Tải bản đầy đủ (.pdf) (352 trang)

Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 352 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC KX.01/06-
10
"Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020"





ĐỀ TÀI:
“CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG MẠNG SẢN XUẤT
KHU VỰC: VỊ TRÍ, TRIỂN VỌNG VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH
SÁCH”
Mã số KX.01.20/06-10




Chủ nhiệm đề tài: TS. Cù Chí Lợi
Cơ quan chủ trì: Viện Kinh tế Việt Nam

















8821


Hà Nội 1/2011

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC KX.01/06-10
"Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020"
ĐỀ TÀI:
“CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG MẠNG SẢN XUẤT KHU
VỰC: VỊ TRÍ, TRIỂN VỌNG VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH”
Mã số KX.01.20/06-10
Chủ nhiệm đề tài: TS. Cù Chí Lợi
Cơ quan chủ trì: Viện Kinh tế Việt Nam
Hà Nội 1/2011
Các thành viên đề tài
TS. Chử Văn Lâm, Viện Kinh tế Việt Nam
PGS. TS. Trần Văn Tùng, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
TS. Nguyễn Xuân Kiên, ĐH KTQD
TS. Vũ Hùng Cường, Viện Kinh tế Việt Nam
TS. Bùi Đại Dũng, ĐH Kinh tế, ĐHQG
TS. Lê Ái Lâm, Viện Kinh tế và Chính trị Thế Giới
Th.S Trương Thị Bình, Viện Chiến lược, Bộ Công Thương
Th.S. Phạm Sỹ An, Viện Kinh tế Việt Nam
Th.S. Lê Văn Hùng, Viện Kinh tế Việt Nam

Th.S. Nguyễn Xuân Trung, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ
Và các cộng tác viên
2
Mục lục
Giới thiệu 14
Chương I: 19
MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH
NGHIỆM QUỐC TẾ 19
I. CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀ TỔ CHỨC MẠNG SẢN XUẤT
TOÀN CẦU 19
1. Quá trình biến đổi của các liên kết kinh tế quốc tế 19
2. Quá trình hình thành mạng sản xuất toàn cầu 21
3. Mạng sản xuất khu vực (toàn cầu): khái niệm và các cách tiếp cận 28
Bảng 1.1: Phân biệt giữa chuỗi giá trị và mạng sản xuất 29
Bảng 1.2: Các loại hình mạng sản xuất theo phạm vi hoạt động 31
4. Các dạng cấu trúc mạng sản xuất toàn cầu 33
5. Các bên tham gia và cơ chế quản trị mạng sản xuất toàn cầu 36
Bảng 1.3: Các biến số ảnh hưởng tới sự lựa chọn phương thức quản trị mạng sản
xuất toàn cầu 43
Bảng 1.4: Xác định phương thức quản trị mạng sản xuất toàn cầu 44
6. Nâng cấp trong mạng sản xuất toàn cầu 44
II. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU 47
1. Toàn cầu hóa và tác động của nó tới mạng sản xuất 47
2. Sự phát triển của công nghệ thông tin 48
3. Thay đổi phạm vi và phương thức cạnh tranh 49
4. Thay đổi tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp 52
III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU TRONG
THỰC TIỄN 53
1. Mạng sản xuất toàn cầu dạng mô hình tàu đô đốc (flagship) 53

2. Mạng sản xuất toàn cầu do nhà bán lẻ chi phối 60
IV. VAI TRÒ CỦA MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 70
1. Chuyển giao công nghệ, lan toả tri thức 70
2. Thúc đẩy đổi mới và giảm chi phí sản xuất 71
3. Tạo việc làm, nâng cấp nguồn nhân lực, mở rộng cơ hội tham gia cho các
nước nghèo 73
Chương II: 75
3
PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP VÀ MẠNG SẢN XUẤT TẠI KHU
VỰC CHÂU Á VÀ TOÀN CẦU 75
I. HỘI NHẬP VÀ LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC CHÂU Á
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA 75
Bảng 2.1: Tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm theo mạng sản xuất trong tổng thương
mại hàng hóa chế tạo 1992/3 và 2006/7 (%) 79
II. LIÊN KẾT MẠNG SẢN XUẤT KHU VỰC TRONG NGÀNH CÔNG
NGHIỆP ĐIỆN TỬ 81
Bảng 2.2: Sản xuất các sản phẩm điện tử tại châu Á và toàn cầu 83
Bảng 2.3: Chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm điện tử ở khu vực Châu Á qua chỉ
số RCA 88
III. MẠNG SẢN XUẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ KHU VỰC
VÀ TOÀN CẦU 90
1. Cạnh tranh và chuyển hướng sang mạng khu vực/ toàn cầu 90
2. Tiến trình phát triển của các mạng sản xuất ô tô toàn cầu tại Thái Lan 96
Bảng 2.4: Các khuyến khích vào các khu công nghiệp ở Thái Lan 104
Bảng 2.5: Số lượng nhà máy trong và ngoài các khu công nghiệp 106
IV. MẠNG SẢN XUẤT DỆT MAY KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU 106
V. ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ THÔNG QUA MẠNG SẢN XUẤT TẠI KHU
VỰC ĐÔNG Á 113
VI. MỘT SỐ BÀI HỌC HỘI NHẬP MẠNG SẢN XUẤT KHÔNG THÀNH

CÔNG 121
1. Mối liên kết yếu kém của các công ty trong nước và TNCs ở Philippin 122
2. Sự đi xuống của ngành công nghiệp sản phẩm điện và điện tử của Malaysia:
124
Chương III: 127
THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG LIÊN KẾT MẠNG
KHU VỰC/TOÀN CẦU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 127
I. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 127
1. Cơ cấu ngành công nghiệp và khả năng hội nhập 127
2. Tiến trình phát triển của công nghiệp Việt Nam qua một số ngành 132
II. LIÊN KẾT GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 144
1. Thực trạng liên kết trong các doanh nghiệp ở Việt Nam 144
Bảng 3.2: Cơ cấu các phương pháp sử dụng để các doanh nghiệp tìm kiếm nhà thầu
chính/phụ (%). 146
4
2. Thực trạng công nghiệp phụ trợ của Việt Nam và sự tham gia của các doanh
nghiệp nội địa vào các TNCs 148
Bảng 3.3: Nguồn sử dụng đầu vào, linh phụ kiện của các doanh nghiệp 158
3. Liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước qua điều tra
thực tế 167
Bảng 3.4 : Cơ cấu tuổi đời máy móc thiết bị mà doanh nghiệp đang sử dụng 168
Bảng 3.5: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (%) 169
Bảng 3.6: Cơ cấu thị trường theo doanh thu của khu vực DN trong nước, nước ngoài
và các ngành công nghiệp (%) 171
Bảng 3.7: Các hình thức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp nước ngoài (%) 174
Bảng 3.8: Tần suất các các loại hình quan hệ gia công và tỉ trọng giá trị của hợp đồng
so với tổng doanh thu 175
Bảng 3.9: Cơ cấu khách hàng cung ứng và mua linh kiện (%) 176

III. CHÍNH SÁCH VĨ MÔ VỀ HỘI NHẬP VÀ MẠNG SẢN XUẤT 179
1. Chính sách chung 179
2. Các chính sách phát triển CNHT của từng ngành công nghiệp 190
3. Một số đánh giá về chính sách 217
Chương IV: 225
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG MẠNG SẢN XUẤT KHU VỰC, TOÀN CẦU
– NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH CỦA ĐỀ TÀI 225
I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA VÀ KHẢ NĂNG THAM
GIA CỦA VIỆT NAM 225
II. VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG MẠNG SẢN XUẤT KHU VỰC 228
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu so sánh lợi thế của Việt Nam so với các nước 230
III. CÁC MẮT XÍCH KHÁC TRONG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG KHU VỰC
232
1. Trung Quốc 232
2. Nhật Bản và các quốc gia NICs 235
3. Các nước ASEAN 238
IV. TRIỂN VỌNG CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
MẠNG SẢN XUẤT KHU VỰC 240
1. Đối với các ngành công nghiệp tham gia mạng bán lẻ toàn cầu 240
2. Đối với các ngành công nghiệp tham gia mạng sản xuất do các nhà sản xuất
đứng đầu 242
5
V. LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP TRONG KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU ĐỐI VỚI
CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM – NHỮNG QUAN ĐIỂM
VÀ GIẢI PHÁP 244
1. Một số quan điểm định hướng 244
2. Một số giải pháp cụ thể 262
KẾT LUẬN CHUNG 267
Tài liệu tham khảo 271
Phụ lục I: Phương pháp điều tra, chọn mẫu và sơ bộ kết quả khảo sát điều tra 278

6
Danh mục các Đồ thị
Giới thiệu 14
Chương I: 19
MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH
NGHIỆM QUỐC TẾ 19
I. CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀ TỔ CHỨC MẠNG SẢN XUẤT
TOÀN CẦU 19
1. Quá trình biến đổi của các liên kết kinh tế quốc tế 19
2. Quá trình hình thành mạng sản xuất toàn cầu 21
Đồ thị 1.1: Tăng trưởng thương mại toàn cầu và GDP 23
Đồ thị 1.2: Tỷ trọng các sản phẩm trung gian trong sản phẩm hoàn thiện 24
Đồ thị 1.3: Các xu hướng trong thương mại toàn cầu 25
Đồ thị 1.4: Các xu hướng trong thương mại toàn cầu 26
Sơ đồ 1.1: Chuỗi cung ứng truyền thống và hiện đại 27
3. Mạng sản xuất khu vực (toàn cầu): khái niệm và các cách tiếp cận 28
Bảng 1.1: Phân biệt giữa chuỗi giá trị và mạng sản xuất 29
Bảng 1.2: Các loại hình mạng sản xuất theo phạm vi hoạt động 31
4. Các dạng cấu trúc mạng sản xuất toàn cầu 33
5. Các bên tham gia và cơ chế quản trị mạng sản xuất toàn cầu 36
a. Thành phần và vị thế của các bên tham gia 36
b. Phương thức quản trị mạng sản xuất 39
Sơ đồ 1.2: Phương thức quản trị chuỗi giá trị toàn cầu 42
Bảng 1.3: Các biến số ảnh hưởng tới sự lựa chọn phương thức quản trị mạng sản
xuất toàn cầu 43
Bảng 1.4: Xác định phương thức quản trị mạng sản xuất toàn cầu 44
6. Nâng cấp trong mạng sản xuất toàn cầu 44
Sơ đồ 1.3: Nâng cấp trong chuỗi cung ứng hàng dệt may ở châu Á 46
II. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU 47

1. Toàn cầu hóa và tác động của nó tới mạng sản xuất 47
2. Sự phát triển của công nghệ thông tin 48
3. Thay đổi phạm vi và phương thức cạnh tranh 49
4. Thay đổi tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp 52
III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU TRONG
THỰC TIỄN 53
1. Mạng sản xuất toàn cầu dạng mô hình tàu đô đốc (flagship) 53
7
Sơ đồ 1.4: Cấu trúc mạng sản xuất mô hình tàu đô đốc 53
Sơ đồ 1.5: Mô hình mạng sản xuất hiện đại 59
2. Mạng sản xuất toàn cầu do nhà bán lẻ chi phối 60
IV. VAI TRÒ CỦA MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 70
1. Chuyển giao công nghệ, lan toả tri thức 70
2. Thúc đẩy đổi mới và giảm chi phí sản xuất 71
3. Tạo việc làm, nâng cấp nguồn nhân lực, mở rộng cơ hội tham gia cho các
nước nghèo 73
Chương II: 75
PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP VÀ MẠNG SẢN XUẤT TẠI KHU
VỰC CHÂU Á VÀ TOÀN CẦU 75
I. HỘI NHẬP VÀ LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC CHÂU Á
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA 75
Bảng 2.1: Tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm theo mạng sản xuất trong tổng thương
mại hàng hóa chế tạo 1992/3 và 2006/7 (%) 79
II. LIÊN KẾT MẠNG SẢN XUẤT KHU VỰC TRONG NGÀNH CÔNG
NGHIỆP ĐIỆN TỬ 81
Bảng 2.2: Sản xuất các sản phẩm điện tử tại châu Á và toàn cầu 83
Đồ thị 2.1: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm điện tử của các nước Châu Á 85
Bảng 2.3: Chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm điện tử ở khu vực Châu Á qua chỉ
số RCA 88

III. MẠNG SẢN XUẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ KHU VỰC
VÀ TOÀN CẦU 90
1. Cạnh tranh và chuyển hướng sang mạng khu vực/ toàn cầu 90
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc mạng sản xuất ô tô ở Thái Lan 95
2. Tiến trình phát triển của các mạng sản xuất ô tô toàn cầu tại Thái Lan 96
Đồ thị 2.2: Sản xuất, bán trong nước và xuất khẩu ô tô của Thái Lan (chiếc) 97
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu các nhà cung cấp giữa hai cơ cấu tổ chức sản xuất của
Thái Lan và Nhật Bản 100
Bảng 2.4: Các khuyến khích vào các khu công nghiệp ở Thái Lan 104
Bảng 2.5: Số lượng nhà máy trong và ngoài các khu công nghiệp 106
IV. MẠNG SẢN XUẤT DỆT MAY KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU 106
Sơ đồ 2.3: Tam giác mạng sản xuất trong ngành dệt may ở Châu Á 108
- Trung Quốc 109
- Ấn Độ 110
8
- Đài Loan 112
V. ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ THÔNG QUA MẠNG SẢN XUẤT TẠI KHU
VỰC ĐÔNG Á 113
VI. MỘT SỐ BÀI HỌC HỘI NHẬP MẠNG SẢN XUẤT KHÔNG THÀNH
CÔNG 121
1. Mối liên kết yếu kém của các công ty trong nước và TNCs ở Philippin 122
2. Sự đi xuống của ngành công nghiệp sản phẩm điện và điện tử của Malaysia:
124
Đồ thị 2.3: Giá trị gia tăng trong ngành điện và điện tử của Malaysia 125
Chương III: 127
THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG LIÊN KẾT MẠNG
KHU VỰC/TOÀN CẦU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 127
I. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 127
1. Cơ cấu ngành công nghiệp và khả năng hội nhập 127

Đồ thị 3.1: Chỉ số phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo (trung bình năm giai đoạn
2000-2008) 130
2. Tiến trình phát triển của công nghiệp Việt Nam qua một số ngành 132
a. Ngành công nghiệp ôtô 132
b. Ngành Công nghiệp điện tử 137
Đồ thị 3.2: Tăng trưởng của công nghiệp điện tử (CNĐT) Việt Nam (tỷ USD) 138
II. LIÊN KẾT GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 144
1. Thực trạng liên kết trong các doanh nghiệp ở Việt Nam 144
Đồ thị 3.3: Kế hoạch nội địa hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản tại VN 146
Bảng 3.2: Cơ cấu các phương pháp sử dụng để các doanh nghiệp tìm kiếm nhà thầu
chính/phụ (%). 146
2. Thực trạng công nghiệp phụ trợ của Việt Nam và sự tham gia của các doanh
nghiệp nội địa vào các TNCs 148
a. Bức tranh chung về công nghiệp phụ trợ Việt Nam 148
b. Liên kết giữa TNCs với các doanh nghiệp nội địa về Công nghiệp phụ trợ
154
Đồ thị 3.4: Tỷ lệ các TNCs có mua linh kiện, sản phẩm từ các doanh nghiệp Việt Nam . 156
Bảng 3.3: Nguồn sử dụng đầu vào, linh phụ kiện của các doanh nghiệp 158
c. Nguyên nhân của mối liên kết yếu kém giữa các TNCs và doanh nghiệp
nội địa 160
Đồ thị 3.5: Hình thức hoạt động cung ứng của các TNCs tại Việt Nam năm 2009 161
9
Đồ thị 3.6: Thị trường xuất khẩu chính của các TNCs năm 2009 162
3. Liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước qua điều tra
thực tế 167
a. Năng lực hội nhập về công nghệ và nguồn nhân lực 167
Bảng 3.4 : Cơ cấu tuổi đời máy móc thiết bị mà doanh nghiệp đang sử dụng 168
Bảng 3.5: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (%) 169
b. Liên kết sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 169
Bảng 3.6: Cơ cấu thị trường theo doanh thu của khu vực DN trong nước, nước ngoài

và các ngành công nghiệp (%) 171
Bảng 3.7: Các hình thức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp nước ngoài (%) 174
Bảng 3.8: Tần suất các các loại hình quan hệ gia công và tỉ trọng giá trị của hợp đồng
so với tổng doanh thu 175
Bảng 3.9: Cơ cấu khách hàng cung ứng và mua linh kiện (%) 176
Đồ thị 3.7: Phân bổ thị trường về hình thức gia công sản phẩm theo địa lý 179
III. CHÍNH SÁCH VĨ MÔ VỀ HỘI NHẬP VÀ MẠNG SẢN XUẤT 179
1. Chính sách chung 179
a. Định hướng phát triển ngành CNHT 181
b. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 184
c. Các giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch 186
2. Các chính sách phát triển CNHT của từng ngành công nghiệp 190
a. Ngành dệt may 190
b. Ngành công nghiệp ô tô, xe máy, cơ khí 196
c. Ngành da giày 208
d. Lĩnh vực khác 217
3. Một số đánh giá về chính sách 217
Chương IV: 225
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG MẠNG SẢN XUẤT KHU VỰC, TOÀN CẦU
– NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH CỦA ĐỀ TÀI 225
I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA VÀ KHẢ NĂNG THAM
GIA CỦA VIỆT NAM 225
II. VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG MẠNG SẢN XUẤT KHU VỰC 228
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu so sánh lợi thế của Việt Nam so với các nước 230
III. CÁC MẮT XÍCH KHÁC TRONG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG KHU VỰC
232
1. Trung Quốc 232
2. Nhật Bản và các quốc gia NICs 235
10

3. Các nước ASEAN 238
IV. TRIỂN VỌNG CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
MẠNG SẢN XUẤT KHU VỰC 240
1. Đối với các ngành công nghiệp tham gia mạng bán lẻ toàn cầu 240
2. Đối với các ngành công nghiệp tham gia mạng sản xuất do các nhà sản xuất
đứng đầu 242
V. LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP TRONG KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU ĐỐI VỚI
CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM – NHỮNG QUAN ĐIỂM
VÀ GIẢI PHÁP 244
1. Một số quan điểm định hướng 244
a. Áp dụng tư duy mạng sản xuất trong hoạch định chính sách 245
b. Hoạch định và thực hiện tốt chiến lược giai đoạn của công nghiệp trong
tiến trình hội nhập toàn cầu 248
d. Thực hiện quy hoạch không gian công nghiệp 254
Sơ đồ 4.1: Cấu trúc cụm công nghiệp ô tô của Thái Lan 256
e. Thu hút các công ty xuyên quốc gia vào phát triển công nghiệp Việt Nam
259
f. Cải thiện trình độ công nghệ quốc gia bằng cả nội lực và ngoại lực 261
2. Một số giải pháp cụ thể 262
a. Chuẩn hóa quá trình sản xuất công nghiệp 262
b. Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài 263
c. Gia tăng các hoạt động nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực công nghệ
quốc gia 264
d. Lấy phát triển nguồn nhân lực và phát triển công nghệ làm vấn đề trung
tâm của chính sách công nghiệp 265
KẾT LUẬN CHUNG 267
Tài liệu tham khảo 271
Phụ lục I: Phương pháp điều tra, chọn mẫu và sơ bộ kết quả khảo sát điều tra 278
Danh mục các Sơ đồ

Sơ đồ 1.1: Chuỗi cung ứng truyền thống và hiện đại 27
11
Sơ đồ 1.2: Phương thức quản trị chuỗi giá trị toàn cầu 42
Sơ đồ 1.3: Nâng cấp trong chuỗi cung ứng hàng dệt may ở châu Á 46
Sơ đồ 1.4: Cấu trúc mạng sản xuất mô hình tàu đô đốc 53
Sơ đồ 1.5: Mô hình mạng sản xuất hiện đại 59
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc mạng sản xuất ô tô ở Thái Lan 95
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu các nhà cung cấp giữa hai cơ cấu tổ chức sản xuất của
Thái Lan và Nhật Bản 100
Sơ đồ 2.3: Tam giác mạng sản xuất trong ngành dệt may ở Châu Á 108
Sơ đồ 4.1: Cấu trúc cụm công nghiệp ô tô của Thái Lan 256
Danh mục các biểu bảng
Bảng 1.1: Phân biệt giữa chuỗi giá trị và mạng sản xuất 29
Bảng 1.2: Các loại hình mạng sản xuất theo phạm vi hoạt động 31
Bảng 1.3: Các biến số ảnh hưởng tới sự lựa chọn phương thức quản trị mạng sản
xuất toàn cầu 43
Bảng 1.4: Xác định phương thức quản trị mạng sản xuất toàn cầu 44
Bảng 2.1: Tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm theo mạng sản xuất trong tổng thương
mại hàng hóa chế tạo 1992/3 và 2006/7 (%) 79
Bảng 2.2: Sản xuất các sản phẩm điện tử tại châu Á và toàn cầu 83
Bảng 2.3: Chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm điện tử ở khu vực Châu Á qua chỉ
số RCA 88
Bảng 2.4: Các khuyến khích vào các khu công nghiệp ở Thái Lan 104
Bảng 2.5: Số lượng nhà máy trong và ngoài các khu công nghiệp 106
Bảng 3.2: Cơ cấu các phương pháp sử dụng để các doanh nghiệp tìm kiếm nhà thầu
chính/phụ (%). 146
Bảng 3.3: Nguồn sử dụng đầu vào, linh phụ kiện của các doanh nghiệp 158
Bảng 3.4 : Cơ cấu tuổi đời máy móc thiết bị mà doanh nghiệp đang sử dụng 168
Bảng 3.5: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (%) 169
Bảng 3.6: Cơ cấu thị trường theo doanh thu của khu vực DN trong nước, nước ngoài

và các ngành công nghiệp (%) 171
Bảng 3.7: Các hình thức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp nước ngoài (%) 174
Bảng 3.8: Tần suất các các loại hình quan hệ gia công và tỉ trọng giá trị của hợp đồng
so với tổng doanh thu 175
Bảng 3.9: Cơ cấu khách hàng cung ứng và mua linh kiện (%) 176
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu so sánh lợi thế của Việt Nam so với các nước 230
12
Bảng các chữ viết tắt
AFTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CNĐT Công nghiệp điện tử
CNHT Công nghiệp hỗ trợ
CNTT
Công nghệ thông tin
CNTT-VT Công nghệ thông tin - viễn thông
CSHT Cơ sở hạ tầng
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
EU
Liên minh Châu Âu
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm xã hội
IT
Công nghệ thông tin
JETRO Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài Nhật Bản

MNCs
Công ty đa quốc gia
NAFTA
Khối thương mại tự do Bắc Mỹ
NICs
Các nước mới công nghiệp hoá
ODA Viện trợ phát triển chính thức
R&D
Nghiên cứu và phát triển
RCA
Lợi thế so sánh
SWOT
Phương pháp phân tích SWOT
TNCs
Các công ty xuyên quốc gia
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UNCTAD
Diễn đàn thương mại và phát triển của Liên hiệp quốc
USD
Đô la Mỹ
VAMA
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam
VAT
Thuế giá trị gia tăng
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
VDF Diễn đàn Kinh tế Việt Nam
VINASA Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam
WTO
Tổ chức Thương mại thế giới
13

Giới thiệu
Việt Nam đang đặt ra kế hoạch đầy tham vọng trở thành một nước công
nghiệp hiện đại vào năm 2020. Mặc dù nền tảng công nghiệp của nền kinh tế đã
có những cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, để đạt mục tiêu này công
nghiệp Việt Nam cần phải có những bước nhảy vọt cả về quy mô cũng như trình
độ. Kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước trong khu vực cho thấy Việt
Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này nếu tận dụng thành công các cơ hội
đến từ trào lưu hội nhập và phân công lao động khu vực và quốc tế cũng như có
hệ thống chính sách đúng đắn phát huy năng lực nội sinh. Kinh tế khu vực và
toàn cầu đang tái cấu trúc theo chiều hướng gia tăng liên kết và hội nhập dưới
dạng các chuỗi giá trị và mạng sản xuất. Với trào lưu này, các nước đi sau như
Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để tiếp cận công nghệ mới, thị trường mới và qua
đó cải thiện vị trí của mình trên bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu. Hàng loạt
các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, hay Trung
Quốc hiện nay đã hội nhập một cách mau lẹ và tận dụng thành công cơ hội để
trở thành các cường quốc công nghiệp, tự làm chủ được các công nghệ cao và
thách thức các đối thủ toàn cầu.
Mạng sản xuất mang lại những cơ hội, nhưng cũng hàm chứa các thách
thức lớn. Nhiều quốc gia tham gia vào quá trình hội nhập và phân công lao động
quốc tế nhưng lại bị bỏ lại phía sau. Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) không
bao giờ sẵn sàng chia sẻ và chuyển giao công nghệ, mà chủ yếu tận dụng thị
trường và lao động rẻ ở các nước đối tác. Dưới chiến lược này của các TNCs,
nhiều nền kinh tế đã không thể bứt phá vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu và
cuối cùng bị mắc kẹt trong “bẫy thu nhập trung bình”. Sự thành công của chiến
lược công nghiệp hoá trong tiến trình hội nhập này của các quốc gia phụ thuộc
căn bản vào năng lực định vị vị trí trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực
và toàn cầu và định hình một chiến lược phù hợp với năng lực của bản thân và
xu thế của thời đại.
14
Điểm mấu chốt của chiến lược hội nhập thành công qua mạng sản xuất và

chuỗi giá trị toàn cầu chính là thu hút và tạo dựng mối liên kết giữa các doanh
nghiệp trong nước với các công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, kết hợp cơ
hội chuyển giao công nghệ từ các công ty xuyên quốc gia với việc xây dựng
năng lực công nghệ riêng có dựa trên đội ngũ lao động có tay nghề cao với nòng
cốt là các cán bộ nghiên cứu tài năng, sáng tạo, nhiệt huyết. Tham gia mạng sản
xuất chỉ mang tính chất mở đường và tạo nền móng ban đầu cho tiến trình công
nghiệp hoá, còn việc làm chủ một ngành công nghiệp và trở thành một cường
quốc công nghiệp chủ yếu vẫn phải dựa trên một nền tảng khoa học, công nghệ
của riêng có. Mạng sản xuất sẽ chắp cánh, nhưng không có nền tảng khoa học,
công nghệ riêng, các quốc gia đi sau như Việt Nam có thể sẽ mãi mãi chỉ nằm ở
tốp cuối của đội hình công nghiệp toàn cầu.
- Mục tiêu của đề tài:
Mạng sản xuất khu vực là một vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn, và
đặc biệt, hiện nay, phương thức tổ chức sản xuất theo mạng sản xuất được hình
thành khá rộng rãi trên thế giới, vì vậy việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực
tiễn bao gồm kinh nghiệm thế giới và thực tiễn của Việt Nam là những vấn đề
bổ ích cho việc hoạch định chiến lược cũng như các chính sách có liên quan cho
phát triển công nghiệp của đất nước. Với mục tiêu tổng thể đó, đề tài xác định
các mục tiêu cụ thể bao gồm:
1. Làm rõ cơ sở lý luận và bối cảnh quốc tế, nhất là bối cảnh hội nhập và
toàn cầu hóa kinh tế có tác động như thế nào đối với việc hình thành
mạng sản xuất khu vực và toàn cầu;
2. Tổng kết kinh nghiệm của các nước đi trước cũng như kinh nghiệm hiện
nay của các nước trong việc tham gia mạng sản xuất. Phần kinh nghiệm
quốc tế sẽ được đề tài tổng kết và phân tích chi tiết ở một số ngành công
nghiệp và hướng vào hai vấn đề chính: i) Con đường và bước đi của các
15
nước trong việc tham gia mạng sản xuất khu vực và toàn cầu và tác động
của tiến trình này đối với quá trình phát triển của các ngành công nghiệp
ở các nước; ii) Hệ thống các chính sách và giải pháp thực tiễn mà các

nước đã áp dụng cho vấn đề này; và iii) Một số bài học hội nhập mạng
sản xuất không thành công của các nước trong khu vực;
3. Phân tích thực trạng cũng như đánh giá khả năng của các doanh nghiệp
Việt Nam tham gia mạng sản xuất khu vực và toàn cầu, hệ thống các
chính sách hiện hành hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia mạng sản xuất và
chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu;
4. Đánh giá môi trường trong nước và quốc tế, phân tích tiến trình hội nhập
khu vực và toàn cầu, đánh giá xu thế phân công lao động quốc tế, đầu tư
quốc tế, năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đánh giá triển
vọng và đưa ra một số gợi ý chính sách thúc đẩy tiến trình tham gia mạng
sản xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Với những mục tiêu như trên, đề tài kết cấu các chương theo trình tự các mục
tiêu. Chương I: “Mạng sản xuất toàn cầu: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm
quốc tế” phân tích những vấn đề lý luận bao gồm những nhân tố thúc đẩy tiến
trình hình thành mạng sản xuất, nội hàm của mạng sản xuất, các loại hình mạng
sản xuất và tác động của mạng sản xuất đối với các nền công nghiệp của các
nước đang phát triển. Chương II: “Phân công lao động công nghiệp và mạng sản
xuất tại khu vực Châu Á và toàn cầu” phân tích những động thái và quá trình
định hình, định dạng mạng sản xuất ở một số ngành công nghiệp tại Châu Á và
toàn cầu chỉ ra xu thế phát triển của phân công lao động trong công nghiệp trên
phạm vi khu vực và toàn cầu. Chương III: “Thực trạng công nghiệp Việt Nam
và khả năng liên kết mạng khu vực và toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam”
phân tích thực trạng phát triển của các ngành công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là
khu vực công nghiệp chế tạo trên khía cạnh hội nhập và đánh giá khả năng liên
kết của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua
một số nguồn số liệu khác nhau và điều tra của đề tài. Chương III cũng đưa ra
16
một số tổng kết về chính sách liên quan đến hội nhập của các ngành công nghiệp
Việt Nam như các chính sách nội địa hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ,
Chương IV: “Công nghiệp Việt Nam trong mạng sản xuất khu vực, toàn cầu –

những gợi ý chính sách của đề tài” phân tích toàn cảnh tiến trình hội nhập kinh
tế toàn khu vực, khả năng phát triển về phân công lao động quốc tế, những lợi
thế của Việt Nam và khả năng hội nhập của các ngành công nghiệp Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài áp dụng một số phương pháp nghiên cứu khác nhau trong quá trình
phân tích và trả lời các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Phương pháp phân tích
và tổng hợp được áp dụng một cách phổ biến trong các chương, nhưng rõ nét
nhất là trong chương I và Chương II. Chương I và Chương II liên quan chủ yếu
đến các vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế, vì vậy nội dung của hai chương
này được hoàn thành dựa trên việc thu thập và phân tích các công trình của các
học giả quốc tế và một số công trình tại Việt Nam. Mạng sản xuất là một chủ đề
nghiên cứu mới, nhưng do tính hấp dẫn của nó nên khá nhiều học giả đã có các
công trình phân tích đánh giá và tổng kết thành các vấn đề lý luận về phương
pháp tổ chức sản xuất công nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu dưới
dạng chuỗi giá trị và mạng sản xuất. Bên cạnh các vấn đề về lý luận hội nhập và
tổ chức sản xuất công nghiệp, có khá nhiều công trình nghiên cứu kinh nghiệm
của các nước trong việc thu hút các TNCs, thu hút và chuyển giao công nghệ
của các TNCs. Trong chương I và II, đề tài thu thập các công trình nghiên cứu
trong nước và quốc tế, phân tích và rút ra những vấn đề tổng quát là phương
pháp nghiên cứu chính.
Chương III là chương có liên quan đến việc đánh giá mức độ hội nhập quốc
tế của các doanh nghiệp Việt Nam vì vậy đề tài áp dụng một số phương pháp
nghiên cứu khác nhau. Phương pháp phân tích Điểm mạnh - Điểm yếu – Cơ hội
– Thách thức (SWOT) được áp dụng khi phân tích thực trạng và khả năng hội
nhập của một số ngành công nghiệp. Phương pháp điều tra thu thập thông tin
qua bảng hỏi, phương pháp này được áp dụng nhằm đánh giá và mô phỏng các
17
loại quan hệ giữa các doanh nghiệp về phương diện quy mô, mức độ và độ bền
chặt. 400 doanh nghiệp trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố đã được lựa chọn điều tra
theo bảng hỏi. Số liệu điều tra đã được nhập vào máy tính và hình thành cơ sở

dữ liệu phân tích nhằm xác định các loại quan hệ theo tần suất xuất hiện và theo
quy mô (giá trị của các hợp đồng), qua đó xác định mức độ quan hệ giữa các
doanh nghiệp: bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài,
quan hệ giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và quan hệ giữa các doanh
nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác nhau. (Chi tiết
điều tra xem tại phụ lục I).
Phương pháp suy diễn và dự báo được áp dụng tại chương cuối cùng của đề
tài. Dựa trên các thông tin về xu hướng hội nhập quốc tế, tiềm năng và khả năng
của các ngành công nghiệp Việt Nam, về xu hướng phát triển các ngành công
nghiệp trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu, đề tài đã đưa ra một số dự
đoán và đánh giá khả năng tham gia mạng sản xuất của các ngành công nghiệp
Việt Nam, nhất là các ngành có độ hội nhập cao như điện tử, ô tô, dệt may, …
Trên cơ sở những dự báo này, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy
mạnh mẽ tiến trình hội nhập của các ngành công nghiệp Việt Nam vào sự phát
triển công nghiệp trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
18
Chương I:
MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
I. CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀ TỔ CHỨC MẠNG SẢN
XUẤT TOÀN CẦU
1. Quá trình biến đổi của các liên kết kinh tế quốc tế
Liên kết giữa các doanh nghiệp là một nhu cầu của quá trình sản xuất
kinh doanh nhằm đảm bảo kinh doanh của doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao nhất.
Trên lý thuyết cần phân biệt giữa quan hệ kinh tế và liên kết kinh tế. Liên kết
kinh tế có thể là quan hệ kinh tế nhưng quan hệ kinh tế chưa hẳn đã là liên kết
kinh tế. Liên kết kinh tế là một quan hệ kinh tế nhưng có sự chặt chẽ rõ ràng dựa
trên sự phân công và hợp tác trong sản xuất kinh doanh bao gồm những phân
công, hợp tác trực tiếp (nội bộ công ty) và những phân công, hợp tác gián tiếp
giữa các công ty. Đứng trên phương diện phân công hợp tác sản xuất kinh doanh

(phân biệt với hợp tác kiểm soát thị trường), các doanh nghiệp ở các nền kinh tế
trên thế giới, nhất là các nền kinh tế phát triển đã trải qua các hình thức liên kết
trước đây như Congglomerate, Concern, hay gần đây là mạng sản xuất khu vực/
toàn cầu.
Về cơ bản các hình thức liên kết kinh tế này đều ra đời dưới áp lực của
cạnh tranh và mở rộng thị trường.Vì vậy, các doanh nghiệp phải liên kết với
nhau để giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí tiếp cận thị trường và tận dụng các
lợi thế của các doanh nghiệp ở các vị trí khác nhau. Hình thức Conglomerate là
một tổ hợp sản xuất của hai hay nhiều công ty trên một khu vực địa lý nhất định
nhằm chế tạo một số sản phẩm nhất định mà trong cấu trúc của nó, quan hệ giữa
các công ty được hình thành dựa trên quan hệ công ty mẹ và các công ty con hay
các công ty thành viên. Quan hệ giữa các thành viên của công ty thường có liên
quan đến sở hữu như vốn hoặc cổ phần. Các Conglomerate thường hoạt động
trên một quy mô lớn có thể là trên phạm vi quốc tế, nhưng mục tiêu chủ yếu của
19
nó là đa dạng hóa sản xuất nhằm tránh rủi ro, ví dụ sự rủi ro của một lĩnh vực có
thể được hỗ bởi các lĩnh vực khác. Mặc dù có thế mạnh nhất định nhưng yếu
điểm của các Conglomerate là sự phối hợp kém. Do tập hợp các doanh nghiệp
trên các lĩnh vực khác nhau nên các quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp/ lĩnh
vực nhiều khi là hoàn toàn không có, và đi liền với vấn đề này là chi phí quản lý
cao. Người ta cũng cho rằng sự liên kết đa lĩnh vực trên một khu vực địa lý lớn
có thể tạo ra những xung đột văn hóa và vì vậy gây nên những khó khăn cho
công tác quản lý của các Conglomerate.
Phương thức tổ chức sản xuất dưới dạng Conglomerate có thể được quan
sát ở các nước Châu Á dưới các tên gọi khác nhau như Cheabol ở Hàn Quốc
hoặc Keiretsu ở Nhật Bản. Tuy nhiên, Cheabol và Keiretsu có một số đặc trưng
riêng đặc biệt là đặc trưng văn hóa phương đông, tức là phương thức tổ chức
chặt chẽ dạng doanh nghiệp gia đình. Về thực chất các Cheabol hay Keiretsu là
một tổng công ty hay TNCs kinh doanh đa ngành, đó là công ty Honda, Nissan,
… ở Nhật Bản, Samsung hay Hyundai ở Hàn Quốc. Trong những năm gần đây,

mô hình tổ chức Conglomerate đã không còn phù hợp và về cơ bản sản xuất
công nghiệp thế giới chuyển sang hình thức tổ chức mạng sản xuất.
Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, sự thống trị của lý thuyết
kinh tế Tân Tự do với đặc trưng cơ bản là tự do hóa và toàn cầu hóa đã xảy ra
vào những năm 1990 trở lại đây. Cùng với tiến trình toàn cầu hóa và sự đột phá
của khoa học công nghệ, sự nổi lên của một loạt quốc gia, nhất là các quốc gia
Châu Á đã làm cho tổ chức sản xuất công nghiệp thế giới có sự thay đổi đặc
biệt. Một mô hình tổ chức sản xuất mới đã được hình thành với sự tham gia của
nhiều công ty, nhiều quốc gia, nhiều cấp độ, tạo nên một dàn giao hưởng kinh tế
trên phạm vi khu vực, toàn cầu và đã sản xuất ra với một số lượng vô cùng lớn
các sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến công nghệ
cao. Phương thức tổ chức sản xuất như vậy được coi là mạng sản xuất khu vực/
toàn cầu (chi tiết xem bên dưới). Một điều đáng lưu ý là phương thức tổ chức
20
sản xuất này được phát triển một cách mạnh mẽ và vô cùng sôi động ở khu vực
Châu Á.
Sự phát triển sôi động hơn bất cứ nơi nào trên thế giới của mạng sản xuất
Châu Á được thể hiện ở chỗ mạng sản xuất ở khu vực này có quy mô rộng lớn
về địa lý, thu hút nhiều nước cùng tham gia. Quá trình phân công được thực hiện
chi tiết cho từng doanh nghiệp ở từng nước với các trình độ phát triển rất khác
nhau. Đặc trưng này không có ở mạng sản xuất xuất hiện ở khu vực Châu Âu và
Châu Mỹ, nơi mà mạng sản xuất chủ yếu là sự liên kết doanh nghiệp ở một hoặc
một vài quốc gia. Sự khác biệt lớn về trình độ phát triển giữa các quốc gia ở khu
vực Châu Á được các TNCs (đứng đầu các mạng sản xuất) coi là một lợi thế và
họ khai thác tối đa lợi thế này bằng việc bóc tách quá trình thiết kế, sản xuất, lắp
ráp một cách tinh vi phù hợp với trình độ của từng nước. Điều đặc biệt hơn là
mạng sản xuất của Châu Á có sự phối hợp chặt chẽ hơn bất cứ nơi nào trên thế
giới đối với các mặt hàng sử dụng công nghệ cao. Vì vậy, mạng sản xuất này có
mức độ chuyển giao công nghệ lớn hơn ở các khu vực khác, chính điều này tạo
điều kiện cho các nền kinh tế đi sau của Châu Á nhanh chóng bứt phá.

2. Quá trình hình thành mạng sản xuất toàn cầu
Từ vài thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế giới đã trải qua một quá trình
chuyển đổi lớn theo hướng hội nhập và phân công lao động trên phạm vi toàn
cầu trong sản xuất và thương mại. Vào những năm 1950 và 1960, hoạt động sản
xuất chủ yếu tập trung trong biên giới của một quốc gia. Thương mại quốc tế
trong giai đoạn này chủ yếu diễn ra ở các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu và
Nhật Bản. Các nước phát triển nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước đang phát
triển, sau đó xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại các cơ sở sản xuất trong các nước
phát triển ra toàn thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn này chủ
yếu là nhằm để đối phó với chính sách bảo hộ của các nước phát triển và đang
phát triển nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và lợi ích của người lao động của
nước đó. Từ những năm 1990 trở lại đây, phần lớn các ngành công nghiệp năng
21
động nhất đều có phạm vi hoạt động trên toàn cầu. Toàn cầu hóa thương mại và
sản xuất trở thành những đặc trưng mới của nền kinh tế thế giới. Feenstra (1998)
tổng kết hai đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa bao gồm hội nhập hóa về thương
mại và sự phân tán của sản xuất.
Quá trình tự do hóa thương mại chịu tác động của toàn cầu hóa đã dẫn tới
sự phát triển mạnh mẽ của thương mại hàng hóa toàn cầu. Trong giai đoạn từ
1997 đến 2007, thương mại hàng hóa toàn cầu đã tăng trưởng với tốc độ bình
quân cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm quốc nội)
trong cùng giai đoạn. Nguyên nhân của tăng trưởng thương mại là do tự do hóa
thương mại, chi phí vận chuyển giảm, các nền kinh tế dần dần có qui mô tương
đồng dẫn đến trao đổi thương mại tăng. Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng
hơn dẫn đến thương mại toàn cầu tăng trưởng nhanh là do sự phân tán của sản
xuất.
Tự do hóa thương mại đã khuyến khích các nước thực hiện chuyên môn
hóa theo các lĩnh vực của sản xuất và thậm chí là các giai đoạn của sản xuất
trong một ngành công nghiệp. Quá trình chuyên môn hóa này đã dẫn đến sự
hình thành của mạng sản xuất toàn cầu trong đó năng lực sản xuất được phân tán

ở các nước công nghiệp và các nước đang phát triển trên toàn cầu.
22
Đồ thị 1.1: Tăng trưởng thương mại toàn cầu và GDP
Nguồn: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), 2008
Mô hình chuyên môn hóa mới giữa các quốc gia dẫn đến sự phân tán và
phân bố lại quá trình sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Phần lớn các yếu tố của sản
xuất như vốn, công nghệ, thông tin và hàng hóa tự do di chuyển giữa các nước.
Do đó, quan niệm về nền kinh tế Mỹ, Đức hay Nhật Bản một cách riêng lẻ là
không có ý nghĩa. Trong thời đại mà các sản phẩm bao gồm các bộ phận được
sản xuất tại nhiều nước trên thế giới, sẽ không còn quan niệm về máy tính Mỹ, ô
tô Đức, máy ảnh Nhật Bản, hay lò vi sóng Hàn Quốc một cách thuần túy. Các
công ty đã ít liên hệ hơn với nước chủ nhà của họ do các nhà sản xuất, thương
mại, ngân hàng và người mua đã đồng thời phát triển ra toàn cầu nhằm tìm kiếm
những cơ hội kinh doanh.
Đồ thị 1.1 mô tả tỷ trọng các sản phẩm trung gian trong các sản phẩm cuối
cùng bao gồm ô tô, máy móc, thiết bị điện tử và các nguyên vật liệu tại Mỹ, Đức
và Nhật Bản. Theo biểu đồ 1.1, các sản phẩm ô tô ở cả 3 quốc gia có tỷ trọng
23
sản phẩm trung gian chiếm tới trên 50% trong sản phẩm cuối cùng. Ngành thiết
bị và máy điện tử cũng có tỷ trọng sản phẩm trung gian khá cao, bình quân gần
40% ở cả ba nước. Ngay cả ở các sản phẩm như nguyên nhiên vật liệu, tỷ trọng
sản phẩm trung gian cũng chiếm tới gần 20% trong sản phẩm cuối cùng.
Đồ thị 1.2: Tỷ trọng các sản phẩm trung gian trong sản phẩm hoàn thiện
Nguồn: WTO, 2008
Do sản xuất phân tán và tỷ trọng các sản phẩm trung gian trong sản phẩm
cuối cùng chiếm tỷ trọng cao nên thương mại toàn cầu về sản phẩm trung gian
có xu hướng tăng nhanh hơn so với thương mại về sản phẩm cuối cùng trong
giai đoạn từ cuối những năm 1980 đến 2006 (Đồ thị 1.3).
24

×