Tác giả
Trung tâm Hành động vì
Sự phát triển Đơ thị
Tổ chức Kế hoạch Hành
động Toàn cầu Ai-len
Tài liệu đang trong giai đoạn thử nghiệm và chỉnh sửa. Xin mời liên
hệ Trung tâm Hành động vì Sự Phát triển Đơ thị để có bản hồn thiện
vào tháng 7 năm 2010.
MỤC LỤC______________________________5
Nhóm biên tập:
Trung tâm Hành động vì Sự Phát triển Đơ thị
Xin chân thành cảm ơn các nhóm Cộng đồng tại các
phường:
Phường Phúc Tân
Phường Thượng Đình
Phường Gáp Bát
Phường Hạ Đình
Phường Thịnh Quang
Phường n Hịa
Phường Đồng Xn
và nhóm đạp xe CLB Unesco
về sự đóng góp nhiệt tình để hồn thiện cuốn Sổ tay Sống
Xanh, Sống hoẻ này!
Thông tin chi tiết về chương trình, xin mời tham khảo
website: www.cungsongxanh.org
4
LỜI MỞ ĐẦU____________________________8
CHỦ ĐỀ 1 : Rác thải____________________ 10
Phân loại rác để tái chế, tái sử dụng________ 12
Phân loại đồ dùng cũ____________________ 14
Sử dụng túi dùng nhiều lần_______________ 16
Sử dụng hộp đựng thức ăn sẵn____________ 18
Sử dụng khăn vải thay khăn giấy___________ 20
Tái sử dụng giấy đã viết một mặt___________ 22
Tham gia vệ sinh khu dân cư _____________ 24
Nhật ký hành động _____________________ 26
CHỦ ĐỀ 2: Nước_________________________ 28
Xét nghiệm nguồn nước sinh hoạt_________ 30
Xử lý nguồn nước sinh hoạt_______________ 32
Xử lý rò rỉ trong hệ thống nước sinh hoạt____ 34
Giảm lượng nước xả bồn cầu______________ 36
Giảm lượng nước sử dụng khi vệ sinh cá nhân_38
Giảm lượng nước sử dụng để rửa bát đĩa____ 40
Tiết kiệm nước khi tưới cây_______________ 42
Nhật ký hành động _____________________ 44
5
CHỦ ĐỀ 4: Người tiêu dùng thông thái______ 46
Mua sắm có kế hoạch____________________ 48
Lựa chọn thực phẩm an tồn______________ 50
Đọc nhãn mác trên sản phẩm để lựa chọn
đồ dùng an toàn________________________ 52
Tạo nguồn thực phẩm an toàn____________ 54
Nhật ký hành động _______________________ 58
CHỦ ĐỀ 4: Năng lượng __________________ 60
Tắt các thiết bị điện khi khơng sử dụng_____ 62
Sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng____ 64
Sử dụng máy giặt quần áo hiệu quả________ 66
Sử dụng tủ lạnh hiệu quả_________________ 68
Sử dụng bếp hiệu quả___________________ 70
Làm mát nhà và ấm nhà theo mùa_________ 72
Sử dụng điều hòa tiết kiệm năng lượng_____ 74
Tham gia giao thông xanh________________ 76
Nhật ký hành động_______________________ 78
Cất trữ và bảo quản thuốc trong gia đình____ 94
Nhật ký hành động _____________________ 96
CHỦ ĐỀ 6: Sức khỏe_____________________ 98
Bữa ăn đủ chất dinh dưỡng______________ 100
Vận động mỗi ngày____________________ 102
Ngồi làm việc đúng tư thế_______________ 104
Mùa nào thức ấy_______________________ 106
Giải trí hợp lý_________________________ 108
Cân bằng tâm lý_______________________ 110
Khám sức khỏe định kỳ_________________ 112
Ngủ đủ giấc , đúng giờ__________________ 114
Nhật ký hành động ____________________ 116
CHỦ ĐỀ 5: Ngôi nhà an toàn_____________ 80
Sử dụng ngun liệu thiên nhiên trong
gia đình_______________________________ 82
Biết cách thốt hiểm ____________________ 84
Đảm bảo an tồn điện trong gia đình_______ 86
Phịng tránh tai nạn tại gia đình___________ 88
Hạn chế ơ nhiễm trong gia đình___________ 90
Trờng cây cảnh trong gia đình ____________ 92
6
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đơ thị
7
CHUNG TAY HÀNH ĐỘNG HƯỚNG TỚI LỐI SỐNG BỀN VỮNG!
Bạn đang tham gia chương trình Sống Xanh, Sống Khỏe
nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá của Trái Đất và
nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn và gia đình thơng qua
việc thực hiện các hành động trong 6 chủ đề: rác thải, nước,
năng lượng, tiêu dùng thông thái, ngơi nhà an tồn và sức
khỏe. Với sự trợ giúp của cuốn sách này, bạn sẽ thực hiện các
hành động nhằm thay đổi thói quen và phát huy lối sống bền
vững vì mơi trường cũng như tiết kiệm tài chính cho gia đình
và nâng cao sức khỏe cho bản thân. Lợi ích lớn nhất mà bạn
nhận được đó là sự hài lịng đối với những đóng góp của mình
để gìn giữ tài ngun và mơi trường cho các thế hệ sau.
Hàng triệu hộ gia đình ở hơn 20 nước trên thế giới đang
tham gia chương trình này. Ở Việt Nam, 660 hộ gia đình đang
tham gia chương trình. Chúng tơi hy vọng trong tương lai sẽ
có thêm nhiều hộ gia đình tham gia hơn nữa. Cảm ơn bạn đã
tham gia hành động vì sức khỏe và mơi trường hướng tới lối
sống bền vững. Mời các bạn xem tiếp các trang sau, làm theo
chỉ dẫn và chúc các bạn thành công!
Kết quả dưới đây được tổng kết từ phản hồi của 350
hộ gia đình ở Việt Nam sau khi tham gia thực hiện các
hành động trong 6 chủ đề của chương trình. Kết quả
được tính trung bình đối với 1 hộ gia đình trong 1 tháng:
- Giảm 30kg rác thải
- Giảm sử dụng 90 túi ni lông
- Giảm 2m3 nước
- Giảm 9kw điện
Số liệu nói trên phản ánh kết quả thực hiện chương trình
của 1 hộ gia đình. Con số này sẽ tăng theo cấp số nhân khi
ngày càng có nhiều người, nhiều hộ gia đình cùng tham gia
thực hiện chương trình.
8
“Trước đây tơi để nước chảy thoải mái nhưng giờ gia đình tơi
dùng nước 1 cách tiết kiệm hơn, nhờ vậy mỗi tháng tiền nước
của gia đình cũng giảm đáng kể. Điện cũng vậy, các thành viên
trong gia đình đều có ý thức tắt các thiết bị điện khơng được sử
dụng đi để tránh lãng phí khơng cần thiết”. (Nguyễn Văn Tuấn,
phường Hạ Đình)
“Sau khi tham gia chương trình, tơi có ý thức rõ hơn và đưa
ra góp ý mọi người nên tận dụng ánh sáng mặt trời vào ban
ngày thay vì việc bật đèn điện. Hơn nữa, tơi cũng hạn chế mua
những sản phẩm không rõ nguồn gốc và lên kế hoạch mua sắm
cụ thể cho gia đình”. (Nguyễn Thu Hà, phường Phúc Tân)
“Tất cả các thành viên trong gia đình tơi đều tham gia tích
cực. Tơi ln cố gắng động viên con cháu mình tham gia bởi
theo tôi, tiết kiệm trước hết cần phải được thực hiện tốt tại hộ
gia đình thì nó mới có thể phát triển và lan tỏa tốt trên quy mô
cộng đồng”. (Vương Xuân Hùng, phường Hạ Đình)
Các thành viên trong gia đình rất hăng hái tham gia đặc biệt
là cháu tôi. Cháu mới 8 tuổi nhưng đã rất có ý thức tiết kiệm
điện nước trong gia đình. (Trần Tường Cẩm, phường Giáp Bát)
“Lợi ích rất nhiều. Chúng tơi đã áp dụng được nhiều vào trong
cuộc sống gia đình: tiết kiệm điện nước, cải thiện ngơi nhà an
tồn hơn cũng như có những phương pháp để bảo vệ sức khỏe
của mình và của gia đình”. (Lê Thị Giáng Vân, phường Giáp Bát)
“Theo tơi thì ý thức tiết kiệm mà chương trình giúp các thành
viên thực hiện là quan trọng nhất. Bởi nó không chỉ tiết kiệm chi
phí sinh hoạt cho gia đình mà nó còn giúp tiết kiếm tài nguyên
cho đất nước”. (Đinh Tiến Dũng, phường Thượng Đình)
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị
9
CHỦ ĐỀ 1
Rác thải
Trong tự nhiên khơng có rác. Rác bắt đầu xuất hiện khi
có sự hiện diện của con người. Rác có mặt ở tất cả mọi nơi.
Chúng ta đang phải đối mặt với những bãi rác khổng lồ và
chịu hậu quả của sự ô nhiễm từ các bãi rác này. Rác thải sẽ
thấm xuống đất và ngấm vào các mạch nước trong lòng
đất. Đã đến lúc, chúng ta cần thay đổi quan niệm về rác.
Một phương châm mới dành cho cơng dân thế giới
sống có trách nhiệm với mơi trường là: tơi kiểm sốt được
những thứ tơi đem về nhà. Phương châm này yêu cầu
chúng ta phải suy nghĩ kĩ trước khi sử dụng hay vứt đi một
vật nào đó. Câu hỏi đặt ra “Tơi có cách nào để tái sử dụng
hoặc tái chế vật đó thay vì vứt chúng đi không?”.
Chỉ một hành động đơn giản là một hộ gia đình giảm
sử dụng 1 chiếc túi nilơng một ngày thì tổng số túi ni lơng
tiết kiệm được trong cả chương trình là 660 túi 1 ngày và
1 tháng con số này là 19.800 túi ni lông. Vậy ngay từ hôm
nay, bạn hãy bắt đầu hành động nhỏ của mình để tạo ra
tác động lớn đối với mơi trường.
Các hành động sau đây sẽ giúp bạn hạn chế được lượng
rác thải vứt đi hàng ngày, tiết kiệm tài ngun cho Trái đất
và tài chính cho gia đình đồng thời cải thiện ô nhiễm môi
trường và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt.
10
Phân loại rác để tái chế, tái sử dụng 12
Phân loại đồ dùng cũ 14
Sử dụng túi dùng nhiều lần 16
Sử dụng hộp đựng thức ăn sẵn
thân thiện với Môi trường 18
Sử dụng khăn vải thay khăn giấy 20
Tái sử dụng giấy đã viết một mặt 22
Tham gia vệ sinh khu dân cư 24
Nhật ký hành động 26
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đơ thị
11
Phân loại rác để tái chế, tái sử
dụng
Tại sao cần hành động?
Mỗi ngày, người dân Hà Nội thải ra hơn 2.700 tấn
rác thải, trong đó, chỉ có 60
tấn rác thải vơ cơ. Nếu như
các gia đình đều có ý thức và
thực hiện việc phân loại rác
tại hộ gia đình thì sẽ rất thuận
tiện cho việc tái chế, tái sử
dụng nguồn tài nguyên này.
Các bước thực hiện:
Lên kế hoạch cho việc phân
loại rác sinh hoạt tại gia đình,
đưa ra danh sách các nhóm
phế liệu nên thu gom:
»» Thủy tinh có thể tái
chế
»» Các loại thủy tinh
khác
»» Giấy báo và bìa
»» Lon nước giải khát
»» Phế thải bằng kim
-
12
loại
»»
Rác thải độc hại (hóa chất, phin, ắc quy, chất độc…)
»»
Tự làm hoặc mua thùng rác để đựng các loại rác
khác nhau trong gia đình: Rác vơ cơ, rác hữu cơ
và rác có thể tái chế. Đồng thời nên bàn bạc với
các thành viên trong gia đình và hướng dẫn cách
phân loại rác và vị trí đặt các thùng rác trong gia
đình mình.
»»
Thu gom tất cả mọi thứ có thể tái chế, tái sử dụng
bao gồm cả rác thải hữu cơ để làm phân ủ
- Nếu bạn ở nông thôn, thức ăn thừa là nguồn thức ăn rất
tốt cho vật nuôi trong gia đình. Còn nếu bạn ở thành phố
bạn có thể cho hàng xóm hoặc bạn bè đồ ăn thừa làm
thức ăn cho vật ni.
- Bạn có thể thu gom rác tái chế và bán lại cho đồng nát.
Nguồn lực cần thiết
- Thùng rác và bút đánh dấu để phân loại rác
Thời gian cần thiết
- 10 phút để thảo luận với gia đình
về việc phân loại rác
- 30 giây trước khi vứt rác để phân
loại và xác định bỏ rác vào thùng
nào
Lợi ích
- Tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua
việc phân loại rác thải tại hộ gia đình
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đơ thị
13
Phân loại đồ dùng cũ
Tại sao cần hành đợng?
Việc tái sử dụng lại đồ dùng cũ sẽ hạn chế được việc
khai thác tài nguyên thiên nhiên và tiết kiệm chi phí cho
gia đình bạn. Nếu bạn khơng có nhu cầu sử dụng lại những
đồ dùng đó, bạn có thể đem cho hoặc tặng người khác vì
thành ngữ Việt Nam đã có câu “cũ người, mới ta”.
Các bước thực hiện
- Dọn dẹp nhà cửa để tìm ra
các đồ đạc ít sử dụng hoặc
khơng sử dụng nữa (vật
dụng trong gia đình, quần
áo, giầy dép…)
- Phân những đồ dùng cũ
thành 3 loại:
»» Những đồ dùng
có thể sửa chữa và tiếp tục
sử dụng
»» Những đồ vật cịn
dùng được nhưng khơng
phù hợp với gia đình bạn
»» Những đồ vật đã
hỏng hoàn toàn
14
- Đem đi sửa hoặc tự sửa chữa
những đồ dùng muốn tiếp tục
sử dụng.
- Sử dụng đồ dùng cũ vào
những mục đích khác (sử
dụng quần áo cũ hoặc rách
làm khăn lau bàn, lau nhà…)
- Đem cho hoặc tặng các đồ vật cũ (mang về quê, đem
tặng các tổ chức từ thiện…)
- Những đồ vật đã hỏng hoàn toàn hãy phân loại để tái
chế (nếu có thể)
Ng̀n lực cần thiết
- Quyết tâm loại bỏ những đồ dùng khơng cịn dùng
nữa
Thời gian cần thiết
- 120 phút để dọn dẹp nhà cửa
- 30 phút phân loại đồ đạc cũ
Lợi ích
- Tạo ra khơng gian sạch sẽ, thống mát cho ngôi nhà
của bạn
- Bảo vệ môi trường
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đơ thị
15
Sử dụng túi dùng nhiều lần
Tại sao cần hành đợng?
Trung bình mỗi ngày các hộ gia đình tại Hà Nội sử
dụng từ 5- 10 túi ni lông. Bạn nên hạn chế sử dụng túi
nilông khi mua hàng vì chúng có thể tồn tại trong tự nhiên
hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Đồng thời sử dụng
túi nilông để đựng thực phẩm sẽ ảnh không tốt đối với
sức khoẻ. Mỗi khi bạn sử dụng túi nhiều lần để đi chợ thay
vì dùng túi ni lơng, bạn đã góp phần bảo vệ mơi trường
và bảo vệ sức khỏe của chính gia
đình bạn.
Các bước thực hiện
- Thu thập tất cả các túi xách hoặc
làn, giỏ trong gia đình bạn
- Đặt chúng tại nơi gần cửa ra
vào để nhớ mang theo khi bạn đi
mua hàng
- Mỗi khi người bán hàng sử dụng
túi nilông để đựng đồ, hãy nói:
16
“Cảm ơn, tơi đã có túi rồi”
Ng̀n lực cần thiết
- Túi vải hoặc làn (giỏ) nhựa
Thời gian cần thiết:
- Vài giây để nhớ mang theo túi hoặc làn (giỏ) khi đi
mua hàng
Lợi ích
- Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu để sản xuất túi ni
lông và giảm thiểu lượng túi ni lơng thải ra ngồi mơi
trường
- Giảm bớt các tác hại do túi ni lông bị vứt ra ngồi mơi
trường
-
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đơ thị
17
Sử dụng hộp đựng thức ăn sẵn
Tại sao cần hành động?
Hàng ngày tại các quán ăn, hàng trăm hộp xốp,
túi ni lông được sử dụng để đựng thức ăn sẵn cho khách
hàng mang về. Hộp xốp và túi ni lông phải mất hàng trăm
năm, thậm chí không phân hủy được trong mơi trường tự
nhiên, chúng cũng có ảnh hưởng khơng tốt đối với sức
khoẻ của chúng ta. Nếu mỗi gia đình sử dụng hộp nhựa
hoặc cặp lồng để đi mua thức ăn chín hoặc mang thức ăn
thừa ở nhà hàng về thay vì dùng hộp xốp hoặc túi ni lơng
sẽ giảm được lượng rác thải đáng kể ra môi trường, đồng
thời đảm bảo sức khoẻ cho chính
chúng ta.
Các bước thực hiện
- Thu thập các hộp nhựa trong gia
đình hoặc mua hộp nhựa, cặp lồng
mới
- Mỗi lần đi mua đồ ăn sẵn (phở,
bún, cháo, thực phẩm chín…) bạn
hãy mang theo và đựng thức ăn
vào hợp nhựa hoặc cặp lồng thay vì
sử dụng hộp xốp hoặc túi ni lông
- Thưởng thức món ăn ngon cùng
với gia đình bạn
18
Nguồn lực cần thiết
- Cặp lồng hoặc các hộp nhựa
Thời gian cần thiết:
- 30 giây trước khi ra khỏi nhà đi mua
đồ ăn để lấy cặp lồng hoặc hộp nhựa
mang theo
Lợi ích
- Giảm lượng lớn rác thải tại các bãi
rác từ hộp xốp, túi ni lơng
- Tạo ra những bữa ăn ngon và an
tồn cùng gia đình thay vì lo lắng về
hộp xốp và túi ni lơng
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đơ thị
19
Sử dụng khăn vải thay khăn giấy
Tại sao cần hành động?
Giấy ăn là một vật dụng phổ biến và thuận tiện được
mọi người sử dụng hàng ngày. Để sản xuất ra giấy ăn lấy
đi của thiên nhiên bao nhiêu cây xanh Sử dụng khăn vải
thay cho giấy ăn là một biện pháp hiệu quả để tiết kiệm
chi phí và bảo vệ môi trường.
Các bước thực hiện
- Thay thế việc sử dụng giấy ăn bằng
cách sử dụng khăn vải hoặc khăn mùi
xoa
- Sử dụng khăn lau bát thay vì sử dụng
giấy ăn (chú ý: giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
khăn lau bát, thường xuyên giặt và phơi
khô để tránh vi khuẩn)
- Trước mỗi bữa ăn đặt khăn ăn trên bàn
để các thành viên trong gia đình có thể
sử dụng được
- Sau bữa ăn, giặt khăn mặt, khăn lau bát
bằng xà phòng và phơi khô
20
Nguồn lực cần thiết
- Khăn mặt, khăn mùi xoa, khăn lau
bát
Thời gian cần thiết
- 5 phút lau khô bát đĩa bằng khăn
sạch
- 2 phút trước mỗi bữa ăn đặt khăn
mặt trên bàn ăn để mọi người sử
dụng
- 5 phút sau bữa cơm giặt sạch khăn
lau bát, khăn mặt
Lợi ích
- Tiết kiệm chi phí cho gia đình
- Tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng
để sản xuất giấy ăn
- Bảo vệ môi trường và hạn chế số
cây xanh bị chặt phá để làm nguyên
liệu sản xuất giấy ăn
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đơ thị
21
Tái sử dụng giấy đã viết một
mặt
Tại sao cần hành động?
Quá trình sản xuất ra giấy tốn năng lượng, gỗ rừng
bị khai thác để làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sản
xuất giấy khiến cho diện tích rừng trên thế giới bị giảm
đi rất nhiều trong những năm qua. Để sản xuất một tấn
bột giấy cần đến 5m³ gỗ, tương đương với 17 cây xanh
và 100m³ nước trong khi tỉ lệ thu hồi giấy để tái chế ở
Việt Nam chỉ là 25%.
Các gia đình thường có nhiều giấy tờ chỉ in một
mặt, các tờ quảng cáo, sổ viết, vở chưa dùng hết… Nếu
mỗi gia đình sử dụng giấy hiệu quả bằng cách sử dụng
cả hai mặt giấy sẽ làm giảm
đi đáng kể lượng giấy thải ra
môi trường và hạn chế được
việc đốn hạ nhiều cây xanh
để sản xuất ra giấy mới.
Các bước thực hiện
Thu gom và phân loại các
loại giấy trong gia đình (Giấy
một mặt, sổ, vở chưa dùng
hết, lịch, tờ rơi quảng cáo…)
-
22
- Sắp xếp các loại giấy vào trong
hộp hoặc đóng thành quyển
giấy nháp
- Đặt các hộp đựng giấy tái sử
dụng ở những vị trí thuận tiện
(bàn học, bàn làm việc) hoặc
tặng lại các quyển giấy nháp
cho các em học sinh.
Nguồn lực cần thiết
- Giấy thừa
- Hộp đựng giấy, kéo, ghim
Thời gian cần thiết
- 15 phút mỗi tuần thu gom và
phân loại giấy
- 10 phút để đóng thành một
quyển nháp hoặc quyển sổ ghi
chép
Lợi ích
- Tiết kiệm điện, nước sản xuất ra giấy mới
- Bảo vệ cây xanh không bị chặt phá làm nguyên liệu
sản xuất
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đơ thị
23
Tham gia vệ sinh khu dân cư
Tại sao cần hành đợng?
Hầu như ở bất cứ nơi nào bạn cũng có thể nhìn
thấy rác như các chai lọ cũ, đầu lọc thuốc lá, giấy gói,
túi ni lơng…Mọi người thường xả rác ra nơi công cộng
mà không nghĩ tới hậu quả của hành động đó đã gây ơ
nhiễm mơi trường. Khi bạn và những người hàng xóm bắt
tay vào dọn dẹp, bạn đã góp phần làm đẹp cảnh quan
mơi trường.
Các bước thực hiện
- Cùng cam kết với các
thành viên của Nhóm Sống
Xanh không thải rác ra nơi
công cộng
- Thảo luận với các thành
viên của Nhóm Sống Xanh
về lịch dọn vệ sinh nơi cơng
cộng
- Cùng các thành viên
Nhóm Sống Xanh dọn vệ
sinh, thu gom rác thải và
phân loại rác thải
24
Nguồn lực cần thiết
- Găng tay, bao tải và xẻng xúc rác, chổi
Thời gian cần thiết
- 2 - 3 tiếng mỗi tuần
Lợi ích
- Làm đẹp cảnh quan khu dân cư
- Truyền thơng điệp tích cực về bảo vệ mơi trường đến
các gia đình
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đơ thị
25
Nhật ký hành động chủ đề Rác thải
Hành động
1. Thu gom và phân loại rác tái
chế (báo cũ, thủy tinh, kim loại,
nhựa…….)
2. Phân loại đồ dùng cũ để sửa
chữa, cho hoặc tặng
3. Sử dụng làn hoặc túi dùng nhiều
lần để đi mua sắm
4. Sử dụng cặp lồng hoặc hộp
nhựa để đựng thức ăn sẵn (phở,
bún, cháo…)
5. Sử dụng cả hai mặt giấy
6. Sử dụng khăn vải thay cho khăn
giấy
7. Tham gia vệ sinh khu dân cư
26
Tơi đăng
kí hành
động
Thảo luận
với gia đình
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đơ thị
27
CHỦ ĐỀ 2
Nước
Nước là tài sản q giá của chúng ta trên hành tinh này; ¾ diện
tích của Trái đất được nước bao phủ nhưng chủ yếu là nước mặn.
Nước cũng chiếm 70% trọng lượng cơ thể chúng ta. Nước là thứ
cần thiết đầu tiên chúng ta truyền lại cho các thế hệ sau để giúp
con cháu chúng ta tồn tại được. Để kiểm soát được nguồn tài
nguyên quý giá này đòi hỏi chúng ta phải sử dụng nước hợp lý và
tiết kiệm.
Hiện nay, sự lãng phí nước và việc làm ơ nhiễm nguồn nước
trong lịng đất đang gây tác động xấu đến nguồn nước.
Việc sử dụng nước lãng phí của chúng ta cũng gây tác hại không
tốt đến môi trường thậm chí ở cả những nơi nguồn cung cấp
nước rồi dào. Nước trong lòng đất sinh ra đang dần dần không đủ
đáp ứng nhu cầu của con người.
Nếu chúng ta tiết kiệm nước, chúng ta sẽ giảm được lượng
nước tiêu thụ và tiết kiệm được tiền chi trả hoá đơn nước. Hơn
thế nữa, tiết kiệm nước là chúng ta đang tiết kiệm tài nguyên quý
giá và để lại sự sống cho thế hệ con cháu của chúng ta.
Khi tham gia vào chương trình, bằng việc sử dụng nước hợp lý
hơn, mỗi hộ chỉ cần tiết kiệm được 1m3 nước/tháng thì tổng số
nước của 660 hộ tiết kiệm được là 660m3 nước và cứ như vậy, 1
năm chúng ta đã tiết kiệm được lượng nước đủ để lấp đầy một
hồ lớn.
28
Xét nghiệm nguồn nước sinh hoạt 30
Xử lý nguồn nước sinh hoạt 32
Xử lý rò rỉ trong hệ thống nước sinh hoạt 34
Giảm lượng nước xả bồn cầu 36
Giảm lượng nước sử dụng khi vệ sinh cá nhân 38
Giảm lượng nước sử dụng để rửa bát đóa 40
Tiết kiệm nước khi tưới cây 42
Nhật ký hành động 44
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đơ thị
29
Xét nghiệm nguồn nước sinh hoạt
Tại sao cần hành đợng?
Nước đem lại sự sống nhưng cũng có thể là nguyên
nhân gây ra bệnh tật cho con người. Để bảo vệ sức khoẻ
của mình, bạn cần biết nguồn nước sinh hoạt của nhà mình
bắt ng̀n từ đâu và chất lượng của nguồn nước đó.
Các bước thực hiện
- Kiểm tra, tìm hiểu thông tin
về nguồn nước nhà bạn
- Lấy mẫu nước của nhà bạn
vào trong một chai sạch (xúc
rửa sạch 3 lần bằng nguồn
nước bạn định mang đi xét
nghiệm)
- Chọn các cơ sở xét nghiệm
uy tín để mang mẫu nước
nhà mình đến xét nghiệm
- Lấy kết quả xét nghiệm
nước tại các cơ sở trên và
chia sẻ cho các thành viên
trong Nhóm Sống Xanh của
mình
Thơng tin về chất cần xét
nghiệm và nơi xét nghiệm mời tham khảo tài liệu Sống
Xanh, Sống Khỏe
30
Nguồn lực cần thiết
- Chai sạch (ví dụ như chai đựng nước khống)
- Chi phí để xét nghiệm nước
Thời gian cần thiết
- 5 phút để lấy mẫu nước tại nhà bạn
- Thời gian đến các trung tâm xét nghiệm nước để thử
chất lượng nước của nhà mình
Lợi ích
- Bảo vệ gia đình bạn khỏi các bệnh liên quan đến
nguồn nước
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đơ thị
31
Xử lý nguồn nước sinh hoạt
Tại sao cần hành đợng?
Nước được sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống
hàng ngày tại mỗi gia đình vì vậy nếu chất lượng nước
sinh hoạt của nhà bạn khơng sạch sẽ tích tụ các chất độc
hại ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn. Thực hiện
các biện pháp xử lý nước sẽ giúp bảo đảm về chất lượng
nguồn nước sinh hoạt của gia đình bạn.
Các bước thực hiện
- Bạn hãy kiểm tra kết quả
xét nghiệm nguồn nước của
nhà mình để biết được thành
phần nào vượt quá tiêu chuẩn
cho phép
- Cùng với Nhóm Sống Xanh
của mình nghiên cứu và tìm
kiếm những giải pháp để loại
bỏ hoặc giảm nồng độ của
các chất độc hại trong nguồn
nước sinh hoạt thơng qua
báo chí, Internet và cuốn Cẩm
nang Sống Xanh
- Liên hệ với Trung tâm Hành
động vì Sự phát triển Đơ thị
32
để chúng tơi hỗ trợ tìm chun gia giúp các hộ gia đình
cải thiện được chất lượng nguồn nước
- Thực hiện các phương pháp cải thiện chất lượng nước
sinh hoạt tại gia đình bạn
Nguồn lực cần thiết
- Báo chí, internet
- Chi phí để thau bể và mua bình lọc nước (nếu cần
thiết)
Thời gian cần thiết
- Thời gian để thảo luận và tìm kiếm những giải pháp
cùng với Nhóm Sống Xanh của mình
- Thời gian để được các chuyên gia về xử lý nguồn
nước sinh hoạt tư vấn
- Thau sạch bể nước và vệ sinh máy lọc nước định kỳ
Lợi ích
- Bảo vệ gia đình bạn khỏi những nguy cơ bị nhiễm
bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đơ thị
33
Xử lý rò rỉ trong hệ thống nước
sinh hoạt
Tại sao cần hành động?
Nước là nguồn tài nguyên quý giá, đảm bảo sự sống
của con người trên hành tinh này. Để nước rị rỉ là lãng
phí nguồn tài ngun nước và
tăng chi phí nước sinh hoạt
hàng tháng tại các hộ gia đình.
Các bước thực hiện
- Kiểm tra các đường ớng nước,
các thiết bị trong phòng vệ sinh
(toa lét, vòi nước,vòi hoa sen…)
để tìm ra các chỗ rị rỉ
- Rò rỉ nước ở bồn cầu rất khó
nhận biết bằng mắt thường. Có
một mẹo nhỏ là bạn có thể sử
dụng màu thực phẩm nhỏ vào trong bình chứa nước của
bồn cầu. Để trong vòng nửa tiếng nếu thấy nước trong
bồn cầu đổi màu thì bồn cầu nhà bạn đã bị rò rỉ nước.
- Lên kế hoạch sửa chữa hoặc thay mới các thiết bị bị
hỏng, rò rỉ
34
- Gọi thợ sửa chữa hoặc đi mua các thiết bị thay thế
trong hệ thống nước
Nguồn lực cần thiết
- Tuốc nơ vít, cờ lê, màu thực phẩm
- Chi phí để thay mới hoặc sửa chữa các thiết bị
Thời gian cần thiết
- 60 -120 phút để kiểm tra toàn bộ hệ thống nước
- 10 phút để gọi thợ
- 120 phút để sửa chữa và thay thế các đoạn ống
nước, vịi nước bị rị rỉ
Lợi ích
- Tránh lãng phí tài nguyên nước
- Tiết kiệm tiền bạc cho gia đình bạn
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đơ thị
35
Giảm lượng nước xả bồn cầu
Tại sao cần hành đợng?
Các bình nước ở bồn cầu chứa khoảng 6 lít nước
nhưng lần xả chúng ta chỉ cần ½ lượng nước đó. Nếu
như chúng ta thực hiện hành động đơn giản dưới đây,
mỗi ngày gia đình của chúng ta sẽ giảm thiểu ít nhất 80
lít nước.
Các bước thực hiện
-Nếu gia đình bạn có điều kiện
hãy sử dụng bồn cầu tiết kiệm
nước và chỉ xả ở chế độ 6 lít khi
cần thiết
-Nếu bạn có bồn cầu cũ hoặc
không có chế độ tiết kiệm nước,
bạn có thể tham khảo các cách
sau đây để giảm lượng nước sử
dụng :
o Đặt một chai nước khoáng
(lavie, vital…) 0.5 lít chứa đầy
nước hoặc sỏi cho vào trong
bình chứa nước của bồn cầu
o Hạ van phao trong bình
chứa nước của bồn cầu xuống
36
mức xả phù hợp
Nguồn lực cần thiết
- Chai nước hoặc tuốc nơ vít để
hạ van phao
Thời gian cần thiết
- Vài phút để đặt một chai nước
hoặc hạ van phao xuống mức
nước thích hợp của nhà mình
Lợi ích
- Tiết kiệm tài nguyên nước
- Tiết kiệm chi phí cho gia đình
bạn
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đơ thị
37
Giảm lượng nước sử dụng khi vệ
sinh cá nhân
Tại sao cần hành động?
Trong khi bạn rửa mặt, đánh răng hoặc cạo râu,
bạn có để nước chảy liên tục không? Nếu để vòi nước
chảy liên tục như vậy khi rửa mặt và đánh răng trong
3 phút buổi sáng và 3 phút buổi tối bạn đã dùng hết
40 lít nước 1 ngày. Còn nếu cạo râu, bạn sẽ dùng hết
khoảng 36 lít nước 1 ngày. Bạn có thể để ý đến việc sử
dụng nước khi vệ sinh cá nhân và tiết kiệm tài nguyên
nước quý giá.
Thời gian cần thiết
- 5-10 phút
Nguồn lực cần thiết
Một chiếc cốc đựng nước,
chậu rửa mặt, chậu tắm
Lợi ích
- Tiết kiệm 40% lượng nước dùng cho việc vệ sinh cá nhân
Các bước thực hiện
- Khi làm vệ sinh cá nhân (rửa mặt, đánh răng, cạo râu,
tắm…) nên tắt nước khi không cần thiết
- Trang bị các đồ dùng cần thiết trong nhà tắm (chậu
nhỏ để rửa mặt, cốc đánh răng, chậu tắm)
38
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị
39
Giảm lượng nước sử dụng để
rửa bát đóa
Tại sao cần hành động?
Khi bạn để nước chảy liên tục trong 10 phút
rửa bát bằng tay, bạn sẽ tiêu tốn khoảng 60 lít nước.
Nước là tài nguyên quý giá, nếu bạn hạn chế được
lượng nước để rửa bát là bạn đã tiết kiệm được tài
nguyên của Trái Đất.
Các bước thực
hiện
- Rửa bát trong chậu:
»»
Đổ nước vào đầy
chậu hoặc bồn rửa
bát. Hòa nước rửa bát
vào chậu. Cho bát vào
ngâm. Rửa bát
»»
Cho bát ra, đổ
nước đó đi và hứng
1 chậu nước khác để
tráng bát hoặc cho
bát sang ngăn còn lại
nếu rửa bát bằng bồn
2 ngăn. Nếu bạn thấy
40
bát vẫn chưa sạch, có thể lặp
lại quá trình tráng bát 1 lần nữa
trước khi úp bát
Thời gian cần thiết
- 5-10 phút
Nguồn lực cần thiết
- Chậu nước hoặc bồn rửa bát
có ngăn, nước rửa bát
Lợi ích
- Tiết kiệm khoảng 16 lít mỗi lần
rửa
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị
41
Tiết kiệm nước khi tưới cây
Tại sao cần hành đợng?
Một khu vườn đẹp cần sự chăm sóc kĩ lưỡng của
chủ nhân cũng như cần một lượng nước đủ để cây có thể
phát triển tốt. Bạn có thể chăm sóc khu vườn của mình
thêm đẹp đồng thời cũng sử dụng hợp lý tài nguyên nước
của Trái Đất.
Các bước thực hiện
- Tưới nước vào lúc sáng sớm hoặc
chiều muộn để tránh bốc hơi nước
vào những ngày nóng. Đồng thời,
khơng nên tưới nước vào lúc trời trở
gió, vì gió sẽ làm tăng khả năng bốc
hơi của nước và làm tạt nước
- Bạn nên sử dụng bình tước nước (có
thể tận dụng chai đựng nước uống
bằng nhựa và đục lỗ trên nắp) hoặc
vòi phun tia nước để nước thấm đều
vào đất và trên cây, đồng thời giảm
lượng nước lãng phí
- Phủ đất vườn bằng lớp phủ hữu cơ
như vỏ bào hoặc cỏ để giữ ẩm cho đất
- Bất cứ khi nào có thể, bạn hãy trồng
42
những loại cây không ưa nước và không cần chăm sóc
nhiều
- Hứng nước mưa hoặc dùng nước rửa rau, vo gạo để
tưới cây
Chú ý: để tiết kiệm tối đa nước dùng để tưới cây,
bạn có thể tích nước mưa, nước rửa rau và vo gạo
vào các chậu, thùng.
Thời gian cần thiết
- Nửa tiếng hoặc hơn (phụ thuộc vào diện tích vườn)
phủ đất và thời gian mỗi ngày để tưới cây
Nguồn lực cần thiết
- Nước đã sử dụng, cây, vỏ bào, trấu hoặc cỏ
Lợi ích
- Tiết kiệm được 50% lượng nước so với cách thơng
thường
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị
43
Nhật ký hành động chủ đề Nước
Hành động
Thảo luận
với gia đình
Tơi đăng kí
hành động
5. Dùng xơ, chậu dự trữ nước để giội
nhà vệ sinh
6. Khố vịi nước khi khơng cần thiết
lúc vệ sinh cá nhân: đánh răng, rửa
mặt…
1. Mang mẫu nước đi kiểm tra
2. Xử lý chất lượng nước sinh hoạt
3. Xử lý rò rỉ nước
4. Cải tiến bồn cầu để giảm lượng
nước xả khi đi vệ sinh
7. Gom bát rửa 1 đợt sau bữa ăn
8. Dùng chậu hứng nước để rửa bát
thay vì rửa trực tiếp dưới vịi nước
9. Tưới cây vào sáng sớm hoặc chiều
tối để tránh bốc hơi nước
10. Dùng nước tái sử dụng (nước rửa
rau, vo gạo) để tưới cây
44
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị
45
CHỦ ĐỀ 3
Người tiêu dùng
thông thái
Chúng ta gặp rất nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận với các
loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Chúng ta có thể thoải mái
sử dụng những sản phẩm và dịch vụ mà chúng ta muốn. Tuy
nhiên, chúng ta cần cân nhắc điều này vì hàng hóa chúng ta sử
dụng được làm từ tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài nguyên
này đang dần bị cạn kiệt. Rất nhiều người trong chúng ta đang
đơn giản hóa cuộc sống của mình và cố gắng sử dụng tài ngun
thiên nhiên ít nhất có thể. Nhiều người đã bắt đầu thay đổi lối
sống của mình để sống bền vững hơn.
Một lần nữa những người sống có trách nhiệm với các nguồn
tài nguyên của trái đất đưa ra các nguyên tắc tiêu dùng bền
vững. Điều đầu tiên cần làm chính là “suy nghĩ”. Trước khi mua
một sản phẩm nào đó chúng ta nên tự đặt câu hỏi: “tại sao mình
lại mua sản phẩm này? Có cách nào để khơng phải sử dụng
nguồn tài nguyên của trái đất không?” Khi mua bất kì sản phẩm
nào, chúng ta cũng nên tìm hiểu xem sản phẩm đó có an tồn
khơng; sản phẩm đó được sản xuất và đóng gói theo hướng
thân thiện với môi trường không. Khi chúng ta sử dụng xong
sản phẩm, chúng ta nên nghĩ cách tái chế chúng.Trong phần
này, bạn sẽ được hướng dẫn để thực hiện lối sống của một
người tiêu dùng thơng thái.
46
Mua sắm có kế hoạch 48
Lựa chọn thực phẩm an toàn 50
Đọc nhãn mác trên sản phẩm
để lựa chọn đồ dùng an toàn 52
Tạo nguồn thực phẩm an toàn 54
Nhật ký hành động 58
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đơ thị
47
Mua sắm có kế hoạch
Tại sao cần hành đợng?
Bạn đã bao giờ mua một vật nào đó rồi sau
đó vài tuần bạn lại tự hỏi mình: tại sao mình lại mua
nó? Bất cứ khi nào bạn mua hàng bạn đã sử dụng tài
nguyên của Trái Đất. Mua sắm hợp lý giúp tiết kiệm
tài chính và hạn chế việc thải rác ra mơi trường sau
này khi bạn khơng thích sử dụng đồ vật đó nữa.
Các bước thực
hiện
Trước khi đi mua
sắm hãy lấy một mẩu
giấy nhỏ và ghi lại các
sản phẩm cần mua và
ước tính chi phí
Đi mua hàng và
mang theo danh
sách đó cùng với một
khồn tiền vừa phải.
Điều này sẽ giúp bạn
tiết kiệm thời gian tìm kiếm và quyết định mua sản
phẩm đồng thời hạn chế mua những sản phẩm
không cần thiết hoặc thừa
48
Thời gian cần thiết
- Vài phút để cân nhắc lý do mua sắm
- 10- 15 phút để lên danh sách các sản phẩm cần
mua
Nguồn lực cần thiết
- Giấy, bút
Lợi ích
- Tiết kiệm tiền và hạn chế được sử dụng tài nguyên
của Trái Đất
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị
49