PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ
KỶ XX
Thế kỷ XVII - XVIII, Châu Âu đã đi vào chủ nghĩa tư bản, nhưng Châu Á vẫn đang trong
chế độ phong kiến. Xã hội Việt Nam cũng vậy, chế độ phong kiến vẫn đè nặng lên con
người; nền nông nghiệp lạc hậu, kinh tế tự cung, tự cấp, bộ máy vương triều Nguyễn ngày
càng mục nát lún sâu vào con đường khủng hoảng trầm trọng, không còn đại diện cho lợi
ích của dân tộc như các triều đại Lý, Trần, Lê,… trước đây..
Trước tình hình đó, năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, Nhà Nguyễn lún dần từng
bước, rồi đầu hàng thực dân Pháp. Sau khi hoàn thành chiến tranh xâm lược và bình định,
thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa và dần dần làm chuyển hoá xã hội nước ta, từ
xã hội phong kiến thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Dưới thời thuộc Pháp, cơ cấu xã
hội - giai cấp ở Việt Nam có nhiều thay đổi, xuất hiện thêm nhiều lực lượng mới, đặt nền
móng cho sự tiếp nhận giá trị đích thực của các nền văn minh và các bài học kinh nghiệm
của thế giới. Do vậy, tính chất và nội dung các cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam chống
thực dân Pháp và tay sai đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của các trào lưu tư tưởng tiến bộ, đặc
biệt là sự sôi động của phong trào cách mạng thế giới sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga
thắng lợi.
I. Những điều kiện lịch sử tác động tới sự chuyển biến phong trào giải phóng dân tộc
Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX.
1. Điều kiện kinh tế - Văn hoá xã hội
Từ Hiệp ước đầu hàng mà nhà Nguyễn ký với Pháp vào những năm 1883-1884, sự chấm
dứt của phong trào Cần Vương đến cuộc hoà hoãn của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, thực
dân Pháp tự coi như đã căn bản hoàn thành việc xâm lược và bình định nước ta. Chúng bắt
đầu thực hiện công cuộc khai thác thực dân, tiến hành vơ vét lợi nhuận ở Đông Dương trên
quy mô ngày càng lớn.
a. Chính sách kinh tế của thực dân Pháp
- Việt Nam là nước giàu tài nguyên, nhân công sẵn, nhưng phương tiện sản xuất rất lạc
hậu. Vì vậy, để bóc lột được lợi nhuận tối đa ở thuộc địa, Pháp thi hành một chính sách
kinh tế thực dân rất phản động, đó là: Duy trì phương thức sản xuất phong kiến kết hợp với
việc thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Để khai thác được nhiều tài nguyên, Pháp đã đẩy mạnh đầu tư vào Đông Dương với tổng
số vốn tương đương 5 tỷ đồng Đông Dương (1858-1945). Các ngành mà Pháp đầu tư
nhiều nhất là giao thông vận tải, kinh tế mỏ, đồn điền, xây dựng và sản xuất hàng tiêu
dùng. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, chính quyền Pháp thực hiện thủ đoạn độc quyền về
kinh tế trong các ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải, các mở có trữ lượng lớn,
chiếm đất làm đồn điền,… Pháp còn thiết lập hệ thống ngân hàng, độc quyền phát hành
giấy bạc và cho vay nặng lãi, ngân hàng Đông Dương có trụ sở chính ở khắp các thành phố
lớn. Chính quyền thực dân không từ bỏ bất kỳ chính sách bóc lột nào, kể cả những hình
thức bóc lột kinh tế thời Trung cổ. Hậu quả của chính sách độc quyền về kinh tế và chính
sách thuế khoá nặng nề làm cho đa số nông dân mất dần ruộng đất, đời sống vô cùng cực
khổ.
b. Chính sách chuyên chế về chính trị.
Để đảm bảo thu lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp và
thẳng tay đàn áp, không cho dân ta một chút quyền lợi nào. Quyền hành không chỉ tập
trung trong tay các viên quan cai trị người Pháp mà chúng còn có cả quân đội, cảnh sát, toà
án để đàn áp, bắt bớ xét hỏi. Chúng còn sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến và tầng lớp tư
sản mại bản làm cơ sở xã hội, chỗ dựa cho chế độ cai trị thuộc địa. Chúng còn thực hiện
chính sách chia để trị nhằm làm suy yếu dân tộc Việt Nam. Chúng chia cắt nước ta làm 3
kỳ, với 3 chế độ cai trị khác nhau. Bắc kỳ và Trung kỳ là 2 xứ bảo hộ vẫn giữ lại chính
quyền phong kiến về hình thức; Nam kỳ là thuộc địa do Pháp nắm, thực chất của chế độ
cai trị ở 3 kỳ là chế độ thuộc địa. Người Việt Nam muốn đi lại trong Nam ra Bắc, vào
Trung phải xin giấy phép như ra nước ngoài. Thực dân Pháp còn chia rẽ các dân tộc Đông
Dương, chia rẽ nhân dân thuộc địa với nhân dân Pháp, chia rẽ các thuộc địa với nhau.
c. Chính sách về văn hoá - giáo dục
Thực hiện chính sách văn hoá nô lệ gây tâm lý vong bản, tự ti và thủ đoạn phát triển tôn
giáo, mê tín dị đoan để mê hoặc nhân dân, thực dân Pháp ra sức ngăn chặn mọi ảnh hưởng
của nền văn hoá tiến bộ Pháp vào Việt Nam, đem văn hoá phản động, truỵ lạc nhồi sọ nhân
dân nhằm làm cho dân ngu để dễ cai trị, đó là chính sách các nhà cầm quyền Pháp ưa dùng
nhất ở các nước thuộc địa.
Về giáo dục thực dân Pháp đã mở một số trường, bắt đầu là trường Thông Ngôn. Trong 6
năm đầu tiên (1861- 1867), cả Đông Dương có 47 trường với 1288 người theo học. Để
kiểm soát tình hình, năm 1874 Pháp ra nghị định ban hành quy chế giáo dục, hạn chế mở
trường tư, bãi bỏ dạy chữ quốc ngữ ở làng, chỉ tập trung dạy ở 6 trường Sài Gòn, Chợ Lớn,
Mỹ Tho.
Để tuyên truyền cho chính sách thực dân, một số tờ báo bản xứ đã được xuất bản ở Sài
Gòn và Hà Nội như Nam Trung Nhật Báo, Lục Tỉnh Tân Văn, Đại Việt tân báo, Đại Việt
công báo, Nông Cổ mín Đàn,… nói chung mọi cố gắng về văn hoá giáo dục thời kỳ này là
hướng tới việc thiết lập một nền giáo dục Tây phương nhằm đào tạo một lực lượng công
chức, nhân viên cần thiết cho guồng máy chính trị và khai thác thực dân.
2. Cơ cấu xã hội mới và thái độ của các giai cấp trước vấn đề dân tộc.
Hậu quả của cuộc khai thác thuộc địa cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã làm cho xã hội Việt
Nam bắt đầu có sự phân hoá về giai cấp. Giai cấp địa chủ được thực dân Pháp nâng đỡ nên
thế lực kinh tế và chính trị của giai cấp đã tăng lên. Ngoài địa chủ Pháp, địa chủ nhà thờ,
địa chủ quan lại, địa chủ thường, còn xuất hiện thêm các địa chủ kiêm công thương. Địa
chủ Việt Nam phát triển hơn trước trở thành chỗ dựa đắc lực cho thực dân Pháp trong công
cuộc khai thác thuộc địa và duy trì trật tự xã hội
Giai cấp nông dân là giai cấp cũ chiếm tới 90% dân số, đại bộ phận là mù chữ, họ bị bóc
lột hết sức tàn tệ cho nên khối căm phẫn trong họ không ngừng phát triển.
Giai cấp công nhân là giai cấp mới được hình thành trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa.
Những công trường, xí nghiệp mọc lên thu hút đông đảo số lượng công nhân, năm 1909,
tổng số công nhân toàn quốc lên đến 550.000 người. Làm việc trong guồng máy tư bản chủ
nghĩa, kỹ thuật hiện đại, có tinh thần đấu tranh chống kẻ thù chung... Công nhân Việt Nam
đã có các điều kiện cần và đủ để hình thành giai cấp. Tuy vậy, thời kỳ này công nhân nước
ta đang còn ở giai đoạn tự phát.
Ngoài ra, đầu thế kỷ 20 còn xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản thành thị. Vì bị thực
dân Pháp chèn ép nặng nề, tư sản Việt Nam phát triển chậm chạp về mọi mặt chưa đủ điều
kiện để hình thành một giai cấp. Tuy vậy, sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa nói
chung và sự lớn lên của tầng lớp tư sản dân tộc nói riêng đã trở thành cơ sở thuận lợi cho
sự tiếp thu các trào lưu tư tưởng cách mạng từ bên ngoài dội vào.
3. Ảnh hưởng tích cực của cách mạng thế giới tới phong trào giải phóng dân tộc
Thế kỷ 19, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, kỹ thuật đã giúp cho tư sản Pháp trong nước
có điều kiện để mở rộng việc cướp đoạt thị trường thế giới. Để thực hịên việc này, tư sản
Pháp đã sử dụng các giáo sĩ làm công cụ, họ khoác lên mình áo tôn giáo để tiến hành
truyền bá gây cơ sở trong nhân dân, chuẩn bị cho hành động xâm lược trước khi thời cơ
đến. Nhưng cùng với việc xâm nhập của các giáo sĩ, khoa học kỹ thuật phương Tây cũng
bước đầu được giới thiệu ở Việt Nam . Vì vậy, đã có một số người yêu nước thức thời thấy
được sức mạnh của văn minh học thuật phương Tây nên đã đột phá hàng rào "Bế quan toả
cảng" của nhà Nguyễn, sẵn sàng tiếp nhận những tiến bộ của thế giới để cứu nước như:
Nguyễn Trường Tộ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Lộ Trạch, Phan Bội Châu.
Những cuộc gặp gỡ, bút đàn với các chính khách Trung Quốc, Nhật Bản đã tạo ra sự nhất
trí trong giới sĩ phu yêu nước về việc chuyển mục tiêu xuất dương cầu viện sang xuất
dương cầu học. Bước chuyển đó đã tạo nên một không khí cách mạng sôi nổi. Phong trào
Đông Du lan rộng khắp Bắc, Trung, Nam và việc ra đời của Đông Kinh nghĩa thục (1907)
đã thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng dân trí và phong trào chống thuế ở Trung kỳ (1908),
các sĩ phu Đông Du vẫn không được chính quyền Nhật giúp đỡ và cuối cùng chính phủ
Nhật đã trục xuất những người Việt Nam yêu nước ra khỏi đất Nhật theo đề nghị của Pháp.
Ngoài tác động của các sự kiện từ Nhật Bản, thời kỳ này gồm có các sự kiện xảy ra tại
Trung Hoa. Đối với nước ta Trung Hoa không chỉ là đồng văn, đồng chủng, mà còn là
nước cùng cảnh ngộ, ảnh hưởng Nho giáo Trung Quốc ở Việt Nam hết sức sâu đậm. Thời
kỳ này nhiều tác phẩm của phái cấp tiến Trung Quốc đã đưa vào Việt Nam với nhiều nhân
vật nổi tiêng như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu với nhiều cải cách mới mẻ và tiến bộ.
Tuy nhiên các cuộc cải cách đó cũng dần dần đi vào thất bại, Khang Hữu Vi - Lương Khải
Siêu bị truy nã phải chạy sang Nhật. Các cuộc đấu tranh nói trên đã dẫn tới cuộc cách
mạng Tân Hợi (1911) của giai cấp tư sản do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Cuộc cách mạng này
như Lênin đánh giá "đã kết thúc chế độ phong kiến tồn tại hai nghìn năm đưa quan niệm
dân chủ cộng hoà vào sâu trong tận đáy lòng mọi người".
Đối với Việt Nam những sự kiện trên đã ảnh hưởng mạnh mẽ và tạo điều kiện khách quan
thuận lợi cho phong trào Duy Tân nảy nở.
Cuối cùng sự chuyển biến của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong những năm
đầu thế kỷ 20 chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của
Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) và chủ nghĩa Mác- Lênin. Những tư tưởng này mới
được lĩnh hội theo con đường Tây Âu, theo bước chân của Nguyễn Ái Quốc. Từ cuộc sống
thực tế, thông qua việc hoạt động trong các tổ chức xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã đọc
sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc đia của Lênin, từ đó
hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế cộng sản.
Sau khi Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời chủ nghĩa Mác - Lênin đã ảnh hưởng
sâu rộng đến phong trào yêu nước, làm thay đổi nhận thức trong giới tiểu tư sản, trí thức,
học sinh và chính họ đã chuyển tải tư tưởng đó vào phong trào công nhân làm cho phong
trào đấu tranh của họ từ tự phát sang tự giác. Chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành hệ tư tưởng
cách mạng duy nhất lãnh đạo toàn bộ phong trào công nhân. Chủ nghĩa Mác - Lênin còn là
tư tưởng chỉ đạo phong trào yêu nước từ năm 1921đến 1930, nhất là năm 1925 trở đi, chủ
nghĩa Mác - Lênin từ chỗ là hệ tư tưởng có ảnh hưởng lớn đã đi tới chỗ là hệ tư tưởng lãnh
đạo phong trào yêu nước.
II. Diễn biến của phong trào yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam
trong những năm đầu thế kỷ 20
Độc lập dân tộc và canh tân đất nước luôn là khát vọng của người Việt Nam. Mục đích, lý
tưởng ấy đã thôi thúc các thế hệ Việt Nam chiến đấu quên mình, vượt qua mọi thử thách để
vươn lên tìm con đường cứu nước đúng đắn. Sự chuyển biến của phong trào cách mạng
giải phóng dân tộc trong những năm đầu của thế kỷ 20 phản ánh nhịp độ phát triển nhanh
chóng về chính trị của các tổ chức cách mạng, cũng như của các hình thái biểu hiện.
1. Con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam (1914 -1925)
Tuy cùng trong một điều kiện lịch sử, nhưng trong vịêc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc
đầu thế kỷ 20 lại xuất hiện hai xu hướng tiêu biểu khác nhau: Xu hướng cải lương của
Phan Chu Trinh và xu hướng vũ trang bạo động của Phan Bội Châu. Phan Bội Châu và các
đồng chí của ông đã đưa ra nhiều lý do để chứng minh rằng muốn rửa nhục mất nước thì
chỉ có con đường chuẩn bị lực lượng, cầm vũ khí đánh đuổi bọn thực dân Pháp xâm lược.
Bất chấp các thất bại liên tiếp, Phan Bội Châu và các sĩ phu vẫn tin vào tưởng lai của dân
tộc Việt nam, vào thắng lợi cuối cùng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Do vậy,
việc làm đầu tiên là phải rèn đúc ý chí. Phan Bội Châu và các cộng sự đã cùng thống nhất
vạch ra kế hoạch lớn với mục tiêu là: Đánh giặc phục thù, cốt sao khôi phục được nước
Việt Nam, lập ra một Chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác. Tư tưởng này
đã được Phan Bội Châu đưa vào cương lĩnh hoạt động của Duy Tân hội (1904). Sau
chuyến đi Nhật lần đầu tiên vào năm 1905, phong trào Đông Du được phát động với mục
đích tạo ra nhân tài, dân trí, dân khí. Nhiều Tân thư, Tân văn và các tác phẩm tuyên truyền,
cổ động đã được đưa về nước.
Cùng thời gian với phong trào Đông Du còn có cuộc vận động "Văn minh Tân học" mà
Đông Kinh nghĩa thục và phong trào chống thuế ở Trung Kỳ là tiêu biểu. Cả hai phong trào
này có quan hệ gần gũi với Duy Tân hội. Đông Kinh nghĩa thục hoạt động như một tổ chức
cách mạng thực sự. Trường không chỉ dạy chữ, truyền thụ kiến thức thông thường mà còn
tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa yêu nước. Đông Kinh nghĩa thục chống nền giáo dục cũ
với những tín hiệu của Hán nho, Tống nho. Chữ Quốc ngữ được đề cao, lòng yêu nước
được kích động, thuyết Thiên mệnh của Nho giáo bị đả phá, những phong tục tập quán lạc
hậu bị lên án.
Tuy nhiên, mọi cố gắng của Phan Bội Châu cùng các cộng sự đều không đem lại kết quả
như mong muốn vì thiếu một giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo. Do không lường hết được
những thủ đoạn đen tối của bọn thực dân và phong kiến tay sai, cùng với những nỗi đau
trước nhiều thất bại liên tiếp của phong trào nên Phan Bội Châu đã phạm một sai lầm đáng
tiếc đó là việc cụ bày tỏ quan điểm hợp tác Pháp - Việt với toàn quyền Đông Dương trong
"Pháp - Việt đề huề chính kiến thư". Ngày 11/5/1925, chúng đã mai phục ở sân ga Thượng
Hải để bắt cóc cụ Phan đưa về nước với âm mưu bí mật thủ tiêu và nếu không có người
phát hiện sớm thì chúng đã thủ tiêu cụ.
Trước sự bế tắc của các cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp, Phan Chu Trinh - người bạn
thân của Phan Bội Châu muốn mở một lối thoát cho phong trào dân tộc theo khuynh hướng
dân chủ tư sản. Ông không theo con đường mà Phan Bội Châu và Hoàng Hoa Thám đã đi
lúc bấy giờ mà chủ trương thông qua con đường cải cách - canh tân đất nước Việt Nam
bằng việc sử dụng giá trị tinh thần tư tưởng tiến bộ của cuộc Đại Cách mạng Pháp năm
1789. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Phan Chu Trinh đã viết các tác phẩm như: Thư
gửi Chính phủ Đông Dương (1906); Thư gửi Hội nhân quyền (1911); Tây Hồ thi tập
(1925)… Tất cả đều thể hiện một tinh thần khảng khái, bất khuất, yêu nước nồng nàn. ông
chủ trương bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện dân quyền, khai thông dân trí, mở mang thực
nghiệp. Ông muốn lợi dụng chiêu bài khai hoá của thực dân Pháp để đấu tranh hợp pháp.
Tháng 7/1904, Phan Chu Trinh gặp Phan Bội Châu, nhưng khác với số đông sĩ phu đương
thời, ông cho rằng: trước mắt chưa nên đặt vấn đề khôi phục chủ quyền quốc gia; đặc biệt
càng không nên chủ trương bạo động (bạo động tắc tử) mà nên tập trung vào 3 nhiệm vụ
đó là: Chấn dân khí; Khai dân trí; Hậu dân sinh. Chủ trương đó trước hết được các sĩ phu
hưởng ứng như Huỳnh thúc Kháng, Trần Quý Cáp.
Đầu thế kỷ 20, Pháp đã tăng cường đầu tư vào Đông Dương. Phan Chu Trinh không hiểu
được rằng những kết quả đầu tiên ấy (như báo cáo của P.Đume gửi về Pháp ngày
22/2/1902) đang "làm rạng rỡ văn minh nước Pháp, lại còn tán dương những việc làm của
bọn thực dân. Phan Chu Trinh đã chân thành dốc hết tâm sức vào con đường cải lương cứu
nước và đã góp phần quan trọng vào phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20 ở nước ta. Nhưng
ông không hiểu được rằng những tư tưởng tiến bộ trong cuộc Đại Cách mạng tư sản Pháp
cuối thế kỷ 18 đã bị chính con cháu của cuộc Đại Cách mạng đó bỏ rơi. Tư tưởng nhân