Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Xây dựng và thử nghiệm áp dụng chỉ số xếp hạng bền vững môi trường đối với các địa phương và các ngành nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 127 trang )


Trung tâm Quan trắc môi trờng







Báo cáo tổng kết đề tài:

Xây dựng và thử nghiệm áp dụng chỉ số xếp hạng
bền vững môi trờng đối với các địa phơng
và các ngành nghề


CNđt: Nguyễn Văn Thùy












8816


Hà nội 2011

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

STT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
1. TS. Hoàng Dương Tùng Trung tâm Quan trắc môi trường
2. ThS. Lê Hoàng Anh Trung tâm Quan trắc môi trường
3. CN. Nghiêm Thị Hoàng Anh Trung tâm Quan trắc môi trường
4. CN. Ngô Thị Thu Hiền Đại học Thăng Long
5. Ks. Phạm Quang Hiếu Trung tâm Quan trắc môi trường
6. ThS. Nguyễn Thành Lam Tổng cục Môi trường
7. CN. Vương Như Luận Trung tâm Quan trắc môi trường
8. CN. Phan Thị Nhung Trung tâm Quan trắc môi trường
9. CN. Nguyễn Thanh Tùng Tổng cục Môi trường
10. CN. Lương Thị Thanh Vân Trung tâm Quan trắc môi trường






















Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 2
MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4
MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết của đề tài 6
2. Mục đích nghiên cứu 7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 7
4. Phạm vi, giới hạn của đề tài 8
5. Phương pháp nghiên cứu 8
PHẦN 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ BỀN
VỮNG MÔI TRƯỜNG 10
1. Một số vấn đề về phát triển bền vững 10
1.1. Định nghĩa về phát triển bền vững 10
1.2. Một số nguyên tắc phát triển bền vững cơ bản 11
2. Khái niệm về bề
n vững môi trường 13
3. Một số vấn đề về xây dựng chỉ số bền vững môi trường 18
3.1. Sự cần thiết xây dựng chỉ số bền vững môi trường 18
3.2. Phương pháp tiếp cận của đại học Yale 22
3.3. Một số đặc điểm của chỉ số bền vững môi trường 28
4. Tổng quan về tình hình xây dựng, ứng d

ụng chỉ số bền vững môi trường
trên thế giới 31
4.1. Kinh nghiệm của một số nước, tổ chức quốc tế 31
4.2. Tổng quan về phương pháp tính toán chỉ số bền vững môi trường 35
5. Tình hình xây dựng các chỉ số, chỉ thị về môi trường ở nước ta 36
5.1. Tổng quan về tình hình xây dựng các chỉ thị, chỉ số môi trường 36
5.2. Thực trạ
ng áp dụng các chỉ số môi trường 39
PHẦN 2. ĐỀ XUẤT BỘ CHỈ THỊ VÀ TÍNH TOÁN CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG CHO CÁC TỈNH VÀ NGÀNH Ở NƯỚC TA 44
1. Quan điểm, nguyên tắc và yêu cầu đối với chỉ số 44
1.1. Quan điểm 44
1.2. Nguyên tắc 44
1.3. Yêu cầu đối với các chỉ thị, thông số 45
1.4. Việc lựa chọ
n các thông số 46
2. Vấn đề môi trường các tỉnh 46
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 3
2.1. Một số vấn đề môi trường và công tác quản lý môi trường ở các tỉnh . 46
2.2. Môi trường và quản lý môi trường ở một số ngành, lĩnh vực 48
3. Đề xuất bộ chỉ thị và các thông số để xây dựng chỉ số bền vững môi trường
cho các tỉnh và ngành 52
3.1. Phương pháp tiếp cận lựa chọn 52
3.2. Quy trình lựa chọn 52
3.3. Lựa chọn các thông số, ch
ỉ thị và xây dựng chỉ số cho tỉnh 53
3.4. Lựa chọn các thông số, chỉ thị và xây dựng chỉ số cho ngành 59
4. Xây dựng phương pháp tính điểm chỉ số bền vững môi trường cho tỉnh 61
4.1. Mô hình đề xuất 61

4.2. Phương pháp tính toán 62
5. Áp dụng thử nghiệm tính chỉ số bền vững môi trường cho địa phương 70
6. Một số phân tích, nhận xét đánh giá 79
7. Tính điểm chỉ số bền vững môi trường cho ngành 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Phụ lục 1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN TÍNH TOÁN CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG 90
Phụ lục 2. DANH SÁCH CÁC CHỈ THỊ VÀ THÔNG SỐ ĐỂ XÂY DỰNG
CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA (ESI 2005), ĐẠI HỌC
YALE 119
Phụ lụ
c 3. CÁC BẢNG MÔ TẢ CÁC BIẾN SỐ ĐỂ XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ
VÀ CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI 2005, ĐẠI HỌC YALE 123


Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ANQP An ninh Quốc phòng
BPNN Bình phương nhỏ nhất
BVMT Bảo vệ môi trường
(CSD/UN) (Cousil on Sustainable Development/ United Nations)
Ủy ban về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc
CNH Công nghiệp hóa
CNTT Công nghệ thông tin
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
ESI (Environmental Sustainability Index): Chỉ số bền vững môi trường
ESIVN Chỉ số bền vững môi trường Việt Nam

GTVT Giao thông vận tải
HĐH Hiện đại hóa
KT-XH Kinh tế - Xã hội
LHQ Liên Hợp Quốc
PTBV Phát triển bền vững
QTMT Quan trắc môi trường
TN&MT Tài nguyên và môi trường


Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 5
MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

- Chỉ số (Index) : Là giá trị tích hợp đánh giá sự biến đổi về tài nguyên
và môi trường được tính toán từ một số các chỉ thị.
- Chỉ thị (Indicator): Là giá trị đánh giá sự biến đổi về tài nguyên và
môi trường được tính toán từ các thông số (parameters) hay biến số
(variables).
- Thông số/Biến số (Parameter/variable): Là các số đo
đạc thực tế hoặc
tính toán từ hiện trạng hoặc dự báo xu thế diễn biến về tài nguyên và
môi trường, mà từ đó sẽ tính toán ra các chỉ thị, rồi từ các chỉ thị
(indicator) sẽ tiếp tục tính toán ra các chỉ số (index) theo thuật toán tích
hợp trung bình cộng - trừ đa cấp có hay không có trọng số của các
thông số/biến số và chỉ thị.




























Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 6
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1992, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và phát triển, diễn ra
từ ngày 03/6 đến ngày 14/6 tại Rio De Janeiro (Braxin), đã khẳng định vai trò
quan trọng của các chỉ thị (indicators) và các chỉ số (indices) phát triển bền vững

trong việc hỗ trợ các nước xây dựng các chính sách liên quan đến phát triển bền
vững (PTBV). Sau đó điều này đã được thể hiện rõ nét trong các hoạt động
thường niên của Hội đồng PTBV thế giớ
i thuộc Liên Hợp Quốc (CSD/UN) - cơ
quan có trách nhiệm xây dựng và đưa ra các khuyến cáo, khuyến nghị trong việc
ứng dụng, triển khai Bộ các chỉ thị, chỉ số PTBV tại các quốc gia thành viên. Có
thể quan niệm đây là hệ thống các tiêu chí đánh giá về PTBV cần được nghiên
cứu và xây dựng để làm căn cứ pháp lý tin cậy cho việc phân tích, đánh giá và
đưa ra các chính sách, quyết định PTBV phù hợp trong thực tiễn.
Nhìn chung, trong hệ thống thông tin về môi trường, các ch
ỉ thị và chỉ số
có thể cung cấp chỉ dẫn cho việc phân tích tổng hợp và ra quyết định. Các chỉ thị
và chỉ số môi trường cũng hỗ trợ hiệu quả cho việc đo lường và định hướng mục
tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Có thể coi hệ thống các chỉ thị và
chỉ số đánh giá tính bền vững về môi trường là số liệ
u phân tích cụ thể giúp cho
việc so sánh và đánh giá mức độ bền vững về môi trường trong thực tiễn. Vì
vậy, ngành môi trường cần thiết phải nghiên cứu và xây dựng hệ thống các chỉ
thị và chỉ số bền vững của riêng ngành mình nhằm xây dựng các chính sách, tổ
chức quản lý và đưa ra các quyết định phù hợp với chiến lược PTBV chung của
đất nước.
Kể từ năm 1998 chúng ta đã dành nhữ
ng quan tâm không nhỏ cho việc
nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm các chỉ thị, chỉ số về môi trường của Việt
Nam. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu xây dựng chỉ số tổng hợp đánh giá về bền
vững môi trường.
Trong khi đó, trên thế giới đã có nghiên cứu, áp dụng chỉ số đánh giá bền
vững về môi trường. Chỉ số bền vững môi trường được coi là một công cụ có giá
tr
ị để đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, sự hài hòa giữa phát triển

kinh tế và bảo vệ môi trường của một quốc gia. Chỉ số bền vững môi trường
(Environmental Sustainability Index - ESI) mới nhất đã được đưa ra trong Diễn
đàn Kinh tế Thế giới, tổ chức ở Davos, Thụy Sĩ, tháng 1 năm 2005, giúp xác
định tính chất bền vững môi trường của 146 quốc gia. Nghiên cứu này được
thự
c hiện bởi Trung tâm Pháp luật và Chính sách Môi trường, Đại học Yale và
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 7
Trung tâm Mạng Thông tin Quốc tế về Khoa học Trái đất, Đại học Columbia,
Mỹ, cùng với sự hợp tác của các chuyên gia, nhà lãnh đạo quốc tế tham gia Diễn
đàn Kinh tế Thế giới và Trung tâm Nghiên cứu chung của các nước Châu Âu.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa áp dụng chỉ số để đánh giá tổng hợp về mức
độ bền vững của môi trường. Đặc biệt chưa có các tính toán để xếp hạng, đánh
giá về mức độ bền vững môi trường cho cấp tỉnh. Việc này rất quan trọng, có ích
cho các địa phương nhìn nhận, đánh giá về hiện trạng môi trường và công tác
quản lý bảo vệ môi trường của địa phương mình.
Đó cũng chính là lý do cấp thiết của đề tài: “Xây dựng và thử nghiệm áp
dụng chỉ số xếp hạng bền vững môi trường đối với các địa phương và ngành
nghề” nh
ằm áp dụng kinh nghiệm quốc tế trong điều kiện Việt Nam và phù hợp
ở cấp tỉnh.
2. Mục đích nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Đánh giá sự bền vững về môi trường của các tỉnh, ngành
bằng công cụ khoa học, minh bạch, toàn diện nhằm hỗ trợ các nhà quản lý và
cộng đồng các địa phương đánh giá được tình hình môi trường của địa phương
và đề ra các giải pháp một cách kịp thời để bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát
triển bền vững.
- Mục tiêu cụ th
ể:
+ Đề xuất bộ chỉ thị để tính toán chỉ số bền vững môi trường cho cấp tỉnh

và ngành dựa trên các thông số sẵn có và dễ thu thập số liệu.
+ Đưa ra phương pháp tính toán chỉ số bền vững môi trường mang tính
khoa học, minh bạch, dễ áp dụng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan những vấn đề cơ bản của chỉ số bền vững môi trường:
+ Các khái niệm, định nghĩa về phát triển bền vững và bền vững môi trường,
các nguyên tắc xây dựng chỉ số bền vững môi trường.
- Kinh nghiệm của một số nước và tổ chức trên thế giới trong xây dựng, ứng
dụng chỉ số bền vững môi trường:
+ Tổng hợ
p tình hình xây dựng chỉ số bền vững môi trường của các trường
đại học Yale, Colombo,
+ Phân tích các vấn đề cơ bản của chỉ số bền vững môi trường.
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 8
- Đánh giá thực trạng xây dựng các chỉ số về môi trường, về phát triển bền vững
ở Việt Nam
+ Tình hình xây dựng các chỉ số môi trường, chỉ thị môi trường,
+ Các kết quả đạt được và tồn tại cần khắc phục.
- Đề xuất chỉ số xếp hạng bền vững môi trường cho địa phương và ngành nghề
+ Quan điểm, nguyên tắc xây dựng
+ Lựa chọ
n bộ chỉ thị, thông số cho xây dựng chỉ số bền vững môi trường
đối với các tỉnh và ngành nghề.
+ Đề xuất các chỉ thị và thông số để tính toán chỉ số bền vững môi trường
cho cấp tỉnh và các ngành nghề ở Việt Nam.
- Xây dựng phương pháp tính điểm chỉ số xếp hạng bền vững môi trường và áp
dụng thử nghiệm
+ Tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọ
n phương pháp tính toán các thông số, bộ

chỉ thị và chỉ số bền vững môi trường cho các địa phương và ngành nghề.
+ Thu thập số liệu, tính toán thử nghiệm cho 2 tỉnh và lĩnh vực ngành nghề.
+ Đánh giá tổng hợp.
4. Phạm vi, giới hạn của đề tài
- Phạm vi: Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu, lựa chọn thông số phù hợp
và xây dựng chỉ số bền vững môi trường cho cấp tỉnh và ngành nghề.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu, đánh giá về lĩnh vực môi
trường, không đánh giá về mặt tài nguyên thiên nhiên.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu: Phương pháp này chủ
yếu sử dụng các tài liệu, kết quả nghiên cứu, tài liệu sẵn có của các nhà khoa
học, các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học, các tác giả đã có công trình nghiên
cứu từ trước đến nay liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài: về chỉ số
môi trường, chỉ số phát triển bền vững và chỉ số bền vững môi trườ
ng.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra để thu
thập thông tin dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp, gửi phiếu điều tra để thu thập
thông tin. Các kết quả phân tích phiếu điều tra đã hỗ trợ cho đề tài trong đưa ra
những nhận định, cũng như đề xuất các thông số, chỉ thị thích hợp để xây dự
ng
chỉ số bền vững môi trường.
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 9
- Phương pháp chuyên gia: Qua trao đổi quan điểm, ý kiến với các nhà khoa
học và quản lý ở Trung ương và địa phương; qua ý kiến trao đổi, thảo luận tại
hội thảo và các cuộc họp.

Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 10
PHẦN 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH

CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG
1. Một số vấn đề về phát triển bền vững
1.1. Định nghĩa về phát triển bền vững
Hiện nay, phát triển bền vững (Sustainable development) đã trở thành kim
chỉ nam cho nhiều quốc gia không phân biệt mức độ phát triển. Phát triển bền
vững được hiểu theo nghĩa là “sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn
phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa” (Ủy ban Môi trường và
Phát triển Thế giới, 1987) hay có thể
được hiểu theo nghĩa là “Sự phát triển của
nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”
hoặc “ Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người trong khi đang sống trong
phạm vi khả năng cung cấp của các hệ sinh thái” (Chiến lược bảo tồn Thế giớ
i –
IUCN).
Tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) đã đưa ra một định nghĩa chính thức về
khái niệm phát triển bền vững nhân loại trong Thiên niên kỷ thứ 3 như sau:
Định nghĩa: “ Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu
cầu hiện tại mà không làm thương tổn đến khả năng đáp ứng các nhu
cầu của các thế hệ tương lai”
Hộp: Định nghĩa về Phát triển bền vững
Xét theo phạm trù triết học, thì khái niệm PTBV là tư tưởng nhận thức
con người tự sinh (the human freely autogenous ideas), có nội dung tư tưởng và
triển khai thực hiện thực tiễn có thể biến đổi rất sâu sắc theo các quy mô phạm
trù, phạm vi tác động trực tiếp, gián tiếp và liên đới, phụ thuộc vào các điều kiện
phát triển thực tiễn cụ thể, đồng thời có các tiêu chí định tính và định lượng một
cách rất cụ
thể cho việc đạt được các mục tiêu PTBV. Tuy nhiên, trên thực tế
đây là tư tưởng khó triển khai thực tế một cách hiệu quả do nó có những cản trở
nội tại và khách quan, cũng như do các mâu thuẫn cơ bản phát sinh tất yếu trong

lịch sử phát triển nhân loại, mà trước hết là mâu thuẫn phát sinh cơ bản giữa nhu
cầu phát triển xã hội và khả năng đáp ứng, rồi đến các mâu thuẫn cơ
bản giữa
các lợi ích về kinh tế-xã hội và môi trường theo cơ chế thị trường.
Xét một cách tổng quát, có thể hiểu phát triển bền vững là sự phát triển
bền vững trên cả ba lĩnh vực: bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững
môi trường. Và để đảm bảo cho độ bền vững trong phát triển của ba lĩnh vực
trên, vấn đề môi trường luôn đượ
c xét đến như một điều kiện cần và đủ tạo nên
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 11
sự phát triển bền vững cho một quốc gia, một vùng, một địa phương hay thậm
chí một ngành/nghề nào đó. Vậy làm thế nào để có thể xác định được mức độ
bền vững về môi trường của một quốc gia? Nếu muốn đo sự phát triển về
kinh tế, chúng ta có thể căn cứ vào các chỉ số kinh tế như chỉ số GDP, chỉ số giá
tiêu dùng CPI, ch
ỉ số đo mức độ lạm phát (CPI, PPI, PCE) hay căn cứ vào chỉ số
xã hội như chỉ số HDI – chỉ số phát triển con người. Tuy nhiên, chỉ số liên quan
đến bền vững môi trường cho đến nay vẫn còn được coi là một khái niệm khá
mới mẻ không chỉ với riêng Việt Nam mà còn với rất nhiều nước trên thế giới.
1.2. Một số nguyên tắc phát triển bền vững cơ bản
1) Phát triể
n kinh tế - xã hội phải gắn liền với việc khai thác sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên:
Quá trình phát triển KT-XH cần sử dụng tài nguyên thiên nhiên hoặc tài
nguyên nhân văn, trong đó có nguồn tài nguyên tái tạo và có nguồn tài nguyên
không có tái tạo (hoặc tái tạo sau thời gian dài hàng triệu năm). Vì vậy, việc khai
thác, sử dụng hợp lý và từng bước thay thế các nguồn tài nguyên thiên nhiên
mới là nguyên tắc hàng đầu của PTBV, mà nguyên tắc này nhằm đảm bảo lưu
lại cho các thế

hệ tương lai nguồn tài nguyên không kém hơn so với những gì
mà thế hệ trước được hưởng. Do vậy, trong quá trình khai thác, sử dụng tài
nguyên cần phải thực hiện các giải pháp ngăn chặn sự ô nhiễm và suy thoái môi
trường như: suy thoái đa dạng sinh học, sự mất đi các vùng đất ngập nước, sự
mất đi các giá trị văn hoá, truyền thống…; Các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm và
suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường là:
-
Ngăn chặn sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hoá
truyền thống.
- Triển khai vào thực tế Luật BVMT và các chính sách, quy định liên quan.
- Phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường đối với các dự án mới thông
qua việc thực hiện công tác ĐMC, ĐTM và Bản cam kết BVMT.
- Duy trì “khả năng chịu tải” (carrying capacity) của môi trường.
2) Phát triển KT-XH phải gắn liền với bảo vệ môi trường và giảm thiểu tố
i đa
các loại chất thải phát sinh:
Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, trong khi thiếu các biện
pháp BVMT và giảm thiểu chất thải sẽ gây ra ô nhiễm và suy thoái môi trường,
tác động rất lớn, có hại tới quá trình phát triển KT-XH. Vì vậy, BVMT và giảm
chất thải là một trong những nguyên tắc quan trọng của PTBV. Các biện pháp
thực hiện thường xuyên nguyên tắc này là :
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 12
- Thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH gắn với quy hoạch BVMT.
- Tăng cường quản lý sử dụng tiết kiệm tài nguyên và quan trắc, giám sát
môi trường.
- Khuyến khích việc áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ sạch hơn, tiết
kiệm tài nguyên giảm thiếu chất thải, tái chế, sử dụng và xử lý chất thải,
phục hồi tài nguyên;…
3) Phát triển KT-XH phải gắn với việc bảo t

ồn tính đa dạng sinh học và văn
hoá:
Các biện pháp thực hiện nguyên tắc này là :
- Tôn trọng tính đa dạng của thiên nhiên và văn hoá xã hội.
- Quy hoạch phát triển gắn với bảo tồn tính đa dạng của thiên nhiên và văn
hoá xã hội.
- Duy trì “khả năng chịu tải” ( carrying capacity) của môi trường.
- Khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống.
- Đóng góp một phần lợi ích thu được thông qua ho
ạt động phát triển KT-
XH vào duy trì tính đa dạng của môi trường.
4) Khai thác tài nguyên phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH,
lồng ghép chặt chẽ với bảo vệ môi trường:
Phương án khai thác tài nguyên thiên nhiên phải phù hợp với quy hoạch
phát triển KT-XH của quốc gia, vùng và mỗi địa phương. Mỗi phương án và dự
án phát triển KT-XH cần phải thông qua việc thực hiện công tác ĐMC, ĐTM để
lồng ghép chặt chẽ
các vấn đề môi trường,
5) Phát triển KT-XH phải gắn liền với lợi ích, trách nhiệm của cộng đồng địa
phương:
Trong quá trình khai thác tài nguyên phục vụ cho hoạt động của mình,
chủ đầu tư (có thể là nhà nước, ngành, tập thể, cá thể hoặc tư nhân, cá nhân) cần
tuân thủ nguyên tắc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương. Việc tham gia của
cộng đồng địa phương vào hoạt
động khai thác tài nguyên phục vụ quá trình
phát triển KT-XH không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, mà
còn nâng cao trách nhiệm của họ đối với bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đây
là một nguyên tắc quan trọng trong PTBV. Sự tham vấn, tham khảo ý kiến của
các chủ đầu tư đối với cộng đồng địa phương là cần thiết và quan trọng nhằm
tranh thủ sự ủng hộ của địa ph

ương, tăng cường tính khả thi của dự án, có các
biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và tăng cường sự tham gia, đóng góp ý
kiến của cộng đồng địa phương đối với quá trình thực hiện dự án.
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 13
6) Phát triển KT-XH phải gắn với việc đào tạo nâng cao nhận thức môi trường:
Phát triển bền vững đòi hỏi phải có đội ngũ những người thực hiện có
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên nghiệp và nhận thức đúng đắn về bảo vệ
tài nguyên và môi trường. Vì vậy, việc đào tạo nâng cao nhận thức môi trường là
một trong những nguyên tắc quan trọng trong PTBV.
7) Phát triển KT-XH phải gắ
n liền với công tác nghiên cứu khoa học và công
nghệ:
Công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ là yếu tố quan trọng cho quá
trình đô thị hóa và công nghiệp hóa bền vững. Trong quá trình đô thị hóa và
công nghiệp hóa, nhiều yếu tố chủ quan và khách quan sẽ nảy sinh cần nghiên
cứu để có những giải pháp phù hợp cho PTBV. Đây cũng là một trong những
nguyên tắc quan trọng có tính then chốt trong PTBV.
Ngoài ra, cũng có thể tham khảo thêm một số nguyên tắc PTBV cơ bản
thông qua các nghiên c
ứu về ngưỡng phát triển sẽ trình bày dưới đây, như sau:
- PTBV cần được hiểu theo nghĩa rộng, cả về mặt kinh tế, xã hội, môi
trường và văn hóa.
- Đối với các nước đang phát triển, trước hết luôn phải đẩy mạnh quá trình
phát triển KT-XH để vượt ngưỡng nhanh chóng, trong đó tăng trưởng
kinh tế là rất quan trọng. Bởi vì, có phát triển mạnh về KT-XH thì mới có
điề
u kiện để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đã đeo bám quá dài, đồng thời tích
lũy các nguồn lực cho bảo vệ và cải thiện môi trường. Song, phải luôn có
sự cân nhắc và cân đối hài hòa giữa mức độ phát triển KT-XH với

BVMT, nhất là khi đã vượt qua ngưỡng phát triển. Nhìn chung, các nhu
cầu đầu tư cho BVMT và PTBV sẽ cần được quy hoạch lồng ghép chặt
chẽ trong nhu cầu chung về phát triển KT-XH, không thể tách riêng.
- Việc cân nh
ắc kỹ các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa phải
được thực hiện ở mọi khâu, ngay từ lúc xây dựng chủ trương các quyết
định theo câu hỏi khóa là “Có lợi gì và hại gì cho môi trường nói chung
và cho con người nói riêng, xét về trước mắt và lâu dài? Chọn quyết định
thế nào để có những giải pháp tối ưu?”.
2. Khái niệm về bền vững môi trường
Thực tế, trong hơn 2 thập kỷ qua nhất là sau Hội nghị LHQ Rio DeJaneiro
năm 1992, sự quan tâm tới môi trường được thể hiện rõ trên toàn thế giới và tại
mọi quốc gia, trước hết do lợi ích của chính mình và do đòi hỏi của dân chúng,
vì mọi người đều ngày càng nhận thức rõ hơn về hậu quả của các hoạt động của
con người đối với môi trường. Thí dụ:
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 14
- Đã có nhiều nỗ lực ở các nước phát triển nhằm giảm mức độ ô nhiễm
không khí như: các quốc gia ở Bắc Âu, Tây Âu, Ấn Độ đang tăng nhanh
tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng gió trong tổng
sản lượng sản xuất về năng lượng. Các công nghệ sạch, công nghệ thân
thiện môi trường được sử dụng ngày càng nhiều hơn. Các biệ
n pháp tiết
kiệm năng lượng cũng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất và tiêu
dùng. Tỷ lệ các chất thải được sử dụng, tái chế cũng tăng lên đáng kể,
sinh thái công nghiệp được áp dụng ngày càng phổ biến.
- Tại các nước đang phát triển, ngoài việc áp dụng các công nghệ sạch hơn
để giảm thiểu ô nhiễm, đã tập trung nhiều nỗ lực cho vi
ệc giảm phá rừng,
bảo tồn đa dạng sinh học, kiểm soát sự gia tăng dân số, cải thiện điều kiện

vệ sinh môi trường cho nhân dân, tạo việc làm và nâng cao mức sống
trong xã hội. Sinh thái môi trường đang là mối quan tâm phù hợp cho các
nước đang phát triển.
Một vấn đề chung được đặt ra cho tất cả các nước là: làm thế nào để có và
thiết lập được mối quan hệ hài hòa giữa các nhu cầ
u tăng trưởng kinh tế - xã hội
và đảm bảo an ninh quốc phòng (ANQP) với khả năng bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững? Vì như chúng ta đã thấy, muốn tăng trưởng KT-XH và đảm
bảo ANQP tất nhiên sẽ phải khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên hơn và cũng sẽ
phát thải nhiều hơn, mà đương nhiên chu trình phát triển đó sẽ gây nên các tác
động tiêu cực tới môi trường và làm giảm năng lực PTBV.
Tạ
i các nước phát triển, mối quan hệ giữa nghèo khổ và suy thoái môi
trường đã tạo nên vòng luẩn quẩn cho sự phát triển với rất ít tiến bộ và văn minh
xã hội, tuy có thể đạt được một mức độ bền vững động (nguyên thủy hoặc biến
đổi tự nhiên) nào đó. Bởi vì, trong điều kiện đó các nước sẽ phải sống dựa vào
nguồn tài nguyên hạn chế. Do thiếu tri thứ
c kỹ thuật, thiếu vốn, thiếu công nghệ
nên năng suất và hiệu quả lao động thấp, dẫn đến tình trạng sử dụng năng lượng
và nguyên liệu với hiệu suất, hiệu quả thấp. Nguồn tài nguyên dành cho sinh kế
và phát triển vì thế mà tiêu tốn nhiều hơn. Trong khi đó, nếu phát sinh các vấn
đề môi trường cấp bách thì sẽ có nhiều vấn đề môi trường nảy sinh khó kiểm
soát, dẫn đến tình tr
ạng phó thác và dựa vào "khả năng tự làm sạch" của môi
trường tự nhiên. Điều này có khả năng gây ra các mức “quá tải” cho hệ thống
TN&MT, v.v… Thậm chí, tại nhiều nơi người dân sẽ phải tìm mọi cách để sinh
sống, và cách thức phổ biến nhất là khai thác tài nguyên và môi trường một cách
sơ khai và kém hiệu quả, và hậu quả tất yếu chính là sự suy giảm, tàn phá tài
nguyên và môi trường.
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI

TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 15
Vì vậy, con đường phát triển thoát nghèo duy nhất là phải tăng trưởng
kinh tế gắn liền với thực hiện quá trình CNH, HĐH và đô thị hoá. Nhưng chính
những quá trình này lại gây ra các vấn đề môi trường cấp bách. Vậy nên, vấn đề
ở đây là cùng với việc tăng trưởng KT-XH và bảo đảm an ninh quốc phòng cần
phải cân nhắc đến những khả năng có thể nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ

môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giảm thiểu các sự cố môi trường; cố gắng
duy trì sự ảnh hưởng xấu tới môi trường ở “mức độ có thể chấp nhận được”,
đảm bảo khả năng phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường một cách dễ
dàng. Đây thực chất chỉ là một giải pháp cuối cùng, buộc phải áp dụng khi
không còn giải pháp nào khác và giống nh
ư một sự chấp nhận cho cái giá phải
trả cho phát triển KT-XH để đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển và môi trường.
Mặc dù vậy, việc xác định "mức độ chấp nhận được" cũng còn nhiều ý kiến
khác nhau.
Tại các nước kém phát triển, cũng không thể chỉ nói một cách đơn giản là:
"Vì vấn đề môi trường sẽ phải giảm tốc tăng trưởng", mà ngược lại sẽ v
ẫn cần
tiếp tục tăng trưởng như đầu tàu của nền kinh tế thế giới. Nếu không, điều này sẽ
hạn chế chính sự phát triển của các nước nghèo do tính chất ngày càng phụ
thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế có xu thế toàn cầu hoá. Mặt khác, chính sự
tăng trưởng và phát triển nói chung tại các nước phát triển cũng có ý nghĩa rất
quan trọng đối với việc triển khai r
ộng rãi các công nghệ thân thiện môi trường
và góp phần giải quyết các vấn đề môi trường chung của thế giới. Vấn đề ở đây
là phải có sự thay đổi trong phương thức sản xuất và lối sống, chứ không chỉ
đơn thuần là chú ý tới gia tăng về số lượng. Cần phải quan tâm nhiều đến chất
lượng và phải xây dựng mô hình PTBV phù hợp trong các điều kiện phát triển
quá độ

.
Đối với tất cả các nước (kể cả các nước phát triển và đang phát triển) đều
cần phải xây dựng và thực hiện mô hình PTBV của riêng mình, tất nhiên là phải
chú trọng và cụ thể hoá những đặc điểm khác nhau, nhất là tầm quan trọng, quy
mô và khả năng đáp ứng BVMT. Thí dụ: các nước phát triển thường đặt ưu tiên
cho các vấn đề môi trường "nóng" trên toàn cầu, kết hợp vấn đề suy gi
ảm tầng
ôzôn và việc xử lý các loại chất độc hại; trong khi đó các nước đang phát triển
lại đặt ưu tiên cho việc thoả mãn những nhu cầu cơ bản để duy trì và từng bước
phát triển, cải thiện cuộc sống con người. Tuy nhiên, để xây dựng và thực hiện
mô hình PTBV có thể đề ra một số nguyên tắc chung như sau:
- Đối với những nhà hoạch định chính sách, đứng trước những quy
ết định,
cần phải đặt con người vào trung tâm. Dù là mô hình nào và dù là ở cấp độ quốc
gia hay quốc tế, mục tiêu cuối cùng vẫn phải là bảo vệ và cải thiện cuộc sống
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 16
của con người, trong hiện tại và tương lai. Bảo vệ môi trường và tăng trưởng
KT-XH, bảo đảm an ninh quốc phòng đều là các biện pháp cần thiết, chứ không
phải là mục tiêu cuối cùng. Vậy nên, khi cân nhắc quyết định về mỗi chủ trương
hay giải pháp, đều cần phải trả lời cho câu hỏi: quyết định này sẽ mang lại lợi
ích gì và phúc lợi gì cho tuyệt đại đa số nhân dân? Cho nên, đã có ý kiến c
ụ thể
hoá khái niệm PTBV thực chất là sự phát triển bền vững về con người. Nếu vận
dụng tốt nguyên tắc này thì có thể tránh được thái độ cực đoan, cực hữu hay cực
tả; tức là hoặc quá tập trung vào vấn đề tăng trưởng hoặc quá chú trọng vào
công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên, đồng thời sẽ bảo đảm được
sự lồng ghép hài hoà giữa kinh t
ế, xã hội, thể chế và môi trường.
- Dù ở các mức độ, điều kiện và khả năng phát triển khác nhau, các nước

đều phải hướng tới việc sử dụng các công nghệ thân thiện môi trường. Vì có rất
nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, cho nên công nghệ sử dụng hết sức đa dạng,
nhưng yếu tố cơ bản và tiêu biểu nhất cho mọi công nghệ chính là kh
ả năng sử
dụng năng lượng, nước và nguyên vật liệu thô như thế nào? Vì nó liên quan đến
các chu trình sản xuất sản phẩm và phát sinh các chất thải khép kín. Ví dụ như:
việc sử dụng khí thiên nhiên, công nghệ sạch về đốt than, xăng không pha chì và
các bộ biến đổi xúc tác,… có thể giảm tới 99% sự phát thải các hạt bụi gây ô
nhiễm không khí; hoặc việc sử dụng nước theo chu trình khép kín từ chỗ sử
dụ
ng tuần hoàn trong công nghệ sẵn có, đến việc tái sử dụng nước thải thông
qua quá trình xử lý hợp tiêu chuẩn, sẽ làm giảm đến 90% tình trạng ô nhiễm các
nguồn tiếp nhận; hoặc như việc áp dụng công nghệ sinh thái công nghiệp sẽ tiết
kiệm rất nhiều các nguyên liệu thô và giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm.
Đặc biệt có chỉ thị rất đáng chú ý là lượng năng lượng sử dụng cho mộ
t
đơn vị sản phẩm. Thí dụ, để sản xuất ra 100 USD của GNP, thì Nhật Bản cần 15
kg dầu quy đổi, trong khi đó ở Đức là 29, Mỹ là 38, Canada là 54 kg. Nếu tất cả
các nước phát triển đều đạt hiệu suất sử dụng năng lượng như Nhật Bản, thì tổng
năng lượng sử dụng trên thế giới sẽ giảm 2.343 triệu tấn dầu quy đổi, tức là bằ
ng
36% tổng năng lượng tiêu thụ. Như vậy, có thể tư duy được ý nghĩa của vấn đề
kèm theo, đó là sự giảm bớt sử dụng tài nguyên, hạ giá thành sản phẩm và giảm
bớt biết bao tác động tiêu cực đến môi trường, cũng như các đầu tư cần thiết cho
BVMT.
Trong các quyết định, nhất là đối với các chủ trương đầu tư quan trọng,
hoặc các chính sách chủ y
ếu về sử dụng tài nguyên, phải tìm cách phản ánh
được các giá trị của môi trường, kể cả cái giá phải trả cho sự bồi hoàn, khắc
phục và cải thiện chất lượng môi trường. Thông thường, mà trong đó có những

dạng tài nguyên và môi trường thậm chí được coi như của "trời cho", tự do sử
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 17
dụng và khai thác một cách vô tội vạ. Việc này có thể mang lại lợi ích nhất thời
cho một số nhóm người, hoặc thậm chí cho vài thế hệ, song sẽ mang đến những
tổn thất không thể kể xiết cho cả xã hội hoặc cho các thế hệ tương lai, tức là cho
sự phát triển lâu bền. Qua kết quả nghiên cứu năm 1990 tại Trung Quốc, sự suy
giảm về tài nguyên thiên nhiên đã gây tổn thất, ít nhất lên t
ới 65,7 tỷ nhân dân tệ
(NDT). Cũng trong công trình nghiên cứu đó, các tổn thất do ô nhiễm môi
trường gây nên đối với toàn xã hội được ước tính, ít nhất là 29,7 tỷ NDT. Như
vậy, tính gộp cả hai yếu tố tài nguyên và môi trường, cái giá phải trả có thể ít
nhất là 95,4 tỷ NDT.
Trong khi bền vững môi trường là một khái niệm phức tạp và khó định
nghĩa thì chỉ số bền vững đưa ra khái niệm rằng sự bền vữ
ng là đa chiều và
những vấn đề thách thức đặt ra đối với quốc gia phát triển và đang phát triển
cũng khác biệt nhau.
Các quốc gia phát triển phải tìm cách quản lý được những áp lực tới môi
trường do sự công nghiệp hoá và tiêu tốn nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt
là các nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Trong khi đó, các nước đang phát
triển lại đối mặt với những hiểm hoạ từ việc phá hoại, làm suy ki
ệt các nguồn tài
nguyên như nước, rừng cũng như các thách thức tìm nguồn tài trợ cho bảo vệ
môi trường giúp cho việc tăng trưởng kinh tế.
Bền vững vốn là một khái niệm rất khó định nghĩa. Hiện nay, trên thế giới
chưa có một khái niệm cụ thể nào về bền vững môi trường.Tuy nhiên, có thể
hiểu rằng “Bền vững môi trường đề cập đến việc duy trì lâu dài nhữ
ng nguồn
tài nguyên quý giá trong một bối cảnh xã hội luôn vận động” (ESI 2005).

Vậy vấn đề đặt ra là, liệu có thể đo được mức độ bền vững môi trường
không? Chúng ta đều nhận thức được rằng, việc “đo” tính bền vững môi trường
là một công việc đòi hỏi nhiều thách thức. Bởi lẽ, bền vững môi trường là một
khái niệm có tính trừu tượng. Tuy nhiên, điề
u đó không có nghĩa là tính bền
vững môi trường không thể được đo bằng những chỉ số cụ thể. Trên thực tế,
“Sức khỏe” cũng là một khái niệm trừu tượng, tuy nhiên, tổ chức Y tế Thế giới
đã đưa ra được các chỉ số xuyên quốc gia về những hệ số sức khỏe tổng hợp.
“Nghèo đói” cũng là một khái niệm rất trừu tượ
ng, song Chỉ số nghèo tổng hợp
(Human Poverty Index – HPI) cũng đã được xây dựng và áp dụng nhằm đánh
giá và xếp hạng các nước nghèo trên thế giới. Có thể liệt kê thêm một vài ví dụ
khác như “Tham nhũng”, “Dân chủ” hay “Nhân quyền”, Do vậy, không có lý
do gì đề khẳng định rằng “Môi trường” có điểm gì khác với các khái niệm trừu
tượng khác.
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 18
3. Một số vấn đề về xây dựng chỉ số bền vững môi trường
3.1. Sự cần thiết xây dựng chỉ số bền vững môi trường
Đã có rất nhiều nỗ lực nhằm định lượng sự bền vững môi trường và một
trong những nỗ lực đó là việc đưa ra khái niệm về chỉ số bền vững môi trường
ESI (Environmental Sustainability Index). Khái niệm này được đề cập đến lần
đầu tiên trong bản đánh giá môi trường mang tên “Chỉ số bền vữ
ng môi trường
2005: Tiêu chuẩn cho quản lý môi trường quốc gia” (2005 Environmental
Sustainability Index: Benchmarking National Environmental Stewardship) do
Trung tâm Luật và Chính sách Môi trường của Đại học Yale và Trung tâm
Mạng lưới thông tin khoa học trái đất quốc tế (CIESIN) của trường Đại học
Columbia xây dựng từ năm 1999 đến năm 2005. Theo đó, chỉ số ESI nhằm cụ
thể hóa khái niệm bền vững môi trường mà định nghĩa là việc duy trì lâu dài các

giá trị của môi trường trong tiến trình phát triển của con người.
Chỉ
số bền vững môi trường so sánh khả năng của các quốc gia trong việc
bảo vệ môi trường trong một vài thập kỷ nữa. Điều này được thực hiện bằng
cách tích hợp 76 biến số - theo dõi việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, mức độ ô
nhiễm môi trường hiện tại và trong quá khứ, các nỗ lực bảo vệ môi trường, năng
lực của xã hội để nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý bảo v
ệ môi trường -
thành 21 chỉ thị bền vững môi trường. Các chỉ thị này cho phép so sánh một loạt
các vấn đề trong 5 chủ đề lớn:
- Các thành phần môi trường
- Giảm các áp lực môi trường
- Các tổn thương đến con người do áp lực môi trường
- Năng lực thể chế và xã hội
- Hợp tác giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu
Các chỉ thị và biế
n số, để xây dựng chỉ số bền vững môi trường, được lựa
chọn theo mô hình phổ biến “Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng”. Các vấn đề này
được tích hợp, các biến số sử dụng được lựa chọn thông qua việc xem xét một
cách kỹ lưỡng các tài liệu môi trường, phân tích chặt chẽ và tư vấn rộng rãi từ
các nhà hoạch định chính sách, quản lý và nhà khoa học.
Dù là một khái niệm còn khá mới m
ẻ và ít được biết đến, chỉ số xếp hạng
bền vững môi trường ESI đã và đang được một số nước trên thế giới nghiên cứu
và áp dụng. Những quốc gia phát triển có thể đầu tư vào việc kiểm soát ô nhiễm
cũng như các vấn đề môi trường. Chỉ số bền vững môi trường cung cấp một vài
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 19
hỗ trợ cho việc tập trung vào quản lý. Một trong những giá trị hay sử dụng nhất
của ESI đó là cơ cấu cho việc phân tích chính sách. Điều đó giúp ích cho việc

xác định nhóm quốc gia thích hợp nào có thể làm chuẩn cho các kết quả môi
trường và các chính sách.
Chỉ số bền vững môi trường là một chỉ số phức hợp, đánh giá tập hợp các
chỉ số kinh tế xã hội, môi trường và thể chế
khác nhau, đặc trưng và tác động
đến tính bền vững của môi trường ở quy mô quốc gia.
Chỉ số bền vững môi trường kết hợp các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến
tính bền vững của môi trường, bao gồm cả các vấn đề của tự nhiên và các vấn đề
do con người gây ra. Đây là cách tiếp cận lượng hóa và có tính hệ thống, hỗ trợ
cho công tác hoạch định chính sách môi trường. Phân tích này cũng cho thấy
nhiều yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả bảo vệ môi trường của một quốc
gia.
Kết quả áp dụng các chỉ số bền vững môi trường cho thấy có sự khác biệt
rõ về tính chất bền vững của môi trường giữa các quốc gia. Một số đặc trưng
chung của các quốc gia có chỉ số môi trường bền vững cao là:
1) Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào;
2) Mật
độ dân số thấp;
3) Quản lý tốt môi trường và các vấn đề phát triển.
Các nước phát triển đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến công
nghiệp hóa như vấn đề suy giảm tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm. Các nước
đang phát triển đang gặp những thách thức về tăng dân số quá mức và không có
sự cam kết về bảo vệ môi trường. Còn các nước kém phát triển thì phải đối mặt
với nh
ững vấn đề do nghèo đói gây ra. Tuy nhiên, không có một quốc gia nào
thực hiện tốt tất cả 21 chỉ thị, điều này cho thấy, các quốc gia còn có thể cải
thiện tình hình và cần học hỏi kinh nghiệm của các nước khác.
Báo cáo của đại học Yale giới thiệu về Chỉ số bền vững môi trường (ESI) –
một chỉ số nhằm cung cấp một hồ sơ hoàn chỉnh về quản lý môi trườ
ng quốc gia

dựa trên 21 chỉ thị có nguồn gốc từ việc tổng hợp 76 biến số. Chỉ số ESI sẽ cung
cấp một công cụ nhằm thay đổi phương pháp kiểm soát ô nhiễm và quản lý tài
nguyên dựa trên những nguyên lý phân tích cụ thể và khoa học. Xét trên phương
diện này, vấn đề cốt lõi của chỉ số ESI sẽ không phải chỉ đơn giản là việc xếp
hạng các quốc gia mà chính là các biến số
và chỉ thị được tính toán. Bằng việc
tiến hành các phép phân tích mang tính so sánh cho các công cụ pháp lý của
quốc gia, phương pháp đo này sẽ cung cấp một cơ chế cho việc quản lý môi
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 20
trường mang tính định lượng hơn, hệ thống hơn và dựa trên cơ sở các kinh
nghiệm đã có.
Báo cáo về ESI 2005 cũng giải thích bằng cách nào mà các chỉ số môi
trường, đặc biệt là các phân tích thống kê có thể tăng cường hỗ trợ giải quyết
được các vấn đề môi trường cấp chính sách quốc gia. Mặc dù vẫn đang trong
quá trình hoàn thiện và vẫn còn vấp phải những khó khăn do có nhiều sự thiếu
hụ
t về dữ liệu quan trắc môi trường và thiếu những phương pháp nghiên cứu tiên
tiến, song chỉ số ESI vẫn cho thấy tiềm năng có thể trở thành một công cụ hỗ trợ
chính sách. Phương pháp tiếp cận tương tự có thể thúc đẩy việc ra quyết định ở
phạm vi toàn cầu, phạm vi địa phương, và thậm chí cả phạm vi hộ gia đình.
Việc thiếu thông tin trong một số lĩnh v
ực chủ chốt, việc hạn chế về phạm
vi bao phủ của dữ liệu và việc thiếu những dữ liệu mang tính so sánh giữa các
quốc gia – tất cả đều khiến cho việc thiết kế các chỉ thị, chỉ số trở nên khó khăn
hơn.
Việc lựa chọn 21 chỉ thị và các thông số cơ sở là kết quả của việc điều tra,
nghiên cứu các ngu
ồn dữ liệu sẵn có, kết hợp với các phương pháp tiếp cận tiên
tiến nhằm cho ra đời các phương pháp mang tính thay thế cho việc quan trắc

không được tiến hành thường xuyên và các số liệu còn thiếu. Dù không phải là
một chỉ số hoàn hảo song ESI sẽ giúp lấp đầy khoảng trống vốn đã tồn tại trong
một thời gian dài trong đánh giá việc thực hiện bảo vệ môi trường. Chỉ số này sẽ

là một bước tiến nhỏ trong việc hướng đến một phương pháp tiếp cận mạnh mẽ
hơn và mang tính định lượng hơn trong việc ra các quyết định liên quan đến vấn
đề môi trường.
Chức năng quan trọng nhất của chỉ số ESI đó là nó được coi như một
công cụ chính sách để xác định các vấn đề được quan tâm nhất trong phạm vi
các chương trình bảo vệ môi trường quố
c gia và những vấn đề xã hội một cách
tổng quát hơn. Chỉ số ESI đồng thời cũng đưa ra cách xác định quốc gia nào dẫn
đầu trong từng chủ đề/lĩnh vực riêng (trong số 5 chủ đề để tính ra chỉ số ESI).
Thông tin này rất hữu ích trong việc tìm ra “quốc gia tốt nhất” và có thể giúp
cho việc cân nhắc những vấn đề nào cần có trong quá trình hoạch định chính
sách.
Khi phân tích về các hành động tốt nhất và chính sách môi trườ
ng thành
công không có nghĩa rằng chỉ có duy nhất một cách tiếp cận về sự bền vững.
Các quốc gia hiện nay đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường và
các vấn đề liên quan đến chính sách môi trường khi cố gắng cải thiện môi
trường. Câu trả lời hợp lý sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể về môi trường, kinh
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 21
tế và xã hội của từng quốc gia, và cả các yếu tố bên ngoài như chính sách môi
trường của các quốc gia láng giềng. Việc lựa chọn từng chính sách phải được
tính toán và đánh giá trong bối cảnh này. Chỉ số ESI có thể hỗ trợ quá trình phân
tích bằng cách xác định (a) những vấn đề cơ bản nhất mà một nước đang phải
đối mặt (b) các nước tương tự đã giải quyết thành công những vấ
n đề này như

thế nào, và (c) sự dung hòa có thể được mong đợi như một kết quả của sự lựa
chọn gần với điểm cực thuận môi trường.
Chỉ số ESI cung cấp một hướng dẫn rất hữu ích cho nhà hoạch định chính
sách quốc gia nhằm kiểm soát ô nhiễm và quản lý tài nguyên, nhấn mạnh các
điểm cần đầu tư và cần tập trung chính sách cho một vấn
đề cụ thể. Phương
pháp có tính mục đích hướng đến việc thi hành chính sách là một cơ chế quan
trọng trong việc hợp lý hóa nguồn ngân sách và thiết lập ưu tiên.
Chỉ số ESI quan tâm đến sự cần thiết phải tập trung vào việc quản lý toàn
bộ vấn đề ô nhiễm và tài nguyên và coi vấn đề này là vấn đề cốt lõi trong việc
đưa ra giải pháp lấy con người làm trung tâm trong việc đảm bảo môi trường
sạch
đẹp. Chỉ số này là tổng hợp của các vấn đề trong phạm vi địa phương cũng
như trong phạm vi toàn cầu. Do các quốc gia đều có mức độ phát triển khác
nhau với những ưu tiên khác nhau nên mỗi nước đều có thể lựa chọn để tập
trung vào các yếu tố khác nhau về môi trường bền vững. Tất cả những vấn đề
có trong chỉ số ESI đều phù hợp với mọi quố
c gia. Phạm vi rộng của chỉ số ESI
với việc tập trung vào một số vấn đề cơ bản như: ô nhiễm không khí, chất lượng
nước và sự thay đổi của con người trong hệ sinh thái trái đất đều được quan tâm
ở những nước phát triển. Lý do là vì bản thân chỉ số này đã mang đặc trưng của
những nhu cầu môi trường cơ bản và những vấn đề đó không chỉ là nhữ
ng mối
quan tâm của riêng những nước phát triển.
Điểm số ESI và sự xếp hạng chứng minh rằng những quốc gia được xếp
hạng không chỉ dựa trên các kết quả kinh tế (như chỉ số GDP hay các vị thế cạnh
tranh) mà còn do các mục tiêu chính sách khác, trong đó bao gồm việc quản lý
môi trường.
Chỉ số ESI cũng đưa ra một công cụ cho việc đạt được những mục tiêu
chính sách trên phạm vi toàn c

ầu. Tuyên bố Thiên niên kỷ (The Millennium
Declaration) và Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) đã đưa ra cam kết một
cách rất rõ ràng với cộng đồng thế giới trong việc tạo ra những tiến bộ nhằm đạt
được sự bền vững môi trường trong bối cảnh một chương trình nghị sự toàn cầu
rộng lớn hơn nhằm vào việc giảm nghèo, suy dinh dưỡng, phổ cập giáo dục và
chăm sóc y tế (UN 2000).
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 22
Một số MDGs đã thiết lập được những phương pháp đo hiệu quả hỗ trợ
cho việc đạt được những mục tiêu này. Mục tiêu số 7 của MDGs là “Đảm bảo
môi trường bền vững”, tuy nhiên lại không có các chỉ số cần thiết để đo tiến độ
thực hiện mục tiêu đầy tham vọng này do thiếu một bộ các số liệu phù hợp. Chỉ
số ESI s
ẽ là bước khởi đầu trong việc phát triển một bộ các phép đo như thế.
Nói tóm lại, ESI - với chủ đề nổi bật là đưa ra sự xếp hạng tương đối giữa
các quốc gia - sẽ cung cấp một cơ chế cho việc thành lập nội dung và làm rõ hơn
điều gì là cần thiết và có thể cho một chính sách.
Những nhà hoạch định chính sách đang rất nóng lòng chờ đợi những công
cụ
mà có thể giúp họ tìm ra những vấn đề, nắm bắt những xu hướng, thiết lập
những ưu tiên, hiểu được các chính sách thoả hiệp, sự phối hợp, đầu tư môi
trường theo định hướng, đánh giá các chương trình và tập trung vào những giới
hạn chính trị. Chỉ số ESI chính là một công cụ đáp ứng được những yêu cầu đó.
3.2. Phương pháp tiếp cận của đại học Yale
Lý tưởng nhất, khi phép đo độ bền vững môi trường bao gồm phạm vi đầy
đủ các vấn đề để cho phép đánh giá tổng hợp về tình trạng môi trường của từng
quốc gia. Nội dung trong phần này sẽ đề cập vấn đề: thế nào là một chỉ số ESI
hoàn chỉnh? (theo quan điểm của các tác giả thuộc Đại học Yale) và những khó
khăn, cản trở nhằm
đạt đến sự hoàn thiện trong thu thập số liệu và tính toán.

Các thành phần môi trường
:
Sẽ rất lý tưởng nếu bộ số liệu đo được chia thành hai mảng riêng là các
thành phần môi trường tự nhiên và thành phần môi trường được quản lý, phủ hết
các hệ quyển: đất, nước và không khí. Cụ thể hơn, bộ các chỉ số nên bao gồm
các yếu tố sau đây:
• Hệ thống canh tác: gồm có các số liệu đo về độ màu mỡ, độ ẩm của đất;
công tác qu
ản lý các loài gây hại; sự đa dạng gen và mùa vụ. Trên thực tế
chỉ có các năng suất vụ mùa là có thể thực hiện các phép đo. Và do thiếu
các số liệu về các hoạt động nông nghiệp tiếp theo nên hệ thống này
không được xem là một số liệu đo ổn định.
• Quản lý rừng: gồm các số liệu đo về chất lượng rừng (chu vi của cây, khả
năng chống ch
ọi với các loài gây hại và các loài bệnh, ) và các hoạt động
lâm nghiệp khác. Các số liệu này lại thường ở dạng không thể so sánh
giữa các quốc gia.
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 23
• Ngành thủy sản: gồm các số liệu đo về quy mô, sức khỏe và cấu trúc độ
tuổi của vật nuôi cũng như các biện pháp được áp dụng trong việc quản
lý. Số liệu so sánh sẵn có trong lĩnh vực này rất ít.
• Tài nguyên nước: gồm số liệu đo về tổng lượng nước mặt lục địa và nước
ngầm. Tại nhiều nước trên thế giới, l
ượng nước mặt có thể được ước tính
khá hợp lý mặc dù vẫn không có sự đồng nhất trong phương pháp thực
hiện.
• Chất lượng nước: gồm số liệu đo về độ dinh dưỡng trong nước, độ đục,
lượng oxy hòa tan và các chỉ số cần thiết khác. Hiện có 2 sự hạn chế về số
liệu đo liên quan đến chất lượng nước. Thứ nhấ

t, rất ít nước báo cáo về
chất lượng nước cho các cơ quan quốc tế. Thứ hai, rất khó để thực hiện so
sánh số liệu giữa các quốc gia bởi vì sự khác nhau trong việc áp dụng các
phương pháp đo. Một số lưu vực sông có độ đục tự nhiên; một số khác lại
không. Độ đục cao trong loại sông thứ nhất (loại sông có độ đục tự nhiên)
thì lại không phải là một d
ấu hiệu cho thấy sự ô nhiễm, trong khi đó, nếu
độ đục cao ở loại sông thứ hai thì có thể được xem là một dấu hiệu của sự
ô nhiễm.
• Chất lượng không khí: gồm số liệu đo về các chất ô nhiễm như SO
2
, NOx,
TSP, O
3
và các chất hữu cơ bay hơi (VOCs) và ôzôn. Một số nước thu
thập các số liệu đo này bằng các phương pháp mang tính so sánh và cũng
chỉ có một vài số liệu báo cáo về các chất này ở khu đô thị. Thậm chí, một
trong những hình thức ô nhiễm không khí nghiêm trọng và phát tán rộng
nhất - nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà từ việc đốt cháy nhiên liệu
trong các hộ gia đình – lại không được đo.
• Cảnh quan: bao gồm các s
ố liệu đo về sự đô thị hóa, tình trạng phá rừng,
sự luân canh trong nông nghiệp và sự biến đổi về địa lý, địa mạo. Trong
tất cả những yếu tố này, tình trạng suy giảm rừng nhận được sự quan tâm
nhiều nhất.
• Đa dạng sinh học: gồm có các số liệu đo về cả sự đa dạng về gen và số
lượng cũng như
sự bảo tồn các loài thực vật quý hiếm và sự bảo toàn của
hệ sinh thái. Có rất ít số liệu về các yếu tố này có khả năng so sánh giữa
các quốc gia.

• Tính nhạy cảm của hệ sinh thái: gồm các số liệu đo về sức khỏe của hệ
sinh thái ven biển, núi và đất. Những hệ sinh thái này đều đang phải chịu
những sức ép hoặc tổn thương lớ
n. Và chúng chỉ có thể được quan trắc tốt
nhất khi sử dụng những chỉ số mà được thiết kế riêng cho từng trường hợp
Đề tài nghiên cứu Khoa học: “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGÀNH NGHỀ 24
đặc biệt. Tuy nhiên, không có số liệu nào mang tính hệ thống và có tính so
sánh giữa các quốc gia.
Các áp lực
:
Trong phạm vi chủ đề các áp lực, việc tính toán chỉ số ESI cần các số liệu
đo về những sức ép đối với môi trường, bao gồm:
• Khí thải: gồm các khí thải như SO
2
, NO
2
, và các chất hữu cơ bay hơi
(VOC). Nhiều nước đã quan trắc các khí thải này và kể cả số liệu đều có ở
nhiều nguồn khác nhau.
• Ô nhiễm nước: gồm các số liệu đo về chất dinh dưỡng và chất độc hại
được thải vào các nguồn nước và các hệ thống thoát nước chưa được xử
lý.
• Tiêu thụ nước: gồm phép đo về tỷ lệ
tiêu thụ nước mặt và nước ngầm so
với tỷ lệ nước thải ra. Có những ước tính rất hợp lý về sự tiêu thụ nước
mặt, song việc sử dụng nước ngầm thì lại không được đo đạc thường
xuyên, đặc biệt là xét trong sự so sánh với tỷ lệ nước thải ra.
• Những sức ép lên các hệ sinh thái: gồm số liệu đo về sự can thiệp c
ủa con

người đối với hệ sinh thái nước ngọt, mặt đất và biển. Có một vài số liệu
đo mang tính so sánh có thể được tính đến trong phạm vi này. Châu Âu đã
phát triển một hệ thống rất hiệu quả để quan trắc phạm vi bị axit hóa của
hệ sinh thái đất và nước; cũng có nhiều nỗ lực toàn cầu trong việc lượng
hóa tình trạng suy giảm rừng. Những nỗ lực tương tự
như vậy đối với việc
lượng hóa sự can thiệp đối với thủy quyển hay còn gọi là môi trường nước
(gồm cả nước biển và ven biển) lại không có.
• Chất thải và tiêu thụ: gồm các số liệu đo về tổng lượng chất thải rắn,
lượng rác thải chôn lấp, tổng lượng rác thải nguy hại, việc xứ lý rác thải
không an toàn và sự tiêu thụ nguồ
n tài nguyên so với khả năng cung cấp.
Hiện tại không hề có các số liệu đo phù hợp và có tính so sánh về những
chỉ số này, mặc dù công trình nghiên cứu về những vấn đề này mang tên
“The Ecological Foot-print Index” (Chỉ số Dấu vết sinh thái) do
“Wackernagel and colleagues” xây dựng đã đưa ra một khả năng có thể
lượng hóa sự tiêu thụ nguồn tài nguyên một cách hiệu quả hơn trước rất
nhiều.
• Phát thải các chất độ
c hại, chất gây ung thư, các chất phá hủy tuyến nội
tiết và các hóa chất khác, được gọi các chất thải nguy hại. Hiện nay chưa

×