Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Pháp luật đại cương những vấn đề cơ bản về ngành luật hành chính 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
----------

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Những vấn đề cơ bản về ngành luật hành chính

GVHD: Cơ Khúc Thị Phương Nhung
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 - We Are One

Hà Nội, ngày 07, tháng 12, năm 2022

1


MỤC LỤC
Trang
Mục 1: Danh sách và đánh giá thành viên....................................................1
Mục 2: Nội dung bài học...............................................................................1
I. Khái quát chung về luật hành chính.
1. Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của ngành................2
luật hành chính.
2. Hệ thống luật hành chính....................................................................2
3. Quan hệ pháp luật hành chính.............................................................3
II. Cơ quan hành chính nhà nước.
1. Khái niệm, đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước...........................7
2. Các loại cơ quan hành chính nhà nước...............................................7
3. Địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước.........................8
III. Thủ tục hành chính và văn bản hành chính nhà nước..........................9
IV. Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức, viên chức
1. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức............................................11


2. Nội dung chủ yếu trong quy chế pháp lý hành chính của cán............12
bộ, cơng chức, viên chức.
V. Trách nghiệm hành chính.
1. Vi phạm hành chính...........................................................................13
2. Trách nghiệm hành chính...................................................................14
VI. Chế độ pháp lý về việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo.
1. Khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại...............................................15
2. Tố cáo vào giải quyết tố cáo...............................................................16
Mục 1:

DANH SÁCH VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM:

2


Mục 2: Nội dung bài học .

I. Khái quát chung về luật hành chính .
1.1 Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính .
a. Khái niệm
-Luật hành chính là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng thể các
quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.
-Quản lý nhà nước là các hoạt động chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà
nước thực hiện nhằm tổ chức thi hành pháp luật và chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
b.Đối tượng
-Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong
hoạt động quản lý nhà nước, bao gồm: Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các
cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước; Các quan hệ xã

hội phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ của các cơ quan nhà nước và các tổ
chức phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
xã hội; Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các tổ chức hoặc cá nhân được nhà
nước trao quyền thực hiện các hoạt động có tính chất quản lý nhà nước nhất định.
c.Phương pháp điều chỉnh
-Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính là cách thức quy phạm pháp luật hành
chính tác động lên các quan hệ xã hội trong hoạt động quản lý nhà nước, làm cho chúng
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt; theo đó quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia
quan hệ quản lý được thực hiện. Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của Luật Hành chính
là phương pháp mệnh lệnh.
1.2. H ệ thống lu ật hành chính
-Luật hành chính là một hệ thống thố ng nhất các quy phạm có quan hệ hữu cơ với
nhau được chia thành hai phần là phần chung và phần riêng .
-Sự phân chia này dựa trên thực tế khách quan là trong luật hành chính có những quy
định có thể áp dụ ng trong quản lí hành chính nhà nước nói chung hay trong phần lớn
các lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước. Chúng được coi là phầ n chung của luật
hành chính đồng thời nh ững quy định cịn lại được coi là phần riêng.
a. Phần chung của luật hành chính gồm các nhóm quy phạm quy định:
+Những nguyên tắc cơ bản của quản lí hành chính nhà nước.
+Địa vị pháp lí của các cơ quan hành chính nhà nước, hình thức và
phương pháp quản lí cũng như văn bản quán lí.
+Địa vị pháp lí của cán bộ, cơng chức và hoạt động cơng vụ.
+Quy chế pháp lí hành chính của các tổ chức xã hội.
+Quy chế pháp lí hành chính của cá nhân.
+Trách nhiệm hành chính, thủ tục hành chính và tài phán hành chính.
+Những biện pháp pháp lí bảo đảm pháp chế trong quán lí hành chính nhà nước.
b. Phần riêng của luật hành chính gồm các nhóm quy phạm quy định:
+Hoạt động quản lí chức nâng như tài chính, kế hoạch, đầu tư, thống k…
+Hoạt động quản lí ngành như công nghiệp, nông nghiệp .


3


1.3. Quan hệ pháp luật hành chính
Quan hệ pháp luật hành chính là gì?
-Quan hệ pháp luật hành chính có thể hiểu là quan hệ xã hội được hình thành trong q trình
quản lý hành chính của Nhà nước và được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật hành chính.
Tùy vào từng tiêu chí mà quan hệ pháp luật hành chính được phân thành nhiều loại khác nhau
như:






Căn cứ vào mối quan hệ giữa các chủ thể, các quy phạm pháp luật:
o QHPL hành chính nội bộ: Phát sinh giữa các chủ thể có quan hệ lệ thuộc về mặt
tổ chức
o QHPL hành chính liên hệ: Phát sinh giữa các chủ thể khơng có quan hệ lệ thuộc
về mặt tổ chức.
Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể:
o Quan hệ nội dung: Là loại trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
trong quan hệ đó. Các quan hệ này do quy phạm nội dung điều chỉnh
o Quan hệ thủ tục: Hình thành trong quá trình các chủ thể thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của họ trong các quan hệ nội dung.
Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh quan hệ hành chính về:
o Kinh tế,
o Văn hóa,
o Trật tự an tồn xã hội…


*Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính
Ngồi các đặc điểm chung của quan hệ pháp luật quan hệ pháp luật hành chính cũng có những
đặc điểm riêng biệt như sau:
a. Hình thành trong quá trình quản lý hành chính.
Các quan hệ pháp luật hành chính chủ yếu chỉ phát sinh trong q trình quản lý hành chính
nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, luôn gắn liền với hoạt động chỉ đạo,
điều hành của nhà nước, chúng vừa thể hiện lợi ích của các bên tham gia quan hệ vừa thể hiện
những yêu cầu và mục đích của hoạt động chấp hành – điều hành.
b. Có chủ thể đa dạng.
Trong quan hệ pháp luật hành chính, pháp luật hành chính có thể phát sinh giữa tất cả các
loại chủ thể như cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, người nước ngồi…nhưng ít nhất
một bên trong quan hệ phải là cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan nhà nước khác hoặc
tổ chức, cá nhân được trao quyền quản lý.
c. Quyền và nghĩa vụ các bên tương ứng nhau
Trong quan hệ pháp luật hành chính thì quyền của bên này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của bên
kia và ngược lại, đây chính là sự khác biệt với các quan hệ khác.
Ví dụ, trong quan hệ pháp luật dân sự các bên chủ thể sẽ vừa mang quyền đồng thời vừa mang
nghĩa vụ với nhau. Còn quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do đề nghị hợp pháp của
bất kỳ bên nào, sự thoả thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc cho sự hình thành
quan hệ.

4






Quan hệ pháp luật hành chính là mối quan hệ mang tính phục tùng, điều thể hiện sự bất
bình đẳng về ý chí giữa các bên chủ thể tham gia quan hệ.

Phần lớn những tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính sẽ được giải
quyết theo thủ tục hành chính.
Các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính mà có hành vi vi phạm u cầu của
pháp luật hành chính thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cho dù người vi
phạm có là chủ thể đặc biệt hay là chủ thể thường thì khi tham gia quan hệ này nếu vi
phạm thì đều có nguy cơ chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước.

d. Các tranh chấp trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo trình tự thủ
tục hành chính.
Các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính phần lớn được giải quyết theo
trình tự, thủ tục hành chính và chủ yếu thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước.
Các bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước
nhà nước chứ không phải chịu trách nhiệm trước bên kia của quan hệ pháp luật hành chính.
*Thành phần của quan hệ pháp luật hành chính
Chủ thể
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là những bên tham gia vào quan hệ này, có năng
lực chủ thể có quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với nhau theo quy định của pháp luật hành
chính bao gồm: Cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, cơng dân
Việt Nam, người nước ngồi và người khơng quốc tịch.
Trong đó, có một loại chủ thể luôn luôn hiện diện trong mọi quan hệ pháp luật hành chính:
Chủ thể quản lý – bên có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước.
Năng lực chủ thể trong quan hệ này là khả năng pháp lí của cơ quan tổ chức cá nhân tham
gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật đó gồm:




Năng lực pháp luật hành chính : Là khả năng của cá nhân tổ chức được hưởng các
quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý hành chính nhất định do nhà nước quy
định.

Năng lực hành vi hành chính: Là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho tổ chức, cá
nhân bằng hành vi của mình có thể thiết lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp
lí.

?Kết luận: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là 2 thuộc tính pháp lí do nhà nước thừa
nhận xuất hiện từ khi cá nhân, tổ chức được sinh ra, thành lập và mất đi khi chết, giải thể.
Khách thể
Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là lợi ích vật chất hoặc tinh thần hay hoạt động
chính trị – xã hội mà các bên tham gia quan hệ này đạt được bằng hành vi tích cực của mình.
Các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với các lợi ích khác nhau nhưng các
lợi ích đó chỉ được đảm bảo khi chúng phù hợp với các trật tự quản lý hành chính nhà nước.
Là trật tự quản lí hành chính tượng ứng với từng lĩnh vực phát sinh trong quan hệ pháp luật đó.

5


Nội dung
Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là quyền và nghĩa vụ của các
bên tham gia dựa theo quy định pháp luật hành chính.
Điểm khác trong nội dung quan hệ pháp luật hành chính là chủ thể bắt buộc trong quan hệ
pháp luật hành chính có quyền yêu cầu các chủ thể khác trong quan hệ pháp luật phải tuân theo.
Các chủ thể khác chỉ được quyền yêu cầu, kiến nghị, được thông tin, được bảo vệ,…
Với các chủ thể bắt buộc thì quyền sẽ đồng thời là nghĩa vụ pháp lý chủ thể này phải thực
hiện bởi khi thực hiện thẩm quyền các chủ thẻ này khơng thể trốn tránh được. Cịn các chủ thể
khác trong quan hệ phát luật hành chính có quyền và nghĩa vụ độc lập, ví dụ như nghĩa vụ thực
hiện yêu cầu của chủ thể bắt buộc.
*Cơ sở phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính
Quan hệ pháp luật hành chính chỉ phát sinh, thay đổi hay chấm dứt khi có đủ 3 điều kiện:







Quy phạm pháp luật hành chính là cơ sở ban đầu cho sự phát sinh/ thay đổi/ chấm dứt
quan hệ pháp luật hành chính. Ví dụ: Pháp lệnh cơng chức quy định nghĩa vụ ,trách
nhiệm và quyền của công chức
Năng lực chủ thể: là khả năng của một chủ thể pháp luật hành chính, có thể tự mình
tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính. Ví dụ: Điều 29 pháp lệnh sử lí vi phạm
hành chính năm 2002 ( sửa đổi bổ sung 2007). Quy định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện có quyền: 1. Phạt cảnh cáo. 2. phạt tiền đến 20.000.000 đồng.
Sự kiện pháp lý hành chính: Là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện thay đổi chấm
dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh/ thay đổi/ chấm dứt
các quan hệ pháp luật hành chính.
o Sự biến: Là những sự kiện sảy ra theo quy luật khách quan kô chịu sự chi phối
của con người mà việc xuất hiện thay đổi chấm dứt chúng được pháp luật hành
chính gắn với việc làm phát sinh/ thay đổi/ chấm dứt quan hệ pháp luật hành
chính. Ví dụ: Khi có bão lụt thì cơ quan phịng chống lụt bão có thẩm quyền ra
cơng văn khẩn cấp để phòng chống lụt bão,phối hợp với các cơ quan khác.
o Hành vi: Là sự kiện pháp lí chịu sự chi phối của ý chí con người,mà việc thực
hiện hay kô thực hiện chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát
sinh/ thay đổi/ chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. Ví dụ: Hành vi khiếu
nại là căn cứ để phát sinh quan hệ pháp luật hành chính về khiếu nại giữa người
khiếu nại và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chính là chủ thể trong quan hệ này

?Mối quan hệ: Quy phạm pháp luật hành chính và năng lực chủ thể là điều kiện cần. Sự kiện
pháp lý hành chính là điều kiện đủ để làm phát sinh/ thay đổi/ chấm dứt quan hệ pháp luật hành
chính.
II. Cơ quan hành chính nhà nước

2.1. Khái niệm, đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước:
Vậy cơ quan hành chính nhà nước là gì? Cơ quan này bao gồm những đặc điểm gì?
Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để
thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước. Nghiên cứu địa vị pháp lí hành chính của cơ

6


quan hành chính nhà nước nhằm xác định vai trị của cơ quan hành chính nhà nước với tư cách
là chủ thể của pháp luật hành chính và là chủ thể của quan hê pháp luật hành chính.
Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước gồm có:
- Cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các
quan hệ pháp luật nhằm thực hiên các quyền và nghĩa vụ pháp lí với mục đích hướng
tới lợi ích cơng.
- Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
- Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên những quy
định của pháp luật, có chức năng, vụ pháp lí hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt
động chấp hành-điều hành.
- Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền
lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực
nhà nước.
- Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ
sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần
cho xã hội.
2.2.Các loại cơ quan hành chính nhà nước:
Cơ quan hành chính nhà nước được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu
chí như phạm vi lãnh thổ, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc.
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành hai loại
là cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa

phương.
+ Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương bao gồm: Chính Phủ, các Bộ, cơ quan
ngang bộ. Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính
nhà nước trên lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội chủ9 nghĩa Việt Nam, đóng vai trò quan
trọng trong việc chỉ đạo, điều hành các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
+ Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, gồm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban
nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã. Những cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương có chức năng quản lý hành chính nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, trên phạm vi lãnh thổ tương ứng được giới hạn bởi sự phân chia địa giới hành
chính.
- Căn cứ vào thẩm quyền, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành cơ quan hành
chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền
chun mơn.
+ Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, gồm: Chính phủ và ủy ban
nhân dân các cấp. Các cơ quan hành chính nhà nước này có chức năng quản lý hành

7


chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có phương thức lãnh đạo kết hợp
giữa lãnh đạo tập thể với lãnh đạo thủ trưởng cá nhân đứng đầu.
- Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và giải quyết cơng việc, cơ quan hành chính nhà nước
được chia thành cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ
trưởng tập thể lãnh đạo và cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế
độ thủ trưởng cá nhân đứng đầu lãnh đạo.
2.3. Địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước
Địa vị pháp lý là gì?
- Địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thể
pháp luật khác trên cơ sở các quy định pháp luật. Thơng qua địa vị pháp lý có thể phân
biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác, đồng thời cũng có thể xem xét vị

trí và tầm quan trọng của chủ thể pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật.
Vậy địa vị pháp lý của cơ quan hành chính nhà nước là gì?
- Các cơ quan hành chính Nhà nước là các cơ quan chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp luật hành
chính. Là một bộ phận hợp thành của bộ máy Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước có những
đặc điểm chung của cơ quan hành chính Nhà nước đó là:
a. Là một tổ chức (tập hợp những con người)
b. Có tính độc lập tương đối về tổ chức – cơ cấu
c. Có thẩm quyền do pháp luật quy định.
- Ngoài các đặc điểm chung của cơ quan Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước có đặc điểm
riêng, quyết định bởi chính bản chất của hoạt động chấp hành và điều hành. Các đặc điểm riêng
cơ bản của địa vị pháp lý của cơ quan quản lý Nhà nước là:
+Các cơ quan đầu não của bộ máy hành chính do các cơ quan quyền lực Nhà nước thành lập
(Chính phủ, Bộ và các cơ quan, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác thuộc Chính phủ,
UBND các cấp). Do đó, chúng trực thuộc, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan
quyền lực Nhà nước tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước cơ quan đó.
+Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành tức là
hoạt động mang tính dưới luật – hoạt động tiến hành trên cơ sở và để thi hành luật. Đó là hình
thức chủ yếu để đưa các đạo luật và các văn bản pháp luật khác … của các cơ quan quyền lực
Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống.
+Thẩm quyền của các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp
hành và điều hành, chủ yếu được quy định trong các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà
nước hoặc các điều lệ, quy chế…
+Tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (quan hệ trực thuộc
trên – dưới, trực thuộc ngang, quan hệ chéo) tạo thành một hệ thống thống nhất có trung tâm
chỉ đạo là Chính phủ đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chấp hành và điều hành một cách mau lẹ,
nhất quán và hiệu quả.
+Hoạt động chấp hành và điều hành của bộ máy quản lý hoàn toàn khác với hoạt động kiểm
sát và hoạt động xét xử của toà án. Tuy nhiên, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

8



III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
3.1 Thủ tục hành chính.
* Thủ tục hành chính là gì ?
- Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên
quan đến cá nhân, tổ chức.
Trong đó:
- Trình tự thực hiện là thứ tự các bước tiến hành của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.
- Hồ sơ là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc
xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ
quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một cơng việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.
- Yêu cầu, điều kiện là những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải đáp
ứng hoặc phải làm khi thực hiện một thủ tục hành chính cụ thể.
* Nguyên tắc quy định thủ tục hành chính.
Thủ tục hành chính được quy định phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.
- Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.
- Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước.
- Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ
tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên
cơ sở bảo đảm tính liên thơng giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân cơng,
phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định
về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm
hồn chỉnh.
* u cầu của việc quy định thủ tục hành chính.
- Thủ tục hành chính phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật theo đúng thẩm

quyền được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Việc quy định một thủ tục hành chính chỉ hồn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo
thành cơ bản sau đây:
+ Tên thủ tục hành chính;
+ Trình tự thực hiện;
+ Cách thức thực hiện;
+ Thành phần, số lượng hồ sơ;
+ Thời hạn giải quyết;
+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
+ Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;

9


+ Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực
hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính;
kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của
thủ tục hành chính.
- Khi được luật giao quy định về thủ tục hành chính, cơ quan, người có thẩm quyền ban
hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm quy định đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, cụ thể về
các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính như trên.
Nhằm giúp bạn đọc hình dung rõ hơn bài viết xin đưa ra ví dụ về thủ tục hành chính cụ thể
là thủ tục đăng ký kết hôn để bạn đọc tham khảo. Đây là thủ tục hành chính phổ biến và quen
thuộc với người dân.
Bước 1: Các bên khi đáp ứng yêu cầu kết hôn chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kết hơn tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng nhận đăng ký kết
hôn.
Sau khi nộp hồ sơ cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét giải quyết, nếu đáp ứng đủ điều kiện
thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sau khi nộp hồ sơ, trong trường hợp cần xác

minh thêm thì thời gian có thể kéo dài nhưng khơng q 05 ngày làm việc.
3.2 văn bản hành chính nhà nước.
Văn bản hành chính (Việt Nam) là loại văn bản trong hệ thống văn bản của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính thơng tin quy phạm Nhà nước, cụ thể hóa việc thi hành
văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý
*Vai trò
Các văn bản hành chính có vai trị chủ yếu là: cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật,
hướng dẫn cụ thể các chủ trương, chính sách của nhà nước, hỗ trợ cho q trình quản lý hành
chính nhà nước và thông tin pháp luật.
*(Văn bản quy phạm pháp luật[1] hay còn gọi là Văn bản pháp quy là một hình thức pháp
luật thành văn (Văn bản pháp) được thể hiện qua các văn bản chứa được các quy phạm pháp
luật do cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Theo
quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 của Việt Nam thì Văn
bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành
theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong đó có quy tắc xử sự chung,
có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã
hội) .
*Phân loại
Có hai loại văn bản hành chính chủ yếu là: văn bản hành chính cá biệt và văn bản hành chính
thơng thường.
*Văn bản hành chính cá biệt
Văn bản hành chính cá biệt thể hiện các quyết định quản lý của cơ quan quản lý hành chính
nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở những quy định chung, quyết định quy phạm của cơ quan
nhà nước cấp trên và quy định quy phạm của cơ quan đó nhằm giải quyết cơng việc cụ
thể. Nó bao gồm các quyết định cá biệt, chỉ thị cá biệt, nghị quyết cá biệt như: quyết định
nâng lương, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức, chỉ thị về phát
động thi đua, biểu dương người tốt việc tốt,…

 10 



văn bản cá biệt thường gặp là quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật cán bộ, cơng chức
*Văn bản hành chính thơng thường
Văn bản hành chính thơng thường hay văn bản chỉ đạo điều hành bao gồm những văn bản
mang tính thơng tin điều hành nhằm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc
dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép
công việc trong các cơ quan, tổ chức.
Về cơ bản, văn bản này chủ yếu gồm hai loại chính:




Cơng văn (hay văn bản khơng có tên loại) dùng để giao dịch về cơng việc giữa các cơ
quan đồn thể. Ở đầu của văn bản này không thể hiện tên loại văn bản. Ví dụ: Cơng văn
góp ý, cơng văn đề nghị, cơng văn u cầu...
Văn bản có tên gọi là văn bản thể hiện rõ tên gọi như thông báo, báo cáo, biên bản, tờ
trình, đề án, chương trình, kế hoạch, hợp đồng, các loại giấy (giấy đi đường, giấy giới
thiệu, giấy nghỉ phép, giấy ủy nhiệm,…) các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo, phiếu
trình…).

IV. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC
4.1. KHÁI NIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
a. Cán bộ
Được quy định tại khoản 1, khoản 3, Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008:
• Theo phạm vi từ trung ương đến địa phương:
 Cán bộ từ cấp huyện trở lên;
 Cán bộ cấp xã.
• Theo phạm vi các loại cơ quan, tổ chức nhà nước:
 Cán bộ trong các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị – xã hội;

 Cán bộ trong cơ quan quyền lực nhà nước;
 Cán bộ trong cơ quan hành chính nhà nước;
 Cán bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật (Tòa án, Viện kiểm sát);
 Cán bộ trong cơ quan Kiểm tốn Nhà nước.
b. Cơng chức
• Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức
danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
• Cơng chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội; • Cơng
chức trong cơ quan nhà nước;
• Cơng chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phịng; cơng chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Cơng an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chun nghiệp.
• Cơng chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập;
• Cơng dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
• Được tuyển dụng và bổ nhiệm vào một vị trí việc làm để thực thi cơng vụ;
• Được xếp vào một ngạch cơng chức;
• Hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
4.2. VIÊN CHỨC
• Viên chức theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010:

 11 


Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn
vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị
sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
• Đặc điểm:
 Được bổ nhiệm vào ngạch viên chức;
 Làm việc ở đơn vị sự nghiệp cơng lập;

 Hoạt động khơng mang tính quyền lực nhà nước mà đảm bảo cung ứng dịch vụ công
của đơn vị sự nghiệp công lập;
 Hưởng lương từ ngân sách nhà nước và nguồn thu của đơn vị sự nghiệp.
• Quyền của viên chức:
 Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp;
 Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương;
 Quyền của viên chức về nghỉ ngơi;
 Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định;
 Các quyền khác của viên chức.
• Nghĩa vụ của viên chức:
 Nghĩa vụ chung của viên chức;
 Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp;
 Nghĩa vụ của viên chức quản lý;
 Những việc viên chức khơng được làm.
4.3. PHÂN LOẠI CƠNG CHỨC
• Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm:
 Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương
đương;
 Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương
đương;
 Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
 Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch
nhân viên. • Căn cứ vào vị trí cơng tác:
 Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (công chức chỉ huy, điều hành);
 Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (công chức chuyên môn nghiệp vụ).
4.4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁN BỘ, CƠNG CHỨC
• Quyền của cán bộ, công chức:
 Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ;
 Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương điều
kiện thi hành công vụ;

 Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi;
 Các quyền khác của cán bộ, cơng chức.
• Nghĩa vụ của cán bộ, cơng chức:
 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân;
 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ;
 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu;
 Những việc cán bộ công chức không được làm.
4.5. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

 12 


Trách nhiệm hình sự

Các loại trách nhiệm
pháp lý

Trách nhiệm hành chính
Trách nhiệm vật chất
Trách nhiệm vật chất

4.6. XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CƠNG CHỨC
• Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ (Điều 78):
 Khiển trách;
 Cảnh cáo;
 Cách chức;
 Bãi nhiệm.
• Các hình thức kỷ luật đối với công chức (Điều 79):
 Khiển trách;
 Hạ bậc lương;

 Giáng chức;
 Cách chức;
 Buộc thơi việc.
• Các hình thức kỷ luật đối với viên chức (Điều 52 Luật Viên chức):
 Khiển trách;
 Cảnh cáo;
 Cách chức;
 Buộc thơi việc

V. Trách nhiệm hành chính
5.1.Vi phạm hành chính
a. Khái niệm
- Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân , tổ chức thực hiện, vi phạm quy
đinh của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt vi pham hành chính.
Đặc điểm cơ bản của vi phạm hành chính:
- Là hành vi pháp luật, xâm phạm các quy tắc Quản lý nhà nước, do cá nhân hay tổ
chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý
- Đặc điểm không phải là tội phạm ở đây được hiểu : VPHC có tính chât , mức độ
nguy hiểm thấp hơn tội phạm
- Đa số các VPHC có cấu thành hình thức, nghĩa là chỉ cần xét đến hành vi xảy ra
mà không cần tính đến hậu quả;
- Vi phạm hành chính hiện nay được quy định cụ thể trong các văn bản dưới luật.
b. Cấu thành vi phạm hành chính
- Hành vi trái PLHC
- Có lỗi
- Do cá nhân/ tổ chức có NLTNHC thực hiện
5.2. Trách nhiệm hành chính
2.1.Khái niệm , đặc điểm
a, Khái niệm

- Trách nhiệm hành chính là hậu quả của pháp lý bất lợi mà nhà nước áp dụng đối
với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật hành chính.
b, Đặc điểm
- Cơ sở của trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính
- TNHC được áp dụng chủ yếu bởi cơ quan hành chính, người có thẩm quyền theo
thủ tục hành chính

 13 


- TNHV là một trong các hình thức cưỡng chế hành chính
2. Căn cứ truy cứu trách nhiệm hành chính.
Vi phạm hành chính
+
→ Truy cứu TNHC
Thời hiệu
# Thời hiệu:
-Khái niệm : Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì
phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.\
5.3. Xử phạt vi phạm hành chính
a. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.

Do cá nhân/tổ
có NLTNHC thực h
HÌNH chức
THỨC
XỬ PHẠT

Hình thức xử phạt chính:
-


Cảnh cáo
Phạt tiền

Hình thức xử phạt bổ sung:
-Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng
chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động
- Tịch thu tang vật
- Trục xuất

-

• Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu
Buộc thao dỡ công trinh
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường, lây lan dịch
bênh,
Buộc đưa ra khỏi lanh thổ nước việt nam hành hóa, vật phẩm gây hại
Buộc thu hồi sản phẩm , hành hóa khơng chất bảo lượng;
b. Ngun tắc xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hâu quả
1, Chỉ áp dụng 1 hình thức xử phạt chính.
2, Có thể áp dụng 1 hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo hình thức xử
phạt chính.
3, Có thể áp dụng 1 hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo hình thức
xử phạt chính hoặc áp dụng độc lập nếu đã hết thời hiệu xử phạt.
4, Chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối cá cá nhân , tổ chức khi xác định cá nhân tổ
chức đó thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
5, Mọi hành vi phạm hành chính phải phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay.
6, Việc vi phạm hành chính phải đung thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
7, Một vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

8, Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ tính chât, mức độ vi phạm , nhân
thân và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

 14 


9, Khơng được xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp sự
kiện bất ngờ, tình thế cấp thiết, phịng vệ chính đáng; người vi phạm hành chính
trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
hoặc điều khiển hành vi của mình; hết thời hiệu xử phạt hành chính.
c. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
❖ Chủ tịch Ủy ban nhân dân
❖ Cơ quan Cơng an
❖ Bộ đội biên phịng
❖ Cảnh sát biển
❖ Cơ quan Hải quan
❖ Kiểm lâm
❖ Tòa án nhân dân
❖ Cơ quan thi hành án dân sự
❖ Cục Quản lý lao động ngoài nước
❖ Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam
ở nước ngoài
d . Thủ tục xử phạt hành chính
d.1. Thủ tục thơng thường
- Lập biên bản vi phạm hành chính
- Chuẩn bị xử lý vi phạm hành chính
- Ra quyết định xử lý vi phạm hành chính
- Thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính
- Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính,
quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn; giải quyết tố cáo.

2, Thủ tục rút ngọn
- Ra quyết định xử lý vi phạm hành chính
- Thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính
- Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính
VI. Chế độ pháp lý về việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo
6.1. Khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại
A. khiếu nại
- Khiếu nại quyết định hành chính là khiếu nại văn bản do cơ quan hành chính
nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành
để quyết định về một vấn đề cụ thể trong oạt động quản lý hành chính nhà nước
được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
- Khiếu nại hành vi hành chính là khiếu nại hành vi của cơ quan hành chính nhà
nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc
khơng thực hiện.
B. Giải quyết khiếu nại
- Gồm 5 bước:
Bước 1 : Thụ lý giải quyết
Bước 2 : Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại
Bước 3 : minh nội dung khiếu nại
Bước 4 : Tổ chưc đối thoại, xây dựng, hoàn thiện báo cáo kết quả xác minh
nội dung khiếu nại

 15 


Bước 5 : Ra quyết định giải quyết khiếu nại, gửi, công khai quyết định khiếu nại
- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc
quá thời hạn quy định mà khiếu nại khơng được giải quyết thì trong vịng 30 ngày (có thể kéo
dài hơn đối với vùng sâu, vùng xa nhưng khơng q 45 ngày) có quyền khiếu nại lần hai đến
Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi

kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần
hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại khơng được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ
án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
6.2. Tố cáo và giải quyết tố cáo
A. Tố cáo
- Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành
vi vi phạm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
tới lợi ích cơng cộng, lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của cơng dân.
B. Giải quyết tố cáo
- Gồm 4 bước :
Bước 1 : Thụ lý tố cáo
Bước 2 : Xác minh nội dung tố cáo
Bước 3 : Kết luận nội dung tố cáo
Bước 4 : Xử lý kết luận nội dung tố cáo

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cơ Khúc Thị
Phương Nhung. Trong q trình học tập và tìm hiểu bộ mơn Pháp Luật Đại Cương,
chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cơ.
Cơ đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hồn
thiện hơn trong cuộc sống. Từ những kiến thức mà cô truyền tải, chúng em đã biết
thêm nhiều kiến thức về pháp luật Việt Nam.
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn
tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong q trình hồn thành đề tài nghiên cứu
của nhóm, chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được
những góp ý đến từ cơ để bài thuyết của bọn em được hồn thiện hơn.
Kính chúc cơ sức khỏe, hạnh phúc thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy.

 16 



The

end

 17 



×