Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo loạt nhỏ máy phay CNC 3 trục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 45 trang )



BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC.05







BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN SXTN
“HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO LOẠT NHỎ
MÁY PHAY CNC 3 TRỤC”
MÃ SỐ: KC.05.DA03/06-10




Cơ quan chủ trì Dự án: Trường ĐHBK Hà Nội
Chủ nhiệm Dự án: TS. Hoàng Vĩnh Sinh










Hà Nội - 2010


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC.05



BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN SXTN
“HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO LOẠT NHỎ
MÁY PHAY CNC 3 TRỤC”
MÃ SỐ: KC.05.DA03/06-10

Chủ nhiệm đề tài/dự án: Cơ quan chủ trì đề tài/dự án:






Ban chủ nhiệm chương trình Bộ Khoa học và Công nghệ








Hà Nội - 2010

BÁO CÁO THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI/DỰ ÁN SXTN

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài/dự án:
Mã số đề tài, dự án: KC.05.DA03/06-10
Thuộc:
- Chương trình (tên, mã số chương trình): KC.05
- Dự án khoa học và công nghệ (tên dự án):Dự án sản xuất thử nghiệm
“Hoàn thiện công nghệ thiết kế và chế tạo loạt nhỏ máy phay CNC 3 trục”
- Độc lập (tên lĩnh vực KHCN):
2. Chủ nhiệm đề tài/dự án:
Họ và tên: Hoàng Vĩnh Sinh
Ngày, tháng, năm sinh: 09/11/1972 Nam
Học hàm, học vị: Tiế
n sỹ kỹ thuật
Chức danh khoa học: Chức vụ: trưởng Bộ môn
Điện thoại: Tổ chức:04. 38692007 Mobile: 0917148486
Fax: 04.38692006 E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Viện Cơ khí, Trường ĐHBK Hà Nội
Địa chỉ tổ chức: số 1, đường Đại Cồ Việt, Q. Hai bà Trưng, Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: P403, N6D, Trung Hoà Nhân Chính, Q. Thanh xuân
3. Tổ chức chủ trì đề tài/dự án:
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trường ĐHBK Hà Nội
Điện thoại: 04.38692136 Fax: 04.38692006
E-mail:
Website: www.hut.edu.vn

Địa chỉ: số 1, đường Đại Cồ Việt, Q. Hai bà Trưng, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: GS. TS. Nguyễn Trọng Giảng
Số tài khoản: 931.01.062
Ngân hàng: Kho bạc nhà nước – Chi nhánh Hai Bà Trưng – Hà Nội Tên cơ quan
chủ quản đề tài:


II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện đề tài/dự án:
- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ 1/2008 đến 12/2009
- Thực tế thực hiện: từ 4/2008 đến 6/2010
- Được gia hạn :
- Lần 1 từ 12/2009 đến 6/2010
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:
a) Tổng số kinh phí thực hiện: 22.722 tr.đ, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 6.500 tr.đ.
Thực tế đã được sửa đổi là : 5.300 tr.đ (QĐ số 975/QĐ-BKHCN ngày 10/6/2010)
+ Kinh phí từ các nguồn khác: 16.222 tr.đ.
Thực tế đã chi ra t
ừ các đối tác thực hiện : 19.427 tr. đ
+ Tỷ lệ và kinh phí thu hồi đối với dự án (sau sửa đổi) : 70% (3.710 tr.đ)

b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn SNKH:
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Thời gian
(Tháng, năm)
Kinh phí
(Tr.đ)

Thời gian
(Tháng, năm)
Kinh phí
(Tr.đ)
Ghi chú
(Số đề nghị
quyết toán)
1 2008 2.200 2008 3.330
2 2009 4.300 2009 2.219


c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
Đối với dự án:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Nội dung
các khoản chi
Tổng SNKH Nguồn
khác
Tổng SNKH Nguồn
khác
1 Thiết bị, máy móc
mua mới và khấu hao
4.500 1.200 3.300 4.099 0 4.099
2 Nhà xưởng xây dựng
mới, cải tạo
2.500 0 2.500 0 100
3 Kinh phí hỗ trợ công

nghệ
1.900 1.700 200 1.700 1.700 200
4 Chi phí lao động 1.373,2 300 1.073,2 1.426,9 299,9 1.347
5 Nguyên vật liệu,
năng lượng
11.953,5 3.217,3 8.792,5 15.888 3.237 12.651
6 Thuê thiết bị, nhà
xưởng
0 0 0 680 0 680
7 Khác 495,3 82,7 356,3 225,7 55,7 170

Tổng cộng 22.722 6.500 16.222 24.719,6 5.292,6 19.427
- Lý do thay đổi (nếu có):
+ Xây dựng và cải tạo nhà xưởng: trong 2 năm 2008-2009, kinh tế khủng hoảng
nên các đối tác đã quyết định không xây mới mà chỉ thuê lại nhằm tiết giảm chi phí xây
dựng mà vẫn có ngay địa điểm để thực hiện dự án.
+ Kinh phí mua nguyên vật liệu tăng lên khá nhiều là do đặc điểm của quá trình chế
tạo phôi dùng cho quá trình sản xuất đòi hỏi phải để các phôi đúc trong thời gian dài nhằm
giảm ứ
ng suất dư, tránh biến dạng làm hỏng máy về sau. Do vậy, các đối tác đã quyết định
đầu tư mua trước nhiều nguyên liệu để chế tạo các chi tiết máy cho dự án
+ Các khoản chi khác: giảm các chi phí khác như đi công tác trong và ngoài nước,
mua sắm đồ văn phòng, không ảnh hưởng đển chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.

3. Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài/dự án:
(Liệt kê các quyết định, văn bả
n của cơ quan quản lý từ công đoạn xác định nhiệm vụ, xét chọn,
phê duyệt kinh phí, hợp đồng, điều chỉnh (thời gian, nội dung, kinh phí thực hiện nếu có); văn
bản của tổ chức chủ trì đề tài, dự án (đơn, kiến nghị điều chỉnh nếu có)
Số

TT
Số, thời gian ban
hành văn bản
Tên văn bản Ghi chú
1
305/CV-ĐHBK-
KHCN ngày
06/10/08
Công văn về việc Thay đổi các mục chi của Dự án
KC.05.DA03/06/10

2
190/CV-ĐHBK-
KHCN ngày
06/10/08
Công văn về việc Kế hoạch và kinh phí thực hiện Dự
án KC.05.DA03/06-10

3
343/CV-ĐHBK-
KHCN ngày
26/11/08
Công văn về việc Đề nghị thay đổi các mục chi năm
2009 của Dự án KC.05.DA03/06-10

4
28/CV-ĐHBK-
KHCN ngày
10/02/09
Công văn về việc Đề nghị thay đổi các mục chi năm

2009 của Dự án KC.05.DA03/06-10

5
268/CV-ĐHBK-
KHCN ngày
23/11/09
Công văn về việc Kéo dài thời gian thực hiện của Dự
án KC.05.DA03/06-10

6 921/QĐ-BKHCN
ngày 06/06/07
Quyết định về việc phê duyệt Danh mục dự án sản
xuất thử nghiệm các chương trình KH và CN trọng
điểm cấp nhà nước giai đoan 2006-2010 để xét chọn
giao trực tiếp thực hiện trong kế hoạch năm 2007

7 1342/ QĐ-BKHCN
ngày 09/07/07
Quyết định về việc thành lập Hội đồng KH&CN cấp
Nhà nước tư vấn xét chọn tổ chức và cá nhân chủ trì
thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm để thực hiện trong
kế hoạch năm 2007.

8 25B/CKCT-CV
ngày 26/07/07
Công văn về việc Đề nghị cho thực hiện Dự án SXTN
9 1551/QĐ-BKHCN
ngày 01/08/07
Quyết định về việc phê duyệt các tổ chức, cá nhân
trúng tuyển chủ trì thực hiện đề tài, dự án SXTN năm

2007 (đợt 1).

10 2163/QĐ-BKHCN
ngày 04/10/07
Quyết định về việc thành lập Tổ thẩm định đề tài, dự
án khoa học và công nghệ cấp Nhà nước năm 2007

11 194/VPCT-TCKT
ngày 22/10/07
Công văn về Thủ tục mua sắm tài sản của các đề tài,
dự án.

12 241/VPCT-TCKT Công văn về việc Hướng dẫn lập bảng kê và xác nhận
ngày 04/12/07 kinh phí cho các sản phẩm, nội dung công việc đã hoàn
thành
13 3148/ QĐ-BKHCN
ngày 27/12/07
Quyết định về việc Phê duyệt kinh phí dự án sản xuất
thử nghiệm bắt đầu thực hiện năm 2007 thuộc Chương
trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn
2006-2010

14 02A/CV-ĐHBK-
KHCN ngày
04/01/08
Công văn về việc Ủy quyền ký Hợp đồng dự án số:
03/2007/HĐ-DACT-KC.05.DA03/06-10

15 305/VPCT-HCTH
ngày 28/10/08

Công văn về việc Cho phép điều chỉnh số nội dung
kinh phí của Dự án KC.05.DA03/06-10

16 2464/QĐ-BKHCN
ngày 07/11/08
Quyết định về việc Phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua
sắm vật tư, nguyên vật liệu của dự án “Hoàn thiện thiết
kế và công nghệ chế tạo loạt nhỏ máy phay CNC 3
trục”

17 67/CKCT-CV ngày
1/12/08
Công văn đề nghị thay đổi số lượng và đơn giá mua
nguyên vật liệu năm 2009

18 43/VPCT ngày
17/12/08
Quyết định về việc Điều chỉnh phân bổ dự toán chi phí
ngân sách nhà nước năm 2008

19 61/VPCT-HCTH
ngày 11/03/09
Công văn về việc Đồng ý điều chỉnh số nội dung kinh
phí của Dự án KC.05.DA03/06-10

20 475/QĐ-BKHCN
ngày 01/04/09
Quyết định về việc Phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua
sắm vật tư, nguyên vật liệu của dự án “Hoàn thiện thiết
kế và công nghệ chế tạo loạt nhỏ máy phay CNC 3

trục”

21 2957/QĐ-BKHCN
ngày 22/12/09
Quyết định về việc Điều chỉnh thời gian thực hiện của
đề tài, dự án SXTN KC.05/06-10

22 957/QĐ-BKHCN
ngày 10/06/10
Quyết định về việc Điều chỉnh kinh phí của Dự án
KC.05.DA03/06-10 thuộc chương trình “Nghiên cứu,
phát triển và ứng dụng công nghệ cơ khí chế tạo”

23 304/VPCTTĐ-
THKH ngày
11/06/10
Công văn về việc Giảm dự toán ngân sách và điều
chỉnh một số khoản mục kinh phí của dự án
KC05.DA03/06-10


4. Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài, dự án:
Số
TT
Tên tổ chức
đăng ký theo
Thuyết minh
Tên tổ chức đã
tham gia thực
hiện

Nội dung
tham gia chủ
yếu
Sản phẩm
chủ yếu đạt
được
Ghi chú*
1 Công ty TNHH
Cơ điện tử Bách
Khoa
Công ty TNHH
Cơ điện tử Bách
Khoa
Thiết kế, triển
khai sản xuất,
xây dựng được
quy trình sản
xuất theo ISO-
9001:2008
Máy công cụ
CNC 3 trục
VMC65 và
VMC110
Tham gia
chính
2 Công ty TNHH
Thương mại kỹ
thuật Phương
Đông
Công ty TNHH

Thương mại kỹ
thuật Phương
Đông
Gia công các
chi tiết cho
máy
Các bộ phận
của máy
Tham gia
chính
3 Nhà máy sản
xuất nhựa và cơ
khí Hải phòng
Không Không Không Là khách hàng
sử dụng và
đánh giá sản
phẩm
4 Công ty Cổ
phần kỹ thương
SMV
Không Không Không Chuyển hướng
sản xuất sang
ngành nhựa
5 Công ty
AGMACHINE
TECHNO (Đài
loan)
Công ty
AGMACHINE
TECHNO (Đài

loan)
Hỗ trợ chuyển
giao công nghệ
trong lắp ráp
máy
Hỗ trợ hoàn
thiện báo cáo
chuyên đề
lắp ráp máy
Vai trò cố vấn
công nghệ
- Lý do thay đổi (nếu có): có 2 đối tác không tham gia vào dự án nữa vì họ trở thành khách
hàng sử dụng và đánh giá sản phẩm cho dự án. Có 1 đối tác chuyển hướng đầu tư và sản
xuất sang kinh doanh ngành nhựa

5. Cá nhân tham gia thực hiện đề tài, dự án:
(Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không quá 10
người kể cả chủ nhiệm)
Số
TT
Tên cá nhân
đăng ký theo
Thuyết minh
Tên cá nhân
đ
ã tham gia
thực hiện
Nội dung tham
gia chính
Sản phẩm chủ

yếu đạt được
Ghi chú*
1 Hoàng Vĩnh
Sinh
Hoàng Vĩnh
Sinh
Thiết kế hệ thống Chuyên đề thiết
kế, Báo cáo tổng
hợp
Chủ nhiệm
2 Phạm Đức An Phạm Đức An Phần mềm điều
khiển
Chuyên đề về
điều khiển
Tham gia chính
3 Ngô T. Quỳnh
Chi
Ngô T. Quỳnh
Chi
Kiểu dáng công
nghiệp
Không Chuyển công tác
4 Nguyễn
T.Hồng Minh
Nguyễn T.
Hồng Minh
Gia công tấm
mỏng
Chuyên đề chế
tạo vỏ máy

Tham gia chính
5 Trần Xuân
Thái
Trần Xuân
Thái
Lắp ráp Chuyên đề lắp ráp Tham gia chính
6 Phùng Hải Hà Phùng Hải Hà Quản lý sản xuất Không ở cty SMV nên
chuyển hướng
công việc
7 Giang
Nguyên Tú
Giang
Nguyên Tú
Thiết kế cơ khí Không Chuyển công tác
8 Vũ Đình
Minh
Vũ Đình
Minh
Thiết kế công
nghiệp
Chuyên đề mô
phỏng
Tham gia chính
9 Nguyễn Hữu
Quang
Hệ thống điện
điều khiển
Chuyên đề điều
khiển
Bổ sung. Tham

gia chính
10 Đinh Duy
Khoẻ
Tối ưu hoá kết
cấu
Chuyên đề thiết
kế kết cấu máy
Bổ sung. Tham
gia chính
11 Nguyễn Văn
Hoan
Tối ưu hoá kết
cấu và kiểm định
thiết kế bằng FEA
Chuyên đề mô
phỏng
Bổ sung. Tham
gia chính
Nguyễn Văn
Quân
Xây dựng QTCN
chế tạo
Chuyên đề về gia
công chế tạo
Bổ sung. Tham
gia chính
- Lý do thay đổi ( nếu có): đã nêu ở cột Ghi chú

6. Tình hình hợp tác quốc tế:
Số

TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm, tên tổ chức hợp tác, số
đoàn, số lượng người tham gia )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm, tên tổ chức hợp tác, số
đoàn, số lượng người tham gia )
Ghi chú*
1 02 đoàn công tác tại Đài Loan
(công ty AGMA)
01 đoàn công tác tại Đài Loan
theo kinh phí NSKH
02 đoàn theo kinh phí tự có của
các đối tác


- Lý do thay đổi (nếu có):
Có thêm 02 chuyến công tác sử dụng nguồn vốn tự có. Nguồn kinh phí từ ngân sách đã
được Văn phòng các chương trình đồng ý chuyển sang mua thêm nguyên vật liệu để chế
tạo hoàn chỉnh máy CNC
7. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh

phí, địa điể
m )
Ghi chú*
1 05 buổi hội thảo, 20tr.đ 08 buổi, trong đó có 02 buổi
hội thảo kết hợp với bên
ngoài, 06 buổi nội bộ, kinh
phí tự chi

- Lý do thay đổi (nếu có):
Do việc tổ chức hội thảo tập trung vào chuyên môn sâu theo các nhóm mà không
phổ biến. Do vậy, Dự án đã lấy nguồn vốn tự có để thanh toán.
Nguồn kinh phí dự trù cho hội thảo đã được Văn phòng các Chương trình đồng ý
chuyển sang mua thêm nguyên vật liệu để có thể chế tạo hoàn chỉnh các máy CNC

8. Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu:
(Nêu tại mục 15 của thuyết minh, không bao gồm: Hội th
ảo khoa học, điều tra khảo sát
trong nước và nước ngoài)
Thời gian
(Bắt đầu, kết thúc
- tháng … năm)
Số
TT
Các nội dung, công việc
chủ yếu
(Các mốc đánh giá chủ yếu)
Theo kế
hoạch
Thực tế đạt
được

Người,
cơ quan
thực hiện
1 Quy trình công nghệ thiết kế máy
phay CNC
4/2008-
12/2008
Đạt Trường ĐHBK
HN
2 Quy trình công nghệ chế tạo các
cụm chi tiết lớn chính
8/2008 –
6/2009
Đạt Công ty
Phương đông,
Cơ điện tử
BK, Long
hưng, 3C
3 Quy trình công nghệ lắp ráp cụm
kết cấu máy CNC
10/2008-
12/2009
Đạt Công ty
Phương đông,
Cơ điện tử BK
4 Quy trình công nghệ kiểm tra xuất
xưởng theo ISO9001
6/2009-
6/2010
Đạt Công ty

Phương đông,
Cơ điện tử BK
- Lý do thay đổi (nếu có):

III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
a) Sản phẩm Dạng I:
Số
TT
Tên sản phẩm và chỉ tiêu
chất lượng chủ yếu
Đơn
vị đo
Số lượng
Theo kế
hoạch
Thực tế
đạt được
1 Máy phay CNC VMC65
(bảng thông số kỹ thuật
kèm theo)
cái 10 10 10
2 Máy phay CNC VMC110
(bảng thông số kỹ thuật
kèm theo)
cái 10 10 03
- Lý do thay đổi (nếu có): Về số lượng máy đã bán đến tay người sử dụng là 13 chiếc.
Ngoài ra đã chuẩn bị sẵn sàng nguyên vật liệu chính (gồm các chi tiết thân bệ, cột, bàn
XYZ) đủ cho số lượng còn lại (07 máy). Do nhu cầu của mỗi khách hàng là khác nhau nên
Dự án không chế tạo 1 loạt cả 20 chiếc như kế hoạch mà chỉ có thể chuẩn bị phần kết cấu

cơ khí, còn hệ thống đi
ều khiển phải tuỳ thuộc vào khách hàng cụ thể đặt hàng.

b) Sản phẩm Dạng II:
Yêu cầu khoa học
cần đạt

Số
TT
Tên sản phẩm

Theo kế hoạch Thực tế
đạt được
Ghi chú

1 Bộ tài liệu công nghệ (báo
cáo chuyên đề NC) gồm
thiết kế, chế tạo, lắp ráp, đo
kiểm máy phay CNC loại
VMC65 và VMC110
96 báo cáo
chuyên đề
96 báo cáo
chuyên đề



- Lý do thay đổi (nếu có):

c) Sản phẩm Dạng III:

Yêu cầu khoa học
cần đạt

Số
TT
Tên sản phẩm

Theo
kế hoạch
Thực tế
đạt được
Số lượng, nơi
công bố
(Tạp chí, nhà
xuất bản)
1 Bài báo khoa học 03 04 Phụ lục


- Lý do thay đổi (nếu có):

d) Kết quả đào tạo:
Số lượng
Số
TT
Cấp đào tạo, Chuyên ngành
đào tạo
Theo kế hoạch Thực tế đạt
được
Ghi chú
(Thời gian kết

thúc)
1 Kỹ sư 10 56 2008-2010
2 Thạc sỹ 03 05 2008-2010
3 Tiến sỹ 02 03 2008-2011
- Lý do thay đổi (nếu có):

đ) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng:
Kết quả
Số
TT
Tên sản phẩm
đăng ký
Theo
kế hoạch
Thực tế
đạt được
Ghi chú
(Thời gian kết
thúc)
1 Sở hữu trí tuệ 02 01 2012


- Lý do thay đổi (nếu có): Đã đăng ký được 01 bằng sở hữu kiểu dáng công nghiệp; Đang
đăng ký tiếp 1 kết quả nghiên cứu (giải pháp hữu ích)

e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế
Số
TT
Tên kết quả
đã được ứng dụng

Thời gian
Địa điểm
(Ghi rõ tên, địa chỉ
nơi ứng dụng)
Kế
t quả
sơ bộ
1 Máy phay CNC VNC65 2006-2008 Công ty Phương
Đông (Hải Phòng)
03 chiếc
2 Máy phay CNC VMC65 2008 Công ty Huynhdai
(HCM)
01 chiếc
3 Máy phay CNC VMC65 2008 Công ty MTC (HCM) 01 chiếc
4 Máy phay CNC VMC65 2009 Trường nghề Lilama
Ninh bình
01 chiếc
5 Máy phay CNC VMC65 2010 Trường nghề Tuyên
Quang
01 chiếc
6 Máy phay CNC VMC65 2009 Trường nghề Cơ giới
Ninh bình
01 chiếc
7 Máy phay CNC VMC65 2008 Công ty Roze
Robotech
01 chiếc
8 Máy phay CNC VMC65 2010 Công ty LAMUY 01 chiếc
9 Máy phay CNC VMC110 2009 Công ty LAMUY 01 chiếc
10 Máy phay CNC VMC110 2009 Trường nghề Cơ giới
Ninh bình

01 chiếc
11 Máy phay CNC VMC110 2008 Công ty MTC (HCM) 01 chiếc

2. Đánh giá về hiệu quả do đề tài, dự án mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
- Làm chủ được thiết kế máy công cụ kết cấu kiểu chữ C với hành trình lớn nhất của trục X
tới 1500mm
- Làm chủ được quy trình lắp ráp và hiệu chỉnh máy CNC
- Làm chủ và giải quyết được vấn đề gia công các cụm chi tiết lớn có độ chính xác cao phù
hợp với điều kiện VN

b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
- Giá thành sản phẩm so với Đài loan: VMC65 có giá trung bình khoảng 40.000USD
(bằng 75% so với cùng loại của Đài Loan), VMC110 có giá trung bình khoảng 48.000USD
(bằng 70% so với cùng loại của Đài Loan)
- Về mặt nội địa hoá đạt khoảng 40% các cụm chi tiết chính
- Đã hình thành được 1 s
ố các nhà sản xuất phụ trợ

3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài, dự án:
Số
TT
Nội dung
Thời gian
thực hiện
Ghi chú
(Tóm tắt kết quả, kết luận chính, người
chủ trì…)
I Báo cáo định kỳ
Lần 1 26/03/2008 Dự án đang được thực hiện theo đúng

lịch trình đã đặt ra với các kết quả tốt.
Với nguồn vốn được cấp từ NSKH, Dự
án đã sản xuất được mẫu máy thương
mại VMC 65 đầu tiên.
Lần 2 22/7/2008 Dự án đang được triển khai theo đúng
lịch trình đã đặt ra.

Lần 3 15/3/2009 Dự án đang triển khai đấu thầu mua
nguyên vật liệu chính và thiết bị đo
lường.
Do nền kinh tế khủng hoảng nên tiến
độ thực hiện đã bị chậm hơn so với
thời gian dự kiến của Chủ nhiệm đề tài
Lần 4 30/10/2009 Dự án đã hoàn thành được hầu hết
những công việc đăng ký trong thuyết
minh và hợp đồng. Các sản phẩm của
Dự án đã đáp ứng được những yêu cầu
khắt khe của khách hàng.
Lần 5 29/4/2010 Dự án đã hoàn thành được hầu hết
những công việc đăng ký trong thuyết
minh.
Do thời gian thực hiện Dự án còn lại
ngắn nên Ban chủ nhiệm Dự án đề nghị
không mua thiết bị Laser đo kiểm
Một số kinh phí còn lại như đi công tác
nước ngoài, hội thảo, hội nghị chưa
thực hiện hết đề nghị chuyển sang một
số mục khác.
Các kho
ản chi mua nguyên vật liệu còn

lại và chi phí khác sẽ tiếp tục giải ngân
trong tháng 5/2010.
II Kiểm tra định kỳ
Lần 1 08/04/2008 Nhìn chung những nội dung đã đăng ký
thực hiện đều đã thực hiện đúng và
vượt tiến độ.
Các máy VMC 110 đang tiến hành.
Lần 2 30/7/2008 Dự án đã thực hiện vượt mức kế hoạch,
đã tiêu thụ 03 sản phẩm VMC 65 và đã
có 01 mẫu máy VMC 110.
Lần 3 21/4/2009 Tiến độ thực hiện tốt. Báo cáo nộp
chậm.
Không có Nhật ký dự án và quy chế chi
tiêu nội bộ.
Đăng ký SHTT chưa thấy báo cáo.
Những khó khăn khúc mắc cũng cần có
công văn giải trình.
Lần kiểm tra sau phải có đủ các thành
phần và các CQ phối hợp thực hiện Dự
án tham dự.
Lần 4 02/12/2009 Chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì
cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra
kiến nghị xin kéo dài thời gian thực
hiện dự án.
Không cho phép chuyển kinh phí mua
thiết bị laser sang đúc và gia công.
Làm lại báo cáo và hoàn chỉnh các văn
bản khác có liên quan và gửi lên
BCNCT
Lần 5 29/4/2010 Đề nghị Dự án và CQ chủ trì dùng kinh

phí tự có để thực hiện và đồng ý cho
hoán đổi kinh phí 31 triệu vào nội dung
việc khác.
Đề nghị CQ chủ trì và chủ nhiệm dự án
khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thanh
quyết toán.
III Nghiệm thu cơ sở
Nghiệm thu theo
quyết định số
153/QĐ-ĐHBKHN
của trường ĐHBK
HN
17/7/2010 Đánh giá chung: Đồng ý đề xuất cho
phép báo cáo cấp Nhà nước song cần
sửa lại thuyết minh theo mẫu


MỤC LỤC

Báo cáo thống kê
Mục lục
Mở đầu
Tóm tắt thuyết minh Dự án
Triển khai dự án
Các kết quả của dự án
Kết luận và định hướng phát triển






MỞ ĐẦU

Công nghệ gia công trên các thiết bị điều khiển số CNC đã được nghiên cứu và
phát triển rất mạnh trên thế giới từ thập niên 70 của thế kỷ XX và có sự phát triển nhảy vọt
vào cuối những năm 90. Hiện nay, thiết bị CNC đóng vai trò quan trọng và quyết định đến
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất. Việc thiết kế và chế tạo thiết b
ị CNC
tăng đều đặn hàng năm khoảng 40-60% (nguồn từ Hội Cơ khí Việt Nam) cho thấy nhu cầu
sử dụng ngày càng tăng của thiết bị này. Hiện nay trên thế giới có ba xu hướng nghiên cứu,
thiết kế và chế tạo thiết bị CNC:
Xu hướng thứ nhất: Thiết kế và chế tạo hoàn chỉnh các loại thiết bị CNC phức tạp
và có tính năng ngày càng tinh xảo, có ứng dụng các thành quả
mới nhất về khoa học công
nghệ như: truyền động, bôi trơn, gia công cao tốc, Lấy ví dụ trong lĩnh vực chế tạo máy
công cụ CNC: với các máy phay đầu tiên được điều khiển bằng máy tính PC, với động cơ
bước công suất khoảng trên dưới 1kW với số chuyển động là 2 thì đến nay, việc sử dụng
các động cơ 3 pha được điều khiển bằng biến tần có công su
ất đạt tới hàng chục và hàng
trăm kW và mới nhất là ứng dụng của động cơ tuyến tính đã làm thay đổi bộ mặt của các
thiết bị gia công: nâng cao công suất, kích thước nhỏ gọn và gia tốc chuyển động rất nhanh
và có thể gia công đến 5 chiều và nhiều hơn. Ngoài ra, các thiết bị gia công cao tốc hiện
cũng đang được đưa vào ứng dụng rộng rãi để tăng năng suất gia công. Đ
iển hình của xu
hướng phát triển này là tại các nước Đức, Nhật và Mỹ. Các thiết bị CNC do các nước này
chế tạo có uy tín rất lớn trên thị trường nhờ nhiều tính năng kỹ thuật ưu việt nhưng giá
thành lại cao.
Xu hướng thứ hai: Chỉ thiết kế và chế tạo các bộ điều khiển CNC có thể dùng với
nhiều ứng dụng khác nhau rong công nghệp như Robot, máy công cụ, cắt Plasma, dây
chuyền sản xuất công nghiệp,…. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và điều

khiển, các hệ điều khiển CNC cũng ngày càng hiện đại, linh hoạt, tiện dụng hơn. Ngoài 2
hãng chiếm thị phần lớn trên thị trường bộ điều khiển cho máy công cụ là FANUC (Nhật)
và Heidenhain (Đức), hàng loạt các hệ điều khiển CNC khác cũng được được phát triển
như Siemens, Mitshubishi, Fagor, đã cho thấy các hãng
đang được chú trọng và phát
triển mạnh. Tuy nhiên, xu hướng này đòi hỏi kỹ thuật và tính chuyên môn hóa cao, rất khó
có thể áp dụng cho các nước đang phát triển.
Xu hướng thứ ba: Lắp ráp các thiết bị CNC và triển khai các dịch vụ kỹ thuật. Xu
hướng này tập trung ở các nước có nền khoa học công nghệ phát triển chậm hơn và tại các
nước đang phát triển. Với hai xu hướng trên đòi hỏi cần phải có những nề
n tảng vững chắc
của nhiều ngành công nghiệp như luyện kim, chế tạo máy, điện tử, điều khiển, tin học,
còn xu hướng thứ ba chủ yếu dựa vào tiềm năng con người. Nguyên tắc chung của xu
hướng này là: chỉ có 1 số ít các bộ phận được chế tạo tại chỗ, còn chủ yếu là nhập khẩu
thiết bị sau đó tiến hành lắp đặt, hiệu ch
ỉnh và bán ra thị trường các sản phẩm đã hoàn
chỉnh. Đi đôi với việc lắp ráp đó, sẽ hình thành nên một đội ngũ kỹ sư là những chuyên gia
thực sự về thiết bị CNC đồng thời tạo nên những dịch vụ kỹ thuật sau bán hàng. Đội ngũ
này thực sự cần thiết cho các hãng chế tạo máy CNC. Đài Loan và Trung Quốc là những ví
dụ điển hình cho xu hướng phát triể
n này. Hiện nay, với nhiều công ty lớn và hàng ngàn
các xí nghiệp lắp ráp nhỏ và vừa, Đài Loan đã lắp ráp và cung cấp một số lượng khá lớn
các thiết bị CNC cho thị trường thế giới với chất lượng và giá cả phù hợp, đáp ứng hầu hết
nhu cầu của khách hàng. Singapore và Malaysia cũng là những quốc gia đã chọn hướng
phát triển là hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật. Hầu hết các hãng l
ớn đều có các trụ sở buôn bán và
dịch vụ kỹ thuật đặt tại các nước này để tiến vào thị trường Châu á. Chính phủ của các
quốc gia đang phát triển đều có các dự án nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực thiết kế và chế
tạo thiết bị CNC nói chung và máy công cụ CNC nói riêng. Mục đích của các dự án này là
ngoài việc tạo sự chủ động trong cung cấp thiết bị còn tạo điều kiệ

n để đào tạo kỹ sư có
chuyên môn sâu về lĩnh vực này, từ đó có thể tận dụng được hết ưu thế của công nghệ mới
và của thiết bị CNC.
Xu hướng thứ 3 rất thích hợp với các nước đang phát triển có trình độ khoa học
công nghệ không cao nhưng có lợi thế cạnh tranh về nhân công. Thực tế triển khai tại
Trung Quốc và Đài Loan chứng minh rằng khi đủ khả năng công nghệ để sản xu
ất theo xu
hướng lắp ráp và triển khai dịch vụ kỹ thuật thì lợi thế về giá là một lợi thế cạnh tranh rất
hiệu quả. Ngoài ra, những lợi ích đi kèm như bảo hành, đào tạo, sửa chữa, bảo dưỡng do
dự án sản xuất máy công cụ điều khiển số tại Việt Nam mang lại có những ưu điểm nổi trội
hơn so với nhậ
p máy từ nước ngoài. Đó là những yếu tố quyết định ảnh hưởng tới khả
năng cạnh tranh và sự thành công của dự án.
Xu hướng chung: Mặc dù 3 xu hướng trên có các đặc điểm khác nhau nhưng đều
có chung một mục đích:
- Nâng cao độ chính xác gia công của máy.
- Nâng cao tuổi thọ và độ ổn định của máy.
- Đa dạng hóa chủng loại máy.
- Tích hợp nhiều chứ
c năng trên cùng một máy.
- Tăng tính linh hoạt của cơ cấu thay dao tự động.
- Đa dạng hóa chức năng cho bộ điều khiển CNC.

Dự án SXTN KC.05.DA03/06-10 được thực hiện trong bối cảnh đã có nhiều các đề tài
nghiên cứu về thiết kế và chế tạo máy CNC trước đây đã được thực hiện và có 1 số kết quả
khá tốt như:
- Viện IMI:
Đề tài cấp Nhà nước “Hoàn thiện công nghệ chế tạo máy phay hiện đại,
điều khiển chương trình kiểu F5025 – CNC”, thực hiện năm 2000
- Công ty Cơ khí Hà Nội (HAMECO): Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu thiết kế và

chế tạo máy tiện T18CNC, máy phay P12CNC, máy tiện dạy học T120CNC, máy phay
dạy học M200CNC”, thực hiện năm 2000-2001
- Công ty Cơ khí Hà Nội (HAMECO): Đề tài cấp Nhà nướ
c KHCN.05.DA1 “Nâng
cấp và hiện đại hoá 30 hạng mục thiết bị của Công ty Cơ khí Hà Nội”, thực hiện năm
1997-1998
- Trường ĐHBK Hà Nội: Đề tài cấp Nhà nước KC.05.11 “Nghiên cứu ứng dụng
mạng máy tính song song hiệu năng cao trong việc gia công các bề mặt khuôn mẫu
phức tạp trên máy phay CNC 5 trục”, thực hiện năm 2003-2004
- Viện IMI: Đề tài cấp Nhà nước KC.05.25 “Nghiên cứu thiết kế và ch
ế tạo máy tiện
CNC thay dao tự động”, thực hiện năm 2003-2005
- Trường ĐHBK Hà Nội: Đề tài cấp Nhà nước KC.05.28 “Nghiên cứu thiết kế và chế
tạo máy phay CNC 5 trục có hành trình không nhỏ hơn 600x400x400”, thực hiện
2004-2005
Đó là thuận lợi cũng như cũng là khó khăn khi thực hiện Dự án bởi vì: các kết quả thực
hiện của các đề tài trên mang tính chất còn manh mún, phụ thuộc rất nhi
ều vào trình độ
công nghệ của cơ quan chủ trì, các kết quả không có tính chất kế thừa nhau nên việc sử
dụng lại các nghiên cứu trên gặp nhiều khó khăn.
Chính vì vậy, Dự án SXTN KC.05.DA03/06-10 ngoài những mục tiêu là hoàn thiện công
nghệ chế tạo máy phay CNC 3 trục còn sẽ tập hợp và hoàn thiện lại toàn bộ quy trình thiết
kế và tính toán máy công cụ CNC nhằm tạo tiền đề cho các đề tài nghiên cứu về máy sau
này.
Bản báo cáo tổng kết gồm 2 phần chính:
- Phần thông tin thực hiện dự án: Tóm tắt các thông tin trước khi thực hiện dự án và các
kết quả triển khai thực hiện dự án thực tế
- Phần báo cáo khoa học công nghệ: Tóm tắt 1 số các kết quả nghiên cứu chủ yếu trong
thiết kế và chế tạo 02 m
ẫu máy phay CNC là VMC65 và VMC110. Do khối lượng các

vấn đề trình bày lớn nên phần báo cáo khoa học công nghệ được tách riêng thành 2
quyển dùng cho VMC65 và VMC110 kèm theo quyển báo cáo tổng hợp chính này.
Kèm theo báo cáo là 96 các chuyên đề mà Dự án đã hoàn thành với hơn 600 bản vẽ phục
vụ cho quá trình chế tạo máy CNC ở trong nước.

Với 13 chiếc máy phay CNC đến tay người tiêu dùng trong nước (tính đến tháng 6/2010),
hàng chục các kỹ sư được đào tạo chuyên ngành chế tạo máy, Dự án đã có những thành
công bước đầu. Ban chủ
nhiệm và các thành viên thực hiện Dự án xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ, Phòng Kế hoạch tài vụ của Trường
ĐHBK Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để Dự án có thể triển khai được tốt đẹp.
Thành công này có được cũng là nhờ sự giúp đỡ hiệu quả và quyết liệt của Ban Chủ nhiệm
Chương trình KC.05, Văn phòng các chươ
ng trinh KHCN trọng điểm cấp Nhà nước và các
Vụ, Phòng ban của Bộ KH&CN, sự hỗ trợ kinh phí và nhân lực của các đối tác như công ty
Phương Đông, Công ty BKMech, Công ty Cơ khí Việt Nhật, Công ty Đúc Mê Linh (Viện
Công nghệ), Dự án cảm ơn sự giúp đỡ có hiệu quả của các đối tác sản xuất chính như
Phương Đông, BKMech, Cơ khí Việt Nhật, Đúc Mê linh, Nhựa Hà Nội, Kim khí thăng
long, 3C Electrics, và mong muốn được tiếp tụ
c hợp tác để đưa sản phẩm máy CNC
”Made in Việt Nam” chiếm lĩnh thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu xuất khẩu.

Hà Nội tháng 8 năm 2010
Nhóm thực hiện Dự án KC.05.DA03/06-10

Chương 1. TÓM TẮT THUYẾT MINH DỰ ÁN

1.1. Xuất xứ của Dự án
- Đề tài KHCN cấp Nhà nước, mã số KC.05.11 “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống tính
toán song song hiệu năng cao để lập trình gia công các bề mặt khuôn mẫu trên máy

công cụ CNC”. Nghiệm thu 8/2005 đạt kết quả xuất sắc
- Đề tài KHCN cấp Nhà nước, mã số KC.05.28 “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy
phay CNC 5 trục có hành trình không nhỏ hơn 600x400x400”. Nghiệm thu tháng
4/2007 đạt kết quả khá
Các đề tài trên đã hoàn thành
được các nhiệm vụ có liên quan đến dự án:
• Tính toán đường dụng cụ CAM: phục vụ cho việc ứng dụng máy CNC trong lĩnh
vực khuôn mẫu
• Xây dựng được cơ sở lý thuyết trong việc thiết kế và chế tạo các cụm chi tiết chính
cho máy phay 5 trục
• Thiết kế và chế tạo được mẫu máy cỡ nhỏ (hành trình X = 650mm) từ đó tạo được
tiền đề cho dự án này

1.2. Luận cứ về tính cấp thiết, khả thi và hiệu quả của Dự án
1.2.1. Công nghệ lựa chọn của Dự án
Hiện tại, trong nước cũng đã có một số cơ sở có thể tự thiết kế và chế tạo máy công cụ
CNC song chỉ ở mức đơn chiếc, chưa có hệ thống kiểm soát chất lượng toàn diện máy
CNC. Lựa chọn công nghệ nh
ư sau:
- Công nghệ thiết kế và sản xuất máy công cụ CNC do dự án sử dụng là công nghệ
của Đài Loan. Đây là công nghệ được chuyển giao từ các hãng sản xuất máy CNC
tại Đài Loan có nghiên cứu và cải tiến để phù hợp với trình độ công nghệ và các
thiết bị máy cái hiện có ở Việt Nam. Công nghệ này bao gồm toàn bộ các khâu từ:
Thiết kế, mô phỏng kiểm tra, chế tạo, lắp ráp, kiểm
định sản phẩm theo tiêu chuẩn
và phân phối sản phẩm thông qua các công ty thương mại chuyên nghiệp. Tuy
nhiên Dự án sẽ có nhiều cải tiến về thiết kế và quy trình lắp ráp, đặc biệt là có các
nghiên cứu chuyên sâu để nâng cao chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm so với
công nghệ gốc
- Khả năng triển khai ở trong nước phù hợp thông qua các kết quả đã triển khai ở đề

tài KC.05.28: sản phẩ
m đã được thiết kế và chế tạo thử nghiệm thành công và đã có
khách hàng đặt hàng.

Thiết kế sơ bộ 3D toàn bộ
máy bằng CAD
Kiểm tra mô hình và hoàn
thiện thiết kế nhờ FEA
Kết xuất bản vẽ chế tạo (2D)
Và bản vẽ QTCN gia công các chi tiết
CAM
Đặt mua ở các nhà
cung cấp có sẵn
Chế tạo theo bản vẽ
và QTCN đã vạch ra
Kiểm tra các
chi tiết sau khi
gia công
Kiểm tra các
chi tiết đặt
mua
Hoàn thiện thiết kế các cụm chi tiết
cơ khí và điều khiển
Thiết kế sơ đồ điều khiển, lựa chọn các
mô đun điều khiển theo yêu cầu khách
hàng và điều kiện biên
Xác định các điều kiện biên: kích thước,
yêu cầu lực cắt, độ chính xác, …
Xác định hình dáng ban đầu của máy
Lắp ráp các cụm chi tiết máy

và cụm điều khiển CNC
Kiểm tra lắp ráp các cụm
Sửa chữa, cạo rà, hiệu
chỉnh thiết kế
Kiểm tra tổng thành máy
sau khi lắp hoàn chỉnh
Gia công cắt thử
Hiệu chỉnh tham số,
bù sai số, ….
Xây dựng hồ sơ kỹ
thuật xuất xưởng,
bao gồm cả hướng
dẫn sử dụng
Sản phẩm
hoàn thiện:
Máy CNC
Không đạt
Không đạt
Đ

t
Đ

t
Đo lường kiểm tra chất
lượng tổng thành máy

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức công nghệ sử dụng trong dự án
1.2.2. Lợi ích kinh tế, khả năng thị trường và cạnh tranh của sản phẩm Dự án
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2006, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng

721 máy công cụ CNC các loại, trong đó khoảng 496 là từ Đài Loan, còn lại là từ Trung
Quốc và các nước khác. Về các dịch vụ sửa chữa máy công c
ụ CNC, hiện chỉ có 1 vài
nhóm nhỏ mang tính chất tự phát, chủ yếu là sửa chữa các thiết bị CNC rất cũ, phần lớn là
bộ điều khiển Fanuc 6M và O-M ra đời vào những năm 1970. Với các bộ điều khiển CNC
khác hầu như chưa có đội ngũ sửa chữa bảo trì. Điều này làm cho các khách hàng tại Việt
Nam gặp nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng các thiết bị CNC. Qua đánh
giá và phân tích, từ 2006-2010 là giai đoạn đầu tư rất lớn của các doanh nghiệp ở trong
nước nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm nội địa trước tình
trạng các sản phẩm của nước ngoài đang tràn ngập thị trường.
- Sản phẩm của dự án sẽ có thể chiếm l
ĩnh được thị trường bởi vì:
+ Nguồn nguyên liệu chính được sử dụng trong nước
+ Các khâu quan trọng (yêu cầu nhiều chất xám) gồm thiết kế, chế tạo và lắp ráp được
thực hiện ở trong nước nên giảm được giá thành chế tạo.
+ Có sự hỗ trợ về mặt cung cấp linh phụ kiện của chính hãng (tại Đài Loan và Nhật
bản)
+ Có sự hỗ trợ của các công ty thươ
ng mại hàng đầu ở Việt Nam với chủ trương
“Người Việt dùng hàng Việt Nam”. Hàng Trung Quốc giá rẻ đã bắt đầu không phải là lựa
chọn của nhà đầu tư do lo ngại chất lượng kém và tính an toàn của các thiết bị. Đây là cơ
hội để hàng Việt Nam công nghệ cao, chất lượng tốt có thể dần lấy lại vị thế.
- Khả năng mở rộng thị trường, h
ướng tới xuất khẩu: sản phẩm của dự án sẽ tuân theo các
tiêu chuẩn về kết cấu cơ khí và bộ điều khiển của Đài Loan và Châu Âu (có dự trù kinh phí
để thực hiện mời các chuyên gia sang để hướng dẫn theo các yêu cầu trên). Do vậy, với lợi
thế có giá thành cạnh tranh, chất lượng tương đương Đài Loan, sản phẩm của dự án có thể
xâm nhập vào thị trường xuất khẩu hàng hoá công ngh
ệ cao của Việt Nam trong thời gian
sắp tới.

1.2.3. Tác động của kết quả Dự án đến kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng
Dự án sẽ có tác động rất mạnh mẽ đến kinh tế và xã hội ở trong nước ở các điểm sau:
- Đối với giáo dục: tác động này có thể nói là rất lớn. Hiện tại, các trường dạy nghề
và cả ở Đại học, Cao đẳng (gầ
n 1000 trường các loại) là một thị trường rất tiềm
năng. Việc đào tạo chuyển giao công nghệ cho các giáo viên của chuyên gia thường
chỉ khoảng 3-5 ngày, tài liệu toàn bằng tiếng Anh, không có giáo trình giảng dạy
chuyên dùng,… đã làm cho các giáo viên ngại sử dụng vì sợ sẽ làm hỏng các thiết
bị đắt tiền – vấn đề trách nhiệm cá nhân. Bên cạnh đó, hầu hết chuyên gia đều
không hướng dẫn cách bảo dưỡng và bảo trì, nếu hỏ
ng các trường cũng không biết
cần phải mua đồ thay thế ở đâu dẫn đến tình trạng đắp chiếu của các thiết bị CNC.
Nếu dự án thành công sẽ góp 1 phần công sức để xoá tan sự lo ngại này, nâng cao
được khả năng tự chủ trong hoạt động đào tạo cho các trường dạy nghề và nghiên
cứu.
- Đối với ngành công nghiệp khác: Đảm bảo cung cấp các sản phẩm công nghệ cao
cho ngành Cơ khí chế tạo, góp phần nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh
sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước. Phần gia công cơ khí hiện vẫn chiếm
đến 90% là gia công vạn năng, yêu cầu tay nghề và tâm lý của người thợ nên chất
lượng không đồng đều, giá thành cao, sản lượng và chủng loại không đa dạng. Nếu
chuyển sang gia công CNC thì những vấn đề trên sẽ bị loại bỏ.
- Tiết ki
ệm được nhiều ngoại tệ do không phải nhập khẩu các máy công cụ CNC
tương tự. Riêng trung tâm gia công đứng, năm 2005, Việt Nam đã nhập 190 chiếc
thì năm 2006 đã phải nhập 246 chiếc từ Đài Loan. Dự kiến 2007 và 2008, Việt
Nam sẽ nhập khẩu khoảng gần 800 chiếc từ Đài Loan. Còn nhập khẩu từ Đức năng
2006 khoàng 60 chiếc. Bên cạnh đó, việc đào tạo và chuyển giao công nghệ do dự

án thực hiện trực tiếp cũng sẽ tiết kiệm được ngoại tệ do không phải mời chuyên
gia nước ngoài đến các công ty Việt Nam để đào tạo.

- Đối với an ninh quốc gia: các thiết bị CNC của dự án hoàn toàn có thể đáp ứng
được các yêu cầu sản xuất phục vụ quốc phòng – trước đây một số các thiết bị CNC
như máy gia công 5 trục, gia công laser đều phải nhập khẩu qua bên thứ 3 do một
số nước không cho phép bán các thiết bị công nghệ CNC cho quân đội nên không
được bảo hành và bảo trì đúng hãng, một số thiết bị đặc chủng bị hỏng đều không
thể sửa chữa được và không có đồ thay thế.
- Đối với các công nghiệp dịch vụ: Hình thành nên một ngành công nghệ chế tạo
cao cấp kèm theo các dịch vụ hoàn chỉnh – có thể làm thay đổ
i hẳn bộ mặt của
ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy ở trong nước, từng bước phục vụ tốt hơn
chính sách “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Chính phủ.
- Các ngành công nghiệp phụ trợ: như khuôn mẫu, nhựa, đúc, chế tạo máy,… cũng
dần được nâng cấp để có thể cung cấp các phụ kiện cho ngành công nghệ chế tạo
máy. Từ đó tạo ra công ăn việ
c làm cho người dân, nâng cao uy tín của sản phẩm
Việt Nam trên thị trường thế giới.
1.2.4. Năng lực thực hiện Dự án
* Xét về năng lực công nghệ: có thể nói, công nghệ trong nước hiện đang ở mức rất thấp so
với mặt bằng công nghệ của các nước xung quanh như Thái Lan, Đài Loan, Trung quốc,
Malaysia, Singapore. Tuy nhiên, có 1 số công ty trong nước đã đầu tư khá lớn đề dần hoàn
thiện các công nghệ chính như
: đúc gang (Cơ khí Hà Nội, Cơ khí Việt Nhật,…), gia công
sản phẩm lớn với các thiết bị CNC có độ chính xác cao và hành trình lớn (Nam Triệu, Cơ
khí Hà Nội, Kim khí Thăng Long,…). Với công nghệ hiện có, Ban chủ nhiệm dự án sẽ
hoàn thiện các thiết kế để có thể chế tạo được với các dây chuyền và thiết bị trên. Theo
đánh giá của chuyên gia hãng AGMA (Đài Loan), việc chế tạo các cụm chi tiết cơ khí
chính ở Việt Nam hoàn toàn có th
ể được trong điều kiện các thiết kế phù hợp. Điểm mấu
chốt về công nghệ chính là khả năng quản lý công nghệ. Ban chủ nhiệm dự án sẽ chính là
người điều phối chung theo mô hình tương tự phương thức quản lý của các công ty tại Đài

Loan – mô hình đã đưa Đài Loan thành 1 con rồng Châu Á (hình 1.2)
* Xét về năng lực tài chính: Với cam kết của các đối tác trong dự án được kèm theo thuyết
minh này, ngu
ồn vốn kinh phí sẽ được đảm bảo đầy đủ theo đúng tiến độ giải ngân.
* Việc phân phối sản phẩm, phân chia lợi ích và chia sẻ rủi ro: Các đối tác cũng đã nhất trí
thống nhất chung về các điểm sau:
- Phân phối sản phẩm: thông qua các kênh phân phối là các công ty thương mại (bao
gồm: Công ty Thương mại Cổ phẩn Hữu Hồng, Công ty TNHH Thương mại Tài Lương,
3C, và một số công ty thương mại khác). Các công ty trên có trách nhi
ệm đặt hàng và trả
tiền hàng theo đúng luật kinh tế đã quy định (từ 30-50% giá trị sản phẩm) và có trách
nhiệm tìm kiếm khách hàng.
- Sở hữu trí tuệ: Cơ quan chủ trì và Cá nhân Chủ nhiệm Dự án nắm giữ bản quyền các
sản phẩm do Dự án tạo ra theo luật chuyển giao công nghệ. Các cán bộ tham gia khác chỉ
thực hiện các việc do Dự án giao cho, không liên quan đến vấn đề bản quyền. Các bên
khác sẽ được hưở
ng hoa hồng thông qua các hợp đồng bán hàng cụ thể.
- Các bên đối tác tham gia đều đã xem xét và hiểu rõ được các rủi ro có thể xảy ra khi
thực hiện dự án này và chịu trách nhiệm trước các rủi ro do chủ quan và sẽ tự thoả thuận về
mức bồi thường thông qua các hợp đồng kinh tế cụ thể. Các rủi ro do khách quan như thiên
tai, chiến tranh, sẽ do các bên tự chịu, không đòi hỏi bồi thường.
- Phân chia lợi nhuận: lợi nhuậ
n sẽ được phân chia trên cơ sở chi phí thông qua các hợp
đồng kinh tế kỹ giữa dự án với các đối tác.
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức thực hiện dự án
Với sơ đồ tổ chức như hình 1.2, có thể nhận thấy có những ưu điểm sau:
- Tận dụng được thiết bị công nghệ và công nhân sẵn có của các đối tác ==> giảm giá
thành đầu tư và nhanh chóng nắm vững các công nghệ chế tạo để đưa được sản phẩm ra thị
trường
- Tổ chức từ khâu sả

n xuất, chế tạo, kiểm định và phân phối sản phẩm có bảo hành một
cách khép kín chuyên nghiệp. Nói một cách khác là hình thành được một mạng lưới cung
cấp đầy đủ các loại dịch vụ có liên quan đến CAD/CAM/CAE/CNC nhằm phục vụ khách
hàng có thể sử dụng tốt nhất máy CNC do dự án chế tạo ra.
- Dần dần hình thành một thị trường các nhà sản xuất vệ tinh chuyên cung cấp các phụ
tùng phụ kiện cho dự án và cho cả
quá trình thay thế sửa chữa về sau.
Tuy nhiên, vấn đề quản lý có một ý nghĩa rất quan trọng bởi vì chỉ cần 1 trong các nhà
cung cấp chậm, sai yêu cầu kỹ thuật hoặc sai kế hoạch có thể làm ngưng trệ sản xuất của
toàn bộ hệ thống.
Giải pháp khắc phục gồm một số các giải pháp như sau:
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất dựa trên dự báo về
thị trường. Giải pháp này có tính an toàn
cao song đòi hỏi cần có thời gian khảo sát và đánh giá thị trường để từ đó đưa ra định
hướng cho việc xây dựng kế hoạch sát với nhu cầu thực tế.
+ Tìm ít nhất 2 nhà cung cấp cùng 1 loại chi tiết và dịch vụ. Giải pháp này khả thi và đơn
giản. Tuy nhiên, hiện tại ở phía Bắc, số lượng các nhà cung cấp phụ tùng và dịch vụ rất ít
và không chuyên nghiệp nên cầ
n có những mối quan hệ rộng và tốt để đảm bảo mối quan
hệ sản xuất liên tục.
+ Đầu tư cổ phần vào nhà sản xuất để nâng cao năng lực đồng thời tạo sự gắn kết với dự
án. Giải pháp này sẽ được áp dụng sau khi dự án bước vào giai đoạn sản xuất ổn định bởi
vì nó tạo thành mối liên kết chặt chẽ nh
ất.
Các công ty phối hợp chính sẽ chịu trách nhiệm hoàn thiện các công nghệ để phù hợp với
điều kiện thực tế, nhập khẩu các phụ tùng nguyên vật liệu cần thiết và tiến hành sản xuất
máy CNC.
1.2.5. Khả năng ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng kết quả của Dự án
* Phương án tổ chức sản xuất:
- Cơ quan chủ trì và Ban chủ nhiệm dự án sẽ là bên quả

n lý và điều phối chung cho
toàn bộ. Nhiệm vụ chính là xây dựng các đầu bài cần nghiên cứu và các công nghệ
cần hoàn thiện. Việc đặt hàng nghiên cứu và sản xuất với các Tổ chức tham gia sẽ
thông qua các hợp đồng kinh tế cụ thể với các kết quả cụ thể.
- Công ty TNHH Cơ điện tử Bách Khoa: đối tác chính chịu trách nhiệm hoàn thiện
các thiết kế VMC65 và thiết kế mới VMC110, thiết kế
và lắp đặt hệ thống điều
khiển CNC, đào tạo hướng dẫn sử dụng và dịch vụ sau bán hàng (sửa chữa, bảo
hành,…)
- Công ty TNHH Phương Đông, Nhà máy sản xuất Cơ khí và Nhựa, Công ty CP Kỹ
thương SMV và một số công ty sản xuất khác: các đối tác chịu trách nhiệm gia
công các bộ phận cơ khí và lắp ráp loạt nhỏ để đưa ra thị trường. Việc tìm kiếm các
công ty vệ tinh nh
ư đúc gang, gia công cơ khí sẽ do đối tác này chịu trách nhiệm và
giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án.
- Các công ty thương mại: chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, thực hiện nhiệm
vụ đấu thầu và bán hàng đến tay người sử dụng. Công ty Cơ điện tử Bách Khoa sẽ
chịu trách nhiệm bảo trì bảo dưỡng cho các sản phẩm của dự án trong khi thực hiện
dự án và sau khi dự án hoàn thành.
* Mô hình hoạt động mở
rộng sau khi thực hiện dự án: Sau dự án, nếu các đối tác tham gia
dự án có mong muốn nhận chuyển giao dự án thì Cơ quan chủ trì và Ban chủ nhiệm dự án
cũng sẽ thực hiện việc chuyển giao công nghệ thông qua một công ty cổ phần, trong đó, cơ
quan chủ trì và Ban chủ nhiệm sẽ nắm một phần cổ phần và chịu trách nhiệm cung cấp các
kết quả đã nghiên cứu cho công ty cổ phẩn. Lợi nhu
ận sẽ được tính theo luật của Nhà nước
về công ty cổ phần.
1.3. Mục tiêu, nội dung và phương án triển khai dự án
1.3.1. Mục tiêu:
- Hoàn thiện tài liệu thiết kế và quy trình công nghệ chế tạo máy phay CNC 3 trục

với quy mô loạt nhỏ máy phay CNC 3 trục.
- Số lượng máy CNC 3 trục dự kiến sẽ là 10 chiếc/loại (gồm 2 loại máy là VMC65
và VMC110)
1.3.2. Nội dung công việc: Dự án sẽ gồm 04 quy trình công nghệ chính:
-
Quy trình công nghệ thiết kế: ứng dụng các phần mềm thiết kế 3D mới nhất để thiết
kế hình dáng công nghiệp và kết cấu cơ khí của sản phẩm. Các phần mềm phân tích
phần tử hữu hạn FEM sẽ được sử dụng để đánh giá chất lượng thiết kế thông qua
việc mô phỏng các bài toán: dao động, biến dạng, ứng suất dư,… từ đó tối ư
u hoá
kết cấu máy.
- Quy trình công nghệ chế tạo (bao gồm cả đúc gang): bao gồm tất cả các nguyên
công, tham số công nghệ (máy, dao và chế độ cắt) phù hợp với các thiết bị gia công
hiện có để có thể gia công được các kết cấu máy đã được thiết kế. Quy trình này
cũng tính đến việc tạo mẫu gỗ và quá trình đúc gang phù hợp với công nghệ đúc
khuôn cát nhựa tại khu vực phía Bắc và tay nghề v
ận hành máy của người thợ Việt
Nam để có thể đạt được các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
- Quy trình công nghệ lắp ráp: đây là quy trình công nghệ quan trọng nhất vì nó ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Các nghiên cứu của đề tài KC.05.28
đã đưa ra được một QTCN lắp ráp phù hợp với điều kiện trong nước: thực hiện
bằng tay với các dụng cụ lắp đơn giản nhưng sản phẩm có thể đạt được độ chính
xác cao.
- Quy trình công ngh
ệ kiểm tra xuất xưởng: các phương án đo kiểm và các tiêu chí
đo kiểm sẽ là thước đo phản ánh chất lượng của sản phẩm. Công nghệ này cần có
sự trợ giúp của các chuyên gia nước ngoài.
1.3.3. Phân tích những vấn đề mà Dự án cần giải quyết về công nghệ
Có thể nhận thấy: các kết quả của đề tài KC.05.11 và KC.05.28 mới chỉ là bước đầu bởi vì
còn rất nhiều các bài toán công nghệ mà dự

án sẽ cần phải tiếp tục giải quyết. Có thể kể
đến 1 số các vấn đề chính cần giải quyết trọn vẹn mới có thể đảm bảo được chất lượng sản
phẩm ổn định:
- Vấn đề tiêu chí đánh giá thiết kế kết cấu máy: hiện tại, các kết quả nghiên cứu của
các đề tài mới chỉ dừng ở mứ
c độ kiểm tra đơn giản trên máy tính, chưa có nghiên
cứu đo lường thực tế. Bên cạnh đó, tiêu chí đánh giá thiết kế cũng cần được nghiên
cứu đầy đủ hơn để có thể thiết kế nhiều loại máy mới mà không phải mò mẫm, sao
chép mà không hiểu gì cả.
- Tối ưu hoá các kết cấu: giảm vật liệu, nâng cao độ ổn định và chính xác. Trước
đây, các đề tà hoàn toàn chưa
đặt vấn đề này do thời gian, kinh phí và mức độ phức
tạp cao. Dự án sẽ từng bước giải bài toán này.
- Vấn đề chế tạo hàng loạt từ nhỏ đến lớn: gia công 1 vài chi tiết với số lượng ít sẽ
khác rất nhiều khi gia công hàng loạt dù là loạt nhỏ bởi vì khả năng lắp lẫn là điểm
quyết định đến sự ổn định của chất lượ
ng sản phẩm. Hiện tại, các cán bộ của dự án
cần phải nghiên cứu tiếp tục để hoàn thiện quy trình chế tạo này, đặc biệt là các hệ
thống đồ gá chuyên dùng.
- Vấn đề lắp ráp: do các thiết bị lắp ráp chuyên dụng rất đắt tiền nên công nghệ lắp
ráp chính sẽ vẫn là thủ công bằng tay. Các bước lắp ráp cần được nghiên cứu rất kỹ
lưỡng nhằm loạ
i bỏ các sai số do chủ quan.
- Vấn đề hình thức: đây là điểm quan trọng nhất đối với khách hàng nhưng chưa
được bất kỳ 1 đề tài nào trước đây xem xét đến. Dự án sẽ nghiên cứu 1 phần để có
thể đưa ra hình thức đẹp và phù hợp với tầm cao và sức vóc của người Việt.
- Vấn đề đo kiểm và bù sai số: mới chỉ có 1 nghiên cứu liên quan đế
n vấn đề này ở
các đề tài trước đây. Cần có những nghiên cứu sâu hơn để từng bước có thể đưa độ
chính xác của sản phẩm lên cao hơn nhờ việc khủ các sai số sản xuất và lắp ráp

bằng phần mềm điều khiển.
- Hệ thống hệ thống bảo vệ, làm mát, bôi trơn,…
- Các vấn đề khác: các thí nghiệm đo lường để
đánh giá tổng thành máy, tìm kiếm
các phương pháp gia công để đảm bảo chất lượng các phụ tùng phụ kiện của máy
CNC,…

Các vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết
Xác định các điều kiện biên để thiết
kế và chế tạo một mẫu máy mới
Thiết kế kết cấu cơ khí
Mô phỏng kiểm tra trên máy tính
QTCN chế tạo các chi tiết chính
Phương pháp lựa chọn phụ kiện theo
tiêu chuẩn
QTCN Lắp ráp và kiểm tra trong
quá trình lắp ráp
QTCN đo kiểm và
đảm bảo chất lượng
QTCN gia công thử nghiệm để
kiểm tra tổng thành máy trước khi
xuất xưởng
- Nghiên cứu về các thông số lực cắt, rung động
-Xác định các điều kiện liên kết ràng buộc
- Nghiên cứu về chế độ cắt gọt giới hạn (miền giá trị)
-Xây dựng các bài thí nghiệm đo các điều kiện biên
- Nghiên cứu về cấu trúc máy, các phương pháp chế tạo
- Nghiên cứu về kiểu dáng công nghiệp
- Ứng dụng CAD trong thiết kế
-Xây dựng các thì nghiệm đo: biến dạng, rung động

- Nghiên cứu ứng dụng phần mềm FEM (Ansys, Abacus,…)
- Nghiên cứu xây dựng mô hình tính toán
- Nghiên cứu về các kết quả, dự báo tính tương thích với mô
hình thực tế
-Xây dựng 1 số các mô hình đo thử nghiệm để lấy điều kiện
biên cũng như đặc tính mối ghép nối
- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, đặc biệt là mẫu đúc và
đồ gá gia công cũng như đồ gá kiểm tra
-Xây dựng các phần mềm hỗ trợ chọn các phụ kiện tiêu
chuẩn như ray dẫn hướng, vít me bi, bulong,…
-Xây dựng QTCN gia công phù hợp với điều kiện hiện có để
đảm bảo sản lượng
-Xây dựng QT lắp ráp bằng tay hoàn thiện
- Nghiên cứu chế tạo các bộ đồ gá hỗ trợ quá trình lắp
-Xây dựng các tiêu chí kiểm tra trong từng giai đoạn lắp ráp
-Thiết lập hồ sơ kinh nghiệm giải quyết các sai số gia công
trong khi lắp ráp
-Xây dựng các chỉ tiêu đo kiểm
-Thiết lập hồ sơ kinh nghiệm để chuẩn đoán lỗi tổng thành
và các biện pháp khắc phục
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp đo kiểm mới mà không
phải trang bị các dụng cụ đo đắt tiền
-Xây dựng QTCN gia công thử nghiệm
-Xây dựng hồ sơ kỹ thuật xuất xưởng
-Tập hợp các tiêu chuẩn có liên quan đến chế tạo CNC
nhằm đưa chất lượng máy đạt chuẩn quốc tế
Thiết kế hệ thống điều khiển
- Nghiên cứu tổng quát các chức năng của bộ điều khiển
- Tính toán, thiết kế lắp đặt hệ thống điều khiển (kể cả cách
lựa chọn động cơ, driver, cài đặt tham số, lập trình PLC,…)

- Nghiên cứu xây dựng các hệ thống bảo vệ, cảnh báo và
kiểm soát lỗi

Hình 1.3. Các vấn đề cần nghiên cứu

1.3.4. Nội dung, các bước công việc cần thực hiện
NĂM THỨ 1: HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ VÀ CHẾ TẠO SẢN PHẨM THƯƠNG MẠI
VMC65 VÀ SẢN PHẨM THỬ NGHIỆM VMC110
(1) Hoàn thiện công nghệ thiết kế:
- Hoàn thiện các thiết kế của máy phay VMC65 dựa trên các kết quả đã có từ đề tài
KC.05.28. Các vấn đề cần giải quyết bao gồm:
+ Hoàn thiện thiết kế để phù hợp với việc chế tạo loạt nhỏ: làm khuôn cát bằng
mẫu gỗ, chế tạo có sử dụng đồ gá, quy trình lắp ráp và kiểm tra dạng loạt nhỏ
(KC.05.28 là chế tạo đơn chiếc)
+ Hoàn thiện các thiết kế các hệ
thống phụ trợ: thoát phoi, vỏ máy,…
- Thiết kế mới mẫu máy VMC110: do kết cấu lớn hơn (gấp 2 lần) nên các thiết kế
hoàn toàn thay đổi nhằm tránh rung động và biến dạng trong quá trình sử dụng.
- Xây dựng các nội dung nghiên cứu như: kết cấu máy, dao động và biến dạng, tối
ưu hoá điều khiển, thiết kế thẩm mỹ,… để từ đó đặt hàng nghiên cứu. Từ nội dung
này, d
ự án sẽ tiến hành đào tạo các Kỹ sư, Thạc sĩ và Nghiên cứu sinh cho các công
ty và trường ĐH khác. Tiến hành các nghiên cứu để giải quyết các vấn đề đã đặt ra
ở trên nhằm nâng cao chất lượng và độ ổn định của các sản phẩm dự án (hình 1.3)
(2) Hoàn thiện công nghệ gia công các chi tiết chính
- Hoàn thiện công nghệ chế tạo VMC65 với quy mô loạt nhỏ: thiết kế và chế tạo
mẫu gỗ để
chế tạo khuôn cát, sử dụng đồ gá trong gia công, đồ gá hỗ trợ lắp ráp và
kiểm tra.
- Xây dựng QTCN gia công chế tạo cho VMC110: các chi tiết lớn nên phương

pháp gia công cần có những giải pháp công nghệ phù hợp.
- Liên kết với các công ty tại Việt Nam để sản xuất các chi tiết và phụ kiện phục vụ
cho dự án. Việc hợp tác sẽ thông qua các hợp đồng kinh tế cụ thể.
(3) Hoàn thiện quy trình lắp ráp
- Đặt mua các phụ kiệ
n, chi tiết (phụ lục 1) theo đúng yêu cầu của khách hàng và
của thiết kế
- Xây dựng QTCN lắp ráp loạt nhỏ thương mại cho VMC65
- Xây dựng các trung tâm bảo trì và bảo dưỡng các sản phẩm cho dự án.
(4) Chế tạo thử nghiệm các mẫu máy thương mại VMC65
- Liên kết với các công ty thương mại để tạo các kênh phân phối sản phẩm trên toàn
quốc. Các chiến dịch quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của d
ự án.
- Tổ chức đào tạo nghề cho công nhân vận hành CNC của các công ty tại VN. Xây
dựng giáo trình, tài liệu tham khảo bẳng tiếng Việt.
(5) Các hoạt động khác
- Xây dựng (thuê) 01 xưởng sản xuất nhỏ để có thể tiến hành sản xuất quy mô nhỏ
- Tiếp nhận chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý nhà máy sản xuất từ hãng
đối tác Agma
NĂM THỨ 2: HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ VÀ CHẾ TẠO SẢN PHẨM THƯƠ
NG MẠI
VMC110. TIẾP TỤC CHẾ TẠO VMC65 THƯƠNG MẠI
- Tiến hành hoàn thiện các thiết kế cho VMC110 và bắt đầu sản xuất VMC110
phiên bản thương mại. Tổ chức tốt khâu bán hàng thông qua các đại lý và các công
ty thương mại.
- Tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu để nâng cao chất lượng VMC65 và
VMC110, mua sắm các trang thiết bị đo lường để hoàn thiện nốt quá trình kiểm
định tổng thành
- Xây dựng các trung tâm đào tạo, bảo trì tại Hà Nội, TP HCM và mộ
t số nơi khác

1.4. Phương án triển khai

×