Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nông sinh học đến sinh trưởng và ra hoa của giống thuốc lá K.326 trồng tại miền Bắc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.61 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN VĂN VÂN



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ
NÔNG SINH HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ RA HOA
CỦA GIỐNG THUỐC LÁ K.326 TRỒNG
TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM




LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG






HÀ NỘI, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN VĂN VÂN



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ
NÔNG SINH HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ RA HOA
CỦA GIỐNG THUỐC LÁ K.326 TRỒNG
TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 62 62 01 10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. HOÀNG MINH TẤN
2. TS. TRẦN ĐĂNG KIÊN




HÀ NỘI, 2014

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên
cứu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng được tập thể, cá nhân
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này

đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà nội, ngày 20 tháng 02 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Nguyễn Văn Vân





iii

LỜI CẢM ƠN

Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc nhất tới GS.TS. Hoàng Minh Tấn - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
và TS. Trần Đăng Kiên - Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam là những người hướng
dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi trưởng thành trong công
tác nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy, cô giáo
Bộ môn Sinh lý thực vật - Khoa Nông học, Viện Sinh học Nông nghiệp, Ban Quản lý
Đào tạo, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ tận tình từ Lãnh đạo Viện Kinh tế Kỹ thuật thuốc lá, các phòng chức năng,
chuyên môn của Viện, Chi nhánh Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá tại Bắc Giang và

các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cám ơn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè, gia đình và người thân đã
luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận án.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể
đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.

Hà nội, ngày 20 tháng 02 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Nguyễn Văn Vân


iv
MỤC LỤC

Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục bảng ix
Danh mục hình xii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
4 Những đóng góp mới của luận án 3
5 Giới hạn của đề tài luận án 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1 Nguồn gốc, phân loại và tầm quan trọng của cây thuốc lá 5
1.1.1 Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây thuốc lá 5
1.1.2 Tầm quan trọng của cây thuốc lá 7
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá trên thế giới và ở Việt Nam 8
1.2.1 Vài nét về tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá thế giới 8
1.2.2 Vài nét về tình hình sản xuất thuốc lá nguyên liệu và tiêu thụ thuốc lá
điếu ở Việt Nam 11
1.3 Các đặc điểm sinh thái và sinh dưỡng khoáng của cây thuốc lá 12
1.3.1 Ánh sáng 12
1.3.2 Nhiệt độ 13
1.3.3 Mưa và độ ẩm 14
1.3.4 Đất trồng thuốc lá 14
1.3.5 Vài nét về sinh dưỡng khoáng với thuốc lá vàng 15
1.4 Các nghiên cứu về sự ra hoa in vitro ở thực vật 17

v
1.5 Hạn với sinh trưởng và sự ra hoa của thực vật 19
1.6 Quan niệm về tuổi sinh học và sự hình thành hoa 21
1.7 Chất điều hòa sinh trưởng với sự sinh trưởng và ra hoa của thực vật 22
1.7.1 Vai trò của các chất điều hòa sinh trưởng đối với quá trình sinh trưởng
của thực vật 22
1.7.2 Vai trò của chất điều hòa sinh trưởng đối với sự ra hoa của thực vật. 24
1.8 Quang chu kỳ - sự ra hoa được cảm ứng bởi độ dài chiếu sáng trong ngày 27
1.9 Một số kết quả nghiên cứu về cây thuốc lá ở Việt Nam 35
1.9.1 Một số kết quả nghiên cứu về giống thuốc lá ở Việt Nam 35
1.9.2 Một số kết quả nghiên cứu về giống thuốc lá K.326 37
1.9.3 Một số kết quả nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh và diệt chồi thuốc lá 38
1.10 Sự ra hoa ở cây thuốc lá và ảnh hưởng của nó đến năng suất và chất
lượng thuốc lá nguyên liệu 39

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 42
2.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 42
2.2 Vật liệu nghiên cứu 43
2.2.1 Vật liệu sử dụng trong nuôi cấy in vitro 43
2.2.2 Vật liệu sử dụng trong các thí nghiệm ngoài đồng ruộng và trong nhà
lưới: là các chất điều hòa sinh trưởng và các loại đèn chiếu sáng 43
2.3 Nội dung nghiên cứu 44
2.3.1 Nghiên cứu sự ra hoa in vitro của giống thuốc lá K.326 44
2.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng
và ra hoa của giống thuốc lá K.326 44
2.3.3 Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng và ra
hoa của cây thuốc lá 44
2.3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của quang chu kỳ ngày dài và quang gián đoạn
đến sinh trưởng và ra hoa của cây thuốc lá K.326 45
2.4 Phương pháp nghiên cứu 45


vi
2.4.1 Bố trí thí nghiệm 45
2.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định 49
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 50
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
3.1 Nghiên cứu sự ra hoa in vitro của giống thốc lá K.326 51
3.1.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung vào môi trường nuôi cấy một số chất có
khả năng cảm ứng ra hoa (NH
4
NO
3
, CoCl

2
, paclobutrazol) đến sinh
trưởng và ra hoa của giống thuốc lá K.326 51
3.1.2 Ảnh hưởng của việc gây hạn sinh lý trong môi trường nuôi cấy bằng
bổ sung đường (saccharose và glucose) ở nồng độ cao đến sinh trưởng
và ra hoa của giống thuốc lá K.326 55
3.2 Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và ra hoa
của giống thuốc lá K.326 61
3.2.1 Ảnh hưởng của khoảng thời gian tưới nước (tần suất tưới) đến sự sinh
trưởng và ra hoa của giống thuốc lá K.326 61
3.2.2 Ảnh hưởng của biện pháp cắt ngọn tạo thân mới từ chồi nách đến sinh
trưởng và ra hoa của giống thuốc lá K.326 66
3.3 Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng và ra
hoa của giống thuốc lá K.326 71
3.3.1 Ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đến sự sinh trưởng và
ra hoa của giống thuốc lá K.326 71
3.3.2 Ảnh hưởng của các chất ức chế sinh trưởng lên sự sinh trưởng và ra
hoa của giống thuốc lá K.326 78
3.4 Ảnh hưởng của quang chu kỳ đến sự sinh trưởng và ra hoa của giống
thuốc lá K.326 88
3.4.1 Ảnh hưởng của quang chu kỳ ngày dài lên khả năng sinh trưởng và ra
hoa của giống thuốc lá K.326 89
3.4.2 Ảnh hưởng của quang gián đoạn đến khả năng sinh trưởng và ra hoa
của giống thuốc lá K.326 100


vii
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 112
1 Kết luận 112
2 Đề nghị 113

Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 114
Tài liệu tham khảo 115
Phụ lục 124







viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ABA Abscisic Acid
Alar - SADH Susinic Acid Dymetyl Hydrazid
Aux Auxin
CCC Chlo Ethylen Phosphotic Acid
CEPA Chlor Ethylen Phosphotic Acid
C/N Các hợp chất chứa cacbon/các hợp chất chứa nitơ
cs Cộng sự
CT Công thức
CV(%) Độ biến động
Cyt Cytokinin
Đ/C Đối chứng
GA Gibberellin
GA
3
Acid Gibberellic
NTD Nhân dân tệ
LSD

(0,05)
Sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05
P660 Dạng phytochrom hấp thu bước sóng cực đại 660nm
P730 Dạng phytochrom hấp thu bước sóng cực đại 730nm
PBZ Paclobutrazol
PIX Mepiquat chloride
PSNH Phát sinh ngồng hoa
PEG Polyethylen glycol
QCK Quang chu kỳ
QGĐ Quang gián đoạn
αNAA α -Naphtyl Acetic Acid
ns
Không
sai khác (not significal)




ix
DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Sản lượng thuốc lá nguyên liệu của thế giới giai đoạn 2005 - 2012 9
3.1 Ảnh hưởng của NH
4
NO
3
đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây thuốc
lá in vitro (sau 12 tuần nuôi cấy) 52

3.2 Ảnh hưởng của CoCl
2
đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây thuốc lá
in vitro (sau 12 tuần nuôi cấy) 53
3.3 Ảnh hưởng của paclobutrazol (PBZ) đến sự sinh trưởng và ra hoa
của cây thuốc lá in vitro (sau 12 tuần nuôi cấy) 54
3.4 Ảnh hưởng của đường saccharose đến sự sinh trưởng và ra hoa của
cây thuốc lá in vitro 56
3.5 Ảnh hưởng của đường glucose đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây
thuốc lá in vitro 57
3.6 Ảnh hưởng của tần suất tưới nước đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây giống thuốc lá K.326 61
3.7 Ảnh hưởng của tần suất tưới nước đến động thái tăng trưởng số lá
của giống thuốc lá K.326 62
3.8 Ảnh hưởng của tần suất tưới nước đến kích thước lá của giống thuốc
lá K.326 (tại thời điểm 60 ngày sau trồng) 63
3.9 Ảnh hưởng của tần suất tưới nước đến khối lượng lá và đường kính
thân cây của giống thuốc lá K.326 (tại thời điểm 60 ngày sau trồng) 64
3.10 Ảnh hưởng của tần suất tưới nước đến thời gian ra hoa của giống
thuốc lá K.326 65
3.11 Ảnh hưởng của biện pháp cắt ngọn tạo thân mới từ chồi nách đến
động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống thuốc lá K.326 67
3.12 Ảnh hưởng của biện pháp cắt ngọn tạo thân mới từ chồi nách đến
động thái tăng trưởng số lá của giống thuốc lá K.326 67

x
3.13 Ảnh hưởng của biện pháp cắt ngọn đến kích thước lá của giống
thuốc lá K.326 (tại thời điểm 60 ngày sau trồng) 68
3.14 Ảnh hưởng của biện pháp cắt ngọn tạo thân mới từ chồi nách đến
khối lượng lá, đường kính thân và năng suất của giống thuốc lá

K.326 (tại thời điểm 60 ngày sau trồng) 69
3.15 Ảnh hưởng của biện pháp cắt ngọn tạo thân mới từ chồi nách đến
thời gian ra hoa của giống thuốc lá K.326 70
3.16 Ảnh hưởng của αNAA đến động thái tăng trưởng chiều cao của
giống thuốc lá K.326 72
3.17 Ảnh hưởng của αNAA đến động thái tăng trưởng số lá của giống
thuốc lá K.326 73
3.18 Ảnh hưởng của của αNAA đến kích thước lá của giống thuốc lá
K.326 (tại thời điểm 60 ngày sau trồng) 73
3.19 Ảnh hưởng của của αNAA đến thời gian ra hoa của giống thuốc lá K.326 74
3.20 Ảnh hưởng của GA
3
đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
giống thuốc lá K.326 75
3.21 Ảnh hưởng của GA
3
đến động thái tăng trưởng số lá của giống thuốc
lá K.326 76
3.22 Ảnh hưởng của của GA
3
đến kích thước lá thuốc lá của giống thuốc
lá K.326 (tại thời điểm 60 ngày sau trồng) 76
3.23 Ảnh hưởng của của GA
3
đến thời gian ra hoa của giống thuốc lá K.326 77
3.24 Ảnh hưởng của ethrel đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
giống thuốc lá K.326 79
3.25 Ảnh hưởng của ethrel đến động thái tăng trưởng số lá của giống
thuốc lá K.326 79
3.26 Ảnh hưởng của ethrel đến kích thước lá của giống thuốc lá K.326

(tại thời điểm 60 ngày sau trồng) 80
3.27 Ảnh hưởng của ethrel đến khối lượng lá và đường kính thân cây của
giống thuốc lá K.326 (tại thời điểm 60 ngày sau trồng) 80


xi
3.28 Ảnh hưởng của ethrel đến thời gian hình thành hoa của giống thuốc
lá K.326 81
3.29 Ảnh hưởng của PIX đến động thái chiều cao cây của giống thuốc lá K.326 83
3.30 Ảnh hưởng của của PIX đến động thái tăng trưởng số lá của giống
thuốc lá K.326 84
3.31 Ảnh hưởng của của PIX đến kích thước lá của giống thuốc lá K.326
(tại thời điểm 60 ngày sau trồng) 84
3.32 Ảnh hưởng của của PIX đến thời gian ra hoa của giống thuốc lá K.326 85
3.33 Ảnh hưởng của Alar đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
giống thuốc lá K.326 86
3.34 Ảnh hưởng của của alar đến động thái tăng trưởng số lá của giống
thuốc lá K.326 86
3.35 Ảnh hưởng của của Alar đến kích thước lá của giống thuốc lá K.326
(tại thời điểm 60 ngày sau trồng) 87
3.36 Ảnh hưởng của của Alar đến thời gian ra hoa của giống thuốc lá K.326 88
3.37 Ảnh hưởng của quang chu kỳ ngày dài đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống thuốc lá K.326 90
3.38 Ảnh hưởng của quang chu kỳ ngày dài đến động thái tăng trưởng số lá 92
3.39 Ảnh hưởng của quang chu kỳ ngày dài đến sự tăng trưởng kích
thước lá (tại thời điểm 70 ngày sau trồng) 93
3.40 Ảnh hưởng của quang chu kỳ ngày dài đến tăng trưởng khối lượng lá
và đường kính thân (tại thời điểm 70 ngày sau trồng) 94
3.41 Ảnh hưởng của quang chu kỳ ngày dài đến thời gian ra hoa của
giống thuốc lá K.326 96

3.42 Ảnh hưởng của quang gián đoạn đến động thái tăng trưởng chiều cao cây 101
3.43 Ảnh hưởng của quang gián đoạn đến động thái tăng trưởng số lá 103
3.44 Ảnh hưởng của quang gián đoạn đến sự tăng trưởng kích thước lá 104
3.45 Ảnh hưởng của quang gián đoạn đến tăng trưởng khối lượng lá và
đường kính thân (tại thời điểm 70 ngày sau trồng) 105
3.46 Ảnh hưởng của quang gián đoạn đến thời gian ra hoa của cây thuốc lá 106



xii
DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1 Tình hình sản xuất thuốc lá vàng từ năm 2003-2013 9
1.2 Tình hình tiêu thụ thuốc lá điếu hai năm 2010-2011 của 20 quốc
gia hàng đầu (tỷ điếu) 11
1.3 Diện tích, năng suất và sản lượng thuốc lá tại Việt Nam 2001-2012 11
1.4 Tình hình tiêu thụ thuốc lá điếu tại Việt Nam 2001-2011 12
1.5 Hiệu ứng quang gián đoạn ở nhóm cây ngày ngắn và ngày dài đối
với sự ra hoa 29
1.6 Thí nghiệm lá là cơ quan cảm thụ quang chu kỳ 29
2.1 Giống thuốc lá K.326 42
3.1 Quá trình hình thành hoa thuốc lá in vitro giống K.326 59
3.2 Ảnh hưởng của đường saccharose đến sự ra hoa in vitro giống
thuốc lá K.326 60
3.3 Các dạng hoa thuốc lá giống K.326 in vitro 60
3.4 Thời gian kìm hãm ra hoa (tăng so với đối chứng - ngày) 97
3.5 Phản ứng ra hoa của cây thuốc lá K.326 ở quang chu kỳ 14 giờ
sáng/10h tối 97

3.6 Phản ứng ra hoa của cây thuốc lá K.326 ở quang chu kỳ 16 giờ
sáng/8h tối 98
3.7 Phản ứng ra hoa của cây thuốc lá K.326 ở quang chu kỳ 18 giờ
sáng/6h tối 98
3.8 Thời gian kìm hãm ra hoa (tăng so với đỗi chứng - ngày) 107
3.9 Phản ứng ra hoa của cây thuốc lá K.326 với quang gián đoạn bằng
ánh sáng đỏ. 107
3.10 Phản ứng ra hoa của cây thuốc lá K.326 với quang gián đoạn bằng
ánh sáng trắng 108


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuốc lá (Nicotinana tabacum L.) là loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá
trị kinh tế cao trên thị trường thế giới. Hiện nay, thuốc lá được trồng trên 120 quốc
gia với khoảng 33 triệu nông dân tham gia từ trồng trọt đến chế biến, cuốn điếu và
phân phối tiêu thụ. Tổng diện tích trồng thuốc lá hàng năm trên thế giới khoảng 4 -
5,5 triệu ha trải khắp từ 60
o
vĩ Bắc đến 40
o
vĩ Nam và tổng sản lượng nguyên liệu thu
được khoảng 6,5 - 8,5 triệu tấn, để sản xuất khoảng 7.900 tỷ điếu thuốc các loại.
Thuốc lá là mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị kinh tế cao và là nguồn thu
quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, thuốc lá được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc,
duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với diện tích trung bình
hàng năm từ 18 - 20 ngàn ha thuốc lá các loại, thu được 30 - 45 ngàn tấn thuốc lá

nguyên liệu và nộp cho ngân sách Nhà nước trên 10 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Năm 2012, diện tích trồng các loại thuốc lá ở nước ta là 18.048 ha (trong đó
17.731 ha thuốc lá vàng sấy còn lại là thuốc lá burley, nâu phơi), sản lượng nguyên
liệu thu được là 31.851 tấn. Hiệp hội thuốc lá Việt Nam đã nộp cho Nhà nước 14.909
tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 16.000 lao động nông nghiệp, trên 200.000
lao động công nghiệp và hàng 100.000 lao động dịch vụ khác, góp phần đáng kể xoá
đói giảm nghèo cho nông dân các dân tộc vùng núi phía Bắc, Tây nguyên (Hiệp hội
thuốc lá Việt Nam, 2013).
Để tạo cơ sở pháp lý và định hướng cho ngành thuốc lá Việt Nam phát triển,
ngày 02/02/2012 Chính phủ đã phê duyệt “Qui hoạch tổng thể phát triển sản xuất
ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” trong đó diện tích trồng thuốc
lá là 40 ngàn ha, cung cấp 90% sản lượng nguyên liệu cho các nhà máy trong nước.
Đồng thời, Bộ Công thương đã cụ thể hóa bằng việc phê duyệt “Qui hoạch sản xuất
sản phẩm thuốc lá và phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá Việt Nam đến năm 2020”
năm 2015 diện tích trồng thuốc lá là 28.940 ha, sản lượng 65.300 tấn; năm 2020

2
diện tích 31.960 ha, sản lượng 75.500 tấn thuốc lá nguyên liệu (QĐ số: 1988/QĐ-
BCT, ngày 01/4/2013).
Trong những năm qua chúng ta đã nhập nội một số giống thuốc lá tốt để thay
thế cho các giống thuốc lá bản địa đã mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành thuốc lá
ở Việt Nam. Trong các giống thuốc lá nhập nội thì giống K.326 là giống khá ổn
định về năng suất và chất lượng nên được trồng rộng rãi trong cả nước. Hạn chế lớn
nhất của giống này khi trồng ở miền Bắc nước ta là hay bị ra hoa sớm làm giảm
năng suất và chất lượng thuốc lá nguyên liệu. Do vậy việc nghiên cứu các yếu tố
nông sinh học và các biện pháp ảnh hưởng đến sự ra hoa của giống thuốc lá K.326
có ý nghĩa to lớn trong việc điều chỉnh ra hoa của giống này.
Trong các nhân tố có ảnh hưởng đến ra hoa thì hạn là quan trọng nhất. Việc
gây hạn sinh lý trong nuôi cấy in vitrro cũng như gây hạn cho cây thuốc lá in vivo
có tác dụng kích thích sự ra hoa của giống thuốc lá K.326.

Sự sinh trưởng của các cơ quan sinh dưỡng như thân lá và sự ra hoa của thực
vật có một mối quan hệ mật thiết và đây là quan hệ ức chế tương quan. Khi thân lá
sinh trưởng mạnh thì ức chế sự hình thành hoa và

ngược lại. Vì vậy, việc điều chỉnh
mối quan hệ tương quan ức chế giữa sự sinh trưởng của thân lá và sự ra hoa của
giống K.326 cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh ra hoa của cây thuốc
lá. Mối quan hệ ức chế tương quan giữa qua trình sinh trưởng thân lá và ra hoa
trong cây được điều chỉnh bằng sự cân bằng hormon nên các chất điều hòa sinh
trưởng ngoại sinh có khả năng điều chỉnh tốt mối quan hệ này.
Thuốc lá thuộc nhóm cây ngày ngắn nên quang chu kỳ ngày dài hoặc
quang gián đoạn ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa hoa của chúng theo hướng
kích thích sinh trưởng thân lá và kìm hãm sự xuất hiện hoa ở cây thuốc lá giống
K.326. Ngoài ra việc tạo cây thuốc lá có tuổi sinh lý trẻ hơn từ chồi nách cũng
như gây hạn cho cây cũng là những biện pháp hữu hiệu điều chỉnh sự ra hoa của
thuốc lá giống K.326.
Chính vì vậy mà chúng tôi thực hiện đề tài
: “
Nghiên cứu ảnh hưởng của
một số yếu tố nông sinh học đến sinh trưởng và ra hoa của giống thuốc lá K.326
trồng tại miền Bắc Việt Nam”.

3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố nông sinh học đến sinh trưởng
và ra hoa của giống thuốc lá K.326 để điều chỉnh quá trình ra hoa của chúng trong
sản xuất thuốc lá nguyên liệu và trong lai tạo giống thuốc lá.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị về

ảnh hưởng của một số tác nhân nông sinh học đến mối quan hệ tương quan ức chế
giữa quá trình sinh trưởng thân lá và ra hoa của cây thuốc lá giống K.326 trồng tại
miền Bắc Việt Nam
Kết quả của đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên
cứu về sinh lý sự ra hoa của thực vật và kỹ thuật điều chỉnh ra hoa cho cây thuốc lá.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đề xuất một số biện pháp điều chỉnh
sự ra hoa của thuốc lá theo 2 hướng: kìm hãm sự ra hoa (biện pháp cắt ngọn, thực
hiện quang chu kỳ ngày dài và quang gián đoạn, xử lý GA
3
…) hoặc kích thích sự ra
hoa sớm (gây hạn, xử lý chất ức chế sinh trưởng ethrel, PIX…) để phục vụ sản xuất
thuốc lá nguyên liệu và lai tạo giống.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Thực hiện quang chu kỳ đã khẳng định giống thuốc lá K.326 có phản ứng rất rõ
với quang chu kỳ ngày ngắn. Đồng thời quang chu kỳ ngày dài và quang gián đoạn có
tác dụng ức chế mạnh mẽ sự ra hoa của cây thuốc lá (làm chậm thời gian ra hoa): kéo dài
thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, làm tăng chiều cao cây và số lá.
- Xác định được mối quan hệ tương quan giữa sinh trưởng thân lá và ra hoa
khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng. Các chất kích thích sinh trưởng đã kích
thích rõ rệt đến sinh trưởng thân lá và có xu hướng kìm hãm sự ra hoa. Ngược lại,
các chất ức chế sinh trưởng đã ức chế khá mạnh đến sinh trưởng thân lá và có khả
năng kích thích cây ra hoa sớm hơn đối với giống thuốc lá K.326.
- Việc cắt ngọn cây thuốc lá để tạo thân mới từ chồi nách có ảnh hưởng đến

4
sự ra hoa trong đó thân mới mọc từ chồi nách lá số 5 kìm hãm thời gian ra hoa và
làm tăng năng suất giống thuốc lá K.326.
5. Giới hạn của đề tài luận án
Đề tài luận án chỉ được thực hiện duy nhất trên giống thuốc lá K.326 là giống

được trồng phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.
Các thí nghiệm ra hoa in vitro của giống K.326 được thực hiện tại Phòng thí
nghiệm nuôi cấy mô của Viện Sinh học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội năm 2013.
Các thí nghiệm khác của đề tài được bố trí tại Chi nhánh Viện Kinh tế Kỹ
thuật Thuốc lá tại Bắc Giang (Bảo Sơn, Lục Nam, Bắc Giang).
Thí nghiệm cắt ngọn cây tạo thân mới thực hiện trong vụ Xuân 2011.
Thí nghiệm tưới nước, các chất điều hòa sinh trưởng, quang chu kỳ thực hiện
trong vụ Xuân 2013.




5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Nguồn gốc, phân loại và tầm quan trọng của cây thuốc lá
1.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây thuốc lá
- Nguồn gốc:
Thuốc lá là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới nhưng đến nay đã được trồng ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Theo các nghiên cứu khảo cổ học thì thuốc lá là loại cây
mọc hoang dại ở châu Mỹ từ khoảng 6.000 năm trước. Người châu Âu đầu tiên khám
phá ra thuốc lá chính là Christopher Columbus, người đã tìm ra châu Mỹ vào cuối thế
kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Trong lịch sử, cây thuốc lá được trồng đầu tiên ở châu Mỹ từ
hơn 6.000 năm trước công nguyên và được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, làm
thuốc chữa bệnh (Akehur, 1981; Daryl et al., 2000).
Loài Nicotiana tabacum L. được trồng đầu tiên ở Trung, Nam Mỹ và
Nicotiana rustica được trồng ở Bắc Mỹ. Khi các thuỷ thủ Bồ Đào Nha và Tây Ban
Nha phát hiện ra Châu Mỹ (ngày 11 tháng 10 năm 1492), họ đã là những người đầu

tiên ngoài Châu Mỹ nhìn thấy các thổ dân tại đây sử dụng thuốc lá. Họ đã đưa thuốc
lá về trồng trên vườn nhà ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Thuốc lá được đưa vào
Châu Âu khoảng 1496 - 1498 do nhà truyền đạo người Tây Ban Nha là Roman
Pano mang từ Châu Mỹ về; Andre Teve mang hạt từ Brazin về trồng ở Tây Ban
Nha và Bồ Đào Nha năm 1556; Jean Nicot mang hạt thuốc lá từ Bồ Đào Nha về
Pari năm 1560; Petro Valeski đã mang hạt thuốc lá từ Anh về trồng ở Nga năm
1697; Vua Suleman cho trồng thuốc lá ở Bungaria năm 1687 và khoảng những
năm 1600, thuốc lá còn được coi như tiền, vàng trong trao đổi hàng hóa trên thế
giới. Thuốc lá được trồng ở Châu Á, Châu Phi vào cuối thế kỷ 16 (Collins and
Hawks, 1993
;
Daryl et al., 2000
)
Người ta không tìm thấy loài hoang dại N. tabacum trong tự nhiên nên có thể
nó được lai tạo từ các loài hoang dại được tìm thấy tại Nam Mỹ, ở miền Bắc
Achentina và Tây Nam Bolivia (Gerstel, 1976).

6
Tại Việt Nam, cây thuốc lá đã xuất hiện từ thời Vua Lê Thần Tông (Khoảng
năm 1660) nhưng thực sự cây thuốc lá được trồng ở Biên Hoà, Gò Vấp, Thủ Dầu
Một vào năm 1876; trồng ở Khánh Hòa năm 1895; trồng ở Tuyên Quang năm
1899 Giống Virginia blight gold dollar được trồng thử ở Việt Nam năm 1934 tại
An Khê. Năm 1940, giống Virginia blond cash được trồng thử tại Cao Bằng, Lạng
Sơn (Lê Đình Thụy và Bùi Văn Tài, 1987).
- Vị trí phân loại:
Theo Wilson and Loomis (1967), thuốc lá được phân loại thuộc giới thực
vật (Plant), phụ giới có phôi (Embryophyta), ngành có mạch dẫn (Tracheophyta),
phụ ngành dương xỉ (Pteropsida), lớp thực vật hạt kín (Angiosperma), lớp phụ 2 lá
mầm (Dicotyledonae), phân lớp cúc (Asteridae), bộ cà (Solanales), họ cà
(Solanaceae). Họ này có tới trên 85 chi với tổng số trên 1.800 loài và đáng lưu ý là

các loài như khoai tây, cà chua, ớt, các loại cà và trong đó có chi Nicotiana. Đặc
trưng của các loài trong họ này là trong thân và quả thường chứa 1 loại alcaloid nào
đó như solanin, atropin, copalamin, nicotin
Chi Nicotiana được chia làm 3 chi phụ, 14 phân chi với tổng số tới 66 loài.
Trong số này có 45 loài có nguồn gốc ở Bắc và Nam Mỹ, 20 loài ở Australia và 1
loài ở Châu Phi. Phần lớn những loài này là cây thân bụi hàng năm, 1 số là cây lâu
năm và 2 loài là cây bụi thân gỗ. Đặc trưng của chi này là thân không phân nhánh,
lá mọc theo hình xoắn trên thân. Loài quan trọng nhất trong chi này là Nicotiana
tabacum L. có số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội (Dihaploid = 2n =48).
Loài N. tabacum L (hoa đỏ) có lẽ được lai từ loài N. sylvestris Speg &
Comes và N. tomentosiformis Goodspeed hoặc N. octophora. Loài N. rustica (hoa
vàng và cánh hoa ngắn hơn) có lẽ là giống lai của hai loài N. paniculata L. x N.
undulata Ruiz & Pavon.
Theo Smith (1979) thì chi Nicotiana được phân loại như sau:
Chi phụ Rustica có 3 phân chi với 9 loài
Chi phụ Tabacum có 2 phân chi và 6 loài
Chi phụ Petunioides có 9 phân chi với 50 loài.

7
1.1.2. Tầm quan trọng của cây thuốc lá
Thuốc lá là một loại cây công nghiệp ngắn ngày có tầm quan trọng bậc nhất
về kinh tế trên thị trường thế giới không chỉ đối với trên 33 triệu nông dân của trên
120 quốc gia (những người coi cây thuốc lá là nguồn thu nhập chính) mà còn cho cả
toàn bộ nền công nghiệp - từ các nhà máy chế biến, cuốn điếu, sản xuất phụ gia, phụ
liệu đến cả hệ thống phân phối tiêu thụ, thậm chí cả một phần ngành sản xuất các
vật tư nông nghiệp phục vụ cho cây thuốc lá như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Cây thuốc lá đã trở thành động lực phát triển kinh tế của cả các quốc gia có nền
công nghiệp phát triển cũng như các quốc gia đang phát triển, chậm phát triển.
Cùng với sự tăng trưởng của ngành thuốc lá, nhiều quốc gia và bộ máy chính quyền
địa phương của nhiều nước đang gặt hái lợi nhuận qua các loại thuế: từ thuế doanh

thu, thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt
Cây thuốc lá nếu không muốn nói là nhất thì cũng vẫn là một trong số rất ít
cây trồng được nghiên cứu nhiều nhất cả về mặt khoa học sinh vật, khoa học thực
vật, sinh lý, hóa sinh, kỹ thuật và công nghệ sinh học. Thuốc lá được coi là đối
tượng nghiên cứu khoa học truyền thống và thông qua cây thuốc lá, nhiều phát minh
khoa học đã đóng góp những hiểu biết cho khoa học sinh vật. Đặc biệt Garner and
Allard (1932) đã phát hiện ra hiện tượng quang chu kỳ ở thực vật.
Theo số liệu của Hội thuốc lá Zimbabwe thì tại đây, cây thuốc lá sử dụng tới
7% tổng số lao động, 12% lao động công nghiệp, 30% lao động nông nghiệp, trồng
thuốc lá đem lại lợi nhuận cao gấp 8 - 10 lần đỗ tương; 6 lần ngô; 4,5 lần bông; Hệ
số thu nhập/chi phí rất cao (khoảng 3,6 lần). Mặc dù diện tích thuốc lá tại đây chỉ
chiếm 3 % tổng diện tích đất nông nghiệp nhưng đã đóng góp 38 % tổng sản phẩm
nông nghiệp xuất khẩu và đem lại 30 % tổng số ngoại tệ xuất khẩu cho đất nước có
giá trị trên 500 triệu USD/năm (Sarris, 2003).
Tại Vân Nam - Trung Quốc, doanh thu về thuốc lá hàng năm đạt tới trên 100
tỷ nhân dân tệ (8,3 NDT = 1USD) trong đó lãi 12 tỷ, nộp thuế được 25,6 tỷ (chiếm
72% doanh thu thuế toàn tỉnh). Tại Trung Quốc, ngành thuốc lá đã đóng góp cho
nhà nước hàng trăm tỷ nhân dân tệ hàng năm, chiếm trên 10% doanh thu nhà nước
và đứng đầu các ngành công nghiệp ở Trung Quốc (Sarris, 2003 )

8
Tại Mỹ, thuốc lá có nghĩa là tiền; Thuốc lá là một trong 5 loại cây trồng
mang lại cho nông dân Mỹ trên 1 tỷ USD hàng năm. Ngành công nghiệp thuốc lá
Mỹ sử dụng trên 100.000 công nhân và nếu tính hết các loại thuế, phí thì thu nhập
từ cây thuốc lá là 12,7 tỷ USD (Tso, 1990).
Các nước Tây Âu có 1/6 nguồn thu quốc gia là từ thuốc lá. Cây thuốc lá chỉ
chiếm diện tích gieo trồng ít nhưng lại có đóng góp lớn, chẳng hạn ở Hy Lạp, thuốc
lá chỉ chiếm 4 - 5% diện tích nhưng đóng góp 13 % tổng giá trị nông nghiệp và nuôi
sống 12 % dân số. Ở Bungaria, thuốc lá chiếm 40 % tổng giá trị sản phẩm nông
nghiệp và đóng góp 13 % tổng giá trị xuất khẩu (Sarris, 2003).

Ở Việt Nam, thuốc lá được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, duyên
hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với diện tích trung bình hàng năm
từ 18 - 20 ngàn ha thuốc lá các loại, thu được 30 - 45 ngàn tấn thuốc lá nguyên liệu và
nộp cho ngân sách Nhà nước trên 10 nghìn tỷ đồng mỗi năm, tạo công ăn việc làm,
góp phần đáng kể xoá đói giảm nghèo cho nông dân các dân tộc vùng núi phía Bắc,
Tây nguyên (Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, 2013).
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1. Vài nét về tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá thế giới

Cây thuốc lá có nguồn gốc nhiệt đới nhưng ngày nay được trồng rộng rãi từ
40 vĩ độ Nam đến 60 vĩ độ Bắc. Theo thống kê của Universal Leaf Tobacco
Company 2012, hàng năm toàn thế giới có tổng diện tích trồng thuốc lá khoảng
2,5 - 3,0 triệu ha với tổng sản lượng khoảng 4,9 - 5,6 triệu tấn. Thuốc lá Vàng sấy
hiện nay chiếm tỷ trọng lớn tới 70 - 80% sản lượng, tiếp đến là thuốc lá Burley
chiếm khoảng 10%, thuốc lá Oriental đứng thứ ba với 5% và còn lại là các chủng
loại khác. Số liệu này cho thấy thuốc lá Vàng sấy ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
hơn so với các chủng loại thuốc lá khác (tăng từ 60% của những năm trước năm
2000 lên trên 80% tổng sản lượng thuốc lá nguyên liệu hiện nay).
Tổng sản lượng thuốc lá/năm giai đoạn 2005 - 2012 trên toàn thế giới đạt
khoảng 5,5 – 6 triệu tấn (Bảng 1.1).

9
Bảng 1.1. Sản lượng thuốc lá nguyên liệu của thế giới giai đoạn 2005 - 2012
(Đơn vị: ngàn tấn)
Chủng loại NL/Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011E

2012P

Thuốc lá vàng 4.037 3.949 3.875 4.176 4.328 4.549 4.498 4.596

Burley 771 72 616 736 840 760 797 628
Oriental 352 268 235 26 27 248 221 210
Dark-fire-cured 37 36 42 5 55 42 40 40
Dark-Air-cured 145 145 142 132 123 125 128 120
Suncured 191 180 190 183 183 248 23 231
Thuốc lá khác 385 416 400 458 450 431 400 365
Tổng số 5.918 5.718 5.500 6.003 6.253 6.403 6.318 6.190
Nguồn: Universal Leaf Tobacc, 2013. (E: ước; P: Dự báo)

Có thể thấy thuốc lá vàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đó là thuốc lá nâu,
thuốc lá oriental.

Hình 1.1. Tình hình sản xuất thuốc lá vàng từ năm 2003-2013
Nguồn: Universal Leaf Tobacco, 2013. (E: ước; P: Dự báo)
ĐVT:1.000 tấn

t
ấn

Năm


10
Hình 1.1 cho thấy trong 11 năm (từ năm 2003 đến 2013) Trung quốc là quốc
gia sản xuất thuốc lá vàng sấy lò tới trên ½ sản lượng toàn thế giới. Những quốc gia
có sản lượng lớn tiếp theo là Brazil, Ấn Độ, Mỹ, Zimbabue Mặc dù thế giới luôn
nhắc tới hạn chế hút thuốc lá nhưng rõ ràng trong 10 năm qua, tốc độ tăng sản lượng
bình quân trung bình xấp xỉ 3%/năm phản ánh mức độ tăng trưởng của ngành công
nghiệp thuốc lá.
Ngoài thuốc lá vàng, trong sản xuất thuốc lá Burley, Malawi đã vượt qua Mỹ

để trở thành nước sản xuất nhiều nhất. Các nước có sản lượng lớn tiếp theo là Mỹ,
Brazil, Argentina, Mozambique, Thái Lan, Ý, Trung Quốc, Ấn Độ. Các nước trên
sản xuất khoảng 85% lượng nguyên liệu Burley của thế giới.
Đối với thuốc Oriental và semi-oriental, bốn nuớc sản xuất chính gồm Thổ
Nhỹ Kỳ, Hy Lạp, Bungaria, Macedonia chiếm trên 60% sản lượng toàn cầu.
Do đặc thù của công nghiệp sản xuất thuốc lá điếu là một số khẩu vị (gout)
thuốc lá phải sử dụng nhiều loại nguyên liệu của nhiều vùng lãnh thổ khác nhau nên
hàng năm có tới khoảng 30% lượng nguyên liệu được trao đổi trên thị trường.
Zimbabwe và Malawi sản xuất nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. Các nước Nga,
Đức, Anh, Nhật và một vài quốc gia khác sử dụng khối lượng nguyên liệu lớn, được
nhập từ nước ngoài.
Hầu hết các thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đều
sản xuất thuốc lá. Đặc điểm chung của sản xuất thuốc lá trong khối ASEAN là sử
dụng nguyên liệu nội địa để sản xuất thuốc lá điếu nhãn hiệu trong nước, các mác
thuốc sản xuất theo licence nước ngoài cũng có sử dụng một phần nguyên liệu nội
địa. Ngoài việc tự túc một phần nguyên liệu trong nước, các nước trong khu vực
còn có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu chất lượng cao, ước tính vào khoảng 70.000
tấn/năm. Trong đó, Indonesia hàng năm nhập khoảng 21.000 tấn, Philippines:
20.000 tấn, Thái Lan: 8.000 tấn (Universal Leaf Tobacco, 2012).
Về tiêu thụ thuốc lá điếu, với mức tiêu thụ năm 2011 là 6.293 tỷ điếu,
Trung Quốc sản xuất và tiêu thụ gần 40% tổng lượng thuốc lá điếu. Việt Nam
được xếp tiêu thụ thuốc lá điếu thứ 12 thế giới với lượng tiêu thụ là 105 tỷ điếu
(năm 2011) như minh họa trong biểu đồ 1.2 dưới đây.

11

Hình 1.2. Tình hình tiêu thụ thuốc lá điếu hai năm 2010-2011 của 20 quốc gia
hàng đầu (tỷ điếu) (Riêng TQ được vẽ giảm xuống 10 lần do số quá lớn)
Nguồn: Universal leaf tobacco company, 2012


1.2.2. Vài nét về tình hình sản xuất thuốc lá nguyên liệu và tiêu thụ thuốc lá điếu
ở Việt Nam
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
35.000
40.000
45.000
50.000
55.000
60.000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
10,00
11,00
12,00
13,00
14,00
15,00
16,00
17,00
18,00
19,00
20,00
Diện tích (ha) Sện lệệng (tện) Năng suệt (tệ/ha)
Hình 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng thuốc lá tại Việt Nam 2001-2012
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2012

12

- Về diện tích: Hàng năm, Việt Nam giành 16 - 30 ngàn ha (thời kỳ 2001-
2012) để trồng các loại thuốc lá.
- Về năng suất: Luôn có xu hướng tăng dần từ 13-19 tạ/ha, chứng tỏ ngành
thuốc lá đã có nhiều đầu tư trong nghiên cứu khoa học, thay đổi giống, cải tiến chế
độ canh tác: Bón phân, tưới nước, hái sấy hợp lý hơn
- Về sản lượng: Biểu đồ cho thấy sản lượng thuốc lá không ổn định hàng
năm và phụ thuộc nhiều vào diện tích trồng.

Hình 1.4. Tình hình tiêu thụ thuốc lá điếu tại Việt Nam 2001-2011
(tỷ điếu/năm)
Nguồn: Universal leaf tobacco company, 2012
Mặc dù Việt Nam có nhiều chính sách nhằm quy hoạch lại các nhà máy
thuốc lá điếu và tuyên truyền hạn chế hút thuốc nhưng mức độ tăng trưởng sản xuất
thuốc lá điếu vẫn tăng trung bình 5%/năm giai đoạn 2001-2011.
Năm 2012 Việt Nam đã sản xuất được 59.732 tấn thuốc lá nguyên liệu, sản
xuất 105,124 tỷ điếu thuốc các loại, trong đó nội tiêu 83,4959 tỷ điếu, xuất khẩu
21,6821 tỷ điếu (Báo cáo Hiệp hội Thuốc lá, 2013).
1.3. Các đặc điểm sinh thái và sinh dưỡng khoáng của cây thuốc lá
1.3.1. Ánh sáng
Ảnh hưởng của bức xạ mặt trời đến cây trồng là cường độ chiếu sáng và chất
lượng ánh sáng. Những giống thuốc lá được trồng trong điều kiện thâm canh hợp lý,
đủ nước, có ánh sáng mạnh, thường tích lũy vật chất cao trong đó có hàm lượng
đường và nicotine.

×