Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ quản lý nhà nước về sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại của bộ công thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.75 KB, 99 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ KẾ HOẠCH







ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC







Đề tài: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU
THỐNG KÊ PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA
BỘ CÔNG THƯƠNG











7981



HÀ NỘI, 6/2010

BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ KẾ HOẠCH







ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC



Đề tài:
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG
KÊ PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA
BỘ CÔNG THƯƠNG




CƠ QUAN CHỦ QUẢN

BỘ CÔNG THƯƠNG
54 HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN
VỤ KẾ HOẠCH - BỘ CÔNG THƯƠNG
54 HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI


CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

THẠC SỸ NGUYỄN THANH HOÀ





HÀ NỘI, 6/2010

1
LỜI NÓI ĐẦU

Chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương là những chỉ tiêu kinh tế quan
trọng trong hệ thống chỉ tiêu quốc gia, được hình thành từ cơ chế kế hoạch
hóa tập trung bao cấp và tồn tại suốt hơn nửa thế kỷ qua. Mặc dù luôn được
bổ sung và cập nhật nhưng hệ thống chỉ tiêu ngành Công Thương còn bộc lộ
những thiếu sót chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, một số chỉ tiêu và phương pháp tính
vẫn còn những bất cập đòi hòi phải có sự thay đổi. Trước và sau khi hợp nhất
hai Bộ: Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp, hai ngành đều sử dụng hệ thống
chỉ tiêu thống kê nằm trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia để thu thập,
chưa xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu th

ống kê riêng của ngành. Vì
vậy, nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương là
vấn đề cấp bách cần phải được thực hiện. Đồng thời, phù hợp với yêu cầu của
Chính phủ tại Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê và nhiệm
vụ trước hết là đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê, trong đó có hệ

thống chỉ tiêu của các Bộ, ngành.
Cùng với hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, việc xây dựng hệ thống
chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương sẽ giúp Bộ Công Thương đánh giá một
cách khoa học và chính xác sự đóng góp của ngành Công Thương đến toàn bộ
nền kinh tế quốc dân, từ đó ngành Công Thương có thể đo lường, tính toán
xác thực và khoa học sự tác động đối với các ngành khác trong nền kinh tế
quố
c dân trong cùng một phương pháp tính của hệ thống tài khoản quốc gia.
Đồng thời, hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương sẽ phản ánh sự
phát triển của Ngành phục vụ công tác điều hành và quản lý nhà nước của Bộ
Công Thương, của Chính phủ, các cấp và nhiều đối tượng dùng tin khác ở
trong và ngoài nước. Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu ngành Công
Thương là cơ sở khoa học để Bộ Công Thương ban hành H
ệ thống chỉ tiêu
thống kê ngành Công thương.
2
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Cùng với hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, việc xây dựng hệ thống
chỉ tiêu thống kê ngành Công thương sẽ giúp Bộ Công Thương đánh giá một
cách khoa học và chính xác sự đóng góp của ngành Công thương đến toàn bộ
nền kinh tế quốc dân, từ đó ngành Công thương có thể đo lường, tính toán xác
thực và khoa học sự tác động đối với các ngành khác trong nền kinh tế quố
c
dân trong cùng một phương pháp tính của hệ thống tài khoản quốc gia. Đồng

thời, hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công thương sẽ phản ánh sự phát triển
công nghiệp và thương mại phục vụ công tác điều hành và quản lý nhà nước
của Bộ Công Thương, của Chính phủ, các cấp và nhiều đối tượng dùng tin
khác ở trong và ngoài nước.
Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu ngành Công thương là cơ sở
khoa họ
c để Bộ công thương biên soạn trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công thương.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
(1) Đối tượng: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về hệ thống chỉ
tiêu thống kê nói chung và hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công thương nói
riêng.
(2) Phạm vi: Nghiên cứu ở phạm vi vĩ mô, phạm vi về thời gian trước
và sau khi sát nhập hai Bộ Công nghiệp và B
ộ Thương mại thành Bộ Công
Thương.
Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và phân tích các thông tin cần thiết liên quan đến việc xây
dựng các chỉ tiêu thống kê công nghiệp và thương mại
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước về thống kê công nghiệp và
thương mại, cập nhật, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới
- Phương pháp phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp;
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, xin ý kiến chuyên gia

3
Nội dung nghiên cứu
- Chương I: Cơ sở khoa học của việc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống
kê ngành Công thương.
- Chương II: Thực trạng việc tổng hợp và sử dụng hệ thống chỉ tiêu
thống kê ngành Công thương thời gian qua.

- Chương III: Đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công thương và
các giải pháp tổ chức thực hiện























4
Phần thứ nhất
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU
THỐNG KÊ NGÀNH CÔNG THƯƠNG
Trong những năm qua, hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương

đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng thông tin về tình hình sản xuất
công nghiệp và hoạt động thương mại phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành,
quản lý ngành của các cấp, các ngành từ Trung ươ
ng đến các địa phương
trong việc phân tích, đánh giá, hoạch định chủ trương, chính sách phát triển
ngành công nghiệp - thương mại, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch
chương trình, các mục tiêu phát triển ngành công nghiệp - thương mại nói
riêng và các mục tiêu kinh tế - xã hội lớn của Đảng và Nhà nước nói chung.
Số liệu tổng hợp từ hệ thống chỉ tiêu không những đáp ứng nhu cầu trong
nước mà một phần đã
đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế giữa Việt Nam với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Chất lượng thu thập thông tin cũng được
nâng cao từng bước và phương pháp thu thập từ hệ thống chỉ tiêu được nghiên
cứu cải tiến ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu chỉ đạo thực tiễn trừ trung
ương đến địa phương và cơ sở.
Tuy vậy, trước yêu cầu chuyển đổ
i cơ chế quản lý công nghiệp và
thương mại khi hợp nhất hai ngành Công nghiệp và Thương mại thành ngành
Công Thương với mục tiêu gắn sản xuất và lưu thông thành một thực thể hữu
cơ; yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt sau khi Việt Nam
là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 và yêu cầu
sự chuyển đổi từ cơ chế
quản lý kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang cơ chế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta với nền kinh tế nhiều
thành phần thì hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công thương được xây dựng
và qua nhiều lần cải tiến từ năm 1996 đến nay đã bộc lộ những nhược điểm,
thiếu sót.
Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thố
ng chỉ tiêu thống kê ngành Công
Thương của Bộ Công Thương là một công cụ sẽ đánh giá một cách khoa học

5
và chính xác tình hình phát triển của ngành, dự báo, để có cơ sở xây dựng
chính sách phát triển ngành, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch Hay đánh giá
sự đóng góp của ngành đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân; ngoài ra, nó cho
phép ngành có thể đo lường, tính toán xác thực và khoa học sự tác động đối
với các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân theo cùng một phương pháp
tính của hệ thống Tài khoản quốc gia.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng thông tin thống kê ngành Công Thương
đã
tăng lên gấp bội cả về số lượng, chủng loại, đối tượng sử dụng, cả về nội dung
thông tin: ngoài các cơ quan quản lý hoạch định chính sách các cấp, còn có
các tổ chức, cá nhân khác thuộc các thành phần kinh tế, các lĩnh vực khác;
ngoài nhu cầu trong nước, còn có nhu cầu của các tổ chức quốc tế, các nhà
đầu tư nước ngoài Do vậy, để đáp ứng yêu cầu của cơ quan Nhà nước các
c
ấp trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách
của ngành cũng như nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức có liên quan
trong và ngoài nước, cần nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu
thống kê ngành Công Thương phù hợp với Việt Nam và tương hợp với khu
vực và thế giới là vấn đề cấp bách để đáp ứng nhu cầu thực tế trong công tác
thống kê ngành mà trước hết là nghiên cứu nh
ững cơ sở lý luận và thực tiễn
của việc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê của ngành Công Thương.
- Về lý luận, cần tiến hành nghiên cứu làm rõ khái niệm, sự hình thành
chỉ tiêu thống kê và hệ thống chỉ tiêu thống kê để từ đó làm cơ sở cho việc
xác định nội hàm của từng chỉ tiêu thống kê.
- Về thực tiễn, cần phải nêu lên các căn cứ th
ực tế, các yêu cầu cấp
thiết của chủ thể quản lý đối với hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công
Thương trong điều kiện hội nhập quốc tế.

I. Những cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu thống kê
1. Khái niệm chỉ tiêu thống kê.
6
Tại khoản 3, điều 3 của Luật Thống kê nước ta ban hành năm 2003 ghi
rõ khái niệm “chỉ tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng con số của nó
phản ánh qui mô, tốc độ, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội
trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể”.
Chỉ tiêu thống kê có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác quản lý
kinh tế nói chung và quản lý nhà nước của ngành Công Thương nói riêng.
Tuy nhiên, bản thân thống kê cũng không thể mô tả hoặc chụp ảnh một cách
đơn thuần, cũng không đi sâu vào việc tính toán tất cả những gì nằm trong
góc độ quan sát của nó mà không có bất kỳ sự lựa chọn nào. Thống kê học đã
xác định đối tượng của nó là: “nghiên cứu mặt lượng trong sự liên hệ mật
thiết với mặt chất của hi
ện tượng xã hội số lớn trong thời gian và địa điểm cụ
thể”. Chỉ thông qua hiện tượng “xã hội số lớn” mà không sa vào các hiện
tượng riêng lẻ thì mới có thể thấy được xu hướng vận động của đối tượng cần
phản ánh. Vì thế, khi lựa chọn các chỉ tiêu thống kê của một ngành nào đó thì
phải tuân theo định hướng nêu trên. Muốn lựa chọn chỉ tiêu thống kê củ
a một
ngành thì cần phải dựa trên cơ sở xác định nhu cầu thông tin của cơ quan
quản lý các cấp từ trung ương đến địa phương để từ đó lựa chọn ra các tiêu
chí thông tin thiết yếu và cơ bản nhất. Tuy nhiên, tiêu chí thông tin thường có
rất nhiều, nhưng không phải bất kỳ tiêu chí nào cũng là chỉ tiêu thống kê.
Những thông tin phi cấu trúc, tức là các thông tin dưới dạng các bài viết thuộc
nhiều thể loại, g
ồm: điều tra tình hình, phân tích, nhận định và dự báo về tình
hình sản xuất công nghiệp hay các bài viết về các diễn biến thị trường hàng
hoá trong và ngoài nước, thì không phải là chỉ tiêu thống kê. Chỉ có những
tiêu chí thông tin dưới dạng chữ số để từ đó xử lý thành các bảng biểu số liệu

tổng hợp đáp ứng yêu cầu của người sử dụng thì mới có thể được lựa chọn
làm ch
ỉ tiêu thống kê.
Để có các chỉ tiêu thống kê, thông thường các tổ chức thống kê phải
dựa trên cơ sở phân tích tổng thể đối tượng cần phản ánh (doanh nghiệp, tập
7
đoàn kinh tế, ngành hàng kinh doanh, ngành kinh tế, ) để chọn ra những đặc
điểm cơ bản nhất của từng đối tượng và gọi đó là tiêu thức thống kê. Tiêu
thức thống kê có hai loại: tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng. Tiêu thức
thuộc tính là tiêu thức không được biểu hiện trực tiếp bằng con số, mà biểu
hiện của nó dùng để phản ánh tính chất của đối tượng cần ph
ản ánh. Ví dụ:
thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, dân doanh, ), giới tính (nam, nữ),
Còn tiêu thức số lượng là tiêu thức được biểu hiện trực tiếp bằng con số. Tiêu
thức số lượng phản ánh những đặc trưng vốn có của đơn vị tổng thể thống kê
thông qua việc cân, đong, đo, đếm được. Ví dụ, số lượng sản phẩm sản xuất ra
tại doanh nghiệp; s
ố lượng sản phẩm hàng hóa được xuất khẩu hoặc tiêu thụ
trên thị trường hàng ngày, tuần, tháng và cả năm của doanh nghiệp; số lao
động đang làm việc các ngày trong tháng của doanh nghiệp; số lượng hạn
ngạch hàng dệt may được phân phối trong tháng; số vụ buôn lậu được phát
hiện trong tuần, Mỗi con số nêu trên gọi là lượng biến và đây là cơ sở để
tổng hợp, phân tích, đánh giá các mặt củ
a tổng thể cần phản ánh thông qua
các phép tính thống kê như cộng, trừ, nhân, chia. Nhiệm vụ của thống kê là
phải chỉ rõ bản chất, qui luật của của hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội.
Vì vậy, cần tổng hợp các đặc điểm về lượng thành những con số của
một số lớn hiện tượng trong thời gian và địa điểm cụ thể, đ
ó là chỉ tiêu thống
kê. Hay nói cụ thể hơn, chỉ tiêu thống kê là những con số chỉ mặt lượng gắn

với mặt chất của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ
thể. Ví dụ: khi nghiên cứu về lưu thông hàng hóa trên thị trường trong nước
thì điểm đáng chú ý nhất khâu bán ra, vì đây chính là mục đích của kinh
doanh thương mại. Tuy vậy, trong khâu bán hàng lại thường có 2 nghi
ệp vụ,
đó là: bán buôn, nghĩa là bán hàng cho doanh nghiệp khác để tiếp tục chuyển
bán và bán lẻ, nghĩa là bán trực tiếp hàng hóa (và dịch vụ tiêu dùng) cho
người tiêu dùng để sử dụng vào đời sống sinh hoạt hàng ngày không mang
tích chất trực tiếp sản xuất hàng hoá. Đối với từng doanh nghiệp thì việc phân
biệt ở đây không có nhiều ý nghĩa. Vì hàng đã được bán ra khỏi phạm vi của
8
đơn vị, dù dưới hình thức bán buôn hay bán lẻ thì hàng cũng đã được chuyển
hóa thành tiền và coi như đã kết thúc một vòng chu chuyển. Thế nhưng, đối
với phạm vi rộng lớn hơn, như ở một tỉnh hay cả nước thì lại khác. Nếu chúng
ta cộng tất cả doanh số bán ra của các doanh nghiệp cả nước để đánh giá kết
quả cung ứng hàng hóa cho xã hội thì con số đó không có nhiều ý nghĩ
a. Bởi
vì chưa loại trừ được lượng hàng hóa bị tính trùng ở khâu bán buôn giữa các
doanh nghiệp thương nghiệp với nhau. Nghĩa là có một lượng hàng hóa vẫn
còn quanh quẩn mà chưa ra khỏi khâu lưu thông. Chỉ khi tổng hợp số liệu về
hàng hóa bán lẻ của tất cả doanh nghiệp của toàn hệ thống đó lại thì mới cho
chúng ta một con số có ý nghĩa. Ở tầm quốc gia, tổng mức lưu chuyể
n hàng
hóa bán lẻ từng tháng, quí và cả năm là chỉ tiêu thống kê rất quan trọng, bởi vì
bán lẻ là khâu cuối cùng của lưu thông hàng hoá và cũng là điểm kết thúc của
một quá trình tái sản xuất xã hội. Chỉ tiêu thống kê này còn làm căn cứ để
thực hiện việc cân đối “tiền - hàng” hàng năm trên bình diện cả nước.
Nguồn thông tin ban đầu để thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê
thường r
ất sinh động và phong phú. Những thông tin dưới dạng số liệu đó có

thể được thu thập thông qua các loại sổ sách ghi chép trong quá trình hoạt
động chuyên môn, nghiệp vụ hàng ngày của các cơ quan quản lý chuyên
ngành. Song nguồn thông tin quan trọng hơn là những số liệu được ghi chép
trong các sổ sách, chứng từ, hóa đơn, vận đơn, phát sinh hàng ngày của các
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập
khẩu và lưu thông hàng hoá - dịch vụ trên thị trường. Nh
ững chỉ tiêu thống kê
được thu thập, tổng hợp từ nguồn thông tin ban đầu như vậy gọi là chỉ tiêu
thống kê sơ cấp. Loại chỉ tiêu thống kê này có vai trò rất quan trọng, vì chúng
phản ánh một cách cụ thể các diễn biến cũng như kết quả hoạt động sản xuất
và kinh doanh thương mại, đồng thời cũng làm cơ sở cho việc xử lý, phân
tích, nhận định, đánh giá và dự
báo tình hình của các cơ quan tổng hợp.
Những chỉ tiêu thống kê được thu thập, tổng hợp từ nguồn thông tin đã được
tổng hợp từ trong các chỉ tiêu thống kê sơ cấp thì gọi là chỉ tiêu thống kê thứ
9
cấp. Ví dụ: chỉ tiêu xuất siêu, nhập siêu hoặc chỉ tiêu xuất khẩu bình quân đầu
người của cả nước, là những chỉ tiêu thống kê thứ cấp.
Như vậy, chỉ có những tiêu thức số lượng, nghĩa là loại tiêu thức biểu
hiện bằng con số thì mới được coi là chỉ tiêu thống kê.
2. Khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống kê.
Ở tầm quốc gia, tổ chứ
c thống kê nhà nước có chức năng và nhiệm vụ
phản ánh toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội thông qua việc theo dõi, tổng
hợp, phân tích, đánh giá các nhân tố cấu thành tổng thể đó một cách liên tục,
khoa học và khách quan. Tuy vậy, như phần trên đã đề cập, thống kê không
chỉ đơn thuần mô tả hoặc chụp ảnh một cách đơn giản, cũng không thể đi sâu
tính toán tất cả những gì nằm trong góc độ
quan sát của nó mà không có sự
lựa chọn nào, trái lại, thống kê lựa chọn những thực tế đặc trưng, điển hình và

quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất xã hội. Hay nói cụ thể hơn là: thống
kê lựa chọn ra một hệ thống các chỉ tiêu thống kê ở tầm quốc gia và đi kèm
theo đó là những qui định về tên gọi, phạm vi, phương pháp tính, kể cả qui
định thống nhất bi
ểu mẫu báo cáo, phân công đơn vị chịu trách nhiệm thu
thập, tổng hợp báo cáo các chỉ tiêu thống kê.
Theo Luật Thống kê năm 2003 thì khái niệm Hệ thống chỉ tiêu thống
kê được quy định như sau:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê bao gồm các nhóm chỉ tiêu thống kê. Mỗi
nhóm chỉ tiêu bao gồm nhiều các ch
ỉ tiêu thống kê cụ thể. Các chỉ tiêu thống
kê được xây dựng trên cơ sở nhu cầu thông tin cho hoạt động quản lý nhà
nước của các cấp, của doanh nghiệp, các tổ chức
10
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp các chỉ tiêu qua đó có thể
phản ánh được đầy đủ các mặt, các tính chất quan trọng nhất của từng bộ
phận, từng yếu tố cấu thành tổng thể. Với những mục đích nghiên cứu khác
nhau, hệ thống chỉ tiêu được cấu thành từ các nhóm chỉ tiêu tương ứng.
Hệ thống chỉ tiêu thố
ng kê có tác dụng lượng hoá các mặt quan trọng
nhất, cơ cấu khách quan và mối liên hệ cơ bản nhất của đối tượng nghiên cứu,
từ đó đưa ra những kết luận thích hợp.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê của mỗi nước được xây dựng phù hợp với
yêu cầu của lý thuyết hệ thống, yêu cầu của so sánh quốc tế, tính hiện đại, tính
hiệu quả và tính kh
ả thi.
Việt Nam đã tồn tại nhiều hệ thống hạch toán nền kinh tế quốc dân
khác nhau (Hệ thống cân đối sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân - The

Material Product System - MPS và hệ thống tài khoản quốc gia - SNA). Từ
1/1/1993 về trước, thống kê Việt Nam áp dụng hệ thống hạch toán theo MPS.
Hệ thống chỉ tiêu này đã phát huy tác dụng tích cực trong nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung và bao cấ
p trước đây để làm chuẩn mực cho việc thu
thập, xử lý, tính toán và báo cáo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp phục vụ
cho các cơ quan Đảng, Nhà nước đề ra các mục tiêu chiến lược và đường lối
chính sách phát triển kinh tế, đồng thời đáp ứng cho nhiều đối tượng cần sử
dụng thông tin khác nhau. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, thự
c hiện đổi mới quản lý kinh tế,
chuyển từ chế độ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước, hệ thống chỉ tiêu này có nhiều nội dung không còn phù hợp từ
1993 ở Việt Nam, SNA được sử dụng thay thế cho MPS, nhằm kịp đáp ứng
với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh tế và xã hội trong nước

ng như quốc tế hiện nay.
Tương ứng gắn với MPS hoặc SNA là các hệ thống chỉ tiêu khác nhau.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê bao gồm không chỉ các chỉ tiêu có trong MPS hoặc
11
SNA mà còn bao gồm các chỉ tiêu khác để phản ánh được toàn bộ quá trình
sản xuất trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nó không ngừng được đổi mới và
hoàn thiện cùng với sự phát triển của sản xuất và trình độ thống kê, yêu cầu
và trình độ quản lý.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là tập hợp những chỉ tiêu thống
kê phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước
Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004
quy định: Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là tập hợp những chỉ tiêu thống
kê phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước để thu thập thông
tin th

ống kê, phục vụ các cơ quan, lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp trong
việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ và đáp ứng nhu cầu thông tin
thống kê của các tổ chức, cá nhân khác.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là xương sống của hoạt động thống
kê và bộ máy thống kê Nhà nước, một mặt thể hi
ện yêu cầu cơ bản nhất, cấp
thiết nhất của xã hội đối với công tác thống kê, mặt khác, làm căn cứ cho việc
xây dựng các chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chương trình điều tra thống
kê quốc gia, chế độ báo cáo thống kê cơ sở và sự phân công, phân nhiệm
trong thu thập, tổng hợp và công bố số liệu thống kê.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành bao g
ồm danh mục
chỉ tiêu, các phân tổ chủ yếu, kỳ hạn báo cáo và phân công thực hiện
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia mới nhất của Việt Nam được ban
hành theo Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ gồm có 274 chỉ tiêu, chia thành 24 nhóm khác nhau.
Trong đó, nhóm thương mại trong nước có 4 chỉ tiêu, nhóm thương mại với
nước ngoài có 9 chỉ tiêu, nhóm công nghiệp có 6 chỉ tiêu.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê B
ộ, ngành, ngoài hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia chung cho nhiều lĩnh vực là hệ thống có phạm vi rộng, phản ánh tình
12
hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước hoặc về các mặt sản xuất vật chất,
dịch vụ, đời sống văn hóa, xã hội, đồng thời cũng phản ánh kết quả quá trình
đổi mới khoa học kỹ thuật và hiệu quả của sản xuất xã hội trong từng tháng,
quí và năm, trong thống kê kinh tế - xã hội còn có nhiều loại hệ thống chỉ tiêu
thống kê như
: hệ thống chỉ tiêu thống kê của từng ngành, từng lĩnh vực hoặc
từng địa phương

Ở các Bộ, ngành và địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý sẽ xây
dựng cho ngành, địa phương một hệ thống chỉ tiêu thống kê để phục vụ riêng
cho ngành, địa phương mình, đồng thời cung cấp thông tin cho hệ thống chỉ
tiêu thống kê quốc gia.
Bộ Công Thương hiện nay chư
a xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
riêng cho ngành, mà chủ yếu sử dụng chỉ tiêu thống kê của ngành Công
Thương trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Bộ Công Thương cùng với
Tổng cục Thống kê trao đổi thông tin, thu thập và tổng hợp số liệu. Hệ thống
chỉ tiêu thống kê này thời gian qua là một công cụ phục vụ cho yêu cầu quản
lý ngành công nghiệp và thương mại, là nhân tố không thể thiếu giúp Bộ
thực
hiện có hiệu quả nhiệm vụ được Thủ tướng chính phủ giao. Ngoài ra nó cũng
phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong việc đánh giá, dự báo
tình hình, xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển ngành Công
Thương trong từng thời kỳ và kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch,
đồng thời cung cấp thông tin cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu.
Như vậy, hệ thống chỉ tiêu thố
ng kê của Bộ Công Thương cũng là một
tập hợp các chỉ tiêu thống kê chủ yếu nhằm phản ánh tình hình và kết quả sản
xuất, kinh doanh của ngành Công Thương trong sự gắn kết với các ngành
kinh tế - xã hội chung của đất nước từng tháng, quí và năm. Trong đó có cả
những chỉ tiêu được sử dụng từ Hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ
thống chỉ tiêu thống kê do Bộ
tự ban hành để tổ chức thu thập.
13
Không phải bất cứ một tổ chức nào cũng có quyền được ban hành hệ
thống chỉ tiêu thống kê. Tại khoản 4 điều 3 của Luật Thống kê nước ta ban
hành năm 2003 ghi rõ: “Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu
thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành”.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ký
quyết định ban hành, còn hệ
thống chỉ tiêu thống kê áp dụng cho Bộ, ngành
do Bộ trưởng hoặc thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ ký ban hành.
Từ những phân tích ở trên, có thể rút ra một khái niệm về Hệ thống chỉ
tiêu ngành Công Thương như sau:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương là tập hợp những chỉ
tiêu thống kê chủ yếu, phản ánh tình hình phát triển công nghiệp và thương
mại chủ yếu của đất nước trong từ
ng thời kỳ, nhằm phục vụ việc đánh giá,
phân tích thực trạng, dự báo tình hình, hoạch định chính sách, chiến lược phát
triển, quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương
mại từng thời kỳ và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê về công nghiệp và
thương mại của các tổ chức, cá nhân.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương bao gồm danh mục chỉ
tiêu, những phân tổ ch
ủ yếu và kỳ hạn công bố của các chỉ tiêu hoặc nhóm chỉ
tiêu thống kê chủ yếu của ngành Công Thương theo hệ thống chỉ tiêu thống
kê quốc gia và hệ thống chỉ tiêu do Bộ Công Thương ban hành.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương là cơ sở để phân công,
phối hợp trong hoạt động thống kê; là căn cứ để xây dựng chế độ báo cáo
thống kê tổng hợp do Bộ ban hành áp dụng cho các c
ơ quan thuộc Bộ, các
doanh nghiệp thuộc Bộ; là căn cứ để xây dựng chương trình điều tra thống kê
ngành Công Thương.
II. Căn cứ thực tiễn của việc lựa chọn chỉ tiêu thống kê ngành Công
Thương
14
Việc lựa chọn chỉ tiêu thống kê phục quản lý nhà nước của ngành
Công Thương phải dựa trên các căn cứ thực tiễn khác nhau như: yêu cầu quản

lý nhà nước của Bộ Công Thương, nhu cầu sử dụng của các đối tượng dùng
tin khác và từ hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia, đồng thời phải căn cứ
vào khả năng đáp ứng của tổ chức thố
ng kê các cấp.
1. Căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Yêu cầu về các chỉ tiêu thống kê của chủ thể quản lý được xác định dựa
trên các căn cứ chủ yếu như: phạm vi, chức năng nhiệm vụ, mục tiêu và
phương pháp quản lý của chủ thể đó.
- Phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương được xác định tại
Đi
ều 1 của Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ, đó là: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và
thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng
lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp,
công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng,
công nghiệp thực phẩm và công nghi
ệp chế biến khác, lưu thông hàng hoá
trong nước; xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương
mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, quản
lý cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán
phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quả
n lý nhà nước về
các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ.
- Nhiệm vụ của Bộ Công Thương cũng được Chính phủ giao tại Điều 2
của Nghị định nêu trên, gồm có 35 nhiệm vụ.
15
Trong đó: các nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước về công
nghiệp và thương mại được tập trung chủ yếu vào 6 nhiệm vụ chung đầu tiên
(từ số 1 đến số 6). Cụ thể như sau:

+ Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị quyết,
nghị định, cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật khác về các ngành,
lĩnh vực thuộc phạm vi quả
n lý nhà nước của Bộ theo phân công của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ.
+ Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến
lược, quy hoạch phát triển tổng thể; chiến lược, quy hoạch ngành và lĩnh vực;
quy hoạch vùng, lãnh thổ và các chương trình phát triển, chương trình mục
tiêu quốc gia, chương trình kỹ thuật - kinh tế, các dự án quan trọng và các văn
bản quy phạm pháp luật khác trong phạm vi các ngành, lĩnh vực do B
ộ quản
lý.
+ Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, các chương trình phát triển các
ngành và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, các vùng, lãnh thổ
theo phân cấp và uỷ quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
+ Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản
lý của B
ộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công
nghiệp và thương mại.
+ Xây dựng tiêu chuẩn, ban hành quy trình, quy chuẩn, định mức kinh
tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ; tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh có
điều kiện thuộc ngành công nghiệp và thương mại theo danh mục do Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.
16
+ Chủ trì thẩm định hoặc phê duyệt, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các dự án đầu tư trong các ngành công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi
quản lý của Bộ.
Từ nhiệm vụ thứ 7 đến thứ 15 là những nhiệm vụ thuộc công tác quản

lý các chuyên ngành về công nghiệp. Cụ thể như: An toàn kỹ thuật công
nghiệp; Cơ khí, luyện kim; Điện, năng lượng mới và năng lượ
ng tái tạo; Dầu
khí; Công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm
vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng); Hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp;
Công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến
khác
Đối với việc phát triển công nghiệp và thương mại địa phương, trong
Nghị định giành riêng nhiệm vụ thứ 16, bao gồm 6 khoản mục.
Các nhiệm vụ còn lại t
ừ thứ 17 đến 35 là qui định cho công tác quản lý
chuyên ngành thương mại và các hoạt động chuyên môn khác, như: lao động,
khoa học kỹ thuất, hợp tác và hội nhập quốc tế, quản lý nhà nước về cạnh
tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá; về xúc tiến thương mại; xây dựng
và thực hiện cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế; ký kết
hoặc gia nhập các điều
ước quốc tế song biên và đa biên giữa Việt Nam với
các nước và các tổ chức quốc tế theo phân công hoặc uỷ quyền của Chính
phủ; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà
nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước trực thuộc Bộ theo quy định của pháp
luật và nhiệm vụ về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiế
u nại, tố cáo, chống
tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực do Bộ
quản lý theo quy định của pháp luật. Quy định việc cấp, điều chỉnh, thu hồi,
gia hạn giấy phép về điện, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất thuốc lá
điếu và các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký khác theo quy định
của pháp luật.
17
Yêu cầu đối với công tác thông tin thương mại và công nghiệp được tập
trung và bao quát tại một nhiệm vụ, đó là: “ thu thập, tổng hợp, phân tích, xử

lý và cung cấp thông tin kinh tế, công nghiệp, thương mại, thị trường, thương
nhân trong và ngoài nước phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ
chức kinh tế”.
Ngoài việc căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương để
lựa chọ
n xây dựng chỉ tiêu thống kê thì phương pháp quản lý ngành Công
Thương hiện nay cũng tác động nhiều đến việc lựa chọn chỉ tiêu thống kê của
Bộ Công Thương. Nhu cầu về các chỉ tiêu thống kê công nghiệp - thương mại
nhiều hay ít, tăng hay giảm trong mỗi thời kỳ còn phụ thuộc rất nhiều vào
phương pháp quản lý. Phương pháp quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý
tác động vào đối tượng quả
n lý nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Hiện nay,
chúng ta đang tiến hành quản lý kinh tế trên cơ sở chuyển sang hướng quản lý
gián tiếp bằng công cụ kinh tế. Nhà nước thống nhất quản lý ngành Công
Thương bằng pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát
triển công nghiệp và thương mại. Tiến tới giảm thiểu công cụ hành chính theo
qui định của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO), như cấp giấy phép, hạn
ngạch, Nhà nước điều tiết hoạt động công nghiệp - thương mại chủ yếu
bằng biện pháp kinh tế và các công cụ khác như: giá cả, tài chính, tín dụng,
thuế, hàng rào kỹ thuật, Cũng vì vậy, không thể yêu cầu các doanh nghiệp
phải báo cáo đầy đủ, thường xuyên các thông tin nhạy cảm về ký kết hợp
đồng kinh tế nói chung và hợp đồng xuất, nhập khẩu nói riêng, c
ũng như báo
cáo số liệu hàng hóa tồn kho tại các doanh nghiệp như thời bao cấp trước đây.
Việc xác định chỉ tiêu thống kê phải căn cứ vào cơ chế quản lý nhà
nước về kinh tế nói chung và quản lý nhà nước về sản xuất công nghiệp và
hoạt động thương mại nói riêng, đặc biệt là thông qua cơ chế giám sát và điều
hành nền kinh tế. Nền kinh tế của Việt Nam hiệ
n đang chuyển sang cơ chế thị

trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau
18
hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế thị trường đã có bước
phát triển khá toàn diện, trong đó tuyệt đại bộ phận các yếu tố đầu vào và đầu
ra của nền kinh tế đều phải thông qua thị trường. Tính tự chủ, chủ động của
các chủ thể kinh tế được tôn trọng, nhất là tự chủ về tài chính, về lựa chọ
n
hình thức sở hữu, ngành nghề, tự ra quyết định kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về các quyết định của mình. Thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng
của công tác kế hoạch. Nền kinh tế hàng hoá phát triển với nhiều thành phần
tham gia. Tăng cường tính tự chủ, năng động của doanh nghiệp không tách
rời sự tăng cường quản lý nhằm giảm thiể
u tác động tiêu cực bởi mặt trái của
nền kinh tế thị trường. Thực tế vừa qua đã cho thấy, đứng trước những diễn
biến bất lợi bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sự điều tiết vĩ mô của
Nhà nước đã phát huy tính tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của thị
trường, bảo đảm được mục tiêu và lợi ích c
ủa nhà nước cũng như toàn xã hội.
Một trong những nội dung cụ thể của cơ chế quản lý kinh tế của nước
ta là quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Ở trung ương, Bộ Công Thương
chịu trách nhiệm quản lý nhà nước ngành Công Thương trên phạm vi toàn
quốc. Đồng thời, ở địa phương, tỉnh và thành phố, quản lý công nghiệp -
thương mại trên địa bàn thông qua hoạt động của Sở Công Thương.
Dựa vào những đặc điểm về phương pháp quản lý nói trên, nhu cầu chỉ
tiêu thống kê cần được xác định làm sao giúp cho chủ thể quản lý cập nhật kịp
thời những thông tin và đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp.
2. Căn cứ vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công
tại Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2005 Thủ
tướng Chính phủ.
Để triển khai thực hi

ện Luật Thống kê đã được Quốc Hội thông qua
năm 2003, có hiệu lực thi hành đầu năm 2004, ngày 24 tháng 11 năm 2005
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ban hành Hệ
19
thống chỉ tiêu thống kê quốc gia bao gồm 274 chỉ tiêu, chia thành 24 nhóm.
Đây là hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước
các cấp trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính
sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Đây
còn là căn cứ để kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã
hội và cung cấp thông tin thống kê cho các t
ổ chức và cá nhân trong và ngoài
nước sử dụng. Các nhóm chỉ đủ để phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu
của cả nước. Phần nhiều trong số đó là chỉ tiêu sơ cấp, đồng thời cũng có
những chỉ tiêu thứ cấp có thể sử dụng công bố được ngay. Tuy vậy, về thời
gian, tần suất công bố thông tin thống kê quốc gia cũng như số lượng các chỉ
tiêu thống kê cũng chưa thể đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ công tác
quản lý nhà nước của các Bộ, ngành. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu Tổng cục
Thống kê phối hợp với các Bộ, ngành trong việc xây dựng Hệ thống chỉ tiêu
thống kê của từng Bộ, ngành. Trước khi Bộ trưởng ký ban hành Hệ thống chỉ
tiêu thống kê phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ, cần ph
ải được sự
thẩm định về mặt chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Thống kê.
Sau Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg nêu trên ra đời, ngày 15 tháng 8
năm 2008 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg
ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành. Trong
đó, riêng Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ báo cáo 3 chỉ tiêu thống kê
thương mại, gồm:
+ Biểu số 71, ký hiệu 01 TM, tên biểu là: Số lượng chợ
+ Biểu số 72, ký hiệu 02 TM, tên biểu là: Số lượng siêu thị và trung
tâm thương mại.

+ Biểu số 73, ký hiệu 03 TM, tên biểu là: Số đơn vị có giao dịch
thương mại điện tử ở mức độ hoàn chỉnh.
20
Nhiệm vụ nêu trên cũng là một trong những căn cứ để xây dựng hệ
thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương.
Ngoài ra, đề tài có tham khảo Dự thảo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia mới thay thế Hệ thống chỉ tiêu thống kê được ban hành theo Quyết định số
305/2005/QĐ-TTg (hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ).
3. Căn cứ vào mục tiêu tăng cường hơn nữa các chỉ tiêu thố
ng kê
phản ánh chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của ngành, sản phẩm
Công tác thống kê ngành Công Thương là lĩnh vực thống kê chuyên
ngành trọng yếu cung cấp những thông tin không thể thiếu cho quản lý nhà
nước các cấp và nhiều đối tượng dùng tin khác ở trong và ngoài nước. Mặc dù
đã có một số đổi mới về hệ thống chỉ tiêu, phương pháp tính, tổ chức thu thập
và ứng dụng công nghệ thông tin nhưng so vớ
i yêu cầu thông tin phục vụ
quản lý nhà nước và thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta,
hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương vẫn còn những hạn chế bất
cập chưa theo kịp với chuẩn mực thông lệ quốc tế, đặc biệt là những chỉ tiêu
phản ánh chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của ngành cũng như của s
ản
phẩm nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách đánh giá được chính xác
vị trí của ngành trong nền kinh tế quốc dân, so sánh ngành Công Thương của
nước ta so với các nước trong khu vực hay tiến trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước đã đạt đến mức độ nào Vì vậy tăng cường các chỉ tiêu
thống kê phản ánh chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của ngành và của sản
phẩm là một trong những căn c
ứ quan trọng để xây dựng hệ thống chỉ tiêu
thống kê ngành Công Thương

4. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của các đối tượng dùng tin khác.
Ngoài việc đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp,
hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương còn giúp ích cho nhu cầu của
21
các đối tượng dùng tin khác. Hiện nay ở nước ta, các đối tượng này cũng rất
đa dạng, bao gồm:
- Các Bộ, ngành tham gia quản lý nhà nước về công nghiệp, thương
mại như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ y tế, Bộ Kế hoạch Đầu
tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước,
- Các tổ chức nghiên cứu và các tổ chức cung cấp thông tin, như: Viện
Chiến lược và chính sách công nghiệp, Viện nghiên cứu công nghiệp - thương
m
ại, Trung tâm thông tin công nghiệp - thương mại, Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam, các trường đại học và các viện nghiên cứu khác,
- Các Hiệp hội ngành hàng, với số lượng hiện lên tới hơn 30 tổ chức
đang rất cần thông tin thống kê công nghiệp và thương mại, như: Hiệp hội Dệt
may, Hiệp hội Da giày, Hiệp hội Hồ tiêu, Hiệp hội Chè, Hiệp hội Điều, Hiệp
hội Cà phê - Ca cao, Hiệp hộ
i chế biến xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hiệp
hội Lương thực, v.v
- Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, hiện nay số Thương
vụ của Việt Nam ở nước ngoài đã có mặt tại 56 nước và trong thời gian tới sẽ
lên đến 60 nước.
- Ngoài ra, còn có các cơ quan truyền thông đại chúng như: đài phát
thanh, đài truyền hình, các báo và tạp chí, các bản tin và các website của các
cơ quan Bộ
, ngành trung ương và địa phương
Tất cả các nhu cầu của các đối tượng trên đây cũng là căn cứ để xem
xét khi xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương.
5. Căn cứ vào khả năng đáp ứng của tổ chức thống kê các cấp

Tất cả những căn cứ nêu trên được xem như là những yếu tố tạo thành
nhu cầu thông tin để xây dựng các chỉ tiêu thống kê ngành Công Thươ
ng. Tuy
vậy, khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các tổ chức thống kê các cấp lại phụ
thuộc khá nhiều vào điều kiện thực tế hiện nay. Cụ thể:
22
- Hệ thống tổ chức thống kê của ngành Công Thương mới được hợp
nhất từ hai Bộ (Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp) trước đây và chưa được
củng cố và kiện toàn lại cho tương xứng với nhiệm vụ mới, cụ thể:
Ở Bộ Công Thương: tuy đã thành lập Phòng thống kê nhưng hiện nay
lực lượng lao động rất “mỏng”, mới chỉ
có 4 người phần lớn là người mới làm
việc và chưa được đào tạo qua chuyên ngành thống kê. Ngoài ra, nhũng người
này còn làm các công tác khác ngoài thống kê như tổng hợp, theo dõi ngành,
địa phương. Nếu chia theo lĩnh vực được phân công thì chỉ có 1 người theo
dõi lĩnh vực thương mại và số còn lại 3 người theo dõi lĩnh vực công nghiệp.
Ở Sở Công Thương: số cán bộ thống kê cũng không nhiều, tính bình
quân mỗi Sở chỉ có 1 người làm công tác th
ống kê. Hiện nay, do các Sở Công
Thương còn đang trong quá trình củng cố tổ chức nên đa số ở các Sở người
làm công tác thống kê còn phải kiêm nhiệm thêm một số việc khác.
Với điều kiện về con người ở cơ quan Bộ cũng như ở các Sở thì việc
mở rộng nội dung và số lượng các chỉ tiêu thống kê của Bộ Công Thương
hiện nay là rất hạn chế.
- Về tổ chức kênh thông tin thống kê của ngành Công Thương vẫn duy
trì như cũ, cụ thể:
* Kênh trực tiếp thu thập thông tin:
Bộ Công Thương chỉ có thể tự tổ chức thu thập, xử lý thông tin thống
kê từ các kênh thông tin như sau:
+ Các báo cáo của các Tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp thuộc Bộ.

+ Các thông tin được tổng hợp từ báo cáo thống kê của các doanh
nghiệp xuất, nhập khẩu cả nước theo chế độ
báo cáo thống kê hiện hành.
+ Các báo cáo do các Sở Công Thương gửi về hàng tháng.
+ Một số thông tin thống kê được tổng hợp từ hồ sơ hành chính của các
đơn vị Cục, Vụ, Viện, trực thuộc Bộ.
23
* Kênh gián tiếp:
Kênh thông tin thống kê chủ yếu về sản xuất công nghiệp và thương
mại nội địa của cả nước của Bộ Công Thương được thu thập thông qua Tổng
cục Thống kê, gồm:
+ Vụ thống kê công nghiệp
+ Vụ thống kê thương mại - dịch vụ - giá cả.
Kênh thông tin thống kê xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu nhận từ Tổng
cục Hải quan.
Nh
ư vậy, việc đáp ứng yêu cầu về các chỉ tiêu thống kê ngành Công
Thương hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào sự phối hợp trao đổi, cung cấp thông
tin thống kê giữa Bộ Công Thương với Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải
quan. Sự phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin thống kê đã hình thành từ
nhiều năm nay do các Vụ đầu mối của các Bộ tự tổ
chức, chưa có bất kỳ một
văn bản qui định cụ thể về việc này. Đây là một trong những hạn chế chủ yếu
khi nghiên cứu đề xuất xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công
Thương.











×