Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

SKKN: VẬN DỤNG GIÁO DỤC STEM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 54 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TÌM HIỂU DI TÍCH LỊCH SỬ
QUỐC GIA CHỨNG TÍCH TỘI ÁC CHIẾN TRANH TRƯỜNG CẤP 2
HƯƠNG PHÚC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN STEM

LĨNH VỰC: GIÁO DỤC STEM
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: THẠC SỸ ĐẶNG BÁ HẢI

HÀ TĨNH 2021


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

1

I. Bối cảnh của đề tài

2

II. Lý do chọn đề tài

3

III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3



IV. Mục đích nghiên cứu

3

V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

3

PHẦN NỘI DUNG

4

I. Cơ sở ý luận

4

II. Thực trạng của vấn đề

8

III. Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm tìm hiểu Di tích lịch sử
Quốc gia Chứng tích tội ác chiến tranh trường Cấp 2 Hương Phúc theo
hướng tiếp cận STEM
1. Mục tiêu

10

2. Nhiệm vụ


11

3. Yêu cầu về sản phẩm

12

4. Tiến trình thực hiện

12

IV. Hiệu quả mang lại của sáng kiến

23

1. Kết quả đạt được

23

2. Một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện sáng kiến

26

V. Khả năng ứng dụng và triển khai của sáng kiến

27

VI. Ý nghĩa của sáng kiến

27


1. Đối với HS

27

2. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên

28

PHẦN KẾT LUẬN

28

I. Những bài học kinh nghiệm

28

II. Những kiến nghị, đề xuất

30

PHỤ LỤC

31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

48

10



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm

GD

GD

NQ/TW

Nghị quyết/Trung ương

GD&ĐT

GD và Đào tạo

BCH TW

Ban Chấp hành Trung ương

GDPT

GD phổ thông


HS

Học sinh
Viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology

STEM

(Cơng nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics
(Tốn học).

BGDĐT-GDTrH

Bộ GD đào tạo – GD trung học

V/v

Về việc

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

GV

Giáo viên

KHXH

Khoa học xã hội


QP-AN

Quốc phịng an ninh

GDCD

GD cơng dân

VH-TT

Văn hóa – Thơng tin

VH-TT-DL

Văn hóa – Thể thao – Du lịch

QĐ-BVHTT

Quyết định – Bộ Văn hóa Thơng tin

KT, XH

Kinh tế, xã hội


PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Trên tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục-đào tạo và triển khai Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về
đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng, Chương trình giáo dục phổ

thông mới (2018) đã được Bộ GD&ĐT ban hành vào tháng 12/2018. Đây là lần đầu
tiên chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng một cách bài bản, tiệm cận chuẩn
quốc tế, theo hướng tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nhằm khắc phục
những hạn chế của chương trình tiếp cận nội dung như hiện hành.
Để hướng dẫn cụ thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện có hiệu quả
việc đổi mới hình thức, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận chương trình giáo
dục phổ thơng mới trên cơ sở chương trình hiện hành, Bộ, Sở GD&ĐT đã ban hành
nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tập huấn, trong đó nội dung giáo dục
STEM. Tại Cơng văn số: 3089/BGDĐT-GDTrH ngày 14/8/2020 của Bộ GD&ĐT V/v
hướng dẫn tổ chức, quản lý hoạt động GD STEM trong trường trung học đã khẳng
định giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những
kiến thức khoa học, gắn liền ứng dụng với thực tiễn và những năng lực tiếp cận cuộc
cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ 4. Giáo dục STEM được tổ chức linh hoạt
dưới nhiều hình thức: Dạy học các mơn khoa học theo bài học STEM, hoạt động trải
nghiệm STEM, tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Tại Hà Tĩnh, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo đẩy mạnh triển khai giáo dục STEM,
hướng dẫn các nhà trường tổ chức xây dựng và thực hiện các chủ đề STEM gửi về Sở
GDĐT để phổ biến rộng rãi trong toàn tỉnh và giới thiệu để Bộ GDĐT tập hợp, nhân
rộng ra các địa phương khác. Có nhiều đơn vị đã và bắt đầu triển khai nội dung dạy
học này. Tuy nhiên, qua khảo sát, rất nhiều giáo viên trên địa bàn chưa nhận thức đầy
đủ về giáo dục STEM. Có quan điểm cho rằng giáo dục STEM chỉ giành riêng cho các
môn khoa học tự nhiên, cịn khoa học xã hội khơng thực hiện.
Để thực hiện tốt chỉ đạo của Bộ, Sở và nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên
về vị trí, vai trị và ý nghĩa của giáo dục STEM trong trường trung học, cá nhân tôi trên
cương vị là cán bộ quản lý, nhận thấy cần phải trực tiếp tổ chức thực nghiệm dạy học

Trang 1


STEM; qua đó để hiểu sâu và có phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo giáo viên thực hiện có

hiệu quả nội dung dạy học này.
Lĩnh vực mà tôi chọn là khoa học xã hội, nội dung giáo dục địa phương với đề
tài: “Tổ chức HĐTN tìm hiểu Di tích lịch sử Quốc gia Chứng tích tội ác chiến tranh
trường Cấp 2 Hương Phúc theo hướng tiếp cận STEM”.
Đây là cách tiếp cận hồn tồn mới về hình thức, phương pháp tổ chức cho học
sinh học tập trải nghiệm tại các di tích lịch sử; góp phần phát triển phẩm chất và năng
lực cho học sinh.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, ở nước ta, tổ chức HĐTN đã trở thành xu hướng tất yếu trong các mơn
học, trong đó có nội dung GD địa phương theo Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013
về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT của BCH TW Đảng.
Trong Chương trình GDPT 2018, HĐTN và GD địa phương là hoạt động GD bắt
buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12; thông qua hoạt động HS được tiếp cận thực
tế, thể nghiệm cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động, tổng
hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề thực tiễn; trang bị cho HS những hiểu biết
về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng
những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương; Chương trình
cũng xác định rõ GD STEM là mơ hình GD dựa trên cách tiếp cận liên mơn, giúp HS
áp dụng các kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học vào giải quyết một
số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.
Trong Tài liệu tập huấn định hướng GD STEM trong trường trung học năm 2018
và Công văn số: 3089/BGDĐT-GDTrH ngày 14/8/2020 của Bộ GD&ĐT V/v hướng
dẫn tổ chức, quản lý hoạt động GD STEM trong trường trung học, trải nghiệm STEM
có mức độ phổ biến cao nhất. Thực tế hiện nay, các trường học ở Hà Tĩnh đã tổ chức
nhiều hoạt động cho HS học tập trải nghiệm, nhưng tổ chức các HĐTN theo hướng
tiếp cận STEM cịn khá ít.
Trên địa bàn huyện Hương Khê có nhiều di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia,
tỉnh có thể thiết kế thành các chủ đề HĐTN STEM, trong đó có Di tích lịch sử Quốc
gia Chứng tích tội ác chiến tranh trường cấp 2 Hương Phúc (Thôn Tân Phúc - Hương
Trạch – Hương Khê). Tổ chức cho HS HĐTN tại di tích theo hướng STEM sẽ giúp

Trang 2


các em nắm vững âm mưu, thủ đoạn, các mục tiêu đánh phá của Mỹ trong chiến tranh
phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968), hiểu được HS thời chiến đã đi qua chiến
tranh như thế nào, tình cảm của Bác Hồ giành cho ngành GD Hà Tĩnh, vận dụng các
kiến thức liên môn để đề ra các giải pháp tiếp tục xây dựng, quản lý và phát huy giá trị
lịch sử của di tích. Qua đó HS phát triển các kỹ năng Tốn học, Khoa học, Kỹ thuật,
Cơng nghệ và phát triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực chuyên biệt của
bộ môn lịch sử, định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Đồng thời giúp cán bộ quản
lý, GV nhà trường tiếp cận và thực hiện GD STEM. Do đó, tơi đã chọn đề tài: “Tổ
chức HĐTN tìm hiểu Di tích lịch sử Quốc gia Chứng tích tội ác chiến tranh trường
Cấp 2 Hương Phúc theo hướng tiếp cận STEM” làm đề tài SKKN năm học 20202021.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu:
- Các nội dung kiến thức liên quan đến Di tích lịch sử Quốc gia Chứng tích tội ác
chiến tranh trường Cấp 2 Hương Phúc.
- Cơ sở lý thuyết, thực tiễn về GD STEM, HĐTN STEM để xây dựng quy trình
phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn tại địa phương của HS.
- Kiến thức liên mơn Tốn học, Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, GDCD, Sinh học, QPAN, Tin học, Công nghệ, Mỹ thuật ở cấp THCS và cấp THPT cần vận dụng để nghiên
cứu, thiết kế, xây dựng các sản phẩm cụ thể, góp phần phát huy giá trị của di tích.
2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 12A, 12B, có chất lượng tuyển sinh đầu
vào như nhau, năng lực học tập tương đương. Trong đó 12A là lớp đối chứng, lớp 12B là
lớp thực nghiệm đề tài. HS được học tập trải nghiệm, sáng tạo tìm hiểu Di tích lịch sử
Quốc gia Chứng tích tội ác chiến tranh trường Cấp 2 Hương Phúc.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm tìm hiểu Di tích lịch sử Quốc gia
Chứng tích tội ác chiến tranh trường Cấp 2 Hương Phúc theo hướng tiếp cận STEM,
qua đó giúp HS đánh giá đúng thực trạng và tìm ra các giải pháp để xây dựng, quản lý,
bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử của di tích. Rèn luyện, phát triển phẩm chất và năng

lực, định hướng nghề nghiệp cho HS.

V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 3


Trường Cấp hai Hương Phúc – nơi chôn cất của 33 HS bị bom Mỹ giết hại vào
ngày 9/2/1966, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cơng nhận di tích lịch sử
cấp quốc gia vào năm 2001. Đây là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ
trẻ. Một số trường học trên địa bàn huyện Hương Khê đã tổ chức cho học sinh đến
tham quan, học tập tại di tích này như THPT Phúc Trạch, THPT Hàm Nghi, THCS
Hương Trạch … Tuy nhiên, việc tổ chức cho học sinh học tập trải nghiệm mới chỉ
thực hiện được các nội dung: Dâng hương, dâng hoa, quan sát, tìm hiểu tại di tích
trong khoảng 1h, viết một bài thu hoạch nộp cho giáo viên đánh giá. Việc tổ chức cho
học sinh trải nghiệm nghiên cứu sâu về các kiến thức, nhân chứng lịch sử liên quan
đến di tích qua nhiều kênh khác nhau, đánh giá đúng thực trạng của di tích, đề ra các
giải pháp với các mơ hình cụ thể, sáng tạo để tiếp tục xây dựng, quản lý và khai thác
giá trị lịch sử của di tích theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực thì chưa. Đặc biệt,
tiếp cận dạy học trải nghiệm tại di tích theo hướng STEM thì chưa một giáo viên, đơn
vị nào thực hiện.
Vì vậy, điểm mới trong kết quả nghiên cứu của đề tài là: Thiết kế và tổ chức
thành HĐTN tìm hiểu Di tích lịch sử Quốc gia Chứng tích tội ác chiến tranh trường
Cấp 2 Hương Phúc theo hướng tiếp cận STEM. Đây là hình thức và biện pháp tổ chức
dạy học hoàn toàn mới theo định hướng của chương trình GDPT 2018; giúp giáo viên
nâng cao năng lực tổ chức dạy, HS phát triển được những kỹ năng về STEM, kỹ năng
bộ môn Lịch sử và năng lực giải quyết tốt vấn đề thực tiễn đặt ra đối với địa phương –
điều rất cần đối với thể hệ trẻ, chủ nhân tương lai xây dựng quê hương, đất nước.
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm STEM

STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công
nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học).
Tùy theo ngữ cảnh khác nhau mà thuật ngữ STEM được hiểu như là các môn học
hay các lĩnh vực. Trong ngữ cảnh GD, thì STEM được hiểu là một chương trình GD
quan tâm đến các mơn học Khoa học, Cơng nghệ, Kỹ thuật và tốn học. Trong ngữ

Trang 4


cảnh nghề nghiệp thì STEM được hiểu là nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực Khoa học,
Công nghệ, Kỹ thuật, và Toán học.
Về ngữ cảnh GD, STEM được hiểu là một chương trình GD tích hợp. Tác giả Lê
Xn Quang (2017) cho rằng: “GD STEM là một quan điểm dạy học theo tiếp cận liên
ngành từ hai trong các lĩnh vực khoa học, Cơng nghệ, Kỹ thuật và Tốn học trở lên.
Trong đó, nội dung học tập được gắn với thực tiễn, phương pháp dạy học theo quan
điểm dạy học định hướng hành động”.
2. Quy trình ứng dụng STEM rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn cho HS
Năm 2017, Trần Thái Toàn và Phan Thị Thanh Hội trên cơ sở nghiên cứu quy
trình rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS theo tiếp cận giải
quyết vấn đề (Hình 1), đã cụ thể hóa thành quy trình ứng dụng STEM rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS (Bảng 1):
Bước 1: Nêu vấn đề thực tiễn
Bước 2: Đặt câu hỏi hình thành giả thuyết định hướng
giải quyết vấn đề thực tiễn
Bước 3: Huy động kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn

Nghiên cứu tài liệu

Bước 4: Giải quyết vấn đề thực tiễn


Thực nghiệm nghiên cứu

Bước 5: Kết luận báo cáo kết quả

Thiết kế mơ hình STEM

Hình 1. Quy trình phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Bảng 1. Quy trình ứng dụng STEM rèn luyện kỹ năng ứng dụng kiến thức
vào thực tiễn cho HS

Tên các bước
Bước 1. Nêu vấn đề
thực tiễn
Bước 2. Đặt câu hỏi,

Yêu cầu đạt được
Nêu được vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến nội dung
kiến thức của các môn học trong nhóm STEM
Tìm ra được mối liên hệ giữa kiến thức các mơn học trong nhóm

hình thành giả thuyết STEM đã biết và vấn đề thực tiễn cần giải quyết.
Trang 5


định hướng giải quyết Phát biểu được giả thuyết
vấn đề thực tiễn.
- Xác định kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực
Bước 3. Tìm tịi huy
động kiến thức liên

quan, xây dựng kế
hoạch giải quyết vấn
đề thực tiễn.

khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học gắn với vấn đề thực tiễn.
- Thu thập, lựa chọn, sắp xếp được những nội dung kiến thức, kỹ
năng các mơn học trong nhóm STEM liên quan đến các vấn đề thực
tiễn cần giải quyết một cách logic, khoa học làm cơ sở lý thuyết để
giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức thiết kế, ứng dụng mơ hình STEM.
- Chuẩn bị được mẫu vật, hố chất, dụng cụ, vị trí để xây dựng mơ
hình STEM và đưa ra được cơ sở khoa học cho sự chuẩn bị đó.
- Mơ tả được mơ hình STEM (bằng lời, bằng hình ảnh, bằng bản vẽ

Bước 4. Giải quyết

thiết kế, …)

vấn đề thực tiễn bằng - Thiết kế được mơ hình STEM đảm bảo khoa học gắn với giải
cách sử dụng mơ hình quyết vấn đề thực tiễn.
STEM

- Xác định được quy trình (các hoặc động hoặc chuỗi hoạt động) kỹ
thuật giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Xác định được các điều kiện để thực hiện được quy trình.
- Thực hiện được các hoạt động giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Nêu được kết quả của quá trình ứng dụng STEM giải quyết vấn đề
thực tiễn.

Bước 5. Kết luận, báo - Tổng kết, đánh giá, kết luận được vấn đề.

cáo kết quả.

- Vận dụng được kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn khác
như chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ mơi trường, an tồn thực phẩm,
cơng nghệ sinh học, … và có thể đề xuất được các vấn đề thực tiễn
khác liên quan.

3. HĐTN STEM
- HĐTN STEM được tổ chức thơng qua hình thức câu lạc bộ hoặc các hoạt
động trải nghiệm thực tế; được tổ chức thực hiện theo sở thích, năng khiếu và lựa chọn
của HS một cách tự nguyện. Nhà trường có thể tổ chức các không gian trải nghiệm
STEM trong nhà trường; giới thiệu thư viện học liệu số, thí nghiệm ảo, mô phỏng,
Trang 6


phần mềm học tập để HS tìm hiểu, khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ
thuật trong thực tiễn đời sống.
- HĐTN STEM được tổ chức theo kế hoạch GD hàng năm của nhà trường; nội
dung mỗi buổi trải nghiệm được thiết kế thành bài học cụ thể, mơ tả rõ mục đích, u
cầu, tiến trình trải nghiệm và dự kiến kết quả. Ưu tiên những hoạt động liên quan, hoạt
động tiếp nối ở mức vận dụng (thiết kế, thử nghiệm, thảo luận và chỉnh sửa) của các
hoạt động trong bài học STEM theo kế hoạch dạy học của nhà trường.
- Tăng cường sự hợp tác giữa trường trung học với các cơ sở GD đại học, cơ sở
nghiên cứu, cơ sở GD nghề nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các thành phần KT,
XH khác và gia đình để tổ chức có hiệu quả các HĐTN STEM phù hợp với các quy
định hiện hành.
4. Nội dung GD của địa phương:
Là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hố, lịch sử, địa lí, KT, XH, mơi
trường, hướng nghiệp,... của địa phương bổ sung cho nội dung GD bắt buộc chung
thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho HS những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi

dưỡng cho HS tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để
góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương.
5. Hướng ứng dụng STEM để tổ chức HĐTN tìm hiểu Di tích lịch sử Quốc
gia Chứng tích tội ác chiến tranh trường Cấp 2 Hương Phúc
Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968) và gây ra
vụ thảm sát trường cấp 2 Hương Phúc đã diễn ra cách đây hơn 50 năm, HS khó có thể
hình dung nổi sức tàn phá ác liệt của chiến tranh, HS thời chiến đã đi qua chiến tranh
với những mất mát, đau thương và cả những nổ lực phi thường như thế nào; biện pháp
nào để tiếp tục xây dựng, quản lý và khai thác giá trị của Di tích lịch sử Quốc gia
Chứng tích tội ác chiến tranh trường cấp 2 Hương Phúc.
Do đó, để HS nắm vững kiến thức nền và giải quyết tốt vấn đề thực tiễn đặt ra,
phương án GV lựa chọn: Hướng dẫn HS xác định được vấn đề thực tiễn đang đặt ra
đối với di tích; xác định những câu hỏi và hình thành giả thiết để giải quyết vấn đề;
tiến hành tìm hiểu chiến tranh phá hoại miền Bắc và huyện Hương Khê lần nhất của
đế quốc Mỹ, sự kiện Mỹ ném bom vào Trường cấp 2 Hương Phúc qua phim, ảnh, tư
liệu lịch sử, hồ sơ về di tích tại Phịng VH-TT huyện; khảo sát, nghiên cứu thực địa di
Trang 7


tích lịch sử Quốc gia Chứng tích tội ác chiến tranh trường Cấp 2 Hương Phúc, gặp gỡ
phỏng vấn cán bộ quản lý văn hóa xã, huyện, nhân chứng lịch sử, huy động các kiến
thức liên môn, xây dựng kế hoạch để giải quyết vấn đề đặt ra; xây dựng các sản phẩm
cụ thể để giải quyết vấn đề thực tiễn bằng cách sử dụng mơ hình STEM; tổ chức cho
HS báo cáo kết quả các sản phẩm, nhận xét, kết luận.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thực trạng:
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã làm một cuộc khảo sát điều tra thực
trạng về việc thiết kế các chủ đề dạy học trải nghiệm theo định hướng STEM trong
dạy môn KHXH của đồng nghiệp ở một số trường trên địa bàn huyện Hương Khê.
Tôi đã điều tra tổng số 50 GV dạy môn KHXH trong trường, các trường lân cận và

thu được kết quả như sau:
Bảng 2. Mức độ GV vận dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống và cho HS
hợp tác làm ra các sản phẩm trong q trình dạy học mơn KHXH
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Mức độ

Cho HS hợp tác làm ra sản phẩm

Thường

Thỉnh

Hiếm

Chưa

Thường

Thỉnh

Hiếm

Chưa bao

xuyên

thoảng

khi


bao giờ

xuyên

thoảng

khi

giờ

Số lượng

20

25

5

0

6

10

26

8

Tỷ lệ


40%

50%

10%

0

12%

20%

52%

16%

Qua bảng trên chúng ta nhận thấy rằng GV đã rất quan tâm đến việc liên hệ kiến
thức vào thực tiễn cho HS, tuy nhiên việc cho HS làm ra sản phẩm trong quá trình dạy
học thì chưa nhiều.
Bảng 3. Mức độ GV kết nối những kiến thức liên mơn trong q trong q
trình dạy học các môn KHXH

Mức độ

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi


Chưa bao giờ

Số lượng

20

16

14

0

Tỷ lệ

40%

32 %

28%

0

Như vậy, qua bảng trên chúng ta thấy rằng phần lớn các GV đã có xu hướng tích
hợp các mơn học trong q trình dạy học của mình. Việc xây dựng các chủ đề dạy học
theo định hướng STEM sẽ dễ dàng triển khai được.
Bảng 4. Mức độ GV nhận thức về STEM và GD STEM
Mức độ nhận thức




chưa

Trang 8


Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

STEM

10

28%

30

32%

GD STEM

15

30%

35


70%

Ngày hội STEM

6

12%

44

38%

Nghề nghiệp STEM

7

14%

43

36%

Nhân lực STEM

5

10%

45


90%

Cuộc thi Robotics

2

4%

48

96%

Qua bảng trên chúng ta thấy rằng phần lớn GV còn khá lạ lẫm với khái niệm
STEM và tất nhiên việc vận dụng STEM vào dạy học cũng chưa được triển khai nhiều.
Do vậy, cần có biện pháp để đưa STEM vào dạy học để GV tiếp cận và có định hướng
xây dựng các chủ đề dạy học theo định hướng STEM.
- Khảo sát về mức độ quan tâm của GV các môn KHXH về STEM và dạy học
STEM:
Bảng 5. Mức độ quan tâm của GV KHXH về STEM và dạy học STEM
Mức độ

Không

Mới chỉ

Rất muốn

Đang


Đang

Đang dạy

quan

nghe nói

tìm hiểu

tìm hiểu

nghiên cứu

về STEM

tâm

đến

Số lượng

3

11

25

6


4

0

Tỷ lệ

6%

22%

50%

12%

8%

0

về STEM

Như vậy, theo số liệu điều tra chúng ta thấy phần lớn GV đều rất quan tâm đến
việc dạy học theo định hướng STEM, và tổ chức các chủ đề dạy học STEM cho HS.
Tuy nhiên, do cịn nhiều điều khó khăn nên phần lớn GV vẫn chưa tổ chức dạy học
được các chủ đề STEM một cách hiệu quả.
Do vậy, việc xây dựng và tổ chức các chủ đề dạy học trải nghiệm theo định
hướng STEM trong nhà trường là rất cần thiết. Cá nhân tơi với vai trị là cán bộ quản
lý, nhận thấy cần phải chủ động nghiên cứu kỹ về GD STEM, xây dựng kế hoạch thực
hiện dạy học STEM, từ đó có những giải pháp cụ thể chỉ đạo thực hiện tốt GD STEM
tại nhà trường theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của Bộ và Sở.
2. Nguyên nhân của thực trạng:

Trang 9


- Chưa có các lớp tập huấn về dạy học STEM, chưa có SGK hướng dẫn cách xây
dựng chủ đề STEM cho các môn học cụ thể.
- Cán bộ quản lý, GV chưa chủ động, sáng tạo, tìm tịi, nghiên cứu về GD STEM.
- Tổ chức dạy học mơ hình STEM thường mất nhiều thời gian, công sức.
- Chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp, năng lực tạo ra các sản phẩm thực tế của
HS còn hạn chế.
III. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HĐTN TÌM HIỂU DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC
GIA CHỨNG TÍCH TỘI ÁC CHIẾN TRANH TRƯỜNG CẤP 2 HƯƠNG PHÚC
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN STEM
Giới thiệu: Ngày 9/2/1966, máy bay Mỹ ném bom giết chết 33 em HS, làm bị
thương 24 em HS và 1 thầy giáo tại trường cấp 2 Hương Phúc (Hương Khê – Hà Tĩnh)
làm chất động dư luận trong và ngoài nước về tội ác man rợ mà đế quốc Mỹ đã gây ra
đối với trẻ em, với ngành GD, nhân dân và dân tộc ta. Sau sự kiện đau thương này, Tỉnh
ủy Hà Tĩnh cử một Đoàn Đại biểu của GD Hà Tĩnh do thầy giáo Lê Sỹ Nghĩa, Trường
ty làm Trưởng đoàn ra Hà Nội báo cáo với Bộ GD và Trung ương, tố cáo tộc ác của đế
quốc Mỹ trước dư luận trong nước và thế giới. Đã có hơn 20 cuộc mít tinh Đồn được
dự, đâu đâu cũng sơi sục căm thù đế quốc Mỹ sát hại HS cấp II Hương Phúc và vang lên
tiếng thét đòi phải trả thù. Đặc biệt, Đồn được gặp Bác Hồ. Bác đón tiếp thân mật và
giao nhiệm vụ cho ngành GD Hà Tĩnh dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy thật
tốt, học thật tốt. Hương Phúc phải có nhiều thầy giỏi, trò giỏi. Thực hiện lời dạy của
Bác, ngành GD Hà Tĩnh đã triệt để chỉ đạo trường học sơ tán vào dân an toàn, HS đi học
đều đặn, các ngành phổ thơng, mẫu giáo, sư phạm, bổ túc văn hóa phát triển tốt. Năm
2021, trường cấp II Hương Phúc được cơng nhận là Di tích lịch sử Quốc gia Chứng tích
tội ác chiến tranh. Tuy vây, di tích vẫn chưa được tổ chức xây dựng, quản lý tốt để phát
huy giá trị lịch sử.
Tổ chức cho HS tham gia HĐTN tìm hiểu di tích theo hướng STEM khơng
những giúp HS hiểu sâu về kiến thức lịch sử dân tộc và địa phương thời kỳ Mỹ gây ra

chiến tranh phá hoại miền Bắc, về tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ mà cịn giúp
vận dụng các kiến thức liên mơn như Tốn, Sinh, Văn, Địa, GDCD, QP-AN, Tin học,
Cơng nghệ, Mỹ thuật…. để giải quyết vấn đề thực tiễn đang đặt ra đối với Di tích lịch

Trang 10


sử Quốc gia Chứng tích tội ác Chiến tranh trường Cấp 2 Hương Phúc, qua đó hình
thành và phát triển những phẩm chất năng lực, định hướng nghề nghiệp cho các em.
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức: Giúp HS
- Hiểu thêm tội ác của đế quốc Mỹ gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc
Việt Nam (1965-1968); hiểu rõ HS thời chiến đã đi qua chiến tranh như thế nào;
phong trào phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ ở trong và ngoài
nước.
- Hiểu thêm về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ.
- Nắm vững được phương pháp để giải quyết bài toán xây dựng, quản lý và phát
huy giá trị của một di tích lịch sử.
1.2. Kỹ năng: Sau khi hoàn thành chủ đề, HS sẽ phát triển các kĩ năng sau:
- Kỹ năng toán học: HS biết vận dụng các kiến thức về tính kích thước, tỉ lệ,
khoảng cách để chế tạo các sản phẩm, mơ hình.
- Kỹ năng khoa học: HS biết vận dụng các kiến thức lịch sử, Ngữ văn, Địa lý,
GDCD, Sinh học, QP-AN, Công nghệ, Mỹ thuật để nghiên cứu các giải pháp xây
dựng, quản lý và khai thác di tích.
- Kỹ năng kỹ thuật: HS biết vận dụng các kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật thiết kế, thi
công các sản phẩm, mơ hình.
- Kỹ năng cơng nghệ: HS biết vận dụng các kĩ năng công nghệ thông tin để để tra
cứu, xây dựng nội dung thuyết trình, nghiên cứu mẫu và thiết kế các các sản phẩm, mơ
hình…;
1.3. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS:

- Các phẩm chất: HS u thích bộ mơn lịch sử, có thái độ căm thù đế quốc Mỹ,
cảm phục, xúc động trước hình ảnh HS học tập, lao động trong chiến tranh, liên hệ
với cuộc sống ngày nay, biết quý trọng nền độc lập tự do mà thế hệ cha anh đã phải
đánh đổi bằng biết bao xương máu; kính yêu Bác Hồ.
- Các năng lực chung: Năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng
ngôn ngữ; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học, tự
quản lí

Trang 11


- Các năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; xác
định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch
sử với nhau; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hoá; nhận xét, đánh giá rút ra bài
học; vận dụng, liên hệ kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc
lần thứ nhất (1965-1968); các mục tiêu đánh phá của Mỹ trong chiến tranh phá hoại
miền Bắc và các mục tiêu cụ thể tại huyện Hương Khê; cách phòng chống chiến tranh
phá hoại của ta; HS thời chiến đã đi qua chiến tranh như thế nào.
- Nghiên cứu thực trạng hiện nay của di tích Lịch sử Quốc gia chứng tích tội ác
chiến tranh trường cấp 2 Hương Phúc, đề ra các giải pháp cụ thể để tiếp tục xây dựng,
quản lý và khai thác giá trị lịch sử của di tích.
3. Yêu cầu về sản phẩm
- Xây dựng được bài thuyết trình về sự kiện ngày 9/2/1966 và thực trạng của di
tích Di tích lịch sử Quốc gia Chứng tích tội ác chiến tranh trường Cấp 2 Hương Phúc.
- Tổ chức được Hội nghị chuyên đề: “Giải pháp xây dựng, quản lý và phát huy giá trị
lịch sử của Di tích lịch sử Quốc gia Chứng tích tội ác chiến tranh trường Cấp 2 Hương
Phúc”.
- Xây dựng Vở kịch “Nỗi đau Hương Phúc”, mơ hình lán học thời chiến; làm

mũ rơm đi học thời chiến; làm cáng cứu thương, thực hành sơ cứu thương; xây dựng
triển lãm về “Nỗi đau Hương Phúc”.
4. Tiến trình thực hiện
Do đặc thù của chủ đề, hình thức tổ chức là hoạt động ngồi giờ chính khóa, đối
tượng thực hiện là HS lớp 12, có hoạt động cả lớp cùng phối hợp tham gia (như tham gia
diễn diễn kịch, tổ chức Hội nghị), có hoạt động chia lớp thành 2 nhóm để thực hiện. GV
gợi ý cho các em thảo luận và đặt tên cho hai nhóm: Nhóm Hương Phúc và nhóm Thắng
Mỹ.
4.1. Hoạt động 1: Nêu vấn đề thực tiễn
4.1.1. Mục đích của hoạt động
- GV phải chuyển giao được nhiệm vụ cho HS, giúp HS phát hiện được vấn đề.
- HS nghiên cứu các tư liệu, thực tiễn để xác định vấn đề cần giải quyết.
Trang 12


4.1.2. Nội dung hoạt động
GV giao cho hai nhóm HS tìm hiểu các di tích Lịch sử Quốc gia trên địa bàn
Hương Khê, xác định di tích nào là minh chứng cho tội ác chiến tranh của Mỹ đã gây
ra cho ngành GD và vi phạm quyền trẻ em, đánh giá thực trạng của di tích, xác định
vấn đề thực tiễn cần giải quyết.
4.1.3. Dự kiến sản phẩm
Các nhóm nghiên cứu, thảo luận thống nhất câu trả lời, mô tả sản phẩm bằng bản
cứng trên giấy A4 (Viết tay hoặc đánh máy).
4.1.4. Nhận xét, đánh giá
- GV tổ chức họp các nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm, thảo luận (Xem phụ lục hoạt động 1).
- GV đánh giá sản phẩm của các nhóm, chỉnh sửa, hồn thiện sản phẩm để HS ghi
nhận, sử dụng; gợi ý và hướng dẫn HS thảo luận để thống nhất được: Di tích minh chứng
cho tội ác chiến tranh của Mỹ đã gây ra cho ngành GD và vi phạm trắng trợn quyền trẻ
em là di tích lịch sử Quốc gia Chứng tích tội ác chiến tranh trường Cấp 2 Hương Phúc ở

thôn Tân Phúc, xã Hương Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh); xác định được vấn đề thực tiễn
cần giải quyết: Giải pháp nào xây dựng, quản lý và phát huy giá trị của di tích lịch sử
Quốc gia này.
4. 2. Hoạt động 2: Đặt câu hỏi, hình thành giả thiết định hướng giải quyết
4.2.1. Mục đích của hoạt động
Giúp các nhóm HS xác định được những câu hỏi cần phải trả lời và hình thành
giả thiết để định hướng giải quyết.
4.2.2. Nội dung hoạt động
GV giao cho hai nhóm HS xác định những câu hỏi trọng tâm, cơ bản cần phải trả
lời để nắm rõ các sự kiện liên quan và thực trạng đầu tư, quản lý, khai thác di tích lịch
sử Quốc gia Chứng tích tội ác chiến tranh trường Cấp 2 Hương Phúc.
4.2.3. Dự kiến sản phẩm
Các nhóm nghiên cứu, thảo luận thống nhất câu trả lời, báo cáo sản phẩm bằng
bản cứng viết trên giấy A4 (Viết tay hoặc đánh máy).
4.2.4. Nhận xét, đánh giá
- GV tổ chức họp các nhóm (ngồi giờ chính khóa)
Trang 13


- Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm, thảo luận (Xem phụ lục hoạt động 2).
- GV đánh giá sản phẩm của các nhóm, chỉnh sửa, hồn thiện sản phẩm để HS
ghi nhận, sử dụng; gợi ý và hướng dẫn HS thảo luận để thống nhất được:
+ Đặt câu hỏi: Vì sao trường cấp 2 Hương Phúc là chứng tích tội ác chiến tranh
của đế quốc Mỹ, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cơng nhận di tích lịch sử
cấp quốc gia vào năm 2001? Di tích này đang được đầu tư, quản lý và khai thác như
thế nào?
+ Hình thành giả thuyết định hướng giải quyết: Nếu đầu tư, quản lý và khai thác
đúng hướng sẽ phát huy được giá trị lịch sử của di tích lịch sử Quốc gia Chứng tích tội
ác chiến tranh trường Cấp 2 Hương Phúc, trở thành một địa chỉ đỏ GD truyền thống
cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam, trở thành một địa điểm tổ chức trải nghiệm

“dạy học thời chiến” thú vị cho GV, HS.
4.3. Hoạt động 3: Tìm tịi, huy động kiến thức liên quan, xây dựng kế hoạch
giải quyết vấn đề thực tiễn
4.3.1. Mục đích của hoạt động
Nghiên cứu các kiến thức liên quan để hiểu đúng bản chất của sự kiện lịch sử
9/2/1966 và xây dựng kế hoạch để giải quyết vấn đề thực tiễn.
4.3.2. Nội dung hoạt động
- GV hướng dẫn, tổ chức cho HS tìm hiểu tài liệu từ SGK lịch sử, tài liệu lịch sử
địa phương, internet…; khảo sát thực tế tại di tích, gặp gỡ và phỏng vấn các nhân chứng
lịch sử, cán bộ quản lý ngành văn hóa – thông tin xã Hương Trạch, huyện Hương Khê,
BGH trường THCS Hương Trạch (trước là trường cấp 2 Hương Phúc) để hiểu rõ âm
mưu và thủ đoạn của Mỹ gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ
nhất (1965-1968), các mục tiêu đánh phá của máy bay Mỹ ở miền Bắc và ở Hương Khê,
phương thức phòng chống bom đạn của thầy và trò thời chiến; sự kiện đẫm máu ngày
9/2/1966 máy bay Mỹ ném bom vào trường cấp 2 Hương Phúc làm chết 33 HS, bị
thương 24 HS và 1 thầy giáo; thực trạng đầu tư, quản lý và khai thác di tích này.
- Nghiên cứu kiến thức liên mơn:
+ Tốn học: Kiến thức về tính kích thước, tỉ lệ, khoảng cách để chế tạo các sản
phẩm, mơ hình.

Trang 14


+ Lịch sử: Kiến thức Lịch sử lớp 9, Bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ
cứu nước 1965 – 1973; Lịch sử 12, Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống
đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973);
Lịch sử địa phương: Sự kiện Mỹ ném bom trường cấp 2 Hương Phúc (9-2-1966).
+ Ngữ văn: Kiến thức liên quan đến viết kịch bản, diễn xuất, thuyết trình, văn
học, thơ ca về HS thời chiến.
+ Địa lý: Kiến thức Địa lý 9, Bài 15. Thương mại và du lịch; Bài 23, 23. Vùng

Bắc Bộ; Địa lý 12, Bài 31. Vấn đề phát triển thương mại, du lịch; Bài 35. Vấn đề phát
triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.
+ GDCD: Kiến thức GDCD lớp 6, Bài 12. Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em.
+ Sinh học: Kiến thức bài 12 (Sinh học 8). Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó
cho người gãy xương;
+ QP-AN: Kiến thức QP-AN 10, Bài 5. Thường thức phòng tránh một số loại
bom, đạn và thiên tai, Bài 6. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết
thương; QP-AN 11, Bài 7. Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương; QP-AN 12, Bài 7. Lợi
dụng địa hình, địa vật.
+ Tin học: Kiến thức để tra cứu, xây dựng nội dung thuyết trình, nghiên cứu
mẫu và thiết kế các các sản phẩm, mơ hình…;
+ Cơng nghệ: Kiến thức Công nghệ công nghiệp 8, chương I. Bản vẽ các khối
hình học; Chương II. Bản vẽ kỹ thuật.
+ Mỹ thuật: Kiến thức về làm một số đồ dùng thủ cơng, thiết kế, trang trí các mơ
hình.
- Trên cơ sở đó, GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt
ra.
4.3.3. Dự kiến sản phẩm
HS hoàn thành các nội dung trên theo mẫu sau:
PHIẾU HỌC TẬP 1: Tìm hiểu về di tích lịch sử Quốc gia Chứng tích tội ác Chiến
tranh trường Cấp 2 Hương Phúc
TT

Nội dung

1

Âm mưu thủ đoạn của Mỹ tiến hành chiến

Phương


Mô tả,

Thời gian

TP tham

pháp

nhận xét

thực hiện

gia

tranh phá hoại miền Bắc, mục tiêu đánh

Trang 15


phá, cách phòng chống của ta, học sinh
thời chiến đi học như thế nào?
Tìm hiểu về sự kiện ngày 9/2/1966 trường
3

cấp 2 Hương Phúc bị máy bay Mỹ ném
bom.

4


Thực trạng di tích Chứng tích tội ác Chiến
tranh trường Cấp 2 Hương Phúc hiện nay?

PHIẾU HỌC TẬP 2: Kế hoạch giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra
TT

Tên sản phẩm

Mô tả về sản
phẩm

Phương pháp
xây dựng sản
phẩm

Dụng cụ,

Thời gian

Thành phần

vật liệu

thực hiện

tham gia

1
3
4


4.3.4. Nhận xét, đánh giá:
- GV tổ chức họp các nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm, thảo luận (Xem phụ lục hoạt động 3).
- GV nhận xét, đánh giá, "chốt" kiến thức, kĩ năng để HS ghi nhận và sử dụng;
làm rõ hơn vấn đề cần giải quyết; xác định rõ sản phẩm và tiêu chí của từng sản phẩm
ứng dụng mà HS phải hoàn thành. Cụ thể:
a. Bài thuyết trình:
- Thực hiện theo nhóm; thời lượng 7 phút.
- Nội dung: Đảm bảo tinh, gọn, làm nổi bật vấn đề trọng tâm.
Nhóm Hương Phúc chuẩn bị thuyết trình về sự kiện đẫm máu ngày 9/2/1966 phải
trình bày được: Khái quát âm mưu và thủ đoạn của Mỹ gây ra cuộc chiến tranh phá
hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965-1968), các mục tiêu đánh phá của máy
bay Mỹ ở miền Bắc và Hương Khê, phương thức phòng chống bom đạn của thầy và
trò thời chiến; tập trung vào sự kiện đẫm máu ngày 9/2/1966 máy bay Mỹ ném bom
vào trường cấp 2 Hương Phúc, hoạt động lên án hành tội ác man rợ, vi phạm quyền trẻ
em mà đế quốc Mỹ đã gây ra của quân dân và chính quyền Hà Tĩnh; làm nổi bật cảm
nhận của thế hệ trẻ về sự kiện này.

Trang 16


Nhóm Thắng Mỹ chuẩn bị bài trình về thực trạng đầu tư, quản lý và khai thác di
tích: Nêu khái quát về trường Cấp 2 Hương Phúc, các thông tin về đài tưởng niệm
trường Cấp 2 Hương Phúc và di tích được cơng nhận di tích cấp quốc gia khi nào; tập
trung vào đánh giá thực trạng đầu tư, quản lý và khai thác di tích; làm nổi bật cảm
nhận của thế hệ trẻ về thực trạng của di tích.
- Ứng dụng thành thạo cơng nghệ thơng tin: Các nhóm mở một diễn đàn trên
mạng xã hội (nhóm kín) để trình bày cảm nhận của mình về các nội dụng trên. Thiết
kế bài thuyết trình trên mềm Powerpoint. Các Slide thiết kế khoa học. Các tư liệu

(hình ảnh, vi deo, âm thanh…) sinh động, hấp dẫn…
- Kỹ năng thuyết trình: Giới thiệu về bản thân và nhóm; trình bày sản phẩm một
cách mạch lạc, rõ ràng, thu hút và truyền cảm hứng cho người nghe ...
b. Tổ chức Hội nghị với chủ đề: “Giải pháp đầu tư, quản lý và khai thác giá trị lịch
sử của di tích lịch sử Quốc gia Chứng tích tội ác chiến tranh trường Cấp 2 Hương Phúc”:
- Cả lớp cùng tham gia.
- Thời lượng Hội nghị: 15 phút.
- Đảm bảo quy trình tổ chức Hội nghị.
- Trên cơ sở phẩm chất, năng lực của từng HS, lớp phân công các thành viên
nhập vai các thành viên ủy ban cấp huyện, các chuyên gia quản lý di sản, văn hóa…
- Nội dung: Các thành viên tham dự Hội nghị bàn các giải pháp đầu tư, quản lý
và khai thác giá trị lịch sử của di tích lịch sử Quốc gia Chứng tích tội ác chiến tranh
trường Cấp 2 Hương Phúc. Mỗi thành viên đại diện cho các ngành có liên quan đề
xuất các giải pháp ở góc độ chun mơn hẹp. Chủ trì Hội nghị sẽ kết luận, thống nhất
các nhóm giải pháp và giao cho các ban ngành triển khai tổ chức thực hiện.
c. Vở kịch “Nỗi đau Hương Phúc”:
- Cả lớp cùng nghiên cứu, xây dựng và thực hiện; thời lượng khoảng 10-15 phút.
- Nội dung: Diễn lại sự kiện đau thương ngày 9/2/1966, hoạt động lên án hành
tội ác man rợ, vi phạm quyền trẻ em mà đế quốc Mỹ đã gây ra của qn dân và chính
quyền Hà Tĩnh, Đồn Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ; đạo cụ: Áo quần thời chiến, khăn
quàng cặp, sách, mũ rơm, túi cứu thương cá nhân và cáng cứu thương, cuốc, xẻng…
- Nhập vai tốt, giàu cảm xúc.
d. Mơ hình lán học thời chiến:
Trang 17



×