Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Giáo án - Bài giảng học tập công nghệ thông tin: Làm thế nào để quản lý ổ đĩa hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.25 MB, 25 trang )

“Chuyên trang dành cho kỹ thuật viên tin học”
CHIA SẺ - KINH NGHIỆM - HỌC TẬP - THỦ THUẬT
Part 7 - Disk Management
Trong bài này tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các thuộc tính của đĩa cứng và công cụ quản lý đĩa cứng Disk
Management vô cùng mạnh mẽ và hữu dụng
1/ Basic Disk
Trong bài này chúng ta sẽ làm quen với Disk Management. Đầu tiên chúng ta cần mắm một số khái niệm cơ bản về
các định dạng ổ đĩa của Windows Trong môi trường Windows ổ cứng được định nghĩa gồm 2 dạng:
Basic Disk: ổ đĩa cơ bản, đây là dạng ở đĩa mặc định khi ta cài Windows
Dynamic Disk: ổ đĩa động, đây là dạng ỗ đĩa sau khi ta nâng cấp ổ Basic lên thành Dynamic, lợi ích của việc nâng cấp
lên ổ động này chính là khai thác các tính năng như RAID-0, RAID-1, RAID-5 mà phần sau sẽ đề cập đến
Các tính năng này chỉ có ổ đĩa Dynamic mới làm được, tuy nhiên khi nâng cấp từ Basic lên Dynamic dữ liệu trên các
phân vùng được bảo toàn, trong khi đó nếu hạ từ Dynamic xuống Basic thì dữ liệu hoàn toàn bị xoá sạch
Do đó tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà bạn chọn cho mình cách Convert đĩa thích hợp.
Để chạy Disk Management bạn nhấp phải vào My Computer chọn Manage
Trong cửa sổ Computer Manager click chọn Disk Management
Trong ví dụ này máy tôi có gắn sẵn 3 ổ cứng độc lập với nhau
Ổ thứ 1 (Disk 0) 19.5Gb: tôi chia làm 2 phần phân vùng thứ nhất là 14.6Gb lấy làm phân vùng chứa hệ thống
(Windows Server 2003), phân vùng thứ 2 chưa định dạng gì cả.
Ổ thứ 2 (Disk 1) ,3 (Disk 2): cùng là 16Gb đây là 2 ổ đĩa mới toanh (vừa mua về) chưa định dạng gì cả
=> Cho nên trong My Computer chúng ta hiện giờ chỉ thấy 1 ổ đĩa System (C) mà thôi
1 of 25
Với ổ đĩa Basic chúng ta có các định dạng sau:
Primary partition: Với mỗi ổ cứng chung ta chỉ được phép chia tối đa là 4 Primary mà thôi phần còn trống sẽ không
được sử dụng. Nên trên thực tế các bạn không nên chia quá 4 Primary, hoặc 3 Primary đầu dung lượng tuỳ chọn với
Primary thứ 4 phải chọn hết
Extended partition: Với Extended chúng ta có thể chia nhiều phân vùng hơn, đây chính là phần mở rộng cho Primary
Unallocated: Phân vùng chưa được định dạng
Để tạo một phân vùng mới bạn nhấp phải vào phần Unallocated chọn New Partition
Trong ví dụ này tôi sẽ tạo một Primary Partition trước
2 of 25


Với dung lượng là 2000Mb tương đương với 2Gb
Tôi đặt tên cho nó là Data1
3 of 25
Tiếp tục tạo một phân vùng mới nhưng lần này là Extended Partition
Chọn Extended partition sau đó chọn Next
4 of 25
Với dung lượng là 2000Mb tương đương với 2Gb
Khi tạo Extended partition bạn nhận thấy rằng phần này sẽ có màu xanh lá và phần này chưa được định dạng thành
một phân vùng nào cả bởi vì như tôi đã nói ở trên Extended này có thể chia ra làm nhiều phân vùng khác nữa.
5 of 25
Để tạo phân vùng mới bạn nhấp phải vào phần Extended partition chọn New Logical Drive
Với dung lượng là 500Mb
Tôi đặt tên cho nó là Data2
6 of 25
Kết quả cho thấy phần phân vùng vừa tạo là 500Mb và phần trống còn lại là 1.46Gb và bạn có thể tiếp tục tạo phân
vùng cho vùng trống này.
2/ Dynamic Disk
Trong phần trên tôi vừa giới thiệu cho bạn cách phân vùng trên ổ đĩa Basic với dạng ổ đĩa này dữ liệu mà chúng ta
lưu trên ổ cứng thực sự không an toàn.
Bạn hãy thử tưởng tượng xem một ngày đẹp trời nào đó ổ cứng bạn không may bị hỏng hoặc các dữ liệu cực kỳ quan
trọng trên phân vùng Data2 bị nhiễm virus trầm trọng dẫn đến các file này không thể đọc được, thật là một chuyện
kinh khủng phải không.
Chính vì thể để đảm bảo dữ liệu được an toàn hơn người khuyến cáo bạn nên sử dụng các công nghệ RAID, các công
nghệ này đang được sử dụng rộng rãi hiện nay nói nôm na rằng chúng giúp ta dự phòng các dữ liệu an toàn hơn bằng
cách tạo một bản sao thứ 2 trên đĩa cứng mà chi tiết thế nào trong phần này ta sẽ đề cập đến, RAID bao gồm 2 dạng:
RAID Hardware: người ta dùng phần cứng để chỉ định việc sao lưu dữ liệu trên ổ cứng, phần này trong bài tôi sẽ
không đề cập đến, nếu muốn tìm hiểu thêm bạn có thể tham khảo các tài liệu của kỹ thuật viên liên quan đến
Mainboard, Card Raid sẽ rõ
RAID Software: ngoài việc dùng phần cứng để làm công việc trên Windows đã tích hợp cho ta công cụ Disk
Management để làm việc này tuy nhiên để làm được việc này trước tiên bạn phải nâng cấp các ổ đĩa Basic lên thành

Dynamic
Để cho thoáng màn hình tôi tạm tắt nút Show/Hide Soncole Tree đi
Bạn chú ý rằng ổ đĩa 1 của bạng đang là Basic còn ổ thứ 2 & 3 đang là Unknown nghĩa là chúng chưa được định dạng
gì cả
7 of 25
Đầu tiên tôi tiến hành khai báo 2 ổ đĩa 2 & 3 cho hệ thống nhận bằng cách nhấp phải vào 1 ổ bất kỳ chọn Initialize
Disk
Chọn Disk 1 & Disk 2
8 of 25
Sau đó chúng ta nâng cấp lần lượt từng ổ đĩa lên Dynamic bằng cách nhấp phải vào ổ địa chọn Convert to Dynamic
Disk
Chọn cả 3 ổ đĩa Disk 1 & Disk 2 & Disk 3
Sau đó nhấp chọn Convert để tiến hành nâng cấp
9 of 25
Chọn Yes
Sau đó Windows sẽ thông báo Restart lại máy bạn chọn OK
Sau khi khởi động chúng ta thấy rằng các ổ đĩa đã chuyển thành Dynamic Disk
10 of 25
Bây giờ mỗi khi tạo phân vùng mới Windows không còn báo là New Partition nữa mà thay vào đó là New Volume
Với ổ Basic chúng ta có 2 tuỳ chọn Primary & Extended như đã nói ở trên trong khi đó với ổ Dynamic chúng ta có 5 tuỳ
chọn:
Simple: đây là dạng độc lập mọi dữ liệu nằm trên định dạng này nếu xảy ra rủi ro sẽ không phục hồi được, định dạng
này tương đương với định dạng Primary ở ổ Basic
Spanned: định dạng này sẽ nối 2 hay nhiều phân vùng của 2 hay nhiều ổ cứng lại với nhau thành một phân vùng duy
nhất với dung lượng từng ổ đóng góp khác nhau, và có tổng dung lượng bằng các phân vùng cộng lại được ứng
dụng nhằm tạo thành một ổ đĩa khổng lồ lưu trữ rất nhiều. Tuy nhiên nếu xảy ra rủi ro dữ liệu sẽ không phục hồi được
Striped: định dạng này sẽ nối 2 hay nhiều phân vùng của 2 hay nhiều ổ cứng lại với nhau thành một phân vùng duy
nhất với dung lượng từng ổ đóng góp bằng nhau, và có tổng dung lượng bằng các phân vùng cộng lại được ứng
dụng nhằm tạo thành một ổ đĩa khổng lồ lưu trữ rất nhiều và tốc độ truy xuất cực nhanh được ứng dụng nhiều trong
phòng Internet. Tuy nhiên nếu xảy ra rủi ro dữ liệu sẽ không phục hồi được

Mirrored: định dạng này sẽ nối 2 phân vùng của 2 ổ cứng lại với nhau thành một phân vùng duy nhất với dung lượng
từng ổ đóng góp bằng nhau, và có dung lượng bằng phân nửa dung lượng các phân vùng cộng lại mà thôi. Tuy nhiên
dữ liệu được an toàn cao vì thực chất dữ liệu luôn được tạo thành 2 bản giống hệt nhau lưu trên 2 ổ cứng, nhưng bù
lại ta phải mất khá nhiều chi phí cho vấn đề này.
RAID-5: định dạng này sẽ nối 3 phân vùng của 3 ổ cứng lại với nhau thành một phân vùng duy nhất với dung lượng
11 of 25
từng ổ đóng góp bằng nhau, và có dung lượng bằng 2/3 dung lượng các phân vùng cộng lại. Tuy nhiên dữ liệu được
an toàn khá tốt vì thực chất dữ liệu luôn được tạo thành 1 bản dự phòng để phục hồi khi có sự cố xảy ra
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể:
Đầu tiên tôi tạo Simple Volume với tên là D1 và có dung lượng là 100Mb
Tiếp đó tôi tạo một Spanned Volume với tên là D2, trong đó ổ cứng 1 góp 100Mb và ổ cứng 2 góp 200Mb
12 of 25
Trong hình chúng ta thấy phần D1 là phần độc lập không liên kết với bất kỳ ổ cứng nào khác
Trong khi đó phần D2 được phân tán tại 2 nơi đó là ổ cứng 1 chiếm 100Mb & ổ cứng 2 chiếm 200Mb, tuy nhiên
trong My computer chỉ hiển thị cho ta thấy một ổ D2 (F:) duy nhất với dung lượng là 300Mb mà thôi
=> Chúng ta khai thác được 300Mb nhưng một trong hai ổ cứng bị hỏng thì dữ liệu hoàn toàn mất trắng
Tiếp theo tôi tạo một Striped Volume với tên là D3, trong đó các ổ cứng đều đóng góp là 100Mb
13 of 25
Trong phần D3 được phân tán tại 3 nơi đó là ổ cứng 1 chiếm 100Mb & ổ cứng 2 chiếm 100Mb & ổ cứng 3 chiếm
100Mb, tuy nhiên trong My computer chỉ hiển thị cho ta thấy một ổ D3 (G:) duy nhất với dung lượng là 300Mb mà
thôi
=> Chúng ta khai thác được 300Mb, với tuỳ chọn này khi ghi chép dữ liệu lên đĩa cứng chúng sẽ trải đều lên cả 3 ổ
nên tốc độ ghi chép là cực nhanh vì mỗi ổ cứng chỉ làm 1/3 công việc mà thôi, nhưng một trong ba ổ cứng bị hỏng thì
dữ liệu hoàn toàn mất trắng
Tiếp theo tôi tạo một Mirrored Volume với tên là D4, trong đó ổ cứng 1 góp 100Mb và ổ cứng 2 góp 100Mb
14 of 25
Trong phần D4 được phân tán tại 2 nơi đó là ổ cứng 1 chiếm 100Mb & ổ cứng 2 chiếm 100Mb, tuy nhiên trong My
computer chỉ hiển thị cho ta thấy một ổ D4 (H:) duy nhất với dung lượng là 100Mb mà thôi
=> Chúng ta chỉ khai thác được 100Mb mà thôi, với tuỳ chọn này khi ghi chép dữ liệu lên đĩa cứng chúng sẽ ghi chép
cẩn thận với cùng một thông tin lên cả 2 ổ cứng nên có tốc độ chậm hơn nhưng một trong 2 ổ cứng bị hỏng thì dữ

liệu ổ kia vẫn còn
Bây giờ bạn để ý ở 2 cột:
Fault Tolerance: khả năng chịu lỗi
Overhead: Dung lượng bị mất đi
Trong các dạng ta làm trước đó thì chỉ có mỗi dạng Mirrored là có khả năng chịu lỗi mà thôi, tuy nhiên nó sẽ mất đi
50% dung lượng
15 of 25
Dạng Morrored dùng để dự phòng các dữ liệu quan trọng, với dạng này ta còn có thể tạo dự phòng cho một ổ đĩa có
trước nào đó mà không cần phải khởi tạo từ 2 phân vùng trắng như các dạng khác. Để thực hiện ta nhấp phải vào một
phân vùng nào đó muốn tạo bản dự phòng chọn Add Mirror , trong ví dụ này là ổ System (C:)
Cửa sổ Add Mirror sẽ yêu cầu bạn chỉ định ổ tạo dự phòng trong ví dụ này tôi chọn ổ số 3 là Disk 2
Windows sẽ tự động tạo một phân vùng mới trong ổ đĩa thứ 3 và tự động Copy toàn bộ dữ liệu trong phân vùng của ổ
thứ 1 sang. Công đoạn này phải mất chút ít thời gian và bạn phải chờ cho nó hoàn tất.
16 of 25
Tiếp theo tôi tạo một RAID-5 Volume với tên là D5, trong đó các ổ cứng đều đóng góp là 100Mb
Trong phần D5 được phân tán tại 3 nơi đó là ổ cứng 1 chiếm 100Mb & ổ cứng 2 chiếm 100Mb & ổ cứng 3 chiếm
100Mb, tuy nhiên trong My computer chỉ hiển thị cho ta thấy một ổ D5 (I:) duy nhất với dung lượng là 200Mb mà
thôi
=> Chúng ta chỉ khai thác được 200Mb mà thôi, với tuỳ chọn này khi ghi chép dữ liệu lên đĩa cứng chúng sẽ ghi chép
lên 2 ổ cứng cùng một lúc & một ổ dùng làm file ảnh để phục hồi nếu một trong 2 ổ trên bị lỗi nên có tốc độ khá
nhanh nhưng một trong 2 ổ cứng bị hỏng thì dữ liệu vẫn còn
Bây giờ bạn để ý ở 2 cột:
Fault Tolerance: khả năng chịu lỗi
Overhead: Dung lượng bị mất đi
17 of 25
Dạng RAID-5 có khả năng chịu lỗi tốt, tuy nhiên nó sẽ mất đi 33% dung lượng
Để chứng minh khả năng chịu lỗi của các định dạng trên bây giờ ta lần lượt tạo các dữ liệu trên các ổ cứng như trong
hình
18 of 25
Sau đó tôi tiến hành gỡ bỏ ổ cứng thứ 3 (Disk 2) ra khỏi máy mà thay vào đó là một ổ cứng thứ 4 mới hoàn toàn và

chưa có định dạng gì. Khởi động Windows vào lại Disk Management ta thấy:
Ổ đĩa thứ 4 đã được Windows nhận dạng là Disk 2 trong khi đó ổ thứ 3 của ta đã là ổ Missing (ví dụ này tương
đương với việc ổ thứ 3 bị hư hoàn toàn)
Nhận xét:
Phân vùng D1 ta định dạng theo Simple dữ liệu không bị ảnh hưởng gì do ổ thứ 1 không hỏng, nhưng nếu ổ thứ 1
hỏng đồng nghĩa phần này mất trắng.
Phân vùng D2 ta định dạng theo Spanned nên khi 1 trong các ổ bị hỏng dữ liệu trên vùng này cũng không còn, trong
ví dụ này do ta chỉ bị hỏng ổ thứ 3 nên phân vùng D2 ta định dạng theo Spanned vẫn không bị ảnh hưởng gì, nhưng
nếu ổ thứ 2 hỏng thì dữ liệu trên vùng này cũng hoàn toàn mất trắng.
Phân vùng D3 ta định dạng theo Striped nên khi 1 trong các ổ bị hỏng dữ liệu trên vùng này cũng không còn, trong
này ổ thứ 3 đã hỏng nên dữ liệu trên vùng này đương nhiên bị mất sạch.
Phân vùng D4, System (C:) ta định dạng theo Mirror nên khi 1 trong các ổ bị hỏng dữ liệu trên vùng còn lại vẫn an
toàn. Nhưng ta không chủ quan mà phải tiến hành ngay việc Add Mirror cho phân vùng này.
Phân vùng D5 ta định dạng theo RAID-5 nên khi 1 trong các ổ bị hỏng dữ liệu trên vùng còn lại vẫn an toàn. Nhưng
ta không chủ quan mà phải tiến hành ngay việc Repair Volume cho phân vùng này.
19 of 25
Sau khi gắn ổ thứ 4 hoàn toàn mới này vào ta phải tiến hành ngay các thao tác phục hồi dữ liệu (thay thế cho ổ thứ 3
đã hỏng) ta làm như sau:
Phần D1, D2, D3 trên cơ bản là không cứu được hoặc không có cơ sở để cứu nên ta không đề cập đến.
Đầu tiên ta phải Initialize Disk ổ cứng thứ 4 (Disk 2) và nâng cấp nó lên thành Dynamic
Trước tiên ta phải xoá phần Mirror bị hỏng của ổ System C đi bằng cách nhấp phải vào vùng System C của ổ đĩa thứ
3 (Missing) chọn Remove Mirror
20 of 25
Cử sổ Remove Mirror sẽ hỏi bạn bỏ phần nào trong ổ thứ 1 (Disk 0) & ổ thứ 3 (Missing) nếu ở đây bạn chọn là Disk
0 thì chẳng những không cứu được dữ liệu từ System C mà trái lại làm mất hoàn toàn vùng này, nên ta chọn Missing
Lúc này Windows sẽ xoá mất phần System C ở ổ Missing và biến vùng System C ở ổ thứ 1 (Disk 0) về thành
Simple, công việc này của Windows đồng nghĩa với việc cho bạn làm lại công đoạn Add Mirror cho System C như đã
hướng dẫn ở trên
21 of 25
Để thực hiện ta nhấp phải vào System (C:) chọn Add Mirror

Cửa sổ Add Mirror sẽ yêu cầu bạn chỉ định ổ tạo dự phòng trong ví dụ này tôi chọn ổ số 4 là Disk 2 và ngồi chờ cho
22 of 25
nó Resynching
Với phần D5 ta nhấp phải vào D5 ở ổ cứng thứ 3 (Missing) chọn Repair Volume
Cửa sổ Repair RAID-5 Volume sẽ yêu cầu bạn chỉ định ổ tạo dự phòng trong ví dụ này tôi chọn ổ số 4 là Disk 2
Trong khi đó phần D3 đã báo Failed có nghĩa là vô phương cứu chữa nên tôi đành ngậm ngùi Delete nó đi
23 of 25
Cuối cùng xem lại thành quả mà ta đạt được, ta rút ra rằng với Mirror & RAID-5 dữ liệu được đảm bảo an toàn hơn
là các dạng khác
Và vào Windows Explore sẽ thấy dữ liệu được an toàn trên Mirror (System C) & RAID-5 (D5)
24 of 25
Cuối cùng là trở lại Disk Management tiến hành Remove Disk Missing đi
OK mình vừa giới thiệu xong phần Disk Management trong 70-290, 70-620 của MCSA.


Công ty TNHH đầu tư phát triển tin học GC Com
Chuyên trang kỹ thuật máy vi tính cho kỹ thuật viên tin học
Điện thoại: (073) - 3.511.373 - 6.274.294
Website:
25 of 25

×