Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Nghiên cứu thiết kế và công nghệ chế tạo tàu ứng phó sự cố tràn dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.64 MB, 158 trang )


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM








§Ò TμI KHCN §éC LËP CÊP NHμ N¦íC







BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
"NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO
TÀU ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU"
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: ĐTĐL 2006/11










Cơ quan chủ trì đề tài : VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TÀU THỦY
Chủ nhiệm đề tài : ThS. Lê Thành Hưng









HÀ NỘI - 2008

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM








§Ò TμI KHCN §éC LËP CÊP NHμ N¦íC








BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
"NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO
TÀU ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU"
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: ĐTĐL 2006/11





Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì đề tài




ThS. Lê Thành Hưng Bộ Khoa học Công nghệ








Hà NỘI - 2008

2
DANH SÁCH CÁ NHÂN THAM GIA THỰC HIỆN
(Họ, tên, học vị, chuyên môn của các cá nhân tham gia chính)


TT Họ và tên Cơ quan công tác
Số tháng
làm việc
cho đề tài
A
Chủ nhiệm đề tài
Ths. Lê Thành Hưng
Viện khoa học công nghệ tàu thủy 20
B Cán bộ tham gia nghiên cứu
1 KS. Nguyễn Văn Thống Viện khoa học công nghệ tàu thủy 10
2 TS. Phạm Văn Thứ Trường Đai học Hàng hải 8
3 KS. Nguyễn Trần Dũng Viện khoa học công nghệ tàu thủy 12
4 Ths. Nguyễn Thái Bình Viện khoa học công nghệ tàu thủy 12
5 KS. Hàn Việt Bảo Viện khoa học công nghệ tàu thủy 12
6 KS. Cao Xuân Huyên Viện khoa học công nghệ tàu thủy 10
7 KS. Đào Kim Chung Viện khoa học công nghệ tàu thủy 10
8 Ths. Trần Trọng Tuấn Viện khoa học công nghệ tàu thủy 18
9 KS. Nguyễn Đình Tam Viện khoa học công nghệ tàu thủy 18
10 KS. Hà Xuân Hưng Viện khoa học công nghệ tàu thủy 10

3
MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI 6

LỜI MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỰ CỐ TRÀN DÀU, QUY TRÌNH VÀ
TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU 12


I.1 Tổng quan về sự cố tràn dầu trên thế giới và trong nước 12
I.1.1 Trên Thế giới 12
I.1.2 Trong nước 14
I.2 Thực trạng công tác ứng phó sự cố dầu tràn ở Việt Nam 17
I.3 Quy trình ứng phó sự cố tràn dầu (trên biển, sông và các vùng nhạy
cảm khác) ở khu vực ven biển Việt nam. 17

I.3.1 Cô lập vết dầu loang 17
I.3.2 Thu hồi dầu loang 21
I.3.3 Xử lý phần dầu loang còn lại 21
I.4 Thiết bị phục vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu trên biển
[25]
: 21
I.4.1 Phao quây (Boom) 21
I.4.2 Cánh quét dầu (Sweeping arm) 24
I.4.3 Thiết bị bơm hơi cho phao quây: 27
I.4.4 Thiết bị rửa phao quây: 28
I.4.5 Thiết bị thu hồi dầu nhanh (máy hút dầu- Skimmer): 28
I.4.6 Nguồn cấp năng lượng 30
I.4.7 Ống mềm chuyển dầu 31
I.4.8 Thùng chứa dầu tạm thời 31
I.4.9 Xử lý các vết dầu loang còn lại sau khi hút: 33
I.5 Phương tiện phục vụ ứng phó sự cố tràn dầu trên biển 34
CHƯƠNG II : LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TÀU ỨNG PHÓ SỰ
CỐ TRÀN DẦU 36

II.1 Lựa chọn các thông số của tàu: 36
II.1.1 Cấp tàu 37
II.1.2 Thời gian hoạt động 37
II.1.3 Công suất máy 37

II.1.4 Tốc độ hoạt động của tàu 38
II.1.5 Lựa chọn các kích thước chủ yếu của tàu
[1],[3],[4],[9],[10],[11]
38
II.1.6 Kích thước tối ưu 38
II.2 Lựa chọn phương án và bố trí thiết bị chuyên dùng ứng phó sự cố tràn
dầu. 40

II.2.1 Nguồn cấp năng lượng 40
II.2.2 Trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố tràn dầu
[13], [25],[26]
41
CHƯƠNG III : THIẾT KẾ TÀU ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU 45
III.1 Nhiệm vụ thư thiết kế 45
III.1.1 Chức năng và nhiệm vụ: 45
III.1.2 Khu vực hoạt động 45
III.1.3 Quy phạm và công ước áp dụng 45

4
III.1.4 Tính năng chiến kỹ thuật cơ bản: 45
III.1.5 Các trang thiết bị chính 46
III.1.6 Các hệ thống trên tàu 48
III.1.7 Bố trí chung 48
III.2 Thiết kế tàu ứng phó sự cố tràn dầu 48
III.2.1 Hồ sơ thiết kế 48
III.2.2 Thuyết minh chung 49
III.3 Số liệu kết quả thử nghiệm mô hình tàu: 49
III.3.1. Các thông số chính 49
III.3.2 Các kết quả thử nghiệm 50
CHƯƠNG IV : CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO TÀU ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN

DẦU 69

IV.1 Phân tích khả năng công nghệ chế tạo trong nước 69
IV.1.1 Năng lực của Các Công ty đóng tàu 69
IV.2. Nguyên tắc công nghệ và yêu cầu công nghê
[6], [7], [8], [21]
71
IV.2.1. Nguyên tắc công nghệ 71
IV.2.2. Các yêu cầu về công nghệ 71
IV.3. Quy trình công nghệ phóng dạng hạ liệu: 76
IV.4 Quy trình công nghệ lắp ráp phần thân tàu 83
IV.4.1 Hệ thống kết cấu của tàu 83
IV.4.2 Sơ đồ phân chia phân tổng đoạn của tàu 83
IV.4.3 Quy trình lắp ráp phân tổng đoạn 84
IV.4.4 Quy trình thi công nghệ đấu đà từ các modul hoàn chỉnh 89
IV.5 Tích hợp phần mềm tự động hóa Nupas- Cad matic thiết kế công nghệ
kết cấu tàu 93

IV.5.1. Giới thiệu chung: 93
IV.5.2. Nội dung ứng dụng phần mềm thiết kế công nghệ phần kết cấu thân
tàu 95

CHƯƠNG V: QUY TRÌNH VẬN HÀNH TÀU ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN
DẦU 111

V.1. Giới thiệu chung: 111
V.2. Quy trình lắp đặt và vận hành phao quây dầu 113
V.2.1 Giới thiệu chung 113
V.2.2 Các loại phao quây và cách lắp đặt. 114
V.2.3. Quy trình lắp đặt phao quây 115

V.2.4 Hướng dẫn sử dụng phao. 119
V.3 Quy trình lắp đặt và vận hành máy hút dầu (Skimmer) 124
V.3.1 Giới thiệu chung 124
V.3.2 Các loại máy hút dầu và cách lắp đặt 124
V.3.3 Quy trình lắp đặt máy hút dầu lên tàu: 124
V.3.4 Hướng dẫn sử dụng vận hành 126
V.4 Quy trình vận hành tàu ứng phó sự cố tràn dầu 128
V.4.1.Thả phao quây 128
V.4.2 Thu gom dầu bằng nhiều tàu cùng phối hợp 128
V.4.3 Thu gom dầu bằng các tàu độc lập 130

5
V.4.4 Phương án nâng cao hiệu suất thu hồi dầu 131
V.4.5 Chỉ huy điều động và phối kết hợp. 132
CHƯƠNG VI : PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CHẾ TẠO TÀU ỨNG PHÓ
SỰ CỐ TRÀN DẦU 133

VI.1 Tổng quan 133
VI.2 Cơ sở đánh giá tính khả thi của Dự án 133
VI.2.1 Giới thiệu Quy mô, chức năng của tàu ứng phó sự tràn dầu 133
VI.2.2 Năng lực các bên tham gia dự án: 136
VI.2.3 Chỉ tiêu về mặt kinh tế 141
VI.3 Hiệu quả của Dự án 142
VI.4 Phân loại các trang thiết bị vật tư chế tạo trong nước và các trang
thiết bị phải nhập ngoại 145

VI.4.1 Thiết kế kỹ thuật 145
VI.4.2 Cơ quan Đăng kiểm phê duyệt hồ sơ thiết kế và giám sát quá trình
đóng mới 145


VI.4.3 Cơ quan tham gia đóng tàu 145
VI.4.4 Phân loại vật tư, trang thiết bị 145
VI.5 Bảng khái toán giá thành đầu tư 147
VI.5.1 Cơ sở lập dự toán 147
VI.5.2 Bảng khái tóan giá thành đầu tư: 148
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 151
I. Kết luận 151
II. Nhận xét: 152
III. Kiến nghị 153
LỜI CẢM ƠN 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
PHỤ LỤC KÈM THEO 157



6
TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển ngành công nghệ xử lý dầu tràn trên thế
giới và thực trạng công tác phòng ngừa, xử lý tràn dầu ở Việt Nam, cùng với các yêu
cầu về nhiệm vụ của các Trung tâm Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu, nhóm tác giả đã
đi sâu vào việc nghiên cứu loại tàu ứng phó sự có tràn dầu lắp máy cỡ đến 6000 sức
ngựa là phù hợp với nhu cầu đặt ra của các Trung tâm ứng phó sự cố
tràn dầu, tuy nhiên
trong thời gian hiện nay việc đầu tư đóng mới tàu chỉ phục vụ riêng công dụng ứng phó
sự cố tràn dầu là chưa phát huy được hết tính kinh tế của tàu, chính vì vậy với yêu cầu
của các Trung tâm Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu thì ngoài chức năng chính là phục
vụ ứng phó sự cố tràn dầu, tàu còn có các chức năng khác như: Lai dắt các tàu ven biển
ngoài khơi, trong cảng, thực hiện công tác cứ
u hộ, công tác chữa cháy, công tác lặn,

kéo thả phao luồng và cung ứng vật tư, thiết bị, dầu nước, vận chuyển hàng hóa cho
công trình ngoài khơi.Chính vì vậy, nhóm tác giả đã đưa ra mục tiêu của đề tài là chủ
động nghiên cứu thiết kế và công nghệ chế tạo tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu phù
hợp với điều kiện Việt Nam, thỏa mãn các yêu cầu của Quy phạm và các Công ước
quốc t
ế nhằm phục vụ cho các Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu trong nước (Trung
tâm ứng phó sự cố tràn dầu Miền Nam, Miền Bắc, Miền Trung).
Để thực hiện được mục đích nêu trên nhóm tác giả Đề tài đã nghiên cứu, phân
tích rất kỹ các loại tàu, các trang thiết bị phục vụ cho công tác ứng phó sự cố tràn dầu
của các nước tiên tiến trên thế giới đã từng sử dụng các lọai tàu trên, từ
đó chọn lọc và
ứng dụng trong việc nghiên cứu, thiết kế và sử dụng các trang thiết bị phục vụ ứng phó
sự cố tràn dầu cho tàu nhằm thỏa mãn và phù hợp nhất trong điều kiện thực tế của Viêt
Nam. Để thực hiện được vấn đề này nhóm tác giả đã phân tích, so sánh các số liệu, các
trang thiết bị ứng phó tràn dầu ở diện rộng (Quốc tế và Quốc gia)
để lựa chọn một cách
hợp lý quy mô của tàu và các trang thiết bị phù hợp. Trong quá trình nghiên cứu thiết
kế đã sử dụng được các phần mềm tiên tiến và hiện đại nhất để tính toán thiết kế (phần
mềm NAPA, phần mềm NUPAS-CADMATIC, phần mềm BOS-NT), tàu được kiểm
nghiệm bằng cách được thử mô hình không chỉ trong bể thử mà còn được thử ở bể thử
ngoài trời có mô hình kéo phao quây thực tế
, cũng như phần mềm trong thiết kế công
nghệ để có quy trình công nghệ một cách hợp lý nhất và phù hợp nhất trong điều kiện
hiện nay để hạn chế việc mua tàu, mua dây chuyền công nghệ đóng mới từ nước ngoài,
giảm giá thành đầu tư, tiết kiệm ngân sách nhà nước. Mặt khác trong quá thiết kế để
đảo bảo tính hiệu quả, cũng như tính khả thi cao của kết quả nghiên cứ
u, tàu được thiết
kế không chỉ phục vụ một chức năng là ứng phó sự cố tràn dầu mà tàu còn được thiết kế
để sử dụng cho một số chức năng khác như chức năng lai dắt tàu khác ra vào Cảng,


7
chức năng cứu hộ, cứu nạn, tiếp dầu, tiếp nước, cung ứng vật tư cho các công trình
ngoài khơi, Chính vì vậy đây là một đề tài mang tính độc đáo và có hiệu quả cao, lần
đầu tiên được thiết kế, chế tạo tại Việt Nam, nó giúp ngành công nghiệp đóng tàu đặc
chủng về ứng phó sự cố tràn dầu phát triển, giúp nâng cao năng lực của độ ngũ thiết kế
và phù hợ
p với chủ trương nội địa hóa trong ngành đóng tàu, mang lại hiệu quả kinh tế
xã hội, tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước.


8
LỜI MỞ ĐẦU

Trong vài năm trở lại đây việc ứng phó với các sự cố tràn dầu xảy ra trong nước
đã trở thành mục tiêu và được đề cao của Chính phủ cũng như của các Cơ quan ban
ngành nhằm giảm thiểu các nguy cơ dẫn đến thiệt hại tài nguyên, môi trường biển, ảnh
hưởng lớn đến các ngành kinh tế và đời sống nhân dân, chính vì vậy Chính phủ đã có
quyết định số 129/2001/QĐ-TTG về việ
c phê duyệt kế hoạch Quốc gia ứng phó sự cố
tràn dầu giai đoạn 2001-2010, và thành lập ba Trung tâm Quốc gia về ứng phó sự cố
tràn dầu (Bắc-Trung -Nam) để đảm bảo sẵn sàng ứng phó với các sự cố tràn dầu xảy ra.
Trong thời gian đi vào hoạt động, các Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu đã đầu tư cho
các Trung tâm của mình một số các tàu chuyên dụng phục vụ cho việc ứng phó sự c

tràn dầu bằng việc mua tàu hoặc mua thiết kế, quy trình công nghệ đóng mới các loại
tàu này của nước ngoài, tuy nhiên việc thực hiện như vậy sẽ rất tốn kém và đắt tiền,
không tiết kiệm được ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy nhóm thực hiện đề tài đã đi
nghiên cứu chi tiết về các loại tàu cũng như các trang thiết bị đặc chủng được sử dụng
trên tàu của các nước ti
ến tiến có ngành công nghiệp ứng phó sự cố tràn dầu phát triển,

từ đó để thiết kế tàu ứng phó sự cố tràn dầu và ứng dụng quy trình công nghệ tiên tiến
cho việc đóng mới tàu này cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, để có giá thành rẻ hơn
so với việc mua thiết kế, mua dây chuyền Công nghệ từ các Cơ quan nước ngoài, nhằm
thúc đẩy ngành Công nghiệp đóng tàu nói chung và ngành đóng tàu tàu đặc chủ
ng nói
riêng, cũng như thức đẩy quá trình chủ động trong viêc nghiên cứu thiết kế, chế tạo
trong nước các tàu đặc chủng này. Tàu được nghiên cứu, thiết kế chế tạo trong nước là
phù hợp với chủ trương, chính sách của Chính phủ về việc nội địa hóa trong ngành
đóng tàu, đồng thời là phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.
A. Mục tiêu đề tài:
Đề tài tập trung vào nghiên cứu loại tàu ứ
ng phó sự cố tràn dầu, các loại thiết bị
phục vụ cho công tác ứng phó sự cố tràn dầu và các quy trình ứng phó sự cố tràn dầu
đối với từng trường hợp xảy ra tràn dầu trên biển trên thế giới, trên cơ sở đó ứng dụng
những phần mềm tiên tiến hiện đại để thiết kế và xây dựng được các quy trình công
nghệ chế tạo tàu đa năng ứng phó sự
cố tràn dầu phù hợp với điều kiện trong nước và
thỏa mãn các yêu cầu của Công ước Quốc tế và Quy phạm hiện hành.
B: Xuất xứ đề tài:
Đề tài có xuất xứ từ nhu cầu cần trang bị các tàu ứng phó sự cố tràn dầu của các
Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Quốc gia hiện nay và nhu cầu nội địa hóa ngành
công nghiệp đóng tàu để giảm thiểu giá thành đầu tư, tiết ki
ệm ngân sách nhà nước,
nâng cao năng lực thiết kế, đóng mới các loại tàu chuyên dụng.

9
C: Thông tin chung Đề tài:
Tên đề tài:
Nghiên cứu thiết kế và công nghệ chế tạo tàu ứng phó sự cố tràn dầu
Thuộc Đề tài độc lập cấp Nhà nước:

Mã số: ĐTĐL 2006/11
Cấp quản lý: Nhà nước
Thời gian thực hiện: từ tháng 4/2007 đến tháng 4/2009
Kinh phí thực hiện: 1.000 triệu đồng
Trong đó, từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 1.000 triệu đồng
Tổ chức đăng ký chủ trì th
ực hiện đề tài:
Viện khoa học công nghệ tàu thủy
Địa chỉ: 80B Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài:
Họ tên chủ nhiệm đề tài: Lê Thành Hưng
Học vị: Thạc sỹ Vỏ tàu thuỷ
Chức vụ: Trưởng phòng
Cơ quan công tác: Viện Khoa học công nghệ tàu thủy
Điện thoại: 04-3.9424804 Fax 04-3.9424672
Nội dung nghiên cứu của đề tài:
1. Tổng quan về s
ự cố tràn dầu, các quy trình ứng phó, các thiết bị và phương
tiện phục vụ cho việc ứng phó sựu cố tràn dầu.
2. Nghiên cứu thiết kế tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu
-) Xác định chức năng quy mô tàu
-) Lựa chọn thông số chủ yếu của tàu
-) Chế tạo và thử nghiệm mô hình (thử nghiệm trong bể thử và thử nghiệm bể thử
ngoài trời)
-) Lựa ch
ọn và bố trí thiết bị chuyên dùng
-) Lựa chọn hệ thống động lực phù hợp với chức năng hoạt động của tàu
-) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật (hồ sơ loại 1) tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu
3: Công nghệ chế tạo tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu
-) Phân tích đánh giá khả năng công nghệ chế tạo trong nước

-) Nguyên t
ắc công nghệ và yêu cầu công nghệ
-) Dự thảo quy trình công nghệ phóng dạng hạ liệu tàu
-) Dự thảo quy trình công nghệ lắp ráp phần thân tàu
-) Tích hợp phần mềm tự động hoá CAD matic thiết kế công nghệ kết cấu tàu
-) Dự thảo quy trình lắp đặt phao quây dầu

10
-) D tho quy trỡnh lp t thit b hỳt du trn
4: D tho quy trỡnh vn hnh tu khi ng phú s c trn du (th phao,thu
gom du, phng ỏn nõng cao hiu sut thu hi)
5: Phõn tớch tớnh kh thi ch to tu a nng ng phú s c trn du ti Vit
Nam, lp khỏi toỏn giỏ thnh u t úng mi
Kinh phớ thc hin ti phõn theo cỏc khon chi

Nguồn kinh phí
Tổng
số
Trong đó
Công lao
động
(khoa học,
phổ thông)
Nguyên,
vật liệu,
năng
lợng
Thiết
bị, máy
móc

Xây
dựng,
sửa
chữa
nhỏ
Chi khác
1 2 3 4 5 6 7 8

Tổng kinh phí
1000 672 67 55 206

Trong đó:

1 Ngân sách SNKH:
- Năm thứ nhất:
- Năm thứ hai:
- Năm thứ ba:
1000
600
400
672
479
193

67
46
21
55
30
25

206
45
161

2 Các nguồn vốn
khác
- Vốn tự có của
cơ sở
- Khác (vốn huy
động, )






D
. Kt qu nghiờn cu ca ti
Kt qu nghiờn cu ca ti cú th s c ng dng nghiờn cu thit k, u t
úng mi tu ng phú s c trn du cho cỏc Trung tõm ng phú s c trn du Quc
gia, bao gm chi tit tit kt qu sau:
1: Cỏc bỏo cỏo phõn tớch:
+) Bỏo cỏo tng quan v s c trn du trong nc v trờn th gii
+) Mụ phng hỡnh nh ca quỏ trỡnh
ng phú s c trn du ng phú s c trn
du (trờn a CD)
+) Phõn tớch tớnh kh thi ch to tu a nng ng phú s trn du ti Vit Nam,
lp giỏ thnh u t úng mi

11

2: Bảng số liệu về kết quả thử mô hình trong bể thử và số liệu kết quả thử mô hình
ở bể thử ngoài trời có mô hình hóa kéo phao quây (bao gồm cả mô hình thử)
+) Kết quả thử mô hình trên nước tĩnh
+) Kết quả thử mô hình trên sóng
+) Thử mano ở bể thử ngoài trời: Kết quả thử không kéo lưới và kết quả việc thử
có mô hình hóa kéo lưới.
3: Bộ hồ sơ thiế
t kế kỹ thuật (loại 1) tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu thỏa mãn
yêu cầu của Công ước quốc tế và Quy phạm hiện hành:
+) Hồ sơ thiết kế phần Tính năng tàu
+) Hồ sơ thiết kế phần kết cấu tàu
+) Hồ sơ thiết kế phần hệ thống máy tàu
+) Hồ sơ thiết kế phần thiết bị tàu
+) Hồ sơ thi
ết kế phần điện và vô tuyến điện tàu
4: Các quy trình công nghệ:
+) Quy trình công nghệ phóng dạng hạ liệu vỏ tàu
+) Quy trình công nghệ lắp ráp phần thân tàu
5: Các quy trình lắp đặt và vận hành:
+) Quy trình lắp đặt và vận hành phao quây dầu (boom)
+) Quy trình lắp đặt thiết bị hút dầu (Skimmer)
6: Quy trình vận hành hành khi ứng phó sự cố tràn dầu


12
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỰ CỐ TRÀN DÀU, QUY TRÌNH VÀ TRANG
THIẾT BỊ PHỤC VỤ ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

I.1 Tổng quan về sự cố tràn dầu trên thế giới và trong nước
I.1.1 Trên Thế giới

Dầu tràn thường xảy ra trong các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế
biến, tàng trữ dầu thô và các sản phẩm cuả chúng. Các hiện tượng rò rỉ, vỡ đường ống,
vỡ bể chứ
a, tai nạn đắm tàu, đâm va, sự cố tại các dàn khoan dầu khí làm cho dầu thô
và các sản phẩm cuả nó thoát ra ngoài môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường và
thiệt hại cho các hoạt động kinh tế nói chung và đặc biệt là các hoạt động liên quan đến
khai thác và sử dụng tài nguyên biển, sông, hồ. Hàng năm trên thế giới xảy ra rất nhiều
vụ dầu tràn trên biển, trên sông, đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế cũng như môi
trườ
ng. Chính vì vậy vấn đề ứng phó sự cố tràn dầu được rất nhiều các Quốc gia đặc
biệt quan tâm, đầu tư nghiên cứu nhiều năm. Các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Australia,
Nhật bản, Singapore,vv đều có kế hoạch Quốc gia, kế hoạch cho từng vùng lãnh thổ,
cơ quan chuyên trách về ứng phó sự cố tràn dầu. Mỗi quốc gia nói trên có nhiều trung
tâm và mỗi trung tâm có một đội tàu có chức năng thực hiện ứng phó s
ự cố tràn dầu.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng Quốc gia mà số lượng phương tiện và quy mô
phương tiện có khác nhau, phù hợp với điều kiện khai thác và đặc điểm địa lý của từng
vùng.
Theo số liệu thống kế nhiều năm trên thế giới có thể thấy rằng: trong tổng số
khoảng 3,6 triệu tấn dầu hàng năm đổ ra biển thì l
ượng dầu thải từ các hoạt động của
tàu thuyền đã chiếm tới 33%. Tỷ lệ các nguồn gây ra sự cố dầu tràn được chỉ ra trong
bảng sau:
Bảng : Thống kê trung bình hàng năm các nguồn gây ô nhiễm
do dầu trên thế giới

Nguồn gốc ô nhiễm Tỷ lệ ( % )
Từ các hoạt động tàu thuyền 33
Do chất thải công nghiệp và dân dụng đổ ra biển 37
Dầu từ các tai nạn, sự cố giao thông thủy 12

Dầu từ khí quyển 9
Dầu rò rỉ từ lòng đất 7
Dầu từ các hoạt động dầu khí ( thăm dò - khai thác ) 2

13

Bảng tổng hợp các vụ tràn dầu ở Châu âu có lượng dàu tràn trên 10.000T [26]

Năm Tên tàu Số lượng dầu tràn (T) Nước ảnh hưởng

1989 KHARK 5 80.000 Bô Đào Nha
1989 ARAGON 25.000 Bô Đào Nha
1990 SEA SPIRIT 10.000 Tây Ban Nha
1991 HAVEN 144.000 Italia
1992 AEGEAN SEA 73.500 Tây Ban Nha
1993 BRAER 84.000 Mỹ
1994 NASSIA 33.000 Thổ Nhĩ Kỳ
1994 NEW WORLD 11.000 Bồ Đào Nha
1996 SEA EMPRESS 72.360 Anh
1999 ERIKA 19.800 Pháp
2002 PRESTIGE 63.000 Tây Ban Nha

SỰ CỐ TRÀN DẦU TÀU "ERIKA" 1999
[25],[26]




14
sù cè tμu chë dÇu “Prestige” 2002 [25],[26]


Nhằm giảm thiểu mức độ tràn dầu ở diện rộng và hạn chế tác động tới môi trường
xung quanh do sự cố tràn dầu xảy ra, các nước như Mỹ, Anh, Pháp, đã nghiên cứu sản
xuất ra các loại hoá chất để cô lập dầu loang như: Cellusorb, Enretech, Floor Sweep,
Đồng thời đầu tư đóng mới các loại tàu có khả năng ứng phó sự cố tràn dầu với công
suất động cơ từ
1000 sức ngựa đến 10.000 sức ngựa. Các loại tàu này được trang bị các
hệ thống để vận hành các thiết bị ứng phó như: Thiết bị hớt dầu tràn (Skimmer), các
phao quây dầu tràn (Booms), các thiết bị phun chất phân rã (Dispersant- Equipments),
các khoang chứa dầu thu hồi (Oil Recovered Tank), các bơm hút dầu tràn (pumps),vv
[13], [25] Tùy theo vùng bị tràn dầu: sông, hồ, vịnh ( vùng nước lặng), trên biển, ven
biển (vùng có sóng gió) và mức độ tràn dầu (khối lựơng dầu tràn, bán kính lan rộng
dầu ) mà sử dụng t
ừng tàu thích hợp (cỡ tàu phù hợp) cũng như các trang thiết bị ứng
phó hợp lý. Chính vì vấn đề như vậy mà các nước đã đầu tư các loại tàu ứng phó sự cố
tràn dầu có qui mô khác nhau, hoạt động phù hợp với các trang thiết bị ứng phó có sẵn
tại căn cứ.
I.1.2 Trong nước
Sự cố dầu tràn xảy ra thường gây hậu quả môi trường nghiêm trọng, nhất là trong
sông, vịnh, hoặc vùng thề
m lục địa ven bờ. Khi lượng dầu thoát ra lớn, các tổ chức, cá
nhân hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, làm muối, du lịch biển, thường bị
thiệt hại trực tiếp.
Trong vòng 10 năm qua, ở nước ta đã xảy ra trên 200 vụ tràn dầu, gây ảnh hưởng

15
nghiêm trọng đến môi trường, kinh tế và cuộc sống của nhân dân. Cụ thể như vụ tràn
dầu tàu FORMOSA ONE tại Vũng tàu, tàu Bạch Đằng Giang tại Hải phòng, vụ tràn
dầu ở sông Cát Lái, vụ thủng tàu ở cảng vịnh Quy Nhơn Đặc biệt tại các khu vực
trọng điểm có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu như Bà Rịa -Vũng tàu, vùng sông Sài Gòn

- Đồng Nai, Vùng biển miền trung từ Đà Nẵng
đến Nha Trang
Theo số liệu thống kê: ở nước ta hàng năm lượng dầu tràn cũng là con số đáng
được quan tâm. Thống kê lượng dầu tràn một số năm tại nước ta được đưa ra trong
bảng dưới đây:
Thống kê lượng dầu tràn một số năm tại Việt nam
Nguồn
Năm 1992 Năm 1995 Năm 2000
Tấn % Tấn % Tấn %
Dàn khoan ngoài khơi 200 2,7 270 2,7 550 3,1
Nguồn từ đất liền 4.040 54,7 5.300 52,9 7.500 42,5
Sự cố hàng hải 500 6,8 500 5,0 1.500 8,5
Tàu chở dầu 2.300 31,2 3.500 34,9 7.500 42,5
Hoạt động cảng 340 4,6 450 4,5 600 3,4
Tổng cộng 7.380 10.020 17.650

Sự cố tràn dầu tại miền Trung
Ngày 4/12/1997 tại vùng biển Lý Sơn, tàu Promex Cita Cabvan (Quốc tịch
Malayxia), trọng tải 11.500 tấn, bị đắm và tràn ra biển hơn 300 tấn dầu FO và 30 tấn
dầu DO. Vụ chìm tàu chở nguyên vật liệu cung ứng cho các tàu neo đậu ngoài khơi đã
bị chìm khi đang neo đậu gần bờ sông Hàn ngày 9/7/1998 làm tràn hàng tấn dầu, lan
rộng trên mặt sông khoảng 2km và chảy ra vịnh Đà Nẵng. Ngày 02/6/2001, sà lan chở
600m
3
dầu TC-1 bị đâm vào đá ngầm ở vịnh Đà Nẵng làm tràn ra môi trường khoảng
30 - 40m
3
dầu. Năm 2000, tàu Sunny (Hồng Kông) bị tai nạn tại vùng biển Phú Yên
làm tràn 300 tấn dầu DO ra biển.
Sự cố tràn dầu tại Vũng Tàu

Theo thống kê của Trung tâm khảo sát, nghiên cứu và Tư vấn môi trường biển, từ
năm 1987 đến 1988 tại vùng biển ven bờ của Việt nam có 89 vụ tràn dầu xảy ra, khu
vực Bà Rịa - Vũng tàu có 17 vụ chiếm 19%.
Các sự cố tràn dầu nêu trên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng
đối với môi
trường. Ví dụ, vụ tàu Pan Harves mang cờ Đài Loan và tàu Sài Gòn Ship đâm vào nhau
ngày 20/9/1993 làm tàu Pan Harves bị chìm cùng với khối lượng hàng hóa lớn và gần

16
300 tấn dầu tràn ra biển, làm ô nhiễm vùng biển rộng lớn khoảng 640 km2 ngoài khơi
Bà rịa - Vũng tàu.
Tại khu vực xảy ra sự cố, nồng độ dầu trong nước biển cao hơn mức độ cho phép
hàng trăm lần làm cho năng suất sinh học sơ cấp suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến ấu
trùng tôm, cá, Do ảnh hưởng của gió mùa Tây-Tây Nam và dòng hải lưu, vết dầu
loang bị đẩy vào bờ
, đã gây ô nhiễm đáng kể cho các khu vực nuôi trồng thủy sản dọc
bờ biển và các vùng cửa sông thuộc tỉnh Bà rịa - Vũng tàu. TP. Hồ Chí Minh, Long An,
Tiền Giang. Liệt kê một số sự cố tràn dầu tại vùng biển Bà rịa - Vũng tàu như sau:
Danh mục một số sự cố tràn dầu tại vùng biển Bà rịa - Vũng tàu
TT Tên tàu
Thời
gian
Lượng
dầu tràn
Nguyên
nhân
1 Pan Harvest 9/93 300T Đâm va, chìm
2 Viking Carrier 10/93 380T Chìm
3 Hàm Rồng 10 7/94 100T Chìm
4 Lam Sơn 10 7/94 80T Chìm

6 Gigek Extajo 10/95 400T Chìm
7 AndhikaWanadharma 11/95 250T Chìm
8 Sirithorn 11/95 200T Chìm
9 Jenifer 12/95 160T Chìm
10 Memeo Abashidze 12/95 500T Chìm
11 Mearsk Retriever 7/96 80m
3
Tràn dầu
12 Tàu Formosa One 1/9/2001 100 tấn Đâm và tràn dầu
(Nguồn tin: Cảng vụ Vũng tàu)
Chính vì vậy để giảm thiểu nguy cơ tràn dầu, trong những năm gần đây ở nước ta
đã chú trọng và đầu tư nghiên cứu trong lĩnh vực này (đã nghiên cứu thiết kế tàu thu
gom váng dầu tại các các cảng). Nhưng đó cũng chỉ là sơ khai và còn hạn chế vì chỉ sử
dụng trong các cảng và hiệu quả còn thấp vì chưa giải quyết được triệ
t để sự lan truyền
của dầu tràn. Ngoài ra, một số công ty sản xuất hoá chất đã đầu tư nghiên cứu và chế
tạo các hoá chất để sử dụng cho việc chống tràn dầu và các cơ quan trong lĩnh vực dầu
khí cũng trang bị các hoá chất này nhằm phục vụ ứng phó : VIETSOVPETRO, PTSC,
CASTROL, SCHLUMBERGER.
Là một cơ quan trong lĩnh vực xăng dầu, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
(PETROLIMEX) đã đầu tư 200 t
ỷ đồng cho hệ thống phao quây phòng chống dầu tràn,
công nghệ xử lý dầu tràn hiện đại và trên 50 tỷ đồng để đầu tư hai tàu kéo kiêm chức
năng ứng phó tràn dầu với công suất 1800 sức ngựa và 3200 sức ngựa.

17
Cùng với những sự cố tràn dầu đã xảy ra thì việc nguy cơ tràn dầu của các tàu
trong nước hiện nay cũng là một vấn đề cấp bách. Hiện nay trong cả nước ta có khoảng
trên 80 chiếc tầu dầu các loại trong đó có 50 - 60 chiếc tàu dầu cỡ 5000DWT đến
7000DWT đủ các các loại mới lẫn cũ và không ít tàu không còn đảm bảo an toàn trong

quá trình hoạt động vì vậy nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu luôn trong tình trạng có thể
xảy ra bất kỳ lúc nào, ví dụ như vụ đâm tàu Trí Đức, vụ nổ tàu Nhật Thuần, cũng như
sự cố vỡ đường ống dầu tại Dung Quất, vv
I.2 Thực trạng công tác ứng phó sự cố dầu tràn ở Việt Nam
Sự cố dầu tràn trên biển Việt Nam ở quy mô lớn chưa xuất hiện, nhưng ở qui mô
nhỏ và vừa vẫn thường xuyên xảy ra. Vì Việt Nam
được coi là quốc gia dầu lửa, hành
lang biển vận chuyển dầu nằm cận kề với biên giới biển - chủ quyền của nước ta và là
tác nhân chính tạo ra sự cố tràn dầu. Do vậy việc tổ chức phòng ngừa hậu quả trên là
một việc làm chủ động, nhằm hạn chế thiệt hại tối đa.
Để bảo vệ các hệ sinh thái ven biển khỏi ô nhiễm dầu và duy trì một môi tr
ường sạch
cho vùng ven biển và biển, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam đã
phê duyệt Chương trình Quốc gia về ứng phó sự cố tràn dầu và thành lập ba Trung tâm
ứng phó (miền Nam, miền Trung và miền Bắc). Hiện nay Nhà nước đang triển khai 2
trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu ở miền Nam và miền Trung và chuẩn bị triển khai
trung tâm thứ 3 ở phía Bắc.
I.3 Quy trình ứng phó sự cố tràn dầu (trên biển, sông và các vùng nh
ạy cảm khác)
ở khu vực ven biển Việt nam.
Khi dầu bị tràn ra mặt biển, thì việc làm sạch trở nên rất khó khăn. Phương pháp
hay được sử dụng là tạo các phao quây cản nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu dầu loang
ra và tập trung chúng lại tạo thành một lớp dày sao cho có thể thu hồi dầu lại bằng cách
bơm hoặc hớt và sau cùng là xử lý phần dầu tràn còn lại.
Quy trình chung để ứng phó sự c
ố tràn dầu trên biển ở Việt nam nói riêng và nhiều
nước khác trên thế giới đều thực hiện theo các bước nêu trên:
• Bước1: Cô lập vết dầu tràn
• Bước 2: Thu hồi dầu tràn
• Bước 3: Xử lý phần dầu tràn còn lại

I.3.1 Cô lập vết dầu loang
Để cô lập vết dầu loang ở trên biển thông thường sử dụng phao quây. Phao quây
ngoài biển thông thường có chiều cao lớn hơn các dạng phao quây trên sông. Việc cô
l
ập dầu nổi để thu hồi sau đó hoặc đưa nó ra khỏi các vùng dễ bị tổn thương cần sử

18
dụng một số loại phao quây khác nhau. Có rất nhiều kiểu phao quây, có thể kể đến loại
phao quây như sau: hệ thống lưới, phao quây hấp thụ, phao quây và barrie khẩn cấp,
phao quây bọt và phao quây hoá chất. Việt lựa chọn phao quây phù hợp dựa vào các
điều kiện đặc trưng cũng như khả năng về trang thiết bị sẵn có. Nội dung chính của đề
tài không đi sâu vào nghiên cứu các loại phao quây được ứng dụng trong công tác ứ
ng
phó sự tràn dầu trên biển mà đi sâu vào nghiên cứu các phương tiện giúp cho công tác
ứng phó sự cố tràn dầu trên biển.

19








































Cô lập dầu bằn
g
phao quâ
y

t
r
ên biển
Cô lập và thu
g
om các vết dầu loan
g
t
r
ên sôn
g
Boom vane
Phao qu©y
D©y neo
Boom vane
Phao qu©y
Skimmer
Dßng ch¶y

Một số loại phao quây dầu

20




Triển khai phao quây thu gom dầu tràn
Phao quây dùng thu gom dầu tràn

21

Khác với việc cô lập dầu trên sông, nơi có thể sử dụng nhiều loại hàng rào đơn giản,
việc cô lập dầu trên biển phức tạp hơn nhiều do địa bàn lớn, có sóng gió và điều kiện
tiếp cận với khu vực xảy ra sự cố phức tạp hơn. Vì vậy hàng phao quây dùng để cô lập
dầu khi sự cố xảy ra thường sử dụng phao nổi (phao quây) để ngăn chặ
n vết dầu loang
trên biển.
I.3.2 Thu hồi dầu loang
Sau khi đầu bị cô lập và gom lại sẽ được các thiết bị thu hồi nhanh tập trung lại để
đưa vào xử lý. Thu hồi nhanh dầu loang là một trong những vấn đề quan trọng trong
công tác ứng phó sự cố tràn dầu trên biển để ngăn chặn sự lan truyền và nhiễm bẩn
những vùng khác. Để thu hồi, có thể sử dụng các phương pháp như dùng các thiết bị

hớt váng các loại, bơm, chất hấp thụ, kỹ thuật thủ công, thiết bị kỹ thuật không chuyên
dụng như hút chân không. Để ứng phó sụ cố tràn dầu trên biển thông thường sử dụng
các loại bơm và thiết bị chuyên dụng.
I.3.3 Xử lý phần dầu loang còn lại
Dầu bị cô lập, được các thiết bị thu hồi nhanh nhưng không thể hết được lớp váng
dầu mỏng ho
ặc còn lại ở những chỗ không có điều kiện thu hồi, để tránh ảnh hưởng xấu
đến môi trưởng cần phải xử lý bằng phương án tích tụ hoặc phân rã dầu. Phương án tích
tụ là sử dụng các vật liệu để hút lớp mảng mỏng dầu trên mặt nước. Để xử lý ở diện
rộng và để đẩy nhanh quá trình này phải sử dụng các loại vi sinh hoặc hoá chất đặ
c biết
(Cellusorb, Enretech, Floor Sweep ) để tạo ra các tác động của nước lên màng dầu đẩy
nhanh quá trình phân rã tự nhiên của dầu thành những hạt nhỏ. Các giọt nhỏ ấy trở
thành hỗn hợp trong nước, tính tập trung của dầu giảm đi và dầu trở nên dễ dàng bị các
vi sinh vật làm phân rã ra. Thu hồi dầu trên mặt biển ngăn chặn sự hình thành nhũ
tương nước trong dầu bền vững, cả hai đều có thể là mố
i thảm hoạ cho các sinh vật
sống trên biển.

I.4 Thiết bị phục vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu trên biển
[25]
:
I.4.1 Phao quây (Boom)
Các loại phao quây có đặc điểm giống nhau bao gồm các thanh giằng để giữ cho
chúng ở tư thế nổi thẳng đứng trên mặt nước cùng với các mối nối cũng như các điểm
kéo và điểm neo.
Đặc trưng quan trọng của phao là khả năng quây bao vùng dầu loang và sự biến
dạng hình bao ngoài của nó được xác định theo trạng thái chuyển động của bề mặt
nước. Nó phả
i đủ mềm dẻo để chịu tác động của sóng và đủ cứng để ngăn được càng
nhiều dầu càng tốt. Không có phao nổi nào có thể ngăn được vận tốc nước lớn hơn
1hl/h (0.5m/s) tác dụng vuông góc với thành phao. Khả năng thoát dầu và mối liên hệ

22
của nó với vận tốc nước phụ thuộc vào loại dầu cũng như thiết kế của phao quây. Loại
dầu ít nhớt thoát chậm hơn loại nhớt. Dần dần, dầu có xu hướng tích tụ tại phao quây và
chảy dọc xuống dưới váy phao quây trong khi dầu ít nhớt dưới dạng hạt nhỏ nằm ở
dưới phao quây thoát ra từ phía dưới của lớp dầu. Dòng chảy do dòng chảy bề mặ
t,
sóng và gió có thể tạo nên vận tốc nước vượt quá vận tốc làm thoát dầu, cũng như làm
tràn nước lẫn dầu ra ngoài phao quây. Dầu thoát ra có thể do dòng chảy rối dọc theo
phao quây. Phao quây trên biển là các phao bơm hơi để đảm bảo lực nổi cần thiết.
Phao quây sử dụng ngoài khơi cần có phần nổi cao và linh hoạt để có thể chịu
được các điều kiện thời tiết xấu (sóng cao 2,5m), đây là số li
ệu được cung cấp của các
hãng chế tạo đã được thử nghiệm [25]. Loại phao tốt nhất có thể đáp ứng các trường
hợp là loại có thể được thổi (inflatable) bằng không khí và được cuộn vào các trống
quấn kiểu thuỷ lực để có thể triển khai và thu hồi nhanh, an toàn.









Phao dùng để quét và làm lệch hướng dầu ở các vùng nước mở nên phải có thiết
kế như là phao dùng ngoài khơi, chỉ khác về kích thước phần nổi và phần chìm. Hệ
thống phao dùng cho tàu thu gom dài 20 m tốt nhất là được cuốn quanh trống quấn,
trong khi phao dùng cho các loại tàu khác có thể chứa trong các container nhẹ hay các
thùng để có thể kéo đi hay được vận chuyển bằng trực thăng.
Để chịu được tình trạng sóng và dòng chảy có thể xảy ra, qua kết qu
ả phân tích và
thử nghiệm thì phần nổi của phao (mạn khô của phao) nên cao khoảng 60cm, không
được nhỏ hơn 50 cm. Chiều dài thường khoảng 200 - 350 m, có thể được chia thành
nhiều đoạn ngắn [25], [26].
Phần nổi của các phao dùng làm lệch trôi dạt dầu, quây đóng ở vùng cửa sông,
bảo vệ đường, bờ có thể nhỏ hơn so với phao dùng để quét dầu và cao tối thiểu là 30
cm. Tuy nhiên, nên trang bị cả hai loại có phần nổi 30 và 45 cm là tốt nh
ất vì có thể sử
dụng cho nhiều mục đích. Phần phao nổi có thể là loại mặt cắt ngang có hình dạng tròn
khi bơm không khí vào hay loại phao quây (fence boom) có thân đặc. Loại thứ hai sử
dụng tốt hơn khi dòng chảy lớn. Tất cả các phao nên có các chốt móc dây neo với

23
khoảng cách giữa các chốt tối đa là 15 m, phao nên quấn vào các trống quấn nhỏ hay
chứa trong các container nhẹ để có thể vận chuyển dễ dàng.
Để giữ phao quây thường dùng neo (Xem hình vẽ sau đây)













Trong trường hợp không thả được phao, có thể cố định phao quây bằng cách nối
vào các tàu bị nạn hoặc sử dụng thêm boom vane (hình vẽ dưới đây)








Boom vane là thiết bị có kết cấu đặc biệt, dưới tác dụng của sóng và dòng chảy,
boom vane tự chạy ngược với hướng dòng chảy. Nhờ có boom vane phao quây
luôn được kéo căng và có hướng ngược với hướng của dòng chảy.
Phao quây trên biển th
ường được chứa ở dạng tang cuốn để ngoài hoặc trong
container chuyên dụng, trước khi cuốn vào tang phải tháo hết không khí trong phao.
Mỗi tang cuốn có chứa đoạn phao dài 250 m, cuối mỗi đoạn phao có kết cấu đặc biệt để
nối các đoạn phao với nhau hoặc neo giữ phao.
Mối nối neo với phao quây Neo cho phao quây


24















I.4.2 Cánh quét dầu (Sweeping arm)
Cánh quét dầu đuợc trang bị hai bên mạn tàu, cánh quét dầu có hai loại:
- Loại cánh quét cứng: loại cần cứng đưa ra khỏi mạn và được giữ bởi hệ thống
cầu đồng bộ theo hệ thống, và toàn bộ dòng chảy dầu tràn được chảy vào nách của cánh
quét và tàu khi đó ở cuối cánh quét được bố trí bơm chìm hút dầu tràn và đẩy qua hệ
thống ống đưa lên tàu.
- Loại cánh quét mềm: Dùng hệ th
ống cần nhô ra khỏi mạn và giữ hệ thống phao
quây , khi đó dầu tràn cũng được chảy vào nách của phao quây và tàu khi đó dùng hệ
thống máy hút thả xuống và hút dầu tràn lên tàu.
Tuỳ thuộc vào điều kiện hoạt động của tàu ở vùng biển có sóng gió khác nhau
người ta sẽ sử dụng kiểu lại cánh quét cho phù hợp, đối với tàu hoạt động ở vùng biển
Phao quây trên tang cuốn

Container chứa phao quâ
y
Container chứa phao quây bố trí trên tàu

×