Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Nghiên cứu thiết kế, chế thử các chi tiết, phụ kiện cho tàu chở dầu thô 100 000t theo tiêu chuẩn quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 158 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM








DỰ ÁN KHCN CẤP NHÀ NƯỚC
“PHÁT TRIỂN KHCN PHỤC VỤ ĐÓNG TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000 DWT”





BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
“NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ THỬ CÁC CHI TIẾT, PHỤ KIỆN
CHO TẦU CHỞ DẦU THÔ 100.000T THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ”
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: 05 ĐT-DAKHCN









Cơ quan chủ trì đề tài: VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TÀU THUỶ


Chủ nhiệm đề tài: KS. Đào Tường Châu







HÀ NỘI - 2008
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM






DỰ ÁN KHCN CẤP NHÀ NƯỚC
“PHÁT TRIỂN KHCN PHỤC VỤ ĐÓNG TÀU CHỞ DẦU THÔ 100.000 DWT”









BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
“NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ THỬ CÁC CHI TIẾT, PHỤ KIỆN

CHO TẦU CHỞ DẦU THÔ 100.000T THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ”
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: 05 ĐT-DAKHCN



Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì đề tài



KS. Đào Tường Châu
Ban chủ nhiệm dự án Bộ Khoa học và Công nghệ








HÀ NỘI - 2008

3


DANH SÁCH CÁ NHÂN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TT Họ và tên Cơ quan công tác Thời gian
A. Chủ nhiệm đề tài
1 K.S Đào Tường Châu Viện KHCN Tầu thuỷ 20
B. Cán bộ tham gia

2 K.S. Phạm Tường Tam Viện KHCN Tầu thuỷ 6
3 Th.S Đặng Tiến Hồng Công ty CP Cơ khí chính xác
Vinashin
9
4 Th.S. Nguyễn Huy Tiến Trường đại học Hàng Hải Việt
Nam
6
5 K.S. Hàn Long Bảo Viện KHCN Tầu thuỷ 6
6 K.S. Phạm Đại Ngọc Viện KHCN Tầu thuỷ 3
7 Th.S. Phạm Tô Hiệp Viện KHCN Tầu thuỷ 3
8 K.S. Nguyễn Đức Thịnh Viện KHCN Tầu thuỷ 3















4
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài
• Trên cơ sở các cụm chi tiết, phụ kiện cơ khí của tầu dầu 100.000T để nghiên cứu,

thiết kế phục vụ cho công nghệ chế tạo tại Việt Nam
• Lựa chọn chế tạo thử một số cụm chi tiết điển hình nhằm từng bước làm chủ công
nghệ và tăng tỷ lệ nội địa hoá
• Góp phần rút ngắn thời gian đóng tàu và chế tạo thiếi bị, phụ kiện cho tầu thuỷ ở
trong nước
Phương pháp và kết quả thực hiện
Từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ, nhóm thực hiện đề tài đã khẩn trương tiến hành xem
xét, phân tích các tài liệu, hồ sơ bản vẽ của tàu dầu 104.000DWT số 01 để lựa chọn được
các đối tượng cụ thể thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài mang tính đặc trưng nhất của
tầu dầu 100.000DWT. Các mẫu sản phẩm
được lựa chọn cũng đồng thời phải đại diện
cho các loạt phụ kiện phổ biến nhất của tầu dầu. Một số trong đó cũng sẽ xuất hiện tương
đối phổ biến trên các tầu cỡ lớn nói chung.
Bám sát theo các nội dung của thuyết minh nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, nhóm thực hiện đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm như
sau:
CÁC DẠNG SẢN PHẨM ĐÃ TẠO RA
Gồm có các dạng sau :
1. SẢN PHẨM DẠNG II và III
Đối tượng nghiên cứu là các cụm chi tiết phụ kiện cơ khí đã được phân loại theo
nhóm có tính năng kĩ thuật và công nghệ tương tự nhau. Các nhóm đã được thiết kế chi
tiết và lập qui trình công nghệ chế tạo cụ thể để có thể tiến hành sản xuất tại Việt Nam.
• Các bộ hồ sơ thiết kế các cụ
m chi tiết và phụ kiện (11 bộ)
• Các bộ qui trình công nghệ theo nhóm chi tiết và phụ kịên (11 bộ)
• Các chuyên đề chính sau:
(1). Báo cáo tổng quan về các cụm chi tiết và phụ kiện tầu dầu 100.000T.
(2). Báo cáo phân tích kết cấu, yêu cầu kĩ thuật và công nghệ.
(3). Báo cáo khảo sát đánh giá năng lực công nghệ của các cơ sở chế tạo.
(4). Báo cáo phân tích hiệu quả chế thử sản phẩm và kiến nghị.

Các bộ thiế
t kế và qui trình công nghệ nói trên được lập trên theo quan điểm :

5
- Đạt yêu cầu kĩ thuật tiên tiến, có tính mĩ thuật và khả năng tiêu chuẩn hóa cao phù
hợp với tiêu chuẩn quốc tế đang phổ biến (JIS, DIN, ASTM )
- Tiết kiệm nguyên vật liệu, có khả năng sản xuất theo qui mô công nghiệp.
- Tính đến khả năng công nghệ thực tế của các cơ sở chế tạo cơ khí của Việt nam
nói chung và Vinashin nói riêng.

2. SẢN PHẨM DẠNG I

Lựa chọn chế tạo thử nghiệm 02 sản phẩm tiêu biểu đặc trưng cho tầu dầu hiện đại,
có đặc tính kĩ thuật và thử nghiệm khắt khe, yêu cầu công nghệ phức tạp, giá thành nhập
khẩu cao.
(1). Thiết bị đệm nước trên boong 450A
(2). Van thở tốc độ cao 200A
3. SẢN PHẨM DẠNG 4
(5) .Hai ( 02) Bài báo
9 “Một số vấn đề cơ bản khi thiết kế van thở tốc độ cao” và
9 “Tính toán van thở tốc độ cao”

















6
MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Thông tin chung về đề tài
2. Phạm vi nghiên cứu và mục đích của đề tài


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC VÀ TRONG
NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI
I.1. Ngoài nước
I.2. Trong n
ước
I.3. Những vấn đề KH&CN còn tồn tại, hạn chế của sản phẩm, công nghệ
nghiên cứu trong nước và các yếu tố, các nội dung cần đặt ra nghiên cứu,
giải quyết
I.4. Cách tiếp cận
I.5. Nội dung nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm
I.5.1. Tổng quan về các cụm chi tiết và phụ kiện của tầ
u dầu 100.000T

I.5.2. Phân tích kết cấu, yêu cầu kỹ thuật và công nghệ
I.5.3. Khảo sát đánh giá năng lực công nghệ của các cơ sở chế tạo
I.5.4. Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho các cụm chi tiết, phụ kiện theo nhóm
I.5.5. Lập các qui trình công nghệ theo nhóm chi tiết và phụ kịên
I.5.6. Nghiên cứu chế tạo thử
I.5.7. Báo cáo phân tích hiệu quả chế thử sản ph
ẩm và kiến nghị
I.6. Phương pháp nghiên cứu
I.7. Kỹ thuật sử dụng
I.8. Kết quả của đề tài

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ CÁC CỤM CHI TIẾT VÀ PHỤ KIỆN CỦA TẦU DẦU
100.000T
II.1. Tổng quan về thiết bị boong
II.1.1. Các cơ cấu chằng buộc
II.1.2. Các loại cửa

II.2. Tổng quan về phụ tùng đường ống
II.2.1. Các đầu ống thông hơi
II.2.2. Các đầu ống đo
II.2.3. Các loại đầu ống thông gió
II.2.4. Các thiết bị chặn lửa
II.2.5. Các thiết bị báo mức
II.2.6. Thiết bị đệm nước trên boong
II.2.7. Các van thở
II.3. Một số công ty trên thế giới chuyên sản xuất các chi tiết và phụ kiện tầu
thuỷ

Tr

4
5
10
9
11


12

12
12
12


13
14
14
14
15
15
15
16
16
17
17
18
18

21


21
21
21
25

32
35
35
36
38
39
40
42

46


7
CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH, KẾT CẤU YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
III.1. Thiết bị boong
III.1.1. Hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam liên quan đến thiết bị
boong
III.1.2. Các công ước quốc tế liên quan đến thiết bị boong
III.1.3. Phân nhóm các thiết bị boong theo chức năng công dụng và kết cấu
III.2. Phụ tùng đường ống
III.2.1. Hệ thống các tiêu chuẩn qu
ốc tế và Việt Nam liên quan đến phụ tùng
đường ống
III.2.2. Các công ước quốc tế liên quan đến phụ tùng đường ống

III.2.3. Phân nhóm các thiết bị đường ống theo chức năng công dụng và kết
cấu
III.3. Phân tích một số phần mềm thiết kế cơ khí thường sử dụng để thiết kế
các chi tiết phụ kiện tầu thuỷ
III.4. Lự
a chọn phần mềm để ứng dụng

CHƯƠNG IV
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CỦA CÁC CƠ SỞ
CHẾ TẠO
IV.1. Năng lực chế tạo các cụm chi tiết và phụ kiện tầu thuỷ ở các nhà máy
cơ khí của Việt Nam
IV.1.1. Đánh giá về qui trình sản xuất
IV.1.2.Các cơ sở chế tạo thiế
t bị tầu thuỷ mới thành lập thuộc tập đoàn CNTT
Việt nam
IV.2. Lựa chọn các cơ sở chế tạo chính để chế tạo thử

CHƯƠNG V
LẬP HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT CHO CÁC CỤM CHI TIẾT, PHỤ
KIỆN THEO NHÓM
V.1. Các nhóm thiết bị boong
V.2. Các nhóm phu tùng đường ống
V.3. Lựa chọn kế
t cấu và vật liệu:
V.4. Các phần tính toán:
V.4.1.Tính thiết bị đệm nước trên boong 450A
V.4.2. Tính toán thiết bị van thở tốc độ cao

CHƯƠNG VI

LẬP QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ THEO NHÓM CÁC CỤM CHI TIẾT,
PHỤ KIỆN
VI.1. Các căn cứ và nguyên tắc
VI.2.Các phương pháp công nghệ
VI.3. Các hồ sơ qui trình công nghệ chế tạo

CHƯƠ
NG VII.
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THỬ
VII.1. Cơ sở khoa học lựa chọn cụm phụ kiện để chế tạo thử
VII.1.1. Điều kiện lựa chọn phụ kiện chế tạo thử
48
48
48

48
49
49
50

50
51

52

53
55

56


56

56
56

66
67

70

70
70
70
71
71
72
80

85

85
85
85
85

87
87
87
88


8
VII.1.2.Chế tạo thử 02 cụm phụ kiện
VII.2. Thử nghiệm sản phẩm chế tạo thử
VII.2.1. Qui trình thử đệm nước trên boong
VII.2.2. Qui trình thử van thở tốc độ cao

CHƯƠNG VIII.
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHẾ TẠO THỬ SẢN PHẨM
VIII. 1. Giới thiệu chung
VIII.2. Đánh giá chất lượng sản phẩm so với yêu cầu
đặt ra và so sánh các
sản phẩm tương đương của nước ngoài
VIII.2.1. Đánh giá chất lượng sản phẩm so với yêu cầu đặt ra
VIII.2.2. So sánh với các sản phẩm tương đương của nước ngoài
VIII.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế
VIII.3.1. Cơ sở đánh giá
VIII.3.2. Chi phí chế tạo thử
VIII.3.3. Giá thành nhập ngoại
VIII.3.4. Nhận xét
VIII.3.5. Đánh giá các yếu tố tác động đến thị trường và nền kinh tế
VIII.4. Đánh giá mức độ ổn định của sản phẩm đối với thị trường đóng tầu
VIII.5. Kiến nghị qui mô và hướng đầu tư
VIII.5.1. Qui mô đầu tư
VIII.5.2. Hướng đầu tư

CHƯƠNG IX.
KẾT LUẬN.VÀKIẾN NGHỊ
XI.1. Kế
t luận
IX.2. Kiến nghị


LỜI CẢM ƠN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

88
89
90
105

117
117
117

119
119
123
127
127
127
129
130
130
130
135
135
135


143

143
144

145
146
147













9

PHẦN MỞ ĐẦU
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Tên đề tài:
“Nghiên cứu thiết kế, chế thử các chi tiết, phụ kiện cho tầu chở dầu thô 100.000T
theo tiêu chuẩn quốc tế”.
Mã số: 05ĐT-DAKHCN
Thời gian thực hiện: : 24 tháng
Cấp quản lý: Nhà nước
Thuộc Dự án KH&CN: “Phát triển khoa học công nghệ phục vụ đóng tầu chở dầu thô

100.000T”
Lĩnh vực khoa học: Kỹ thuật

Ch
ủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: Đào Tường Châu
Điện thoại:
Cơ quan: 04.9424376 Nhà riêng: 04.5580001 Mobile: 0913.095340
Fax: 04.9424672 E-mail:
Tên cơ quan đang công tác: Viện Khoa Học Công Nghệ Tàu Thuỷ
Địa chỉ cơ quan: 80b Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: Số 88 ngõ 129- Nguyễn Trãi –Thanh Xuân – Hà Nội
Tên cơ quan chủ trì đề tài:
Viện Khoa Học Công Nghệ Tàu Thuỷ.
Điện thoại: 04.9424376 Fax: 04.9424672
E-mail: :
Địa chỉ: 80b Trần Hưng Đạo – Hà N
ội
Tên cơ quan chủ quản đề tài:
Tập đoàn Công nghiệp Tầu Thuỷ Việt Nam






10

Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi
(triệu đồng)

Trong đó
Nguồn kinh phí
Tổng
số
Công
lao động
(khoa học,
phổ
thông)
Nguyên,
vật liệu,
năng
lượng
Thiết bị,
máy
móc
Xây
dựng,
sửa
chữa
nhỏ
Chi
khác
2 3 4 5 6 7 8
Tổng kinh phí
1.271 574 440 94 163
Trong đó:
Ngân sách SNKH:
- Năm thứ nhất:
- Năm thứ hai:

- Năm thứ ba:
1.271 574
487
87
440
201,25
238,75
94
25
69
163,0
23,8
139,2


11
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ MỤC ĐÍCH
- Đề tài tập chung vào nghiên cứu đặc tính kĩ thuật, kết cấu và phạm vi ứng dụng
của các cum phụ kiện cơ khí của tầu dầu, lấy tầu dầu 100.000T làm đối tượng tiếp cận
chính, đồng thời mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các tầu dầu và cả các tầu cỡ lớn khác.
- Các cụm phụ kiện cơ khí được l
ựa chọn để nghiên cứu là các thiết bị điển hình
đặc trưng nhất của tầu dầu hoặc rất phổ biến trên tầu dầu và các tầu cỡ lớn khác. Các cụm
phụ kiện được lựa chọn phải có khả năng sản xuất theo qui mô công nghiệp ở Việt nam,
phù hợp với điều kiện công nghệ hiện có mà không cần phải đầu tư quá nhiều về
cơ sở
vật chất kĩ thuât.
- Đề tài cũng tập trung phân tích, đánh giá tình trạng công nghệ của các đơn vị chế
tạo cơ khí trong và ngoài Vinashin nhằm đưa ra bức tranh tổng thể về khả năng chế tạo
các cụm chi tiết phụ kiện cơ khí tầu thủy ở Việt nam.

- Trên cơ sở phân tích kết cấu và yêu cầu kĩ thuật, căn cứ vào các cụm ph
ụ kiện
tương đương của nước ngoài và các tiêu chuẩn quốc tế để lập các bộ hồ sơ thiết kế kỹ
thuật đầy đủ và qui trình công nghệ điển hình để có thể chế tạo tại Việt nam.
- Lựa chọn chế tạo thử một số cụm chi tiết điển hình nhằm từng bước làm chủ công
nghệ và tăng tỷ lệ
nội địa hoá, rút ngắn thời gian đóng tầu.
- Các bước công nghệ chế tạo và thử nghiệm tuân thủ chặt chẽ qui trình kiểm tra
của các tổ chức Đăng kiểm nói chung và phải được Đăng kiểm Việt nam giám sát trong
toàn bộ quá trình từ kiểm tra vật liệu đến thử hoạt động trên xưởng.
- Căn cứ vào kết quả chế tạo thử, kết hợp với phân tích
đánh giá tình trạng công
nghệ của các cơ sở sản xuất để đánh giá hiệu quả và đề xuất các biện pháp đầu tư dây
chuyền sản xuất tiến tới sản xuất lớn theo qui mô công nghiệp.










12
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC VÀ TRONG
NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI.

I.1. Ngoài nước

Ở các quốc gia có ngành công nghiệp đóng tầu phát triển, các cụm chi tiết và phụ
kiện cho tầu thuỷ nói chung và tầu dầu nói riêng đã được hệ thống hoá theo các tiêu
chuẩn của công ty. Các công ty sản xuất các thiết bị đó thường cụ thể hoá tiêu chuẩn
thành hồ sơ thiết kế và sản phẩm thương mại thoả mãn các yêu cầu của các tổ chức phân
cấp tàu, các công ước quốc tế
và tiêu chuẩn kỹ thuật. Dây chuyền sản xuất của họ thường
rất hoàn chỉnh theo từng nhóm sản phẩm. Chính vì thế, các công ty đóng tầu trên thế giới
mới có khả năng làm chủ được quá trình cung ứng thiết bị, giảm giá thành khi đóng tầu
và xuất khẩu sang các quốc gia khác.
Các chi tiết và phụ kiện trên tầu thuỷ thường là các cụm chi tiết cơ khí. Việc thiết kế
các sản phẩm như
vậy ở các nước công nghiệp phát triển được triển khai rất ổn định và
bài bản nhờ các phần mềm thiết kế chuyên dụng CAD tích hợp được nhiều chức năng của
CAM và tạo ra các khả năng mới như: khả năng mô hình hoá; khả năng tạo bản vẽ từ mô
hình; khả năng tính toán và phân tích; khả năng trao đổi dữ liệu với các phần mềm CAM.
Các cụm chi tiết và ph
ụ kiện cơ khí trên tầu thường được phân loại theo nhóm chính
là thiết bị boong và phụ tùng đường ống. Các nhóm chính bao gồm nhiều nhóm chi tiết
theo chức năng, công dụng phục vụ trên tầu. Công nghệ chế tạo mỗi nhóm có những đặc
điểm riêng nhằm đạt được chức năng phục vụ của chúng. Vì thế, mỗi hãng chế tạo trên
thế giới thường lựa chọn một số nhóm chi tiết ph
ụ kiện cụ thể để thiết kế chế tạo hình
thành các sản phẩm thương mại. Các mẫu thiết kế của họ phải đạt được các yêu cầu:
9 Qui định của các tổ chức phân cấp tầu và tổ chức Hàng hải quốc tế.
9 Qui trình công nghệ chế tạo giống nhau trong cùng nhóm chi tiết để giảm giá
thành khuôn mẫu. Sử dụng được các phần mềm chuyên dụ
ng, tiết kiệm
nguyên vật liệu.
9 Tiết kiệm đầu tư do sử dụng được cùng loại thiết bị thử nghiệm. Đây thường
là yêu cầu rất quan trọng đối với các cụm chi tiết, phụ kiện tầu thuỷ.

I.2. Trong nước:
Ngành công nghiệp đóng tầu của Việt Nam đã được đầu tư đáng kể trong khoảng10

13
năm qua để có thể đóng được các con tầu có trọng tải lớn, hiện đại đáp ứng được đầy đủ
những yêu cầu khắt khe của các tổ chức phân cấp quốc tế.
Tuy nhiên, những thành tựu đó chỉ đạt được ở khâu chế tạo và lắp ráp thân tàu. Hầu
hết các thiết bị, các cụm chi tiết và phụ kiện chúng ta vẫn phải nhập ngoại. Do vậy, th
ời
gian giao tầu dài và giá thành xuất xưởng thường khá cao làm giảm khả năng cạnh tranh.
Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về các thiết bị nói trên vẫn chưa hình thành. Tổng
Công Ty Công nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam mới chỉ đưa ra để áp dụng thử các tiêu chuẩn
ngành cho một số cụm chi tiết và phụ kiện tầu thủy dựa trên cơ sở tiêu chuẩn công nghệ
Nhật Bản (JIS). Tuy nhiên, từ tiêu chuẩn đến sản ph
ẩm vẫn còn một khoảng cách lớn - đó
là thiết kế kĩ thuật và thiết kế công nghệ, là điều kiện để đảm bảo cho các sản phẩm (chi
tiết và phụ kiện) đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn, phù hợp với công nghệ đóng tầu
hiện đại dưới góc độ chế tạo và lắp ráp chính xác.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa hình thành các cơ sở chuyên sản xuấ
t các cụm chi tiết,
phụ kiện tầu thuỷ. Một số đơn vị đóng tầu cũng đã tự chế tạo một vài cụm chi tiết để
phục vụ cho công việc đóng tầu của chính đơn vị, nhưng mới chỉ là các chi tiết không
phức tạp về yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu thử nghiệm như một vài chi tiết chằng buộc, một
s
ố loại cửa thông thường. Công nghệ chế tạo mang nặng tính đơn chiếc, tiêu hao nhiều
vật tư nguyên liệu và năng suất thấp. Những hạn chế trên xuất phát từ vấn đề chúng ta
chưa có được các mẫu thiết kế phù hợp, qui trình công nghệ chế tạo dựa trên cơ sở lạc
hậu, thiết bị thử nghiệm chưa đồng bộ và không đạt các yêu cầu khắt khe của các t
ổ chức
phân cấp tầu quốc tế. Do vậy, để phục vụ cho tiến độ giao tầu và chất lượng về kỹ thuật,

an toàn của con tầu, các công ty đóng tầu Việt Nam phải nhập khẩu hầu như toàn bộ các
cụm chi tiết và phụ kiện.
I.3. Những vấn đề KH&CN còn tồn tại, hạn chế của sản phẩm, công nghệ
nghiên cứu trong nước và các yếu tố, các n
ội dung cần đặt ra nghiên cứu, giải quyết.
Do công nghệ đóng tầu trên thế giới đã thay đổi cơ bản trong vòng 30 năm trở lại
đây. Ở Việt Nam đang xúc tiến rất mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ đóng tàu theo
môđul. Việc cung cấp các bản vẽ thiết kế chính xác làm tiền đề cho các phần mềm thiết
kế phục vụ công nghiệp đóng tầu theo mô
đul là rất quan trọng. Việc chế tạo các cụm chi
tiết và phụ kiện cho tầu thuỷ cũng phải được thực hiện bởi dây chuyền công nghệ của các
đơn vị chuyên nghiệp, mà không thực hiện ở các nhà máy đóng tàu - thường chỉ thực
hiện các công việc lắp ghép chi tiết vào môđul và lắp ghép môđul hoàn chỉnh. Chính vì

14
thế, các qui trình thiết kế và chế tạo mới có khả năng đáp ứng tốt hơn công nghệ đóng tầu
hiện đại là vấn đề gấp rút cần nghiên cứu áp dụng.
Một vấn đề khác cũng thúc đẩy qúa trình nghiên cứu là do việc xuất hiện một loạt
các yêu cầu mới của tổ chức Hàng Hải quốc tế và các tổ chức phân cấp tầu, dẫn đến ph
ải
có một số thiết bị được thiết kế mới và sửa đổi các thiết bị cũ. Các thiết kế và qui trình
chế tạo mới ngoài việc thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật và an toàn, cũng phải đáp ứng được
các yêu cầu về tiết kiệm vật liệu, tiêu chuẩn hoá cao trong lắp lẫn.
Trên cơ sở nghiên cứu tính năng, công dụng của các chi tiết, phụ kiện được lắ
p cho
tầu chở dầu thô 100.000T (sản phẩm điển hình của công nghiệp đóng tầu), để nghiên cứu
thiết kế kỹ thuật và thiết kế công nghệ, tiến tới tự sản xuất các chi tiết phụ kiện. Bằng
cách này, chúng ta có thể làm chủ được việc cung ứng phần chi tiết và phụ kiện quan
trọng này cho tầu dầu 100.000T nói riêng và cho các tầu khác nói chung.
Trong số các cụm chi tiết và phụ kiện củ

a tầu dầu 100.000T, thiết bị đệm nước trên
boong và van thở tốc độ cao là các phụ kiện điển hình quan trọng và đặc trưng không chỉ
cho tầu dầu 100.000T mà cả tầu chở dầu thô cỡ lớn khác. Thiết kế các phụ kiện này phải
đáp ứng được yêu cầu cụ thể của tầu 100.000T. Qui trình chế tạo và thử nghiệm phải thoả
mãn các yêu cầu khắt khe của tổ chứ
c phân cấp tầu và công ước quốc tế về an toàn. Đề
tài sẽ tập trung nghiên cứu để chế tạo thử 02 cụm chi tiết, phụ kiện nói trên sau khi đã
thiết kế và lập qui trình chế tạo cụ thể.
I.4. Cách tiếp cận
Căn cứ vào thiết kế cơ bản của tầu chở dầu thô 100.000T:
9 Các hệ thống và thông số có liên quan đến các cụm chi tiết và phụ kiện.
9
Danh mục các nhà cung cấp dự dịnh cho tầu chở dầu thô 100.000T.
9 Qui trình khai thác tầu chở dầu thô 100.000T
9 Năng lực thực tế ngành công nghiệp chế tạo cơ khí của Việt Nam để kết quả nghiên
cứu có tính khả thi.
9 Các cụm chi tiết điển hình, có lựa chọn

I.5. Nội dung nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm
I.5.1. Tổng quan về các cụm chi tiết và phụ
kiện của tầu dầu 100.000T.
• Thiết bị boong.
+ Tổng quan về thiết bị boong.

15
+ Các thiết bị boong của tầu dầu 100.000T.
+ Các thiết bị boong đặc trưng của tầu dầu 100.000T
• Phụ tùng đường ống.
+ Tổng quan về phụ tùng đường ống.
+ Phụ tùng đường ống của tầu dầu 100.000T.

+ Các phụ tùng của các hệ thống đặc biệt của tầu dầu 100.000T.
• Một số công ty trên thế giới chuyên sản xuất các cụm chi tiết và phụ kiệ
n cho
tầu dầu.
I.5.2. Phân tích kết cấu, yêu cầu kỹ thuật và công nghệ.
• Thiết bị boong.
+ Hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam liên quan đến thiết bị boong.
+ Các công ước quốc tế liên quan đến thiết bị boong.
+ Phân nhóm các thiết bị boong theo chức năng, công dụng và kết cấu.
+ Phân tích kết cấu, yêu cầu kỹ thuật và công nghệ của các thiết bị boong.
• Phụ tùng đường ống.
+ Hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam liên quan đến phụ tùng đường ống.
+ Các công ước quốc tế liên quan đến phụ tùng đường ống.
+ Phân nhóm các phụ tùng đường ống theo chức năng, công dụng và kết cấu.
+ Phân tích kết cấu, yêu cầu kỹ thuật và công nghệ của các phụ tùng đường ống.
• Phân tích một số phần mềm thiết kế cơ khí thường sử dụng để thiết k
ế các chi tiết
phụ kiện tầu thuỷ
• Lựa chọn phần mềm để ứng dụng thiết kế.
I.5.3. Khảo sát đánh giá năng lực công nghệ của các cơ sở chế tạo.
Năng lực chế tạo các cụm chi tiết và phụ kiện tầu thuỷ ở các nhà máy cơ khí của Việt
Nam.
• Lựa chọn cơ sở chế tạo chính để
chế tạo thử một số cụm chi tiết và phụ kiện.

I.5.4. Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho các cụm chi tiết, phụ kiện theo nhóm.
• Thiết bị boong:
- Thiết bị chằng buộc.
- Các loại cửa chống cháy.
- Các loại cửa thời tiết.


16
- Thiết bị kéo sự cố.
• Phụ tùng đường ống:
- Các loại đầu thông hơi.
- Các loại đầu đo.
- Các loại nấm thông gió.
- Các thiết bị chặn lửa.
- Các thiết bị báo mức.
- Thiết bị đệm nước trên boong.
- Các loại van thở.
I.5.5. Lập các qui trình công nghệ theo nhóm chi tiết và phụ kịên.
• Thiết bị boong:
- Thiết bị chằng buộc.
- Các loại cửa chố
ng cháy.
- Các loại cửa thời tiết.
- Thiết bị kéo sự cố.
• Phụ tùng đường ống:
- Các loại đầu thông hơi.
- Các loại đầu đo.
- Các loại nấm thông gió.
- Các thiết bị chặn lửa.
- Các thiết bị báo mức.
- Thiết bị đệm nước trên boong.
- Các loại van thở.
I.5.6. Nghiên cứu chế tạo thử.
• Cơ sở khoa học lựa chọn cụm ph
ụ kiện để chế tạo thử
9 Điều kiện để lựa chọn:

- Là các chi tiết và phụ kiện đặc trưng của tàu dầu 100.000T.
- Giá thành nhập khẩu cao.
- Căn cứ vào mẫu tương đương của một số hãng nước ngoài.
- Yêu cầu thử nghiệm khắt khe.
- Phù hợp với điều kiện công nghệ Việt Nam .

17
9 Chế tạo thử 02 cụm phụ kiện :
- Thiết bị đệm nước trên boong.
- Van thở tốc độ cao.
• Thử nghiệm sản phẩm chế tạo thử :
Đạt được các chỉ tiêu thử nghiệm an toàn trên xưởng của tổ chức Hàng Hải quốc tế
và tổ chức phân cấp tầu dưới sự giám sát của Đăng Kiểm Việt Nam.
∗. Các nội dung thử nghi
ệm trên xưởng:
a. Thiết bị đệm nước trên boong:
- Thử độ kín bằng nước.
- Thử chức năng hoạt động bằng không khí cho các chỉ tiêu:
+ Áp suất đi qua.
+ Áp suất ngược.
+ Lưu lượng.
b. Van thở tốc độ cao:
- Thử chức năng hoạt động bằng không khí cho các chỉ tiêu.
+ Áp suất mở van.
+ Độ chân không.
+ Tốc độ khí qua van.
I.5.7. Báo cáo phân tích hiệu quả chế thử sản phẩm và kiế
n nghị.
Nội dung:
- Đánh giá chất lượng sản phẩm so với yêu cầu đặt ra, và so sánh với các sản phẩm

tương đương của nước ngoài.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Đánh giá mức độ ổn định của sản phẩm đối với thị trường đóng tầu.
- Đưa ra các kiến nghị về qui mô và hướng đầu tư sản xuất.
I.6. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu th
ập, đối chiếu và phân tích các tài liệu, tiêu chuẩn quốc tế và trong nước về
các chi tiết và phụ kiện cho tầu dầu 100.000T.
- Phân tích các kết cấu điển hình và các yêu cầu kỹ thuật để lựa chọn thiết kế và chế
tạo.

18
- Phân tích khả năng công nghệ trong nước đã có và cần có để có thể sản xuất được
các sản phẩm đang đề cập, với tiêu chí đi ngay vào tiên tiến, hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn
quốc tế.
- Qui trình công nghệ điển hình, tỉ mỉ, theo nhóm và phân nhóm.
- Chế thử một số cụm chi tiết và phụ kiện điển hình cho tầu dầu 100.000T.
I.7. Kỹ thuật sử dụng:
-
Sử dụng phần mềm thích hợp để thiết kế bằng đồ hoạ 2D và 3D. Trên cơ sở đó
lập các qui trình công nghệ thích hợp
I.8. Kết quả của đề tài
Yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm tạo ra
(dạng kết quả I)

Mức chất lượng
Mẫu tương tự
(theo các tiêu chuẩn
mới nhất)


Tên sản phẩm cụ thể và
chỉ tiêu chất lượng chủ
yếu của sản phẩm
Đơn
vị đo
Cần
đạt
Trong
nước
Thế giới
Dự kiến
số lượng,
quy mô
sản phẩm
tạo ra
1 2 3 4 5 6 7
Thiết bị đệm nước trên
boong: Dự kiến
Bộ Được
cấp
chứng
chỉ của
ĐKVN
Chưa

Hãng
AALBORG
A/S- Đan
Mạch
+ Áp suất đi qua MPa ≤0,015 0,015

+ Áp suất ngược MPa ≥0,025 0,025
1
+ Lưu lượng m
3
/h ≥9400 10000
1 bộ
Van thở tốc độ cao: Dự
kiến
bộ


+ Áp suất mở van MPa 0,021 0,021
+ Độ chân không MPa 0,004 0,004
2
+ Tốc độ khí qua van: m/s ≥30 ≥30
1 bộ

19
Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm dự kiến tạo ra (dạng kết quả II, III)
Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học dự kiến đạt được Ghi chú

1 2 3 4
BỘ BẢN VẼ THIẾT KẾ KỸ THUẬT
1 Thiết bị chằng buộc Được Đăng Kiểm Việt Nam cấp giấy
chứng nhận duyệt thiết kế

2 Các loại cửa chống cháy nt
3 Các loại cửa thời tiết nt

4 Thiết bị kéo sự cố nt

5 Các loại đầu thông hơi nt
6 Các loại đầu đo nt

7 Các loại nấm thông gió nt
8 Các thiết bị chặn lửa. nt

9 Các thiết bị báo mức. nt
10
Thiết bị đệm nước trên
boong
nt
11 Các loại van thở nt


QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ - CHẾ TẠO
1 Thiết bị chằng buộc
Phù hợp với khả năng công nghệ trong
nước

2 Các loại cửa chống cháy nt
3 Các loại cửa thời tiết nt

4 Thiết bị kéo sự cố nt
5 Các loại đầu thông hơi nt
6 Các loại đầu đo nt

7 Các loại nấm thông gió nt
8 Các thiết bị chặn lửa. nt

9 Các thiết bị báo mức. nt

10
Thiết bị đệm nước trên
boong
nt
11 Các loại van thở nt



20

BÁO CÁO PHÂN TÍCH
1 Báo cáo phân tích hiệu
quả chế thử sản phẩmvà
kiến nghị
- Đánh giá tỷ mỉ: Chất lượng; hiệu quả
kinh tế, mức độ ổn định.
- Kiến nghị: Qui mô và hướng đầu tư

2 Báo cáo khoa học của đề
tài
Đầy đủ các mục nội dung nghiên cứu


Công bố kết quả tạo ra (dạng kết quả IV)
Tên sản phẩm Tạp chí, Nhà xuất bản Ghi chú

1 2 3 4
1 Bài báo: “Một số vấn đề
cơ bản khi thiết kế van
thở tốc độ cao”

Tạp chí công nghiệp Tầu thuỷ Việt
Nam
Số 52
Tháng 7/2008

2 Bài báo: “Tính toán van
thở tốc độ cao”
Tạp chí công nghiệp Tầu thuỷ Việt
Nam
Số 54
Tháng 9/2008


















21

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ CÁC CỤM CHI TIẾT VÀ
PHỤ KIỆN CỦA TẦU DẦU 100.000T
.
Các cụm chi tiết phụ kiện trên tầu thủy bao gồm hai phần chính
9 Thiết bị boong
9 Phụ tùng đường ống.
II.1. Tổng quan về thiết bị boong
Khái niệm về thiết bị boong dó thể khác nhau đôi chút tuỳ theo quan điểm của mỗi
quốc gia, mỗi chủ tầu và cơ quan thiết kế, cơ sở đóng tầu. Tuy nhiên định nghĩa chung
nhất về thiết bị boong có thể hiểu là các cụm chi tiết phụ kiện:
- Lắp đặt trên các boong kể cả boong kín, boong hở.
- Lắp đặt trong các khu vực thượng tầng.
- Các thiết bị phục vụ
cho quá trình hoạt động , sinh hoạt của con người, các quá
trình thao tác làm hàng, điều động tầu.
- Không phải là các thiết bị thuộc hệ thống động lực và hệ thống tầu bè.
Hai (02) trong số các chức năng công dụng của thiết bị boong chiếm tỷ lệ khá lớn về
số lượng trên các tầu dầu và tầu thông thường là:
- Các thiết bị chằng buộc.
- Các loại cửa chống cháy và cưả kín nước, kín khí.
Hai loại thiết bị này cũng phải được tuân thủ rất nhiều các qui định từ các tiêu chuẩn
quốc gia và quốc tế cũng như các công ước quốc tế và qui định của một số tổ chức, các
công ty đa quốc gia, chính quyền hành chính và quốc gia mà con tầu mang cờ.
Sau đây trình bày một số đặc diểm chính của các loại thiết bị nói trên.
II.1.1. Các cơ cấu chằng buộc.
a. Các đặc tính chung của các cơ cấu chằng buộc
Các cơ cấu chằng buộc được dùng để giữ tầu ở các trang bị cầu cảng nổi hay bờ.
Ngoài ra các cơ cấu chằng buộc cho phép dịch chuyển tầu dọc theo cầu cảng ở khoảng
cách hạn chế.

* Thành phần của các cơ cấu chằng buộc gồm:
- Dây cáp buộc - nhờ chúng mà tầu được kẹp vào cầu cả
ng hay một tầu khác;
- Cột cáp - cột bít hình trụ, dùng để kẹp dây cáp và bộ truyền động căng cáp lên các
phần tử của vỏ tầu;

22
- Các con lăn, lỗ dẫn cáp- các cơ cấu cho phép thay đổi hướng cáp, cũng như ngăn
ngừa các cáp và các kết cấu vỏ khỏi bị hỏng.
- Các bộ chặn các cáp chằng buộc - thiết bị để chuyển các cáp đang mang tải từ các
tang cáp của các máy móc chằng buộc lên các cột bích;
- Thiết bị căng cáp - thiết bị đảm bảo giữ và kéo căng cáp chằng buộc chưa chịu tải.
- Giá quấn dây - các b
ề mặt dạng lưới bằng gỗ dùng để giữ các cáp dây thực vật hay
tổng hợp trên các cuộn dây.
- Quả đệm - các bộ giảm chấn bảo vệ vỏ tầu khỏi bị hỏng khi tiến hành các thao tác
chằng buộc.
b. Các phần tử kết cấu của các cơ cấu chằng buộc.
(1). Cáp chằng buộc.
Theo các tính chất của mình, các cáp chằng buộc phải bền, có khả nă
ng giữ các tải
trọng động nhiều lần, nhẹ, dễ uốn, chịu được tác dụng của nước biển, các sản phẩm dầu,
mặt trời và cả vi khuẩn. Cáp chằng buộc được sử dụng là cáp thép, thực vật và tổng hợp.
Các cáp chằng buộc bằng thép bền hơn cả, cho phép ở các tải trọng bằng nhau sử
dụng mối liên kết có kíck thước nhỏ hơn so v
ới các loại cáp tổng hợp và thực vật . Tuy
nhiên, các cáp thép khó đạt được tải trọng đồng đều khi sử dụng nhiều cáp cùng lúc, kém
chịu các tải động, bị gỉ mòn, và còn vì nhược điểm là khi đứt các sợi cáp có thể dẫn tới
thương tật cho tay người.
Vật liệu chính để chế tạo cáp - thép ni ken với độ bền kéo khi đứt không ít hơn

1180 MPa và không lớn hơn 1760 MPa. Khi đó sợi phải được bện theo múi tiêu chu
ẩn.
(2). Cột cáp. Hay còn gọi là cột bit. Các kiểu chính của cột cáp là loại cố định.
Trong thời gian gần đây xuất hiện các cột cáp với cột bích xoay, các cột cáp nhô thụt, các
cột cáp để xả nhanh các cáp.
- Các cột cáp kép thẳng:
Có kiểu đúc và hàn, được sử dụng trên tất cả các kiểu tầu biển. Việc lắp đặt ở các
phía bên ngoài cho phép kẹp hai cáp cho một cột cáp. Các cột cáp hàn cắt lõm thẳng
được sử
dụng trên các tầu lớn, nơi mà các cột cáp chịu các tải trọng lớn. Người ta kẹp
chúng vào kết cấu boong, còn sàn boong ở vùng này được làm dày hơn. Tuy nhiên trên
các tầu dầu do có mối nguy hiểm vi phạm tính kín của các boong việc đặt các cột cáp hàn
cắt lõm thẳng bị cấm. Trong trường hợp này người ta sử dụng các cột cáp kép thẳng kiểu
hàn. Các cột cáp kép kiểu chữ thập, được sử dụng trên các tầu mạn thấp để k
ẹp các cáp

23
chằng buộc, đi tới các cầu cảng cao hay các tầu mạn cao dưới góc lớn so với mặt phẳng
nằm ngang, có thể là kiểu đúc hay hàn.
- Các cột bích nhô thụt:
Được sử dụng trong trường hợp khi tầu chạy, mặt boong vẫn cần có không gian tự
do. Cột bích có thể dịch chuyển dọc theo trục thẳng đứng theo dẫn hướng nhờ cán mà nó
tạo nên cặp vít với đai ốc dẫn.
(3). Các tấm dẫn cáp động
Có các dạng tấm dẫn cáp động sau đây: nghiêng và thẳng, hở và kín. Các cụm dẫn
cáp động (nghiêng và thẳng) thường được sử dụng chỉ trên các tầu không lớn ở đường
kính nhỏ của cáp chằng buộc. Các cum thiết bị loại này kiểu hở được sử dụng trên các tầu
không lớn ở các đầu cuối mũi và đuôi, các tấm kiểu 3 trụ - trên các tầu lớn để nh
ận đồng
thời hai cáp.

Phổ biến hơn cả là các cụm thiết bị kiểu kín. Chúng được tính toán để sử dụng các
cáp thép đường kính đến 65 mm, cũng như các cáp thực vật và tổng hợp. kiểu dẫn kín
cho phép nhận cáp chằng buộc từ hướng bất kỳ. Các cụm thiết bị dẫn cáp thường được
lắp đặt trên mạn giả (ở phần dưới của mạn giả) hay trên boong. Thay cho các c
ụm thiết bị
dẫn cáp kiểu hở với ba trụ trên các tầu lớn là các thiết bị dẫn cáp đơn giản hơn có cấu tạo
từ ba trụ đứng riêng biệt, được lắp đặt trên các bệ ở các lỗ khoét của mạn giả.
(4). Lỗ dẫn cáp chằng buộc.
Lỗ dẫn cáp đơn giản nhất là các lỗ dẫn cáp hông và mạn cố định, mà chúng được
tính để sử d
ụng cho các cáp thép đường kính đến 65 mm, cũng như các cáp thực vật và
cáp tổng hợp.
Các lỗ dẫn cáp mạn có thể là tròn hay ô-van, kết cấu đúc hay hàn. Việc kẹp chúng
vào mạn giả được tiến hành bằng các bu lông hay hàn. Bề mặt đường cong bên trong của
lỗ dẫn cáp phải có bán kính đường cong không ít hơn sáu lần đường kính của cáp thép
hay hai÷bốn lần đường kính của các cáp thực vật và tổng hợp. Các lỗ dẫn cáp chằng buộc
boong được lắp đặt ở các vùng không có mạn giả. Dạng khác của lỗ dẫn cáp chằng buộc
là các lỗ dẫn cáp panama, mà các kích thước của chúng
phải thoả mãn qui định của kênh
Panama.
Các đặc tính chính của các lỗ dẫn cáp chằng buộc cố định là sự mài mòn đáng kể
của các cáp chằng buộc. Các lỗ dẫn cáp cố định hoàn toàn không có lợi cho công việc với

24
các tời chằng buộc tự động. Để giảm mài mòn khi kéo và xả cáp chằng buộc người ta
cũng thường hay sử dụng các lỗ dẫn cáp với các phần tử quay khác nhau.
Đối với các lỗ dẫn cáp sử dụng cho công việc với tời chằng buộc tự động có các
yêu cầu rất khắt khe. Như là, lỗ dẫn cáp thực tế không được hạn chế hướng của cáp ngoài
mạn tầ
u, còn sự mài mòn cáp trong lỗ dẫn cáp phải là tối thiểu. Phải đảm bảo dẫn cáp

thuận lợi và nhanh qua lỗ dẫn cáp, còn khối lượng và kích thước của nó phải là nhỏ nhất.
(5). Các bộ chặn các cáp.
Để dịch chuyển các cáp chằng buộc có tải từ các tang cáp của các máy móc chằng
buộc trên các cột cáp người ta sử dụng các bộ chặn cáp di động và tĩnh tại. Các bộ chặn
cáp thường là kiểu xích hay nêm.
* Bộ ch
ặn cáp kiểu xích.
Là một phần ngắn của xích, từ một đầu tới nó được kẹp cáp có chiều dài 3 m, còn từ
đầu kia - một cụm to hơn với kẹp, mà nhờ nó, bộ chặn được nối với cơ cấu của boong
bên ngoài cột cáp. Vùng kéo căng của cáp giữa lỗ dẫn cáp (cụm dẫn cáp) và các máy
móc chằng buộc được quấn quanh bằng một vài rãnh xoắn của phần xích của bộ chặn,
sau đó được kéo ghì bằng cáp. Cáp chằng buộc sau khi được tháo khỏi tang của máy
móc, được giữ bằng bộ chặn dưới tác dụng của các lực ma sát đến khi kẹp nó trên cột
cáp. Các bộ chặn xích hoàn toàn không thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật an toàn, đặc biệt
khi làm việc với các cáp tổng hợp.
* Các bộ chặn nêm.
Giữ cáp bằng việc ép các ống lót nêm, tin cậy hơn kiểu xích. Các ống lót cho các
cáp thép khác biệt so với các ống lót cho các cáp thực vậ
t và tổng hợp ở chỗ chúng có các
rãnh tương ứng với bề mặt bên ngoài của cáp. Bộ chặn được cố định vào cơ cấu boong
nhờ cáp xích.
Các bộ chặn được dùng cho các cáp thép với đường kính đến 30 mm và cho các
cáp thực vật và tổng hợp với chiều dài đến 200 mm. Đối với các cáp có đường kính lớn
hơn thay thế cho các bộ chặn di động phải sử dụng các bộ tĩnh tại. Tải phá huỷ
của các bộ
chặn phải không ít hơn 1,5 sức kéo đứt của cáp mà nó được qui định cho cáp.
c. Cơ cấu chằng buộc của tầu dầu và tầu dầu 100.000T.
Cơ cấu chằng buộc của các tầu dầu có nhiều đặc tính, giống như trên các tầu hàng.
Tuy nhiên trên các tầu dầu phải hạn chế tối đa việc sử dụng các cáp chằng buộc bằng
thép: trên các tầu vận chuyển các sả

n phẩm dầu cấp một, chúng có thể sử dụng chỉ trên

25
lái và mũi; ở phần giữa của các tầu này phải sử dụng các cáp thực vật và sợi tổng hợp. Ở
mức độ cao hơn so với tầu hàng, trên các tầu dầu phải tính đến sự thay đổi mớn nước
trong quá trình nạp hàng và xả hàng, mà thời gian của nó trên các tầu hiện đại
khoảng10h.
Các sơ đồ chằng buộc mới hơn cả là cơ cấu chằng buộc củ
a tầu dầu cỡ 100.000
DWT, được dùng để vận chuyển dầu giữa các cảng có các khả năng tiếp nhận dầu trên
biển giữa tầu với tầu và giữa tầu với trạm tiếp dầu bờ hoặc kho dầu nổi.
II.1.2. Các loại cửa.
Phụ thuộc vào vị trí lắp đặt và công dụng người ta chia các loại cửa thành các nhóm
khác nhau. Sau đây chúng ta xem xét một số loại nhóm cửa chính được sử
dụng nhiều
trên tầu:
- Cửa chống cháy.
- Cửa kín nước.
- Cửa không kín nước.
Trong mỗi nhóm được phân chia riêng theo từng loại cửa khác nhau về kiểu và kích
thước.
Để thuận tiện lắp ráp tất cả các cửa trên tàu có khung lắp ráp chuyên dụng, cho phép
lắp ráp và thử chúng trực tiếp trên xưởng, và trên tàu chỉ còn mỗi việc lắp đặt có khi chỉ
cần chỉnh lựa chút ít. Kết cấu như v
ậy của các cửa cho phép chế tạo chúng ở các xí
nghiệp chuyên môn hoá.
Các cửa được làm bằng thép cũng như bằng hợp kim nhôm-ma nhê. Gần đây người
ta bắt đầu đưa vào các cửa làm bằng nhựa, đặc biệt thay thế cho các cửa gỗ mà việc sử
dụng chúng làm xuất hiện theo các vấn đề chống cháy. Các cửa nhựa được chế tạo từ
nhựa thuỷ tinh (polyete và vải thuỷ tinh). Cánh cửa và khung của các c

ửa là các blốc đơn
bố trí các chi tiết chính trong kết cấu của các cửa.
Ngoài nhựa thuỷ tinh dùng để chế tạo các cửa buồng ở nhựa thuỷ tinh, người ta sử
dụng vật liệu mới mà nó giảm đáng kể sức lao động và đảm bảo tốt hơn các điều kiện độ
bền, độ cứng, sức chịu đựng tác dụng của hơi ẩm, không tách các hơ
i hại, không cháy và
v.v. Vật liệu như vậy là nhựa nhiệt kết cấu trong hỗn hợp với chất phụ gia - nhựa bọt tự
nở.
Trong đóng tàu người ta thường sử dụng các kiểu của sau:
- Các cửa kín nước khí với các khoá ép riêng biệt;

×