BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
NCS. Nguyễn Phước Minh
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN VẬT LIỆU HỢP LÝ
LỚP BÊ TÔNG NHỰA TẠO NHÁM MẶT ĐƯỜNG CẤP CAO
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Xây dựng đường ô tô và đường thành phố
Mã số: 62.58.30.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1- PGS.TS.NGUT Trần Tuấn Hiệp
2- PGS.TS Vũ Đức Chính
TPHCM, 12/2013
-
I
-
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TpHCM, ngày tháng 12 năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được tác giả nào công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
NCS. Nguyễn Phước Minh
-
II
-
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tác giả trân trọng cảm ơn các cơ quan đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ: Khoa Công trình; phòng Đào tạo Sau Đại học; bộ môn Đường
bộ; bộ môn Vật liệu xây dựng; Phòng thí nghiệm trọng điểm I; Phòng thí nghiệm
Trọng điểm Đường bộ III-Phía Nam-Viện khoa học công nghệ GTVT; Công ty
TNHH xây dựng và đầu tư BMT Bến Lức-Long An, Dĩ An-Bình Dương.
Nghiên cứu sinh trân trọng cảm
PGS.TS.NGƯT
Trần Tuấn Hiệp,
PGS.TS.
Vũ
Đức Chính, PGS
.TS
Bùi Xuân Cậy, GS.TS Phạm Duy Hữu, PGS.TS Trần Thị
Kim Đăng những người Thầy đã định hướng, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động
viên về chuyên môn và tinh thần trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận
án, NCS cảm ơn TS. Nguyễn Quang Phúc giáo viên cùng bộ môn đã cung cấp
các thông tin, phần mềm mô phỏng.
Cảm ơn các thí nghiệm viên kinh nghiệm tại các phòng thí nghiệm Trọng
điểm I và III-Viện KHCN GTVT, nhân viên Công ty TNHH xây dựng và đầu tư
BMT, mỏ đá Phước Tân-Biên Hòa-Đồng Nai thuộc Công ty TNHH Hùng Vương
đã nhiệt tình cùng tôi tham gia và thực hiện các thí nghiệm trong phòng và hiện
trường vật liệu nghiên cứu.
Cảm ơn gia đình và các bạn bè đồng nghiệp, những người thân luôn ở bên
tôi để hỗ trợ.
TPHCM, 12/2013
-
III
-
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN I
LỜI CẢM ƠN II
MỤC LỤC III
KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT VI
DANH MỤC HÌNH VẼ VII
DANH MỤC CÁC BẢNG X
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 2
5. Cấu trúc luận án 4
Chương 1: TỔNG QUAN BÊ TÔNG NHỰA LỚP TẠO NHÁM 5
1.1 Cấu trúc và thành phần hỗn hợp của bê tông nhựa thông thường 5
1.2. Thành phần hỗn hợp bê tông nhựa tạo nhám OGFCA 8
1.2.1 Cốt liệu 8
1.2.2 Chất liên kết 10
1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám mặt đường 10
1.3.1 Khái niệm 10
1.3.2 Ảnh hưởng của cốt liệu đến độ nhám mặt đường 12
1.3.2.1 Yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám vi mô 12
1.3.2.2 Yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám vĩ mô 13
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng khác đến độ nhám mặt đường 13
1.4 Tổng quan vật liệu bê tông nhựa tạo nhám OGFCA 16
1.4.1 Khái niệm về bê tông nhựa tạo nhám OGFCA 16
1.4.2 Đặc điểm vật liệu bê tông nhựa tạo nhám OGFCA 16
1.4.3 Phân tích và đánh giá tình hình sử dụng vật liệu OGFCA ở nước ngoài 18
1.4.3.1 Mỹ 18
1.4.3.2 Châu Âu 23
1.4.3.3 Nam Phi 29
1.4.3.4 Úc 30
1.4.3.5 Châu Á 31
1.4.3.6 Tình hình sử dụng vật liệu BTN tạo nhám ở Việt Nam 34
1.5 Kết luận chương 1 42
-
IV
-
Chương II: XÁC LẬP THÀNH PHẦN CÁC HỖN HỢP BÊ TÔNG NHỰA LỚP
TẠO NHÁM PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 44
2.1 Yêu cầu cơ bản đối với vật liệu bê tông nhựa lớp tạo nhám 44
2.2 Lựa chọn thành phần cốt liệu 45
2.2.1 Đặc trưng kỹ thuật yêu cầu cho cốt liệu 45
2.2.2 Yêu cầu cốt liệu cho hỗn hợp OGFCA 47
2.2.2.1 Kích cỡ hạt lớn nhất và loại hỗn hợp OGFCA 47
2.2.2.2 Thành phần vật liệu hỗn hợp 47
2.2.2.3 Đặc điểm cấp phối cốt liệu 48
2.2.2.4 Đề xuất các loại hỗn hợp cốt liệu cho OGFCA tại Việt Nam 52
2.2.2.5 Lựa chọn cốt liệu cho thiết kế hỗn hợp 54
2.3 Chất liên kết 55
2.4 Bột khoáng 56
2.5 Thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông nhựa tạo nhám 57
2.5.1 Thiết kế thành phần hỗn hợp theo phương pháp Marshall 57
2.5.1.1 Quy trình đúc mẫu hỗn hợp trong phòng thí nghiệm 57
2.5.1.2 Máy móc và dụng cụ thí nghiệm 57
2.5.1.3 Trình tự đúc mẫu 57
2.5.2 Thí nghiệm thành phần hỗn hợp bê tông nhựa tạo nhám 58
2.5.2.1 Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của cốt liệu và nhựa đường 58
2.5.2.2 Tính tỷ lệ phối trộn các cốt liệu 58
2.5.2.3 Chuẩn bị mẫu hỗn hợp cốt liệu để đúc mẫu Marshall 59
2.5.2.4 Trộn cốt liệu với nhựa đường và đầm mẫu Marshall 59
2.5.2.5 Thí nghiệm xác định các đặc trưng cơ lý mẫu thí nghiệm 62
2.5.2.6 Xác định hàm lượng nhựa tối ưu 66
2.5.3 Xác lập thành phần các hỗn hợp và đề xuất các chỉ tiêu kỹ thuật 71
2.6 Kết luận chương 2 73
Chương III: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ
CÁC HỖN HỢP BÊ TÔNG NHỰA TẠO NHÁM VÀ LỰA CHỌN THÀNH
PHẦN VẬT LIỆU HỢP LÝ CỦA HỖN HỢP 75
3.1 Các loại hỗn hợp cấp phối đề xuất thí nghiệm 75
3.2 Chuẩn bị vật liệu 77
3.3 Chế bị mẫu 78
3.4 Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá các chỉ tiêu cơ lý các mẫu thử 78
3.4.1 Thực nghiệm xác định modul đàn hồi vật liệu 78
3.4.2 Thí nghiệm xác định cường độ chịu kéo gián tiếp 80
-
V
-
3.4.3 Thí nghiệm xác định hệ số cường độ chịu kéo gián tiếp 82
3.4.4 Thí nghiệm xác định hệ số thấm 84
3.4.5 Thí nghiệm xác định độ mài mòn Cantabro 87
3.4.6 Kiểm tra vệt hằn bánh xe vật liệu nghiên cứu 89
3.4.6.1 Đặc điểm thử nghiệm vệt hằn bánh xe 89
3.4.6.2 Mục đích của thử nghiệm vệt hằn lún bánh xe 91
3.4.6.3 Kết quả thử nghiệm 92
3.4.6.4 Độ rỗng dư còn lại 94
3.5 Lựa chọn thành phần vật liệu hợp lý cho hỗn hợp 95
3.6 Kết luận chương 3 96
Chương IV: NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHAI
THÁC LỚP BÊ TÔNG NHỰA TẠO NHÁM MẶT ĐƯỜNG Ô TÔ 98
4.1 Nghiên cứu một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng khai thác của lớp BTN tạo nhám 98
4.1.1 Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ rỗng dư và độ nhám vĩ mô 99
4.1.2 Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ rỗng dư và độ hút nước 101
4.1.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của hiệu ứng màng nước đến điều kiện chạy xe 104
4.1.4
Nghiên cứu sự thay đổi độ nhám vĩ mô của mặt đường cao tốc theo thời gian
109
4.1.5 Nghiên cứu hiệu quả tăng nhám bằng công nghệ phun rữa cao áp 110
4.2 Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng vật liệu bê tông nhựa tạo nhám 113
4.2.1 Giải pháp kiểm tra sản xuất vật liệu bê tông nhựa tạo nhám tại trạm trộn 113
4.2.2 Giải pháp thi công lớp vật liệu bê tông nhựa nhám 114
4.2.3
Giải pháp giám sát, kiểm tra và nghiệm thu vật liệu bê tông nhựa tạo nhám
115
4.2.4 Giải pháp quản lý khai thác vật liệu bê tông nhựa lớp tạo nhám 116
4.3 Kết luận chương 4 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 118
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
VI
-
KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết
tắt
Nội dung tiếng Anh Nội dung tiếng Việt
1 ACFC
Asphalt Concrete Friction Course Bê tông nhựa lớp tạo nhám
2
ACFC-
AR
Asphalt Concrete Friction Course-
Asphalt Rubber
Bê tông nhựa tạo nhám-nhựa
cao su
3
ADOT
Arizona Department of
Transportation
Sở Giao thông bang Arizona
4
ASTM
American Society for Testing and
Materials
Hiệp hội kiểm tra vật liệu
của Mỹ
5
BTNNC
Bê tông nhựa nhám cao
6
BTNC
Bê tông nhựa chặt
7
BTN
Bê tông nhựa
8
BTNP
Bê tông nhựa polime
9
Caltrans
California Department of
Transportation
Sở Giao thông bang
California
10
DGAC
Dense Graded Asphalt Concrete Bê tông nhựa chặt
11
DGHMA
Dense Graded Hot Mix Asphalt Hỗn hợp nhựa nóng
12
EN
European Standards Tiêu chuẩn Châu Âu
13
GDOT
Georgia Department of Transportation
Sở giao thông bang Georgia
14
HMA
Hot Mix Asphalt Hỗn hợp nhựa nóng
15
HLNTU
Hàm lượng nhựa tối ưu
16
HWTD
Hamburg Wheel Tracking Device
Thiết bị kiểm tra vệt hằn
bánh xe
17
ITS
Indirect Tensle Strengh Cường độ chịu kéo gián tiếp
18
NAPA
National Asphalt Pavement
Association
Hiệp hội mặt đường quốc
gia
19
NCAT
National Center For Asphalt
Technology
Trung tâm kỹ thuật nhựa
đường quốc gia
20
OG
Open Graded Cấp phối hở
21
OGFCA
Open Graded Friction Course Asphalt
Bê tông nhựa lớp tạo nhám
cấp phối hở
22
OGAC
Open Graded Asphalt Concrete Bê tông nhựa cấp phối hở
23
ODOT
Oregon Department of Transportation Sở giao thông bang Oregon
24
PA
Porous Asphalt Bê tông nhựa rỗng
25
TxDOT
Texas Department of Transportation Sở giao thông bang Texas
26
VTO
Very Thin Overlay Lớp rất mỏng
-
VII
-
DANH MỤC HÌNH VẼ
CHƯƠNG I
Hình 1.1: Cấu tạo thành phần bitum nhựa đường 7
Hình 1.2: Cấu trúc hóa học của bitum nhựa đường. 7
Hình 1.3: Cấu trúc của hỗn hợp OGFCA. 8
Hình 1.4: Đường cong cấp phối hỗn hợp bê tông nhựa theo TCVN và của Mỹ 9
Hình 1.5: Hình ảnh cấu trúc bề mặt bê tông nhựa chặt và bê tông nhựa cấp phối hở. 9
Hình 1.6: Hình ảnh thể hiện cấu trúc nhám vĩ mô và vi mô mặt đường 11
Hình 1.7: Hiệu ứng màng nước và vai trò của độ nhám vi mô. 11
Hình 1.8: Hình ảnh các mẫu đá nghiền. 12
Hình 1.9: Thiết bị thí nghiệm độ mài mòn LA. 13
Hình 1.10: Hình ảnh độ chảy nhựa do nhiệt độ hỗn hợp. 14
Hình 1.11: Thi công lớp OGFCA tại bang California - Mỹ 22
Hình 1.12:
Kết cấu mặt đường hai lớp BTN rỗng sử dụng trên tuyến cao tốc ở Hà Lan
25
Hình 1.13: Hình ảnh kết cấu áo đường hai lớp BTN rỗng ở Hà Lan 26
Hình 1.14: Hình ảnh sử dụng vật liệu OGFCA ở Nhật 32
CHƯƠNG II
Hình 2.1: Kích cỡ cốt liệu lớn nhất cho bê tông nhựa lớp tạo nhám các nước. 47
Hình 2.2: Thành phần cốt liệu trong hỗn hợp OGFCA các nước 48
Hình 2.3: Các đường cong cấp phối của bê tông nhựa. 48
Hình 2. 4: Đường cong cấp phối OGFCA các bang của Mỹ và OG-A nghiên cứu. 49
Hình 2.5:Đường cong cấp phối OGFCA các bang của Mỹ và OG-B nghiên cứu. 50
Hình 2.6: Đường cong cấp phối OGFCA các bang của Mỹ và OG-C nghiên cứu. 50
Hình 2.7: Đường cong cấp phối OGFCA các nước Châu Á và OG-A nghiên cứu 50
Hình 2.8: Đường cong cấp phối OGFCA các nước Châu Á và OG-B nghiên cứu 51
Hình 2.9: Đường cong cấp phối OGFCA các nước Châu Á và OG-C nghiên cứu 51
Hình 2.10: Tỉ lệ thành phần cốt liệu và bột khoáng vật liệu OGFCA các nước 51
-
VIII
-
Hình 2.11: Đường cong cấp phối OG nghiên cứu. 53
Hình 2.12: Biểu đồ đặc trưng kỹ thuật của mẫu đầm OG-A 63
Hình 2.13: Biểu đồ đặc trưng kỹ thuật của mẫu đầm OG-B. 64
Hình 2.14: Biểu đồ đặc trưng kỹ thuật của mẫu đầm OG-C. 65
Hình 2.15: Biểu đồ xác định hàm lượng nhựa tối ưu cho hỗn hợp OG-A 66
Hình 2.16: Biểu đồ xác định hàm lượng nhựa tối ưu cho hỗn hợp OG-B và OG-C. 67
Hình 2.17: Độ ổn định Marshall của vật liệu nghiên cứu và mẫu đối chứng 68
Hình 2.18: Độ dẻo Marshall của vật liệu nghiên cứu và mẫu đối chứng 68
Hình 2.19: Độ rỗng cốt liệu của vật liệu nghiên cứu và mẫu đối chứng. 68
Hình 2.20: Độ rỗng dư Va của vật liệu nghiên cứu và mẫu đối chứng. 69
Hình 2.21: Độ bền Marshall của các hỗn hợp nghiên cứu. 69
Hình 2.22: Độ dẻo Marshall của ba hỗn hợp nghiên cứu 69
Hình 2.23: Độ ổn định còn lại của hỗn hợp nghiên cứu ở 60
0
C so với 25
0
C ban đầu 70
Hình 2.24: Độ rỗng dư của ba hỗn hợp nghiên cứu 70
Hình 2.25: Trình tự xác lập thành phần các hỗn hợp bê tông nhựa lớp tạo nhám 72
CHƯƠNG III
Hình 3.1: Đường cong cấp phối đề xuất OG-A và mẫu đối chứng. 76
Hình 3.2: Đường cong cấp phối đề xuất OG-B và mẫu đối chứng 77
Hình 3.3: Đường cong cấp phối đề xuất OG-C và mẫu đối chứng 77
Hình 3.4: Hình ảnh thí nghiệm xác định modul đàn hồi vật liệu nghiên cứu. 79
Hình 3.5: Kết quả thí nghiệm modul đàn hồi của ba hỗn hợp nghiên cứu 80
Hình 3.6: Sơ đồ đặt mẫu và thí nghiệm kiểm tra cường độ chịu kéo gián tiếp 81
Hình 3.7: Kết quả kiểm tra cường độ chịu kéo gián tiếp ở 25
0
C 83
Hình 3.8: Kết quả kiểm tra cường độ chịu kéo gián tiếp ở 60
0
C 83
Hình 3.9: Hệ số cường độ chịu kéo gían tiếp của các hỗn hợp nghiên cứu 83
Hình 3.10: Thiết bị kiểm tra thấm nước phòng thí nghiệm 84
Hình 3.11: Biểu đồ quan hệ độ rỗng Va và hệ số thấm nước K
v
của ba hỗn hợp. 86
Hình 3.12: Biểu đồ hệ số thấm nước K
v
của các vật liệu đề xuất 86
-
IX
-
Hình 3.13: Hình ảnh mẫu vật liệu trước và sau khi bị mài mòn trong thùng quay. 87
Hình 3.14: Quan hệ độ mài mòn Cantabro-độ rỗng dư theo hàm lượng nhựa 88
Hình 3.15: Tổng hợp độ mài mòn Cantabro của ba hỗn hợp nghiên cứu. 89
Hình 3.16: Máy đo vệt hằn lún bánh xe và thiết bị đầm mẫu 90
Hình 3.17: Phân tích quá trình hình thành vệt lún bánh xe và mẫu phá hoại 91
Hình 3.18: Mẫu OG-A, OG-B và OG-C đã chế bị xong 92
Hình 3.19 (a,b): Kiểm tra vệt lún bánh xe của OG-A 93
Hình 3. 20 (a,b):
Kiểm tra vệt lún bánh xe của OG-B và OG-C chiều dày 4cm và 5cm.
93
Hình 3. 21: Chiều sâu vệt lún với lớp OG-A h=5cm. 94
CHƯƠNG IV
Hình 4.1: Thí nghiệm trong phòng kiệm tra quan hệ Htb và Va 99
Hình 4.2:
Đồ thị quan hệ giữa độ rỗng dư và độ nhám vĩ mô thí nghiệm trong phòng
. 99
Hình 4.3: Biểu đồ quan hệ giữa độ rỗng dư và độ nhám vĩ mô tại hiện trường 100
Hình 4.4: Kiểm tra khả năng thấm nước trên mặt đường nhám. 102
Hình 4.5: Quan hệ giữa độ rỗng dư và độ hút nước 103
Hình 4.6: Mô phỏng hiệu ứng màng nước và hiện tượng bắn nước sau bánh xe 104
Hình 4.7: Công tác chuẩn bị thí nghiệm và đo chiều dài vệt hãm xe khi mặt đường khô
trên tuyến cao tốc Thành phố HCM - Long Thành - Dầu Dây 106
Hình 4.8:
Công tác chuẩn bị thí nghiệm và đo chiều dài hãm xe trên mặt đường ướt
106
Hình 4.9: Biểu đồ quan hệ giữa chiều dài hãm xe với áp lực hơi, tốc độ xe thay đổi 107
Hình 4.10: Quan hệ chiều dài hãm xe trên mặt đường khô với áp lực hơi, tốc độ xe thay
đổi trên mặt đường ướt. 107
Hình 4.11: Hệ số bám của bánh xe với mặt đường ở trạng thái khô và ướt 108
Hình 4.12: Công tác đảm bảo giao thông và đo nhám vĩ mô trên tuyến cao tốc 109
Hình 4. 13: Kết quả khảo sát độ nhám vĩ mô tại lý trình Km37+550÷Km38+150 109
Hình 4.14: Kết quả khảo sát độ nhám vĩ mô tại lý trình Km38+150÷Km38+850 109
Hình 4.15: Hình ảnh đo nhám trước và sau khi thổi khí nén 110
Hình 4.16: Kiểm tra độ nhám trước a/ và sau khi phun rữa cao áp b/. 111
Hình 4.17: Kết quả giá trị độ nhám vĩ mô sau khi phun rửa cao áp. 111
-
X
-
DANH MỤC CÁC BẢNG
CHƯƠNG I
Bảng 1.1: Cấp phối tiêu chuẩn OGFCA ở bang Washington-Mỹ 19
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn cấp phối cốt liệu OGFCA của bang Arizona-Mỹ 20
Bảng 1.3: Thành phần cấp phối tiêu chuẩn hỗn hợp OGFCA của ODOT 20
Bảng 1.4: Qui định cấp phối sử dụng cho OGFCA của bang California-Mỹ 21
Bảng 1.5: Thành phần cấp phối tiêu chuẩn cho OGFCA bang Georgia -Mỹ 22
Bảng 1.6: Chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu thiết kế thành phần vật liệu OGFCA 23
Bảng 1.7: Thành phần vật liệu hai lớp OGFCA của Châu Âu 25
Bảng 1.8: Thành phần cấp phối vật liệu OGFCA theo tiêu chuẩn 27
Bảng 1.9: Thành phần cấp phối cốt liệu OGFCA theo tiêu chuẩn của Anh 27
Bảng 1.10: Thành phần cấp phối OGFCA theo tiêu chuẩn của Nam Phi 29
Bảng 1.11: Thành phần cấp phối cốt liệu OGFCA theo tiêu chuẩn của Úc 30
Bảng 1.12: Thành phần cấp phối OGFCA theo tiêu chuẩn của Malaixia 31
Bảng 1.13: Thành phần cấp phối cốt liệu của OGFCA theo tiêu chuẩn 32
Bảng 1.14: Yêu cầu vật liệu và qui định kỹ thuật giới hạn của OGFCA các nước. 33
Bảng 1.15: Phương pháp thiết kế và các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu của OGFCA 34
Bảng 1.16: Kết quả thí nghiệm nhựa đường polime TPS. 35
Bảng 1.17: Kết quả thí nghiệm cốt liệu thô 36
Bảng 1. 18: Kết quả thí nghiệm cốt liệu mịn 36
Bảng 1.19: Kết quả thí nghiệm bột khoáng. 36
Bảng 1.20: Kết quả thiết kế thành phần cấp phối BTNR.13 37
Bảng 1.21: Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý BTNR.13 37
Bảng 1.25: Thành phấn cấp phối cốt liệu của BTN Novachip 38
Bảng 1.26: Yêu cầu về các chỉ tiêu kỹ thuật của BTN Novachip 38
Bảng 1.27: Các chỉ tiêu cơ lý qui định cho đá dăm. 39
Bảng 1.28: Tiêu chuẩn nghiệm thu độ nhám mặt đường. 39
Bảng 1.29: Các chỉ tiêu cơ lý qui định cho cát xay 39
-
XI
-
Bảng 1.30: Các chỉ tiêu cơ lý qui định cho bột khoáng. 40
Bảng 1.31: Thành phần cấp phối hỗn hợp cốt liệu của BTNNC 40
Bảng 1.32: Yêu cầu các chỉ tiêu kỹ thuật của BTNNC 41
Bảng 1.33: Các chỉ tiêu cơ lý qui định cho đá dăm. 41
Bảng 1.34: Các chỉ tiêu cơ lý qui định cho cát xay 41
CHƯƠNG II
Bảng 2.1: So sánh tỉ lệ cốt liệu trong các hỗn hợp bê tông nhựa. 49
Bảng 2.2: Cấp phối vật liệu OGFCA đề xuất nghiên cứu tại Việt nam 53
Bảng 2.3: Qui định chỉ tiêu cơ lý cốt liệu thô cho bê tông nhựa nhám [18][19] 54
Bảng 2.4: Qui định chỉ tiêu cơ lý của cát xay cho bê tông nhựa nhám [21]. 54
Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra nhựa đường polime PmB-I [18] 55
Bảng 2.6: Thành phần hạt qui định cho bột khoáng [21] 56
Bảng 2.7: Kết quả kiểm tra cốt liệu và bột khoáng 56
Bảng 2.8: Hàm lượng nhựa dự đoán cần thiết cho ba cấp phối đề xuất 60
Bảng 2.9: Khối lượng mẫu thí nghiệm xác định hàm lượng nhựa tối ưu 61
Bảng 2.10: Đề xuất các thông số nung và trộn hỗn hợp vật liệu thí nghiệm. 61
Bảng 2.11: Giá trị các đặc trưng kỹ thuật của mẫu đầm OG-A 63
Bảng 2.12: Chiều dày màng nhựa và độ chảy nhựa của hỗn hợp OG-A 63
Bảng 2.13: Giá trị các đặc trưng kỹ thuật của mẫu đầm OG-B 64
Bảng 2.14: Chiều dày màng nhựa và độ chảy nhựa của hỗn hợp OG-B. 64
Bảng 2.15: Giá trị các đặc trưng kỹ thuật của mẫu đầm OG-C 65
Bảng 2.16: Chiều dày màng nhựa và độ chảy nhựa của hỗn hợp OG-C. 65
Bảng 2.17: Đề xuất giá trị kỹ thuật giới hạn cho hỗn hợp nghiên cứu [21],[23]. 66
Bảng 2.18: Hàm lượng nhựa tối ưu cho ba hỗn hợp đề xuất 67
Bảng 2.19: Tổng hợp kết quả và lựa chọn loại cấp phối đề xuất 70
Bảng 2.20: Xác lập thành phần các hỗn hợp cấp phối phục vụ nghiên cứu 73
Bảng 2.21:
Đề xuất các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu cho hỗn hợp bê tông nhựa tạo nhám
73
-
XII
-
CHƯƠNG III
Bảng 3.1: Đề xuất cấp phối và loại nhựa nghiên cứu. 76
Bảng 3.2: Thành phần cốt liệu ba cấp phối đề xuất nghiên cứu và đối chứng 76
Bảng 3.3: Tổng hợp số lượng mẫu yêu cầu thí nghiệm. 78
Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra vệt hằn bánh xe với chiều dày khác nhau 94
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả kiểm tra đặc trưng cơ-lý của ba hỗn hợp nghiên cứu. 95
Bảng 3.6:
Thành phần vật liệu hợp lý cho bê tông nhựa lớp tạo nhám được lựa chọn
96
CHƯƠNG IV
Bảng 4. 1: Kết quả thí nghiệm độ rỗng dư và chiều sâu rắc cát trong phòng. 100
Bảng 4. 2: Kết quả kiểm tra độ nhám vĩ mô và độ rỗng dư tại hiện trường 101
Bảng 4.3: Phân bố cường độ mưa tại các tỉnh Phía Nam 103
Bảng 4.4: Quan hệ giữa độ rỗng dư và độ hút nước bề mặt 103
Bảng 4.5: Quan hệ áp lực hơi bánh xe, tốc độ xe và tỉ số chiều dài hãm phanh 106
Bảng 4.6: Quan hệ tốc độ xe và tỉ số chiều dài hãm phanh mặt đường ướt và khô. 107
Bảng 4.7: Hệ số bám φ giữa bánh xe và mặt đường ở trạng thái khô và ướt 108
Bảng 4.8:Kết quả kiểm tra độ nhám vĩ mô trước khi phun rữa cao áp 112
Bảng 4.9: Kết quả kiểm tra độ nhám vĩ mô sau khi phun rữa cao áp. 112
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Để tạo tiền đề để phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; Việt nam đang đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống đường ô tô cấp cao và cao tốc.
Theo qui hoạch, đến năm 2020 hệ thống đường cao tốc của Việt Nam sẽ phủ
khắp cả nước với chiều dài xấp xỉ 6000km. Hiện tại một số tuyến cao tốc huyết mạch
như: Hà nội-Ninh Bình, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng, Sài Gòn-Trung Lương,
Thành phố HCM-Long Thành-Dầu Dây đã và đang được triển khai xây dựng, khai thác.
Đường cao tốc cho phép xe chạy với tốc độ trên 80km/h; với tốc độ như vậy, để
đảm bảo an toàn xe chạy, mặt đường yêu cầu phải đạt được chất lượng khai thác cao
như: độ nhám cao; độ bằng phẳng, độ ráo nước; trong đó độ nhám mặt đường là một
yếu tố đặc biệt quan trọng.
Tại các nước phát triển, người ta xây dựng lớp phủ mặt đường cao tốc bằng bê
tông nhựa rỗng có độ nhám cao, lớp vật liệu này yêu cầu phải được thiết kế, chế tạo, thi
công bằng công nghệ đặc biệt, đắt tiền.
Ở Việt Nam, lớp phủ bê tông nhựa tạo nhám đã được áp dụng trên một số đường
cao tốc, tuy nhiên mới ở mức độ thử nghiệm, chi phí cao và bị lệ thuộc vào công nghệ
ngoại nhập.
Trong tương lai với yêu cầu phát triển hệ thống đường cao tốc, đường cấp cao
tới hàng vạn kilomet thì một yêu cầu bức thiết đặt ra là làm sao để có thể làm chủ công
nghệ sản xuất lớp phủ mặt đường bằng vật liệu bê tông nhựa nhám ? Đây thực sự là
một yêu cầu hết sức cấp thiết, một đòi hỏi, một thách thức gay gắt đối với những người
làm đường Việt Nam.
Muốn làm chủ công nghệ sản xuất vật liệu bê tông nhựa tạo nhám, trước hết phải
nghiên cứu xác định được thành phần vật liệu hợp lý của lớp bê tông nhựa tạo nhám để
vừa đạt được độ rỗng cần thiết, độ bền, độ nhám yêu cầu, phù hợp với điều kiện cụ thể
của Việt Nam. Đề tài luận án “Nghiên cứu xác định thành phần vật liệu hợp lý lớp bê
2
tông nhựa tạo nhám mặt đườngcấp cao ở Việt Nam ” chính là nhằm giải quyết vấn đề
khoa học và thực tiễn đặc biệt cấp thiết đó.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án đó là xác định được thành phần vật liệu hợp lý
lớp bê tông nhựa tạo nhám mặt đường cấp cao ở Việt Nam; với thành phần cấp phối
cốt liệu dạng cấp phối hở (Open Graded), độ rỗng dư thiết kế từ 16%÷18%; đồng thời
đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu của vật liệu bê tông nhựa lớp tạo nhám; từ đó có thể
làm chủ công nghệ thiết kế; sản xuất; thi công và đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng khai thác vật liệu bê tông lớp tạo nhám mặt đường ô tô tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu vật liệu bê tông nhựa lớp tạo nhám có độ
rỗng cao với thành phần cốt liệu dạng cấp phối hở.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghiên cứu vật liệu bê tông nhựa lớp tạo nhám đó là kết hợp lý thuyết xây
dựng đường ô tô, kinh nghiệm sử dụng vật liệu bê tông nhựa lớp tạo nhám
ở các nước trên thế giới và tại Việt Nam; điều tra phân tích, đánh giá hiện
trạng mặt đường ô tô, vật liệu địa phương, điều kiện địa lý tự nhiên và khí
hậu khu vực phía Nam;
+ Nghiên cứu thực nghiệm trong phòng và hiện trường từ đó đề xuất thành
phần hợp lý của bê tông nhựa lớp tạo nhám và các khía cạnh liên quan;
+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng khai thác lớp bê
tông nhựa lớp tạo nhám mặt đường ô tô.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Luận án nghiên cứu đã đưa ra được các vấn đề với các nội dung có ý nghĩa bao gồm:
Ý nghĩa khoa học
4.1 Xác lập các thành phần hỗn hợp với yêu cầu kỹ thuật đặc trưng vật liệu hỗn hợp và
qui định kỹ thuật cho vật liệu bê tông nhựa lớp tạo nhám;
3
4.2 Lựa chọn thành phần vật liệu hợp lý hỗn hợp cho bê tông nhựa lớp tạo nhám mặt
đường ô tô; trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của các hỗn
hợp bê tông nhựa tạo nhám;
4.3 Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng khai thác lớp vật liệu bê tông nhựa tạo
nhám mặt đường ô tô với các nội dung sau:
Nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa độ rỗng dư và độ nhám vĩ mô của lớp phủ
bê tông nhựa lớp tạo nhám;
Nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa độ nhám vĩ mô của lớp phủ bê tông nhựa
tạo nhám và độ hút nước;
Nghiên cứu ảnh hưởng hiệu ứng màng nước đến điều kiện chạy xe;
Nghiên cứu xác định sự thay đổi độ nhám vĩ mô theo thời gian của mặt đường
nhám một số tuyến cao tốc ở phía Nam;
Nghiên cứu xác định hiệu quả tăng nhám vĩ mô và độ hút nước của mặt đường bê
tông nhựa tạo nhám bằng công nghệ phun rửa cao áp;
Nghiên cứu thiết lập và đề xuất chế độ kiểm tra bảo dưỡng định kỳ mặt đường tạo
nhám của mặt đường cấp cao;
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng khai thác vật liệu bê tông
nhựa tạo nhám trên tất cả các khâu: sản xuất; thi công; kiểm tra giám sát; nghiệm
thu chất lượng; duy tu-bão dưỡng vật liệu bê tông nhựa tạo nhám.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án nghiên cứu đã tổng quan xem xét vật liệu bê tông nhựa lớp tạo nhám trên
các tuyến cao tốc của các nước và tại Việt nam đã sử dụng;
Xây dựng được trình tự các bước thiết kế, phương pháp xác định thành phần hợp lý
bê tông nhựa lớp tạo nhám mặt đường ô tô phù hợp với điều kiện khai thác tại Việt
Nam.
Xây dựng các phương pháp thực nghiệm đánh giá chỉ tiêu cơ lý vật liệu bê tông
nhựa lớp tạo nhám; yêu cầu kỹ thuật giới hạn của vật liệu phục vụ cho việc thiết kế
thành phần vật liệu bê tông nhựa nhám;
Đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng khai thác vật liệu lớp phủ bê tông nhựa
tạo nhám cho các tuyến đường cấp cao khu vực Phía nam.
4
5. Cấu trúc luận án
Cấu trúc luận án bao gồm các chương sau:
+ Chương I: Tổng quan bê tông nhựa lớp tạo nhám.
+ Chương II: Xác lập thành phần các hỗn hợp bê tông nhựa lớp tạo nhám phục vụ
nghiên cứu thực nghiệm
+ Chương III: Nghiên cứu thực nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý của các hỗn hợp bê tông
nhựa tạo nhám và lựa chọn thành phần vật liệu hợp lý của hỗn hợp.
+ Chương IV: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng khai thác lớp vật liệu bê tông
nhựa tạo nhám mặt đường ô tô.
*********
5
Chương 1:
TỔNG QUAN BÊ TÔNG NHỰA LỚP TẠO NHÁM
Nghiên cứu tổng quan bê tông nhựa lớp tạo nhám mặt đường ô tô cấp cao hay đường
cao tốc bao gồm các nội dung chính sau:
1) Xem xét cấu trúc và thành phần vật liệu hỗn hợp BTN truyền thống và BTN lớp
tạo nhám;
2) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám vi mô-vĩ mô và khả năng duy trì
độ nhám theo thời gian;
3) Xem xét các loại hỗn hợp bê tông nhựa với đặc trưng độ rỗng dư và thành phần
cấp phối cốt liệu yêu cầu;
4) Tình hình sử dụng vật liệu bê tông nhựa lớp tạo nhám của các nước trên thế giới
và tại Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan vật liệu bê tông nhựa truyền thống và bê tông
nhựa lớp tạo nhám trong nước và thế giới; từ đó đề xuất các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu
đối với cốt liệu, thành phần hỗn hợp và chỉ tiêu kỹ thuật giới hạn của vật liệu bê tông
nhựa lớp tạo nhám phục vụ cho công tác nghiên cứu.
1.1 Cấu trúc và thành phần hỗn hợp của bê tông nhựa thông thường
a-Cấu trúc bê tông nhựa
B
ê tông nhựa là một vật liệu xây dựng, trong đó các cốt liệu khoáng vật được kết
dính với nhau nhờ chất liên kết asphalt.
Bê tông nhựa là một vật liệu gồm hai thành phần cấu trúc: một là khung sườn vật
liệu khoáng vật gồm: đá và cát, hai là chất liên kết asphalt gồm bitum và bột khoáng.
Để điều chỉnh cấu trúc của bê tông nhựa theo yêu cầu sử dụng, có thể xem bê tông nhựa
là một hệ thống gồm ba cấu trúc thành phần [1]:
● Cấu trúc vi mô: gồm nhựa và bột khoáng tạo thành chất liên kết asphalt.
● Cấu trúc trung gian: gồm cát và các chất liên kết asphalt tạo thành vữa asphalt.
● Cấu trúc vĩ mô: gồm đá dăm và vữa asphalt tạo thành hỗn hợp bê tông nhựa.
+ Về cấu trúc vi mô: thấy rõ quan hệ số lượng, sự bố trí và tương tác giữa bitum
và bột khoáng – thành phần phân tán hoạt động nhất của bê tông nhựa. Cường độ bê
tông nhựa biến đổi rất nhiều tùy thuộc vào hàm lượng bột khoáng, vào tỉ số nhựa bitum
và bột khoáng. Khi lượng nhựa nhiều, bột khoáng ít, các hạt bột khoáng bọc màng nhựa
dày, không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Khi bột khoáng tăng lên tỉ lệ bitum/bột khoáng
giảm, đến lúc lượng nhựa vừa đủ để bọc các hạt bột khoáng bằng một màng nhựa mỏng
và các hạt tiếp xúc với nhau có định hướng, nếu tiếp tục tăng bột khoáng lên nữa, bitum
6
sẽ không đủ để tạo màng bọc khắp các hạt, khi đó cấu trúc vi mô sẽ tăng lỗ rỗng, các
hạt không liên kết được với nhau, cường độ sẽ giảm.
+ Cấu trúc trung gian: khi đưa cát vào chất liên kết asphalt để tạo thành vữa
asphalt thì sẽ làm giảm cường độ của hệ thống vì cát đã làm giảm tính đồng nhất của
hỗn hợp. Cấu trúc trung gian cũng ảnh hưởng khá lớn đến cường độ, độ biến dạng, độ
chặt và các tính chất khác nhau của bê tông nhựa.
+ Cấu trúc vĩ mô: cốt liệu đá được bao bọc bởi bitum nhựa đường là một yếu tố
cơ bản để làm thành cấu trúc vĩ mô của bê tông nhựa. Cấu trúc này được xác định bằng
quan hệ số lượng, vị trí tương hỗ, độ lớn của đá dăm. Đá dăm được liên kết với nhau
thành một khối sườn không gian trong vữa asphalt.
b-Thành phần hỗn hợp bê tông nhựa [4],[7],[11]
Các thành phần vật liệu cơ bản của hỗn hợp bê tông nhựa bao gồm các cốt liệu hạt
thô (đá dăm) và hạt mịn (cát) có thành phần cỡ hạt tuân theo một quy luật nhất định, nhựa
đường (bitum) và bột khoáng (bột đá vôi, xi măng, ). Các tính chất của bê tông nhựa
phụ thuộc vào tỉ lệ và tính chất của các vật liệu thành phần, phụ thuộc vào sự phân bố
chất kết dính trong hỗn hợp và chất lượng tương tác giữa cốt liệu và chất dính kết.
Mỗi thành phần trong hỗn hợp bê tông nhựa đóng một vai trò nhất định và có
liên quan chặt chẽ với nhau trong việc tạo nên một khối liên kết có đủ các tính chất cần
thiết của vật liệu làm lớp mặt đường. Các đặc tính của vật liệu thành phần và ảnh
hưởng của chúng đến độ bền khai thác và tuổi thọ của mặt đường bê tông nhựa.
+ Cốt liệu: bao gồm cốt liệu hạt thô, cốt liệu hạt mịn với chức năng tạo bộ khung
chịu lực cho hỗn hợp. Thành phần kích cỡ hạt cốt liệu phải đảm bảo thỏa mãn đường
cong cấp phối tiêu chuẩn được quy định cho mỗi loại bê tông nhựa khác nhau, với mục
đích tạo khung chịu lực bền vững mà vẫn đảm bảo màng chất dính kết đủ bao bọc và
kết dính các hạt cốt liệu.
Cấp phối cốt liệu là phân bố thành phần cỡ hạt theo % của tổng khối lượng được
xác định bằng thí nghiệm bộ sàng tiêu chuẩn. Cấp phối cốt liệu là đặc tính quan trọng
nhất của hỗn hợp cốt liệu, nó ảnh hưởng đến hầu hết các đặc tính quan trọng của hỗn
hợp, bao gồm độ cứng, độ ổn định, độ bền, độ thấm nước, độ linh động, khả năng chịu
mỏi, cường độ chống trượt và khả năng chống lại các hư hỏng do ảnh hưởng của nước.
Chính vì vậy, thiết kế thành phần cấp phối của hỗn hợp bê tông nhựa là quan trọng nhất
đối với thiết kế thành phần bê tông nhựa.
7
Kích thước hạt lớn nhất trong hỗn hợp cốt liệu là yếu tố quan trọng để đảm bảo
đặc trưng khai thác tốt của hỗn hợp bê tông nhựa mặt đường, kích cỡ hạt lớn nhất là cỡ
sàng lớn nhất thiết kế để có được một số phần trăm nhất định (thường là 10%) hạt cốt liệu
trong mẫu thí nghiệm sót lại trên đó. Hiện nay, khi thiết kế hỗn hợp asphalt xu thế sử
dụng cỡ hạt lớn nhất lớn để giảm thiểu khả năng hình thành lún vệt bánh xe. Sử dụng cỡ
hạt lớn còn cho khả năng giảm hàm lượng nhựa đường cần thiết và giảm giá thành.
+ Chất liên kết [2],[4],[6],[43],[57]: Nhựa đường là chất kết dính hữu cơ, có thể
ở dạng cứng hoặc dạng nhớt lỏng có thành phần chủ yếu là hiđrôcácbon cao phân tử và
một số hợp chất khác. Nhựa đường (bitum) bao gồm các thành phần chính là
asphaltenes, resin và các chất thơm/no (oils) thể hiện theo hình 1.1.
Asphaltenes là chất rắn không kết tinh, vô định hình, màu nâu hoặc đen, có
thành phần chính là cácbonhyđrô - ngoài ra còn có nitơ, lưu huỳnh và ôxy. Asphaltenes
được coi là chất thơm phức hợp cao phân tử.
Hình 1.1: Cấu tạo thành phần bitum nhựa đường.
Tăng hàm lượng asphaltenes sẽ tạo bitum đặc với độ kim lún thấp hơn, điểm hoá
mềm cao hơn và độ nhớt cao hơn. Asphaltenes chiếm khoảng 5% đến 25% thành phần
của nhựa đường. Resin là chất rắn hoặc nửa rắn, có màu nâu. Tương tự như
asphaltenes, thành phần hoá học cũng bao gồm cácbon, hyđrô- ngoài ra còn có nitơ, lưu
huỳnh và ôxy. Tính phân cực mạnh của thành phần này giúp tạo tính dính kết của bê
tông nhựa.
Hình 1.2: Cấu trúc hóa học của bitum nhựa đường.
8
Các chất thơm chiếm khoảng 40 - 65 % trong thành phần của nhựa đường, là
chất lỏng nhớt, có màu nâu. Các chất no là các hyđrô-cacbon béo dạng duỗi thẳng hoặc
phân nhánh (hình 1.2), là các chất lỏng dạng nhớt có màu trắng hoặc màu vàng, chúng
chiếm khoảng 5 đến 25% thành phần của nhựa đường.
Kết quả của nhiều nghiên cứu chỉ rõ các yếu tố khác nhau như chiều dày màng
nhựa, độ ổn định nhiệt độ của nhựa đường, độ kéo dài, độ rỗng dư, tuổi thọ của mặt
đường, điều kiện giao thông, các điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa
thông số độ kim lún của nhựa đường và xuất hiện vết nứt trong mặt đường bê tông nhựa
[6],[43].
1.2. Thành phần hỗn hợp bê tông nhựa tạo nhám OGFCA
1.2.1 Cốt liệu
Bê tông nhựa tạo nhám cấp phối hở-OGFCA (Open Graded Friction Courses
Asphalt) là loại cấu trúc khung dạng vĩ mô (hình 1.3), hỗn hợp bao gồm các hạt cốt liệu
lớn đồng dạng, có một ít hoặc không có hạt cốt liệu nhỏ và bột khoáng; hỗn hợp vật liệu
được thiết kế sao cho vật liệu đầm nén đạt được độ rỗng dư từ 18%÷25% [37],[40].
Hình 1.3: Cấu trúc của hỗn hợp OGFCA.
Việc lựa chọn thành phần hỗn hợp cho bê tông nhựa tạo nhám cấp phối hở căn
cứ theo các tiêu chuẩn lựa chọn vật liệu và kinh nghiệm của các nước đã sử dụng, sao
cho hỗn hợp đạt được độ rỗng dư yêu cầu và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của vật liệu khi
khai thác. Đặc tính cơ-lí của cốt liệu thô trong hỗn hợp là một chỉ tiêu rất quan trọng để
đạt được độ nhám cao (sức kháng trượt bề mặt), đồng thời duy trì độ nhám vĩ mô và vi
mô theo thời gian khai thác.
9
So với bê tông nhựa chặt, độ nhám vĩ mô được cho bởi các hạt cốt liệu thô, độ
nhám vi mô được cho cả cốt liệu thô và cốt liệu mịn. Với vật liệu bê tông nhựa tạo
nhám cấp phối hở giới hạn cốt liệu mịn; do vậy độ nhám vi mô và vĩ mô chủ yếu có
được do cốt liệu thô trong thành phần vật liệu tạo nên.
Thành phần vật liệu của bê tông nhựa cấp phối hở và bê tông nhựa chặt giống
nhau về thành phần vật liệu gồm: cốt liệu hạt thô, cốt liệu mịn, chất liên kết và bột
khoáng; tuy nhiên hàm lượng cốt liệu có sự khác nhau. Vật liệu bê tông nhựa tạo nhám
cấp phối hở có hàm lượng hạt mịn ít hơn nhiều so với bê tông nhựa chặt (hình 1.4), với
mục đích là tạo độ rỗng dư trong vật liệu cao hơn so với vật liệu bê tông nhựa thông
thường, đáp ứng đặc tính nhám và thoát nước mà vật liệu mặt đường bê tông nhựa chặt
chưa giải quyết được.
12,5
9,54,752,361,180,60,30,150,075
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Lîng lät qua sµng (%)
Cì sµng (mm)
Đường cong cấp phối-BTN chặt C.9,5
TCVN 8819-2011
Đường cong cấp phối hở-OGFCA.9,5-Mỹ
Hình 1.4: Đường cong cấp phối hỗn hợp bê tông nhựa theo TCVN và của Mỹ.
Hình 1.5: Hình ảnh cấu trúc bề mặt bê tông nhựa chặt và bê tông nhựa cấp phối hở.
10
1.2.2 Chất liên kết
Khi thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông nhựa lớp tạo nhám, kinh nghiệm các
nước chất liên kết thông thường sử dụng là bitum cải tiến, việc sử dụng nhựa này nhằm
cải thiện đặc tính biến dạng và độ bền của bê tông nhựa khi sử dụng nơi có nhiệt độ, độ
ẩm thay đổi bất thường [34],[36],[37],[39],[40],[44],[47],[48].
Bitum cải tiến sử dụng cho hỗn hợp asphalt bằng cách cho thêm vào bitum các
chất như amiang, các chất khoáng đặc biệt, các sợi khoáng, cao su hoặc các polime dẻo
nhiệt. Hiện nay, bitum cải tiến phổ biến nhất là loại bitum polime dẻo nhiệt hay cao su
dẻo nhiệt. Polyethylen, polypropylen, polyvinyl chlorid, polystyren và ethylen vinyl
acetate (EVA) là các polime dẻo nhiệt hoặc styren butadien styren (SBS), styren
isopren styren (SIS) là các loại cao su dẻo nhiệt.
Các polime dẻo nhiệt hay cao su dẻo nhiệt khi được trộn với bitum ở nhiệt độ
thích hợp, chúng sẽ làm tăng liên kết với bitum và tăng độ nhớt của bitum. Độ nhớt
nhựa và chiều dày màng nhựa ảnh hưởng nhiều đến độ bền của vật liệu, do vậy việc sử
dụng bitum cải tiến cho vật liệu sẽ bị hạn chế tối đa hiện tượng chảy nhựa, làm gia tăng
liên kết trong vật liệu, giảm thiểu những hư hỏng do tác động nhiệt độ, độ ẩm môi
trường mà bitum thông thường khó có thể kiểm soát được.
1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám mặt đường
1.3.1 Khái niệm
Độ nhám vi mô (micro-texture): Độ nhám vi mô là độ xù xì bề mặt của hạt cốt
liệu lộ ra trên mặt đường và thường khó nhìn thấy. Độ nhám vi mô là cơ sở để tạo nên
độ bám-sức kháng trượt giữa bánh xe và mặt đường. Việc tăng độ nhám vi mô được
thực hiện thông qua tuyển chọn loại cốt liệu đá có thuộc tính độ nhám vi mô cao.
Độ nhám vĩ mô (macro-texture): Độ nhám vĩ mô tạo ra các kênh thoát nước.
Bằng cách làm giảm áp lực nước ở trước và xung quanh lốp xe, độ nhám vĩ mô làm
giảm hiệu ứng màng nước giữa lốp xe và mặt đường khi trời mưa, cho phép một diện
tích lớn của lốp xe vẫn duy trì sự tiếp xúc ma sát với mặt đường khi xe chạy với tốc độ
cao (v 65 km/h), nhằm tạo điều kiện để độ nhám vi mô phát huy tác dụng kháng trượt.
11
Hình 1.6: Hình ảnh thể hiện cấu trúc nhám vĩ mô và vi mô mặt đường.
Việc tăng độ nhám vĩ mô được thực hiện thông qua lựa chọn thành phần cấp
phối cốt liệu nằm trong đường bao chuẩn qui định, nhằm tăng giá trị chiều sâu trung
bình cát Htb(mm) của mặt đường. Để thỏa mãn yêu cầu tăng giá trị Htb, lớp phủ bê
tông nhựa thường phải được thiết kế với độ rỗng dư lớn (từ 12% ÷ 23%) so với lớp phủ
bê tông nhựa thông thường (độ rỗng dư từ 4% ÷6%).
Khi mặt đường bị ẩm ướt thì đặc trưng độ nhám vĩ mô và vi mô bị ảnh hưởng,
lúc đó nó ở trạng thái bất lợi nhất, giữa lốp xe và mặt đường lúc này tồn tại một hiệu
ứng màng nước làm giảm khả năng tiếp xúc giữa chúng.
Vai trò của độ nhám vi mô là xua tan hiệu ứng màng nước này, làm cho nước
xâm nhập vào đá khi lốp xe tiếp xúc với mặt đường, kết quả là tạo nên sự tiếp xúc khô
giữa lốp xe và mặt đường. Do đó khi lưu thông với cả tốc độ thấp và tốc độ cao, độ
nhám vi mô là rất quan trọng ảnh hưởng đến sức chống trượt của mặt đường.
Hình 1.7: Hiệu ứng màng nước và vai trò của độ nhám vi mô.
Khi xe chạy với tốc độ cao (V>65km/h) thì sẽ dẫn tới khả năng không có đủ thời
gian để đẩy nước từ lốp xe do xuất hiện hiệu ứng màng nước (hydroplaning), gọi là
nêm nước ngăn cách lốp xe với mặt đường. Chiều dày màng nước càng lớn, diện tiếp
xúc giữa bánh xe và mặt đường càng nhỏ đi, làm giảm hệ số bám giữa bánh xe và mặt
Nhám vi mô
Nhám v
ĩ mô
M
ặt đ
ư
ờng
12
đường. Khi tốc độ xe chạy trên 100km/h thì nguy cơ tiếp xúc giữa bánh xe với mặt
đường sẽ mất hoàn toàn do chiều dày màng nước vẫn tồn tại.
Vai trò của độ nhám vĩ mô lúc này là tạo ra các kênh thoát nước. Do độ nhám vi
mô là không lớn, khi xe chạy với tốc độ cao, hiệu ứng màng nước lớn thì độ nhám vĩ
mô đóng vai trò quyết định ảnh hưởng đến sức chống trượt của mặt đường. Nhám vĩ
mô giúp làm giảm áp lực nước ở trước và xung quanh lốp xe, giúp cho một diện tích vỏ
lốp xe vẫn duy trì sự tiếp xúc ma sát với bề mặt mặt đường và có thể duy trì xe chạy với
tốc độ cao.
1.3.2 Ảnh hưởng của cốt liệu đến độ nhám mặt đường
1.3.2.1 Yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám vi mô
Từ bản chất của độ nhám vi mô là độ xù xì của bề mặt cốt liệu, do đó ta có các
chỉ tiêu đánh giá độ nhám vi mô là:
a) Chỉ số độ mài bóng cốt liệu đá–PSV (British Polish Stone Value Test, ASTM
D3319)
Khả năng duy trì độ nhám vi mô phụ thuộc vào khả năng chịu mài bóng bề mặt của cốt
liệu. Theo thời gian do tác dụng của lốp xe, thời tiết, các viên đá ma sát nhau làm cho
bề mặt cốt liệu bị mài mòn làm giảm độ nhám vi mô.
Hình 1.8: Hình ảnh các mẫu đá nghiền.
Hình : Mẫu đá nghiền (sắc cạnh, mặt nhám)
Hình : Mẫu đá nghiền (sắc cạnh, mặt nhẵn mịn)
Hình : Mẫu đá nghiền (tròn cạnh, mặt nhám)
Khả năng chịu mài bóng của cốt liệu
được đánh giá bằng thí nghiệm chỉ số
độ mài mòn PSV (British Polish
Stone Value Test, ASTM D3319).
Vật liệu đá có chỉ số PSV càng cao
thì có sức kháng mài bóng càng tốt,
nhờ đó có độ bền nhám vi mô cao
hơn.
b) Chất lượng của cốt liệu
Để có độ nhám vi mô cao và khả
năng duy trì độ nhám vi mô thì rất
cần cốt liệu có chất lượng cao, điển
hình là các cốt liệu có cường độ chịu
nén yêu cầu, không tan trong axit
cao, nhất là vật liệu có thành phần
silic và silicát cao.