Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tỷ lệ sở hữu gia đình ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ NGỌC BẢO

TỶ LỆ SỞ HỮU GIA ĐÌNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TPHCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ NGỌC BẢO

TỶ LỆ SỞ HỮU GIA ĐÌNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TPHCM
Chuyên ngành
Mã số chuyến ngành

: Tài chính ngân hàng
: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà



TP. HỒ CHÍ MINH - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Tỷ lệ sở hữu gia đình ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn thành phố
Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi
cam đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc các cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021

Đỗ Ngọc Bảo

i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại Học Mở TP. HCM, tôi
chân thành cảm ơn quý thầy, cô của Trường Đại Học Mở TP. HCM và các thầy, cô
ở những trường đại học và cơ sở đào tạo khác đã tận tình giúp đỡ, dạy bảo và hướng
dẫn cho tôi những kiến thức quý báu để hồn thiện nghiên cứu này. Bên cạnh đó, tơi
xin cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi
nghiên cứu.
Và đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến GS.TS Nguyễn Minh

Hà, người thầy luôn quan tâm, tận tụy và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực
hiện nghiên cứu này.
Lời sau cùng, tôi xin kính chúc q thầy, cơ thật nhiều sức khỏe và thành
cơng trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2021
Học viên
Đỗ Ngọc Bảo

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. viii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 1
1.1.

Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1

1.2.

Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.3.

Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu ...................................................................... 3


1.4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................... 4

1.5.

Ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................................... 4

1.6.

Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 6
2.1.

Định nghĩa về sở hữu gia đình ......................................................................... 6

2.2.

Định nghĩa về hiệu quả hoạt động công ty ...................................................... 7

2.3.

Các lý thuyết về vấn đề đại diện ...................................................................... 8

iii


2.4.


Lý thuyết về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ............................................ 13

2.5.

Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và

hiệu quả hoạt động của cơng ty ............................................................................... 14

2.6.

Các nhân tố trong mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và hiệu quả hoạt

động của cơng ty ....................................................................................................... 22

2.7.

Tóm lược các kết quả nghiên cứu .................................................................. 27

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 30
3.1.

Qui trình nghiên cứu ...................................................................................... 30

3.2.

Chọn mẫu và nguồn dữ liệu ........................................................................... 30

3.3.


Phương pháp thống kê mô tả ......................................................................... 31

3.4.

Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................. 31

3.5.

Mơ hình nghiên cứu ....................................................................................... 32

3.6.

Mơ tả biến ....................................................................................................... 33

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 37
4.1.

Thống kê mơ tả ............................................................................................... 37

4.2.

Phân tích hệ số tương quan và đa cộng tuyến:.............................................. 43

iv


4.3.

Kiểm định lựa chọn mơ hình nghiên cứu ...................................................... 46


4.4.

Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự

tương quan của sai số trong mơ hình REM ............................................................ 47

4.5.

Kết quả hồi quy bằng phương pháp ước lượng sai số chuẩn hiệu chỉnh

(PCSE) ...................................................................................................................... 49
4.6.

Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 51

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................... 58
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 58

5.2.

Hàm ý quản trị: .............................................................................................. 58

5.3.

Một số hạn chế của đề tài và gợi ý nghiên cứu .............................................. 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 63
PHỤ LỤC 01. DANH SÁCH CÁC CƠNG TY GIA ĐÌNH NIÊM YẾT

TRÊN HOSE ............................................................................................................... 69
PHỤ LỤC 02. KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG.............................................................. 70

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm lược kết quả nghiên cứu.............................................................. 28
Bảng 3.1: Tóm tắt đo lường các biến................................................................... 36
Bảng 4.1: Phân loại công ty theo ngành .............................................................. 38
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến ..................................................................... 38
Bảng 4.3: Ma trận tương quan............................................................................. 45
Bảng 4.4: Kiểm định đa cộng tuyến bằng hệ số VIF ........................................... 46
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định F ........................................................................... 47
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Hausman ............................................................... 47
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi.................... 48
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan ...................................... 49
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy bằng phương pháp PCSE ........................... 49
Bảng 4.10: Ảnh hưởng sở hữu gia đình đối với hiệu quả công ty ........................ 50
Bảng 4.11: So sánh kết quả nghiên cứu với kì vọng ............................................ 56

vi


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 4.1: Đồ thị tần suất của tỷ lệ nợ dài hạn........................................................ 40
Hình 4.2: Đồ thị tần suất của tỷ lệ tài sản cố định vơ hình so với tổng tài sản ....... 41
Hình 4.3: Đồ thị tần suất tỷ lệ sở hữu của cổ đơng là tổ chức ................................ 41
Hình 4.4: Đồ thị tần suất tỷ lệ chi trả cổ tức .......................................................... 42
Hình 4.5: Đồ thị tần suất biến quy mô công ty ...................................................... 43


vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên đầy đủ

AGE

Tuổi công ty

CEO

Giám đốc điều hành

DIV

Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt

F

Kiểm định F – test

GO

Tỷ lệ chi phí vốn hay chi phí tài sản cố định trên doanh
thu


HOSE

Sàn chứng khốn TP. HCM

InstOwn

Tỷ lệ sở hữu của cổ đơng tổ chức

Intang

Tỷ lệ tài sản cố định vơ hình so với tổng tài sản

Longdebt

Tỷ lệ nợ dài hạn

LEV

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ

Own

Tỷ lệ sở hữu gia đình

Own2

Tỷ lệ sở hữu gia đình bình phương

OLS


Mơ hình bình phương nhỏ nhất

PCSE

Phương pháp ước lượng sai số chuẩn hiệu chỉnh

REM

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

ROA(EBITDA)
ROE
ROA(NI)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (dựa trên thu nhập trước
thuế, lãi vay và khấu hao)
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (dựa trên thu nhập sau
thuế)

Tobin’s Q

Hệ số q của Tobin

TP. HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

viii


CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Lí do chọn đề tài
Cơng ty gia đình là một loại hình sở hữu trong đó các thành viên gia đình
nắm giữ phần lớn vốn chủ sở hữu, quyền quản trị, điều hành công ty. Cơng ty gia
đình thường được cho là một tổ chức khơng độc lập trong quyết định, vì các quyết
định của cơng ty bị ảnh hưởng bởi lợi ích của các thành viên trong gia đình. Mơ
hình kinh doanh này khơng chỉ phổ biến ở các nền kinh tế tiên tiến như châu Âu và
Hoa Kỳ mà thậm chí ở các nước châu Á. Theo báo cáo của công ty tư vấn
McKinsey (2014) khoảng 85% doanh nghiệp có doanh thu 1 tỷ USD trong khu vực
Đơng Nam Á là mơ hình cơng ty gia đình, ở châu Mỹ Latinh là 75%, 67% ở Ấn Độ,
khoảng 65% ở Trung Đông và 40% ở Trung Quốc. Các cơng ty gia đình có khuynh
hướng chiếm ưu thế trong các lĩnh vực tiêu dùng (như bán lẻ, hàng tiêu dùng và ơ
tơ) và ít nổi bật hơn trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng (vận tải, xây dựng, …).
Cơng ty gia đình là một trong những loại hình sở hữu phổ biến hiện nay trên
thế giới như Châu Âu, Mỹ và ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam và các quốc
gia châu Á khác. Theo nghiên cứu của La Porta và cộng sự (1999) sử dụng số liệu
thống kê của các công ty ở 27 quốc gia trên thế giới, số lượng cho thấy 68% cơng ty
có sở hữu gia đình trên tổng số các công ty đang niêm yết. Bên cạnh đó Anderson
và Reeb (2003) nghiên cứu dựa trên 403 cơng ty nằm trong danh mục S&P 500 thì
cơng ty có sở hữu gia đình chiếm khoảng 1/3. Ngồi ra, Claesens và công sự (2000)
nghiên cứu 2.980 công ty của 9 quốc gia đang niêm yết tại Đông Á, với tỷ lệ sở hữu
của những người có liên quan với nhau (gọi tắt là gia đình) với mức ngưỡng trên

10% thì số công ty này chiếm trên 50%. Theo các nghiên cứu thực nghiệm về cơng
ty gia đình của Anderson và Reeb (2003), Maury (2006) và Miller và cộng sự
(2007) cho thấy sở hữu gia đình có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơng ty.
Ngồi ra, một số nghiên cứu tại châu Á cũng ủng hộ cho kết quả trên như nghiên
cứu của Saito (2008) và Shyu (2011). Các nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ sở hữu của
gia đình có thể làm giảm chi phí đại diện và tăng hiệu quả hoạt động của công ty.
Tuy nhiên, theo Miller và công sự (2007) nghiên cứu các công ty có sở hữu gia đình
1


nằm trong danh sách Forrtune 1000 lại cho thấy không có mối quan hệ giữa tỷ lệ sở
hữu gia đình và hiệu quả hoạt động của cơng ty. Vì thế, tỷ lệ sở hữu của gia đình có
giúp cải thiện được hiệu quả cơng ty hay khơng, giảm chi phí đại diện vẫn là một
vấn đề đang còn tranh cãi.
Riêng đối với Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, doanh nghiệp gia đình có xu
hướng vượt trội hơn các loại hình doanh nghiệp khác về doanh số, lợi nhuận, chỉ số
tăng trưởng khác. Theo tờ báo điện tử cafef.vn ngày 26/04/2021 với tiêu đề “Doanh
nghiệp gia đình tại Việt Nam trước thách thức phát triển thì theo VCCI, 100 doanh
nghiệp gia đình lớn nhất Việt Nam đã đóng góp ¼ GDP của cả nước. Xu hướng này
phù hợp với xu hướng trên thế giới khi 500 thương hiệu công ty thành cơng lớn nhất
thế giới có tới hơn 1/3 là cơng ty theo mơ hình gia đình”. Ngồi ra, dựa trên báo cáo
“Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình 2021 – Góc nhìn Việt Nam" được cơng bố ngày
12.04.2021 của hãng kiểm tốn Pwc thì các cơng ty gia đình bắt đầu có sự chuyển
dịch mơ hình vận hành để thích nghi với tình hình mới: từ mơ hình vận hành do chủ
sở hữu hoặc gia đình quản lý sang mơ hình thuộc sở hữu gia đình và được bên ngồi
quản lý và điều hành.
Các nghiên cứu hiện nay về cấu trúc sở hữu của các công ty đã được thực
hiện đối với các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này tập trung vào phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu của tổ chức đến
hiệu quả hoạt động của công ty như Lê Tấn Phước (2017). Tỷ lệ sở hữu của Nhà

nước cũng như của tổ chức nước ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công
ty đang niêm yết của Nguyễn Thị Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm (2017). Các nghiên
cứu về mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu gia đình và hiệu quả hoạt động của cơng ty
vẫn cịn đang bỏ ngỏ do số lượng cơng ty có sở hữu gia đình đang niêm yết trên thị
trường chứng khốn cịn khá ít.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu tác động của hình thức sở hữu gia đình đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là cần thiết. Đặc biệt đối với các công ty cổ
phần, việc sở hữu và quản lý được xem là tách biệt thì tỷ lệ sở hữu gia đình ảnh
hưởng thế nào đến hiệu quả hoạt động? Ngoài ra, nghiên cứu này được tiến hành hy

2


vọng sẽ là thơng tin hữu ích cho doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư đang quan
tâm tới tầm ảnh hưởng của mức độ sở hữu gia đình đến hoạt động cơng ty, từ đó
nhà quản trị có những điều chỉnh thích hợp với điều kiện cơng ty cũng như các nhà
đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả. Thơng qua các mơ hình kinh tế
lượng, xác định thêm các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của cấc cơng ty
gia đình. Chính vì các lí do trên, tơi đã chọn làm đề tài: “Tỷ lệ sở hữu gia đình ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng
khốn thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2. Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và hiệu
quả cơng ty. Cụ thể, nghiên cứu này tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của các công ty đặc biệt là tỷ lệ sở hữu của gia đình. Ngồi ra, nghiên
cứu sẽ cung cấp thêm thơng tin về việc liệu có tỷ lệ sở hữu của gia đình tối đa để
đạt được hiệu quả công ty là tối ưu nhất của các cơng ty gia đình niêm yết trên sở
giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh (Viết tắt: HOSE)
1.3. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề nghiên cứu nên trên, đề tài cần trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:
Thứ nhất, sở hữu gia đình có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty
theo hàm phi tuyến tính (tồn tại đồ thị chữ “U ngược”) hay khơng và tỷ lệ để tối đa
hóa hiệu quả hoạt động là bao nhiêu?
Thứ hai, nếu sở hữu gia đình khơng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
công ty theo hàm phi tuyến tính thì sẽ theo hàm tuyến tính?
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài có các mục tiêu nghiên cứu sau:

3


Thứ nhất, xác định sở hữu gia đình tác động đến hiệu quả hoạt động của
công ty theo hàm phi tuyến tính và tỷ lệ để tối đa hóa hiệu quả hoạt động cơng ty.
Thứ hai, sở hữu gia đình có tác động đến hiệu quả hoạt động của cơng ty
theo hàm tuyến tính nếu hàm phi tuyến tính khơng có ý nghĩa.
Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu, gợi ý một số hàm ý quản trị để tăng hiệu quả
cơng ty thơng qua tỷ lệ sở hữu gia đình.
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tương nghiên cứu bao gồm hơn 356 công ty đang niêm yết trên sở giao
dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Mẫu nghiên cứu khơng bao
gồm các định chế tài chính như ngân hàng, cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm và
cơng ty chứng khốn.
Phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 9 năm từ năm 2011 đến năm 2019.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp kinh tế lượng.
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
Những đóng góp của luận văn sau thời gian nghiên cứu và tham khảo các đề
tài nghiên cứu trước:
-


Nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và hiệu quả hoạt động của

công ty niêm yết trên sàn HOSE – là điểm mới của luận văn này vì các nghiên
cứu hiện nay tại Việt Nam chỉ chú trọng vào cấu trúc sở hữu nhà nước, nước
ngoài và cổ đơng lớn.
-

Thơng qua mối phân tích quan hệ giữa sở hữu gia đình và hiệu quả hoạt

động của cơng ty, nghiên cứu này còn giúp các nhà quản trị, nhà đầu tư có thêm
một thơng tin về mức tỷ lệ sở hữu của gia đình để có thể tối đa hóa hiệu quả
cơng ty.
-

Từ nghiên cứu này, có thể phát triển thêm nhiều nghiên cứu khác có liên

quan đến tỷ lệ sở hữu gia đình – một tỷ lệ mà chưa nhiều bài viết về nó tại Việt
Nam.

4


1.6. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài: Chương này sẽ trình bày lý do của bài
nghiên cứu, từ đó xác định vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu
cũng như mô tả tổng quát về dữ liệu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Nội dung của chương được xem là cơ sở nền
tảng của nghiên cứu, trình bày các khái niệm, lý thuyết vận dụng trong bài nghiên
cứu: định nghĩa về sở hữu gia đình, lý thuyết về vấn đề đại diện, … Đồng thời tóm

tắt một số nghiên cứu trong nước và ngồi nước trước đây liên quan đến việc tỷ lệ
sở hữu gia đình ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơng ty đang niêm yết trên
thị trường chứng khoán.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Chương này cung cấp thông tin về
phương pháp nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu về, các nguồn dữ liệu, cách lấy dữ
liệu, các biến và các mẫu sử dụng để nghiên cứu để kiểm tra tỷ lệ sở hữu gia đình
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty đang niêm yết trên sở giao dịch
chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu: Các kết quả nghiên cứu, phân tích
và thảo luận về phân tích thực nghiệm sẽ được trình bày cụ thể ở chương này.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị: Chương này sẽ trình bày tóm tắt kết
quả tìm thấy ở chương trước và có thể đưa ra một số kiến nghị (đề xuất giải pháp –
nếu có). Và hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài vì đây là một trong
những đề tài chưa nhiều người nghiên cứu tại Việt Nam.

5


CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu và bài viết có căn cứ khoa học, cần làm rõ một
số định nghĩa về tỷ lệ sở hữu gia đình, hiệu quả hoạt động một số các nghiên cứu
trước, … theo một số mục dưới đây:
2.1. Định nghĩa về sở hữu gia đình
Cơng ty gia đình hay cơng ty có sở hữu của những người có mối quan hệ với
nhau ảnh hưởng đến hoạt động của cơng ty có thể được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau. Theo Villalonga và Amit (2006), một cơng ty có sở hữu gia đình có thể
được hiểu theo ba cách như sau:
-

Là thành viên sáng lập cơng ty.


-

Kiểm sốt cơng ty thơng qua tỷ lệ sở hữu quyền biểu quyết và/hoặc

-

Tham gia vào hoạt động điều hành của công ty.
Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có định nghĩa nào cụ thể về sở hữu gia đình ở

các cơng ty. Theo luật doanh nghiệp năm 2014 đề cập đến định nghĩa người có liên
quan như sau: “Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc
gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ, người quản lý cơng ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm
người quản lý đó đối với cơng ty con trong nhóm cơng ty;
b) Cơng ty con đối với cơng ty mẹ trong nhóm cơng ty;
c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt
động của doanh nghiệp đó thơng qua cơ quan quản lý doanh nghiệp;
d) Người quản lý doanh nghiệp;
đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột,
chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty hoặc của
thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người, công ty quy định tại
các điểm a, b, c, d và đ khoản này;

6


g) Doanh nghiệp trong đó những người, cơng ty quy định tại các điểm a, b, c,
d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ

quan quản lý ở doanh nghiệp đó;
h) Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần
hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty”.
Vậy theo luật doanh nghiệp năm 2014 chúng ta có thể hiểu rằng sở hữu gia
đình là việc những người có mối quan hệ với nhau như vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi,
mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu,
em dâu của người quản lý công ty hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn
góp hay cổ phần chi phối. Theo thơng tư 155/2015/TT-BTC quy định hướng dẫn
công bố thông tin trên thị trường chứng khốn thì cá nhân, nhóm người có liên quan
sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của một cơng
ty đại chúng, cơng ty đầu tư chứng khốn đại chúng, quỹ đóng, phải cơng bố thơng
tin trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày trở thành hoặc khơng cịn là cổ đông lớn.
2.2. Định nghĩa về hiệu quả hoạt động công ty
Khái niệm hiệu quả hoạt động là một vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau trong
lĩnh vực tài chính. Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động bắt nguồn từ nghiên cứu về cơ
cấu tổ chức và chính sách quản lý của Murphy và Hill (1996). Nhưng nhìn chung,
để đánh giá về hiệu quả hoạt động của cơng ty thì cần được đánh giá dựa trên kết
quả của 2 tiêu chí: báo cáo tài chính và giá trị thị trường của cơng ty.
Theo Chakravarthy (1986) thì khái niệm cốt lõi nhất của hiệu quả hoạt động
trên phương diện tài chính là việc tối đa hóa thu nhập, tối thiểu hóa chi phí, từ đó
làm tối đa hóa lợi nhuận trên tổng tài sản và tối đa hóa lợi nhuận mang lại cho các
cổ đơng góp vốn của cơng ty. Để đo lường mức độ hiệu quả này, công cụ thường sử
dụng phổ biến là chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu (ROE) hoặc lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI).
Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của cơng ty cịn được đánh giá dựa trên yếu tổ
thị trường: phương diện tổ chức, hoạt động kinh doanh và sự tăng trưởng vốn hóa

7



thị trường trong thị trường chứng khoán. Để đo lường hiệu quả này, một số chỉ tiêu
được sử dụng như: giá thị trường trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu (P/E) và vốn hóa thị
trường cộng với giá trị sổ sách của nợ vay trên tổng tài sản (Tobin’s Q). Công cụ
Tobin’s Q (kết hợp giữa vốn hóa thị trường với các chỉ sổ trong báo cáo tài chính)
rất được sử dụng là cơng cụ chính trong các bài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động
của công ty như: Demsetz và Villalonga (2001), Maury (2006), Shyu (2011), …
Trong nghiên cứu này, để nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của công ty dựa
trên 2 tiêu chí là báo cáo tài chính (ROA(EBITDA) và ROA (NI)) và chỉ báo thị
trường (Tobin’s Q).
2.3. Các lý thuyết về vấn đề đại diện
Trong khoản thập niên 1960 đến 1970, các nhà kinh tế học đã nghiên cứu
vấn đề chia sẻ rủi ro giữa các cá nhân và tổ chức như Wilson (1986) và Arrow
(1971). Các lý thuyết này mô tả vấn đề chia sẻ rủi ro giữa các bên có liên quan đến
về thái độ đối mặt với rủi ro. Lý thuyết đại diện được mở rộng khi các bên liên quan
có các mục tiêu và phân công lao động khác nhau qua việc mô tả mối quan hệ này
một cách ẩn dụ thông qua hợp đồng (Jensen và Meckling, 1976). Lý thuyết đại diện
phản ánh mối quan hệ, trong đó một bên ủy quyền quản lý cơng việc cho bên cịn
lại – người sẽ đứng ra đại diện xử lý các công việc. Lý thuyết này giúp giải quyết
hai vấn đề đang còn tồn tại trong mối quan hệ đại diện giữa các bên liên quan về
vấn đề đại diện và chia sẻ, quản lý chấp nhận rủi ro:
-

Thứ nhất: vấn đề đại diện cho thấy ln có xung đột lợi ích vốn có trong

bất kỳ mối quan hệ nào mà một bên giữa người ủy quyền và người đại diện. Nói
rõ hơn là người đại diện có nghĩa vụ phải đưa ra các quyết định nhằm mang lại
lợi ích cao nhất cho người ủy quyền nhưng chính họ lại có thể thực hiện những
hành động khác với lợi ích của người ủy quyền do trong họ ln bị thúc đẩy bởi
lợi ích cá nhân một cách tự nhiên. Vấn đề đại diện xuất hiện khi: có sự xung đột
về mục tiêu và lợi ích giữa 2 bên hoặc khó khăn, tốn kém trong việc giám sát

việc người khác có thực hiện cơng việc đã đề ra hay không.

8


-

Thứ hai: giữa người đại diện và người ủy quyền ln có khẩu vị khác

nhau về rủi ro. Chính điều này dẫn đến hành động của họ là khác nhau do sở
thích về rủi ro là khác nhau. Vấn đề đại diện luôn được quan sát theo hai hướng
nghiên cứu: lý thuyết đại diện và lý thuyết người ủy quyền – đại diện (Jensen,
1983).
Lý thuyết đại diện
Lý thuyết đại diện được Jensen và Meckling (1976) đưa ra xuất phát từ mâu
thuẫn lợi ích giữa các nhà quản lý cơng ty cổ phần (người đại diện) và các cổ đông
(người chủ): một bên chú trọng đến việc tối đa hóa giá trị công ty, một bên chú
trọng đến giá cổ phiếu và cổ tức. Đặc biệt trong môi trường bất cân xứng thơng tin
thì mâu thuẫn này sẽ càng làm phát sinh. Nghiên cứu của Jensen và Meckling
(1976) nghiên cứu cấu trúc sở hữu của công ty, bao gồm làm thế nào để gắn kết lợi
ích của nhà quản lý với số lượng sở hữu cổ phần của họ đối với lợi ích của những
người chủ doanh nghiệp.
Lý thuyết đại diện thực nghiệm cho rằng, khi có một hợp đồng ràng buộc
giữa người ủy quyền và người đại diện thì người đại diện có xu hướng hành vi vì lợi
ích của người ủy quyền. Phần thưởng việc làm lợi cho người ủy quyền, là việc
người đại diện được sở hữu thêm cổ phần của doanh nghiệp hay được một số đặc
quyền có lợi nào đó. Chính điều đó làm giảm xung đột lợi ích giữa người đại diện
và người ủy quyền. Theo Jensen và Meckling (1976) việc tăng sở hữu của người đại
diện sẽ làm giảm sự tư lợi của họ. Ngồi ra, việc người chủ được cung cấp nhiều
thơng tin sẽ kiềm chế sự tư lợi của nhà quản lý. Trong trường hợp không được cung

cấp đầy đủ thông tin, người ủy quyền thường ln có 2 quyết định:
-

Tiến hành tìm hiểu những hành vi của người đại diện bằng việc đầu tư

thêm về các quy chế chi tiêu, báo cáo, ban kiểm soát cũng như nhiều cấp kiểm
tra chéo. Điều này dẫn đến phát sinh thêm các chi phí đại diện cho doanh
nghiệp.

9


-

Họ sẽ cùng người đại diện đưa ra một bản hợp đồng dựa trên kết quả

công việc của nhà quản trị để thưởng cho họ dựa trên mức độ hoàn thành kế
hoạch đề ra.
Tóm lại, lý thuyết về đại diện đề cập đến việc đánh giá mức độ hồn thành
cơng việc được giao và hệ thống thông tin của các bên có liên quan. Nếu giữa các
bên đều đạt được thỏa thuận liên quan đến lợi ích của nhau thì việc xung đột này sẽ
được giảm trừ do người đại diện khơng có xung hướng để chuộc tội. Ngồi ra, việc
không đánh giá được kết quả đầu ra của nhà quản lý thì việc có một hệ thống thơng
tin để kiểm soát người đại diện là rất cần thiết.
Lý thuyết người ủy quyền – người đại diện
Lý thuyết người ủy quyền – người đại diện có thể xuất hiện trong một số
quan hệ như: khách hàng – luật sư; người sử dụng lao động – người lao động; người
mua nhà – môi giới, … (Harris và Raviv, 1978). Lý thuyết này tập trung vào việc
tối ưu hóa hành vi với kết quả, giữa người ủy quyền và người đại diện.
Mô hình đơn giản đầu tiên được mơ phỏng theo các tình huống được nghiên

cứu bởi Demski và Feltham (1978). Tình huống đầu tiên là trường hợp thơng tin
hồn hảo, khi đó người ủy quyền biết rõ những gì người đại diện làm. Trong trường
hợp này, hợp đồng dựa trên hành vi trở nên hiệu quả. Hợp đồng dựa trên kết quả
này có thể khơng cần thiết khi khơng có sự chuyển dịch rủi ro từ người ủy quyền
sang người đại diện.
Trường hợp hai khi thơng tin bất cân xứng, Vì lợi ích cá nhân người đại diện
có thể có hoặc khơng thực hiện những gì đã cam kết. Chính vì vậy, vấn đề đại diện
xuất hiện bởi giữa người đại diện và người ủy quyền mục tiêu khác nhau và họ ủy
quyền không biết khi nào người đại diện sẽ có các hành động như thế nào và có gây
tổn hại lợi ích của họ hay khơng.
Khi những hồi nghi từ người ủy quyền xuất hiện, họ có xu hướng sẽ tìm ra
cách để lấp đi lỗ hổng ấy. Có thể:
-

Đầu tư thêm vào hệ thống thông tin như các quy chế, quy ước, thủ tục,

báo cáo, chia nhỏ bậc quản trị, phân quyền giám sát, …

10


-

Hoặc họ sẽ xây dựng hợp đồng với người ủy quyền dựa trên kết quả họ
làm được.

Khi kết quả theo mục tiêu đã đề ra của người đại diện và người ủy quyền
càng gặp nhiều rủi ro thì chi phí để chuyển đổi rủi ro đó sang người đại diện càng
cao, cho dù hợp đồng dựa trên kết quả thực hiện của người đại diện có tốt bao nhiêu
và ngược lại.

Tóm lại, lý thuyết về vấn đề đại diện đề cập đến kết quả đầu ra và thông tin
giữa các bên có liên quan. Nếu cả hai bên đều nhận được lợi ích từ kết quả đầu ra
(ví dụ là kết quả hoạt động tốt của cơng ty) thì xung đột lợi ích sẽ được giảm bớt do
người đại diện khơng có động cơ để tư lợi. Ngồi ra, nếu lợi ích giữa các bên khơng
có điểm chung thì nên có một hệ thống thơng tin kiểm sốt người đại diện là cần
thiết.
Cơng ty gia đình và vấn đề đại diện
Với việc cụ thể hóa các định nghĩa cơng ty có sở hữu gia đình qua nghiên
cứu của Villalonga và Amit (2006), chúng ta có thể tổng hợp lại một số các nghiên
cứu đã sử dụng các hướng nào để thực hiện nghiên cứu kiểm sốt hoạt động của các
cơng ty gia đình (hay tỷ lệ sở hữu của các thành viên có mối quan hệ với nhau) đã
được đề cập như trên như sau:
(1) Là thành viên sáng lập cơng ty.
(2) Kiểm sốt cơng ty thơng qua tỷ lệ sở hữu quyền biểu quyết
và/hoặc
(3) Tham gia vào hoạt động điều hành của công ty.
Theo các nghiên cứu của Anderson và Reeb (2003), Villalonga và Amit
(2004) tiếp cận theo định nghĩa là các thành viên sáng lập của công ty và trong đó
cổ đơng lớn nhất của cơng ty là các thành viên của gia đình sáng lập.
Bên cạnh đó, La Porta và cộng sự (1999) lại sử dụng định nghĩa theo lối tiếp
cận thứ hai dựa trên số lượng quyền biểu quyết (ở đây là loại cổ phiếu đặc biệt mà
quyền biểu quyết không phải một cổ phiếu – một quyền biểu quyết) và hoặc vốn cổ
phần lớn nhất mà gia đình (hoặc cá nhân) nắm giữ. Việc này giúp công ty tránh

11


được các rủi ro về việc mất quyền kiểm soát và đảm bảo lợi ích cho họ. La Porta
(1999) sử dụng nhiều định nghĩa khác nhau để xác định thế nào là cơng ty gia đình,
một số các nghiên cứu phát triển theo định nghĩa này như: Claesens và cộng sự

(2002), Faccio và Lang (2002) và Anderson và Reeb (2003).
Theo cách tiếp cận thứ ba, cơng ty có sở hữu gia đình được xác định thơng
qua việc sở hữu và tham gia vào hoạt động quản trị công ty. Martinez và cộng sự
(2007) định nghĩa một cơng ty có sở hữu gia đình khi nó được kiểm sốt bởi một
gia đình, trong đó có tham gia hoạt động quản trị của cơng ty và/hoặc có thành viên
nằm trong ban giám đốc của công ty.
Vấn đề đại diện phát sinh từ sự phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý tài
sản (dòng tiền) hay việc đưa ra, can thiệp vào các quyết định quan trọng của cơng
ty. Đó là mẫu thuẫn lợi ích giữa cổ đơng và người quản lý, giữa chủ nợ và người đi
vay hay giữa cổ đông đa số và thiểu số. Trong công ty cổ phần thì mâu thuẫn chủ
yếu là giữa cổ đơng và người quản lý do việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý trong
mơ hình kinh doanh hiện đại. Người quản lý (người đại diện – thơng thường là được
th) có thể tận dụng quyền của mình để trục lợi, họ nắm lợi thế về thông tin hoặc
kiến thức chuyên môn nhằm có thể đưa ra được các quyết định có lợi cho bản thân
nhưng có thể gây tổn hại đến lợi ích của cơng ty nói chung và cổ đơng nói riêng. Và
khi người quản lý càng độc lập với cơng ty thì việc này liệu có phải là phương án
tối ưu cho công ty? Đối với công ty gia đình thì mâu thuẫn này gần như bị triệt tiêu
vì họ có xu hướng đưa thành viên của gia đình nằm trong thành viên hội đồng quản
trị, ban giam đốc của cơng ty và gián tiếp kiểm sốt, can thiệp vào quản trị công ty.
Nhưng liệu khi can thiệp như vậy của gia đình thì liệu họ có đảm bảo lợi ích cho
các cổ đơng thiểu số hay khơng? Hay họ sẽ đảm bảo lợi ích của gia đình họ.
Nếu các công ty tư nhân (thường được quản lý bởi chính chủ sở hữu) thì họ
sẽ ln làm việc để đạt được lợi nhuận tối đa vì đó chính là việc sống cịn của cơng
ty gắn liền với tài sản cá nhân của họ. Khi đó, vấn đề lợi nhuận trở thành một thước
đó tài sản cá nhân và họ luôn sẵn sàng từ bỏ những nhu cầu cá nhân để đưa ra các
hành động vì cơng ty, từ đó làm tăng giá trị tài sản của bản thân. Nhưng đối với các

12



cơng ty cổ phần thì việc cổ phần nằm trong tay của rất nhiều người, mỗi người lại
có một tiêu chí định hướng khác nhau thì vấn đề đại diện sẽ luôn nảy sinh. Lý
thuyết đại diện phát biểu rằng, khi thị trường vốn và lao động khơng hồn hảo,
người đại diện (gồm các nhà điều hành, cổ đông lớn – cổ đơng gia đình) sẽ tìm cách
tối đa hóa lợi ích của cá nhân họ với chi phí do người ủy quyền (cổ đông thiểu số,
chủ nợ) sẽ là người gánh chịu. Người đại diện có thể tận dụng quyền lực và vị thế
của mình để sử dụng nguồn lực của cơng ty dưới những hình thức hồn tồn chính
đáng như: lương, thưởng, phúc lợi, … và cả những việc không chấp nhận rủi ro, từ
chối cơ hội để kiếm lợi nhuận cao cho công ty.
Vấn đề đại diện khiến cơng ty khó đạt được hiệu quả mà lẽ ra cơng ty có
được. Đồng nghĩa với việc cơng ty phải gánh chịu thêm chi phí đại diện, phát sinh
chi phí khác và hiệu quả cơng ty giảm. Đối với cơng ty gia đình, vấn đề đại diện
xuất phát từ mâu thuẫn cổ đông đa số và thiểu số hơn là mâu thuẫn giữa cổ đông và
người quản lý. Liệu hình thức sở hữu này có làm giảm chi phí phát sinh từ vấn đề
đại diện hay không? Hiệu quả hoạt động cơng ty có là tối đa khi họ cũng là một cổ
đông của công ty? Và liệu cổ đơng thiểu số có hài lịng với “lợi nhuận tối đa” từ
việc quản trị của cơng ty gia đình?
2.4. Lý thuyết về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Liệu công ty có lợi nhuận tăng so với năm trước hay cơng ty có giá cổ phiếu
có xu hướng tăng thì hiệu quả hoạt động tốt? Định nghĩa về hiệu quả hoạt động là
một vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau trong lĩnh vực tài chính. Một trong những
nghiên cứu đầu tiên về hiệu quả hoạt động bắt nguồn từ nghiên cứu cơ cấu tổ chức
và chính sách quản lý (Murphy và Hill, 1996). Nhìn chung, để đánh giá về việc hoạt
động hiệu quả cần dựa trên đánh giá trên báo cáo tài chính (đã được sốt xét) và giá
trị thị trường của doanh nghiệp.
Vấn đề cốt lõi của hiệu quả hoạt động trên phương diện tài chính đó là việc:
tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa doanh thu, từ đó làm tối đa hóa lợi nhuận trên tổng
tài sản và mang lại giá trị cao nhất cho cổ đông. Để đo lường mức độ hiệu quả này

13



thì một số chỉ số thường được sử dụng như: lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
(Chen và cộng sự, 2003; Chu, 2009; Setiawan và cộng sự, 2016), ngoài ra một số
nghiên cứu thì lợi nhuận được tính trên thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao
trên tổng tài sản (ROA(EBITDA)) để loại bỏ sự ảnh hưởng do các quyết định về kế
tốn và tài chính gây ra (Shyu, 2011; Poutziouris và cộng sự, 2014). Bên cạnh đó,
cũng theo Shyu (2011), Chen và cộng sự (2003) cho thấy hiệu quả hoạt động còn
được đánh giá trên phương diện tổ chức, hoạt động kinh doanh và sự tăng trưởng
vốn hóa thị trường trong thị trường cổ phiếu bằng công cụ Tobin’Q (kết hợp của cả
2 yếu tố: vốn hóa thị trường và các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của doanh
nghiệp). Đây là căn cứ cho việc sử dụng các biến độc lập (ROA(EBITDA),
ROA(NI), Tobin’Q) để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơng ty có sở hữu gia
đình đến hiệu quả hoạt động của cơng ty.
2.5. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và
hiệu quả hoạt động của cơng ty
Các nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty thường
nghiên cứu hai vấn đề: ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả hoạt động
của công ty và mối quan hệ nội sinh giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của
công ty. Tùy vào mục tiêu và vấn đề nghiên cứu mà các nghiên cứu được phát triển
theo các hướng khác nhau. Như đã biết đối với nghiên cứu cấu trúc sở hữu của nhà
nước, việc tăng hay giảm sở hữu nhà nước khi có các tín hiệu của thị trường hay
chính sách nhà nước là một điều rất khó khăn do cơ chế, do thơng tin của thị trường
chưa đủ ảnh hưởng, hay chỉ là quyết định của một nhóm người hay các nhân nào đó
và hiệu quả hoạt động đơi khi khơng được quan tâm do có thể cơng ty sẽ phải thực
hiện một số chính sách do Nhà nước ban hành. Nhưng đối với công ty có sở hữu gia
đình thì phản ứng của các thành viên trong gia đình trước việc có thể thay đổi hiệu
quả hoạt động của cơng ty thì dễ dàng hơn. Vậy có mối quan hệ nội sinh tồn tại
giữa sở hữu gia đình và hiệu quả cơng ty hay khơng?


14


Theo các nghiên cứu về mối quan hệ nội sinh giữa sở hữu gia đình và hiệu
quả hoạt động của công ty như Anderson và Reeb (2003), Shyu (2001), Poutziouris
và cộng sự (2015), … Các nghiên cứu này tiếp cận khác nhau để phân tích mối
quan hệ giữa sở hữu gia đình và hiệu quả cơng ty. Shyu (2011) sử dụng mơ hình tác
động cố định (FEM) đối với dữ liệu bảng và phương pháp bình phương nhỏ nhất 2
giai đoạn để giải quyết vấn đề nội sinh. Thay vì sử dụng mơ hình tác động cố định
để phân tích sự khác việt giữa các công ty, Anderson và Reeb (2003) sử dụng mơ
hình hồi quy kết hợp với tất cả quan sát (Pooled – OLS) để giải thích sự ảnh hưởng
của sở hữu của gia đình đối với hiệu quả hoạt động cơng ty. Và sử dụng phương
pháp bình phương nhỏ nhất 2 giai đoạn để giải quyết vấn đề nội sinh tương tự với
Shyu (2011). Khác với hai nghiên cứu trước, Poutziouris và cộng sự (2015) sử dụng
mô hình tác động cố định để giải thích ảnh hưởng của sở hữu gia đình đối với hiệu
quả cơng ty và sử dụng mơ hình tác động ngẫu nhiên để giải thích mối quan hệ nội
sinh.
Cả 3 nghiên cứu đề cho thấy sở hữu gia đình có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của công ty, tồn tại mối quan hệ nội sinh giữa sở hữu gia đình và hiệu quả
cơng ty và có một tỷ lệ % tối đa sở hữu gia đình để hiệu quả cơng ty là tốt nhất.
Các nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài
2.5.1.1.

Nghiên cứu thực nghiệm của Shyu (2011)

Shyu (2011) sử dụng dữ liệu của 465 công ty đang niêm yết trên thị trường
chứng khoán Đài Loan từ 2002 dến 2006. Tác giả sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 5
năm để nghiên cứu sự thay đổi về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và hiệu quả
cơng ty giữa các cơng ty đang niêm yết trên thị trường Đài Loan. Ngoài ra, nghiên
cứu này cũng đồng thời xây dựng mơ hình để xem xét liệu hiệu quả hoạt động của

công ty và một số biến nội sinh có ảnh hưởng đến tỷ lệ sở hữu gia đình …
Nghiên cứu này cho rẳng một cơng ty có sở hữu gia đình phải đáp ứng ít nhất
một trong hai điều kiện sau đây:
- (1) Tổng sở hữu của gia đình (bao gồm vợ/chồng và thành viên khác) lớn
hơn 10% và thành viên gia đình nằm trong thành viên hội đồng quản trị;

15


×