Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Luận văn thạc sĩ thế giới nhân vật trong tiểu thuyết life navigator 25 người tình củ cả thế gian của trần tiễn cao đăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN VĂN TỒN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
LIFE NAVIGATOR 25: NGƯỜI TÌNH CỦA CẢ THẾ GIAN
CỦA TRẦN TIỄN CAO ĐĂNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

Người hướng dẫn: TS. Bùi Thị Kim Hạnh

e


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là nghiên cứu
của riêng tôi trên cơ sở có giảng viên hướng dẫn, có tham khảo thành quả
nghiên cứu liên quan đến đề tài của những cơng trình đi trước. Tơi cũng xin
cam đoan rằng mọi trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên
Nguyễn Văn Toàn

e


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại, những tác giả theo đuổi
với tất cả sự đam mê và ý thức nghiêm túc dòng tiểu thuyết hư cấu viễn tưởng
hầu như chưa tạo ra và khẳng định được một chỗ đứng xứng đáng trong tiếp
nhận của người đọc. Mặc dù văn học hiện đại đã và đang đổi mới với tinh
thần cầu thị, cởi mở và hòa nhập trong nhu cầu tha thiết được tiệm cận với
dòng chảy văn học thế giới, nhưng với hầu hết người đọc Việt Nam, dòng tiểu
thuyết giả tưởng từ lâu vốn đã rất thành công trong văn học phương Tây, còn
khá lạ lẫm và mới mẻ. Tuy nhiên, gần đây việc sáng tác nên những tiểu thuyết
mang đậm dấu ấn văn học hiện đại phương Tây lại đang nở rộ, và xu hướng
văn học giả tưởng đang trở thành một mảnh đất màu mỡ cho những cây bút
mới khai thác và thỏa sức sáng tạo. Người ta nhắc nhiều đến Phan Hồn Nhiên
như một tác giả đầu tiên có khá nhiều thành cơng từ việc sáng tác tiểu thuyết
giả tưởng. Bên cạnh Phan Hồn Nhiên, người được xem là tác giả ăn khách
của dòng tiểu thuyết giả tưởng, cịn có Trần Tiễn Cao Đăng. Khơng nổi đình
nổi đám như một hiện tượng, anh trình làng một cách đầy khiêm tốn tiểu
thuyết viễn tưởng đầu tay của mình, Life navigator 25: Người tình của cả thế
gian, vào năm 2016. Cuốn tiểu thuyết đã chính thức khẳng định Trần Tiễn
Cao Đăng với tư cách là một nhà văn, bên cạnh vai trị là một dịch giả và học
giả có tiếng trong ngành xuất bản những năm gần đây. Với Life navigator 25:
Người tình của cả thế gian, người đọc Việt Nam bắt gặp một cách viết đậm
chất văn học phương Tây – đầy tính ẩn dụ, biểu tượng, với những thơng điệp
cởi mở về nhân quyền, nhân tính và nhân bản – vốn khá lạ lẫm và khó hiểu
với những người đọc trung thành với dòng văn học truyền thống. Song sự mới
lạ không phải là yếu tố duy nhất định nghĩa tiểu thuyết đầu tay của Trần Tiễn
Cao Đăng, mà chính là những suy ngẫm đầy tính triết học và sâu sắc về quyền

e


2

sống và giá trị của con người được thể hiện khi thì kín đáo, lặng lẽ, lúc thì
trực tiếp, đầy nhức nhối thơng qua thế giới nghệ thuật của nó. Bên cạnh đó,
việc cuốn tiểu thuyết được viết ra bởi một dịch giả của nhiều tác phẩm kinh
điển thế giới, người đã truyền tải thành công tiểu thuyết của Murakami, Tim
Obrien, Thomas Bernhard,… khiến cho nó phảng phất những giá trị tinh hoa
từ nội dung tư tưởng đến nghệ thuật của tác phẩm những ông trùm văn
chương thế giới. Người đọc có thể bắt gặp đâu đó trong tiểu thuyết của anh
chút lạnh lùng tỉnh táo của văn Murakami, cái thâm trầm triết lý của Kazuo,
khát vọng tha thiết muốn tung hê tất cả trong Thomas Bernhard. Thế giới giả
tưởng của Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian tưởng lạ lẫm, xa xăm
mà vẫn gần gũi với tâm hồn Việt Nam. Trần Tiễn Cao Đăng đã khéo léo kết
hợp yếu tố giả tưởng với hiện thực để tạo nên một món ăn tinh thần độc đáo.
Người đọc khơng phát ngán với những yếu tố ngoại lai phương Tây khi bắt
gặp hình ảnh tâm hồn con người Việt Nam được thể hiện đầy chân thực,
nhưng họ vẫn cảm nhận được đây là thế giới của đam mê và sáng tạo từ một
trí tưởng tượng thấm đẫm chất cởi mở, cầu thị và sự tơn trọng và đề cao cá
tính làm nên đặc trưng cho văn học phương Tây.
Trần Tiễn Cao Đăng là cái tên còn khá mới mẻ trong làng văn Việt Nam
những năm gần đây. Giới nghiên cứu và bạn đọc biết đến anh phần lớn với tư
cách là một dịch giả. Anh đã làm chiếc cầu nối đưa nhiều tác phẩm văn
chương thế giới đến với bạn đọc Việt Nam qua những dịch phẩm khá trung
thành với nguyên tác song cũng vô cùng uyển chuyển và tinh tế đủ để truyền
tải thành cơng thơng điệp của chính tác giả, như tiểu thuyết Biên niên ký chim
vặn dây cót của nhà văn Nhật Murakami. Ít ai biết rằng Trần Tiễn Cao Đăng
cũng là một nhà văn. Càng không mấy người biết anh theo đuổi lối viết hiện
thực huyền ảo vốn rất quen thuộc với văn học phương Tây nhưng lại xa lạ với
văn học Việt Nam. Mặc dù Life Navigator 25 – Người tình của cả thế gian là

e



3
tiểu thuyết đầu tay của anh, nhưng nó đã nhận được những phản hồi vơ cùng
tích cực từ bạn đọc. Với kinh nghiệm văn chương được tích lũy một cách
phong phú thông qua việc chuyển ngữ những tác phẩm văn học nước ngoài và
những cảm nhận rất sâu sắc, cởi mở về quyền sống của con người, Trần Tiễn
Cao Đăng đã dựng lên một bức tranh đầy tân kỳ về thế giới tương lai, nơi
ranh giới giữa thực và mơ đan xen hòa quyện với nhau trong khát vọng khắc
khoải về hạnh phúc đích thực. Trong bức tranh ấy, người ta khơng thể khơng
nhận ra một sự dung hịa tuyệt đối giữa khát vọng và tuyệt vọng, giữa tin
tưởng và phản bội, giữa thấu hiểu và mâu thuẫn. Với Life Navigator 25 –
Người tình của cả thế gian, Trần Tiễn Cao Đăng đã chứng tỏ bản lĩnh và sự
nghiêm túc với nghề viết, vốn dĩ rất cần sự mới mẻ, cá tính và cầu thị ở mọi
nơi, mọi thời. Cùng với Phan Hồn Nhiên,… anh là một trong những người đi
đầu trong dòng văn học kỳ ảo hiện nay và đưa xu hướng này từng bước định
hình và khẳng định chỗ đứng trong văn học hiện đại. Tuy nhiên, Life
Navigator 25 – Người tình của cả thế gian cịn là sự sáng tạo riêng có của
Trần Tiễn Cao Đăng. Nó thể hiện ở việc anh chỉ sử dụng chất liệu Fantasy
như là lớp vỏ ngoài ẩn chứa những tầng lớp thông điệp nhân văn sâu sắc bên
trong. Thế giới ảo tưởng trong tiểu thuyết này chẳng qua là sự phản chiếu
nghệ thuật chính hình ảnh thật của thế giới mà chúng ta sống với bao xung đột
và nghịch lý. Người đọc có thể nhận rõ những nỗi đau và trăn trở rất con
người khi bóc tách từng lớp vỏ Fantasy để tiệm cận với cốt lõi sự thật trong
truyện. Tính cho tới thời điểm hiện nay, Life Navigator 25 – Người tình của
cả thế gian là cuốn tiểu thuyết được đánh giá là thành công và nổi bật nhất
trong văn nghiệp của Trần Tiễn Cao Đăng. Khép lại cuốn tiểu thuyết, người
đọc có quyền tin tưởng vào những cú bùng nổ tiếp theo của anh, với tư cách
là nhà văn đầy nghiêm túc với chính sự sáng tạo và cảm xúc của mình.

e



4
Tuy được đón nhận khá tích cực, tiểu thuyết của Trần Tiễn Cao Đăng vẫn
còn là một ẩn số với giới nghiên cứu văn học. Không mấy người quan tâm
đến những giá trị mà nó đã đạt được với tư cách là một tác phẩm văn học.
Hầu như khơng có bất cứ một dự án nghiên cứu nào mang tính học thuật đi
sâu vào nghiên cứu thế giới nhân vật của tác phẩm này một cách cụ thể, chi
tiết. Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian của Trần Tiễn Cao Đăng
vẫn cịn để ngỏ đó những thách thức địi hỏi được giải mã trọn vẹn và có tính
hệ thống. Nhận thức được nhu cầu đó, người viết mong muốn được đi sâu vào
nghiên cứu và giải mã thế giới nhân vật trong tác phẩm này, qua đó đem đến
một cái nhìn sâu sắc hơn về nhà văn Trần Tiễn Cao Đăng và dòng văn học
hiện thực huyền ảo anh đang theo đuổi.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như phần Lý do chọn đề tài đã đề cập, Life Navigator 25: Người tình của
cả thế gian là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Trần Tiễn Cao Đăng, với tư cách là
một nhà văn. Nó khơng chỉ mới mẻ với cách viết đậm chất phương Tây, thuộc
về dòng văn học giả tưởng vốn kén chọn người đọc, mà còn khá mới mẻ với
cả người đọc Việt Nam trong giới phê bình lẫn tiếp nhận. Hầu như khơng có
một bài nghiên cứu, đánh giá nào mang tính học thuật đi sâu vào phân tích
một cách nghiêm túc và chỉn chu giá trị nội dung và nghệ thuật của Life
Navigator 25: Người tình của cả thế gian. Những cảm nhận của người đọc về
tiểu thuyết này được ghi nhận ở những bài đánh giá sách trên các trang mạng
xã hội như KoMo, Trạm đọc, những bình luận của người đọc trên
Tiki,…Phần lớn trong số đó đều là những cảm nhận rời rạc, chủ quan, đầy
ngẫu hứng của người đọc, chưa có tính hệ thống và xác đáng, mặc dù giá trị
của những bình luận này khơng phải là khơng có. Trong q trình đi tìm kiếm
những nghiên cứu và phân tích đi trước về tiểu thuyết của Trần Tiễn Cao
Đăng để làm cơ sở nền tảng định hướng cho việc nghiên cứu đề tài Thế giới


e


5
nhân vật trong Life Navigator: Người tình của cả thế gian của Trần Tiễn Cao
Đăng”, chúng tôi ghi nhận hai bài phỏng vấn của báo mạng Zing.vn và Giải
trí VnExpress với chính tác giả của Life Navigator 25: Người tình của cả thế
gian về đứa con tinh thần của mình. Đây là nguồn tài liệu vô cùng giá trị để
người viết định hướng những phân tích của mình về thế giới nghệ thuật trong
tiểu thuyết của Trần Tiễn Cao Đăng, giúp làm sáng tỏ những giá trị nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm một cách đầy thuyết phục. Trong cả hai cuộc
phỏng vấn, Trần Tiễn Cao Đăng đều thừa nhận tiểu thuyết đầu tay của mình
khá kén chọn người đọc. Anh nói: “Đương nhiên sách của tơi khơng dễ đọc
với số đơng. Nếu bạn đến với nó mà mong chờ câu chuyện tình u kiểu Marc
Levy thì khơng có. Văn chương hay ở chỗ có cuốn dễ có cuốn khó. Có lẽ các
bạn nên kiên nhẫn khi đọc tiểu thuyết này.” Trả lời cho câu hỏi của phóng
viên: “Do đâu mà anh viết tiểu thuyết với nhân vật lạ lùng là Life
Navigator?”, tác giả tiết lộ: “Cái tứ của cuốn tiểu thuyết đến với tôi từ một
giấc mơ lạ. […] Tơi chỉ nhớ được một hình ảnh, đó chính là hình ảnh Life
Navigator – một thanh niên dong dỏng, thanh tú – đứng dựa vào thân tàu
trắng. Cái tên “Life Navigator 25” là những gì cịn lại của giấc mơ. Khi thức
dậy, tôi biết rõ anh ta là con người như thế nào, có năng lực gì. Có lẽ tiềm
thức đã chuẩn bị sẵn cho tôi nhân vật này rồi.” Khi được hỏi về lý do đặt tên
sách là “Người tình của cả thế gian”, anh nói: “Nó đến với tôi một cách tự
nhiên. Nhưng nếu phải lý giải nó, thì mối tình của nhân vật Life Navigator,
cũng như mối tình của các nhân vật chính trong tác phẩm này đều là tình u
tha thiết. Họ khơng chỉ u một con người, mà là yêu cả thế giới. Khi yêu một
người, không thể chỉ yêu một “anh” hoặc “em”, mà chán ghét thế giới. Họ
yêu thế giới như yêu người tình vậy.”[31]

Bên cạnh hai bài phỏng vấn với chính tác giả Life Navigator 25: Người tình
của cả thế gian, người viết cũng tìm được một số bài đánh giá sách về tiểu

e


6
thuyết này, những bài viết tương đối chỉn chu, ít nhiều mang tính xây dựng,
có giá trị đóng góp cho đề tài này. Tiêu biểu nhất phải kể đến bài đánh giá
sách của tác giả có bút danh Kodaki trên diễn đàn đọc sách KoMo. Trong bài
viết này, Kodaki đã phần nào đánh giá được những giá trị về nội dung và
nghệ thuật của tiểu thuyết “Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian”.
Thơng qua việc phân tích hình tượng hai nhân vật chính của câu chuyện,
chàng Life Navigator mang số hiệu 25 và người yêu của chàng để phát hiện ra
những vấn đề nhức nhối về nhân tính, nhân quyền và nhân văn mà nhà văn
đặt ra trong tác phẩm. Bài viết này chia làm 5 phần, với 5 luận điểm rõ rệt.
Sau vài dòng giới thuyết về nhân vật chính của tác phẩm, một chàng Life
Navigator mang số hiệu 25 ở thế giới tương lai xa xôi, “người biết cúi xuống
để nâng những điều đẹp đẽ lên, người quan sát tinh tường để không bỏ lỡ bất
cứ sát na nào của vũ trụ, người dịu dàng lắng nghe tiếng nói bên trong của
người mình u”, Kodaki đi vào làm sáng tỏ luận điểm thứ nhất, “Slice of life
được điểm xuyết bằng sci – fi”. Cây viết này khẳng định: “ Với đoạn mở đầu
giải thích những khái niệm mới đặt trong viễn cảnh tương lai, Life Navigator
25 có lẽ sẽ dễ mang đến cho độc giả dự tưởng về một câu chuyện thuộc thể
loại sci – fi sắp diễn ra phía trước. Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết này không hẳn
thuộc về thể loại sci -fi. Cụ thể hơn, sci – fi không phải là cái khung để câu
chuyện bám sát vào, mà chỉ là một trong những yếu tố để kể chuyện, là thứ
góp phần vào việc tạo chi tiết, tình tiết và khơng khí cho truyện, nó như một
hoa văn được chạm trổ thêm trên nền bức tranh đã được định hình sẵn cơ
bản về đường nét và màu sắc.”[27]

Ở luận điểm thứ hai của bài viết, “Bộ sưu tập những tiếng thét”, Kondaki
phân tích ý nghĩa chi tiết những giấc mơ của nàng – người yêu của chàng Life
Navigator 25, và những tiếng thét kết thúc mỗi giấc mơ. Kondaki lý giải:
“Nàng khơng thể có được câu trả lời cho việc này nhưng thông qua quá trình

e


7
cùng nàng khám phá những giấc mơ, chúng ta hiểu được một điều tuy không
mới nhưng luôn quan trọng: ý thức có thể qn nhưng tiềm thức ln ghi nhớ,
và tiềm thức một lúc nào đó có thể trở ngược thành ý thức, từ ý thức lại
chuyển hóa thành hành động. Xét trên khía cạnh đó, dù nghe có vẻ nghịch lý
nhưng đôi khi, những thứ bản thân ngỡ như đã quên lại còn quan trọng hơn
cả những thứ bản thân vẫn nhớ. Đơn giản là vì chúng ta có thể kiểm sốt
được ý thức nhưng khơng thể kiểm sốt được tiềm thức.”[27]
Với luận điểm thứ 3 là “Sự giống nhau của những sinh thể”, Kondaki lý giải
tại sao Trần Tiễn Cao Đăng lại dùng từ “sinh thể” để chỉ cho con người và sử
dụng với tần số khá cao trong tác phẩm: “Chữ “sinh thể” xuất hiện với mật
độ đáng chú ý như thế cho thấy nỗ lực của tác giả trong việc cố gắng tạo sự
bình đẳng giữa người và vật (không chỉ động vật mà cả thực vật). Chẳng phải
rằng dù là người hay vật, khi đang sống cũng đều là những sinh thể giống
nhau hay sao? Chẳng có gì khác biệt ở đây cả. Chỉ cần khơng có cái chết
cách biệt, mọi thứ đều giống nhau ở chỗ đang sống, đang tồn tại. […], cách
dùng từ như thế lại càng cho người đọc thấy rõ hơn tình u, sự trân trọng
của tác giả dành cho lồi vật.”[27]
Hai luận điểm cuối cùng khép lại bài viết, “Mở rộng khả thể cho một bản
thể” và “Những phác thảo vẽ chồng lên nhau” lần lượt là những đánh giá xác
đáng về văn phong và nghệ thuật kể chuyện của Trần Tiễn Cao Đăng trong
tiểu thuyết “Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian”. Phần “Mở rộng

khả thể cho một bản thể” đi tìm nguyên nhân cho việc tại sao tác giả lại sử
dụng nhiều câu văn dài với những mệnh đề được ghép lại với nhau bằng các
từ nối như “hay”, “hoặc”. Kondaki đã ước lượng những câu văn kiểu này
chiếm khoảng 80% đến 90% trong khi những câu văn ngắn chỉ nằm ở mức
10% hay 20%. Người viết nghiệm ra rằng: “Có vẻ như, thơng qua việc sử
dụng nhiều nhóm câu như thế này, anh muốn chỉ ra sự bất toàn của vạn vật

e


8
trong cuộc sống. Khơng bao giờ, một vật nào đó nằm nghiêng hẳn về một tính
chất nào đó, tất cả đều nằm ở giữa lưng chừng hoặc thế này, hoặc thế kia.
Bên cạnh đó, nhóm câu này cũng cho thấy sự quan sát tỉ mỉ, không bỏ lỡ bất
cứ khoảnh khắc nào, sắc thái nào, chuyển biến dù nhỏ nhặt nhất nào của Life
Navigator 25 khi anh sống.”[27]
Phần còn lại của bài viết, “Những phác thảo vẽ chồng lên nhau” là những
gợi mở của người viết về nghệ thuật kể chuyện của Trần Tiễn Cao Đăng.
Kondaki nhận xét toàn bộ tiểu thuyết này như “một bức phác thảo với nhiều
chi tiết chằng chịt lẫn vào nhau, song không một chi tiết nào được tô đậm hơn
chi tiết nào. Tất cả đều mờ nhạt, mơ hồ. Tựa như một họa sỹ vữa phác thảo
xong một đối tượng đã nhìn thấy khả thể khác trong đối tượng ấy, bèn lấy khả
thể vừa thấy được vẽ chồng lên phác thảo đầu tiên; trong q trình này,
người đó lại tiếp tục thấy những khả thể khácvà cứ thế vẽ chồng lên mãi, lên
mãi.[…] Cuối cùng, chúng ta có được bức tranh khơng hồn chỉnh về những
khả thể khác nhau. Hoặc có thể nói, ta có được bức phác thảo hồn chỉnh và
mãi mãi chỉ dừng lại ở phác thảo.” Trên diễn đàn Komo, bài viết của
Kondaki được đánh giá 4 sao.
Ngoài những đánh giá đầy tích cực trên các diễn đàn về sách, tiểu thuyết
của Trần Tiễn Cao Đăng cũng nhận được những phản hồi tốt đẹp từ các đồng

nghiệp và nhà chuyên môn trong giới xuất bản và nghệ thuật. Đạo diễn điện
ảnh Nguyễn Mỹ Khanh nhận xét: “Lạ mà quen, đó là cảm giác sau khi đọc
một đoạn, ngẫm lại, ngỡ như nhân vật có thể xun mọi chiều khơng gian,
thời gian, mang đặc trưng của mọi sắc tộc một cách người nhất, cơ bản nhất,
chắt lọc mọi thuộc tính độc đáo để từ trạm trung chuyển hôm nay bắn tới
tương lai. Những đoạn xoáy sâu cạn kiệt tâm can của Trẫn Tiễn Cao Đăng
khiến tơi giật mình nhưng khoan khối trước thế giới hiện đại được bày ra
trong từng trang viết với triết lý sâu sắc về thân phận con người…Có những

e


9
đoạn đọc như đang xem phim, phim bom tấn Hollywood mô tả sức sống cuồn
cuộn kiểu Tây Ban Nha pha màu mưa nhiệt đới, dường như nhà văn đang
trong vai trị đạo diễn, dắt tơi khám phá thế giới nội tâm phức tạp, khát khao
tự do và giải thoát của những nhân vật thế kỷ XXI. Gấp sách lại, tôi thấy hung
phấn như đang uống một chai vang Chile với bạn tri kỷ trên cầu vồng và
ngắm mưa bay dưới chân mình.” Nhà thơ, kiêm nhà văn và nhạc sỹ Nguyễn
Hữu Hồng Minh thừa nhận: “Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian
chắc chắn là một cuốn sách khó đọc, thử thách lòng kiên nhẫn, nhưng là cuốn
sách đáng tìm đọc nhất đối với những ai yêu tiểu thuyết và muốn tìm những
thể nghiệm, sáng tạo văn chương mới mẻ ở Việt Nam. Nó khơng chỉ thay đổi
triệt để cách viết quen thuộc, mà còn xuyên phá những định giới vốn đã trở
thành một thứ khuôn mẫu trơ nghèo nàn của hiện thực. Tính hư cấu và độc
biến liên tục của nó biến độc giả từ chỗ là đối - tượng - tĩnh thụ động, thư
thái, chờ đợi trở thành một mắc – xích – động, cùng tham gia vào tác phẩm,
tích cực tìm cách giải quyết những vấn đề ngổn ngang ở đó. Như thế độc giả
cũng hóa thân thành một người tình của thế gian biến cải ấy”.[13] Một mặt,
những nhận xét có cánh này đã khẳng định được giá trị của “Life Navigator:

Người tình của cả thế gian”, mặt khác, chúng cũng tạo nên những nét cơ bản
trong bức tranh chung về tình hình tiếp nhận và thưởng thức của cuốn tiểu
thuyết này. Những nhận xét này sẽ là một phần không thể thiếu trong hành
trang giúp người viết có những cảm nhận và phân tích xác đáng về thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết này.
Mặc dù đã xuất bản hơn ba năm nay và hiện tại vẫn còn là một hiện tượng
trong giới văn học hiện thực huyền ảo Việt Nam, tiểu thuyết của Trần Tiễn
Cao Đăng vẫn còn là một thách thức đối với người đọc trong giới phê bình lẫn
tiếp nhận. Vẫn chưa có một dự án nghiên cứu nào nghiêm túc và có đầu tư
dành cho việc khám phá trọn vẹn những chiều sâu ý nghĩa và giá trị của nó.

e


10
Vẫn chưa có một sự đánh giá nào mang tính học thuật và công khai khả dĩ
khẳng định đúng tầm của tiểu thuyết này và những thành tựu mà nhà văn Trần
Tiễn Cao Đăng đã đem đến cho giới văn học thơng qua nó. Vẫn chưa có được
một sự nhìn nhận sâu sắc về thể loại văn học hiện thực huyền ảo nói riêng, và
những gì nó đã khẳng định trong lịng cơng chúng qua những viên gạch đầu
tiên, mà Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian là một trong số đó.
Với vốn kiến văn hạn hẹp, người viết hy vọng đề tài của mình sẽ góp phần
giải quyết những vấn đề cịn đang tồn tại đó.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài Thế giới nhân vật trong Life Navigator 25: Người tình của cả thế
gian đi sâu vào phân tích, giải mã thế giới nhân vật trong tiểu thuyết này, làm
sáng tỏ những giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ở đề tài Thế giới nhân vật trong Life Navigator 25: Người tình của cả thế

gian của Trần Tiễn Cao Đăng, chúng tôi căn cứ vào ấn phẩm tiểu thuyết Life
Navigator 25: Người tình của cả thế gian của nhà văn Trần Tiễn Cao Đăng do
nhà xuất bản Nhã Nam kết hợp với nhà xuất bản Hội Nhà Văn phát hành năm
2016.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn cho phép của đề tài này người viết sẽ đi vào phân tích thế
giới nhân vật trong Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu

e


11
6. Đóng góp của đề tài
Thơng qua đề tài Thế giới nhân vật trong Life Navigator 25: Người tình của
cả thế gian của Trần Tiễn Cao Đăng, người viết hy vọng sẽ đem đến một sự
giải mã trọn vẹn và có tính hệ thống thế giới nhân vật của tiểu thuyết này,
cũng như làm một chiếc cầu nối đưa cái tên Trần Tiễn Cao Đăng đến gần hơn
bạn đọc yêu văn chương với tư cách một nhà văn.
7. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Trần Tiễn Cao Đăng và tiểu thuyết Life Navigator: Người tình
của cả thế gian
Chương 2: Đặc điểm thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Life Navigator 25:
Người tình của cả thế giancủa Trần Tiễn Cao Đăng
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong Life Navigator 25: Người tình
của cả thế gian


e


12

NỘI DUNG
Chương 1:TRẦN TIỄN CAO ĐĂNG VÀ TIỂU THUYẾT LIFE
NAVIGATOR 25: NGƯỜI TÌNH CỦA CẢ THẾ GIAN
1.1. Trần Tiễn Cao Đăng – dịch giả, nhà văn
Nhà văn Trần Tiễn Cao Đăng quê gốc ở Huế, hiện tại đang làm việc tại
Sài Gòn với tư cách là biên tập viên cho công ty sách Nhã Nam.
1.1.1.Dịch giả của những tác phẩm văn học nước ngồi hay và khó
Trước khi là một nhà văn, anh từng được biết đến nhiều hơn với vai trò
là một dịch giả đã chuyển ngữ nhiều tác phẩm văn học hay và khó của thế
giới. Những tác phẩm của văn học thế giới đã được anh dịch ra tiếng Việt có
thể kể đến như:
Biên niên ký chim vặn dây cót – Haruki Murakami
Mãi đừng qn tơi – Kazuo Ishiguro
Những thứ họ mang – Tim O’Brien
Nếu một đêm đơng có người lữ khách – Italo Calvino
Từ điển Khazar – Milorad Pavic
Có thể thấy các tác phẩm văn học được Trần Tiễn Cao Đăng lựa chọn
để chuyển ngữ đều là những tác phẩm văn học rất kén chọn người đọc bởi
khó đọc và khó hiểu. Hầu hết các tác phẩm này đều thuộc dòng văn học Hậu
hiện đại. Trong đó, Biên niên ký chim vặn dây cót của Haruki Murakami, Mãi
đừng quên tôi của Kazuo Ishiguro và Từ điển Khazar của Milorad Pavic là
những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực huyền ảo. Theo Báo Tiền
Phong:
“Với Trần Tiễn Cao Đăng, dịch thuật là một cách giúp anh tiếp xúc với
các nền văn hóa khác nhau. Dịch một tác phẩm, anh thường tìm xem nó được

sinh ra từ cái nơi văn hóa nào, đặc trưng của nó và thậm chí anh cịn tra cứu
đến từng địa danh trong tác phẩm, tìm hiểu từng loại cây, từng loại rượu

e


13
được viết trong cuốn sách ấy. Trong những cuộc trò chuyện với độc giả, đôi
khi anh như một hướng dẫn viên du lịch, có thể trả lời rất nhiều câu hỏi của
độc giả về văn hóa Nhật, Tây Ban Nha… với lời thú nhận: “Mình chỉ nghiên
cứu qua sách vở mà… chưa bao giờ đến những xứ ấy”.
Theo Trần Tiễn Cao Đăng, sở dĩ anh tìm được nhiều cảm hứng dịch
thuật đối với nhiều tác giả và nhiều tác phẩm đến từ các quốc gia khác nhau
đó là do anh tâm niệm rằng “là một dịch giả, một người đọc thì cần “biết tuân
thủ luật chơi mà tác giả đưa ra trong một cuốn sách”. Mỗi tác giả, thậm chí
trong mỗi tác phẩm của họ đều có những “luật chơi” riêng, một cách viết,
một cách triển khai và giải quyết tác phẩm theo cách riêng. Người dịch,
người đọc không thể áp dụng cái tơi của mình để phán xét mà nên tham gia
vào luật chơi đó để tìm ra những cái thú vị mà tác giả muốn đem đến.”
1.1.2.Nhà văn chịu nhiều ảnh hưởng của văn học phương Tây
Năm 2005, Trần Tiễn Cao Đăng bén duyên với văn chương khi xuất
bản tập truyện ngắn đầu tay của mình – Baroque và ẩn hoa. Năm 2015, anh
tiếp tục xuất bản tiểu thuyết đầu tay của mình với nhan đề Life Navigator 25:
Người tình của cả thế gian. Năm 2018, Trần Tiễn Cao Đăng tiếp tục đem đến
cho độc giả tập truyện ngắn thứ hai của mình, Những gặp gỡ khơng thể có.
Tiểu thuyết Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian được Trần Tiễn
Cao Đăng viết tay bằng bút bi, trong những buổi trưa hay chiều ngồi trong
quán cà phê hay quán cóc vỉa hè trước khi đem xuất bản thành sách. Tác
phẩm là câu chuyện về mối quan hệ giữa một Life Navigator đến từ tương lai
và một cô gái bình thường sống ở hiện tại. Life Navigator là tên gọi chung để

chỉ cho những người làm một nghề nghiệp lạ lùng trong thế giới tương lai,
“những cá thể mang năng lực tâm trí đặc biệt, có khả năng giúp những người
khác thâm nhập vào các kiếp sống trước và đôi khi những kiếp sống sau của
họ”, “đi đi về về giữa các thời gian – không gian khác nhau”, và quan trọng

e


14
nhất, họ là kẻ “có năng lực dẫn dắt tâm trí con người đi qua những giấc mơ
của chính mình và của người khác.” [8] Bằng việc dẫn dắt cho cô gái vào
những giấc mơ đầy quái đản và phi lý đến tột độ, Life Navigator muốn giúp
cho cô gái làm quen với cuộc sống trong tương lai, khi con người chỉ tồn tại
dưới dạng những ý niệm và sống trong thuần tâm tưởng. Thông qua câu
chuyện này, Trần Tiễn Cao Đăng đã thể hiện nỗi lo sợ của mình trước thực
trạng con người trong thời đại kỹ trị: Dưới ảnh hưởng của hiện tượng Nóng
lên tồn cầu, những hệ lụy không nhỏ từ văn minh kỹ thuật số, liệu rằng con
người cịn giữ được cho mình những giá trị căn cốt của nhân loại hay phải
chấp nhận thay đổi để thích ứng với mơi trường mới, và liệu rằng với những
thay đổi ấy, con người sẽ có thể tồn tại nổi không.
1.2.Nhà văn Trần Tiễn Cao Đăng và hành trình sáng tạo cuốn tiểu thuyết
Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian
1.2.1.Nguồn cảm hứng chính tạo nên Life Navigator 25: Người tình của cả
thế gian
Trong Lời nói đầu của tiểu thuyết Life Navigator 25: Người tình của cả
thế gian, Trần Tiễn Cao Đăng đã từng thừa nhận rằng anh sáng tác câu
chuyện của mình dựa trên một giấc mơ:
“Life Navigator 25 đến với tôi trong một giấc mơ. Trong giấc mơ, tôi được
biết tên anh, hay đúng hơn là cách người ta gọi anh và tôi sẽ gọi anh, đơi nét
ngoại hình của anh, và được khơi gợi mấy câu đầu tiên mà từ đó tơi có thể

dấn vào câu chuyện về anh, về tình yêu mà vì nó anh chấp nhận chết.
Đó là vào đêm 30 tháng Tư rạng ngày 01 tháng Năm năm 2010, khoảng thời
gian mà tôi đang bận bịu với một dự án khác, một cuốn tiểu thuyết dày mà tôi
khởi đầu vào cuối năm 2005 và bấy giờ đang đến lúc cao trào. Bởi vậy nên,
ban đầu, tôi không dành nhiều thời gian và tâm trí để nghĩ về Life Navigator
25. Tơi có nghĩ đến việc viết ra câu chuyện về anh, câu chuyện mà giấc mơ đã

e


15
hé mở cho tơi mạch nguồn của nó, song khi ấy tôi nghĩ rằng một truyện vừa,
khoảng bảy mươi đến tám mươi trang in, hẳn là đủ cho nó.” [13, tr.7]
Trái hẳn với dự định ban đầu của Trần Tiễn Cao Đăng khi đặt bút viết
Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian, “câu chuyện về Life Navigator
25 và thế giới càng ngày càng lớn lên. Nó cứ vậy mà tuôn ra từ tôi, hết trang
này đến trang khác, hết mảng này đến mảng khác (những mảng mà về sau tôi
sẽ gọi một cách quy ước là chương)”. Anh tạm gác lại cuốn tiểu thuyết đang
viết dang dở từ trước đó, “Cospolist Nổi Loạn và những nỗi niềm của y” để
“hiến mình trọn vẹn cho câu chuyện mới” mà bản thân anh khi đó cũng khơng
thể chắc chắn được ẩn ý đằng sau nó và nó sẽ đưa mình đến đâu. Sau ba năm
làm việc cật lực, nhà văn không khỏi cảm thấy bất ngờ trước thành quả sáng
tạo văn chương của mình, “tơi mới hơi ngỡ ngàng trước khối lượng giấy và
khơng gian ổ cứng mà nó chiếm, và hình dung trọng lượng của nó theo nghĩa
đen nếu nó được on một lúc nào đó.”
Những chia sẻ chân thành của Trần Tiễn Cao Đăng về quá trình sáng
tạo nên tiểu thuyết Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian không khỏi
khiến người đọc liên tưởng đến trường hợp tương tự của nhà văn Gabriel
Garcia Marquez với cuốn tiểu thuyết Hiện thực huyền ảo Kinh điển Trăm
năm cô đơn của ơng, khi ơng viết nó từ những giấc mơ thuở thơ ấu của mình,

sau khi nghe người bà của mình kể lại những câu chuyện hoang đường, ma
quái và huyền bí về xứ sở Colombia. Khơng hẹn mà gặp, cả hai nhà văn đều
viết lại những giấc mơ của mình bằng tiểu thuyết Hiện thực huyền ảo. Điều
này khẳng định sâu sắc thế giới trực cảm, tiềm thức bản năng có vai trị rất
lớn trong q trình sáng tạo văn chương của những nhà văn. Với nhà văn,
hành trình viết ra một tác phẩm, khơng chỉ đơn thuần là cơng việc của sáng
tạo, mà có lẽ chính là quá trình đào sâu vào thế giới nội tâm của bản thân họ
để khám phá, phát hiện và giác ngộ được những giá trị vơ giá sẵn có, mà

e


16
những giá trị này vơ tình đã bị lãng qn trong đời sống xô bồ với quá nhiều
áp lực và toan tính. Vì thế, hành trình sáng tạo văn chương với nhà văn nói
chung, Trần Tiễn Cao Đăng nói riêng, đầy thiêng liêng và huyền bí, như
chính thứ văn chương hiện thực huyền ảo anh đang theo đuổi. Bản thân anh
khơng thể biết trước được những gì sẽ xảy đến với các nhân vật của mình, cái
kết của câu chuyện, hay số phận của chính tác phẩm, bởi anh chỉ đang lắng
nghe và tái hiện lại chính những diễn biến từ trong tâm hồn mình.
“Thế giới đó, của Life Navigator 25, là một thế giới lạ lẫm đối với tôi, và
q trình viết cuốn sách này là q trình tơi dấn vào thế giới ấy được chừng
nào hay chừng đó, cố gắng biết được về nó được chút nào hay chút đó.”
Anh ý thức được “người viết văn nên tránh cái bẫy thần bí hóa cơng việc
của mình ra sao”, nhưng anh cũng thừa nhận vai trò quan trọng của trực cảm
trong câu chuyện của mình: “tơi biết rằng khơng nên để điều nói trên dẫn ta
đến chỗ chối bỏ mọi trực cảm của ta về những cõi chưa biết.” [13, tr.8]
Anh cho rằng thế giới của những Life Navigator vẫn “đang hiện hữu ở đâu
đó” và nó đã chọn anh “để hiện thị ra theo cách này (giữa nhiều cách khả dĩ
khác)”, chứ không phải do anh “chế ra nó từ chỗ khơng có gì”

Trong q trình sáng tạo nên câu chuyện về Life Navigator 25, Trần
Tiễn Cao Đăng cho rằng cái giúp anh “thâm nhập” vào thế giới của các Life
Navigator “khơng phải là lý tính sáng rõ và sắc bén song nhiều khi đáng ngờ,
càng không phải là khả năng tiên liệu và tính tốn chi li, chuẩn xác của một
nhà phát minh hoặc cơng trình sư” mà chính là “trí tị mị và trực giác”. “Trí
tị mò giống như của một đứa trẻ đang dò dẫm vào một nơi chưa biết và trực
giác giống như của một đứa trẻ đang dệt nên một trong những chuyện kể đầu
tiên của mình. Trong quá trình câu chuyện – cuộc thám hiểm này, đứa trẻ sẽ
lớn lên, và nếu có lúc nào đó câu chuyện trở nên khơng cịn tươi mới như ý
muốn của tác giả, đó là do sự mất tuổi thơ ấy.”[13, tr.8]

e


17
Có thể thấy rõ sự chi phối của “trí tị mò và trực giác” của nhà văn trong
những giấc mơ đầy hoang đường và quái đản của nhân vật “nàng” trong
truyện, thế giới tương lai siêu thực của các Life Navigator, cũng là tương lai
của Nhân loại sau Tận thế, với cuộc sống thuần tâm tưởng, chỉ tồn tại hoàn
toàn nhờ các ý niệm, những Đảo Vũ trụ, nơi hội tụ đủ các năng lực phi
thường của Life Navigator 25 và những người như chàng, thậm chí trong cả
mối quan hệ giữa Life Navigator 25 với người yêu trong đời thực lẫn những
giấc mơ.
1.2.2.Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian là tiểu thuyết được viết
theo chủ nghĩa Hiện thực huyền ảo
Ngay từ khi mới được xuất bản, Life Navigator: Người tình của cả thế
gian của Trần Tiễn Cao Đăng đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới văn
chương. Chính nhà văn cũng từng thừa nhận rằng, “tác phẩm của tôi không
dành cho số đông”. Trong một cuộc phỏng vấn trên báo Tiền Phong, Trần
Tiễn Cao Đăng đã khẳng định tiểu thuyết đầu tay của anh thuộc dòng văn học

hiện thực huyền ảo. “Tác phẩm của tơi có lẽ thuộc về các tác phẩm hiện thực
kỳ ảo. Nó thực sự không phải là văn học kỳ ảo theo đúng đặc trưng của nó,
nhưng tơi là người rất thích văn học Fantasy.”
Theo Lê Huy Bắc, trong Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Garcia
Marquez, thì văn học hiện thực huyền ảo là một khuynh hướng, trào lưu sáng
tác chứ không phải là một thể loại văn học, cũng tương tự như chủ nghĩa hiện
thực phê phán, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa Hậu hiện đại:
“Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là khuynh hướng văn học sử dụng các
yếu tố siêu nhiên, huyền ảo, hoang đường,…làm cho hiện thực khác lạ,
hấp dẫn người đọc, song đằng sau vẻ li kì đó, tác phẩm vẫn đảm bảo một
thực trạng cơ bản của thời đại. Các vấn đề xã hội được các nhà văn quan
tâm thường là nạn độc tài, nỗi cô đơn, thói tự mãn tách li, tính tị mị,

e


18
niềm đam mê tiền bạc và danh lợi quá mức, tính ích kỷ của con
người,…những vấn đề này thường khơng bao giờ được họ đề cập trực
tiếp mà thông qua các hình tượng ẩn dụ siêu phàm tới mức đơi khi cực kỳ
quái đản để độc giả suy ngẫm và tự rút ra ý nghĩa.” [4, tr.32]
Trong Nhà văn Nhật Bản thế kỷ XX, Đào Thị Thu Hằng đã định nghĩa
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo như sau:
“Trong văn học, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là trào lưu quan trọng của văn
học Mỹ Latin, xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ XX, trong đó, nhà văn
trộn lẫn những cảnh tượng vừa mang tính ly kỳ, huyền ảo, vừa có những yếu
tố hiện thực, mà mục đích là mang lại cho người đọc cảm giác về những hiện
tượng hợp lý – nghịch lý, tựa như khơng khí của một câu chuyện cổ tích.” [14,
tr.246]
Trần Tiễn Cao Đăng là một dịch giả trước khi là một là nhà văn, và với

vai trò là một dịch giả, anh đã chuyển dịch thành cơng nhiều tác phẩm văn
học thế giới “khó nhằn” thuộc dòng văn học Hậu hiện đại và Hiện thực huyền
ảo, trong đó có Biên niên ký chim vặn dây cót của Haruki Murakami và Mãi
đừng xa tơi của Katsuo. Có thể thấy nhà văn đã chịu ảnh hưởng rất sâu sắc
văn phong của Haruki Murakami trong việc vận dụng các yếu tố huyền ảo.
Trong Nhà văn Nhật Bản thế kỷ XX, Đào Thị Thu Hằng đã nhận xét
rằng Haruki Murakami có một “lối kể mang tính huyền ảo khá độc đáo” có
thể tạm gọi là “siêu hiện thực”, bởi vì đó là một cái “huyền ảo giữa hiện
thực”, tưng tửng như một mặc nhiên. Cái huyền ảo của Murakami xuất hiện
một cách tự nhiên trong tác phẩm, “được diễn đạt bằng một ngơn ngữ trần
thuật bình thản như khi người kể chuyện nói về những hiện tượng bình thường
khác. Cả người kể chuyện, nhân vật đều không hề cảm thấy lo lắng, bất an
hay do dự trước sự xuất hiện của nó. Và điều này đã khiến độc giả tiếp nhận

e


19
siêu hiện thực ấy một cách hết sức bình thản như đối diện với những hiện
thực ngày thường.” [246]
Tương tự như Haruki Murakami, Trần Tiễn Cao Đăng cũng cố hết sức
“bình thường hóa” những yếu tố huyền ảo trong truyện của mình. Nhà văn
chọn bối cảnh xảy ra câu chuyện là hành trình qua lại giữa thời hiện tại ngày
nay khi chúng ta sống với thế giới tương lai trong hàng trăm thế kỷ tới của
nhân loại, sau khi Tận thế đã xảy ra. Chính sự lựa chọn đầy thơng minh này
đã khiến cho người đọc khơng cảm thấy khó chịu trước những chi tiết đầy phi
lý và kỳ ảo trong truyện, vì tất cả chúng đều được mặc định là những thành
tựu văn minh của thời tương lai, từ năng lực thần kỳ của Life Navigator 25 và
các đồng nghiệp, đến những giấc mơ đầy quái đản của nàng và sự nhập nhằng
chồng chéo giữa mơ và thực, hiện tại và tương lai. Nhân vật chính “nàng”

chẳng có chút phản ứng bất ngờ hay thắc mắc nào về sự tồn tại của Life
Navigator 25 hay những chi tiết phi lý đến cùng cực trong những giấc mơ của
mình, có chăng thì chỉ là những phẫn uất của nàng khi liên tục bị ám ảnh bởi
những giấc mơ này mà không biết được ý nghĩa hay lý do đằng sau chúng.
Trong những giấc mơ quái đản, nàng luôn không cảm thấy quá bất ngờ hay bị
sốc khi bỗng chốc thấy mình có mặt tại một khơng gian và thời gian xa lạ.
Nàng cũng không cảm thấy kỳ lạ về những thứ xuất hiện trong mơ và đặt ra
những câu hỏi thắc mắc, như thể những hiện tượng kỳ lạ kia q đỗi bình
thường với chính nàng. Thay vì thử tìm hiểu xem chúng là gì và đến từ đâu,
thì nàng lại có nhu cầu phân tích ý nghĩa của chúng và những cảm xúc mà
chúng gây ra cho mình. Khi cảm thấy hoang mang vì liên tục bị ám ảnh bởi
những giấc mơ kia, người mà nàng tìm đến đầu tiên cũng không phải là bạn
thân, người thân hay bác sỹ tâm lý, mà lại là Life Navigator 25. Điều đó
chứng tỏ nàng có niềm tin một cách tự nhiên và chấp nhận những thứ kỳ quái
trong đời mình, bao gồm Life Navigator 25. Đây cũng là cách mà câu chuyện

e


20
giữa chàng và nàng diễn ra, nó khơng theo hướng đi giải mã những cái huyền
ảo, mà mượn những cái huyền ảo để diễn tả những cái có thật trong đời.
1.2.3.Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian – trăn trở và tham vọng
của nhà văn muốn lý giải cuộc sống dưới nhiều góc độ
Có thể dễ dàng nhận ra trong tiểu thuyết đầu tay của mình, Trần Tiễn
Cao Đăng đã thể hiện một tham vọng vô cùng to lớn. Người đọc có thể nhận
ra vốn học thức uyên bác của tác giả trong truyện, và để có thể hiểu thấu tác
phẩm này, người đọc cũng phải tự trang bị cho mình một lượng kiến thức nhất
định. Nhà văn có một u cầu khá cao đối với chính mình và cả độc giả. Điều
này tạo nên cho tiểu thuyết Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian của

Trần Tiễn Cao Đăng một cá tính rất riêng có.
Dải kiến thức trong Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian rất
rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực thường thức trong đời sống, từ Phật giáo, Thiên
Chúa giáo, Văn học, Văn hóa cổ, Âm nhạc, Hội họa, Triết học cho đến Thiên
văn, và Phân tâm học. Để vận dụng một cách khéo léo tổng hợp các kiến thức
thường thức này vào xây dựng hình tượng Life Navigator 25, nàng cũng như
thế giới nhân vật trong tiểu thuyết không phải là điều dễ dàng. Nó u cầu nhà
văn khơng chỉ có vốn kiến thức rộng sâu mà còn phải biết cách để lồng ghép
chúng vào câu chuyện của mình sao cho khéo léo và dun dáng để người đọc
khơng cảm thấy khó chịu. Sau tất cả, nhà văn đang sáng tạo nên một tác phẩm
văn học, chứ không phải rao giảng kiến thức mình có. Làm sao để hình tượng
nhân vật đẹp đẽ, sâu sắc và đa chiều với những phát hiện rộng lớn, sâu thẳm
của những lĩnh vực thường thức kia là cả một vấn đề.
Trong những lĩnh vực trên, nhà văn thể hiện sự am hiểu uyên bác của
mình trong Phật giáo, Văn chương, Âm nhạc và Hội họa nhiều nhất. Thông
qua việc xác định những nguồn ảnh hưởng to lớn tác động đến nội dung của
tiểu thuyết Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian, người đọc có thể

e


21
tìm được cho mình những chiếc chìa khóa cần thiết trước khi bước vào giải
mã thế giới của Life Navigator 25 và nàng.
Chẳng hạn như về Phật học, Trần Tiễn Cao Đăng đã vận dụng những
hiểu biết của mình về Tam giới, Niết Bàn, triết lý Nhân duyên, Bình đẳng bác
ái. Trong truyện, Life Navigator 25 thực chất chỉ là một con người tồn tại
bằng ý niệm chứ khơng có thực thể xác thịt. Nhà văn đã để cho Life
Navigator 25 tiết lộ với người yêu về cuộc sống trong tương lai sau Tận thế,
đó là cuộc sống của những con người chỉ tồn tại dưới dạng ý thức vô hình vơ

ảnh. Sở dĩ Life Navigator 25 quay về q khứ là để giúp người yêu chuẩn bị
tâm lý và làm quen với cuộc sống trong tâm tưởng. Chi tiết này gợi cho người
đọc nhớ tới cõi trời Vô Sắc Giới được nói tới trong kinh Phật. Đây cũng là cõi
giới mà ở đó chư Thiên chỉ tồn tại bằng ý thức chứ khơng có hình dạng cụ thể
xác định. Họ ăn, ở, sinh sống bằng những ý niệm, song vẫn phải luân hồi tái
sinh. Theo Phật học từ điển của Đồn Trung Cịn:
“Vơ sắc giới là một cõi trong Tam giới, bắt từ dưới kể lên là: Dục giới,
Sắc giới, Vô sắc giới. Ở cõi này, chư Thiên chỉ cịn giữ cái tâm thức, chớ
khơng cịn giữ hình sắc. Ở Vơ sắc giới, có bốn từng trời, bốn cảnh trời từ
dưới kể lên là:
Không Vô biên xứ
Thức Vô biên xứ
Vô sở hữu xứ
Phi tưởng phi phi tưởng xứ
Chư Thiên ở Vơ sắc giới cịn giữ bốn cái tâm thức này: Thọ, Tưởng, Hành,
Thức chứ các ngài chẳng còn giữ hình sắc.” [12, tr.646]
Thực chất, cuộc sống trong tâm thức này cũng được quan niệm là một
cảnh giới của Niết bàn giải thốt, khi con người khơng cịn bị trói buộc trong
các giác quan và xác thịt vô thường. Trần Tiễn Cao Đăng đã để cho nàng kịch

e


22
kiệt lên án cuộc sống bằng tâm tưởng này. Với nàng, sống trọn vẹn đúng
nghĩa phải là cuộc sống hội tụ đủ cả thể xác và tâm tưởng, chứ không phải là
một cuộc sống thiếu khuyết đi thể xác mà chỉ thuần tâm tưởng. Nàng khẳng
định dù chỉ được sống một lần duy nhất mà đầy đủ cả hình hài lẫn ý thức thì
cũng đáng sống hơn vạn lần, và sẵn sàng đấu tranh vì cuộc sống đó. Đó cũng
là lý lẽ của những nhà khoa học đứng ngoài Phật giáo, tôn thờ chủ nghĩa Duy

vật biện chứng. Nhà văn không khẳng định cuộc sống nào tốt hơn, duy vật
hay duy tâm, cũng như khơng có nhu cầu châm ngịi cho một cuộc tranh cãi
xem bên nào lý tưởng hơn. Đó là vấn đề về điểm nhìn của mỗi người, mà với
điểm nhìn, ta chỉ có thể thừa nhận và tôn trọng chứ không thể tranh luận đúng
hay sai.
Trong chương “Đối thoại 2”, Trần Tiễn Cao Đăng để cho Life Navigator
25 kể lại chuyện một gã đàn ông đánh chết một con chó một cách tàn nhẫn và
man rợ nhất, và chuyện người ta đã chém chảy máu cho đến chết một con voi.
Qua đó, anh rút ra kết luận rằng “Lồi người phần nhiều là đáng sợ, mặc dù
đơi khi cũng thật tuyệt.” [13, tr.86] Anh lớn tiếng phê phán các tôn giáo khác,
đặc biệt là triết lý vị tha, bình đẳng bác ái của Phật giáo với những giới hạn của
nó. Rõ ràng, với những kẻ ác độc thì ta khơng thể tha thứ cho chúng, nhất là
khi sự độc ác đó nhằm hủy diệt mình. Ở đây, Trần Tiễn Cao Đăng không kết
tội con người trong tội ác gây ra với con người, mà là tội ác họ gây ra với động
vật. Như vậy, ảnh hưởng Phật giáo về lịng từ bi, bình đẳng, bác ái đã giúp nhà
văn lan tỏa tình yêu thương của mình đến một đối tượng mới: động vật. Trong
tiểu thuyết của mình, nhà văn thường dùng từ “sinh thể” để chỉ cho con người.
Với anh, con người cũng chỉ là một sinh vật bình đẳng ngang hàng như các lồi
khác trên Trái đất. Trong chương “Về Huế, về cái lạnh của những giấc mơ”,
nhà văn để cho chàng lên tiếng: “Không ai, không một sinh vật nào sinh ra để
bị đè nát cả. Mục đích tồn tại của chúng ta là khơng để bị đè nát và đồng thời

e


23
không đè nát những sinh vật khác, không để những sinh vật khác bị đè nát
chừng nào việc đó cịn có thể.”[13, tr.255] Tuy nhiên, Trần Tiễn Cao Đăng
khơng muốn làm một tín đồ Phật giáo. Anh nhận thấy rõ giới hạn của triết lý
bình đẳng từ bi của đạo Phật, và chỉ tiếp nhận phần tích cực của nó. Khi khẳng

định “khơng để mình và những sinh vật khác bị đè nát” nghĩa là anh đã thừa
nhận khía cạnh trừng phạt tội ác của những sinh thể trên thế giới này, ngăn
chặn và trấn áp cái ác bằng bạo lực và đổ máu, điều mà cái thiện thuần túy của
Đức Phật không muốn chấp nhận: “Anh bất lực trong việc khơng để mình mang
cái tâm trừng phạt, và anh chỉ sống được sau khi đã rèn được khả năng khơng
hối tiếc về việc đó.” [85] Nhưng Trần Tiễn Cao Đăng khơng lấy điều đó làm
chỗ để tự mãn, một lần nữa, anh vẫn tôn trọng và thừa nhận triết lý bình đẳng
bác ái của đức Phật bằng một cái nhìn phóng khống, tự nhận mình là kẻ chưa
giác ngộ được: “Phải, có thể anh cịn xa mới tới chỗ trưởng thành về tâm trí và
đạt tới cách nhìn thế giới như một số bậc hiền nhân nào đấy, nhưng sở dĩ như
vậy là bởi anh là người. Bất toàn là bản chất của con người. Hầu hết con
người trên trái đất này giống như anh chứ không giống như bậc hiền nhân.
Khơng thể kết tội con người vì chuyện họ là con người chứ không phải là hiền
nhân.”[85]
Cũng trong chương “Độc thoại 2”, nhà văn đã để anh hỏi nàng rằng:
“Em đọc Anh em nhà Karamazov chưa?” Trong truyện, Life Navigator 25 đã
đóng vai là một nhà văn kiêm dịch giả T ngoài đời thực để tiếp xúc với nàng.
Tự nhận mình là nhà văn, T từng nhắc đến nhiều tác phẩm của văn học thế
giới trong những cuộc nói chuyện với nàng và bạn thân, chẳng hạn như tiểu
thuyết Kim Các tự của Mishima Yukio, Người đẹp say ngủ của Kawabata
Yasunari, Anh em nhà Karamazov của Dovstoievski,…và say sưa bình luận
về những tác phẩm này, chẳng hạn trong chương “Độc thoại 2”, anh và nàng

e


×