BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ:
PHÁT TRIỂN KHCN PHỤC VỤ ĐÓNG TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000DWT
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH LẮP ĐẶT, QUY
TRÌNH KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
CHO TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000DWT”
MÃ SỐ: 10ĐT-DAKHCN
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Hàng hải
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phạm Tiến Tỉnh
7932
Hải Phòng - 2009
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ:
PHÁT TRIỂN KHCN PHỤC VỤ ĐÓNG TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000DWT
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH LẮP ĐẶT, QUY
TRÌNH KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
CHO TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000DWT”
MÃ SỐ: 10ĐT-DAKHCN
Chủ nhiệm đề tài: Cơ quan chủ trì đề tài:
PGS.TS. Phạm Tiến Tỉnh PGS.TS. Phạm Văn Cương
Ban chủ nhiệm chương trình: Bộ Khoa học và Công nghệ:
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ:
PHÁT TRIỂN KHCN PHỤC VỤ ĐÓNG TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000DWT
CHUYÊN ĐỀ 8
BÁO CÁO CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI KHCN:
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH LẮP ĐẶT, QUY
TRÌNH KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
CHO TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000DWT”
MÃ SỐ: 10ĐT-DAKHCN
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Hàng hải
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phạm Tiến Tỉnh
Hải Phòng - 2009
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ:
PHÁT TRIỂN KHCN PHỤC VỤ ĐÓNG TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000DWT
PHỤ LỤC
THUYẾT MINH CHI TIẾT BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC:
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH LẮP ĐẶT, QUY
TRÌNH KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
CHO TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000DWT”
MÃ SỐ: 10ĐT-DAKHCN
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Hàng hải
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phạm Tiến Tỉnh
MỤC LỤC
BÁO CÁO THỐNG KÊ
MỞ ĐẦU 11
CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 14
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG 14
1.1.1 Định nghĩa về dầu 14
1.1.2 Phân loại tàu chở dầu 14
1.1.3 Tính nguy hiểm của dầu 14
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI 15
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 15
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 15
1.2.2.1 Công nghệ phòng chống cháy nổ trên các tàu ch
ở dầu đang được khai
thác ở Việt nam
16
1.2.2.2 Công nghệ phòng chống cháy nổ trên các tàu chở dầu đã được đóng ở
Việt nam
16
1.3 NĂNG LỰC CỦA CÁC CÔNG TY ĐÓNG TÀU CỦA VINASHIN
HIỆN NAY
16
1.3.1 Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng 17
1.3.2 Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu 17
1.3.3 Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất 17
CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG QUY TRÌNH, QUY PHẠ
M, CÔNG ƯỚC QUỐC
TẾ, TIÊU CHUẨN LẮP ĐẶT, TIÊU CHUẨN KIỂM TRA CÁC
THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ CHO TÀU CHỞ DẦU
18
2.1 CÁC QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ CHO TÀU CHỞ DẦU
18
2.1.1 Các quy định của MARPOL về các thiết bị phòng chống cháy nổ cho
tàu chở dầu
18
2.1.2 Các quy định của SOLAS về các thiết bị phòng chống cháy nổ cho tàu
chở dầ
u
19
2.1.2.1 Quy định 1: Phạm vi áp dụng 20
2.1.2.2 Quy định 2: Mục tiêu an toàn chống cháy và các yêu cầu về chức năng . 20
2.1.2.3 Quy định 3: Định nghĩa 21
2.1.2.4 Quy định 4: Khả năng gây cháy 21
2
2.1.2.5 Quy định 5: Khả năng lan cháy 27
2.1.2.6 Quy định 6: Khả năng gây khói và độc tính 28
2.1.2.7 Quy định 7: Phát hiện và báo động 29
2.1.2.8 Quy định 8: Kiểm soát lan truyền khói 30
2.1.2.9 Quy định 9: Cô lập cháy 31
2.1.2.10 Quy định 10: Chữa cháy 33
2.1.2.11 Quy định 11: Tính nguyên vẹn kết cấu 40
2.2 CÁC QUY ĐỊNH CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐĂNG KIỂM QUỐC TẾ VỀ
PHÒNG CHỒNG CHÁY NỔ CHO TÀU CHỞ DẦU
43
2.2.1 Hoán khí và thông hơi két hàng 43
2.2.1.1 Hoán khí két hàng 43
2.2.1.2 Hệ thống thông hơi két hàng 43
2.2.2 Hệ thống thông hơi trong khu vực hàng hóa ngoài các két hàng 44
2.2.2.1 Hệ thống thông hơi 44
2.2.2.2 Bố trí thông hơi và công suất yêu cầu 44
2.2.3 Phòng và chữa cháy 45
2.2.3.1 Thước đo an toàn hỏa hoạn cho tàu chở dầu 45
2.2.4 Dụng cụ đo và kỹ thuật tự động 45
2.2.4.1 Yêu cầu chung 45
2.2.4.2 Điều khiển bơm và van hàng 45
2.2.4.3 Đo mức két hàng 46
2.2.4.4 Bảo vệ quá dòng két hàng 46
2.2.4.5 Phát hiện mặt phân cách dầu nước 46
2.2.4.6 Phát hiện khí trong buồng bơm hàng 46
2.2.4.7 Máy thử nổ và thiết bị phát hiện khí 46
2.2.4.8 Các yêu cầu lắp đặt cho các cụm phân tích 47
2.2.5 Thiết bị khí trơ 47
2.2.5.1 Tổng quan 47
2.2.5.2 Vật liệu 47
2.2.5.3 Bố trí và thiết kế tổng quan 47
2.2.5.4 Sả
n suất và xử lý khí trơ 48
2.2.5.5 Thiết bị đo 49
3
2.2.5.6 Kiểm tra và giám sát 50
2.2.6 Chống cháy trong khu vực buồng ở 50
2.2.6.1 Tổng quan 50
2.2.6.2 Tính nguyên vẹn chống cháy 50
2.2.6.3 Hệ thống báo động và phát hiện cháy 51
2.2.6.4 Thiết bị chữa cháy cầm tay 51
2.2.6.5 Hệ thống tời ống 51
2.2.7 Không gian buồng máy 52
2.2.7.1 Tổng quan 52
2.2.7.2 Các hệ thống dầu 52
2.2.7.3 Các bề mặt nóng 53
2.2.7.4 Phát hi
ện và xác nhận cháy 53
2.2.7.5 Hệ thống chữa cháy cục bộ 53
2.2.7.6 Hệ thống chữa cháy chính 54
2.2.7.7 Thiết bị chữa cháy cầm tay 55
2.2.8 Không gian hàng hóa và boong hàng hóa 55
2.2.8.1 Mục đích 55
2.2.8.2 Hệ thống khí trơ và hệ thống phát hiện khí 55
2.2.8.3 Buồng bơm hàng 56
2.2.8.4 Hệ thống chữa cháy chính (chạy vòng tròn) 56
2.2.8.5 Hệ thống chính bọt 56
2.2.8.6 Phun nướ
c bảo vệ cho thuyền cứu sinh 56
2.2.8.7 Trang bị cho lính cứu hỏa 56
2.3 CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ CHO TÀU CHỞ DẦU
56
2.3.1 Tiêu chuẩn lắp đặt các hệ thống phun bọt - nước tự động và thủ công 57
2.3.1.1 Quản lý 57
2.3.1.2 Định nghĩa 57
2.3.1.3 Yêu cầu chung 58
2.3.1.4 Thành phần hệ thống 58
2.3.2 Tiêu chuẩ
n hệ thống chữa cháy bằng CO
2
60
2.3.2.1 Tổng quan 60
4
2.3.2.2 Các hệ thống hàng hải 63
2.3.3 Tiêu chuẩn hệ thống khí trơ 65
2.3.3.1 Tổng quan 65
2.3.3.2 Phạm vi áp dụng 66
2.3.3.3 Yêu cầu cơ bản đối với hệ thống khí trơ 66
2.3.4 Tiêu chuẩn hệ thống phun nước tự động 71
2.3.4.1 Quy định chung 71
2.3.4.2 Đặc tính kỹ thuật 71
2.3.5 Tiêu chuẩn hệ thống phát hiện và báo cháy cố định 72
2.3.5.1 Quy định chung 72
2.3.5.2 Đặc tính kỹ thuật 72
2.3.6 Tiêu chuẩn hệ thống phát hiện khói bằng tách mẫu 74
2.3.6.1 Quy định chung 74
2.3.6.2 Đặc tính kỹ thuật 74
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG QUY TRÌNH LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ
PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ CHO TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000T
76
3.1 QUY TRÌNH LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
CHO KHOANG HÀNG TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000T
76
3.1.1 Quy trình lắp đặt hệ thống khí trơ trong khoang hàng tàu chở
dầu thô
100.000T
76
3.1.1.1 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống khí trơ 76
3.1.1.2 Các thiết bị của hệ thống khí trơ 78
3.1.1.3 Quy trình lắp đặt các thiết bị của hệ thống khí trơ 78
3.2 QUY TRÌNH LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
TRONG BUỒNG MÁY CỦA TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000T
81
3.2.1 Quy trình lắp đặt hệ thống chữa cháy cố định bằng CO
2
81
3.2.1.1 Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy cố định bằng CO
2
81
3.2.1.2 Danh sách các thiết bị của hệ thống chữa cháy cố định bằng CO
2
81
3.2.1.3 Quy trình lắp đặt các thiết bị của hệ thống chữa cháy cố định bằng
CO
2
82
3.2.2 Quy trình lắp đặt hệ thống chữa cháy cục bộ cố định bằng nước 85
3.2.2.1 Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy cục bộ cố định bằng
nước
85
5
3.2.2.2 Danh sách các thiết bị của hệ thống chữa cháy cục bộ cố định bằng
nước
86
3.2.2.3 Quy trình lắp đặt các thiết bị của hệ thống chữa cháy cục bộ cố định
bằng nước
86
3.2.3 Quy trình lắp đặt hệ thống chữa cháy cầm tay 88
3.2.3.1 Đối với không gian buồng máy có chứa nồi hâm dầu đốt hoặc bộ ph
ận
dầu nhiên liệu
88
3.2.3.2 Đối với không gian buồng máy có chứa động cơ đốt trong 88
3.2.3.3 Đối với không gian buồng máy có chứa tuabin hơi hoặc máy hơi nước
đi kèm
89
3.3 QUY TRÌNH LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
TRÊN BOONG CỦA TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000T
89
3.3.1 Quy trình lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng bọt trên boong 89
3.4 QUY TRÌNH LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
TRÊN BUỒNG VTĐ CỦA TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000T
91
3.5 QUY TRÌNH LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
TRÊN BUỒNG SỸ QUAN VÀ CÁC BUỒNG KHÁC CỦA TÀU CHỞ
DẦU THÔ 100.000T
91
CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ
PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ CHO TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000T
94
4.1 QUY TRÌNH KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
CHO KHOANG HÀNG TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000T
94
4.1.1 Quy trình kiểm tra hệ thống khí trơ trong khoang hàng tàu chở dầu thô
100.000T
94
4.1.1.1 Chú ý về an toàn 94
4.1.1.2 Kiểm tra tình trạng các bộ phận của hệ thống khí trơ 95
4.1.1.3 Kiểm tra vận hành hệ thống khí trơ 96
4.1.1.4 Quy trình kiểm tra các thiết bị của hệ thống khí trơ 98
4.2 QUY TRÌNH KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
TRONG BUỒNG MÁY CỦA TÀU CHỞ DẦU 100.000T
99
4.2.1 Quy trình kiểm tra hệ thống chữa cháy bằng CO
2
100
4.2.1.1 Kiểm tra áp suất của đường ống 100
4.2.1.2 Thử hệ thống 100
4.2.2 Quy trình kiểm tra hệ thống chữa cháy cố định bằng phun nước 101
4.2.2.1 Xả đường ống 101
6
4.2.2.2 Kiểm tra thủy tĩnh 101
4.2.2.3 Kiểm tra vận hành hệ thống 101
4.2.3 Quy trình kiểm tra hệ thống chữa cháy cầm tay 102
4.2.3.1 Đối với không gian buồng máy có chứa nồi hâm dầu đốt hoặc bộ phận
dầu nhiên liệu
102
4.2.3.2 Đối với không gian buồng máy có chứa động cơ đốt trong 102
4.2.3.3 Đối với không gian buồng máy chứa tuabin hơi hoặc máy hơi nước đi
kèm
102
4.3 QUY TRÌNH KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
TRÊN BOONG CỦA TÀU CHỞ DẦU 100.000T
103
4.3.1 Quy trình kiểm tra hệ thống chữa cháy bằng bọt trên boong 103
4.3.1.1 Xả đường cấp bọt 103
4.3.1.2 Kiểm tra áp lực thủy tĩnh 103
4.3.1.3 Kiểm tra xả bọt 103
4.3.1.4 Kiểm tra hệ thống trộn 103
4.4 QUY TRÌNH KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
TRÊN BUỒNG VTĐ CỦA TÀU CHỞ D
ẦU THÔ 100.000T
103
4.5 QUY TRÌNH KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
TRÊN CÁC BUỒNG KHÁC CỦA TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000T
104
CHƯƠNG 5 DỰ THẢO TIÊU CHUẨN LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ CHO TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000T
105
5.1 DỰ THẢO TIÊU CHUẨN LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ CHO KHOANG HÀNG TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000T
105
5.1.1 Dự thảo tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống khí trơ trong khoang hàng tàu chở
dầu thô 100.000T
105
5.1.1.1 Tổng quan 105
5.1.1.2 Phạm vi áp dụng 106
5.1.1.3 Yêu cầu cơ bản đối với hệ thống khí trơ 107
5.1.1.4 Tiêu chuẩn lắp đặt đối với các thiết bị của hệ thống khí trơ 113
5.2 DỰ THẢO TIÊU CHUẨN LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ TRONG BUỒNG MÁY CỦA TÀU CHỞ DẦU THÔ
100.000T
113
5.2.1 Dự thảo tiêu chuẩn lắp
đặt hệ thống chữa cháy cố định bằng CO
2
113
5.2.1.1 Tổng quan 113
7
5.2.1.2 Các hệ thống hàng hải 120
5.2.1.3 Tiêu chuẩn lắp đặt các thiết bị chính của hệ thống chữa cháy bằng CO
2
.122
5.2.2 Dự thảo tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống chữa cháy cố định bằng nước 122
5.2.2.1 Quy định chung 122
5.2.2.2 Đặc tính kỹ thuật 122
5.2.2.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy cố định bằng nước 125
5.2.2.4 Danh sách các thiết bị của hệ thống chữa cháy cục bộ cố định bằng
nước
126
5.2.2.5 Tiêu chuẩn lắp đặt thi
ết bị của hệ thống chữa cháy cục bộ cố định
bằng nước
127
5.2.3 Dự thảo tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống chữa cháy cầm tay 127
5.2.3.1 Đối với không gian buồng máy có chứa nồi hâm dầu đốt hoặc bộ phận
dầu nhiên liệu
127
5.2.3.2 Đối với không gian buồng máy có chứa động cơ đốt trong 128
5.2.3.3 Đối với không gian buồ
ng máy chứa tuabin hơi hoặc máy hơi nước đi
kèm
129
5.3 DỰ THẢO TIÊU CHUẨN LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ TRÊN BOONG CỦA TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000T
130
5.3.1 Dự thảo tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng bọt trên boong 130
5.3.1.1 Quản lý 130
5.3.1.2 Định nghĩa 132
5.3.1.3 Yêu cầu chung 135
5.3.1.4 Thành phần hệ thống 136
5.3.1.5 Tiêu chu
ẩn lắp đặt thiết bị của hệ thống chữa cháy bằng bọt trên boong. 139
5.4 DỰ THẢO TIÊU CHUẨN LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ TRÊN BUỒNG VTĐ CỦA TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000T
139
5.5 DỰ THẢO TIÊU CHUẨN LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ TRÊN BUỒNG SỸ QUAN VÀ CÁC BUỒNG KHÁC CỦA
TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000T
140
CHƯƠNG 6 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 144
6.1 Các sản phẩm chủ yếu 144
6.2 Đánh giá về hiệu quả do đề tài đem lại 149
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
8
PHỤ LỤC
9
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân loại tàu chở dầu theo AFRA 14
Bảng 2: Khoảng cách giữa các cảm biến 73
Bảng 3: Bảng các thiết bị của hệ thống CO
2
trong buồng máy 82
Bảng 4: Danh sách các thiết bị của hệ thống chữa cháy cục bộ bằng nước 86
Bảng 5: Hệ thống phòng chống cháy nổ cho các khu vực khác trên tàu 92
Bảng 6: Danh sách các thiết bị của hệ thống chữa cháy cục bộ cố định bằng
nước
127
Bảng 7: Hệ thống phòng chống cháy nổ cho các khu vực khác trên tàu 141
10
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Sơ đồ áp dụng các Công ước quốc tế đối với tàu chở hàng lỏng 18
Hình 2: Bố trí khoang cách ly 23
Hình 3: Hạn chế trong việc mở cửa 23
Hình 4: Mô tả hệ thống thông hơi két hàng 24
Hình 5: Thông gió buồng bơm hàng 25
Hình 6: Ống thông gió buồng bơm hàng 25
Hình 7: Mô tả hệ thống khí trơ 26
Hình 8: Sơ đồ bố trí hệ thống khí trơ
77
Hình 9: Lắp ráp chai CO
2
và van của chai 83
Hình 10: Kết cấu van của chai 84
Hình 11: Cách bố trí vòi phun nước 87
Hình 12: Sơ đồ hệ thống chữa cháy bằng bọt trên boong 89
Hình 13: Sơ đồ bố trí hệ thống CO
2
cho ống khói bếp 93
Hình 14: Bình bọt loại 135 lít 128
Hình 15: Bình bọt loại 45 lít 129
Hình 16: Bình bọt loại 9 lít 130
Hình 17: Kết cấu chai CO
2
loại 5kg 140
Hình 18: Sơ đồ bố trí hệ thống CO2 cho ống khói bếp 142
Hình 19: Kết cấu bình bọt loại 9 lít 143
11
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, ngành công nghiệp đóng tàu Việt
Nam đang từng bước được đầu tư, phát triển mạnh mẽ. Chủ trương phân đấu của
ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam là đến năm 2015 đứng vào tốp 6 nước đứng
đầu thế giới về công nghiệp đóng tàu để đáp ứng nhu cầu vận t
ải trong nước và xuất
khẩu. Trước tình hình đó, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (đơn vị được
Chính phủ giao trọng trách này), chủ trương đầu tư nâng cấp, mở rộng quy mô sản
xuất, đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật cho hàng loại đơn vị thuộc Tập đoàn. Các đơn vị
trong Tập đoàn đã lớn mạnh từng ngày và đã cho ra đời hàng loạt sả
n phẩm đóng
tàu lớn, xứng tầm với khu vực, có chất lượng tốt, như: tàu chở hàng 6.500 DWT,
tàu chở Container 1016 TEU, tàu chở hàng 53.000 DWT, tàu chở dầu 13.500 DWT
và hàng loạt các sản phẩm khác. Do nhu cầu trong nước cũng như nhu cầu trên thế
giới về vận tải dầu rất lớn, Tập đoàn được sự đồng ý của Chính phủ quyết tâm phấn
đấu, đầu tư, nghiên cứu để tự đ
óng được các tàu chở dầu cỡ lớn, mà khởi đầu là tàu
chở dầu thô 100.000 DWT.
Đây là loại tàu lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao, yêu cầu của Công ước quốc tế khắt
khe, trong khi đó nền công nghiệp đóng tàu Việt Nam mới khởi đầu, còn non trẻ;
Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu cấp bách và mục tiêu trên, Dự án: “Phát triển
KH&CN phục vụ đóng tàu chở dầu thô 100.000 DWT” ra đời. Đề tài: “Nghiên cứu
xây dựng quy trình lắp đặt, quy trình kiểm tra các thiết bị phòng chống cháy nổ cho
tàu chở dầu thô 100.000 DWT” là một trong 19 đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm
phục vụ cho Dự án đóng mới tàu chở dầu thô 100.000 DWT tại Công ty CNTT
Dung Quất.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích đánh giá cơ sở vật chất, điều kiện công nghệ,
khả năng thi công lắp đặt hệ thống phòng chống cháy n
ổ cho tàu chở dầu tại các
đơn vị thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Nghiên cứu, tổng hợp các quy định của các Công ước quốc tế (Solas, Marpol),
các quy định của đăng kiểm và các Tiêu chuẩn của các quốc gia có nền công nghiệp
đóng tàu phát triển và của Việt Nam đối với các trang thiết bị phòng chống cháy nổ
lắp đặt trên tàu chở dầu.
Trên cở sở nghiên cứu, tổng hợp và phân tích đánh giá ở
trên, tiến hành:
2.1 Xây dựng quy trình lắp đặt thiết bị phòng chống cháy nổ cho tàu chở dầu
thô 100.000 DWT;
2.2. Xây dựng quy trình kiểm tra thiết bị phòng chống cháy nổ cho tàu chở dầu
thô 100.000 DWT;
12
2.3 Xây dựng Dự thảo Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị phòng chống cháy nổ cho tàu
chở dầu thô 100.000 DWT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống phòng chống cháy nổ trang bị cho tàu chở dầu cỡ lớn, gồm:
- Khả năng thi công lắp đặt của các đơn vị thuộc Tổng công ty Công nghiệp
tàu thủy Việt Nam;
- Quy định của Quy phạm và Công ước quố
c tế;
- Quy trình lắp đặt;
- Tiêu chuẩn lắp đặt.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Khả năng thi công của Việt Nam, Quy trình lắp đặt và Tiêu chuẩn lắp đặt hệ
thống trang thiết bị phòng chống cháy nổ cho tàu chở dầu Aframax.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến
4.1 Ý nghĩa khoa học
Ở Việt Nam chưa có Bộ Quy trình lắp đặt, Quy trình kiểm tra và Tiêu chuẩn
lắp đặt cho thiết bị phòng chống cháy nổ trên tàu ch
ở dầu, đặc biệt là các tàu chở
dầu cỡ lớn (100.000 DWT). Trên cở sở các Quy trình lắp đặt, Quy trình kiểm tra và
Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị phòng chống cháy nổ trên tàu chở dầu của các nước đóng
tàu tiên tiến, dựa vào điều kiện thực tế của Việt Nam, nhóm tác giả đã nghiên cứu
và xây dựng Bộ Quy trình lắp đặt, Quy trình kiểm tra và Tiêu chuẩn lắp đặt cho
thiết bị phòng chống cháy n
ổ trên tàu chở dầu. Sản phẩm đảm bảo tính kế thừa sự
tiến bộ, tính hiện đại, khoa học, đồng thời lại phù hợp với điều kiện Việt nam. Bộ
sản phẩm góp phần bổ sung, hoàn thiện các quy trình, tiêu chuẩn đóng tàu, dần đưa
công nghệ đóng mới, giám sát và kiểm tra phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành
đóng tàu, theo kịp thế giới.
4.2 Ý nghĩa thự
c tiễn
Sản phẩm của đề tài sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu, soạn thảo các quy trình
và tiêu chuẩn của ngành, góp phần từng bước nội địa hóa các sản phẩm đóng tàu,
thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp đóng tàu theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm đóng tàu trên trường quốc tế. Sản phẩm góp
phần hợp lý hóa các bước công nghệ
, nâng cao chất lượng đóng tàu, đảm bảo an
toàn cho tàu và con người khi hoạt động khai thác, kinh doanh, giảm giá thành đóng
mới và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sản phẩm của đề tài là một phần trong
Dự án: Phát triển KH&CN phục vụ đóng tàu chở dầu thô 100.000 DWT tại Công ty
CNTT Dung Quất.
5. Nội dung chính của đề tài
5.1 Tổng quan về trang thiết bị phòng chống cháy nổ cho tàu chở dầu;
13
5.2 Các Tiêu chuẩn, quy trình lắp đặt, kiểm tra thiết bị phòng chống cháy nổ
cho tàu chở dầu;
5.3 Đánh giá điều kiện công nghệ lắp đặt trang thiết bị phòng chống cháy nổ
cho tàu chở dầu tại Việt Nam;
5.4 Xây dựng quy trình lắp đặt các thiết bị phòng chống cháy nổ cho tàu chở
dầu;
5.5 Xây dựng quy trình kiểm tra các thiết bị phòng chống cháy nổ cho tàu chở
dầu;
5.6 Dự thảo tiêu chuẩn l
ắp đặt các thiết bị phòng chống cháy nổ cho tàu chở
dầu;
5.7 Kết luận, kiến nghị
Phụ lục: Báo cáo áp dụng và chuyển giao công nghệ cho Tổng công ty CNTT
Việt Nam
14
CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.1 Định nghĩa về dầu
Theo Marpol ta có định nghĩa về dầu như sau: “Dầu” là dầu mỏ dưới bất kỳ dạng
nào, như: dầu thô, dầu cặn, dầu thải và các sản phẩm dầu mỏ đã được lọc.
1.1.2 Phân loại tàu chở dầu
Theo tỷ lệ AFRA cố định và tỷ lệ
thực tế trên thị trường ta có các loại tàu chở dầu
như sau:
Tỷ lệ AFRA
cố định
Giới hạn trọng tải
DWT (T)
Tỷ lệ AFRA
thực tế
Giới hạn trọng tải
DWT (T)
Đa năng 10.000 – 24.999 Tàu chở sản phẩm
dầu mỏ
10.000 – 60.000
Cở trung bình 25.000 – 44.999 Panamax 60.000 – 80.000
Cỡ lớn loại 1 45.000 – 79.999 Aframax 80.000 – 120.000
Cỡ lớn loại 2 80.000 – 159.999 Suezmax 120.000 – 200.000
Tàu chở dầu thô
cỡ lớn
160.000 – 319.999 VLCC 200.000 – 315.000
Tàu chở dầu thô
cỡ cực lớn
320.000 – 549.999 ULCC 320.000 – 550.000
Bảng 1: Phân loại tàu chở dầu theo AFRA
1.1.3 Tính nguy hiểm của dầu
Dầu là một loại hàng hóa nguy hiểm, có tính độc hại cao, có thể gây nguy hại cho
con người thông qua 3 hình thức: do nuốt phải, do thẩm thấu qua da, hoặc là do hít
phải (xem "Sổ tay hướng dẫn an toàn quốc tế cho tàu chở dầu và cầu cảng
(ISGOTT)).
Dầu cũng là loại hàng hóa rất dễ gây ra cháy nổ. Một khi có sự cố cháy nổ xảy ra,
thiệt hại v
ề người và của thường là rất lớn. Điều này đã từng xảy ra nhiều trong lịch
sử phát triển của ngành vận tải dầu trên thế giới.
Ngoài ra dầu cũng là chất gây ô nhiễm cho môi trường rất lớn. Khi có sự cố tràn dầu
xảy ra, môi trường sinh thái xung quanh thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các
sinh vật biển chết hàng loạt, có nguy cơ dẫn đến hỏa hoạn.
Chính vì các lý do này, mà nhiều nghiên c
ứu đối với các trang thiết bị phòng chống
cháy nổ cho tàu chở dầu đã được thực hiện trên thế giới.
15
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Các nước trên thế giới đã liên tục cùng nhau nghiên cứu hoàn thiện các quy định về
trang thiết bị trang bị cho tàu dầu thông qua "Tổ chức Hàng Hải quốc tế IMO". Các
quy định này có thể được tìm thấy trong "Công ước quốc tế về phòng chống ô
nhiễm tàu dầu (MARPOL)", "Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người
trên biển (SOLAS)", "B
ộ luật quốc tế về các hệ thống an toàn hỏa hoạn (FSS)",
Đồng thời các tổ chức Đăng kiểm tàu trên thế giới cũng nghiên cứu hoàn thiện quy
phạm của mình thỏa mãn các công ước quốc tế, ví dụ như "Quy phạm phân cấp và
đóng tàu biển vỏ thép 2009 (ABS) - Phần 5C: Các loại tàu đặc biệt", "Quy phạm
phân cấp tàu biển vỏ thép 2008 (KR) - Phần 8: Phòng cháy và chữa cháy", "Sổ tay
hướng dẫn lựa chọn vật li
ệu và giám sát hệ thống khí trơ" , "Hướng dẫn về hệ thống
khí trơ phục vụ các két ballast", "Hướng dẫn về hệ thống chữa cháy",
Ngoài ra các nước cũng đưa ra các hướng dẫn, các tiêu chuẩn đối với các hệ thống
phòng chống cháy nổ cho tàu dầu, ví dụ như "Sổ tay an toàn hàng hải của Cơ quan
bảo vệ bờ biển Mỹ - Quyển 2 - Phần C - Chương 5: Giám sát hệ thống khí trơ",
ho
ặc "Tiêu chuẩn về Hệ thống chữa cháy bằng CO
2
(NFPA 12)", "Tiêu chuẩn về
bọt có độ dãn nở cao, thấp, trung bình (NFPA 11)", "Tiêu chuẩn cho việc lắp đặt hệ
thống phun bọt-nước (NFPA 16)" , "Tiêu chuẩn cho việc lắp đặt hệ thống phun
nước chống cháy (NFPA 13)",
Trên cơ sở đó các đơn vị thiết kế trên thế giới khi thực hiện nghiên cứu thiết kế các
hệ thống phòng chống cháy nổ cho tàu dầu sẽ phải thỏa mãn các quy phạm, công
ước, và các tiêu chuẩn này. Ví d
ụ như "Hệ thống phát hiện khí cho két ballast và
không gian trên cao" do Công ty đóng tàu SLS (Hàn quốc) thiết kế thỏa mãn các
quy định của "Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển
(SOLAS)", "Hệ thống chữa cháy bằng bọt trên boong" do công ty FAIN CO. Ltd
(Hàn quốc) thiết kế thỏa mãn các "Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật", "Hệ thống chữa
cháy cục bộ cho không gian buồng máy" và "Hệ thống kiểm soát hơi hàng" do
Công ty đóng tàu SLS (Hàn quốc) thiết kế thỏa mãn quy phạm củ
a Đăng kiểm ABS
(Mỹ),
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Đối với nước ta, Cục Đăng kiểm Việt nam cũng đã liên tục cập nhật các quy định
mới nhất của Tổ chức Hàng Hải quốc tế IMO, thông qua các Bản sửa đổi của
SOLAS vào trong bộ quy phạm của mình "Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ
thép - Phần 5: Phòng, phát hiện và chữa cháy" .
Việc nghiên cứu một cách đầy đủ, có h
ệ thống về các trang thiết bị phòng chống
cháy nổ trang bị cho tàu chở dầu, đặc biệt là tàu chở dầu cỡ lớn 100.000T chưa có
đơn vị nào thực hiện.
Trước kia các tàu chở dầu cỡ lớn của Việt nam chủ yếu là mua tàu cũ của nước
ngoài. Ví dụ như tàu chở dầu thô "Petrolimex 03" có trọng tải 27.400T được thiết kế
16
bởi Công ty đóng tàu Busan (Hàn quốc) thỏa mãn quy phạm của DNV (Nauy), còn
tàu chở dầu thô "Petrolimex 06" có trọng tải 35.758T được thiết kế bởi công ty
Hashihama (Nhật) thỏa mãn quy phạm của đăng kiểm KR (Hàn quốc),
Đến nay Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt nam (VINASHIN) đã bắt đầu triển
khai đóng mới các tàu chở dầu cho nhu cầu trong nước cũng như cho xuất khẩu.
Gần đây tàu chở dầu trọng tải 13.500T l
ần đầu tiên đã được đóng ở Công ty công
nghiệp tàu thủy Bạch Đằng, con tàu này được thiết kế bởi Viện nghiên cứu và thiết
kế tàu Thượng Hải, thỏa mãn quy phạm của Đăng kiểm NK (Nhật). Đặc biệt
VINASHIN lần đầu tiên triển khai đóng mới tàu chở dầu cỡ lớn trọng tải 104.000T
tại Công ty đóng tàu Dung Quất.
Vì những lý do đó, nhu cầu về việc nghiên cứu m
ột cách đầy đủ, có hệ thống các
trang thiết bị phòng chống cháy nổ cho tàu chở dầu cỡ lớn ngày càng trở nên cần
thiết.
1.2.2.1 Công nghệ phòng chống cháy nổ trên các tàu chở dầu đang được khai
thác ở Việt nam
Việc nghiên cứu được thực hiện thông qua việc tìm các tàu chở dầu cỡ lớn, như: tàu
chở dầu thô "Petrolimex 03" có trọng tải 27.400T được thiết kế bởi Công ty đóng
tàu Busan (Hàn quốc) th
ỏa mãn quy phạm của DNV (Nauy), tàu chở dầu thô
"Petrolimex 06" có trọng tải 35.758T được thiết kế bởi công ty Hashihama (Nhật)
thỏa mãn quy phạm của đăng kiểm KR (Hàn quốc), v.v Các tàu này đều do các
đơn vị nước ngoài đóng và Việt Nam mua lại, tùy theo thời gian đặt ky và cỡ tàu,
chúng đều thỏa mãn công ước quốc tế và quy phạm. (nội dung chi tiết tham khảo
Phụ lục 2.1)
1.2.2.2 Công nghệ phòng chống cháy nổ trên các tàu chở dầu đã được
đóng ở
Việt nam
Việc nghiên cứu được thực hiện thông qua việc tìm các tàu chở dầu cỡ lớn đã
và đang được đóng tại các Công ty đóng tàu thuộc VINASHIN, như: tàu chở dầu
13.500T, Kho nổi chứa dầu FSO 5 trọng tải 150.000T. Tàu chở dầu 13.500T đóng ở
Tổng công ty CNTT Bạch Đằng, thiết kế bởi Viện nghiên cứu và thiết kế tàu
Thượng Hải, Đăng kiểm Nhật Bả
n (NK) giám sát. Kho nổi chứa dầu FSO 5 trọng
tải 150.000T được Đăng Kiểm Mỹ (ABS) và Đăng Kiểm Việt Nam (VR) giám sát.
Hệ thống phòng chống cháy nổ của các tàu này đều thỏa mãn Công ước quốc tế và
quy phạm. (nội dung chi tiết tham khảo Phụ lục 2.2)
1.3 NĂNG LỰC CÁC CÔNG TY ĐÓNG TÀU CỦA VINASHIN HIỆN NAY
Việc nghiên cứu năng lực của các Công ty đóng tàu của VINASHIN hiện nay được
tiến hành thông qua tìm hiểu trang thiết b
ị của một số Công ty đóng tàu lớn đã và
đang thực hiện các dự án đóng tàu chở dầu cỡ lớn tại Việt nam. Đó là Tổng công ty
công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, và
Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất.
17
1.3.1 Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng
Tổng công ty CNTT Bạch Đằng là đơn vị có lực lượng cán bộ kỹ thuật công nghệ
mạnh trong Tập đoàn, được đầu tư khá bài bản, có truyền thống đóng tàu và giàu
kinh nghiệm thi công đóng mới, đã đóng mới nhiều tàu lớn trong đó có có tàu chở
dầu 13.500 T. Các tàu này đều đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn quốc tế,
được các cơ quan Đăng kiểm NK, Đăng kiểm BV, Đăng kiểm Việt Nam xác nhận
và được bạn hàng trong nước và quốc tế đánh giá cao (nội dung chi tiết tham khảo
Phụ lục 2.3).
1.3.2 Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu
Tổng Công ty CNTT Nam Triệu là đơn vị có mặt bằng sản xuất và vị thế địa lý
thuận lợi, rất thuận lợi cho phát triển đóng tàu lớn. Đội ngũ cán b
ộ co trình độ kỹ
thuật công nghệ được nâng lên từng ngày. Tổng Công ty đã đóng mới được nhiều
sản phẩm lớn, có chất lượng kỹ thuật cao, trong đó có: tàu chở dầu 13.500T, Kho
nổi FSO5 (150.000T) Các sản phẩm đã được đăng kiểm nước ngoài giám sát và
đánh giáo cao, như: Đăng kiểm Nauy, Đăng kiểm Đức, Đăng kiểm Mỹ, Đăng kiểm
Việt Nam (nội dung chi tiết tham khảo Phụ l
ục 2.4).
1.3.3 Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất
Công ty CNTT Dung Quất là đơn vị mới được thành lập và đầu tư xây dựng. Công
ty có vị trí địa lý lý tưởng để đóng các tàu cỡ lớn. Tuy nhiên lưc lượng cán bộ còn
khá non trẻ, chủ yếu lực lượng cán bộ kỹ thuật được tăng cường từ các đơn vị trong
Tập đoàn, như: Tổng công ty CNTT Phà Rừng, Bạc Đằng, Hạ Long, Nam Triệu
v.v (
nội dung chi tiết tham khảo Phụ lục 2.5)
Qua tìm hiểu, có thể thấy rằng: các đơn vị đóng tàu trực thuộc VINASHIN đều
được trang bị các máy móc thiết bị hiện đại, lực lượng cán bộ kỹ thuật từng trải, có
kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng được yêu cầu thi công đóng
mới các tàu lớn, có kỹ thuật cao. Các sản phẩm của các đơn vị trong Tập đoàn đã
được Đăng kiểm Nước ngoài và trong nước nghiệm thu và đánh giá cao. Trong thực
tế có một số đơn vị của Tổng công ty CNTT Việt Nam đã thi công hệ thống phòng
chống cháy nổ với sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài. Tổng công ty CNTT
Bạch Đằng, Tổng công ty CNTT Nam Triệu, Công ty đóng tàu Hạ Long đã thi công
cho tàu chở dầu 13.500 DWT. Tổng công ty CNTT Nam Triệu đã thi công cho Kho
nổi chứa dầu FSO 5 – 150.000 DWT v.v Vì vậy, với sự kết hợp của các chuyên
gia thuộc hãng sản xuất, việc lắp đặt các hệ thống phòng chống cháy nổ cho tàu chở
dầu thô 100.000 DWT là hoàn toàn có thể làm được.
18
CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG QUY TRÌNH, QUY PHẠM, CÔNG ƯỚC QUỐC
TẾ, TIÊU CHUẨN LẮP ĐẶT, TIÊU CHUẨN KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ
PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ CHO TÀU CHỞ DẦU
2.1 CÁC QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ CHO TÀU CHỞ DẦU
Theo Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), hàng lỏng bao gồm các loại sau: hóa chất,
chất lỏng độc hại, dầu, khí hóa lỏng, và chất l
ỏng khác (nước, nước táo, mật đường,
).
Tổ chức Hàng Hải quốc tế IMO đã đưa ra các công ước quốc tế quy định đối với
các tàu chở hàng lỏng. Các quốc gia tham gia công ước sẽ phải đảm bảo tàu của
nước mình tuân thủ theo đúng các quy định đưa ra trong công ước.
Đối với tàu chở dầu, sẽ phải tuân theo 2 công ước đó là Công ước quốc tế về an
toàn sinh mạng con người trên biển SOLAS và Công
ước quốc tế về phòng chống ô
nhiễm từ tàu MARPOL (xem Hình 1).
Hình 1: Sơ đồ áp dụng các công ước quốc tế đối với tàu chở hàng lỏng
2.1.1 Các quy định của MARPOL về các thiết bị phòng chống cháy nổ cho tàu
chở dầu
Công ước MARPOL là công ước quốc tế chủ yếu bao hàm việc phòng chống ô
nhiễm của môi trường biển do hoạt động của tàu hoặc tai nạn của tàu gây ra. Công
ước là sự kết hợp của 2 nghị định thư được thừ
a nhận năm 1973 và 1978, và được
cập nhật bởi các bản sửa đổi hàng năm.
19
Công ước MARPOL bao gồm các quy định hướng tới phòng tránh và giảm thiểu ô
nhiễm từ tàu cả trong qua trình hoạt động bình thường và do tai nạn gây ra. Đến nay
công ước MARPOL bao gồm 6 phụ lục:
- Phụ lục I: Các quy định để phòng tránh ô nhiễm do dầu
- Phụ lục II: Các quy định để kiểm soát ô nhiễm do chở xô các chất
lỏng độc hại
- Phụ lục III: Phòng chống ô nhiễm do chuyên chở các chất nguy hiểm
dưới dạng bao kiện
- Phụ lục IV: Phòng chống ô nhiễm do nước thải từ tàu
- Phụ lục V: Phòng chống ô nhiễm do rác từ tàu
- Phụ lục VI: Phòng chống ô nhiễm không khí từ tàu
(Chi tiết một số quy định của MARPOL cho tàu chở dầu cỡ AFRAMAX tham khảo
Phụ lục 2.6)
2.1.2 Các quy định của SOLAS về các thiết bị phòng chống cháy nổ cho tàu
chở dầu
Phiên bản
đầu tiên của Công ước quốc tế SOLAS được thừa nhận năm 1914 sau
thảm hỏa Titanic. Sau đó phiên bản thứ 2, 3, 4 lần lượt được thừa nhận vào các năm
1929, 1948 và 1960.
Năm 1974, một công ước SOLAS hoàn toàn mới được thừa nhận, công ước này
không chỉ bao gồm các bản sửa đổi đã được đồng ý cho đến thời điểm đó đồng thời
một quy trình sửa đổi mới cũng
được thừa nhận.
Công ước SOLAS 1974 đã được hoàn thiện, sửa đổi liên tục qua các năm (ví dụ như
Bản sửa đổi tháng 05/1999, Bản sửa đổi tháng 05/1998, Bản sửa đổi tháng 05/2000,
Bản sửa đổi tháng 06/2001, ).
Đến nay, công ước SOLAS bao gồm 12 chương, cụ thể như sau
- Chương I: Thông tin tổng quan
- Chương II-1: Kết cấu - Phân khoang và ổn định - Lắp đặt máy móc và
thiết bị điện
-
Chương II-2: Phòng cháy, phát hiện cháy và chữa cháy
- Chương III: Thiết bị cứu sinh và bố trí
- Chương IV: Liên lạc Radio
- Chương V: An toàn điều động
- Chương VI: Chuyên chở hàng hóa
- Chương VII: Chuyên chở hàng nguy hiểm
- Chương VIII: Tàu hạt nhân
20
- Chương IX: Quản lý cho hoạt động an toàn của tàu
- Chương X: Tiêu chuẩn an toàn cho tàu cao tốc
- Chương XI-1: Tiêu chuẩn đặc biệt để cải thiện an toàn hàng hải
- Chương XI-2: Tiêu chuẩn đặc biệt để cải thiện an ninh hàng hải
- Chương XII: Tiêu chuẩn an toàn bổ sung cho tàu chở hàng rời
Như vậy, các yêu cầu về phòng chống cháy nổ cho tàu chở dầu được quy định trong
Chương II-2 của SOLAS. D
ưới đây là một số nội dung chính các quy định trong
chương II-2 này (nội dung chi tiết xem Phụ lục 2.7).
2.1.2.1 Quy định 1: Phạm vi áp dụng
1. Phạm vi áp dụng:
Trừ khi có quy định khác, chương này áp dụng cho những tàu được đóng vào hoặc
sau ngày 1 tháng 7 năm 2002;
2. Áp dụng các yêu cầu đối với tàu chở hàng lỏng
Các yêu cầu đối với tàu chở hàng lỏng trong chương này phải áp dụng đối với tàu
chở dầ
u thô hoặc sản phẩm dầu có điểm chớp cháy không quá 60
0
C (thử cốc kín),
được xác định bằng thiết bị thử điểm chớp cháy được duyệt và áp suất hơi Reid nhỏ
hơn áp suất khí quyển hoặc các sản phẩm lỏng khác có nguy cơ cháy tương tự.
2.1.2.2 Quy định 2: Mục tiêu an toàn chống cháy và các yêu cầu về chức năng
1. Mục tiêu an toàn chống cháy:
Mục đích của an toàn chống cháy trong chương này là:
.1 Ngăn ngừa khả năng cháy nổ;
.2 Gi
ảm tác dụng của hỏa hoạn tới con người;
.3 Giảm tác hại của hỏa hoạn tới tàu, hàng hóa và môi trường;
.4 Cách ly, kiểm soát và dập cháy, nổ tại buồng phát sinh; và
.5 Có đủ các phương tiện và dễ dàng thực hiện thoát hiểm cho hành khách và
thuyền viên.
2. Các yêu cầu về chức năng
2.1 Để thực hiện được các mục tiêu về an toàn chống cháy nêu ở mục 1 trên, các
yêu cầu về chức năng dướ
i đây được đưa vào các quy định của chương này khi phù
hợp:
.1 Chia tàu thành các không gian thẳng đứng chính và nằm ngang bằng các kết
cấu ngăn chia và chịu nhiệt;
.2 Tách biệt các buồng ở với phần còn lại của tàu bằng các kết cấu ngăn chia
và chịu nhiệt;
21
.3 Sử dụng hạn chế các vật liệu dễ cháy;
.4 Phát hiện cháy tại vùng phát sinh;
.5 Cô lập đám cháy và dập cháy tại buồng phát sinh;
.6 Bảo vệ các phương tiện thoát hiểm và các lối vào để chữa cháy;
.7 Tính sẵn sàng có thể sử dụng các phương tiện chữa cháy; và
.8 Hạn chế đến mức tối thiểu khả năng bắt lửa của khí dễ cháy thóa ra từ hàng
hóa.
2.1.2.3 Quy định 3: Định nghĩ
a
Trong chương này, trừ khi có quy định khác, áp dụng các định nghĩa sau:
1. Buồng ở là khoảng không gian làm buồng công cộng, hành lang, phòng vệ sinh,
phòng ở, phòng làm việc, phòng khám bệnh, phòng chiếu phim, phòng giải trí,
phòng cắt tóc, phòng đựng bát đĩa không có thiết bị nấu ăn và các buồng tương tự.
2. Buồng trước là khu vực công cộng trong một không gian thẳng đứng chính đơn
kéo dài từ ba boong hở trở lên.
2.1.2.4 Quy định 4: Khả năng gây cháy
1. Mục đ
ích:
Mục đích của quy định này là ngăn ngừa cháy của các vật liệu cháy được và các
chất lỏng dễ cháy. Để đạt được mục đích này phải thỏa mãn các yêu cầu chức năng
sau:
.1 Phải có các biện pháp kiểm soát sự rò rỉ các chất lỏng dễ cháy;
.2 Phải có biện pháp hạn chế sự tích tụ hơi dễ cháy;
.3 Phải hạn chế khả năng cháy của các vật liệu cháy
được;
.4 Phải hạn chế nguồn gây cháy;
.5 Nguồn gây cháy phải được cách ly với các vật liệu cháy được và các chất
lỏng dễ cháy; và
.6 Khí trong các két hàng phải được duy trì ngoài phạm vi gây nổ.
2. Bố trí hệ thống dầu đốt, dầu bôi trơn và các loại dầu dễ cháy khác
2.1 Hạn chế sử dụng dầu làm nhiên liệu
Phải áp dụng những hạn chế dưới đây khi sử dụng dầu làm nhiên liệu:
.1 Trừ các trường hợp khác được cho phép bởi mục này, không được sử dụng
dầu đốt có điểm chớp cháy nhỏ hơn 60
0
C*;
.2 Đối với các máy phát điện sự cố có thể sử dụng dầu đốt có điểm chớp cháy
không nhỏ hơn 43
0
C;