Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tại sao cải cách của Hồ Quý Ly lại thất bại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.24 KB, 9 trang )

Bài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Việt Nam
Họ và tên: Đào Văn Huyến - MSSV: 209070059
Đề tài: Tại sao cải cách của Hồ Quý Ly lại thất bại?
LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử việt nam từ khi dựng nước cho đến nay đã có rất nhiều
cuộc cải cách, đổi mới nhằm hoàn thiện hơn bộ máy nhà nước và các chính
sách cai trị. Đặc biệt là từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV, qua năm thế kỷ phát
triển từ các phương thức sản xuất tiền phong kiến sang phong kiến không
phải trải qua một cuộc cách mạng vũ trang nào, nhưng lại qua các cuộc cải
cách, đổi mới có hiệu quả. Mà đặc biệt là hai cuộc cải cách (của họ Khúc và
nhà Hồ) và hai cuộc đổi mới (từ Tiền Lê sang Lý, từ Lý sang Trần).
Cả bốn đều nhằm giải quyết những khủng hoảng xã hội, cũng cố lại
bộ máy nhà nước, đẩy mạnh tiến bộ xã hội. Nhưng nếu hai cuộc đổi mới (từ
Tiền Lê sang Lý, từ Lý sang Trần) đã thành công mỹ mãn, cuộc cải cách của
họ khúc cũng đã dành được những thắng lợi cơ bản, tạo ra được bước phát
triển tích cực của xã hội phong kiến Việt Nam, thì cuộc cải cách của Hồ Quý
Ly cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV đã thành công một cách hạn chế mà cái
hạn chế lớn nhất lại là sự phá hoại của giặc ngoại xâm. Nó để lại một bài học
sâu sắc cho hiện tại.
Công cuộc đổi mới, cải cách của chúng ta hiện nay đã kế thừa truyền thống
của cha ông, rút ra những kinh nghiệm từ lịch sử dân tộc và thế giới, phát
huy đến cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, nắm vững quyền dân tộc
tự quyết để không ngùng dành thắng lợi.
Bản thân là một người dân Việt Nam và cũng vinh dự được sinh ra và
lớn lên trên mảnh đất lịch sử anh Hùng có dòng sông Mã thân thương đó là
quê hương Thanh Hóa. Nơi đã nổ ra rất nhiều cuộc khởi nghĩa như: khởi
nghĩa Lam Sơn, khởi nghĩa chiến khu Ba Đình(huyện Nga Sơn)…và là đất
tổ của các triều đại như nhà Nguyễn, nhà Lê, Nhà Hồ…Cùng với sự phân
công của giáo viên bộ môn và là người được sinh ra tại Thanh Hóa cũng
muốn được giới thiệu về những gì liên quan dến lịch sử của quê mình, em
xin chọn đề tài “Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly”. Em hy vọng qua bài tiểu


luận này em và các bạn có thể nắm rõ hơn về cuộc cải cách của Hồ Quý Ly,
và cũng mong được thầy và các bạn điểm thêm vào những gì còn khiếm
khuyết giúp cho bài làm được hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG CỦA CUỘC CẢI CÁCH
I. Cải cách hành chính
Cùng với quá trình đi lên con đường chính trị Hồ Quý Ly từng bước thực
hiện những cải cách hành chính trên một số lĩnh vực
 Về tổ chức hành chính: Từ năm 1375, khi được giao chức tham
mưu quân sự, Quý Ly đã đề nghị chọn các quan viên, người nào có tài năng,
luyệ tập võ nghệ, thông hiểu thao lược thì không cứ là tôn thất, đều cho làm
tướng coi quân.
 Từ năm 1397, Hồ quý Ly đã đổi một số lộ ở xa thành trấn như:
Thanh Hóa đổi thành trấn Thanh Đô, Quốc Oai thành trấn Quãng Oai, Diễn
Châu đổi thành trấn Vọng Giang,… và nâng một số châu lên thành lộ. Ở các
lộ thống nhất việc chỉ huy quân sự và hành chính trong tay những quan chức
gọi là Đô hộ, Đô thống, Tổng quản do các đại thần nắm. Các lộ vẫn đặt
chánh, phó An phủ sứ như cũ, ở phủ đặt chánh, phó Trấn phủ như cũ; ở châu
đặt Thông phán và Thiên phán; ở huyện đặt lệnh úy và chủ bạ, bỏ đại tiểu, tư
xã và giữ giáp như cũ. Ở các trấn việc việc cai trị nặng nề mang tính chất
quân sự. Để tăng cường giao thông liên lạc giữa trung ương và địa phương,
các hệ thống trạm dịch được bổ sung. Để bảo đảm an ninh ở mỗi lộ có đặt
chức liêm phóng sứ- một chức quan chuyên trông coi việc dò xét tình hình,
trông coi bộ máy mật thám và dò la tin tức. Đồng thời quy định chế độ làm
việc: “lộ coi phủ, phủ coi châu, châu coi huyện. Phàm những việc hộ tịch,
tiền thóc, kiện tụng dều làm gộp một sổ của lộ, đến cuối năm báo lên sảnh
để làm bằng mà kiểm xét,
Khu vực quanh thành Thăng Long được Hồ Quý Ly đổi thành Đông
Đô lộ do phủ đô hộ cai quản. Hồ quý Ly cho dời đô về An Tôn (Tây Đô).
Cùng năm này Hồ Quý Ly cho nhân dân xây kinh đô mới ở An Tôn( Vĩnh

Tôn- Thanh Hóa), để lại cho đời sau một công trình kiến trúc lớn, tục gọi là
thành nhà Hồ.
Hồ Quý Ly cũng định cách thức mũ và phẩm phục của các quan văn
võ: Nhất phẩm màu áo tía, nhị phẩm áo màu đại hồng, tam phẩm áo màu hoa
đào, tứ phẩm màu lục, ngũ phẩm trở xuống màu xanh biếc. Chế độ Thái
thượng hoàng được bãi bỏ cuối thời trần, nhưng đến khi nhà trần thành lập,
năm 1404 Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương và tự xưng là
Thái Thượng hoàng.
Về hành chính địa phương của nhà Hồ cơ bản giống Nhà Trần:



Không theo nề nếp nhà tiền Lê, Lý, Trần phong tặng quan tước cho
quý tộc tôn thất. Không đưa nhiều quý tộc nhà Hồ vào bộ máy nhà nước. Hồ
Hán Thương “cấm người tôn thất, cung nhân không được xưng quý hiệu,
người vi phạm bị trị tội”
Triều đình trung
ương
Huyện
LộTrấn
Huyện châu
Phủ
châu
Sách
động
hươngXã



II. Cải cách quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, chủ yếu là quan hệ

ruộng đất bằng chính sách “hạn điền”
Mục tiêu của hạn điền là hạn chế chiếm hữu lớn về đất đai của quý tộc
phong kiến:
Chiếm hữu lớn về ruộng đất của nhà Trần vừa là do phân phong, vừa là do
chiếm dụng: “Trước kia các nhà tôn thất thường sai nô tỳ của mình đắp đê
bồi ở bờ biển để ngăn nước mặn, sau hai, ba năm khai khẩn thành ruộng, cho
họ lấy lẫn nhau và ở ngay đấy, lập ra nhiều đất tư trang”
Năm 1397, tháng 6 (âm lịch) xuống chiếu hạn chế danh điền (tức
ruộng có người đứng tên. Riêng đại vương và trưởng công chúa thì số ruộng
không hạn chế. Đến thứ dân thì số ruộng đến 10 mẫu. Người nào có nhiều
thì tùy ý được lấy ruộng để chuộc tội. Bị biếm chức hay mất chức cũng được
làm như vậy. số ruộng thừa phải hiến cho nhà nước”.
“Hạn điền đánh vào nền tảng kinh tế của quyền uy chính trị của quý
tộc phong kiến. Tuy vậy cải cách này cũng chỉ là nửa vời. Bởi vì trong khi
xã hội đang có yểu cầu tư hữu hóa ruộng đất để phát triển kinh tế hàng hóa
tiền tệ và giải quyết nạn thiếu đói, thì số ruộng đất ngoài 10 mẫu được lấy ra
lại bị xung công “hiến cho nhà nước” biến thành quan điền”
Tuy việc đưa ruộng đất rút ra từ “hạn điền” vào sở hữu chung của nhà
nước phong kiến quan liêu như vậy là tiến bộ hơn sở hữu lớn của phong kiến
quý tộc, nhưng nó cũng chỉ có tác dụng củng cố quyền lực Nhà nước chứ
không phát triển được kinh tế, cải thiện được dân sinh, tăng cường được
khối đoàn kết dân tộc chống ngoaị xâm.
Phần náo đó là sự duy trì tính chất công hữu về ruộng đất của phương
thức sản xuất châu Á mà đến thế kỷ XV đã quá lỗi thời.
III. Cải cách quan hệ sở hữu sức lao động bằng biện pháp “hạn nô”
Chính sách hạn nô được ban hành sau chính sách hạn điền 4 năm tức là vào
năm 1401.
Chính sách hạn nô được tiến hành như sau:
Năm 1401, Hán Thương lập phép hạn chế gia nô: “Chiếu theo phẩm cấp
được có số lượng khác nhau, còn thừa phải dâng lên nhà nước. Mổi tên được

trả 5 quan tiền. Người nào đáng được có gia nô phải xuất trình chúc thư ba
đời. Nô người nước ngoài thì không theo lệ này. Các nô đều thích vào trán
để đánh dấu,…”
Mục tiêu của “hạn nô” cũng đồng nhất với “hạn điền” là đánh vào cả thế
và lực của quý tộc phong kiến, như sử cũ ghi rõ: “Bấy giờ bọn sĩ đại phu
tham phú quý, mong được lòng họ Hồ, đâng thư khuyên giết hại con cháu
nhà Trần, giảm bớt số ruộng và nô để nén bớt thế lực của họ, như bọn Hoàng
Hối Khanh, Nguyễn Hy Chu, Đồng Thức, còn lại thì nhiều vô kể”
Đây không chỉ giảm ưu thế về kinh tế, mà còn làm giảm sức mạnh quân
sự của quý tộc. Sức mạnh quân sự của gia nô, nô tì thời Trần đả được biểu lộ
trong cuộc chiến thắng Nguyên Mông, nay quý tộc có thể dùng sức mạnh đó
đánh vào “kẻ tiếm ngôi” là Hồ Quý Ly”, buộc họ Hồ phải đề phòng. Mặt
khác cũng để hạn chế sự rối loạn xã hội bởi vì trong khủng hoảng, nhiều gia
nô đã bỏ chủ đi theo nông dân khởi nghĩa,..
Nhưng cũng như hạn điền, “hạn nô” cũng là chính sách nửa vời.
Đáng lẻ “hạn nô” là để giải phóng sức sản xuất xã hội, thì đây lại đưa nô
xung công và xung vào quân dịch để cũng cố chế độ phong kiến quan liêu.
Như vậy là vẫn duy trì tàn dư của phương thức sản xuất châu Á về công hữu
hóa sức lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế hàng hóa- tiền tệ. Cũng có
thể nói như ngôn ngữ ngày nay là “hạn nô” đúng ở đầu vào nhưng sai ở đầu
ra.
IV. Cải cách văn hóa, giáo dục
Hồ Quý Ly là vị vua Việt Nam đầu tiên quyết định dùng chữ Nôm để
chấn hưng nền văn hóa dân tộc, cho dịch các kinh, thư, thi. Chính ông đã
biên tập thiên "vô dật" để dạy cho con cái nhà quan và soạn ra 14 thiên Minh
đạo dâng lên Trần Nghệ Tông khi trước.
Về mặt xã hội, ông thiết lập sở "Quản tế" (như ty y tế ngày nay). ở
các lộ, ông đều lập một kho lúa gọi là "Thường bình", lấy tiền công mua lúa
trữ vào, phòng những năm mất mùa đem bán rẻ cho dân chúng.
Khuyến khích sử dụng chữ Nôm, tự mình làm thơ chữ Nôm và giải

nghĩa Kinh thi bằng chữ Nôm. - Phát huy tác dụng Nho giáo: Năm 1392 làm
sách Minh Đạo (“Con đường sáng”) 14 thiên (cho Chu Công là tiên thánh,
Khổng Tử là tiên sư", nêu ra “bốn chỗ đáng ngờ trong sách Luận ngữ".
Năm 1395 dịch thiên "Vô dật" (Không lười biếng) trong Kinh thư
ra chữ Nôm nếu tấm gương của các vua hiền thời xưa để dạy vua Thuận
Tông. - Đề cao lối học thực dụng cần thiết cho ca chế quan liêu : Phê phán
những người chỉ biết chắp nhặt văn chương, tuy học rộng nhưng viễn vông.
Năm 1396, Hồ Quý Ly cho sửa đổi chế độ thi cử, đặt kỳ thi hương ở
địa phương và thi hội ở kinh thành. Những người đã thi hội phải làm thêm
một bài văn sách do vua đề ra để định thứ bậc. Trong bốn trường thi, Hồ

×