Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị khử mực phục vụ cho công tác giảng dạy nghề công nghệ sản xuất bột giấy và giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 81 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG






B¸o c¸o
tæng kÕt ®Ò tµi


Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị khử mực phục vụ cho
công tác giảng dạy nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy






Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ Giấy và Cơ điện


Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Thị Hồng Mận - Hiệu trưởng









7823
29/3/2010


Phú Thọ, 3/2010

2
MỤC LỤC

Chương,
mục
Nội dung Trang

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ
4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
5

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
6
MỞ ĐẦU
7
I TỔNG QUAN
9
1
Tổng quan về công nghệ tái chế giấy loại và khử mực 9
1.1
Giới thiệu chung 9

1.2
Các loại giấy loại 11
1.3
Chất lượng của bột giấy tái chế 12
1.4
Các phương pháp khử mực giấy loại 14
1.5
Phương pháp khử mực bằng tuyển nổi 14
1.5.1
Cơ chế tuyển nổi 14
1.5.2
Hoá chất trong quá trình khử mực 16
1.5.3
Quy trình khử mực giấy loại bằng phương pháp tuyển nổi 17
1.5.4
Tìm hiểu một số loại thiết bị tuyển nổi trên thế giới và
Việt Nam
20
1.5.5
Thiết bị tuyển nổi trong phòng thí nghiệm 23
2
Định hướng chung và thực trạng giảng dạy môn Công
nghệ tái chế giấy loại tại trường
24
2.1
Những định hướng chung trong hoạt động đào tạo nghề 25
2.2
Thực trạng giảng dạy môn Công nghệ tái chế giấy loại tại
trường
25

2.2.1
Thời gian, vị trí của môn học 25
2.2.2
Mục tiêu môn học 25
2.2.3
Nội dung tổng quát của môn học (đào tạo Cao đẳng nghề) 25
2.2.4
Điều kiện thực hiện chương trình 26
2.2.5
Thực tế giảng dạy phần thực hành 26
II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
28
1
Thiết kế công nghệ
28
1.1 Sơ đồ nguyên lý chung của thiết bị 30
1.2 Đặc điểm công nghệ của thiết bị 30
1.3 Các thông số công nghệ chủ yếu 30
2 Tính toán, thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị 31
2.1 Tính toán 31

3
2.2 Phân tích đặc tính công nghệ của thiết bị 33
2.3 Thiết kế, chế tạo, lắp ráp thiết bị 34
2.3.1 Xác định phương pháp chế tạo phôi 34
2.3.2 Xác định dạng sản xuất 34
2.3.3 Các bản vẽ cơ khí chế tạo 35
2.3.4 Thiết kế hệ thống điện điều khiển 35
2.3.5 Chế tạo, lắp ráp thiết bị 38
3 Chạy thử thiết bị 39

3.1 Mục tiêu 39
3.2 Phương pháp thí nghiệm 39
3.2.1
Công tác chuẩn bị
39
3.2.2 Điều kiện thực hiện 39
3.2.3 Quy trình thực hiện 40
4 Xây dựng quy trình vận hành 41
5 Xây dựng các bài tập thực hành 41
III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42
1 Hệ thống thiết bị khử mực 42
1.1 Chế tạo cơ khí 42
1.2 Hệ thống điện điều khiển 47
2 Kết quả chạy thử 47
2.1 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ tuyển 47
2.2 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian tuyển 49
3 Quy trình vận hành thiết bị 51
4 Bài tập thực hành 51
KẾT LUẬN
52

TÀI LIỆU THAM KHẢO
53

PHỤ LỤC 1
54

PHỤ LỤC 2
61


PHỤ LỤC 3
62



4
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ

Tên Chú thích
AOX
Absorbable Organic Halides
Hợp chất halogen hữu cơ
CEPI
Confederation on European Paper Industries
Liên đoàn các ngành giấy Châu Âu
COD
Chemical Oxygen Demand
Nhu cầu oxy hóa học
DIP
Deinked Pulp
Bột giấy loại đã khử mực
ERIC
Effective Residual Ink Concentration
Hàm lượng mực còn lại trong bột
FAS Formamidine Sulfinic Acid
ISO
International Standardization Organization
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
TAPPI
Technical Association of the Pulp and Paper Industry

Hiệp hội kỹ thuật công nghiệp bột giấy và giấy
WRV
Water Retention Value
Mức độ giữ nước

5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Tên Nội dung Trang
Hình 1
Nhu cầu nguyên liệu bột của thế giới năm 1996 và năm
2010
10
Hình 2 Sự thay đổi cấu trúc thành thớ sợi trong quá trình sấy 13
Hình 3 Cơ chế tuyển nổi bằng bong bóng khí 15
Hình 4 Cơ chế bám của mực vào bong bóng 16
Hình 5 Quá trình sản xuất và thu hồi giấy và cáctông 17
Hình 6 Quy trình công nghệ tái chế giấy loại 19
Hình 7 Kích thước hạt và phương pháp tách loại 19
Hình 8 Sự phân bố kích thước của tạp chất 20
Hình 9 Thiết bị tuyển nổi Denver đứng và nằm ngang 20
Hình 10 Quá trình tách mực của thiết bị tuyển nổi 21
Hình 11 Thiết bị tuyển nổi kiểu Ahlstrom 22
Hình 12 Thiết bị tuyển nổi của hãng Beloit PDM 2 22
Hình 13 Thiết bị tuyển nổi kiểu Comer CYBERCEL 23
Hình 14 Thiết bị tuyển nổi phòng thí nghiệm của hãng Voith Sulze
r
24
Hình 15 Quy trình tái chế giấy loại trong phòng thí nghiệm 27
Hình 16 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống thiết bị khử mực 29

Hình 17 Mô hình hệ thống điều khiển hệ thống thiết bị khử mực 36
Hình 18 Màn hình điều khiển hệ thống thiết bị 38
Hình 19 Hệ thống thiết bị khử mực 42
Hình 20 Bể đánh tơi 43
Hình 21 Bể trộn 44
Hình 22 Bể tuyển nổi 45
Hình 23 Bể chứa bột sau tuyển 46
Hình 24 Tủ điều khiển trung tâm 47

6
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

Tên Nội dung Trang
Bảng 1 Các dạng tạp chất trong giấy loại 11
Bảng 2 Thành phần mực in truyền thống 12
Bảng 3 Hóa chất dùng cho khử mực 17
Bảng 4
Nội dung chương trình môn học "Công nghệ tái chế giấ
y
loại"
25
Bảng 5 Mức dùng hoá chất 40
Bảng 6 Biến thiên điều kiện nhiệt độ 40
Bảng 7 Biến thiên điều kiện thời gian 40
Bảng 8 Các thông số của bể đánh tơi 42
Bảng 9 Các thông số của bể trộn 44
Bảng 10 Các thông số của bể tuyển nổi 45
Bảng 11 Các thông số của bể chứa bột sau tuyển 46
Bảng 12
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới quá trình

khử mực đối với giấy loại văn phòng
47
Bảng 13
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới quá trình
khử mực đối với giấy báo
48
Bảng 14 Kết quả tẩy bột sau tuyển đối với giấy báo 49
Bảng 15
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian tới quá trình khử
mực đối với giấy loại văn phòng
49
Bảng 16
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian tới quá trình khử
mực đối với giấy báo
50
Bảng 17 Kết quả tẩy bột sau tuyển đối với giấy báo 51



7
MỞ ĐẦU

Trên thế giới việc tái chế chất thải trong đó có tái chế giấy loại là một
ngành công nghiệp phát triển và có những đóng góp to lớn vào nền kinh tế và
việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các quốc gia và
các công ty giấy ngày càng nhận thức được lợi ích kinh tế và môi trường của
việc tái chế giấy loại. Chính vì vậy các chính sách khuyến khích và phát triển
công nghệ tái chế không ng
ừng được hoàn thiện và mục tiêu đề ra ngày càng
cao.

Ở Việt Nam hiện nay công nghệ tái chế giấy loại cũng đang được quan
tâm và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất. Để đào tạo nghề
công nghệ sản xuất bột giấy và giấy thì đây là một nội dung rất quan trọng và
để đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập, nhà trường cần có các thiết bị
thí nghiệm về công nghệ tái chế giấy loại như hệ thống tuyển nổi. Các thiết bị
này nếu mua từ các nhà cung cấp thiết bị thí nghiệm thì rất đắt tiền trong khi
điều kiện kinh phí của trường không cho phép. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài
"Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị khử mực phục vụ cho công tác giảng
dạy nghề Công nghệ sản xuất bộ
t giấy và giấy" là rất cần thiết nhằm trang bị
thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của sinh viên để cho các em có
thể tiếp cận được với các công nghệ mới một cách có hiệu quả nhất, đảm bảo
trình độ lao động qua đào tạo đáp ứng tốt hơn yêu cầu nguồn nhân lực của
ngành giấy trong tương lai.
Sau khi chế tạ
o thành công thiết bị sẽ được dùng cho việc làm các bài
tập thực hành của học sinh về tuyển nổi và làm các thí nghiệm nghiên cứu về
quá trình khử mực. Thông qua đó, giáo viên và học sinh, sinh viên có điều
kiện nghiên cứu thêm về các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình khử mực, nghiên
cứu để xây dựng quy trình khử mực cho từng loại nguyên liệu đầu vào khác
nhau và nghiên cứu về các loại hoá chất dùng cho khử mực, một lĩ
nh vực
đang rất được quan tâm hiện nay của ngành giấy thế giới và của Việt Nam.
Việc nghiên cứu và chế tạo thành công hệ thống thiết bị tuyển nổi là cơ sở để
việc giảng dạy môn công nghệ tái chế giấy loại trong nhà trường đạt hiệu quả
tốt hơn, giúp cho việc giảng dạy lý thuyết gắn với thực hành, đảm bảo việc
thực hi
ện chương trình khung đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội ban hành. Tổng số giờ giảng dạy thực hành cho một năm khoảng 700 giờ.
Việc thực hiện đề tài cần sự tham gia của đông đảo đội ngũ cán bộ,

giáo viên, sinh viên của nhà trường. Việc này tạo nên phong trào tham gia
nghiên cứu khoa học sôi nổi trong toàn trường, tạo tiền đề để đội ngũ cán bộ,
giáo viên, sinh viên trong trường tham gia tích cực hơn n
ữa vào nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học của nhà trường trong những năm tiếp theo.


8
Mục tiêu của đề tài là chế tạo hệ thống thiết bị tuyển nổi sử dụng để
nghiên cứu công nghệ tái chế giấy loại và giảng dạy môn học Công nghệ tái
chế giấy loại cho nghề "Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy". Hệ thống thiết
bị chế tạo được phải hoạt động chính xác, có khả năng khử mực tố
t, đảm bảo
hiệu suất cao, chất lượng bột sau tái chế đảm bảo các yêu cầu công nghệ, có
hình thức đẹp, gọn nhẹ, công suất phù hợp cho nghiên cứu và giảng dạy, tiêu
hao năng lượng thấp và độ bền cao, vận hành đơn giản, điều khiển tự động
được các thông số nhiệt độ và mức.


9
Chương I
TỔNG QUAN
1. Tổng quan về công nghệ tái chế giấy loại và khử mực
1.1 Giới thiệu chung
Công nghệ tái chế giấy loại thực sự được quan tâm trong những năm đầu
thế kỷ 20 khi vấn đề ô nhiễm môi trường sống và sự cạn kiệt về nguyên liệu
sản xuất xảy ra, tác động trực tiếp đến các ngành công nghiệp. Công nghệ tái
chế giấy loại xuất phát từ sự tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu của các nhà máy
và xí nghiệp sản xuất bột giấy và giấy nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất,
giảm giá thành sản phẩm, đồng thời tránh lãng phí các vật liệu sản xuất quý

giá.
Ngành công nghệ sản xuất giấy phát triển qua nhiều thời kỳ, từ những
năm đầu khi chưa phát minh ra bột cơ học, việc tái sử dụng lại nguyên liệu cho
sản xuất giấy chủ yếu được thực hiện ở việc tận thu lại rẻ rách, sợi vải để sản
xuất ra những chủng loại giấy chất lượng thấp hơn, từ
khi ngành giấy chuyển
sang sử dụng nguyên liệu thực vật và với sự phát triển của bột cơ học và bột
hóa học thì khái niệm tái chế giấy loại mới thực sự được ra đời. Vào những
năm 1774, Claproth in Göttingen, người Đức đã đưa ra một quy trình cơ bản
và thô sơ để loại bỏ mực in ra khỏi giấy, từ đó người ta gọi phương pháp này
của ông là khử
mực (Deinking) [1].
Vào những năm 1800, Matthias Koops đã xây dựng một nhà máy sản
xuất giấy từ nguyên liệu chủ yếu là xơ sợi tái chế, nhà máy đó có tên là
Neckinger, kể từ đó tái chế giấy loại bắt đầu có vị trí thương mại trong ngành
sản xuất giấy. Đến những năm 1960-1970, ngày càng có nhiều nghiên cứu tìm
hiểu về ảnh hưởng của quá trình tái chế tới chất lượng bộ
t giấy và giấy, nghiên
cứu về các tác động của tái chế tới quá trình chạy của máy xeo giấy. Có nhiều
nghiên cứu đã được ứng dụng vào thực tế sản xuất và đã đạt được thành công.
Ngành công nghệ sản xuất bột giấy gặp nhiều khó khăn về nguồn
nguyên liệu gỗ, đồng thời dưới áp lực của của ô nhiễm môi trường sống, đặc
biệt là sự
ô nhiễm do các phế thải tạo ra từ quá trình sản xuất bột giấy với môi
trường nước và môi trường khí, tái chế giấy loại mới thực sự được công nghiệp
hóa và phát triển mạnh trong ngành sản xuất giấy.
Mức tái sử dụng giấy loại của thế giới năm 1997 là 128 triệu tấn đạt trên
42% tổng số bột sử dụng cho sản xuất giấy trong khi đó lượng b
ột hoá sử dụng
là 140 triệu tấn chiếm 46% và bột cơ học là 35 triệu tấn chiếm gần 12%. Dự

kiến đến năm 2010 mức sử dụng bột tái chế có thể đạt tới 50% tổng số bột sử
dụng cho sản xuất giấy. Hình 1 cho thấy mức sử dụng bột tái chế của thế giới
năm 1996 và dự kiến mức sử dụng vào nă
m 2010.


10


Hình 1: Nhu cầu nguyên liệu bột của thế giới năm 1996 và năm 2010 [1]
Từ những năm cuối của thập kỷ 50, nhu cầu sử dụng giấy trên thế giới
ngày càng đa dạng và phong phú, chính vì vậy ngành giấy ngày càng tập trung
vào nghiên cứu công nghệ tái chế giấy loại áp dụng với các loại sản phẩm giấy
mới. Việc đa dạng hóa các sản phẩm giấy mới là động l
ực lớn nhất để tái chế
ngày càng phát triển hơn, trước đây bột tái chế thường chỉ được sử dụng để sản
xuất giấy in báo và giấy tạp chí, nhưng ngày nay bột giấy tái chế đã được sử
dụng cho hầu hết các loại giấy khác nhau.
Hiện nay, các nước phát triển trên thế giới đều có hệ thống thu hồi giấy
và quá trình tái chế giấy loại rất hi
ện đại và chuyên nghiệp, giấy loại được thu
gom, phân loại thành những nhóm riêng biệt, một phần nguồn giấy loại này
phục vụ cho nền công nghiệp giấy trong nước, một phần có thể đem xuất khẩu
sang các nước khác. Quy trình tái chế giấy loại ngày càng được cải tiến, hiện
đại hóa, tự động hóa hoàn toàn.
Ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế chậm phát triển, chuyên môn ngành
giấy phát triển chưa cao, tái ch
ế giấy loại ở Việt Nam chưa thực sự được quan
tâm cho tới những năm gần đây. Việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các
quy trình tái chế giấy loại áp dụng và sản xuất giấy vẫn là công nghệ mới với

ngành giấy Việt Nam. Do vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra quy trình tái
chế giấy loại phù hợp với chủng loại giấy ở Việt Nam cũng là một vấ
n đề cấp
thiết nhằm mục đích đưa công nghệ tái chế giấy loại áp dụng rộng rãi hơn nữa
cho sản xuất bột giấy và giấy ở Việt Nam.
Việc tái chế giấy loại ở Việt Nam hình thành ở những nhà máy giấy địa
phương nhỏ lẻ đã lâu, nhưng đều là những nơi không đủ khả năng sản xuất bột
giấy cũ
ng như không đủ điều kiện kinh phí để nhập khẩu bột giấy từ các nhà
Sơ sợi
nguyên
thuỷ
53,5
%
Sơ sợi
tái chế
36,5%
Chất độn,
mầu 10%
Sơ sợi
nguyên
thuỷ
42,5%
Sơ sợi
tái chế
42,5%
Chất độn,
mầu 15%

11

máy khác hoặc từ nước ngoài. Các sản phẩm giấy đi từ bột tái chế ở các nhà
máy này đều là các sản phẩm có chất lượng rất thấp như giấy bao gói, giấy bìa.
Dưới áp lực ngày càng lớn về luật môi trường và sự khan hiếm nguồn nguyên
liệu từ gỗ và thực vật, ngành giấy Việt Nam đang tìm cách thay thế phương
pháp sản xuất bột nguyên thủy bằng con đường tái chế gi
ấy loại. Ngày nay bột
tái chế không chỉ dùng sản xuất các chủng loại giấy chất lượng thấp nữa mà đã
chuyển sang các chủng loại giấy chất lượng cao hơn như giấy Tissues, giấy in
và giấy viết [2]. Từ năm 2000 đến nay, nhiều dây chuyền hiện đại, đồng bộ sản
xuất bột từ giấy thu hồi đã được lắp đặt ở Việt Nam. Mộ
t số đơn vị như Công
ty Cổ phần Tập đoàn Giấy Tân Mai, Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn đã có dây
chuyền tái chế giấy loại đang hoạt động và một số đơn vị khác như Công ty
Giấy Tissue Sông Đuống, Công ty Cổ phần Giấy Diana đang chuẩn bị đưa dây
chuyền tái chế giấy loại vào sản xuất.
Sự ra đời các nhà máy tái chế giấy loại đã thu hút nguồ
n nhân lực có kỹ
thuật đã qua đào tạo để vận hành dây chuyền thiết bị. Từ đó nhu cầu đào tạo về
nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy nói chung và thợ vận hành công
nghệ cho các nhà máy có sử dụng công nghệ này cũng tăng lên. Vấn đề đầu tư
về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc nghiên cứu của giáo viên, ph
ục vụ
cho công tác giảng dạy môn Công nghệ tái chế giấy loại trong nhà trường trở
nên cấp thiết hơn.
1.2 Các loại giấy loại
Giấy loại là các sản phẩm giấy hoặc cáctông đã qua sử dụng, được loại
bỏ và trở thành rác thải. Thành phần của giấy loại khá phong phú, phụ thuộc
phần lớn vào công nghệ sản xuất giấy, công nghệ in ấn và các loại mực được
s
ử dụng. Việc xác định thành phần của giấy loại sẽ quyết định đến công nghệ

tái chế cũng như việc sử dụng các tác nhân tái chế.
Giấy loại được tái chế theo công nghệ tuyển nổi bao gồm các loại giấy
có nguồn gốc từ bột hoá (giấy in, giấy viết, giấy photocopy, giấy tráng phấn )
và các loại giấy có nguồn gốc từ bột cơ học (giấ
y báo, tạp chí, danh bạ điện
thoại ). Các loại giấy này thường chứa từ 1,0-7,0 % mực in, từ 3-20 % các
chất phụ gia và từ 1-3 % các chất ngoại lai như đinh gim, cát sạn [3].
Tạp chất trong giấy loại rất đa dạng và phong phú, nó phụ thuộc vào
chủng loại nguyên liệu giấy loại. Bảng 1 chỉ ra các loại tạp chất phổ biến có
mặt trong giấy loại.
Bảng 1. Các dạng t
ạp chất trong giấy loại [4]

Tạp chất bên trong
Tạp chất bên ngoài
Tan trong nước Không tan trong nước
Cát sạn, đất đá, sỏi Tinh bột Chất độn

12
Mảnh thủy tinh Hợp chất của nhôm Hóa chất tăng độ bền
Mảnh kim loại lớn Nhóm chất keo Mực in
Vật liệu nhựa Nhóm chất dính Chất kết dính
Các loại sơi tơ, sợi vải Các phụ gia khác Các chất nhựa
Vật liệu có tính từ Các chất dạng sáp
Các nhóm latex
Mực in là chất hữu cơ khi in ở dạng lỏng và dễ hoà tan vào các dung
môi như axeton, xăng Nhưng khi ở dạng khô lại khá bền vững với tác động
hoá học của dung môi và môi trường. Mực in sách khác mực in báo về thành
phần hoá học. Mực in sách không bị tan trong môi trường kiềm mạnh, còn mực
in báo lại tan nhanh trong ở môi trường kiềm mạnh và bám trở lại xơ sợi gây

khó khăn cho quá trình tái chế bằng công nghệ tuyển nổi. Thành phầ
n của mực
in trong giấy loại được biểu thị ở Bảng 2.
Bảng 2. Thành phần mực in truyền thống [1]
Thành phần Tỷ lệ (%)
Chất mang
Chất liên kết
Chất màu
Phụ gia
15-80
5-50
5-30
1-10
1.3 Chất lượng của bột giấy tái chế
Giấy sau khi sử dụng có thể được tái chế lại nhiều lần, đây là một trong
những thế mạnh lớn nhất của công nghệ sản xuất giấy. Các tính chất vật lý của
giấy đã qua tái chế khá ổn định khi được tái chế tới 4 lần do trong quá trình tái
chế bột giấy ít bị tác động bởi tác dụng của quá trình nghiền. S
ự thay đổi về độ
trắng và độ đục có thể xảy ra nhưng với tỷ lệ vừa phải, sự thay đổi này giữa
bột cơ học và bột hóa học cũng khác nhau, với bột tái chế từ bột giấy hóa học
sẽ thay đổi ít hơn, thay đổi nhiều hơn với bột giấy cơ học [3,4,5].
Tuy nhiên tái chế nhiều lần sẽ làm thay đổi một số
tính chất cơ học của
giấy. Sự thay đổi lớn nhất của quá trình tái chế tác động lên bột giấy là độ bền
kéo, độ dãn dài, lý do giải thích cho hiện tượng này là do số lần tái chế tác
động đến khả năng trương nở của thớ sợi. Qua nhiều lần tái chế, thớ sợi trở nên
thô và cứng hơn, thớ sợi không còn linh động và mềm dẻo nữa. Sự khác biệt
này
được xác định bằng cách xác định giá trị giữ nước (WRV) của bột đã qua

tái chế (đã qua quá trình sấy) và bột chưa qua quá trình sấy. Hình dáng thớ sợi
thay đổi rất lớn từ lúc nguyên thủy tới khi tái chế, thớ sợi nguyên thủy sẽ
trương nở tốt trong quá trình nghiền, sau đó dưới tác dụng của nhiệt độ sấy, sự

13
co ngót của thớ sợi xảy ra nhanh và nhiều. Khả năng co ngót và sự trương nở
của bột sẽ giảm dần với sự tăng của số lần tái chế. Hình 2 mô tả sự sự biến đổi
cấu trúc lớp thành thớ sợi trong khi trương nở và sau khi bị co ngót bởi quá
trình sấy.
A: Thớ sợi ướt trước sấy khô B: Thớ sợi tại hàm lượng rắn 30%
C: Thớ sợi co ngót trong khi tiếp tục sấy khô D: Thớ sợi co ngót sau sấy khô
Hình 2. Sự thay đổi cấu trúc thành thớ sợi trong quá trình sấy [1]
Số lần tái chế sẽ làm cho bột tái chế thô và cứng hơn, điều này làm cho
quá trình thoát nước của bột trên lưới dễ dàng hơn trong quá trình hình thành,
làm cho giấy sẽ được hình thành nhanh hơn. Ngoài ra tính chất của bột giấy tái
chế còn phụ thuộc chủ yếu vào chủng loại giấy, chủng loại bột làm giấy ban
đầu, cách thức sản xuất giấy. Một s
ố nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tái chế
giấy loại từ sáu đến tám lần thì chất lượng giấy còn có thể đáp ứng được các
nhu cầu sản xuất và tiêu dùng [3,4,6].
1.4 Các phương pháp khử mực giấy loại
Việc tái chế giấy loại bằng các biện pháp khử mực là công nghệ phức
tạp nhất trong các quá trình tái sinh giấy loại và ngày nay có thể xếp vào loại
công nghệ cao trong các công nghệ sử dụ
ng nguyên liệu thứ cấp. Hiện tại có
các phương pháp loại mực như sau:
Phương pháp khử mực bằng rửa
Bột giấy loại sau khi đã qua các công đoạn xử lý nhiệt, cơ, hoá chất
được loại mực bằng quá trình rửa để lấy lại bột sạch.
Ưu điểm của phương pháp này là:

- Mức loại mực cao: Đạt 94-98 %
- Các tính chất của bột tái chế cao
Tuy nhiên phương pháp khử mực bằng phương pháp rửa cho hiệu suất
bột tái chế thấp do quá trình rửa không thể giữ lại phần xơ sợi kích thước nhỏ.

14
Phương pháp khử mực bằng tuyển nổi
Bột giấy loại sau khi đã qua các công đoạn xử lý cơ, nhiệt, hoá chất
được loại mực bằng quá trình tuyển nổi để giữ lại bột sạch. Về bản chất
phương pháp tuyển nổi là quá trình tách mực khỏi sơ sợi bằng hoá chất và ma
sát trong quá trình đánh tơi sau đó mực được lấy ra từ phía trên bằng cách gạ
t
hay hút mực nhờ các bọt khí.
Các ưu điểm của việc khử mực bằng phương pháp tuyển nổi:
- Hiệu suất bột tái chế cao: Đạt 75-97 %
- Tính chất cơ lý của bột tái chế rất cao
Phương pháp tuyển nổi khử mực phát triển mạnh ở châu Âu, Nhật Bản,
các nước công nghiệp mới như Đài Loan, Trung Quốc Hiện nay việc nghiên
cứu để hoàn thành công nghệ khử
mực bằng tuyển nổi ở các nước này vẫn
đang được chú ý đặc biệt.
Phương pháp khử mực sử dụng vi sinh
Việc sử dụng enzim trong quá trình khử mực giấy loại đang được phát
triển và có thể áp dụng trong công nghiệp.
Phương pháp khử mực sử dụng kết hợp hoá chất và vi sinh
Khử mực giấy loại sử dụng kết hợp hoá chất và enzym sẽ
tăng mức độ
loại mực. Độ thoát nước của bột được cải thiện và độ bền cơ lý tốt. Phương
pháp này cũng thân thiện hơn với môi trường do sử dụng ít hoá chất hơn
phương pháp sử dụng hoá chất không kết hợp với enzym [7].

1.5 Phương pháp khử mực bằng tuyển nổi
1.5.1 Cơ chế tuyển nổi
Tuyển nổi là một trong những giai
đoạn quan trọng nhất của quá trình tái
chế giấy loại nhằm tách loại được các tạp chất có kích thước nhỏ nằm trong
bột giấy. Thiết bị tách loại tạp chất dạng tuyển nổi đầu tiên được phát minh
vào năm 1950 có tên là Denver [1]. Nhưng mãi đến năm 1980, thiết bị tuyển
nổi mới bắt đầu được cải tiến vượt bậc nhằm tách loại bỏ
các hạt mực, tạp chất
dạng sáp, tạp chất bám dính ra khỏi bột giấy tái chế.
Cơ chế tách loại của thiết bị tuyển nổi dựa chủ yếu vào việc sử dụng các
hóa chất và lực ma sát trong quá trình đánh tơi tách mực ra khỏi thớ sợi và dựa
vào sức căng bề mặt của hợp chất lỏng với chất rắn, trong tuyển nổi người ta
sử dụng sức căng bề mặt của bong bóng khí, các bong bóng nhỏ được tạo ra
trong quá trình tuyển nổi là do không khí và các hóa chất tạo bọt (chất hoạt
động bề mặt hay xà phòng), các bong bóng khí này có sức căng bề mặt lớn sẽ
liên kết các hạt tạp chất lại với nhau, sau đó sẽ kéo các tạp chất trong bột nổi
lên trên bề mặt của huyền phù bột, chúng ta chỉ việc gạt bỏ lớp bong bóng ra
khỏi huyền phù bột. Các hóa chất bổ sung vào quá trình tuyển nổi để làm tăng
tính kỵ nước cho tạp chất, đồng thời làm tăng sức căng bề mặt cho bong bóng
khí để cho hạt mực bám vào bong bóng dễ dàng hơn, ngoài ra các hóa chất sẽ

15
hạn chế bong bóng bị vỡ trong quá trình di chuyển hoặc khi đã lên trên bề mặt
huyền phù bột.
Cơ chế tuyển nổi được thể hiện ở Hình 3, đầu tiên các hạt mực in và tạp
chất có kích thước nhỏ được tách ra khỏi xơ sợi bằng các công đoạn đánh tơi,
phân tán, sàng và lọc cát.



Hình 3. Cơ chế tuyển nổi bằng bong bóng khí [1]
Sau đó dưới tác d
ụng của hóa chất, quá trình tách loại mực xảy ra theo 3
giai đoạn [6]:
- Sự va chạm giữa hạt mực và bong bóng
- Sự kết hợp của hạt mực vào bề mặt của bong bóng
- Sự di chuyển của bong bóng từ dưới lên trên bề mặt của thiết bị tuyển
nổi.
Trong quá trình tuyển nổi, sức căng bề mặt của bong bóng là nhân tố
quan trọ
ng nhất để tách loại được các tạp chất, những tạp chất có kích thước
nhỏ sẽ được bám vào bề mặt của bóng bóng khí theo cách thức như mô tả
trong Hình 4.


Bong
bóng
BBong
bóng
Tạp
chất
Hạt
mực
Hạt xà
phòng
Bong
bóng
Ca
2+
Ca

2+
Bong bóng
khí

16

Hình 4. Cơ chế bám của mực vào bong bóng [1]
Hiệu quả tách loại mực phụ thuộc rất lớn vào sự kết hợp của hạt mực với
bong bóng khí trong quá trình tuyển nổi. Để cho quá trình kết hợp này có hiệu
quả, phải làm cho các bong bóng có sức căng bề mặt đủ lớn để dễ dàng bám
các hạt mực lại, kích thước của hạt mực cũng ảnh hưởng rấ
t lớn đến quá trình
bám vào bong bóng, thông thường kích thước hạt mực nằm trong khoảng từ
15-250 µm. Ngoài ra để tăng hiệu quả tách loại mực, chúng ta cần phải quan
tâm tới các yếu tố cơ bản như tính chất của tạp chất (tỷ trọng, kích thước, hình
dáng), tính chất của bong bóng (đường kính, sức căng bề mặt), mức độ khuấy
trộn và điều kiện công nghệ khi tuyển nổi.
1.5.2 Hóa ch
ất trong quá trình khử mực
Hóa chất dùng cho quá trình tái chế thường được chia thành nhiều nhóm
khác nhau với các công dụng phù hợp với từng yêu cầu cụ thể, các nhóm hóa
chất được chia thành:
- Nhóm hóa chất có tác dụng giải phóng mực ra khỏi xơ sợi và tránh
hiện tượng kết tụ quay trở lại xơ sợi
- Nhóm hóa chất dùng để tách loại mực khi tuyển nổi
- Nhóm hóa chất dùng cho tẩy trắng bột tái chế
- Nhóm hóa chất dùng để tă
ng khả năng tách nước
Bảng 3 biểu thị các nhóm hóa chất dùng cho các quá trình và được bổ
sung vào ở các giai đoạn khác nhau khi tái chế giấy loại.


Hạt mực in

17
Bảng 3. Hóa chất dùng cho khử mực [4,5,6,8]
Hóa chất Đánh tơi Tuyển nổi Tẩy Tách nước
Sodium Hydroxide
Sodium Silicate
Chất đệm
Chất hoạt động bề mặt
Chất lựa chọn
Calcium Chloride
Hydrogen Peroxide
Sodium Hydrosulphite
FAS
Sulphuric acid
Alum
Polymer
x
x
x
x
x
x
x



x
x

x



x
x
x



x
x
x
x










x
x
1.5.3 Quy trình tái chế giấy loại bằng phương pháp tuyển nổi
Nhiều nhà máy giấy hiện đại trên thế giới và nhiều nước tiên tiến trên
thế giới đã đưa ra một quy trình chung cho việc tái sử dụng giấy, tạo một vòng
liên hoàn giữa việc sản xuất và tiêu dùng để tái sử dụng lại giấy nhằm mục

đích tiết kiệm, tránh lãng phí và tránh gây ô nhiễm môi trường. Hình 5 mô tả
một quy trình chung về mối quan hệ gi
ữa sản xuất và tái chế giấy loại.

Hình 5. Quá trình sản xuất và thu hồi giấy và cáctông [1]
Sản phẩm
giấy và
cáctông

Thu hồi giấy và
cáctông
Nhập khẩu
giấy và
cáctôn
g


18
Đối với những nhà máy không có công đoạn sản xuất bột giấy từ cây
nguyên liệu thực vật thường phải thu mua giấy loại từ nơi khác về. Quy trình
tái sử dụng giấy loại được thể hiện ở Hình 6.







Hình 6. Quy trình công nghệ tái chế giấy loại
Giấy loại sau khi thu gom từ các khu vực tiêu dùng được phân chia

thành những nhóm riêng biệt theo từng mục đích sử dụ
ng khác nhau và theo
từng chủng loại bột giấy cần tái chế rồi đưa về nhà máy. Tại nhà máy giấy,
giấy loại được đánh tơi bằng thiết bị đánh tơi theo yêu cầu kỹ thuật, sau đó
huyền phù bột giấy được đưa sang công đoạn làm sạch (sàng, lọc cát) để tách
loại các loại tạp chất có kích thước lớn, tỷ trọng lớn ra khỏi bột. Huyền phù b
ột
sau đó được đưa qua thiết bị tuyển nổi, rửa, tẩy trắng trước khi đưa sang máy
xeo giấy [1].
Dựa vào các loại tạp chất, đặc biệt là kích thước của tạp chất mà người
ta đưa ra các cách thức tách loại khác nhau trong quá trình tái chế. Mục đích
chính của tái chế giấy loại là tách tạp chất càng triệt để ra khỏi bột càng tốt,
mức độ tách loại tạ
p chất đánh giá hiệu quả của các công đoạn trong quá trình
tái chế. Các tạp chất có kích thước lớn hơn 0,1mm có thể tách ra bằng phương
pháp sàng và lọc cát, nhỏ hơn 0,1mm thì phải sử dụng thiết bị tuyển nổi và
thiết bị rửa. Hình 7 chỉ ra các cách thức tách loại tạp chất trong quá trình tái
chế.
Đánh tơi Tuyển nổi Rửa
Làm sạch
(thô)
Làm sạch
(
tinh
)
Tẩy trắng
Phối trộn Máy xeo

19



Hình 7. Kích thước hạt và phương pháp tách loại [9]
Sau khi được làm sạch sơ bộ bằng sàng và lọc cát, bột giấy được đưa
qua giai đoạn tuyển nổi để tách loại các tạp chất nhỏ hơn. Quá trình tuyển nổi
là quá trình tách loại dựa vào sự khác biệt về tỷ trọng của vật chất. Tuyển nổi
là quá trình sử dụng các bong bóng chất hoạt động bề mặt (xà phòng) để
kéo
các tạp chất có kích thước hạt nhỏ ra khỏi bột . Hình 8 dưới đây thể hiện sự
phân bố tạp chất trong giấy loại, trong đó tạp chất có kích thước khoảng từ 10-
30µm chiếm tỷ lệ rất lớn.


Hình 8. Sự phân bố kích thước của tạp chất [10,11]
Tuyển nổi có thể tách loại được tạp chất có kích thước hạt từ 0,001-
1mm, các loại tạp chất này thường nằm chủ yếu trong thành phần mực in.
Tuyển nổi là giai đoạn có sự kết hợp giữa không khí, các hóa chất để tách loại
các tạp chất rắn trong mực in ra khỏi huyền phù bột. Tuyển nổi là giai đo
ạn xử
lý quan trọng nhất của quá trình tái chế giấy loại.

Kích thước hạt, µm
Số hạt

20
Sau khi được tuyển nổi, bột giấy được đưa qua giai đoạn rửa để tiếp tục
quá trình làm sạch. Rửa là công đoạn tách loại các tạp chất có kích thước rất
nhỏ ra khỏi bột giấy. Rửa sẽ giúp khuyếch tán các tạp chất nhỏ ra khỏi bột, các
thiết bị rửa sử dụng trong công đoạn rửa thường là thiết bị rửa áp lực, rử
a
khuyếch tán và rửa ép vắt.

Bột sau khi đi qua giai đoạn tuyển nổi và rửa vẫn còn có rất nhiều tạp
chất của mực nằm sâu trong thành thớ sợi, các thành phần tạp chất này đều tồn
tại ở dạng màu, các dạng chất màu này làm giảm độ trắng của bột giấy. Muốn
tăng độ trắng của bột giấy người ta thường phải tiến hành công đ
oạn tẩy trắng.
Tẩy trắng là giai đoạn sử dụng các hóa chất có tính oxy hóa hoặc tính khử để
loại bỏ các dạng tạp chất mang màu có lẫn trong bột. Các hóa chất thường sử
dụng cho tẩy trắng bột tái chế bao gồm hydro peroxide, FAS, sodium
hydrosulphite.
1.5.4 Tìm hiểu một số loại thiết bị tuyển nổi trên thế giới và Việt Nam
Từ khi thiết bị tuyển nổi Denver được phát minh vào năm 1950 (Hình 9)
ngày nay đã có rất nhiều thiết bị tuyển nổi hiện đại được dùng trong quá trình
tái chế giấy loại.
Thiết bị tuyển nổi là nơi xảy ra chủ yếu quá trình tách loại mực in ra
khỏi huyền phù bột bằng các bong bóng khí. Sau khi các hạt mực bám được
vào bong bóng khí, nhờ vào tỷ trọng nhẹ hơn, các bong bóng khí sẽ nổi lên
trên bề mặt của huyền phù bột, lớp bọt có chứa tạp chất sau đ
ó được gạt ra
khỏi bề mặt của huyền phù bột.


Hình 9. Thiết bị tuyển nổi Denver đứng và nằm ngang [1]
Thiết bị tuyển nổi có cấu tạo tương đối đơn giản, hầu hết các thiết bị
tuyển nổi bao gồm các bộ phận sau: Bể chứa có thể tích lớn, một bơm cấp và
tháo bột, bơm tuần hoàn bột, thiết bị phân phối khí, thiết bị khuấy, thiết bị gia
nhiệt, thiết bị gạt bọt và thiết bị tách bọt. Ngày nay thiết bị tuyển nổi đã cải tiến
Khí
Mực
Thu bọt
Vùng trộn

Bột vào
Bột ra
Kh
í

21
và hiện đại hơn, tuy nhiên các thiết bị tuyển nổi chỉ khác nhau ở một số điểm
cơ bản:
- Số lượng vòi khí và các phần phụ trợ trong thiết bị tuyển nổi
- Kiểu khí cấp để tạo bong bóng: Khí tự nhiên hoặc khí nén
- Cách thức tách bọt khí: Kiểu gạt, kiểu hút chân không hoặc kiểu áp lực
- Sử dụng tuyển nổi hai giai đoạn
- Kiểu thiết k
ế và cách thức bố trí thiết bị
Quá trình tách mực của thiết bị tuyển nổi được minh hoạ trên Hình 10.
Huyền phù bột được bơm cấp vào thiết bị tuyển nổi theo hướng từ dưới đi lên
trên, dòng bột cấp vào phải được khống chế lưu lượng bột và tốc độ dòng chảy.
Không khí được cấp từ dưới đi lên trên để tạo ra bong bóng khí, bong bóng khí
yêu cầu phải có kích thước
đủ nhỏ và đủ bền để khi di chuyển từ dưới lên trên
không bị vỡ. Bọt khí sau khi liên kết được với các hạt mực do vẫn có tỷ trọng
nhỏ hơn nước nên nổi dần lên trên bề mặt của huyền phù bột, sau đó được cánh
gạt tách sang thiết bị phá bọt.
Do quá trình khử mực hiệu suất thấp, nên dòng bột thường được bơm
tuần hoàn nhiều lần cho đến khi l
ượng mực có mặt trong huyền phù bột đảm
bảo ở mức yêu cầu thì được bơm ra ngoài.




Hình 10. Quá trình tách mực của thiết bị tuyển nổi [1]
Có nhiều thiết bị tuyển nổi của các nhà sản xuất thiết bị khác nhau được
sử dụng cho quá trình tái chế giấy loại, dưới đây là một số thiết bị điển hình
của các hãng Ahlstrom (Hình 11), Beloit (Hình 12) và Comer (Hình 13).
Bột vào
Mực thải
Bột ra
Kh
í

22





















Hình 11. Thiết bị tuyển nổi kiểu Ahlstrom [1]












Hình 12. Thiết bị tuyển nổi của hãng Beloit PDM 2 [1]

Kh
í

Vùng trộn
Thải
Thải
Khí
Mực thải
Bột ra
Bột vào

23

Hình 13. Thiết bị tuyển nổi kiểu Comer CYBERCEL [1]

Thiết bị CYBERCEL được hãng Comer của Ý giới thiệu vào những năm
1996 và ngày càng trở nên được sử dụng khá phổ biến ở các dây chuyền tái
chế giấy loại và thiết bị tuyển nổi nói chung. Thiết bị tuyển nổi loại này lần
đầu tiên được sử dụng ở Việt Nam tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống.
1.5.5 Thiết bị
tuyển nổi trong phòng thí nghiệm
Thiết bị tuyển nổi trong phòng thí nghiệm là thiết bị tiêu chuẩn dùng để
nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình tuyển nổi tới độ trắng và tính chất của bột
sau tái chế.
Thiết bị tuyển nổi trong phòng thí nghiệm thường là thiết bị làm việc
gián đoạn, với thể tích nhỏ phù hợp với nhiều loại giấy loại khác nhau (thể tích
hữ
u hiệu 25-30 lít). Để tăng khả năng tách loại tạp chất, đặc biệt là mực in,
thông thường thiết bị tuyển nổi làm việc ở điều kiện kỹ thuật như sau [2,3,4]:
- Nồng độ bột: 0,8-1,5 %
- pH: 7-9
- Nhiệt độ: 40-70
0
C
- Hóa chất cần dùng: H
2
O
2
, NaOH, Na
2
SiO
3
, chất hoạt động bề mặt, chất
đệm và chất lựa chọn
Các hóa chất có thể được bổ sung vào thiết bị đánh tơi bột giấy trước khi

được đưa sang tuyển nổi hoặc có thể bổ sung vào các vị trí thích hợp trên hệ
thống.
Mực thải
Bột ra
Bột vào
Tuần hòan

24
Hình 14 mô tả thiết bị tuyển nổi của hãng Voith Sulzer đang được sử
dụng tại phòng thí nghiệm ở Học viện Công nghệ Châu Á, Thái Lan.














Hình 14: Thiết bị tuyển nổi phòng thí nghiệm của hãng Voith Sulzer
Thiết bị có thể tích hữu hiệu 25 lít, nồng độ làm việc tối đa 2 %, chiều
cao bể tuyển 400 mm, đường kính 300 mm, tốc độ làm việc của cánh khuấy
1470 vòng/phút, công suất khuấy 400 W, tốc độ gạt mực 10 vòng/phút.
2. Thực trạng giảng dạy môn Công nghệ tái chế giấy loại trong nhà trường
2.1 Những định hướng chung trong hoạt động đào tạo nghề

Công tác dạy nghề là lĩnh vực đang được Đảng và Nhà nước quan tâm,
đặt vào vị trí ưu tiên trong các chính sách phát triển giáo dục - đào tạo nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng nhân lực cho thị

trường lao động kỹ thuật. Theo chỉ đạo của Thủ tưởng Chính phủ tại cuộc họp
Hội đồng giáo dục Quốc gia ngày 12/1/2007, dạy nghề phấn đấu đến năm 2010
đảm bảo đạt từ 40-50 % nhân lực qua đào tạo. Để đạt được mục tiêu đó, cần
thực hiện nhiều giải pháp trong đó việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiế
t bị cho
công tác đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành kỹ năng nghề cho
nguồn nhân lực qua đào tạo nghề.
Một trong những quan điểm về định hướng quan trọng đối với dạy nghề
ở nước ta là phải chuyển đổi nhanh từ dạy nghề theo hướng cung sang hướng
cầu của thị trường sức lao động và nhu cầu đa dạng c
ủa xã hội, gắn dạy nghề
với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, từng
ngành, từng địa phương và gắn với tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.
Đổi mới và nâng cao chất lượng dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá
một cách toàn diện đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp
đào tạo,
đánh giá kết quả học tập, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề,
cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề. Để định hướng nói trên đi vào thực
tiễn thì việc đầu tư trang thiết bị đào tạo phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp

25
là cấp thiết, là cơ sở cho việc hình thành kỹ năng nghề cho người học nghề
trong quá trình đào tạo.
Trong những năm qua, nhà trường đã rất tích cực đầu tư kinh phí mua
sắm trang thiết bị dạy học bằng cả nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước và kinh
phí tự có. Đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường tích cực tìm tòi, nghiên cứu

để tự làm các thiết bị, đồ dùng, phương ti
ện phục vụ cho giảng dạy và nghiên
cứu khoa học. Tuy nhiên do nguồn kinh phí hạn hẹp cho nên việc triển khai
nghiên cứu ở phạm vi lớn, nghiên cứu chiều sâu vẫn còn hạn chế và gặp nhiều
khó khăn.
2.2 Thực trạng giảng dạy môn Công nghệ tái chế giấy loại tại trường
2.2.1 Thời gian, vị trí của môn học
- Thời gian của môn học: Môn học Công nghệ tái chế giấy loại dùng cho
họ
c sinh, sinh viên học nghề “Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy”, “Kiểm
nghiệm bột giấy và giấy” với thời gian giảng dạy là 120 giờ, trong đó có 45 giờ
lý thuyết và 75 giờ thực hành.
- Vị trí của môn học: Môn học được bố trí sau khi sinh viên đã học xong
môn Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy.
2.2.2 Mục tiêu môn học
Sau khi học xong môn học này người học có khả năng:
- Trình bày đượ
c quy trình xử lý và tái chế giấy loại, đặc biệt là quy
trình khử mực của giấy loại.
- Vận dụng kiến thức đã học để vận hành công đoạn tái chế giấy loại
hoặc dây chuyền DIP của các nhà máy.
- Mô tả được cấu tạo, trình bày được nguyên lý làm việc và nguyên tắc
vận hành của các thiết bị chính trong dây chuyền tái chế giấy loại.
- Trình bày được ảnh hưởng của các yếu t
ố trong quá trình tái chế đến
tính chất của giấy.
- Đề ra được các biện pháp phòng ngừa sự cố và giải quyết được các sự
cố thường gặp trong quá trình tái chế.
2.2.3 Nội dung tổng quát của môn học (đào tạo Cao đẳng nghề)
Bảng 4. Nội dung chương trình môn học Công nghệ tái chế giấy loại


Thời gian (giờ)
STT Tên chương, mục
Tổng
số

thuyết
Thực
hành,
Bài tập
Kiểm
tra
1 Tổng quan 4 4
2 Xử lý nguyên liệu giấy loại 4 2 2
3 Công nghệ làm sạch giấy loại 12 4 8

×