Tải bản đầy đủ (.pdf) (258 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng việt nam triển khai thử nghiệm tại công ty đầu tư xây dựng và thương mại đất việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.97 MB, 258 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

--------

LÊ VIỆT HÀ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
VIỆT NAM - TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM TẠI CÔNG TY
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẤT VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

--------

LÊ VIỆT HÀ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
VIỆT NAM - TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM TẠI CÔNG TY
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẤT VIỆT


CHUYÊN NGÀNH: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
MÃ SỐ: 9340405

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. HÀN VIẾT THUẬN
2. TS. NGUYỄN THỊ BẠCH TUYẾT

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. Hàn Viết Thuận

Tác giả luận án

Lê Việt Hà


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và các thầy cô giáo Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, nhất là các thầy cô trong Khoa Tin học Kinh tế và Viện Đào tạo
Sau đại học. Tác giả chân thành biết ơn PGS.TS. Hàn Viết Thuận và TS. Nguyễn Thị
Bạch Tuyết đã tận tâm và nhiệt tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận án này.

Tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, kế toán trưởng, kế toán viên
các doanh nghiệp xây dựng, các chuyên gia HTTT kế toán đã giúp đỡ, nhiệt tình tham
gia trả lời phỏng vấn, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, cung cấp thông tin bổ ích để tác
giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thực tập sinh và các cộng sự công ty xây
dựng Đất Việt về sự cộng tác, hỗ trợ, chia sẻ, đóng góp cho các hoạt động xây dựng và
triển khai thử nghiệm hệ thống trong quá trình nghiên cứu.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, cán bộ giáo viên trường Đại học
Thương Mại, Khoa HTTT kinh tế và Thương mại điện tử đã quan tâm, tạo điều kiện
giúp đỡ trong suốt thời gian qua.
Tác giả đặc biệt gửi lời tri ân đến gia đình, đồng nghiệp và người thân đã ủng
hộ, thường xuyên động viên khích lệ tác giả hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 2
MỤC LỤC .............................................................................................................. 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... 7
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... 8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... 9
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Các đóng góp mới của luận án .......................................................................... 10
6. Kết cấu luận án .................................................................................................. 10

7. Tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................... 11
8. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 22
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG .......................................................... 24
1.1. Tổng quan hệ thống thông tin kế toán ........................................................... 24
1.1.1. Khái niệm hệ thống thông tin kế toán....................................................... 24
1.1.2. Vai trò của hệ thống thông tin kế toán...................................................... 30
1.1.3. Quy trình hoạt động của hệ thống thông tin kế toán ................................. 31
1.1.4. Nguyên tắc xây dựng hệ thống thông tin kế toán ...................................... 35
1.2. Đặc trưng hệ thống thông tin kế toán ngành xây dựng ................................ 36
1.2.1. Đặc điểm ngành xây dựng Việt Nam ....................................................... 36
1.2.2. Đặc điểm kế toán ngành xây dựng ........................................................... 37
1.2.3. Đặc điểm hệ thống thông tin kế toán ngành xây dựng .............................. 41
1.3. Những mức độ tin học hóa trong hệ thống thông tin kế toán ....................... 45
1.3.1. Hệ thống kế toán thủ công ....................................................................... 45
1.3.2. Hệ thống kế toán bán thủ công ................................................................. 46
1.3.3. Hệ thống thông tin kế toán tin học hóa từng phần .................................... 47
1.3.4. Hệ thống thông tin kế toán tin học hóa đồng bộ ....................................... 48
1.3.5. Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ............................................... 49
1.4. Mô hình kiến trúc và công nghệ xây dựng hệ thống thông tin kế toán ............ 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................... 61


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TIN HỌC HÓA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VIỆT NAM........................ 62
2.1. Mô tả mẫu ....................................................................................................... 62
2.2. Phân tích thực trạng tin học hóa hệ thống thông tin kế toán tại các doanh
nghiệp xây dựng .................................................................................................... 64
2.2.1. Thực trạng về phần cứng và hệ thống mạng ............................................. 64
2.2.2. Thực trạng về phần mềm kế toán ............................................................. 67

2.2.3. Thực trạng về dữ liệu kế toán................................................................... 78
2.2.4. Thực trạng về quy trình nghiệp vụ và chế độ kế toán ............................... 80
2.2.5. Thực trạng về người sử dụng ................................................................... 81
2.2.6. Phân tích sự cần thiết của việc ứng dụng hệ thống thông tin kế toán ........ 82
2.3. Đánh giá thực trạng tin học hóa hệ thống thông tin kế toán ........................ 89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................... 93
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TIN HỌC HÓA
ĐỒNG BỘ CHO CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VIỆT NAM VÀ TRIỂN
KHAI THỬ NGHIỆM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG ĐẤT VIỆT .................... 94
3.1. Cơ sở đề xuất mô hình hệ thống thông tin kế toán tin học hóa đồng bộ ...... 94
3.2. Mô hình chức năng hệ thống thông tin kế toán............................................ 95
3.3. Mô hình công nghệ hệ thống thông tin kế toán............................................ 99
3.4. Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin kế toán tin học hóa đồng bộ ........ 105
3.5. Đặc tả quy trình nghiệp vụ của hệ thống thông tin kế toán tin học hóa đồng
bộ.......................................................................................................................... 112
3.5.1. Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ .......................................... 112
3.4.2. Kế toán chi phí sản xuất ......................................................................... 114
3.4.3. Kế toán lương ........................................................................................ 116
3.4.4. Kế toán tài sản cố định ........................................................................... 117
3.4.5. Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng và bàn giao công trình ............... 120
3.4.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh ..................................................... 121
3.4.7. Báo cáo tài chính ................................................................................... 122
3.4.8. Báo cáo quản trị ..................................................................................... 123
3.4.9. Báo cáo Thuế ......................................................................................... 126
3.5. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán tin học hóa đồng bộ ....... 127
3.5.1. Sơ đồ Use Case tổng quát ...................................................................... 128
3.5.2. Sơ đồ lớp ............................................................................................... 129
3.5.3. Sơ đồ thành phần ................................................................................... 130
3.6. Triển khai thử nghiệm tại công ty xây dựng Đất Việt ................................ 131



3.6.1. Phân tích thực trạng ứng dụng hệ thống thông tin kế toán ...................... 131
3.6.2. Triển khai thử nghiệm hệ thống ............................................................. 133
3.6.3. Đánh giá kết quả triển khai thử nghiệm hệ thống ................................... 146
3.7. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp khi triển khai hệ thống ....................... 149
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................... 149
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................... 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 154
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 161


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AIS
AISC
API
BCQT
BCTC
BPM
BPMN
CCDC
CNTT
CSDL
EAI
ERP
ESB
GTGT
HMCT

HTTT
KTQT
NCC
NNLT
NVL
PTTK
REST APIs
SOA
SOAP
STT
TNHH
TSCĐ
UC
VCCI
WS
WSDL
XML

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Accounting Information System
Accounting Information System
in Construction company
Application Programming
Interface

Hệ thống thông tin kế toán
Hệ thống thông tin kế toán trong

doanh nghiệp xây dựng
Giao diện lập trình ứng dụng

Báo cáo quản trị
Báo cáo tài chính
Business Process Management Quản lý quy trình nghiệp vụ
Business Process Modeling Notation Ngôn ngữ mô hình hóa nghiệp vụ
Công cụ dụng cụ
Công nghệ thông tin
Cơ sở dữ liệu
Enterprise Application Integration Tích hợp ứng dụng doanh nghiệp
Enterprise Resource Planning
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
Enterprise Service Bus
Trục tích hợp doanh nghiệp
Giá trị gia tăng
Hạng mục công trình
Hệ thống thông tin
Kế toán quản trị
Nhà cung cấp
Ngôn ngữ lập trình
Nguyên vật liệu
Phân tích thiết kế
Represent State Transfer
Giao diện lập trình ứng dụng
Applicatoin Program Interface chuyển đổi trạng thái đại diện
Service Oriented Architecture
Kiến trúc hướng dịch vụ
Simple Object Access Protocol Giao thức truy cập đối tượng đơn
giản

Số thứ tự
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định
Use case
Ca sử dụng
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
Web Services
Công nghệ dịch vụ Web
Web Service Definition Language Ngôn ngữ định nghĩa dịch vụ web
eXtensible Markup Language
Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Nhóm ngành xây dựng ........................................................................... 37
Nguồn: tác giả tổng hợp ........................................................................................ 37
Bảng 1.2. Bảng đánh giá mức độ tin học hóa hệ thống thông tin kế toán ................ 51
Bảng 2.1. Thông tin về doanh nghiệp đã tham gia khảo sát .................................... 63
Bảng 2.2. Tỷ lệ dùng phần mềm theo loại hình doanh nghiệp ................................ 68
Bảng 2.3. Thông số kỹ thuật trong phần mềm kế toán ............................................ 70
Bảng 2.4. Danh sách doanh nghiệp tiêu biểu sử dụng phần mềm kế toán ............... 71
Bảng 2.5. Khả năng đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ kế toán ........................................ 73
Bảng 2.6. Ưu điểm và hạn chế của phần mềm kế toán ........................................... 75
Bảng 2.7. Thủ tục đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu ................................................... 78
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp trách nhiệm của người sử dụng ...................................... 82
Bảng 2.9. Đánh giá sự cần thiết của các phân hệ chức năng ................................... 84
Bảng 2.10. Chức năng cần thiết trong Quản lý kế toán xây dựng ........................... 85
Bảng 2.11. Lợi ích triển khai hệ thống thông tin kế toán ........................................ 87

Bảng 3.1. Danh sách trang thiết bị triển khai hệ thống ......................................... 134
Bảng 3.2. Bảng đánh giá kết quả triển khai hệ thống ............................................ 146
Bảng 3.3. Đánh giá hiệu quả triển khai hệ thống .................................................. 148


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ...................................................................6
Hình 1.1. Mô hình tổng quát hệ thống thông tin kế toán......................................... 27
Hình 1.2. Quy trình hoạt động của hệ thống thông tin kế toán................................ 32
Hình 1.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp xây dựng .............. 38
Hình 1.4. Hoạt động nghiệp vụ toán kế toán tại doanh nghiệp xây dựng ................ 41
Hình 1.5. Quy trình xử lý dữ liệu trong hệ thống kế toán thủ công ......................... 45
Hình 1.6. Quy trình xử lý dữ liệu trong hệ thống kế toán bán thủ công .................. 46
Hình 1.7. Quy trình xử lý dữ liệu trong HTTT kế toán tin học hóa từng phần ........ 48
Hình 1.8. Quy trình xử lý dữ liệu trong HTTT kế toán tin học hóa đồng bộ ........... 49
Hình 1.9. Quy trình xử lý dữ liệu trong hệ thống ERP ........................................... 50
Hình 1.10. Mô hình công nghệ hệ thống thông tin tích hợp .................................... 59
Hình 3.1. Mô hình chức năng hệ thống thông tin kế toán ....................................... 96
Hình 3.2. Các phân hệ chức năng trong hệ thống thông tin kế toán ........................ 98
Hình 3.3. Mô hình công nghệ hệ thống thông tin kế toán ..................................... 100
Hình 3.4. Quy trình xây dựng hệ thống thông tin kế toán ..................................... 103
Hình 3.5. Phần cứng và hệ thống mạng ................................................................ 107
Hình 3.6. Cơ sở dữ liệu kế toán trong doanh nghiệp xây dựng ............................. 109
Hình 3.7. Quy trình nghiệp vụ kế toán ngành xây dựng ....................................... 111
Hình 3.8. Kế toán nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ .................................... 113
Hình 3.9. Kế toán xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ..................................... 114
Hình 3.10. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ........................... 116
Hình 3.11. Kế toán tiền lương .............................................................................. 117
Hình 3.12. Kế toán tăng tài sản cố định................................................................ 118
Hình 3.13. Kế toán giảm tài sản cố định............................................................... 119

Hình 3.14. Kế toán đánh giá khấu hao và kiểm kê tài sản cố định ........................ 120
Hình 3.15. Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng ............................................... 121
Hình 3.16. Kế toán xác định kết quả kinh doanh .................................................. 122
Hình 3.17. Quy trình nghiệp vụ lập báo cáo tài chính........................................... 123
Hình 3.18. Quy trình nghiệp vụ lập báo cáo quản trị ............................................ 126
Hình 3.19. Quy trình nghiệp vụ lập báo cáo thuế ................................................. 127
Hình 3.20. Sơ đồ Use Case tổng quát ................................................................... 128
Hình 3.21. Sơ đồ lớp ............................................................................................ 129
Hình 3.22. Sơ đồ thành phần ................................................................................ 130
Hình 3.23. Sơ đồ phần cứng và hệ thống mạng máy tính trong công ty ................ 134
Hình 3.24. Sơ đồ triển khai hệ thống .................................................................... 136


Hình 3.25. Sơ đồ Use Case mô đun kế toán lương ............................................... 137
Hình 3.26. Giao diện bảng tính lương theo công trình .......................................... 138
Hình 3.27. Sơ đồ Use Case mô đun kế toán doanh thu ......................................... 139
Hình 3.28. Giao diện màn hình kế toán doanh thu................................................ 140
Hình 3.29. Sơ đồ Use Case mô đun kế toán xác định kết quả kinh doanh ............. 140
Hình 3.30. Giao diện màn hình tạo bảng kết quả hoạt động kinh doanh ............... 141
Hình 3.31. Sơ đồ Use Case mô đun báo cáo tài chính .......................................... 142
Hình 3.32. Giao diện màn hình tạo báo cáo tài chính ........................................... 142
Hình 3.33. Sơ đồ Use Case mô đun báo cáo quản trị ............................................ 143
Hình 3.34. Giao diện màn hình hạch toán chi tiết đối tượng theo tài khoản .......... 144
Hình 3.35. Sơ đồ Use Case mô đun báo cáo thuế ................................................. 145
Hình 3.36. Giao diện màn hình kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp .................... 145

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ thiết bị phần cứng sử dụng trong doanh nghiệp ......................... 65
Biểu đồ 2.2. Nhu cầu mua sắm mới trang thiết bị................................................... 66
Biểu đồ 2.3.Tốc độ đường truyền Internet trong doanh nghiệp ............................... 66

Biểu đồ 2.4. Hình thức kết nối Internet trong doanh nghiệp ................................... 67
Biểu đồ 2.5. Mong muốn của người sử dụng về phần mềm kế toán........................ 69
Biểu đồ 2.6. Hạn chế của phần mềm kế toán .......................................................... 77
Biểu đồ 2.7. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu .............................................................. 79
Biểu đồ 2.8. Chức năng đảm bảo an toàn thông tin trong phần mềm ...................... 79
Biểu đồ 2.9. Trình độ kế toán viên trong doanh nghiệp .......................................... 81
Biểu đồ 2.10. Mức độ tin học hóa hệ thống thông tin kế toán................................. 82
Biểu đồ 2.11. Nhu cầu triển khai hệ thống thông kế toán ....................................... 83
Biểu đồ 2.12. Về hình thức triển khai hệ thống thông tin kế toán ........................... 86
Biểu đồ 2.13. Thách thức khi triển khai hệ thống thông tin kế toán ........................ 89


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam
không chỉ phải chịu sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các
tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh cả về vốn, thương hiệu và trình độ quản lý. Kế toán là
một công cụ sắc bén và hiệu quả trong hoạch định chính sách và điều hành tác nghiệp.
Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố không
thể thiếu là một bộ máy kế toán tốt, hiệu quả. Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng
gia tăng, việc triển khai ứng dụng tin học hóa hệ thống thông tin kế toán đã trở thành
phổ biến. Hệ thống thông tin kế toán giúp quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông
tin được chính xác, nhanh chóng, thuận lợi, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc,
hỗ trơ hoạt động quản lý tài chính kế toán và hỗ trợ hoạt động ra quyết định. Việc triển
khai hệ thống thông tin kế toán là một nhu cầu khách quan, có ý nghĩa thiết thực trong
việc cải thiện chất lượng quản lý doanh nghiệp. Thực tế cho thấy trong những năm gần
đây, Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đã xác định:

“Tin học hoá quản lý là một bộ phận hữu cơ quan trọng, là nhiệm vụ thường xuyên
của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả. Các doanh nghiệp cần đầu tư cho việc ứng dụng tin học, coi đó là biện pháp
cơ bản để đổi mới quản lý” (Bộ Chính trị ,2000).
Hơn nữa, sự cần thiết triển khai hệ thống thông tin kế toán bắt nguồn từ nhu cầu
hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã chính thức gia nhập các diễn đàn kinh
tế thế giới như AFTA (1995), APEC (1998), WTO (2006), ASEM (2010), ký kết FTA
Việt Nam - EU năm 2015 và FTA Việt Nam - liên minh kinh tế Á Âu năm 2015, chính
thức ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương năm 2016. Năm 2017, khi cả
thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kỷ nguyên mà các công nghệ
mới ứng dụng trong việc xây dựng hệ thống thông tin như: “Internet vạn vật (The
Internet of things), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), thực tế ảo (Virtual Reality),
tương tác thực tại ảo (Augmented Reality), di động, điện toán đám mây, mạng xã hội,
phân tích dữ liệu lớn nhằm chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số trong
mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội”.
Xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn trong nền kinh tế quốc dân của
Việt Nam. Khi nền kinh tế phát triển thì quy mô và thị trường của ngành xây dựng
được mở rộng. Quá trình sản xuất ngày càng được xã hội hóa ở mức cao. Trên thế
giới, tuỳ theo trình độ phát triển nền kinh tế của mỗi nước là khác nhau nên những


2

đóng góp của ngành xây dựng đối với nền kinh tế là khác nhau và thường chiếm từ
3%-10% GDP, riêng tại Việt Nam tỷ lệ này là từ 6%-7% (VCCI, 2016).
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng năm 2017: “Hoạt động xây dựng duy trì tăng
trưởng khá cao, tăng 8,7% so với năm 2016, đóng góp 0,54 điểm phần trăm vào mức
tăng trưởng chung, đứng thứ ba trong số các ngành đóng góp điểm phần trăm vào mức
tăng GDP cả nước”. Theo dự báo của BMI, ngành xây dựng ước tính tăng trưởng bình
quân 6,6%/năm trong giai đoạn 2017 - 2025. Doanh nghiệp xây dựng thuộc doanh

nghiệp kinh doanh trong ngành sản xuất ra cơ sở hạ tầng cho mọi tổ chức và cá nhân.
Ngành xây dựng ngày càng được mở rộng và phát triển với nhiều loại hình khác nhau
như: tư nhân, cổ phần, nhà nước, trách nhiệm hữu hạn, phi chính thức. Doanh nghiệp
xây dựng muốn hội nhập với thế giới cần tăng cường các giải pháp quản lý tài chính
kinh tế và tiết kiệm chi phí trong mỗi công trình.
Ngành xây dựng với những đặc thù riêng đã chi phối đến quá trình ứng dụng
HTTT kế toán như sản phẩm là những công trình xây dựng có quy mô lớn, thời gian
thực hiện lâu. Ngoài các hoạt động nghiệp vụ thông thường, kế toán xây dựng cần có
chức năng lập dự toán thiết kế, thi công, quản lý tài sản cố định, điều chỉnh khấu hao
tài sản và hao mòn lũy kế hàng năm. Hơn nữa, sản phẩm được tính theo giá dự toán
hoặc do thỏa thuận với chủ đầu tư. Sản phẩm cố định tại công trình thi công trong khi
trang thiết bị, vật tư, nhân công đi theo từng công trình. Việc hạch toán chi phí sản
xuất, quản lý tài sản, nhân công, vật tư tại hiện trường thi công phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau. Đặc biệt, hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng thường chú
trọng tới quy trình hoạch toán chi phí sản xuất xây dựng, được thực hiện qua ba hình thức
hạch toán: kế toán, thống kê và kỹ thuật nghiệp vụ. Vì vậy, giải pháp tối ưu được nhiều
doanh nghiệp sử dụng hiện nay là nghiên cứu và triển khai ứng dụng HTTT kế toán nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các doanh nghiệp xây dựng.
Theo thống kê của Viện nghiên cứu xây dựng, năm 2017 có khoảng trên 1000
doanh nghiệp xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng. Những doanh nghiệp này đều xây
dựng hạ tầng CNTT đầy đủ, kết nối mạng LAN và mạng Internet. Tuy nhiên việc triển
khai HTTT còn nhiều bất cập. Nhiều doanh nghiệp tốn nhiều thời gian, chi phí trong
việc xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin kế toán khi tạo BCTC và các loại báo cáo
thống kê khác nhằm hỗ trợ việc ra quyết định của ban lãnh đạo. Mặt khác, do yêu cầu
kiểm soát và sử dụng thông tin của người sử dụng là khác nhau nên thông tin kế toán
thường phân thành hai loại: BCTC và BCQT. Theo VCCI(2017), hầu hết các doanh
nghiệp chủ yếu hướng đến kế toán tài chính nhằm lập báo cáo tài chính, cung cấp
thông tin cho nhà quản lý và các tác nhân ngoài doanh nghiệp như cơ quan thuế, ngân



3

hàng, nhà đầu tư mà thiếu hẳn thông tin báo cáo quản trị cần thiết cho hoạt động quản
lý điều hành nội bộ doanh nghiệp.
Như vậy một nghiên cứu cơ bản, đồng bộ về tin học hóa HTTT kế toán trong
các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị
nhằm hoàn thiện HTTT kế toán trong bối cảnh phát triển và hội nhập hiện nay là rất
cần thiết. Do đó, đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh
nghiệp xây dựng Việt Nam - Triển khai thử nghiệm tại Công ty đầu tư Xây dựng và
Thương mại Đất Việt” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát
triển HTTT kế toán trong khung cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Luận án nghiên cứu vấn đề tin học hóa HTTT kế toán,
đánh giá thực trạng mức độ tin học hóa hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một HTTT kế
toán tin học hóa đồng bộ cho các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam nhằm góp phần
hoàn thiện HTTT kế toán trong khung cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
- Nghiên cứu những công trình khoa học trong và ngoài nước có nội dung
liên quan đến vấn đề đặt ra.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về HTTT kế toán, vấn đề tin học hóa trong các
-

-

HTTT kế toán, các phương pháp tiếp cận nghiên cứu HTTT kế toán.
Đánh giá thực trạng mức độ tin học hóa HTTT kế toán trong các doanh
nghiệp xây dựng Việt Nam hiện nay.
Đề xuất mô hình HTTT kế toán tin học hóa đồng bộ theo cách tiếp cận
HTTT, có thể tích hợp với các ứng dụng khác đã triển khai trong doanh

nghiệp trên cơ sở công nghệ tích hợp ứng dụng doanh nghiệp EAI.
Tiến hành thiết kế và lập trình các phần hành kế toán bằng phương pháp
PTTK hướng đối tượng.
Triển khai thử nghiệm hệ thống tại Công ty đầu tư Xây dựng và Thương
mại Đất Việt.

Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được những mục tiêu trên, luận án đã đặt ra và giải
đáp những câu hỏi nghiên cứu sau:
-

Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập như thế nào
đến vấn đề này?

-

Cơ sở lý luận về HTTT kế toán gồm những nội dung gì? Đặc điểm hạch
toán kế toán trong doanh nghiệp xây dựng và ảnh hưởng của nó đến
HTTT kế toán như thế nào?


4

-

-

Thực trạng mức độ tin học hóa HTTT kế toán trong các doanh nghiệp xây
dựng Việt Nam như thế nào? Bài học về những thành công và thiếu sót
của quá trình này là gì?
Mô hình HTTT kế toán tin học hóa đồng bộ có cấu trúc như thế nào?

Quy trình phân tích, thiết kế và lập trình hướng đối tượng HTTT kế toán
tin học hóa đồng bộ được tiến hành như thế nào?
Quá trình triển khai thử nghiệm HTTT kế toán tin học hóa đồng bộ tại
Công ty xây dựng Đất Việt như thế nào?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: HTTT kế toán và mức độ tin học hóa HTTT kế toán
tại doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, gồm các yếu tố: con người, phần cứng, hệ
thống mạng, phần mềm, dữ liệu, quy trình, thủ tục, hiệu quả ứng dụng.
Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu gồm các doanh nghiệp xây dựng
trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, do khó khăn về thời gian và địa lý nên số
lượng doanh nghiệp tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh chiếm đa số. Đây là những
địa điểm tập trung nhiều loại hình doanh nghiệp xây dựng khác nhau. Thời gian
nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2017.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận đề tài nghiên cứu
Hệ thống thông tin kế toán là một lĩnh vực khoa học giao thoa giữa HTTT và kế
toán. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà có những cách tiếp cận khác nhau: với tư
cách là một HTTT, theo các thành phần cấu thành HTTT kế toán, theo hướng tổ chức
công tác kế toán và bộ máy kế toán, theo các phần hành kế toán, theo chu trình kế
toán,. Lĩnh vực nghiên cứu của tác giả là công nghệ thông tin và mục đích nghiên cứu
của tác giả là xây dựng một HTTT kế toán tin học hóa (Computerized Accounting
Information System) phù hợp với doanh nghiệp xây dựng nên cách tiếp cận đề tài
nghiên cứu trong luận án này là cách tiếp cận thứ nhất. Xuyên suốt trong toàn bộ luận
án, tác giả biểu diễn những mô hình, biểu đồ dưới dạng tiếp cận HTTT kế toán là một
hệ thống con của HTTT quản lý (Romney và Steinbart (2012), Iskandar (2015),
Gelinas và cộng sự (2014), James Hall (2015), Bagranoff và cộng sự (2010)).
4.2. Xác định phương pháp nghiên cứu
Một phương pháp nghiên cứu được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực CNTT

hiện nay là phương pháp luận khoa học phân tích thiết kế HTTT (Design Science
Research Methodology for Information Systems Research - DSRM). Đề tài luận án
thuộc chuyên ngành HTTT quản lý, là sự kết hợp hai lĩnh vực quản trị kinh doanh và
CNTT. Hơn nữa, xây dựng là một ngành công nghiệp lớn tại Việt Nam có hoạt động


5

liên quan đến nhiều lĩnh vực sản xuất và kinh doanh khác. Do đó, tác giả lựa chọn
phương pháp nghiên cứu DSRM (Hever, 2004) để xây dựng và triển khai HTTT kế
toán tại các doanh nghiệp xây dựng với những phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: dựa trên kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận
và thực trạng HTTT kế toán, luận án xây dựng mô hình tổng thể, mô hình nghiệp vụ,
mô hình công nghệ HTTT kế toán và đề xuất các giải pháp xây dựng HTTT kế toán.
- Phương pháp đặc tả quy trình nghiệp vụ: tác giả phân tích và sử dụng ngôn
ngữ mô hình hóa UML để mô tả những nghiệp vụ kế toán chính trong doanh nghiệp
xây dựng. Tác giả xây dựng HTTT kế toán dựa trên mô hình phát triển linh hoạt Agile
gồm tập hợp những phương thức phát triển lặp và tăng dần, trong đó các yêu cầu và
giải pháp được phát triển thông qua sự liên kết cộng tác giữa các nhóm phát triển.
Agile được coi là phương pháp phát triển hiện đại và linh hoạt để xây dựng hệ thống
thỏa mãn nhu cầu của người dùng ở mức cao nhất.
- Phương pháp phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống: Luận án lựa chọn
phương pháp PTTK hướng đối tượng nhằm biểu diễn yêu cầu của người sử dụng dưới
dạng các biểu đồ, sơ đồ logic và sơ đồ vật lý mô tả hệ thống gồm có những đối tượng
nào và mối quan hệ giữa chúng thông qua những phương thức xử lý trong đối tượng
đó (Nguyễn Văn Vỵ, 2010). Ngoài ra, luận án sử dụng lý thuyết và các kỹ thuật mô
hình hóa, ngôn ngữ mô hình hóa UML (Ken Lunn, 2002) và ngôn ngữ lập trình C# trên
môi trường .Net, sử dụng công cụ Enterprise Architect để biểu diễn trực quan biểu đồ
Use Case, biểu đồ lớp, biểu đồ trạng thái, biểu đồ triển khai trong quá trình phân tích
thiết kế và xây dựng hệ thống.

- Phương pháp triển khai thử nghiệm hệ thống: Hệ thống được triển khai thử
nghiệm và đánh giá hiệu quả ứng dụng tại Công ty đầu tư xây dựng và thương mại
Đất Việt.
Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được tác giả sử dụng trong
giai đoạn đầu của luận án nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu và thu thập thông tin đầy
đủ về yêu cầu của người sử dụng trước khi xây dựng HTTT kế toán.
4.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, trước hết tác giả xây dựng quy trình thực hiện làm nền tảng
cho toàn bộ quá trình nghiên cứu như trong hình 1.
Sau khi tiến hành nghiên cứu tổng quan để xác định khoảng trống nghiên cứu
đặt ra trong luận án, tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp (Creswell,
2003), thường được sử dụng trong lĩnh vực quản trị kinh doanh giữa phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, nghiên cứu định tính sử dụng cách tiếp


6

cận quy nạp (thu thập dữ liệu và phát triển lý thuyết từ kết quả thu thập dữ liệu),
nghiên cứu định lượng gắn liền với tiếp cận diễn dịch: thiết lập mô hình giả thuyết và
kiểm định giả thuyết nghiên cứu” (Chen và cộng sự, 2015).

Hình 1. Quy trình thực hiện nghiên cứu
Nguồn: tác giả đề xuất
Thực hiện nghiên cứu định tính: sau khi nghiên cứu tổng quan các tài liệu
trong và ngoài nước, tác giả đã thực hiện nghiên cứu định tính thông qua việc thảo


7

luận chuyên sâu với 28 chuyên gia trong ngành CNTT và tiến hành phỏng vấn chuyên

sâu 36 doanh nghiệp xây dựng. Đây là những doanh nghiệp có quy mô lớn, đã triển
khai ứng dụng tin học trong công tác kế toán trong nhiều năm liền nhằm làm rõ thêm
về đặc điểm doanh nghiệp xây dựng, nhu cầu ứng dụng và quyết định triển khai hệ
thống.
Thực hiện nghiên cứu định lượng: Tác giả thiết kế phiếu khảo sát, sau đó tiến
hành thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phiếu khảo sát, xử lý và phân tích dữ liệu để đánh giá
thực trạng ứng dụng, xác định những phân hệ kế toán còn thiếu cũng như mức độ cần thiết
ứng dụng HTTT kế toán trong các doanh nghiệp xây dựng được khảo sát. Đó là các doanh
nghiệp xây dựng hạch toán kế toán độc lập hoặc có hạch toán riêng phụ thuộc trong tập
đoàn khác. Do đặc điểm thực tiễn của ngành xây dựng, phương pháp thu thập thông tin
không thể tiếp cận người mua công trình mà tiếp cận từ phía doanh nghiệp xây dựng và
chủ đầu tư vì hai tổ chức này có mối tương quan lẫn nhau trong suốt quá trình xây dựng.
Thu thập dữ liệu từ doanh nghiệp thông qua BCTC định kỳ, hóa đơn, chứng từ, các loại sổ
kế toán nhằm có được đầy đủ thông tin và tiết kiệm thời gian khảo sát.
Tiến hành xây dựng hệ thống thông tin kế toán: dựa trên mô hình kế toán
tổng quát kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, luận án đề xuất mô
hình hệ thống thông tin kế toán. Luận án sẽ sử dụng mô hình phát triển linh hoạt Agile
trong hoạt động đặc tả quy trình nghiệp vụ, sử dụng phương pháp phân tích, thiết kế và
lập trình hướng đối tượng để xây dựng HTTT kế toán hỗ trợ đồng bộ mọi hoạt động
hạch toán kế toán trong doanh nghiệp xây dựng.
Triển khai thử nghiệm hệ thống: hệ thống được cài đặt, triển khai thử nghiệm
với bộ dữ liệu tài chính thực tại công ty Đất Việt năm 2017.
4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
Ba kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu định tính gồm: tìm hiểu tài liệu hệ
thống, quan sát hệ thống điển hình và phỏng vấn chuyên sâu.
Phương pháp tìm hiểu qua tài liệu hệ thống: Nguồn dữ liệu thứ cấp chủ yếu
được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC) trong 3 năm (2014-2017) của 67 doanh nghiệp
xây dựng. Tác giả nghiên cứu tài liệu từ tạp chí, sách báo cũng như văn bản, báo cáo
từ các doanh nghiệp xây dựng. Một số dữ liệu khác được thu thập thông qua Website
của Bộ xây dựng, doanh nghiệp xây dựng, nhà cung cấp phần mềm kế toán và báo cáo

thống kê của Bộ thông tin và Truyền thông, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI), Viện nghiên cứu xây dựng nhằm tìm hiểu bức tranh tổng quan về cách
thức và mức độ mà các doanh nghiệp đang ứng dụng tin học.
Phương pháp quan sát trực tiếp hệ thống: Nghiên cứu tập trung quan sát trực
tiếp việc ứng dụng HTTT kế toán tại một số doanh nghiệp xây dựng tại Hà Nội, Tp.Hồ


8

Chí Minh và một số tỉnh thành khác. Tác giả tiến hành quan sát 36 doanh nghiệp như
trong phụ lục. Kết quả thu được chính là quy trình hoạt động cụ thể, các bước thực
hiện nghiệp vụ kế toán cũng như vai trò và trách nhiệm của kế toán viên, kế toán
trưởng và ban giám đốc doanh nghiệp.
Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Nội dung câu hỏi phỏng vấn được tác giả
xây dựng dựa trên kết quả thu được từ việc quan sát trực tiếp và tìm hiểu tài liệu hệ
thống cũng như kinh nghiệm thực tế nhiều năm xây dựng và phát triển các ứng dụng
tin học. Tác giả đã sử dụng ba hình thức phỏng vấn: trực tiếp, qua Email và điện thoại.
Do việc thu thập dữ liệu có liên quan đến các số liệu tài chính kế toán và những câu
hỏi thể hiện quan điểm, hiểu biết thực tế của người trả lời nên trong phần phụ lục
không nêu cụ thể tên, địa chỉ người được phỏng vấn để thông tin trung thực, không bị
ảnh hưởng bởi những rào cản tâm lý của người trả lời.
- Phỏng vấn chuyên sâu trực tiếp một số kế toán trưởng trên địa bàn Hà Nội.
Nội dung phỏng vấn bám sát vào các câu hỏi đã chuẩn bị trước về đánh giá cảm nhận
của người dùng về phần mềm kế toán, cơ sở hạ tầng CNTT, nguồn nhân lực, phương
hướng hoạt động chiến lược kinh doanh, chính sách kiểm soát hệ thống, các văn bản,
nghị định đối với kế toán xây dựng, chủ trương của Đảng và ngành xây dựng trong
việc đẩy nhanh hoạt động ứng dụng CNTT. Cuộc phỏng vấn thường được thực hiện
trong khoảng 30-60 phút với những câu hỏi linh hoạt và phụ thuộc vào mức độ quan
tâm, hiểu biết của người được hỏi.
- Phỏng vấn qua điện thoại kế toán viên, kế toán trưởng tại một số địa phương

khác. Kết quả thu thập dữ liệu không đạt hiệu quả như hình thức phỏng vấn chuyên
sâu vì phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng người phỏng vấn và hoàn cảnh cụ thể của
doanh nghiệp.
Nghiên cứu định lượng chính thức sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi. Thời
gian tiến hành khảo sát từ năm 2015 đến năm 2016. Người trả lời điền vào bảng hỏi
được gửi qua đường dẫn trên Google doc trên mẫu khảo sát gồm 350 bảng hỏi. Có 2
hình thức gửi phiếu khảo sát tới người trả lời:
- Gửi trực tiếp bảng khảo sát tới đúng người được khảo sát dựa vào các mối
quan hệ quen biết trong các doanh nghiệp tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh và một số tỉnh
thành khác.
- Gửi gián tiếp bảng khảo sát thông qua phần mềm Forms – Google Docs tới
các doanh nghiệp trong Danh bạ doanh nghiệp xây dựng của Bộ xây dựng và địa chỉ
Email, Facebook của kế toán trưởng, kế toán viên mà tác giả có được thông qua mối
quan hệ cá nhân và nhờ khả năng liên kết rộng rãi của mạng xã hội.


9

Quá trình thiết kế phiếu khảo sát được thực hiện lặp qua 3 giai đoạn:
- Làm sạch phiếu khảo sát: gửi bảng câu hỏi cho ban giám đốc doanh nghiệp,
chuyên gia HTTT, nhà cung cấp phần mềm, giảng viên chuyên ngành CNTT và kế
toán để điều chỉnh câu hỏi và hướng dẫn trả lời cho phù hợp.
- Kiểm tra thí điểm: gửi bảng câu hỏi cho ban giám đốc, kế toán trưởng để kiểm
tra khả năng hiểu bảng câu hỏi.
- Thực hiện khảo sát chính thức: gửi bảng câu hỏi cho ban giám đốc, kế toán
trưởng, kế toán viên, quản trị viên CNTT để thu thập dữ liệu.
4.4. Phương pháp xử lý dữ liệu
Trong phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp
phân tích và tổng hợp tài liệu nhằm tập hợp và phân tích, thống kê dữ liệu. Dữ liệu
thu thập từ các cuộc phỏng vấn được tiến hành gỡ băng, nghe nhiều lần, kiểm tra chéo,

tránh bỏ sót và giảm nguy cơ hiểu lầm, chọn lọc thông tin cần thiết cho nghiên cứu.
Kết quả phỏng vấn được xử lý bằng cách ghi chép lại sau đó sử dụng phần mềm Nvivo
để xử lý, loại bỏ các ý trùng nhau, sửa đổi đúng thuật ngữ và tổng hợp nhằm mục đích
thu thập, kiểm chứng và thống nhất với các chuyên gia những nội dung liên quan đến
HTTT kế toán cũng như đủ cơ sở để đánh giá được thực trạng ứng dụng tin học tại
doanh nghiệp xây dựng. Kết quả thu được gồm tổng hợp ý kiến đánh giá của người được
phỏng vấn, kết hợp với những quan điểm chung của lãnh đạo doanh nghiệp. Toàn bộ
nội dung phỏng vấn được lưu trữ và mã hóa trong máy tính phục vụ cho nghiên cứu
chính thức. Dữ liệu được tổng hợp và phân tích nhằm mô tả thực trạng triển khai ứng
dụng tin học trong công tác kế toán và phát hiện ra những xu hướng công nghệ và kỹ
thuật mới được sử dụng trong hoạt động xây dựng hệ thống.
Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng, sau khi thu về 280 phiếu khảo sát
trong tổng số 350 phiếu phát ra, tác giả tiến hành làm sạch số liệu và loại 18 phiếu
không hợp lệ vì cùng một câu trả lời cho tất cả câu hỏi. Kết quả tác giả thu được 262
phiếu khảo sát hợp lệ. Dữ liệu thu được thông qua phiếu khảo sát được nhập vào các
bảng dữ liệu trong phần mềm Microsoft Excel. Sau đó tiến hành xử lý dữ liệu thô như
kiểm tra: tính hợp lý của dữ liệu, dữ liệu trống, câu trả lời trùng nhau, phiếu trả lời chỉ
có 1 đáp án. Trong nghiên cứu định lượng, luận án sử dụng phương pháp thống kê mô
tả: Các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được tổng hợp và thống kê, biểu diễn bằng
các biểu đồ, đồ thị hoặc các bảng dữ liệu trên Excel với các giá trị cụ thể làm căn cứ
cho những đánh giá và nhận xét.


10

5. Các đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở kế thừa các nền tảng lý luận và thực tiễn của các công trình nghiên
cứu trước đó về HTTT kế toán, luận án có một số đóng góp mới như sau:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về HTTT kế
toán, về tin học hóa trong HTTT kế toán trong khung cảnh cách mạng 4.0 để có cách

tiếp cận một cách phù hợp.
Thứ hai, luận án đã khái quát những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp xây dựng
và vai trò của HTTT kế toán trong doanh nghiệp xây dựng.
Thứ ba, luận án đã phân tích, đánh giá một cách toàn diện vấn đề tin học hóa
trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay dựa trên các số liệu đã được công bố và kết
quả khảo sát của tác giả.
Thứ tư, luận án đề xuất mô hình HTTT kế toán tin học hóa đồng bộ cho các
doanh nghiệp xây dựng Việt Nam bao gồm thông tin kế toán quản trị hầu như chưa
được đề cập đến trong các phần mềm kế toán trước đây. Hệ thống bao gồm các phần
hành: (1)- Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ; (2)- Kế toán chi phí sản

xuất và giá thành công trình; (3) Kế toán tiền lương; (4)- Kế toán tài sản cố định;
(5)- Kế toán doanh thu; (6)- Kế toán phân phối kết quả hợp đồng kinh doanh; (7)Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thuế. Đây là các phần hành kế toán
phù hợp với điều kiện quản lý trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam hiện nay
và có khả năng tích hợp với các ứng dụng khác trong doanh nghiệp dựa trên nền tảng
công nghệ tích hợp ứng dụng doanh nghiệp EAI.
Thứ năm, luận án đã tiến hành thiết kế và lập trình (Design and Coding) các
phần hành kế toán bằng phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng để tạo nên
một HTTT kế toán tin học hóa đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong các
doanh nghiệp xây dựng.

6. Kết cấu luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp xây dựng.
Chương 2. Thực trạng tin học hóa hệ thống thông tin kế toán trong các doanh
nghiệp xây dựng Việt Nam.
Chương 3. Thiết kế hệ thống thông tin kế toán tin học hóa đồng bộ cho các
doanh nghiệp xây dựng Việt Nam và triển khai thử nghiệm tại Công ty xây dựng Đất
Việt.



11

7. Tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước
7.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
a. Những nghiên cứu về khái niệm, vai trò và các thành phần trong hệ thống thông
tin kế toán
Những công trình nghiên cứu về HTTT kế toán được công bố chủ yếu tập trung
trong các tạp chí hàng đầu về kế toán và HTTT. HTTT kế toán được biết đến rộng rãi
như là sự giao thoa của hai lĩnh vực HTTT và kế toán (Nasser, 2012). Nghiên cứu của
Romney và Steinbart (2015), Gelinas và cộng sự (2014), Bagranoff và cộng sự (2010)
đã tiếp cận xem HTTT kế toán là hệ thống con của HTTT quản lý, trong đó hoạt động
xử lý nghiệp vụ phục vụ cho mục đích kế toán tại doanh nghiệp.
Nghiên cứu khái niệm và các thành phần của HTTT kế toán: nghiên cứu về HTTT
kế toán được bắt đầu từ những năm 1960 (Boudreau và cộng sự, 2001), trong đó khái
niệm và ranh giới giữa HTTT và HTTT kế toán chưa được định nghĩa rõ ràng. Tới công
trình của McMickle (1989), khái niệm HTTT kế toán được phân biệt rõ với HTTT quản
lý bằng những đặc điểm riêng của thông tin xử lý. HTTT kế toán sẽ giải quyết các vấn
đề hỗ trợ quản lý nghiệp vụ kế toán tại doanh nghiệp. Theo đó, hai hệ thống này đều
cung cấp và xử lý dữ liệu phục vụ cho các hoạt động quản lý trong doanh nghiệp.
Nguồn lực cấu thành của HTTT kế toán gồm tập hợp con người, phần mềm, phần cứng,
hệ thống mạng, thông tin kế toán, quá trình thiết lập thông tin kế toán và tình hình sản
xuất kinh doanh.
James Hall (2015) định nghĩa, phân biệt và so sánh HTTT quản lý và HTTT kế
toán trong doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả mô tả HTTT gồm 3 hệ thống
con: (1) hệ thống xử lý giao dịch, (2) hệ thống BCTC và (3) hệ thống BCQT. Theo
quan điểm của tác giả, hệ thống xử lý giao dịch là thành phần quan trọng nhất của hệ
thống thông tin kế toán. Hệ thống xử lý giao dịch sẽ ghi nhận các sự kiện, hoạt động
liên quan đến tài chính kinh tế hàng ngày phát sinh từ 3 chu trình kinh doanh: doanh
thu, chi phí, chuyển đổi vào tài khoản kế toán, sổ kế toán tổng hợp hoặc chi tiết. Sau

đó hệ thống sẽ tự động tạo ra báo cáo cần thiết cho nhà quản lý như BCTC, báo cáo
doanh thu, bảng cân đối kế toán, bảng cân đối tài khoản, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp và nhiều loại báo cáo khác. Hệ thống BCQT là hệ
thống cung cấp thông tin tài chính chỉ cho nội bộ doanh nghiệp nhằm mục đích lập kế
hoạch và kiểm soát các hoạt động tài chính kế toán tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, công
trình của James Hall (2015) mới chỉ tập trung ở mức tổ chức HTTT kế toán theo các
chu trình kinh doanh mà chưa có nghiên cứu về các loại thông tin kế toán quản trị cụ
thể để cung cấp kịp thời cho nhà quản lý.


12

Perttersen và Solstad (2007) đã trình bày những vấn đề chung nhất về khái
niệm tin học hoá, mô hình và quy trình xây dựng HTTT kế toán, phân tích những ràng
buộc giữa HTTT kế toán với các luật tài chính và các cơ chế kiểm soát thông tin, giới
thiệu cụ thể các bước xây dựng HTTT kế toán quản trị, đề xuất giải pháp cải tiến chất
lượng thông tin trong HTTT kế toán. HTTT kế toán có vai trò thiết yếu trong kinh
doanh, trở thành công cụ cung cấp thông tin tài chính, hỗ trợ hoạt động ra quyết định
của doanh nghiệp. Theo Perttersen và Solstad (2007), HTTT kế toán xử lý, ghi chép
phân loại, tổng hợp dữ liệu thu thập thông qua các giao dịch kinh tế phát sinh được để
tạo thành các thông tin đầu ra là các BCTC và BCQT. HTTT kế toán có sử dụng quy
trình kiểm soát nội bộ để đảm bảo thông tin đầu ra có chất lượng. Tuy nhiên, điểm hạn
chế của hai công trình này là các tác giả đưa ra các lập luận dựa trên nguồn dữ liệu thứ
cấp, không được kiểm chứng qua nguồn dữ liệu sơ cấp.
Romney và Steinbart (2015), mô tả HTTT kế toán gồm tập hợp: người sử dụng,
quy trình và thủ tục xử lý thông tin, phần cứng, phần mềm và dữ liệu, kiểm soát nội bộ
và bảo đảm an ninh và toàn vẹn thông tin. HTTT kế toán sẽ thu thập, xử lý, lưu trữ và
cung cấp thông tin đầu ra theo yêu cầu của người sử dụng. Tuy vậy, công trình này
chưa đề cập đến cách thức làm thế nào để hệ thống cung cấp thông tin cần thiết cho
những đối tượng khác nhau có nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau.

Trong nghiên cứu của mình Poston và Grabski (2000) đã chỉ ra những nội dung
trong HTTT kế toán như: quản lý dữ liệu, cung cấp thông tin mức chiến lược hỗ trợ ra
quyết định, đánh giá chất lượng và kiểm soát HTTT kế toán. Ferguson và Seow (2011)
tổng kết các hướng nghiên cứu HTTT kế toán theo chủ đề: đánh giá chất lượng thông
tin trong việc kiểm soát, xây dựng HTTT kế toán. Sutton (2004) chỉ rõ vai trò của
CNTT trong quá trình xử lý và cung cấp thông tin tài chính. Room và Rohde (2007) đề
xuất những nguyên tắc xây dựng HTTT kế toán quản trị. Bagranoff và cộng sự (2010)
phân tích chi tiết các bước xây dựng HTTT kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhằm
đảm bảo chất lượng thông tin. Romney và Steinbart (2015), Room và Rohde (2007)
trình bày khái niệm, đặc điểm, các thành phần trong HTTT kế toán, các nguyên tắc và
quy trình xây dựng HTTT kế toán, Sutton (2004) chỉ ra những ràng buộc giữa HTTT
kế toán với luật kế toán cũng như quy chế kiểm soát thông tin. Trong một nghiên cứu
khác trước đó, Stephen Moscove và cộng sự (2010) định nghĩa HTTT kế toán gồm 5
chu trình chính: chu trình doanh thu, chi phí, sản xuất, tài chính kế toán và nhân sự.
Những chu trình này có quan hệ tương tác lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp với nhau.
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên đều không trình bày cụ thể những nhân
tố ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng hay quy trình xây dựng một HTTT kế toán.


13

Nghiên cứu vai trò và ảnh hưởng của HTTT kế toán trong các doanh nghiệp:
Chang (2001), Elena Urquía Grande và cộng sự (2011) phân tích vai trò quan trọng
của HTTT kế toán tác động đến hiệu quả kinh doanh hoặc sản xuất của doanh nghiệp.
Cụ thể, tác giả nhấn mạnh tới tính cấp thiết của việc triển khai HTTT kế toán trong bối
cảnh doanh nghiệp đang hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nghiên cứu của Heidhues
và cộng sự (2008) cho thấy HTTT kế toán có vai trò quan trọng trong việc ra các quyết
định, ứng dụng cụ thể trong các doanh nghiệp sản xuất sữa ở Đức. Nghiên cứu của
Jawabreh (2012) nhấn mạnh vai trò của HTTT kế toán đối trong hoạt động lập kế
hoạch, cũng như kiểm soát hay ra quyết định của doanh nghiệp.

Công trình của Gelinas và cộng sự (2014) về HTTT kế toán phân tích những rủi
ro doanh nghiệp, rủi ro giữa các quy trình kinh doanh và HTTT qua 6 nhân tố: hệ
thống thông tin, quy trình thủ tục kế toán, quy trình kinh doanh, quản lý thông tin,
quản lý rủi ro, hệ thống báo cáo. Nghiên cứu cũng đề cập đến các hoạt động kiểm soát
nội bộ, chu trình kế toán, quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh và việc đảm bảo an
toàn an ninh mạng.
Nghiên cứu chất lượng của thông tin kế toán: Hiện nay việc xây dựng CSDL là
một nội dung không còn mới trên thế giới. Bởi lẽ khi triển khai hệ thống cần phải xây
dựng một CSDL tương ứng. Thành tựu trong nghiên cứu các thuật toán và kỹ thuật
xây dựng CSDL kế toán đã đạt nhiều kết quả tốt và được triển khai rộng rãi trong
nhiều doanh nghiệp như trao đổi thông tin qua định dạng điện tử, ứng dụng mã hóa
thông tin được sử dụng cho nhiều tổ chức nối mạng Internet. Nhiều giải pháp được
triển khai nhằm đảm bảo tính toàn vẹn cho CSDL. Doanh nghiệp có quy mô vừa
thường lựa chọn phần mềm quản trị Oracle hoặc SQL Server, doanh nghiệp nhỏ
thường sử dụng MySQL (Rivard và cộng sự, 1997).
Công nghệ phần mềm kế toán trên trang Web mở ra nhiều cơ hội cho công tác
kế toán xuyên quốc gia, nhu cầu kiểm soát và tiếp cận báo cáo kế toán được thuận lợi
hơn. Khi HTTT kế toán trong doanh nghiệp được ứng dụng trên Web, vấn đề truy
cập dữ liệu đặt ra nhiều thách thức về an toàn hệ thống máy chủ. Ứng dụng an ninh
mạng với kỹ thuật lọc nội dung trên web nhằm loại bỏ những yêu cầu tiếp cận hệ
thống từ các máy khách không mong muốn đã được ứng dụng trong hầu hết các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ. Theo Thompson(2007), các nhà phát triển phần mềm đã sử
dụng cả kiểm soát ứng dụng và kiểm soát chung để đảm bảo tính bảo mật thông tin.
Phần mềm chống virus được cài đặt trên cả máy trạm, máy chủ, hệ thống CSDL của
mỗi doanh nghiệp với mục đích giám sát sự di chyển vào ra của luồng dữ liệu, kịp thời
phát hiện và ngăn chặn các nguy cơ xâm hại và phá hủy dữ liệu điện tử.


14


Theo khảo sát năm 2016 của tạp chí Information Security (Mỹ): “Nhiều doanh
nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo mật CSDL. 33,7% trong số 597 ý kiến
phản hồi đánh giá tầm quan trọng của việc bảo mật CSDL là không cần thiết hoặc trung
bình, trong khi chỉ có 19,1% ý kiến xác định là rất quan trọng”
Nghiên cứu HTTT kế toán trong hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
(Enterprise Resource Planning - ERP): Các tác giả Granlund và Malmi (2002),
Grabski và cộng sự (2011), Rom và Rohde (2006) đã phân tích chi tiết các mô đun
chức năng của HTTT kế toán trong ERP. HTTT kế toán có khả năng tích hợp với các
phần mềm khác, sử dụng chung CSDL những phần mềm khác trong doanh nghiệp như
quản trị chuỗi cung ứng, quản lý nhân sự, quản lý quan hệ khách hàng. Wagner và
cộng sự (2011) chỉ rõ HTTT kế toán trong ERP có sự trao đổi thông tin giữa phòng kế
toán và các phòng ban chức năng khác. Một số nghiên cứu của Belfo và Trigo (2013a),
Wagner và cộng sự (2011), Chapman và Kihn (2009), Scapens và Jazayeri (2003a),
Dillard và Uthas (2006), Daoud và Triki (2013) đề xuất khái niệm “HTTT kế toán
hiện đại bao gồm tất cả thông tin kinh tế của một tổ chức kinh doanh được bao hàm
trong môi trường ERP với các phân hệ chức năng cần thiết, khó tách rời gồm kế toán
tài chính, sổ cái, kế toán nhân sự, tiền lương, kế toán mua hàng, bán hàng, kế toán
quản lý kho để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và quản lý nhằm cung cấp những mẫu
báo cáo kế toán tài chính, các phân tích tài chính và các thông tin kiểm soát trong việc
quản trị doanh nghiệp”.
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán: Nghiên cứu
của Hiệp hội kế toán Mỹ (AAA) năm 1966 chỉ ra mục tiêu chính của hệ thống kế toán
là xây dựng và bảo toàn các thuộc tính thông tin nhằm mục đích đảm bảo tính hiệu quả
của thông tin đối với người sử dụng. Stuart và cộng sự (2009) đã xây dựng mô hình
chất lượng thông tin với các thuộc tính đáng tin cậy, nhất quán, kịp thời và thông tin
có khả năng dự báo. IASB(2010) trình bày mô hình chất lượng thông tin gồm bốn đặc
trưng là tính dễ hiểu, tính thích đáng, tính tin cậy và có thể so sánh. Trong khi đó, Xu
và Lu(2003) đánh giá chất lượng thông tin trong HTTT kế toán phụ thuộc vào: cam kết
của nhà quản lý, đào tạo và huấn luyện người sử dụng, các nguồn lực nội tại bên trong
hệ thống.

Nghiên cứu tác động của thương mại điện tử (TMĐT) đến hệ thống ghi nhận
nghiệp vụ kế toán, kiểm soát nội bộ, tạo báo cáo trực tuyến: Theo Marchany và Tront
(2002), Ashraf và cộng sự (2012) khi ứng dụng TMĐT, doanh nghiệp cần đảm bảo cơ
sở hạ tầng an ninh và các thủ tục kiểm soát đảm bảo an ninh giao dịch giữa khách hàng
và tổ chức, bao gồm cả các biện pháp vật lý, logic và kỹ thuật khác như phân quyền
người sử dụng, sử dụng bức tường lửa, mã hoá dữ liệu truyền.


×