Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn thạc sĩ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐINH TUẤN LINH

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2018

e


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐINH TUẤN LINH


XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN BÁ CHIẾN

HÀ NỘI - 2018

e


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2018
Học viên

Đinh Tuấn Linh

e


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của bản thân sau một quá trình nỗ lực học tập
và nghiên cứu với sự giúp đỡ của thầy cô, đơn vị, đồng nghiệp và người thân.

Để có được thành quả ngày hơm nay, lời đầu tiên xin bày tỏ lịng biết
ơn sâu sắc đến Thầy giáo - PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, người trực tiếp hướng
dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian, cơng sức trong q trình nghiên cứu
để giúp tơi hoàn thành luận văn này.
Tiếp theo, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Hành chính
Quốc gia, Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia (nay là Ban Quản
lý đào tạo Sau đại học) cùng toàn thể các thầy, cơ giáo của Học viện Hành
chính Quốc gia đã giảng dạy tận tình và truyền đạt những kiến thức q báu,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng luận văn này khơng tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Tơi kính mong q thầy, cơ và những người quan tâm đến
đề tài có những đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hồn thiện hơn.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng 7 năm 2018

Học viên

Đinh Tuấn Linh

e


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MƠI TRƢỜNG ............................... 8
1.1. Tổng quan về mơi trường và bảo vệ môi trường ................................... 8
1.1.1. Khái niệm môi trường ..................................................................... 8

1.1.2. Khái niệm bảo vệ môi trường ....................................................... 10
1.1.3. Sự cần thiết bảo vệ môi trường ..................................................... 11
1.2. Tổng quan về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ... 15
1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường .......... 15
1.2.2. Đặc trưng của vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường..... 17
1.2.3. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường . 18
1.2.4. Đặc trưng của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường ............................................................................................ 19
1.3. Tổng quan về pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi
trường .......................................................................................................... 20
1.3.1. Khái niệm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường ...................................................................................................... 20
1.3.2. Đặc điểm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi
trường ...................................................................................................... 22
1.3.3. Nội dung pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi
trường ...................................................................................................... 23
Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 36
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MƠI TRƢỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN
LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................... 37
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội......37
2.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường tại quận Long
Biên, thành phố Hà Nội............................................................................... 39
2.3. Tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường tại quận
Long Biên, thành phố Hà Nội ..................................................................... 44

e


2.4. Đánh giá hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi

trường tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội ........................................... 48
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân...................................... 48
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................... 50
Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 68
Chƣơng 3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƢỜNG TỪ THỰC TIỄN
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................... 69
3.1. Các yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực môi trường giai đoạn hiện nay............................................. 69
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực mơi trường giai đoạn hiện nay ...................................................... 72
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực mơi trường................................................................................. 72
3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ
môi trường ............................................................................................... 78
3.2.3. Củng cố, kiện tồn các cơ quan quản lý, bảo vệ mơi trường và xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường .................................. 80
3.2.4. Tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, kết nối giữa Trung ương
và địa phương, đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
và người dân. ........................................................................................... 82
3.2.5. Thực hiện nghiêm minh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường ...................................................................................................... 83
Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90

e


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường .................... 41
Bảng 2.2. Thống kê kết quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường .............................................................................................................. 44
Bảng 2.3. Kết quả xử lý vi phạm hành chính theo ngành liên quan đến mơi
trường .............................................................................................................. 45
Bảng 2.4. Số tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.......... 46
Biểu 2.1. Cảm nhận về vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường ........ 40
Biểu 2.2. Cảm nhận về mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi
trường .............................................................................................................. 40
Biểu 2.3. Ý kiến đánh giá về hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực mơi trường trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội .................. 50

e


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Mơi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người,
sinh vật; đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia, dân
tộc và tồn nhân loại. Giữ cho mơi trường trong lành ln là mối quan tâm
tồn cầu. Vì mơi trường có trong sạch, lành mạnh thì mới đảm bảo được điều
kiện sống của con người, đảm bảo được sự phát triển của xã hội. Thế nhưng
sự tác động ngày càng nhiều của con người đã gây ra những tác động xấu đến
môi trường.
Những thập niên gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ, nền kinh tế nước ta đã có bước tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên,
cùng với đó nước ta cũng đang đối mặt với khơng ít những thách thức trong
phát triển theo hướng bền vững, trong đó có các vấn đề mơi trường. Ơ nhiễm
mơi trường đang trở thành vấn nạn, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe
người dân, cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa nghiêm trọng

sự phát triển bền vững. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của môi
trường và những tác hại do ô nhiễm môi trường đem lại, những năm qua
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ mơi
trường, điển hình là Nghị quyết số 41/NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004
của Bộ chính trị về bảo vệ mơi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, năm 2005 và
mới đây nhất là Luật bảo vệ môi trường 2014; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP
ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và mới đây nhất là Nghị định 155/2016/NĐCP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo về môi trường...

1

e


Việc tổ chức thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường đã đem lại
kết quả nhất định, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chất lượng môi trường
được cải thiện cũng như ngăn chặn, phòng ngừa sự suy giảm chất lượng môi
trường. Tuy vậy, ở nhiều nơi môi trường vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có
nơi, có thời điểm đã đạt đến mức độ báo động; đất đai bị xói mịn, thối hóa;
chất lượng tài ngun nước suy giảm và khơng đảm bảo chất lượng; khơng
khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng nề; khối lượng phát sinh và
mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong
nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, đa dạng sinh học bị ảnh hưởng đe dọa
nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch nhiều nơi
không đảm bảo. Trong đó đặc biệt là vấn đề ơ nhiễm do chất thải ra mơi
trường khơng qua hoặc ít qua xử lý ở hầu hết các địa phương nước ta đã và
đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Sự cố sông Thị Vải; sự cố môi trường
biển miền Trung tháng 4 năm 2016 diễn ra trên diện rộng 4 tỉnh miền Trung

do việc vi phạm trong hoạt động xả thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng
nghiệp Formosa (Vũng Áng) là những minh chứng điển hình. Để ngăn chặn
tình trạng trên tái diễn, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo vệ môi
trường ngày 24 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xn Phúc đã khẳng
định “Kiên quyết khơng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi mơi trường,
cuộc sống bình yên của người dân”. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ ô nhiễm
môi trường cũng như tác động của chính sách và pháp luật đối với cơng tác
bảo vệ mơi trường thì cần phải có những nghiên cứu cụ thể, tại những địa
phương cụ thể.
Quận Long Biên, thành phố Hà Nội là một quận nằm ở phía Đông
thành phố Hà Nội. Đây là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sơng Hồng, đồng thời
là quận có diện tích lớn nhất của thủ đơ. Là một quận mới được thành lập theo
Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2003. Long Biên là một

2

e


quận có tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng. Giao thơng có đầy đủ hệ thống đường
bộ, đường sắt, đường thủy. Đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 5, đường cao tốc
Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; đường sắt có các
tuyến đường sắt đi Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào
Cai; đường thủy có sơng Hồng, sơng Đuống...là quận cửa ngõ phía đơng bắc
Thủ đơ, có tốc độ đơ thị hóa, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tốc độ tăng giá
trị sản xuất bình quân những năm gần đây luôn đạt từ 15-22%/năm. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ. Năm 2004, cơ cấu thương mại, dịch vụ mới
chiếm 34,4% giá trị kinh tế của quận, thì năm 2016, thương mại dịch vụ
chiếm 56%, công nghiệp chiếm gần 44%, nơng nghiệp chỉ cịn 0,01%. Năm
2016, thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 4.000 tỷ đồng, thuộc nhóm các quận

thu ngân sách dẫn đầu thành phố. Trên địa bàn quận có nhiều khu đơ thị lớn
như: Việt Hưng, Sài Đồng, Vinhomes Riverside...
Sau 13 năm thành lập, quận Long Biên đã triển khai 817 dự án, trong
đó các dự án do quận làm chủ đầu tư có tổng kinh phí 6.300 tỷ đồng; gồm 262
dự án đường giao thông, 123 dự án trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... Các
dự án này giúp quận Long Biên là một trong những địa phương dẫn đầu thành
phố về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Hiện quận Long Biên đang tích cực
triển khai các nhiệm vụ "Năm trật tự văn minh đơ thị", "Năm kỷ cương hành
chính".
Tuy nhiên, do tốc độ đơ thị hóa cao, tập trung nhiều khu cơng nghiệp,
đầu mối giao thông... quận Long Biên đã và đang gặp một số khó khăn trong
cơng tác xây dựng, quản lý hạ tầng cũng như bảo vệ môi trường và các hệ
sinh thái...Mặc dù các cấp chính quyền cũng như nhân dân trên địa bàn quận
đã có những cố gắng nhất định trong công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiên,
hiện tại quận Long Biên đang phải đối mặt với khơng ít thách thức. Để xây
dựng quận Long Biên trở thành quận mơi trường, đơ thị du lịch có mơi trường

3

e


tự nhiên, môi trường xã hội lành mạnh, xứng đáng là cửa ngõ của thủ đô Hà
Nội - Thành phố ngàn năm văn hiến, thành phố vì Hịa bình của cả nước thì
một trong những nhiệm vụ then chốt là bảo vệ và gìn giữ mơi trường.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, với những kiến thức đã học, học viên
chọn đề tài “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng - từ
thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội” làm định hướng nghiên cứu
luận văn thạc sĩ Quản lý cơng của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trước khi Luật Môi trường, sự quan tâm của các học giả tới vấn đề này
thường chỉ dừng ở những nghiên cứu về mặt xã hội, những nghiên cứu về
pháp luật phòng, chống xâm hại môi trường thường lồng trong các nghiên cứu
về tài nguyên, môi trường. Từ khi Luật môi trường ra đời, những nghiên cứu
pháp lý về vấn đề này đã xuất hiện trên nhiều báo, tạp chí bởi tính thời sự cấp
thiết của nó. Tuy nhiên, những nghiên cứu có hệ thống, có trọng tâm về pháp
luật bảo vệ mơi trường chưa nhiều. Hiện tại có thể kể tới một số cơng trình
nghiên cứu sau:
Bài viết của nhóm tác giả: Nguyễn Thế Tiến, Phùng Chí Sỹ, Viện kỹ
thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường và Huỳnh Thị Mỹ Hằng, Viện Môi
trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: “Các vấn
đề mơi trường trong q trình đơ thị hóa - cơng nghiệp hóa ở thành phố Đà
Nẵng”. Tạp chí phát triển KH&CN, tập 9, Mơi trường và Tài nguyên - 2006.
Luận án tiến sĩ Hà Văn Hịa (2015) “Quản lý nhà nước về bảo vệ mơi
trường ven biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” tại Học viện Hành
chính Quốc gia. Luận án nghiên cứu những vẫn đề lý luận về môi trường, môi
trường biển, ô nhiễm môi trường; thực trạng ô nhiễm môi trường biển ven bờ,
nguyên nhân, hậu quả và công tác quản lý nhà nước để phịng ngừa, khắc
phục tình trạng ơ nhiễm môi trường ở Quảng Ninh thời gian qua. Trên cơ sở

4

e


lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Trần Thị Lâm Thi, đại học Luật
Hà Nội, 2003 “Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
mơi trường”. Luận văn đã phân tích những vấn đề lý luận, thực trạng pháp

luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường, đồng thời chỉ ra
những điểm cịn bất cập, thiếu sót của những quy định hiện hành và đưa ra
những giải pháp hoàn thiện.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Hồ Thị Ngọc Duyên tại Đại học Đà Nẵng
“Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề thủ công đá mỹ nghệ Non Nước, quận
Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”, trên cơ sở đánh giá thực trạng ô nhiễm
môi trường, tác giả đã đề xuất các giải pháp để bảo vệ mơi trường nói chung,
mơi trường tại làng nghề Non nước, thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Bài viết Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
của các khu công nghiệp Việt Nam” của Vũ Thị Duyên Thủy, Tạp chí Luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 09/2011, tr.60-64. Tác giả đã phân tích
thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường từ quá trình xây dựng khu cơng
nghiệp, khu cơng nghiệp đi vào hoạt động. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải
pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại khu công
nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Thị Bình (2015), Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở, Trường Đại học Tài nguyên và Mơi trường Hà Nội đề cập sâu
đến các khía cạnh pháp lý liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực mơi trường, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp
luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường.

5

e


Các nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, Tuy nhiên,
các nghiên cứu trên chỉ mới đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường riêng lẻ,

chưa có đề tài nào nghiên cứu về tình hình thực hiện các chính sách, pháp luật
về bảo vệ mơi trường trên một địa phương cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường từ thực tiễn quận Long Biên,
thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực mơi trường;
- Đánh giá thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó tìm ra
những bất cập, vướng mắc trong các quy định và thực tiễn áp dụng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực mơi trường đối với quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường trên địa bàn quận
Long Biên, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: quận Long Biên, thành phố Hà Nội
- Về thời gian: từ 2013 đến nay
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên đây, dựa trên
nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, so sánh, đối chiếu,

6

e



phương pháp khảo sát thực tiễn, đánh giá, khái quát hóa và hệ thống hóa vấn
đề và một số phương pháp nghiên cứu khác
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Thứ nhất, đề tài làm rõ vấn đề lý luận về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực môi trường.
Thứ hai, đánh giá thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
mơi trường từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Thứ ba, đề tài đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường nói chung, quận Long Biên,
thành phố Hà Nội nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Chương 2: Thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực mơi trường từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Chương 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực mơi trường từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội

7

e


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MƠI TRƢỜNG
1.1. Tổng quan về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng

1.1.1. Khái niệm môi trƣờng
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài ngun thiên nhiên,
khơng khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống con người. Ví dụ: mơi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy
giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phịng thí nghiệm, vườn
trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc,
làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn
được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp,
nghị định, thơng tư, quy định. Tổng hợp chung, môi trường là tất cả những gì
có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
Khái niệm về môi trường được thảo luận từ rất lâu, dưới đây là một số
khái niệm điển hình:
Trong Tun ngơn của UNESCO năm 1981, mơi trường đối với con
người được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con
người tạo ra, những cái hữu hình và vơ hình (tập qn, niềm tin...) trong đó
con người sống và lao động, khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo
nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình". Như vậy, mơi trường sống đối với
con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể
sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và
sự nghỉ ngơi của con người”.
8

e


Từ điển Tiếng Việt định nghĩa mơi trường “là tồn bộ nói chung những
điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát

triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy” [25, tr 618]. Với các
hiểu như này, môi trường được chia thành hai loại cơ bản: Môi trường vật
chất tự nhiên và mơi trường nhân tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại,
phát triển của con người.
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm mơi trường được hiểu như là mối quan
hệ của con người và các yếu tố vật chất bao quanh. Điều 3 Luật Bảo vệ môi
trường năm 2014 định nghĩa: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người
và sinh vật”.
Theo định nghĩa này, con người trở thành trung tâm của môi trường.
Môi trường được tạo bởi vô số các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo. Các
yếu tố vật chất tự nhiên như đất, nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, các hệ
động vật, thực vật, tài nguyên thiên nhiên… Những yếu tố này hình thành, tồn
tại theo quy luật của tự nhiên khơng theo ý chí của con người. Con người chỉ
có thể tác động tới chúng trong phạm vi nhất định. Ngồi yếu tố vật chất tự
nhiên, mơi trường cịn gồm cả yếu tố vật chất nhân tạo như: đê điều, cơng
trình thủy lợi, cơng trình nghệ thuật, cơng trình xây dựng…Những yếu tố này
do con người tạo ra trên cơ sở quy luật của tự nhiên để phục vụ cuộc sống của
chính mình
Tóm lại, dưới góc độ pháp lý, môi trường được hiểu là những yếu tố
vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn
tại, phát triển của con người và sinh vật.
Tuỳ theo đối tượng và mục đích nghiên cứu cụ thể mà có thể nêu ra
một số phương cách phân môi trường theo các dấu hiệu đặc trưng như sau:
- Theo nguồn gốc, mơi trường có thể được chia thành: Môi trường tự
nhiên; Môi trường nhân tạo.
9

e



- Theo tính chất địa lý, mơi trường có thể được chia thành: Môi trường
thành thị; Môi trường nông thôn.
- Theo theo thành phần, mơi trường có thể được chia thành: Mơi trường
khơng khí; Mơi trường đất; Mơi trường nước.
- Theo quy mơ, mơi trường có thể được chia thành: Môi trường quốc
gia; Môi trường vùng; Môi trường địa phương.
Dựa trên các cách phân loại trên, có thể phân chia môi trường thành 3
loại dựa theo chức năng hoạt động của nó, bao gồm:
- Mơi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên tồn tại khách quan
bao quanh con người như: đất đai, khơng khí, nước, động thực vật... Môi
trường tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho quá trình sản
xuất nhằm tạo ra của cải, vật chất cho xã hội và tiếp nhận, đồng hố các loại
phế thải phát sinh trong q trình sản xuất và tiêu thụ.
- Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa con người với con
người, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân
hoặc từng cộng đồng dân cư. Đó là các luật lệ, thể chế, cam kết, quy định...
nhằm hướng con người tuân theo một khuôn khổ nhất định tạo ra sự phát triển
của xã hội và làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
- Môi trường nhân tạo: là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con
người tạo nên và chịu sự chi phối của con người như nhà ở, môi trường đô thị,
môi trường, môi trường nông thơn, cơng viên, trường học, khu giải trí...
1.1.2. Khái niệm bảo vệ môi trƣờng
Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 định nghĩa: Hoạt
động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy
thối, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.

10


e


Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc
phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường,
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ mơi trường năm 2005 thì các
ngun tắc bảo vệ môi trường bao gồm:
- Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo
đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc
gia phải gắn với bảo vệ mơi trường khu vực và tồn cầu;
- Bảo vệ mơi trường là sự nghiệp của tồn xã hội, là quyền và trách
nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;
- Hoạt động bảo vệ mơi trường phải thường xun, lấy phịng ngừa là
chính kết hợp với khắc phục ơ nhiễm, suy thối và cải thiện chất lượng môi
trường;
- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn
hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai
đoạn;
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường có
trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo
quy định của pháp luật.
1.1.3. Sự cần thiết bảo vệ môi trƣờng
Thứ nhất, xuất phát từ vai trị của mơi trường đối với con người.
- Môi trường là không gian sống của con người và các lồi sinh vật
Mỗi một con người đều có u cầu về lượng không gian cần thiết cho
hoạt động sống như: diện tích đất ở, hàm lượng khơng khí... Trung bình một
ngày, một người cần khoảng 4m3 khơng khí sạch, 2,5l nước uống, một lượng

lương thực, thực phẩm đáp ứng hàm lượng calo từ 2.000 – 2.500 calo... Cộng

11

e


đồng lồi người tồn tại trên Trái đất khơng chỉ địi hỏi ở mơi trường về phạm
vi khơng gian sống mà cả về chất lượng của khơng gian sống đó. Chất lượng
không gian sống phải đảm bảo được các yêu cầu bền vững về sinh thái - kinh
tế - môi trường, thể hiện ở môi trường sạch sẽ, tinh khiết, giàu O2, không chứa
các chất cặn bẩn, độc hại đối với sức khoẻ của con người.
Mơi trường chính là khoảng không gian sinh sống của con người. Hệ số
sử dụng đất của con người ngày một giảm: nếu trước đây, trung bình diện tích
đất ở của một người vào năm 1650 là khoảng 27,5 ha/người thì đến nay chỉ
cịn khoảng 1,5-1,8 ha/người. Diện tích khơng gian sống bình qn trên trái
đất ngày càng bị thu giảm, mức độ giảm ngày càng tăng nhanh
- Môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người.
Môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà cịn chứa đựng
“đầu ra” cho các q trình sản xuất và đời sống. Hoạt động sản xuất là một
quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc,
đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo ra sản
phẩm hàng hóa. Có những nguồn tài nguyên có thể sử dụng trực tiếp (thuỷ,
hải sản...), có dạng phải tác động thì mới sản xuất được của cải vật chất phục
vụ đời sống con người (đất đai...). Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta
cũng cần có khơng khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại,
cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết... Những dạng vật chất
trên chính là các yếu tố mơi trường.
Như vậy chính các yếu tố mơi trường (yếu tố vật chất kể trên - kể cả

sức lao động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của
con người. Nói cách khác: mơi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời
sống. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng mơi trường tự nhiên cũng có thể là nơi
gây ra nhiều thảm họa cho con người (thiên tai), và các thảm họa này sẽ tăng

12

e


lên nếu con người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá mơi trường, gây
mất cân bằng tự nhiên.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
Bên cạnh vai trò “đầu vào”, môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa
đựng, đồng hóa “đầu ra” các chất thải của các q trình hoạt động sản xuất và
đời sống. Các hoạt động đó thải ra mơi trường rất nhiều chất thải ( khí thải,
nước thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc
hại làm ơ nhiễm, suy thối, hoặc gây ra các sự cố về mơi trường.
Q trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội lồi người cũng thải ra môi
trường rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không được xử lý tốt sẽ
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vấn đề ở đây là phải làm thế nào để
hạn chế được nhiều nhất các chất thải, đặc biệt là chất thải gây ô nhiễm, tác
động tiêu cực đối với môi trường.
Hiện nay vấn đề chất thải đô thị và công nghiệp là cực kỳ quan trọng.
Có quan điểm cho rằng “ có một số chất thải là một dạng tài nguyên” do đã có
cơng nghệ chế biến chất thải thành phân bón. Đó là một dạng “công nghệ thân
thiện với môi trường”. Tuy nhiên mặc dù điều kiện phát triển đến đâu thì các
nhu cầu tự nhiên của con người như ăn, uống, thở cũng đều yêu cầu môi
trường trong sạch.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên

tới con người và sinh vật trên trái đất.
Khí quyển: Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các bức xạ
quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng
của con người, sinh vật…
Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hồn nước, giữ cân bằng nhiệt độ,
các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các
sinh vật…

13

e


Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác
của Trái đất, giảm tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh vật…
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Môi trường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến
hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hố của lồi
người. Bên cạnh đó, môi trường sống cung cấp các chỉ thị không gian và tạm
thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh
vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy
ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động
đất… Môi trường còn lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các
nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các
vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tơn giáo và văn hố khác
Thứ hai, bảo vệ mơi trường đã và đang là vấn đề mang tính tồn cầu, là
một trong những nhân tố quyết định sự thành công phát triển bền vững của
đất nước, bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc gia.
Việc bảo vệ mơi trường là cần thiết vì mơi trường có tầm quan trọng
đối với đời sống của con người. Môi trường vừa là không gian sống của con

người vừa là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên để con người khai thác sử
dụng, bên cạnh đó mơi trường cịn bảo vệ con người và sinh vật khỏi những
tác động từ bên ngoài (ví dụ như tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp
thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời) ... Sự nâng cao
chất lượng mơi trường hay suy thối chất lượng mơi trường có tác động sâu
sắc tới đời sống con người.
Bảo vệ mơi trường cịn tác động tồn diện đến các lĩnh vực tự nhiên, xã
hội và bản thân của mỗi con người, đặc biệt là con người, với tư cách vừa là
khách thể, lại vừa chủ thể chi phối, quyết định chất lượng môi trường. Việc
xây dựng môi trường nhân văn, mơi trường sinh thái - nhân văn có tầm quan

14

e


trọng quyết định tới toàn bộ sự nghiệp bảo vệ mơi trường nói riêng và phát
triển bền vững nói chung.
1.2. Tổng quan về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi
trƣờng
1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trƣờng
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là một loại vi
phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy mức độ
nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội phạm hình sự, nhưng vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường là những hành vi gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi
ích của cá nhân, cũng như lợi ích chung của tồn thể cộng đồng, là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống
xã hội nếu như không được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Để xác định rõ
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạm này, đặc biệt là

việc xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm, tạo cơ sở pháp
lý cần thiết cho việc xử lý cũng như đấu tranh, phòng chống một cách có
hiệu quả đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường,
cần thiết phải đưa ra một định nghĩa chính thức về vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
Về phương diện pháp lý cũng như thực tiễn, định nghĩa vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường phải phản ánh đầy đủ những dấu hiệu
đặc trưng của loại vi phạm này, trong đó thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã
hội của chúng, đồng thời cũng phải thể hiện được sự khác biệt giữ loại vi phạm
này với tội phạm về mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Định nghĩa vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường lần
đầu tiên được nêu ra trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 3011-1989. Điều 1 Pháp lệnh này đã ghi rõ: “Vi phạm hành chính trong lĩnh

15

e


vực bảo vệ môi trường là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố
ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà khơng phải là tội
phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
“Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường là những
hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý thì khơng
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bi xử phạt hành
chính”. (Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9-8-2006
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường).
Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2009 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường quy định: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi

trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
mà không phải là tội phạm và theo quy định tại Nghị định này phải bị xử phạt
vi phạm hành chính”.
Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường không đưa ra định nghĩa về vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
mơi trường mà quy định các hành vi được xác định là vi phạm hành chính về
bảo vệ mơi trường.
Từ cách tiếp cận trên, có thể quan niệm vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước
trong lĩnh vực môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý mà không phải là tội phạm thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và theo
quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

16

e


Cần phân biệt nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải

Hành vi vi vi phạm hành chish

trả tiền

trong lĩnh vực môi trƣờng


- Hành vi còn trong giới hạn cho phép - Hành vi đã vi phạm pháp luật
của pháp luật
- Phải có hậu quả là gây tác động xấu - Hành vi dù gây tác động xấu hay
đến môi trường

không vẫn phải chịu phạt

1.2.2. Đặc trƣng của vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trƣờng
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường ngồi bốn dấu hiệu
giống như những loại vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường (là hành vi xác định của tổ chức, cá nhân; hành vi trái pháp luật; xâm
hại đến các quy tắc quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực mơi trường;
tính có lỗi; chủ thể thực hiện hành vi phải có năng lực trách nhiệm pháp lý)
cịn mang những đặc trưng riêng. Cụ thể:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm là cá nhân, tổ chức. Tuy
nhiên, do chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường có tính đa
dạng do mơi trường liên quan đến các chủ thể ở các khía cạnh khác nhau.
Thứ hai, vi phạm hành chính có tính đa dạng, nhiều hình thức vi
phạm khác nhau gắn với môi trường sống. Do tính đa dạng của mơi
trường, các yếu tố tác động đến mơi trường, vì vậy, các hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực mơi trường được diễn ra với quy mô, mức độ
khác nhau, từ cá nhân đến tổ chức, từ hành vi đơn lẻ, cá biệt như vi phạm
về hút thuốc lá nơi công cộng đến các hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm
trọng, vi phạm nhiều quy định về bảo vệ môi trường như hành vi xả thải
chất thải nguy hại ra môi trường.

17

e



Thứ ba, phạm vi không gian thực hiện hành vi vi phạm hành chính
trong bảo vệ mơi trường có thể xác định nhưng hậu quả ô nhiễm môi trường
không giới hạn trong phạm vi này. Do mơi trường có tính thống nhất nên hậu
quả mà vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường có thể ảnh hưởng tới cả
mơi trường bên ngồi phạm vi khơng gian thực hiện hành vi vi phạm.
1.2.3. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi
trƣờng
Luật Xử lý vi phạm hành chính khơng đưa ra định nghĩa về xử lý vi
phạm hành chính mà quy định về xử phạt vi phạm hành chính là việc người
có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu
quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy
định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường có thể tiếp cận từ
góc độ thực hiện pháp luật bảo vệ mơi trường.
Nhà nước khi ban hành các văn bản pháp luật nhằm xác định khả năng
xử sự của mọi cá nhân, tổ chức. Khả năng đó chỉ đi vào thực tế khi các chủ
thể pháp luật thực hiện nghiêm minh pháp luật. Thực hiện pháp luật là một
đòi hỏi khách quan của q trình quản lý Nhà nước, nó song song tồn tại cùng
với quá trình xây dựng pháp luật. Nếu xây dựng pháp luật làm tốt, ban hành
nhiều văn bản mà khâu thực hiện pháp luật làm không tốt, văn bản khơng đi
vào cuộc sống thì chứng tỏ cơng tác quản lý Nhà nước kém hiệu quả.
Có thể khái quát: Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm
thực hiện hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống,
trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp
lý đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật gồm có bốn loại cơ bản
sau: Tuân thủ pháp luật (chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những


18

e


×