VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
***
NGUYỄN VĂN THẮNG
NGHI LỄ GIA ĐÌNH
CỦA NGƯỜI MẢNG Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
HÀ NỘI, 2014
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
***
NGUYỄN VĂN THẮNG
NGHI LỄ GIA ĐÌNH
CỦA NGƯỜI MẢNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Nhân học văn hóa
Mã số: 62.31.65.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. BÙI VĂN ĐẠO
2. PGS. TS. NGUYỄN VĂN MINH
HÀ NỘI, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, bản luận án tiến sĩ: Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt
Nam là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung
thực. Các trích dẫn trong công trình đầy đủ và chính xác. Nếu có gì sai phạm tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Văn Thắng
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án Tiến sĩ với đề tài "Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt
Nam", ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn, quý báu của
tập thể giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Văn Đạo và PGS.TS. Nguyễn Văn Minh.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự kính trọng và biết ơn của mình tới hai Thầy.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ là giảng viên
Khoa Dân tộc học, Học viện Khoa học Xã hội nói riêng và các Giáo sư, Phó giáo sư,
Tiến sĩ, nhân viên của Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam nói chung đã giúp đỡ tôi về
chuyên môn cả trong học tập và nghiên cứu thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp tại Viện Khoa học xã hội vùng
Tây Nguyên, Viện Dân tộc học, anh, chị, em, bạn bè và gia đình đã động viên, khuyến
khích, góp ý, giúp tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời tri ân, lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới cán bộ và đồng bào
người Mảng ở Lai Châu cũng như các địa phương khác đã giúp đỡ và cung cấp tư liệu.
Hà Nội, tháng năm 2014
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Thắng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt Viết tắt Viết đầy đủ
1 CP Chính phủ
2 CT Chỉ thị
3 BVHTT Bộ Văn hóa Thông tin
4 GDP Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)
5 NĐ Nghị định
6 QĐ Quyết định
7 TC Tổ chức
8 TT Thông tư
9 Ttg Thủ tướng
10 TW Trung ương
11 UBDT Ủy ban Dân tộc
12 UBND Ủy ban Nhân dân
MỤC LỤC
MỤC LỤC 6
MỞ ĐẦU 8
Chương 1 12
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 12
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
1.3. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
Chương 2 41
NGHI LỄ CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG 41
2.1. NGHI LỄ SINH ĐẺ VÀ NUÔI DẠY CON NHỎ 42
!"#$%&'%(%&)*+&,-$%
.%/*012&34&3& &56)73'#8&8
&8!"#$9:&98&1$7;9!<=>*?*@1A*B!<;
8&'C&:&1;
D#8&'EF9GG
HIEJKL& M !"#$12&3N9)AJK!"'OJ1P*
!"'K !"BQ!<QRCQR&S&<'I+&E
KTL8&'8&8UQ(23.4M*T:-)3*T(
!<*8&V'&1:W.E35EL&!"T!"@B!"'M
K1.9$L)E!"MX'9$L)E!"FM*,
B&A.!"C!-XQ''A6)W.EN2
)RL&1NR3$C&3$*RNR&1R
C&&1RM*+8&<3!<'31&43U*D.!+9:&.EC&5
J9EJKYJ9EQ*&.E35E&1@!"'*2R
CR0Z1LZU*FZ35M*BJ!"?-*
!"'%![?-\%C&:&]D&<;*%![ @R!-X
^%R&]_)TG`
HIFKUL&1a M![&b%!"9c'dL4.*&*9K
9bM!&<43$EJK*&+UFKUe&N4$!"%fP
%KU-Q*FKU@&1C&1R!"%f*V&
&J2*&+3&1I+&KXD[gW.E'&'&1fbR3
*&&1R.J*&3$.g&1f>dJ9E*
h=KU@<!"%![Q!"&*4.%V
&![*K@&1C.*K@<!"(*K-*YJQ*&.E2
F[g9&e1K98N!".FKU!"![EFK
%C% @!"%R8&CG`
2.4. NGHI LỄ TANG MA 69
Với người Mảng, sự sống (min) của con người và vạn vật trên trái đất được cho là do
hồn tạo cho. Hồn làm nên sự sống và khi hồn không còn, nghĩa là cái chết (thít) đã tới.
Sự sống của con người được hồn thông thái nhất của đấng sáng tạo sinh ra, những sinh
vật khác được các hồn kém thông minh hơn tạo nên. Bởi vậy, con người sống trong thế
giới có thể làm chủ và chế ngự các sinh vật khác. Cái chết là sự tách lìa hồn khỏi xác.
Họ cho rằng, khi hồn người đã làm hết các phần việc của mình trên trái đất sẽ trở về với
tổ tiên và các vị thần linh trên trời. Khi chết, hồn khôn sẽ lên trời và nhờ vào những vết
xăm miệng mà ma tổ tiên có thể nhận ra người nhà, nếu người nào không xăm miệng thì
ma tổ tiên không nhận ra và hồn của người đó sẽ phải lang thang chịu nhiều cực hình
của linh giới. Người Mảng quan niệm cái chết có hai loại, chết lành (thít im) và chết xấu
(bóp thít). Chết lành là chết khi người đã già, chết bệnh và do hồn rời bỏ xác; chết xấu là
chết đột ngột, chết bất đắc kỳ tử, những cái chết này do ma chơi đột ngột bắt mất hồn.70
Chương 3 81
NGHI LỄ NGHỀ NGHIỆP, CẦU AN, THỜ CÚNG TỔ TIÊN, THẦN LINH VÀ LỄ
TẾT TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG 81
3.1. NGHI LỄ NGHỀ NGHIỆP 81
3.2. NGHI LỄ CẦU AN 89
3.3. NGHI LỄ THỜ CÚNG TỔ TIÊN, THẦN LINH VÀ LỄ TẾT 98
BIẾN ĐỔI TRONG NGHI LỄ GIA ĐÌNH TỪ 1986 ĐẾN NAY 105
Sự biến đổi trong nghi lễ gia đình của người Mảng luôn gắn liền với diễn trình lịch sử
của tộc người, và thông thường chúng ta sẽ lấy năm diễn ra những biến động lớn có ảnh
hưởng mạnh mẽ tới đời sống xã hội của dân tộc để đánh dấu sự biến đổi này, như: 1945;
1954; 1975, Những mốc lịch sử ấy có tác động trực tiếp tới đời sống xã hội tộc người
Mảng nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung, kéo theo sự biến đổi trong nghi lễ gia
đình của họ. Tuy nhiên, năm 1986 với việc mở cửa, phát triển kinh tế thị trường thì đời
sống xã hội của người Mảng mới bị tác động thực sự rõ nét, đây cũng là nguyên do mà
chúng tôi chọn thời điểm này để nhìn nhận và đánh giá việc thay đổi trong nghi lễ gia
đình của người Mảng 105
4.1. NỘI DUNG BIẾN ĐỔI 105
4.2. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI 122
4.3. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ BIẾN ĐỔI 124
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 133
5.1. KẾT QUẢ 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
TỚI LUẬN ÁN 166
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người Mảng ở Việt Nam là dân tộc có dân số ít. Theo kết quả của cuộc Tổng điều
tra Dân số và Nhà ở năm 2009 là 3.700 người, có mặt tại 14 tỉnh, thành trên cả nước, như:
Điện Biên, Sơn La, Đắk Lắk, Đồng Lai trong đó tập trung đông nhất tại tỉnh Lai Châu
với 3.631 người, chiếm 98,13%. Người Mảng thường sinh sống tại những vùng khó khăn,
vùng sâu, vùng xa, có nhiều bản cư trú dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Trong
những năm qua, đã có một số công trình, đề tài, dự án nghiên cứu về tộc người Mảng ở
Việt Nam được thực hiện và công bố, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào toàn diện
và có hệ thống về nghi lễ gia đình.
Nghi lễ gia đình bao gồm hệ thống các lễ thức về sinh đẻ và nuôi dạy con cái,
cưới xin, tang ma, khám và chữa bệnh, nghề nghiệp, cầu an, Đây là những giá trị văn
hóa tộc người được hình thành từ lâu đời, là nhân tố quan trọng cấu thành nên văn hóa
tinh thần và phản ánh giá trị đạo đức, thẩm mỹ, nhân sinh quan, thế giới quan của tộc
người. Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam là yếu tố luôn luôn biến đổi để
thích nghi với điều kiện mới, môi trường mới trong đời sống xã hội tộc người. Chính vì
vậy, nghiên cứu nghi lễ gia đình sẽ chỉ ra được những sắc thái cơ bản của văn hóa người
Mảng ở Việt Nam.
Đời sống kinh tế - xã hội của người Mảng ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi, nhất là
từ Đổi mới năm 1986, kéo theo nhiều biến đổi trong các nghi lễ truyền thống và có ảnh
hưởng tích cực cũng như gây ra những hạn chế đến đời sống tộc người. Do vậy, nghiên cứu
nghi lễ gia đình của người Mảng trong bối cảnh hiện nay sẽ chỉ ra được những giá trị văn
hóa truyền thống và biến đổi của nó trong tình hình mới, từ đó xác định xu hướng biến đổi
và có những giải pháp phù hợp để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp.
Dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay, mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất quan
tâm tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người nhằm phục vụ quá trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhưng quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa
đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mở ra cho các tộc người cơ hội tiếp cận sâu
rộng và đa dạng hơn vào nền kinh tế, văn hóa chung của nhân loại nhưng cũng đặt ra
nhiều thách thức trong phát triển, nhất là vấn đề giải quyết hài hòa giữa phát triển và bảo
tồn các giá trị văn hóa tộc người thiểu số, tộc người có dân số ít.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó cho thấy, nghiên cứu Nghi lễ gia đình
của người Mảng ở Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, góp phần giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Mảng phù hợp với bối cảnh phát
triển kinh tế - xã hội theo đường lối Đổi mới và hội nhập hiện nay, mà còn cung cấp
luận cứ khoa học giúp các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo trong việc hoạch định,
triển khai các chính sách và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các
giá trị sản văn hóa tộc người, theo tinh thần "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" mà Hội nghị TW 5 Khóa VIII của Đảng đã đề
ra.
2. Mục đích nghiên cứu
Tập trung trình bày rõ và có hệ thống bức tranh nghi lễ gia đình của người Mảng
ở Việt Nam.
Góp phần làm sáng tỏ các giá trị của nghi lễ gia của đình người Mảng ở Việt
Nam và những biến đổi trong xã hội hiện nay, phân tích những yếu tố tác động tới sự
biến đổi đó.
Cung cấp những tư liệu mới về người Mảng ở Việt Nam, là cơ sở khoa học cho
việc nghiên cứu đối sánh với các tộc người có dân số ít ở Việt Nam có cùng nhóm ngôn
ngữ.
Làm cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo xây dựng
chính sách phát triển phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tộc
người Mảng.
3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt
Nam và biến đổi của nó trong bối cảnh hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt
Nam. Tuy nhiên, do đây là phạm vi nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống tộc người, do đó trong luận án này chúng tôi chỉ chọn một số nghi lễ
tiêu biểu để trình bày là: nghi lễ trong chu kỳ đời người; nghi lễ nghề nghiệp; nghi lễ
cầu an, thờ cúng tổ tiên, thần linh, khám bệnh, chữa bệnh; Bên cạnh đó, cũng chú ý
đến sự biến đổi và vai trò của các nghi lễ trong bối cảnh mới. Nghi lễ gia đình truyền
thống của người Mảng được hiểu là từ 1986 trở về trước, bởi kể từ sau đổi mới, cơ chế
kinh tế thị trường mới bắt đầu tác động mạnh mẽ đến đời sống người Mảng ở Việt Nam,
trong đó có nghi lễ gia đình.
3.3. Địa bàn nghiên cứu tập trung ở tỉnh Lai Châu, trong đó chọn 5 xã thuộc 2
huyện là: xã Pa Vệ Sử, Bum Nưa, Vàng San của huyện Mường Tè; Chăn Nưa và Nậm
Ban của huyện Sìn Hồ. Đây là những nơi tập trung các bản của người Mảng ở Việt Nam
và còn lưu giữ đậm nét văn hóa tộc người, đồng thời đảm bảo tính đại diện giữa những
địa bàn chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó,
chúng tôi cũng nghiên cứu so sánh với người Mảng ở một số địa phương khác trong
nước để kết quả nghiên cứu mang tính toàn diện hơn.
4. Nguồn tư liệu của luận án
Ngoài việc kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và những tư
liệu thứ cấp liên quan, luận án được hoàn thành chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu thực tế
của tác giả thu thập qua các cuộc điền dã từ năm 2005 tới nay.
5. Đóng góp của luận án
Một là, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu và cung cấp nguồn tư liệu tương
đối toàn diện, có hệ thống về nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam;
Hai là, chỉ ra các giá trị của nghi lễ gia đình đối với tộc người Mảng, đồng thời
nêu rõ những biến đổi của nghi lễ của họ trong xã hội hiện nay;
Ba là, qua phân tích tổng hợp luận án chỉ ra những tương đồng và khác biệt của
giá trị văn hóa người Mảng so với một số tộc người cận cư, xen cư;
Bốn là, luận án cung cấp luận cứ khoa học, đồng thời đề xuất một số kiến nghị,
giải pháp làm cơ sở cho việc hoạch định những chính sách phát triển kinh tế - xã hội,
nhất là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người Mảng ở Việt Nam trong bối
cảnh hiện nay.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của
luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và
địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Nghi lễ chu kỳ đời người trong xã hội truyền thống
Chương 3: Nghi lễ nghề nghiệp, cầu an, thờ cúng tổ tiên, các vị thần linh và
lễ tết trong xã hội truyền thống
Chương 4: Biến đổi trong nghi lễ gia đình từ 1986 đến nay
Chương 5: Kết quả và bàn luận
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,
PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Người Mảng là tộc người còn ít được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
quan tâm, vì vậy số lượng các công trình đã công bố cũng hạn chế và không hệ thống, tư
liệu chủ yếu nằm rải rác trong các nghiên cứu vùng, các dự án đánh giá chung hoặc các
chuyên khảo ngắn. Vì vậy, trong phần tổng quan của luận án chúng tôi cố gắng tập hợp
những công trình đã viết về người Mảng, nhất là những công trình liên quan trực tiếp tới
nghi lễ của họ ở Việt Nam nhằm làm sáng rõ vấn đề quan tâm.
Công trình đầu tiên đề cập tới người Mảng ở Việt Nam là Các dân tộc nguồn gốc
Nam Á ở miền Bắc Việt Nam của Vương Hoàn Tuyên (1963). Đây là công trình nghiên
cứu phản ánh nguồn gốc lịch sử, quá trình di cư, tụ cư và đời sống kinh tế - xã hội của
các tộc người nơi đây. Tuy còn hạn chế và sơ lược, song đây là tài liệu quý về lịch sử
hình thành và phát triển của các tộc người ở phía Bắc, trong đó có người Mảng. Năm
1972, tác giả Đặng Nghiêm Vạn công bố tác phẩm Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở Tây
Bắc Việt Nam. Đây là một công trình hẹp hơn về diện so với nghiên cứu của Vương
Hoàng Tuyên, nhưng lại đi sâu phân tích và đánh giá đặc điểm lịch sử các tộc người ở
Tây Bắc thông qua những câu chuyện kể về quá trình thiên di và tụ cư của họ. Bởi vậy,
phần nào làm thỏa mãn được những băn khoăn về nguồn gốc lịch sử các tộc người ở
Tây Bắc Việt Nam hiện nay.
Năm 1972, Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Trúc Bình, Nguyễn Văn Huy và Thanh
Thiên có công trình Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam. Đây
là công trình chủ yếu nêu những đặc điểm cơ bản của các tộc người thuộc ngữ hệ Nam
Á ở Tây Bắc, trong đó có tộc người Mảng, như: kinh tế, lịch sử, tên gọi, nhưng chưa đề
cập sâu tới những vấn đề khác, đặc biệt là nghi lễ của tộc người này. Tuy nhiên, các
công trình này đã bước đầu nhận diện về người Mảng ở Việt Nam, nhất là về nguồn gốc
lịch sử. Tác giả Thanh Thiên trong bài Giới thiệu sơ lược về người Mảng ở Lai Châu
(1972) đã khái quát hầu hết các mặt đời sống tộc người Mảng, như: kinh tế, xã hội, văn
hóa, tri thức địa phương, tín ngưỡng, tôn giáo, Tuy nhiên, tác giả chỉ giới thiệu rất sơ
lược các vấn đề trên trong một báo cáo tư liệu 12 trang nên chưa phản ánh sâu sắc, đầy
đủ các mặt đời sống của người Mảng.
Ngô Đức Thịnh khi bàn Về quan hệ công xã trong tổ chức "Muy" của người
Mảng thời kỳ trước giải phóng (1972) đã dành phần lớn dung lượng nghiên cứu đề cập
tới kết cấu dân cư trong bản, tổ chức tự quản của bản và quan hệ cộng đồng bản. Nghiên
cứu chỉ ra những lớp kết cấu cư dân trong tổ chức làng bản người Mảng, xem xét cơ chế
vận hành tự quản của bản với vai trò trưởng bản, thầy cúng và các dòng họ, đặc biệt là
mối quan hệ cộng đồng. Theo tác giả, các mối quan hệ của người Mảng mang nhiều tính
công xã thị tộc thể hiện qua việc trao đổi, tính bình quân, phân công lao động, Mối
liên hệ ấy không chỉ bó hẹp trong quan hệ nội tại của bản mà còn giữa các bản với nhau,
phán ánh những nét đặc thù sơ khai của tổ chức xã hội công xã thị tộc. Trên Tạp chí
Dân tộc học số 2 năm 1974, tác giả này tiếp tục công bố nghiên cứu Quá trình tan rã
trong gia đình lớn của người Mảng hiện nay. Bài viết đã xem xét và đánh giá về cách
thức tổ chức đời sống, phân công lao động của các cặp vợ chồng trong ngôi nhà lớn,
từ đó khái quát về tổ chức xã hội của họ. Qua nghiên cứu cho thấy, những nguyên nhân
và các yếu tố tác động tới sự tan rã gia đình lớn người Mảng và xu thế biến động xã hội
Mảng qua hiện tượng này. Bài viết đã cung cấp những tư liệu quý cho các nghiên cứu
sau, đặc biệt về tổ chức xã hội.
Viện Dân tộc học năm 1979 công bố tác phẩm Các dân tộc ít người ở Việt Nam
(các tỉnh phía Bắc) đã khái quát khá đầy đủ những đặc trưng tiêu biểu của các tộc người
trong vùng, trong đó người Mảng được quan tâm tới trên một số lĩnh vực, như: kinh tế,
văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử tộc người, Tuy chỉ ở mức khái quát, nhưng công trình đã
nêu được những nét cơ bản nhất của các tộc người ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, là tài
liệu tham khảo quý cho nhưng nghiên cứu tiếp sau về người Mảng cũng như các tộc
người thiểu số ở miền Bắc Việt Nam.
Năm 1985, nhóm tác giả Mạc Đình Dĩ, Châu Hồng Thuỷ, Lý A Sán giới thiệu
những câu chuyện kể của người Mảng qua cuốn Truyện cổ Mảng. Đây là tập hợp hệ
thống chuyện kể của người Mảng về quá trình hình thành trời đất và các tộc người;
nguồn gốc lịch sử, truyền thuyết về các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng
làng bản của người Mảng. Các câu chuyện phản ánh ước mơ của họ về cuộc sống tốt
đẹp và sự no đủ; gia đình, dòng họ, làng bản không phải chia ly; xã hội không có áp
bức, bóc lột; Do chỉ gói gọn trong các câu chuyện kể, nên công trình chưa làm rõ được
các hiện tượng văn hóa khác của người Mảng, nhất là về nghi lễ.
Tác giả Vi Văn An giới thiệu tục xăm miệng của người Mảng qua bài viết Những
người còn giữ tục cổ xăm cằm (1999). Trong bài viết, tác giả quan tâm tới tập tục cổ
truyền này trên một số mặt, như: hình họa, nguyên liệu, diễn trình và những biểu đạt văn
hóa người Mảng thông qua hình xăm; giá trị của hình xăm đối với cá nhân và cộng
đồng;
Năm 2000, nhóm tác giả Nguyễn Chí Huyên, Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn Bảo
đã cho xuất bản cuốn sách Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía bắc Việt
Nam. Công trình này tập trung giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển các tộc
người ở biên giới phía Bắc Việt Nam, như: nguồn gốc và sự phát triển, quá trình di cư
và tụ cư, đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa, Nhóm tác giả cũng đưa ra những bằng
chứng lịch sử minh chứng cho việc tụ cư của các tộc người nơi đây, trong đó người
Mảng được quan tâm như là một trong những cư dân xuất hiện sớm nhất và được coi là
tộc người tại chỗ nơi đây. Tuy nhiên, công trình chỉ dừng lại ở những đặc điểm nhận
diện các tộc người mà chưa nghiên cứu sâu về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của họ.
Hai tác giả Trần Minh Thư và Lò Ngọc Biên quan tâm về Người Mảng ở Nậm
Ban (2001) một cách khá toàn diện về điều kiện tự nhiên, dân tộc, dân số, kinh tế, tổ
chức xã hội làng bản, văn hóa, Phương pháp mô tả dân tộc học được tác giả sử dụng
để khảo tả hầu hết các hiện tượng văn hóa của người Mảng ở Nậm Ban, huyện Sìn Hồ,
tỉnh Lai Châu và đây là công trình đầu tiên chúng tôi ghi nhận nghi lễ được coi là đối
tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, các tác giả chưa đi sâu giải thích bản chất và giá trị của
nghi lễ. Kết quả của nghiên cứu này là cứ liệu rất tốt để bắt đầu nghiên cứu về nghi lễ
của người Mảng ở Việt Nam.
Mùa Thị Mỷ với bài viết Người con gái dân tộc Mảng ở Mường Lay (2001) đã
nêu ra những nhận định của tác giả về một số đặc điểm của người phụ nữ Mảng ở huyện
Mường Lay của tỉnh Lai Châu trong sinh hoạt hàng ngày, như: làm nương, công việc
nhà, chăm sóc con cái mà tác giả đã quan sát được. Tuy nhiên, trong khuôn khổ 01 trang
tạp chí, bài viết chỉ dừng lại ở những cảm nhận của tác giả và chưa nêu được những giá
trị văn hóa ẩn sau những sinh hoạt của con gái tộc người Mảng.
Viết về người Mảng ở Lai Châu nói riêng và ở Việt Nam nói chung, có lẽ tác giả
Ngọc Hải là một trong những người đã dành nhiều quan tâm hơn cả, với các công trình:
Bản sắc văn hoá dân tộc Mảng (2003), Truyện cổ tích dân gian Mảng (2004) và Một số
phong tục tập quán của dân tộc Mảng (2006) được thực hiện nghiêm cẩn và trình bày
khá chi tiết nhiều mặt đời sống xã hội của tộc người Mảng, như: địa bàn cư trú, nguồn
gốc, lịch sử, kinh tế truyền thống, gia đình, dòng họ, tín ngưỡng, phong tục, văn học
nghệ thuật dân gian, Với phương pháp nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học, các công
trình đã khái quát khá rõ những khía cạnh văn hóa của tộc người Mảng ở Lai Châu. Tuy
vậy, các vấn đề được trình bày trong nội dung còn chưa giải mã được những hiện tượng
văn hóa trong nghi lễ, các nghi lễ chưa mang tính hệ thống và đầy đủ. Nhưng có thể coi
đây là đóng góp lớn của tác giả đối với nghiên cứu dân tộc học về người Mảng ở Việt
Nam.
Tác giả Phạm Mạnh Dương (2006) đã công bố bài viết Tri thức bản địa của dân
tộc Mảng ở huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu trong việc chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh. Nội
dung bài viết quan tâm tới tri thức địa phương của người Mảng ở Lai Châu trong ăn uống,
chăm sóc, kiêng kỵ đối với sản phụ và con nhỏ, Đây là một nghiên cứu cụ thể, khảo tả
khá chi tiết những yếu tố liên quan tới việc áp dụng tri thức địa phương vào cuộc sống
trong khi những tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa tiếp cận được nhiều đến người dân. Tuy
vậy, tác giả lại chưa có phân tích sâu và so sánh với một số tộc người cận cư, xen cư để
làm nổi bật những giá trị độc đáo trong tri thức địa phương của tộc người Mảng.
Bài viết Hôn nhân của người Mảng ở Lai Châu (2006) của Nguyễn Văn Nam đã
phác họa những điểm cơ bản nhất về tộc người Mảng và lễ cưới người Mảng ở Lai
Châu, như: giới thiệu sơ lược về người Mảng ở Lai Châu; các bước tổ chức lễ cưới, cuối
bài viết, tác giả đưa ra phần kết luận như là nhận định về những lễ thức trong hôn nhân
của người Mảng ở Lai Châu. Tuy nhiên, bài viết này chưa quan tâm đến các đặc điểm,
kiêng kỵ, quan niệm, nghi lễ trong hôn nhân, mà chủ yếu là những trình tự thực hành
qua quan sát của tác giả.
Cuốn sách Lai Châu và các dân tộc ở Lai Châu do Hạnh Liên chủ biên (2007) đã
khái quát những nét cơ bản nhất về 20 tộc người đang cư trú tại Lai Châu. Nhóm các tác
giả đã phân tộc người theo nhóm ngôn ngữ, trong đó phần viết về người Mảng được
trình bày từ trang 121 đến 129 trên các khía cạnh nguồn gốc lịch sử, dân số, nơi cư trú,
kinh tế, văn hóa và tổ chức xã hội. Tuy vậy, công trình này chỉ dừng lại ở việc củng cố
thêm những đặc điểm về người Mảng mà các công trình đi trước đã đề cập, chứ chưa có
những phát hiện mới và chuyên sâu.
Năm 2007, Hoàng Sơn giới thiệu cuốn Người Mảng ở Chăn Nưa huyện Sìn Hồ,
tỉnh Lai Châu. Đây là kết quả của dự án "Điều tra thực trạng di sản văn hóa phi vật thể
dân tộc Mảng ở Lai Châu" trong Chương trình "Sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam" của Viện Văn hóa Thông tin. Công trình
khảo cứu điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tổ chức xã hội, các loại hình kinh tế,
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Mảng ở xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ,
tỉnh Lai Châu. Do công trình tập trung nghiên cứu ở một xã nên bị hạn chế khá nhiều về
diện, công trình đã không làm sáng tỏ được sự khác biệt trong phong tục tập quán của
người Mảng ở các địa bàn khác nhau và ít có sự so sánh, giải mã những biểu tượng văn
hóa thông qua các nghi lễ của họ. Nội dung của công trình trải đều trên tất cả các mặt
đời sống của người Mảng, nên những nhận định và đánh giá của công trình này chưa
thật sâu sắc, đặc biệt là về phần nghi lễ.
Nguyễn Văn Thắng đã dành nhiều quan tâm tới người Mảng ở Việt Nam, thông
qua các nghiên cứu: luận văn thạc sỹ văn hóa học về Phong tục và tín ngưỡng của
người Mảng ở xã Nậm Ban, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu (2007); sách viết chung Văn
hóa các dân tộc vùng lòng hồ và vùng tái định cư thủy điện Sơn La (2012), và một số bài
viết đăng trên các tạp chí, như: Tục đặt tên của người Mảng ở Nậm Ban (2007), Sinh kế
của người Mảng ở Việt Nam với phát triển bền vững tộc người (2012), Lễ cưới của người
Mảng ở Việt Nam (2012), Tang ma của người Mảng ở Lai Châu (2012), Tri thức địa
phương của người Mảng ở Việt Nam trong khám bệnh và chữa bệnh (2012), Nghi lễ
sinh đẻ và nuôi day con nhỏ của người Mảng ở Việt Nam (2013), Tri thức địa phương
của người Mảng ở Việt Nam (2013), Nghi lễ nông nghiệp của người Mảng ở Việt Nam
(2013), Tuy nhiên, các công trình này hầu hết chỉ dừng lại ở việc miêu thuật những
nghi lễ truyền thống và nêu ra các nhận định của tác giả về những đặc điểm văn hóa
thông qua các nghi lễ; bước đầu có giải mã một số biểu tượng văn hóa trong cưới xin,
tang ma, phân tích, so sánh nét tương đồng và khác biệt các thành tố văn hóa mảng với
tộc người khác cùng địa bàn cư trú, đưa ra một số kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa của người Mảng,
Cũng quan tâm tới phong tục của người Mảng, Đoàn Thị Kiều Vân đã công bố
bài viết Tục "gọi hồn lúa" của người Mảng ở Lai Châu (2007). Nội dung đã khảo tả
những bước tiến hành nghi lễ, chỉ ra một số kiêng kỵ, nhưng chỉ dừng ở sự cảm nhận
trực quan về tục gọi hồn lúa mà chưa đi vào phân tích, tìm hiểu các vấn đề bản chất của
nghi lễ này. Với phạm vi là một bài viết ngắn nên nội dung nghi lễ chưa được đề cập
đầy đủ, đặc biệt là việc giải mã các hiện tượng xuất hiện trong nghi lễ, cũng như các
bước thực hiện, lễ vật, lời cúng của tập tục này.
Nghiên cứu về ngôn ngữ của người Mảng ở Việt Nam có một số tác giả quan
tâm, như: Nguyễn Thị Loan với Vài nét về tiếng Mảng ở Tây Bắc Việt Nam (1976), Tạ
Văn Thông với Loại trừ trong tiếng Mảng (1997), Nguyễn Hữu Lợi, Nguyễn Hữu
Hoành, Tạ Văn Thông với Vị trí của tiếng Mảng trong các ngôn ngữ Môn – Khmer
(1998), Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Hữu Hoành và Tạ Văn Thông với cuốn Tiếng Mảng
(2008), Đây là những nghiên cứu sâu về ngôn ngữ của người Mảng trên các khía cạnh
như: cách phát âm, thanh điệu, bổ âm, phân nhóm động từ, tính từ, danh từ, mà ít quan
tâm tới các vấn đề văn hóa, xã hội, đặc biệt là nghi lễ.
Tác giả Nguyễn Lâm Thành trong bài viết Nhiệm vụ và giải pháp bảo tồn, phát
triển các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao (2010) đã xem xét các vấn đề của bốn tộc
người này trên hai bình diện là: 1) Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với xây
dựng và tổ chức thực hiện đề án; 2) Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện bảo tồn đối với
bốn tộc người này. Tuy nhiên, bài viết chủ yếu dựa trên quan điểm chính sách của Đảng
và Nhà nước ta còn thực tiễn trong bối cảnh về người Mảng chưa được tác giả chú ý
nhiều, nên đây được xem là một tư liệu tham khảo về chính sách là chính.
Mới đây, nhóm tác giả Nguyễn Hùng Mạnh, Trần Hữu Sơn, Nguyễn Thị Minh
Tú, Đặng Thị Oanh với sự hỗ trợ của Dự án "Công bố và phổ biến tài sản văn hóa – văn
nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam" đã giới thiệu cuốn Thơ ca dân gian dân tộc Mảng
(2011). Công trình gồm hai phần: Phần một, giới thiệu đôi nét về thơ ca dân gian tộc
người Mảng; Phần hai, giới thiệu các bài thơ, ca dân gian của người Mảng, bao gồm
phần tiếng Việt và phần tiếng Mảng. Trong công trình này, nhóm tác giả phân thơ ca
thành: thơ ca trong lao động sản xuất, thơ ca trong nghi lễ và thơ ca trong sinh hoạt.
Công trình là những sưu tầm về thơ ca của nhóm tác giả mà chưa có phân tích, so sánh,
đặc biệt là chưa nêu ra những nguyên tắc phân loại, tiêu chí đánh giá để xếp các bài thơ,
ca vào các nhóm mà tác giả đã phân loại.
Chu Thái Sơn với bài viết Dân tộc Mảng, trong sách: Kể chuyện các dân tộc Việt
Nam (2012) cũng đã đề cập tới nhiều vấn đề của người Mảng như đời sống kinh tế, tổ
chức xã hội, nguồn gốc lịch sử, dòng họ, Nhưng đây chỉ là những phân tích giúp
người đọc nhận diện cơ bản về tộc người này dựa trên các tài liệu đã công bố của các tác
giả đi trước. Bài viết chưa quan tâm, đánh giá sâu các vấn đề khác, như: văn hóa, xã hội
và nghi lễ của người Mảng.
Có thể nhận định rằng, tất cả những công trình đã công bố từ trước đến nay đều ít
nhiều đề cập tới người Mảng ở Lai Châu, mà chưa chú ý tới người Mảng ở các tỉnh
thành khác trên cả nước. Bên cạnh đó, nghi lễ của tộc người Mảng chưa được xem là
đối tượng chính của các nghiên cứu, nên còn thiếu vắng những công trình mang tính hệ
thống và toàn diện về lĩnh vực này. Vì vậy, cần thiết có những nghiên cứu chuyên sâu
và toàn diện về nghi lễ dưới góc độ Dân tộc học/Nhân học để góp phần xây dựng bức
tranh tổng thể về văn hóa người Mảng ở Việt Nam, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa tộc người này trong bối cảnh hiện nay.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
- Nghi lễ, theo Thomas Barfield trong Từ điển Nhân học: "nghi lễ là các hành
động nghi thức diễn ra trong bối cảnh thờ cúng tôn giáo - ví dụ một đại lễ Thiên chúa
giáo hay một buổi lễ hiến tế tổ tiên. Thông thường các nhà nhân học sử dụng nghi lễ để
nói về bất kỳ một hành động nào có nhiều lễ thức và với mục đích phi bình quân chủ
nghĩa. Theo nghĩa rộng nhất, nghi lễ liên quan không chỉ đến một loại sự kiện cụ thể đặc
biệt nào cả với khía cạnh thể hiện toàn bộ hoạt động của con người. Trong chừng mực
nó chuyển tải các thông điệp địa vị văn hóa và xã hội của cá nhân, bất kỳ một hành động
con người nào có khía cạnh nghi lễ" [100, tr. 682]. Còn theo Từ điển Tiếng Việt: "nghi
lễ là nghi thức và trình tự tiến hành của một cuộc lễ" [101, tr. 866].
Levi - Strauss cho rằng: "nghi lễ không phải là phản ứng lại cuộc đời, đó là phản
ứng với cái mà tư duy làm nên cuộc đời. Đó không phải là sự đáp ứng trực tiếp đối với
thế giới hoặc thậm chí là với kinh nghiệm của thế giới, mà đó là phản ứng đối với con
người nghĩ về thế giới" [61, tr. 363-364]. Emily A. Schultz và Robert H. Lavenda nhận
định, nghi lễ bao gồm bốn yếu tố: 1) Là một hoạt động xã hội lặp đi lặp lại gồm một loạt
các động tác có tính chất biểu tượng dưới dạng múa, ca hát, lời nói, điệu bộ, thao tác
trên một số các đồ vật gì đó, 2) Nghi lễ tách riêng khỏi các hoạt động thường ngày trong
xã hội, 3) Nghi lễ theo đúng một mô hình nhất định do văn hóa đặt ra, 4) Hoạt động
nghi lễ thường liên quan chặt chẽ tới một số tư tưởng thường xuất hiện trong huyền
thoại [29, tr. 13]. Đồng thời, nghi lễ tạo hành động, tức là buộc phải áp dụng một loạt
các động tác, lời nói, thủ tục nối tiếp nhau, hay nói cách khác là phải thực hiện theo một
kịch bản có trước được truyền lại từ người này qua người khác, thế hệ trước tới thế hệ
sau. Cũng như thế, nghi lễ có thể chuyển đổi với nội hàm cơ bản ba giai đoạn mà Van
Gennep vạch ra là: 1) Cách ly (segregate), 2) Chuyển tiếp (transition), 3) Tái hợp
(reunite). Nghi lễ và vui chơi luôn bổ sung cho nhau tạo nên những thay đổi, đôi khi là
đảo ngược hay lật úp trật tự phàm tục. Qua việc cử hành nghi lễ, quan niệm của nền văn
hóa được cụ thể hóa, thể hiện rõ nét [24, tr. 222-232].
Victor Turner lại cho rằng, nghi lễ là hành vi được quy định có tính chất nghi
thức dành cho những dịp không liên quan đến các công việc có tính kỹ thuật hàng ngày
mà có quan hệ với những niềm tin vào đấng tối cao hay sức mạnh thần bí. Và, theo
nghĩa hẹp, thuật ngữ này chỉ những hoạt động mang tính bắt buộc, chính thức diễn ra
trong bối cảnh thờ cúng tôn giáo. Các nhà nhân học sử dụng thuật ngữ "nghi lễ" để bao
hàm bất kỳ hoạt động nào có mức độ chính thức cao và có mục tiêu không vụ lợi [61, tr.
364]
Nghi lễ trong một phạm vi nào đó cũng như phong tục tập quán, là quy ước lập đi
lập lại thành thói quen, ăn sâu thành nếp vào tâm thức tôn giáo, vào đời sống xã hội -
văn hóa, trong sản xuất và sinh hoạt của cá nhân hoặc cả cộng đồng, được mọi thành
viên trong cộng đồng thừa nhận và cùng làm theo. Các tập tục này tạo nên sự bền vững
của cộng đồng [19, tr. 173]. Bên cạnh đó, ở mỗi tộc người, mỗi dân tộc các nghi lễ
không giống nhau kể cả với một nghi lễ điều đó phản ánh sự đa dạng trong tâm thức của
mỗi tộc người với thế giới bên ngoài.
Theo Đặng Nghiêm Vạn, nghi lễ tôn giáo được thực hành thường gắn với một thế
lực siêu linh hay một thế giới vô hình nào đó liên quan đến niềm tin tôn giáo hoặc do
tôn giáo quy định và thường biểu hiện chức năng tâm lý trong đời sống của tín đồ [113,
tr. 130]. Nguyễn Văn Minh cho rằng, nghi lễ dù dưới dạng thô mộc thời nguyên thủy
hay phức tạp trong các nền văn hóa hiện đại, đều là một tập hợp các yếu tố cơ bản gồm
hành động, lễ nhạc, cầu khấn, hiến tế, nhịn ăn, định hướng và tẩy uế mang tính lặp đi
lặp lại từ đời này qua đời khác, con người thực hành chúng và mang truyền thống về
hiện tại. Nghi lễ là quá trình xuyên thời gian và không gian theo đúng chu trình của nó.
Nghi lễ không chỉ là quá khứ, mà còn cả hiện tại và tương lai [61, tr. 363]. Bên cạnh đó,
nghi lễ còn được xem là một tập hợp các hành vi của con người đã được mã hóa, luôn
có sự hỗ trợ của thể chất, một giá trị biểu tượng lớn với những người thực hiện và những
người chứng kiến và nó được tạo dựng dựa trên sự nhất quán tư tưởng [20, tr. 20].
Từ những tập hợp quan niệm về nghi lễ nêu trên, chúng tôi cho rằng, nghi lễ là
các lễ thức được tập hợp và trình diễn một cách có hệ thống trong không gian thiêng do
con người tạo nên, phù hợp với truyền thống văn hóa tộc người được mọi người mặc
nhiên chấp thuận, tuân thủ và làm theo. Như vậy, dù nhìn từ góc độ nào, một cuộc lễ
cũng phải hội đủ các yếu tố như: tính thiêng, đối tượng khẩn cầu, lời cúng, hành động
ma thuật, không gian diễn xướng, lễ vật, Đảm bảo sau cuộc lễ, người cần xin nhận
thấy sự phù trợ thiêng liêng từ một đấng vô hình nào đó giúp họ vượt qua khó khăn, tự
tin, nhân lên niềm vui và xua đi mọi sầu muộn. Nghi lễ thể hiện mọi mặt đời sống văn
hóa của con người, nó biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, với thế giới
thiêng và với tự nhiên.
- Gia đình, theo Ph.Ăngghen là một yếu tố năng động, nó không bao giờ đứng
yên tại chỗ mà chuyển từ một hình thức thấp lên một hình thức cao khi xã hội phát triển
từ một giai đoạn thấp lên một giai đoạn cao [25, tr. 59]. Khi bàn về gia đình,
M.O.Kôxven cho rằng, gia đình là một nhóm xã hội được đặc trưng bởi nhà ở chung,
hợp tác kinh tế và tái sản sinh hoặc gia đình bao gồm một nhóm người gắn bó với nhau
bằng mối liên hệ hôn nhân, huyết thống hay là việc nhận con nuôi, có sự tác động qua
lại giữa chồng và vợ, giữa bố và mẹ, giữa cha mẹ với con cái, giữa anh chị em với họ
hàng [103, tr. 131-132]. Peter Murdock lại cho rằng, gia đình là một nhóm xã hội thể
hiện đặc trưng bởi cư trú chung, hợp tác về kinh tế và tái sản xuất giống nòi [100, tr.
309]. Emily A.Schultz và Robert H.Lavenda chia gia đình thành các kiểu khác nhau
như: gia đình nhỏ và gia đình lớn; M.S.Kaxuba chia gia đình hạt nhân và gia đình cá
thể; còn Grant Evansgia là gia đình mở rộng, gia đình phức hợp;
- Nghi lễ gia đình, là những nghi lễ được thực hành trong phạm vi không gian
gia đình, do gia đình tổ chức, chủ lễ có thể là người đại diện gia đình hoặc mời thầy
cúng bói. Mục đích của các nghi lễ chủ yếu nhằm cầu xin sự phát triển, bình an, no đủ
hoặc hạn chế, ngăn cản những điều xấu xảy ra với gia đình. Nghi lễ gia đình bao gồm hệ
thống các nghi lễ liên quan đến một cá nhân hoặc một tập thể cùng sinh sống dưới một
mái nhà, gồm: nghi lễ nghề nghiệp, nghi lễ cầu an, thờ cúng thần linh, tổ tiên, lễ tết,
Chúng tôi cho rằng, việc phân thành những lĩnh vực như trong luận án sẽ cho thấy tổng
thể về nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam. Trong đó, nghi lễ chu kỳ đời người
liên quan tới sinh đẻ, nuôi dạy con nhỏ, trưởng thành, hôn nhân, bói và khám chữa bệnh,
tang ma; nghi lễ nghề nghiệp liên quan tới quá trình lao động, gồm: sản xuất nông
nghiêp, săn bắn, đánh bắt, hái lượm, nghề thủ công; nghi lễ liên quan tới cầu an, thờ
cúng tổ tiên, thần linh và lễ tết, như: làm nhà mới, lên nhà mới, rời bản, nhập bản, cúng
ma nhà, ma rừng, ma hòn đá, tết nguyên đán, rằm tháng giêng; Như vậy, hệ thống
nghi lễ gia đình là phạm vi rất rộng và bao hàm nhiều lĩnh vực trong đời sống của con
người.
- Phong tục tập quán, là thói quen từ lâu đời đã thành nếp ăn sâu vào đời sống
xã hội, được mọi người công nhận và tuân theo [119, tr. 1004], hoặc đó là các sinh hoạt
cho thấy rõ rệt tâm thức folklore và ứng xử folklore của quần chúng qua sự bền vững và
biến đổi của nó [20, tr. 25].
- Kiêng kỵ, là hành động nể sợ hoặc giữ gìn không vi phạm phải những điều
không hay có thể mang lại cho mình hoặc những người xung quanh điều không tốt.
Kiêng kỵ không tới mức cấm đoán không được làm hoặc ăn uống một thứ gì đó mà chỉ
ở mức tránh, không nên làm theo. Ở một số trường hợp cụ thể vẫn có thể tiến hành dù
biết đó là phạm vào những điều kiêng với điều kiện sẽ cúng hoặc bùa chú để yểm trừ.
Theo đó, cấm kỵ là hành động cấm mọi người không được làm một điều gì đó, bắt phải
kiêng tránh [119, tr. 168].
- Chức năng của nghi lễ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã đề cập tới
các chức năng như: chức năng văn hóa, chức năng xã hội, chức năng tâm lý, chức năng
sinh học, chức năng tái sản sinh trật tự xã hội, chức năng thẩm mỹ, chức năng giáo
dục, Ở mỗi khía cạnh nghiên cứu, các chức năng thích hợp, hài hòa được lựa chọn và
phân tích để làm nổi bật nên giá trị nghi lễ. Trong luận án này, chúng tôi chú ý đến hai
chức năng cơ bản sau:
+ Chức năng tâm lý: Malinowski từng nhận định, cuộc sống vốn dĩ tạo ra một
khung lý thuyết về các khía cạnh bất định hướng trong cuộc sống loài người, như: ốm
đau, nguy hiểm và các biến đổi với cuộc sống. Nó tạo cho con người một ý nghĩa kiểm
soát đối với việc phân chia và đe dọa các sự kiện; một câu thần chú có thể xua đuổi bất kỳ
một vị thần nào, song nó có thể bất lực với bệnh tật. Thêm vào đó, các nghi lễ tạo ra cách
thể hiện tình cảm. Chẳng hạn, các nghi lễ đám ma thường tạo ra các cơ hội để bày tỏ nỗi
đau khổ đối với người thân [Goldschmidt, 1973]. Trong một số trường hợp, các nghi lễ
cho phép con người thể hiện tình cảm của mình mà trong các dịp bình thường thể hiện
như thế lại bị coi là trái ngược với chuẩn mực xã hội [61, tr. 366-367].
Như vậy, khi nào con người không cảm nhận được sự an toàn thì họ sẽ thực hiện
nghi lễ để trấn an hoặc cầu mong để có thêm lòng tin. Malinowski đưa ra giả thuyết, khi
môi trường càng bất trắc, kết quả càng bấp bênh thì con người lại càng cần đến lễ nghi
phù phép. Ông chứng minh quan điểm này bằng việc đưa ra ví dụ cụ thể khi nghiên cứu
trường hợp người Trobriand đánh cá ở Thái Bình Dương, khi họ đánh cá trong đầm,
không có gì nguy hiểm thì họ không làm nghi lễ phù phép, họ chỉ dựa vào kiến thức và
tay nghề của chính họ. Tuy nhiên, khi ra biển đánh cá, mức nguy hiểm tăng nhiều và kết
quả cũng bấp bênh hơn thì các ngư phủ làm lễ và phù phép để trấn an chính họ về mặt
tâm lý, mong được an toàn và được mẻ cá to [19, tr. 174]. Trong đời sống các tộc người
thiểu số ở nước ta, việc thực hiện các nghi lễ hầu hết đều nhằm giải tỏa tâm lý sợ hãi,
cầu mong sự phù trợ và tăng cường niềm tin điều này tương đồng với các quan điểm
mà Malinowski đã nêu.
+ Chức năng tái sản sinh trật tự xã hội: Durkheim (1915) nhìn thấy trong nghi lễ
một nguồn lực xã hội, được hình thành qua việc người nguyên thủy kinh qua vai trò
thành viên của mình trong xã hội và cảm thấy "sự sôi nổi tập thể" duy trì tính cố kết
cộng đồng. Ông cũng công nhận nghi lễ tạo ra một tuyên bố kịch tính về huyền thoại
của xã hội. Trong nghi lễ con người thường hành động giống như huyền thoại của họ về
nguồn gốc xã hội và tuyên thệ tính hợp pháp của trật tự được thiết lập đối với đồ vật. Ở
đây, dường như nghi lễ là nơi để con người bằng các hành động và đạo cụ trở lại với các
truyền thuyết về tộc người của mình. Thậm chí ở nơi các nghi lễ không gợi ra các huyền
thoại một cách rõ ràng cấu trúc của chúng có xu hướng phản ánh và tăng cường khác
biệt xã hội. Hơn thế nữa, vì các nghi lễ cho thấy trật tự xã hội, chúng trở thành diễn đàn
quan trọng chỉ những ai muốn thay đổi trật tự xã hội đó. Trong nghi lễ, các nhóm nghèo
khổ và bị áp bức có thể diễn đạt một cách biểu tượng sự bất bình của mình đối với hệ
thống mà họ vẫn chịu đựng. Họ có thể làm vậy công khai, bằng cách trình bày hiểu biết
của mình về bản thân và về xã hội (Jean Comaroff, 1985), hay công khai sử dụng nghi
lễ như một động lực phát động những cải tổ hoặc nổi loạn (Dirks, 1994) [61, tr. 366].
1.2.2. Cơ sở lý thuyết
- Quan điểm tiếp cận của luận án dựa trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc và văn
hóa. Trong đó, chúng tôi đặt nghi lễ gia đình người Mảng để xem xét trong trạng thái
luôn biến đổi và có các mối tương quan với những yếu tố khác, như: kinh tế, văn hóa, xã
hội, môi trường để nghiên cứu.
- Lý thuyết chức năng (functionalism) nổi lên vào những năm 1920 như là một
sự phá bỏ về mặt phương pháp luận khỏi những so sánh hời hợt bên ngoài và không
theo bối cảnh như đã được thể hiện trong nhân học tiến hoá thế kỷ XIX. Nhà xã hội học
Emile Durkheim (1858-1917) được coi là người đầu tiên xây dựng khái niệm chức năng
một cách có hệ thống và áp dụng vào nghiên cứu khoa học chặt chẽ đối với đời sống xã
hội, mặc dù trước ông đã có một số nhà xã hội học cổ điển khởi xướng. Ông phát triển
chức năng luận như là một cách thức phân tích xã hội học. Quan điểm cơ bản của
Durkheim thể hiện ở chỗ ông xem xã hội là một tổng thể “trong bản thân nó” mà khác
biệt với các bộ phận hợp thành, và không thể quy giản về các bộ phận hợp thành. Việc
phân tích các thành tố bộ phận có nghĩa là xem xét chúng hoàn thành các chức năng,
nhu cầu, đòi hỏi cơ bản của cái toàn thể như thế nào.
Theo Bronislaw K.Malinowski (1884-1942), nghiên cứu nhân học là tìm hiểu bất
kỳ một thiết chế hoặc niềm tin nào liên quan tới các thiết chế hay niềm tin khác mà nó
góp phần vào việc duy trì các hệ thống xã hội như là một tổng thể hoặc là các bộ phận
của nó. Và như vậy, cần phải có một một phương pháp so sánh phức tạp hơn, quan tâm
tới các thiết chế và các tín ngưỡng có ý nghĩa đối với những người tham gia của một xã
hội cũng như những mối tương quan và mối quan hệ tương hỗ của chúng. Trong khi
những mối tương quan như vậy không thể xác lập nên được bởi nghiên cứu các xã hội
đơn lẻ mà cần phải có sự nghiên cứu so sánh giữa các xã hội. Tiếp đó Radcliffe - Brown
(1881-1955) người phát triển lý thuyết chức năng trở nên có ảnh hưởng hơn, đã xem
nhân học như là xã hội học so sánh liên văn hoá mang tính toàn cầu. Ông cho rằng, cơ
cấu xã hội (bao gồm những vai trò, các trách nhiệm pháp lý và các chuẩn mực đạo đức)
là phạm vi cơ bản cho sự phân tích so sánh. Nhà xã hội học Hoa Kỳ Talcott Parsons với
quan điểm liên ngành kết hợp nhân học, xã hội học và tâm lý học thành một mô hình
phân tích gần như là mang tính điều khiển học hay lý luận - hệ thống. Các hệ thống tâm
lý, xã hội và văn hoá, ông đề xuất có thể phân biệt được về mặt phân tích như là những
cấp độ tổ chức nổi lên khác nhau, mỗi một cấp độ trong đó có lôgíc liên kết riêng của nó
nhưng lại có mối quan hệ với nhau. Clifford Geertz đề xuất các hệ thống xã hội được
liên hợp lại với nhau theo nguyên tắc nhân quả trong khi đó các hệ thống văn hoá được
liên kết mang tính lôgíc về mặt ý nghĩa và các hệ thống tâm lý học được liên kết mang
tính động thái tâm linh. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến khác về lý thuyết này. Aberle
và một số người khác (1950) đã chỉ ra thuyết chức năng đã không nêu rõ làm thế nào để
xác định được các nhu cầu của con người và các thiết chế có chức năng tương đương
khác nhau có thể đáp ứng được những yêu cầu này. Còn Ernest Geller cho rằng, thuyết
chức năng đối với nhân học về cơ bản là một yêu cầu về phương pháp luận xem xét các
mối liên hệ tương hỗ giữa các thiết chế xã hội và các bộ phận cấu thành của nó chứ
không phải là một lý thuyết về xã hội [62, tr. 8-9].
Áp dụng lý thuyết chức năng vào nghiên cứu luận án này, sẽ góp phần làm rõ
chức năng và vai trò của gia đình nói chung, trong đó có chức năng về tín ngưỡng và
văn hóa tâm linh mà nghi lễ gia đình của tộc người Mảng trước đây và hiện nay là một
trong những yếu tố cấu thành và biểu hiện rõ nét chức năng đó của gia đình.
- Lý thuyết biến đổi văn hóa (changement cultural) được hiểu như hệ thống các
quan điểm tiếp cận và giải quyết các vấn đề trong biến đổi văn hóa, như: tiếp biến văn
hóa (acculturation), truyền bá văn hóa (spreading culture), tiến hóa luận (darwinism),
chức năng luận (functionalist), văn hóa sinh thái (cultural ecology), Trong luận án
này, chúng tôi chủ yếu tiếp cận theo thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa (acculturation).
Thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa (acculturation) là khái niệm do các nhà nhân
học Anglo-Saxon đưa ra vào cuối thế kỷ XIX tại Mỹ để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu
dài giữa hai nền văn hóa khác nhau, và hệ quả là sự thay đổi hoặc biến đổi của một số
loại hình văn hóa hoặc cả hai nền văn hóa đó diễn ra. Các nhà nhân học Mỹ cho rằng,
giao lưu tiếp biến văn hóa là quá trình trong đó một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng
bởi một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của nền văn hóa ấy.
Sự giao lưu tiếp biến văn hóa là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó là sự trao đổi
những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện và liên tục. Các
hình mẫu văn hóa nguyên thủy của một cộng đồng hoặc cả hai cộng đồng có thể bị biến
đổi thông qua quá trình tiếp xúc này (Redfield, Linton, Herskovits, 1936), [19, tr. 107].
Theo Từ điển Nhân học, giao lưu, tiếp biến văn hóa là quá trình thay đổi văn hóa
sau khi hai nền văn hóa giao thoa và tương tác với nhau, nói cách khác, giao lưu, tiếp
biến văn hóa dùng để diễn giải quá trình thay đổi văn hóa của hai nền văn hóa khác nhau,
sự tiếp xúc của hai nền văn hóa có thể làm tăng thêm hoặc giảm đi đặc tính văn hóa của
mỗi nền văn hóa trước khi tiếp xúc với nhau. Quá trình giao thoa, tương tác của hai nền
văn hóa luôn phức tạp, bởi nội lực của mỗi nền văn hóa là khác nhau, sức hút và sức đẩy
ở các đặc điểm văn hóa mạnh, yếu không tương đồng và thống nhất. Nên trong quá trình
tiếp biến, sẽ có những nét văn hóa mất đi và có những điểm mới nảy sinh, ở điểm này yếu
tố môi trường, xã hội góp phần như điểm xúc tác hay kìm hãm. Tiếp biến văn hóa cũng
được ghi nhận ở nhiều quá trình khác nhau, như: truyền bá, thích nghi và phản ứng. Như
vậy, quá trình truyền bá là giai đoạn nền văn hóa này "chồng lấn" nền văn hóa kia, các
đặc điểm văn hóa được phổ biến rộng rãi, các đặc tính văn hóa được nhân rộng với những
đối tượng mới. Giai đoạn thích nghi là quá trình để các đặc điểm văn hóa dung hòa, chọn
lọc và chấp nhận những đặc điểm của nền văn hóa mới. Giai đoạn phản ứng là quá trình
để các nền văn hóa phản hồi lại nền văn hóa mới theo hướng nào, chấp nhận hay không
chấp nhận, tích cực hay không tích cực, hoặc tiếp biến với nhau ở mức độ nào. Kết quả
của quá trình tiếp biến luôn bao hàm hai cấp độ, cá nhân (individuals) và cộng đồng
(community), cấp độ cá nhân luôn biến đổi trước và cộng đồng biến đổi sau. Kết quả của
tiếp biến văn hóa cũng thể hiện rõ một số xu hướng, 1) đơn lẻ, không tiếp nhận (ít xảy ra);