúc của riêng mình trong hạnh phúc bao la!


Xin thầy hãy dạy cho con tôi.
Xin thầy hãy dạy cho con tôi biết cảm ơn!
“Kính gửi thầy!
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều
công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu
biết cứ mỗi kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người
chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ gặp một nhà lãnh đạo tận tâm.
Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi kẻ ghét bỏ ta thì ta lại có thêm một người
bạn.
Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu
biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn
quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố.
Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm
vui chiến thắng. Xin thầy hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kỵ.
Xin thầy dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy
cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ
dễ bị đánh bại nhất.
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của cuốn sách… nhưng cũng cho
cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn
chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông
hoa nở ngát bên đồi xanh.
Xin thầy dạy cho cháu biết thà rằng bị điểm kém vẫn còn hơn là gian lận trong
thi cử.
Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người
xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm.

Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách đố xử dịu dàng với những người hòa nhã và
cứng rắn với những kẻ thô bạo.
Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người
đều chỉ biết chạy theo thời thế.


Xin thầy hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin
thầy dạy cho chúa biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới
chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp.
Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã.
Xin thầy hãy dạy cho cháu rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.
Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự
ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin thầy hãy dạy cho cháu rằng có thê bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao
nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
Xin thầy hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào
thét… và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng.
Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuôn chiều cháu bởi vì
chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được một con người cứng rắn.
Xin hãy giúp cháu có được sự dũng cảm để không dung thứ sự sai trái và giúp
cho cháu có được sự bền chí để là người dũng cảm. Xin hãy dạy cho cháu biết
rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân mình, bởi vì khi đó cháu
sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. nhưng xin thầy cố gắng hết
sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may
mắn”.
Bức thư trên do cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (12/02/1809 –
15/04/1865), vị Tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (04/03/1861 –
15/04/1865), lãnh đạo thuộc Đảng Cộng Hòa, gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường
nơi con trai ông theo học.

Được viết ra từ gần 200 năm trước, lại là nước Mỹ, nhưng bức thư vẫn giữ
nguyên tính “thời sự” và gợi nhiều suy nghĩ cho chúng ta. Đọc bức thư này, ta
có cảm nhận rằng dường như cả mọi mặt của thế giới đã được ông diễn đạt một
cách đầy tinh tế, chứ không chỉ đơn thuần là một bức bình thường.



THƯ GỬI CON
Hãy bao dung nếu bố mẹ già đi
Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu giùm bố mẹ.
Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi… Nếu như bố mẹ gặp khó khăn
ngay cả đến cái ăn cái mặc… xin con hãy bao dung!
Con hãy nhớ những ngày giờ mà bố mẹ đã phải trải qua với con, để
dạy cho con bao điều lúc thuở bé.
Nếu như bố mẹ cứ lặp đi lặp lại hàng trăm lần mãi một câu chuyện, thì
đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ mà hãy lắng nghe!
Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu
chuyện hằng đêm cho đến khi con đi vào giấc ngủ… và bố mẹ đã làm
vì con.
Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên thì đừng quở
trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ
Con hãy nhớ lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về
con trước khi tắm.
Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện
đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ có thời gian tìm
hiểu.
Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều, từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và
phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.
Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhwos hết những gì con nói…
hãy để bố mẹ đôi chút suy ngẫm lại và nhỡ nhưu bố mẹ không tài nào

nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình tức giận… vì điều quan trọng
nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, được gần bên con và được nghe
con nói, thế thôi!
Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ, vì bố mẹ biết khi nào
bố mẹ đói hay không.


Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa… hãy
giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập tềnh
con trẻ những bước đi đầu đời.
Và một ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng… bố mẹ
không muốc sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.
Con đừng oán giận và buồn khổ… vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố
mẹ khi thời gian sẽ tới với con.
Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích
cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia đình… và sống chỉ là vỏn vẹn
hai chữ “sinh tồn”.
Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng với bao sai lầm ai chẳng
vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con một con đường đi
đầy an lành.
Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực
trước sự già nua của bố mẹ.
Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống
và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con từ lúc con chào
đời.
Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào chiều…
Hãy giúp bố mẹ những phút sống còn lại trong tình yêu thương và
nhẫn nại…
Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả
tình thương để lại trong con.

Thương con thật nhiều…
Bố mẹ…



THẦY BÓI XEM VOI
Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy
nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt
nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền biểu
người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem.Thầy sờ vòi,
thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Ðoạn năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo:
- Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó dài như con đỉa!
Thầy sờ ngà bảo:
- Không phải, nó cứng như cái đòn càn chứ!
Thầy sờ tai bảo:
- Ðâu có! Nó to bè bè như cái quạt thôi!
Thầy sờ chân cãi lại:
- Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột nhà!
Thầy sờ đuôi lại nói:
- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùng.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành
ra xô xác, đánh nhau toạt máu đầu, chảy máu.


TRIẾT HỌC LÀ NHU CẦU NỘI TÂM CỦA CON NGƯỜI
Đối với tôi thì không quan trọng vũ trụ hình thành từ cái gì, nguyên tử hay phân
tử, lửa hay là đất. Chỉ biết bản thân của thiện và ác, giới hạn của tình yêu và sự căm
thù, và sử dụng điều ấy làm thước đó để xây dựng cuộc đời mình. Nhân tính là gì? Nó

có hợp lí hay không, nó có điều hành hành vi của chúng ta hay không? Lẽ nào không
cần nghĩ ngợi về điều đó? Con người là gì? Nếu tôi nhìn nhận mình như một sự riêng
biệt và không phụ thuộc vào những sự vật khác, thì suy ra rằng tôi cần phải sống lâu,
giàu có, hạnh phúc, mạnh khỏe, nhưng nếu tôi coi tôi là con người, là một phần của thế
giới thì đôi khi có thể là đối phó với thế giới đó, tôi phải phục tùng bệnh tật, bần cùng
hay thậm chí là chết sớm. Tôi không có quyền nào kêu ca trong trường hợp đó? Lẽ nào
tôi không biết rằng kêu ca là tôi không còn là con người, giống như cái chân không
còn là cái chân nữa khí nó khước từ sự đi lại? Một số vật thuộc quyền lực của chúng ta
là ý kiến, ý muốn, khát vọng, mọi hành vi của chúng ta. Không thuộc quyền lực của
chúng ta là cơ thể, của cải, danh dự, chức tước của chúng ta, tức là những gì không
phụ thuộc vào hành vi của chúng ta. Những gì thuộc quyền lực của chúng ta thì không
phụ thuộc vào tự nhiên, không biết đến trở ngại; những gì không phụ thuộc quyền lực
chúng ta là yếu đuối, phụ thuộc, phải chịu những trở ngại và tác động của người khác.
Bây giờ hãy nghĩ: nếu bạn coi những gì vốn lệ thuộc vào người khác và phải chịu sự
tác động của người khác là sở hữu của mình, là những gì thuộc về bạn; còn cái gì chịu
tác động của người khác thì coi là xa lạ, thì không ai có thể bắt bạn làm gì, không ai có
thể ngăn cản bạn được, ai cũng bằng lòng với bạn, không ai có thể làm hại bạn được.
Hãy thâm nhập vào bản thân mình, hãy kéo nhãn quan của mình ra tất cả những gì bao
quanh bạn, hãy hướng nó vào bên trong mình. Toàn bộ triết học không có mục đích
nào khác ngoài câu trả lời cho các vấn đè đặt ra, cụ thể là vấn đề tối cao, tối hậu; sứ
mệnh con người nói chung là gì và ta có thể chắc chắn đạt tới nó bằng phương tiện
nào.
(P.S. Taranốp, sdd, tr.379-390)



XUẤT XỨ CỦA KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC.
Theo truyền thuyết, khi Pitago đến thành phố Phơliuntơ ở Hi Lạp, thị
trưởng Lêông nói với ông: “ Ngài tự coi mình am hiểu khoa học nào?” “Tôi
không am hiểu khoa học nào cả” – Pitago đáp - “Tôi chỉ là nhà triết học”. Triết

học là gì? – Lêông hỏi một cách nghi ngờ. Pitago trả lời: “ Có thể so sánh cuộc
sống con người với cái chợ và trò chơi Olympic. Tại chợ có người bán hàng và
người mua hàng đang tìm kiếm lợi lộc. Tại hội Olympic, các cầu thủ quan tâm
đến vinh quang và sự nổi tiếng. Điều đó cũng là như vậy trong cuộc sống con
người. Phần lớn họ chỉ quan tâm đến sự giàu có và vinh quang, tất cả đều chạy
theo chúng, chỉ có ít người trong đám đông không tham gia vào cuộc chạy đua
ấy, mà nghiên cứu bản chất của các sự vật, họ yêu thích nhận thức chân lí hơn
hết. Họ được coi là các nhà triết học- những người yêu sự thông thái chứ không
phải là các nhà thông thái, vì chỉ có một mình Chúa mới có sự thông thái toàn
diện, còn con người chỉ có hướng tới nó”.
(P.S. Taranốp, 106 nhà thông thái, NXB Chính trị quốc gia, 2000, tr. 75.)
THÓI QUEN LÀ MẸ ĐẺ CỦA SAI LẦM
Một hôm, một người thự bị quẳng vào chuồng bò, buổi tối con sư tử mò
vào ăn thịt bò. Sau khi nó nằm xuống và nghỉ ngơi, người thợ cày rời khỏi chỗ
ngủ của mình, không đốt đèn, vội vàng đi ra cửa xem con sư tử có ăn cắp con bò
của mình không. Tay sờ phải con sư tử, anh vuốt ve lưng và bụng con sư tử. Con
sư tử nghỉ rằng con lừa hai chân sẽ coi nó là con bò nếu không lúc trời sáng đâu
dám đụng vào nó. Vậy, kẻ sáng suốt trước hết hãy nhận thức bản chất của sự
vật, đừng tin vào vẻ bề ngoài giả dối.
(Rami Gialalidin, Trường ca tâm linh, NXB Nauka, Nga, 2002, tr.28.3)


CHUYỆN CỔ TÍCH: BÀ NỮ OA VÁ TRỜI
Câu chuyện thần thoại ‘Bà Nữ
Oa vá trời’ đã xảy ra trong một
thời thật xa xưa. Vị nữ thần
đẹp đẽ và từ bi Nữ Oa đã đến
đất đông phương này. Sự đi
đến nơi này của Bà khiến cho
tất cả cây cối và thú vật nơi thế

giới con người được tràn đày
sức sống.
Một ngày kia, Nữ Oa đi đến một khu đất rộng. Bà rất vui vì thế giới nơi này tràn
đày tiếng chim hót và hương hoa thơm khiến Bà không muốn trở về trời. Nhưng Bà
có một cảm giác ray rứt như có một cái gì còn thiếu. Cảm giác đó không ngưng khi
Bà bước đi trên suốt con đường dẫn đến bờ nước. Bà quì xuống uống nước. Nhìn
thấy hình ảnh đẹp đẽ của mình trên mặt nước khiến Bà nảy sanh ý tưởng tạo ra sự
sống. Hứng thú quá, Bà chụp lấy một nắm đất bùn, và đắp thành một hình tượng
nhỏ, dựa theo hình ảnh của chính bà. Lạ lùng thay, khi Bà để tượng hình xuống đất,
nó liền sống động ngay tức thì! Thật là thần diệu! Nó còn cả gọi Bà bằng hai tiếng
‘Mẹ Mẹ’ và nhảy nhót không ngừng. Bà vui vẻ đắp thêm một tượng hình nhỏ khác,
rồi thêm một tượng nữa, và một tượng nữa. Bà làm việc nhiều đến nổi các ngón tay
bà phát sưng lên. Nhưng các tượng nhỏ mà Bà đắp vẫn còn quá ít ỏi; làm sao chúng
có thể làm đầy tràn cả khu đất rộng này? Bà liền nảy sanh ra một ý kiến: Bà lấy
một sợi dây leo dài nhúng vào trong đất bùn. Khi Bà dở nó lên, bùn ướt nhiễu
xuống từ sợi giây leo và trở thành những con người. Bà Nữ Oa rất thương quí sự
tạo dựng này của Bà, Bà quá sung sướng và chạy khắp núi sông, và không bao lâu
mặt đất tràn đầy loài người. Từ đó về sau con người được sống trên thế giới tuyệt
diệu này, tạo ra sự thịnh vượng, làm việc bằng đôi tay, và sống một nếp sống an
vui hạnh phúc.


Nhưng sự phồn thịnh không kéo dài được lâu. Một ngày kia, một trận bão lớn kéo
đến. Gió thổi lên và mây giăng đày trời. Sấm thét gào, rồi một lằn chớp đánh xuống
làm cháy cả rừng. Chim thú chạy loạn xạ trong tiếng khóc la đinh óc, nhưng sau đó
phân nữa bầu trời xập xuống. Một thác nước đổ trút xuống làm lửa tắt và rừng cây
và đất đai ướt dầm. Lòng sông từ trời bị gãy đổ. Nước cuồn cuộn đổ trút xuống.
Đất bằng gần bị ngập bởi trận hồng thủy. Thấy rằng dân chúng sẽ bị chết đuối, tâm
Bà Nữ Oa đau xót. Bà bưng một tảng đá to giơ khỏi đầu và bay một mạch đến nơi
lổ hổng mà từ đó con sông trời đổ trúc xuống. Nhưng dòng nước quá mạnh khiến

Bà Nữ Oa bị xô trở xuống với tảng đá. Bà lại bưng tảng đá to lên và lại phóng lên,
nhưng dòng nước lại xô Bà và tảng đá khỏi lổ hổng. Bà Nữ Oa không thất vọng. Bà
đi lượm rất nhiều hòn đá sỏi đẹp đẽ từ các sông hồ, và chất đống chúng thành một
hòn núi ngũ sắc đẹp đẽ chiếu sáng rực rỡ. Sau đó Bà đi cắt những cọng lau từ
ruộng đất và trộn lẫn chúng với đá sỏi, và sau đó đốt cháy lau. Lửa cháy không
ngừng trong chín ngày đêm. Nữ thần Nữ Oa bưng những hòn đá cháy bỏng và
phóng lên trời. Bà tiếp tục lấp và vá trong bảy ngày đêm, cuối cùng lổ hổng lớn đã
được lấp đầy.
Trời lại sáng sau cơn mưa, và những áng mây muôn màu bay lơ lửng trên bầu trời.
Bà Nữ Oa bị cháy nám khắp thân mình Bà. Vị Nữ thần dũng cảm đã thắng một tai
nạn thật to lớn. Dân chúng cuối cùng được cứu thoát. Cả đất trời đều tưng bừng
hân hoan. Từ đó bắt đầu một thời vàng son cuộc sống trong hòa thuận, đàn ông cấy
cày, đàn bà dệt vải, và tất cả đều hưởng một nếp sống tốt lành và thịnh vượng.
Mang thóc gạo cấy cày được, họ đến cám tạ Bà Nữ Oa. Một chiếc xe mây kéo bởi
một con rồng, mang vị Nữ thần hồi Thiên cung đến chín từng mây xanh.
Các bạn nhỏ, câu chuyện đã hết rồì. Câu chuyện thần thoại Bà Nữ Oa vá trời vẫn
lưu truyền trong nhân gian cho đến ngày nay. Vì sao? Vì loài người có một trái tim
và một tinh thần tốt lành, họ luôn muốn kể cho người khác nghe những điều tốt
lành. Thượng đế từ bi đối với chúng ta, tái sinh giữa chúng ta khi cần, sẵn sàng hy
sinh tất cả để cấp cho chúng ta một tương lai tuyệt vời và không bao giờ đòi hỏi
một sự phúc đáp nào trong khi cho đi một cách vô vị kỷ.



DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
ưa kia người ta nghĩ rằng Trái đất là trung tâm vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn Mặt
trời , Mặt trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh trung tâm này. Người
đầu tiêu bác bỏ sai lầm này đó là nhà thiên văn học Ba Lan Cô péc Ních
Năm 1543 ông cho xuất bản một cuốn sách chứng minh rằng trái đất là một hành trình
quay xung quanh Mặt trời. Phát hiện của nhà thiên văn học làm mọi người sửng sốt, thậm

chí còn bị xem là tà thuyết vì nó ngược với lời phản bảo của chúa trời.
Chưa đúng một thế kỉ sau năm 1632, nhà thiên văn học Galilê lại cho ra đời một cuốn
sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô Péc Ních, lập tức tòa án cấm quyển sách ấy và mang
Galilê ra xét xử, khi đó nhà bác học đã gần 60 tuổi, bị cho là tội phạm nhà bác học phải từ
bỏ ý kiến cho rằng Trái đất vẫn quay. Nhưng vừa bước ra khỏi tòa án ông đã bực tức nói
to: dù sao Trái đất vẫn quay.
Galilê phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày, nhưng cuối cùng lẽ phải
đã thắng. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm đã trở thành chân lí giản dị trong cuộc
sống ngày nay.
VAI TRÒ CỦA CÁC NHÂN TỐ XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
LOÀI NGƯỜI
Từ giai đoạn người tối cổ trở đi, lao động có mục đích đã quyết định hướng tiến hóa của
họ người.
Ngày nay, tất cả các quy luật sinh học đặc trưng cho động vật có vú phát huy tác dụng đối
với cơ thể người, nhưng xã hội con người lại phát triển dưới tác động chủ đạo của quy
luật xã hội. Con người thích nghi với môi trường không phải chủ yếu bằng những biến đổi
sinh thái, sinh lí trên cơ thể, bằng sự phân hóa và chuyển hóa các cơ quan như ở động vật
mà bằng lao động sản xuất cải tạo hoàn cảnh. Động lực phát triển xã hội loài người là việc
cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất, cải tạo quan hệ sản xuất.
Vì lào người có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí cho nên về mặt sinh học, loài người sẽ không biến
đổi thành một loài nào khác, nhưng xã hội loài người thì không ngừng phát triển.
(Theo sách Sinh học lớp 12, chương trình cải cách, NXBGD, tái bản 2005)

X


Vội Vàng
Xuân Diệu
Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa
Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn:
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!


Sóng
Xuân Quỳnh
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời các trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.


EM GỬI ANH
Anh phức tạp như phạm trù vật chất
Em chẳng thể nào nhận thức được anh.
Giữa vũ trụ không một ánh đèn
Mà tình anh chẳng hề vận động.
Nó tồn tại khách quan bên ngoài cuộc sống,
Em đành cô đơn biện chứng với lòng mình
"Em đâu hề theo khuynh hướng tả khuynh"

Để nôn nao tự đốt thiêu giai đoạn
Tình ta đang tiến về quá trình nhảy vọt
Anh lại quay lưng phủ định với chính mình
Thôi đành quay về với phương pháp siêu hình
Đặt lòng em trong tách rời hiện tại
Quả tim anh cùng ai chung nhịp đập
Em thấy rồi mà thực tiễn của lòng em
ANH GỬI EM
Hiện thực cho rằng khả năng anh yêu em là lớn
Lớn hơn cả cái hiện tượng bên ngoài là bản chất trong em
Em không đẹp ở hình thức khô khan mà đẹp ở nội dung tâm hồn phong phú
Ngẫu nhiên anh gặp em trong cái tất nhiên của trời cao nhường chỗ
Hệ quả là tình yêu trao nhau mà chẳng biết nguyên nhân
Để trong cái đơn nhất, cái riêng giữa anh và em trở thành cái chung tuyệt đối
Anh sẽ dùng quy luật phủ định để nói lên một lời không đổi
Phải đấu tranh giữa các mặt đối lập để nói lời thống nhất yêu em
Đó là sự thay đổi về lượng theo ngày tháng, để chuyển hóa thành sự thay đổi về
chất trong anh
Và đó là mối liên hệ phổ biến mong manh
Của những người không nâng niu chắp cánh cho tình yêu phát triển
Ôi một điều đơn giản vậy mà mọi người không nghĩ đến
Giờ hiểu rõ rồi rút ra nguyên tắc
Để mà học triết với để mà yêu!!!
Môn triết học trong các trường đại học luôn bị kêu khô, khó và khổ. Nhưng
bạn biết đấy những thứ giá trị có lẽ không nằm ở cảm nhận nhất thời.


GIAI ĐOẠN ĐẸP NHẤT CỦA CUỘC ĐỜI
Một chàng trai sắp bước sang tuổi 30 nhưng luôn lo lắng về tương lai của mình.
Anh tự hỏi không biết giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời mình đang ở phía trước

hay là những năm tháng mà anh đã trải qua rồi.
Thói quen hàng ngày của anh ta là đến phòng tập thể dục trước khi đến sở làm.
Một buổi sáng, anh ta chú ý đến một ông lão đã lớn tuổi nhưng vẫn được vẻ
cường tráng và lạc quan. Anh đến làm quen và hai người trò chuyện với nhau về
những kinh nghiệm trong cuộc sống. Cuối cùng chàng trai hỏi : "Đâu là giai
đoạn đẹp nhất của cuộc đời ông ?".
Không chút lưỡng lự, ông lão đáp :
"Khi tôi còn là một đứa bé, tôi được chăm sóc, nuôi dưỡng bởi cha mẹ. Đó là
giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.
Khi đến trường học, tôi học được những kiến thức mới mẻ từ thầy cô, bạn bè.
Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.
Khi tôi nhận được việc làm đầu tiên, được gánh vác trách nhiệm và được trả
lương bởi những nỗ lực của mình. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.
Khi tôi gặp vợ tôi, chúng tôi yêu nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Đó là giai
đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.
Khi tôi là một người cha, nhìn những đứa con của mình lớn lên. Đó là giai đoạn
đẹp nhất của cuộc đời tôi.

Và bây giờ, tôi đã 79 tuổi. Tôi có sức khỏe. Tôi cảm thấy hạnh phúc và tôi đang
yêu vợ tôi như lần đầu chúng tôi mới gặp nhau. Đây là giai đoạn đẹp nhất của
cuộc đời tôi."
Mỗi giai đoạn của cuộc đời đều là những giai đoạn đẹp nhất nếu chúng ta biết
trân trọng và sống hết mình, đừng để thời gian trôi qua một cách vô ích.


Chuyện cổ tích về loài người
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ

Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
Muốn trẻ con được tắm
Sông bắt đầu làm sông
Sông cần đến mênh mông
Biển có từ thuở đó
Biển thì cho ý nghĩ
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
Đám mây cho bóng rợp
Trời nắng mây theo che

Khi trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc








Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng
Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ :
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác

Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to:
"Chuyện loài người" trước nhất.
Xuân quỳnh



Thiện và ác trong truyện Tấm Cám
Từ xưa đến nay, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt với kẻ xấu vô cùng gian nan,
phức tạp. Đặc biệt, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong bản thân mỗi con người lại càng phức
tạp, gian nan. Xong, kể cả trong xã hội xưa và nay, không phải lúc nào cái thiện cũng chiến thắng cái
ác, chính vì vậy mà nhân dân xưa đã đưa những mơ ước, nguyện vọng, lý tưởng xã hội của mình
thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiện vào những câu truyện cổ tích, tiểu biểu là câu

truyện “Tấm Cám”.
Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã luôn cùng song hành với nhau trong xã hội.
Cái thiện là tất cả những gì có vai trò tích cực, có tác động thuận lợi trong đời sống của con người và
toàn xã hội. Cái ác là tất cả những gì gây trở ngại và có hại cho con người và xã hội. Cái thiện và cái
ác là hai mặt đối lập nhau nhưng lại là một chỉnh thể.
Bản chất mậu thuẫn và xung đột trong cậu chuyện “Tấm Cám” tập trung ở hai tuyến: Tấm và mẹ con
Cám. Đầu Truyện mâu thuẫn và xung đột đầu tiên được đưa ra là mâu thuẫn và xung đột trong gia
đình phụ quyền. Ý nghĩa xã hội được phản ánh rõ nhất qua cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác,
giữa các lực lượng đối lập trong xã hội, xuất hiện muộn hơn.
Sớm mồ côi cha mẹ, Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của dì ghẻ và Cám. Hằng ngày, Tấm phải làm mọi
công việc nhà: “phải làm việc lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, với bèo; đêm
lại còn xay lúa mà không hết việc” chỉ để nhận lấy những trận đòn roi từ bà dì ghẻ. Còn Cám thì “
được ăn trắng mặt trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng”. Khác nhau nhưng
chưa đến độ mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn giữa Tấm và Cám dần lộ ra khi Cám lừa chị trút hết tép vào giỏ
rồi nhanh chạy về nhà để nhận cái yếm đỏ, còn Tấm thì “ngồi bưng mặt khóc” vì cảm thấy bất công.
Kế đến, từ sự việc con cá bóng bị mẹ con Cám bắt ăn thịt, Tấm cũng “oà lên khóc” vì thấy bị thua
thiệt, đến việc đi xem hội, Tấm không được sắm sửa quần áo đẹp đã đành, đằng này bà dì ghẻ còn cản
trở Tấm bằng cách “bắt cô phải nhặt xong mớ gạo thóc đã được trộn lẫn với nhau”, cô Tấm lại một lần
nữa “ngồi khóc một mình”. Rồi cả việc so sánh Cám như “chuông khánh”, còn Tấm là “mảnh chĩnh
vứt ngoài bờ tre”, “bĩu môi” khi thấy Tấm xuất hiện ở đám hội, “ngạc nhiên và hằn học” nhìn Tấm lên
kiệu về cung. Tấm sung sướng bao nhiêu thì mẹ con Cám càng uất hận bấy nhiêu.Tất cả đã phần nào
thể hiện được sự mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám, mâu thuẫn sau cao hơn mâu thuẫn trước, từ
mâu thuẫn nhỏ đến mâu thuẫn gay gắt, không thể dung hoà. Và sự mâu thuẫn chỉ được giải quyết bẳng
sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hoà mâu thuẫn.
Truớc lúc chết, mỗi lần Tấm gặp khó khăn, dẫu cho có cảm thấy bất công, bị thua thiệt hay tủi phận,
thì cô đều tỏ ra yếu đuối, chỉ biết khóc và nhờ vào sự phù trợ của ông Bụt. Bụt hiện ra, đền bù những
thua thiệt, mất mát của Tấm và thường là sự đền bù to lớn, tốt đẹp hơn. Ở phuơng diện ý nghĩa xã hội,
sự giúp đỡ của Bụt thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả dân gian, tức đa số nhân dân lao động đối với
Tấm , cũng như đối với những người hiền lành, nghèo khổ và có phẩm chất tốt đẹp như Tấm. Mặt
khác, có thể nói Bụt đóng vai trò tạo thêm sức mạnh cho Tấm để đi đến thắng lợi. Nhưng ông Bụt

giúp Tấm được bao nhiêu thì lại bị cướp đi hết bấy nhiêu và cuối cùng cướp luôn cả mạng sống của
Tấm mà ông Bụt cũng bó tay, bất lực. Có lẽ cô quá yếu đuối, yếu đuối đến mức không giữ nỗi hạnh
phúc của mình, để cho người khác cướp mất. Nếu không muốn nói đó là sự nhu nhược ko dám nói lên
tiếng nói cho riêng mình, một hiện tượng không những phổ biến trong xã hội PK xưa mà cả trong xã
hội hiện nay. Trong cuộc sống, hạnh phúc thực sự chỉ có thể do bản thân mình tự đấu tranh tranh mà
có, bởi ai ai cũng muốn hưởng hạnh phúc, mà cái hạnh phúc ấy thì lại quá ít ổi để có thể chia sẽ. Vậy
tại sao cô không thể đứng dậy đấu tranh cho bản thân mình. Vì thế cho nên, ở giai đoạn hậu thân, Tấm
phải tự mình đảm nhiệm phần việc mà ông Bụt đã không giúp và không thể giúp. Khi còn sống, Tấm


hiền dịu, ngây thơ, nhân hậu bao nhiêu thì sau khi chết cô lại đáo để và quyết liệt bấy nhiêu (tiếng
chim vàng anh, tiếng kếu của khung cửi và hành động trả thù mẹ con Cám cuối cùng chứng tỏ điều
này).
Phần mẹ con Cám, cái giá của việc cướp đi một sinh mạng là rất nặng nề, nặng đến mức… thậm chí
có thể huỷ hoại chính mình. Một khi đã giết người vì lợi ích cá nhân mình, bọn họ đã tự đeo cho mình
cái mặt mạ của quỷ dữ không bao có thể tháo bỏ, huống chi họ không những giết Tấm 1 lần, mà là
nhiều lần chỉ nhầm bảo vệ cái hạnh phúc giả tạo mà họ đã cướp mất từ tay Tấm. Chính vì vậy họ phải
gánh lấy cái giá nặng nề của kẻ giết người. Những kẻ thủ ác đã gặp báo ứng.
Bất kể nơi nào cái thiện tồn tại thì ở đó mầm móng cái ác luôn rình rập. Chúng luôn tác động, bài trừ,
gạt bỏ nhau nhưng lại là tiền đề tồn tại cho nhau. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng
sẽ chẵng có một xã hội với tất cả những công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong
mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người
biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng. Hơn nữa, không có quan niện
thiện, ác nào là vĩnh viễn đối với mọi thời đại, đúng với mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh cụ thể.
Thử đặt trừơng hợp ngược lại, nếu mẹ con Cám là đại diện cho cái ác lại được sống hạnh phúc cùng
nhà vua đến cuối đời thì sao? Lúc ấy bốn chữ “công bằng” và “hoà bình” là đều không thể có được
trong xã hội này. Khi ấy trẻ con đến trường, cái mà chúng học được chỉ là lòng thù hận, sự ích kỷ và
đố kỵ Thử tưởng tượng một ngày nọ bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cô vấp ngã và tất cả
mọi người chung quanh bạn vẫn dững dưng bước đi. Tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn phải đến viện bảo
tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư

tưởng phát-xit. Sẽ ra sao khi mà khắp nơi điều có trộm cướp, lừa gạt và những điều đó bị mọi người lờ
đi, thờ ơ không đếm xỉa. Trái Đất này sẽ trở thành nơi lạnh nhất trong vũ trụ, vì bởi lẽ “nơi lạnh lẽo
nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi sự lạnh nhạt bao trùm”.
Và hãy thử tưởng tượng xã hội sẽ ra sao khi mà ở đó chỉ toàn là người tốt? Một ngày nọ, trên đường
phố, chủ các chiếc xe đều nhường nhau chạy trước. Một chủ tiệm vàng trông thấy một người lao công
đang thu gôm rác cực khổ, liền tặng cho ông ta mấy chỉ vàng. Ông chủ các công ty đứng ở cổng hỏi
thăm từng nhân viên rồi tặng vài tháng lương cho những người có hoàng cảnh hơi túng thiếu. Ở các
khu phố, người ta đến gọi cửa từng nhà tặng sách giáo khoa trong khi trên Tivi đang đưa tin sách đang
lên giá.
Liệu những sự giúp đỡ ấy có thật sự cần thiết không? Người xưa có câu: “Có gian nan mới thử sức
người” . Những sự giúp đỡ không đúng lúc ấy không những không giúp ích gì nhiều mà ngược lại còn
tập cho họ thối ỷ lại vào người khác, không tự cố gắng. Một xã hội như vậy sẽ ngày một lạc hậu,
không thể tiến bộ, phát triển được. Cái ác là cái đáng ghê tởm cần gạt ra khỏi đời sống cá nhân và xã
hội. Tuy nhiên cái ác không phải là cái đối lập tuyệt đối của cái thiền. Chúng có sự thống nhất giữa
các mặt đối lập.
Ranh giới thiện ác chỉ cách nhau một sợi chỉ nhỏ. Trong học tập của học sinh, cuộc đấu tranh chống
những biểu hiện của cái xấu cái ác như: lười biếng, dối trá và gian lận,… cũng rất khó khăn, phức tạp.
Chính vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải chăm lo rèn luyện đạo đức,
có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chốn glại cái ác. Không ngừng học tập để
nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu công KH và CN hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xạ
hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
Qua câu truyện “Tấm Cám”, ta thấy được cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ
xấu trong xã hội xưa và nay, cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể
yếu nhưng vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiền thì
sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.






NGƯỜI BÁN MÂU VÀ THUẪN
Có một người bán thuẫn ( vật dùng để cầm che đỡ cho gươm, giáo khỏi đâm
trúng người trong chiến trận ngày xưa, có hình thoi dần về một đầu, như nữa
hình cái thoi) và cái mâu (khí giới thời cổ - cán dài, mũi nhọn, dùng để đâm).
Người đó rao hàng như sau: “ Hỡi các người, hãy mua cái mâu của tôi, nó là cái
mâu tốt nhất, có thể đâm thủng được bất kì vật gì!”. Một lúc sau anh ta lại rao: “
Hỡi các người, hãy mua cái thuẫn của tôi, nó là cái thuẫn tốt nhất, không có gì
có thể đâm thủng!”. Từ đó người ta đã sử dụng liên từ “ mâu thuẫn” để biểu thị
những cái không dung hòa được với nhau.
(Đại Bách khoa thư Triết học, Tập 3, NXB Nauca, Nga, Tr190)
THÔNG TIN 1
Theo một truyền thuyết phương Đông, người ta hỏi Alếchxandrơ Makêdônxki
(vua La Mã cổ đại): “ Tại sao Ngài lại tôn thờ thầy giáo của mình hơn vua
Phillíp là bố của mình?:. Alếchxandrơ Makêdônxki đáp: “Sau khi nuôi dưỡng
thể xác của tôi, bố tôi đã đưa tôi từ trên Trời xuống Đất, còn sau khi nuôi dưỡng
tâm hồn của tôi, Airixtốt đã nâng tôi từ Đất lên Trời”.
THÔNG TIN 2
Cái chồi biến mất khi hoa nở, và có thể nói, cái chồi bị cái hoa hủ định, hệt như
vậy khi xuất hiện quả thì hoa được coi là tồn tại giả dối của cây, còn quả đóng
vai trò chân lí của cây, thay thế cho hoa. Các hình thức đó không những khác
nhau mà cò phủ định lẫn nhau như là các hình thức không dung hợp được với
nhau. Tuy nhiên bản tính biến đổi của chúng đồng thời cũng biến chúng thành
các vòng khâu của một thể thống nhất hữu cơ, trong đó chúng không những
không mâu thuẫn với nhau mà còn là điều tất yếu như nhau, và chỉ có tất yếu
như nhau đó mới tạo thành sự sống của tổng thể

×