ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
------***------
TIỂU LUẬN
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN
CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM
0
PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia nhiều dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc
lại có những giá trị văn hoá riêng và cũng hết sức độc đáo, góp phần vào những
giá trị văn hố của Việt Nam. Người Thái ở Việt Nam có hơn 1,3 triệu người
(theo điều tra dân số năm 2001) của Tổng cục thống kê, họ cư trú tập trung ở các
tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hồ Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh hoá,
Nghệ An, Lâm Đồng. Người Thái ở Việt Nam phân chia thành hai nhóm chính :
Ngành Thái Đen (trước đây phụ nữ ưa mặc áo đen), ngành Thái Trắng (trước
đây phụ nữ ưa mặc áo trắng). Nhiều học giả Việt Nam qua các cơng trình nghiên
cứu của mình đã cho rằng tổ tiên của người thái đã sinh cơ lập nghiệp tại một
vùng nào đó ở chính ngay trong phạm vi họ đang cư trú hiện nay. Cho đến cuối
thế kỷ XIII, người Thái ở Việt Nam đã ổn định cư trú ở Tây Bắc Việt Nam.
Trong một ngàn năm lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển, người Thái đã có
những đóng góp to lớn trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước
trước đây cũng như hiện nay: đồng thời họ cũng đã tạo cho mình được một bản
sắc văn hố riêng độc đáo.
Tiểu luận: “Các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của người Thái ở
Việt Nam” muốn tìm hiểu những văn hố vật chất và tinh thần mà dân tộc Thái
đã sáng tạo ra. Qua đó có cái nhìn tồn cảnh về văn hố của họ và cũng để biết
và hiểu sâu sắc hơn về văn hoá của một dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
Trong tiểu luận này, chúng tôi trên cơ sở các bài luận, các bài viết của nhiều nhà
nghiên cứu, chúng tơi đi vào tìm hiểu một cách khái qt. Tiểu luận cũng khơng
dám đi sâu phân tích mà trên cơ sở tài liệu thu thập, xin được trình bày một cách
tổng hợp, khái quát.
Tiểu luận “Các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của người Thái ở
Việt Nam” ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội
dung gồm hai mục:
1. Các giá trị văn hoá vật chất
2. Các giá trị văn hoá tinh thần.
1
PHẦN NỘI DUNG
1. CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ VẬT CHẤT
1.1. Ăn uống
Đứng đầu trong cơ cấu bữa ăn của người thái là chất bột cộng thêm rau,
cá, thịt. Trước năm 1954, người Thái có thói quen dùng thóc nếp làm lương thực
chính. Người thái có cách nấu xơi (đồ xơi) rất ngon. Trong các “đặc sản” nếp có
hai thứ mà chúng ta không quên là xôi và cơm lam. Xôi là khẩu phần lương thực
thông dụng và từ xôi người ta làm thành nhiều thứ có giá trị như là quà bánh cho
trẻ con, cho người già ăn lót dạ hay ăn cho ngon miệng. Ngày nay, ở nhiều nơi,
người Thái cũng dần dần dùng gạo tẻ thổi cơm.
Các món ăn Thái được chế biến rất ngon. Trên mâm cơm hàng ngày
khơng thể thiếu món ớt dầm thêm tỏi, rau thơm, hành, mùi, có thể gan gà luộc,
ruột cá nướng, gọi chung là món chéo. Sống trong mơi trường thung lũng với hệ
thống sông suối dày đặc, cá cũng thành món ăn chính. Cá được chế biến thành
nhiều món, từ cá tươi, người Thái có những món đặc sản như món cá gỏi, món
cá hấp hay cá nướng hoặc vùi trong tro nóng của bếp lửa. Món “Nặm pịa” là
nước sữa đắng của ruột non trâu, bị, dê… là món không thể thiếu được trong
các bữa tiệc long trọng. Người Thái từ lâu đã biết cất rượu trắng (lầu xiên) bằng
gạo, sắn, ngô, men lá. Rượu cần (lầu xá) là loại rượu đặc trưng của người Thái,
được dùng hàng ngày, nhất là vào dịp lên nhà mới, cưới xin, hội hè, tiếp
khách… Người thái có thói quen hút thuốc lào bằng điếu ơng tre nứa to, khi hút
có lệ mời người bên cạnh hút trước. Tuy vậy, tục uống rượu cần cũng không phổ
biến ở vùng Tây Bắc giống như miền Tây Thanh Hoá, Nghệ An.
1.2. Nhà ở
Nằm ở vùng nhiệt đới, độ ẩm cao, mưa nhiều, côn trùng, thú dữ lắm,
người Thái sống ở nhà sàn. Nhà sàn của người thái là một thành tố văn hố tiêu
biểu. Nhìn vào cấu trúc mái nhà người ta có thể phân biệt được nhà ở của các
nhóm địa phương. Nhà của người Thái đen có kết cấu dạng mai rùa và thường
trang trí ở hai đầu hồi của nóc nhà đơi khau cút (sừng cụt). Nhà của người Thái
trắng lại là nhà kiểu 4 mái. Ngôi nhà sàn là không gian cho một “cộng đồng
2
nhà” với chức năng là tế bào của xã hội. Trong một ngơi nhà có thể sinh sống
một gia đình nhỏ gồm vặp vợ chồng và mấy đứa con, hoặc một gia đình lớn gồm
4 - 5 thế hệ hoặc cùng một thế hệ anh em trai đã có vợ con vẫn ở chung.
Nói đến nhà người Thái người ta thường nghĩ ngay đến kiểu liên kết khớp
bằng mộng và buộc các hệ thống kết cấu chịu lực: khung cột, hệ thống dầm, sàn,
bao che… mà không cần dùng đến kim loại (đinh, ốc vít,…). Mái nhà thường
được lợp bằng cỏ gianh đan thành phên, tuỳ theo thói quen từng vùng, cũng như
phù hợp với từng kiểu nhà của từng ngành Thái mà họ có các kiểu đan thành các
loại phên gianh lợp mái khác nhau.
Những ngôi nhà sàn của người Thái khơng có phịng riêng cho từng thành
viên mà chỉ chia ngăn ơ. Hiện tượng này nói lên tính cổ xưa, giống như nhà của
các dân tộc Tây Nguyên. Ngày nay nhiều vùng người Thái đã tách bếp ra khỏi
nhà ở. Nhà sàn bếp thương mở cửa đối diện với cửa hong chan, gọi là sàn kép.
Người Thái còn có hẳn một bản trường ca gọi là “Khá Khén bướn” gắn với ngôi
nhà. Từ việc sửa soạn bộ dụng cụ làm nhà, lên rừng lấy gỗ, tìm gianh để lợp,
pha chế gỗ, dỡ nhà cũ, dựng nhà mới.
Những ngôi nhà sàn Thái được xây cất tựa lưng vào núi, quay mặt ra cánh
đồng chạy dọc theo lòng thung lũng hoặc men theo các sườn núi sườn đồi.
Trước kia, nhà được làm bằng các nguyên liệu sẵn có, gồm có một khối lượng
lớn gỗ, tre nứa và lá lợp. Bây giờ cũng là ngôi nhà sàn nhưng đã làm theo kỹ
thuật của người Kinh và rất nhiều mái đã được lợp bằng ngói đỏ. Cũng do quan
hệ giao lưu ngày càng mở rộng nhiều gia đình người Thái đã chuyển sang nhà
đất. Trong tình hình đó cái vỏ văn hố của nhà cửa đã thay đổi nhưng các tập
quán kiêng kị, các nghi thức thờ cúng vẫn được duy trì theo truyền thống tộc
người.
1.3. Trang phục
Tất cả các ngành, nhóm địa phương Thái đều có trang phục cơ bản giống
nhau về đường nét tạo dáng đến cách ăn mặc, khác nhau là ở chỗ mỗi ngành,
mỗi nơi có một kiểu cách trang trí các chi tiết hoặc chọn màu khác nhau. Trang
phục của nam giới người Thái gồm khăn, áo, quần. Khăn của nam giới không
3
như piêu của phụ nữ mà chỉ là một miếng vải chàm đen. Khăn là dấu hiệu để
cho biết người nào đã trưởng thành. Áo may cổ đứng, xẻ tà, mổ bụng, cài khuy,
ống tay rộng. Quần may rộng đũng bằng cách xếp chồng các miếng vải cắt ống
lượn xoè rộng chỗ đũng. Đặc sắc hơn cả là trang phục nữ vừa đẹp, gọn nhưng
không cầu kỳ, vừa làm nổi bật những đường nét thân hình phụ nữ. Váy phụ nữ
được tạo từ 4 tấm vải dài từ thắt lưng tới chân gót. Váy Thái phổ biến là màu
đen, đơi khi màu chàm. Khi mặc váy có thể gấp vào trước bụng hay bên sườn.
Váy lao động thường ngày may bằng vải thường. Váy mặc lễ tết, ngày cưới may
bằng lụa lanh, sa tanh. Thắt lưng thường làm bằng lụa tơ tằm nhuộm màu xanh
lá cây, hai đầu can thêm hai mảnh vài đỏ thêu thùa có rua ba phía. Thắt lưng
khơng có trang trí trừ hai đầu có tua. Chiếc áo thông dụng của người phụ nữ
Thái là chiếc Sửa Cỏm, loại áo ngắn, thân hẹp bó sát người và tạo vẻ đẹp “thắt
đáy lưng ong” cho người mặc. Áo phụ nữ nổi bật là hàng khuy dọc trước bụng.
Khuy có thể tết bằng vải hay bằng bạc, hình con bướm, ve sầu, ánh hoa… gọi là
mác pém. Cúc được khâu đối xứng từng đôi, vạt bên phải được quy định là
những “con đực” vạt bên trái là những con cái. Những bộ cúc này rất gền có thể
dùng đời mẹ chuyển cho đời con. Cả phụ nữ Thái trắng và Thái đen đều dùng
mác pém. Chính hàng mác Pém đã tôn cao vẻ đẹp của chiếc sửa cỏm và cả bộ
nữ phục, khiến cho các cô gái Thái có một vẻ đẹp đoan trang và quyến rũ.
Khăn piêu: Phụ nữ chưa chồng thì búi tóc thả xuống sau gáy, khi có
chồng thì búi tóc chổng ngược đỉnh đầu, sau đó đầu đội chiếc khăn piêu. Piêu là
tấm vài bông nhuộm chàm, hai đầu thêu nhiều hoa văn, chỉ màu phối hợp sặc sỡ.
Việc thêu piêu đòi hỏi nhiều công sức, tài nghệ của người phụ nữ Thái, thể hiện
ở trang trí hình rồng, hình cành lá, hình hoa ban. Khăn piêu là vật trang sức quan
trọng trong lúc đi chơi hay trong lễ hội. Ngoài ra, phụ nữ Thái cịn có nón (cúp),
Xà cạp (pe păn kha) đồ trang sức.
2. CÁC GIÁ TRỊ VĂN HỐ TINH THẦN
Văn hố tinh thần bao hàm trong nó rất nhiều giá trị, ở đây chúng tôi chỉ
đề cập đến một số giá trị mà chúng tôi thấy tiêu biểu.
2.1. Ngôn ngữ và văn học, nghệ thuật
4
Người Thái có ngơn ngữ và văn tự từ rất lâu đời. Chính nhờ có văn tự mà
cha ơng họ đã ghi chép lại được rất nhiều truyện cổ tích, truyền thuyết (quắm tơ
mương - kể chuyện bản mường), gia phả của các dòng họ, những lời răn dạy con
người (quắn xon cốn), những quy định mang tính chất luật tục của các mường
(tục lệ người Thái đen ở Thuận Châu), những truyện thơ do các tác giả hữu
danh, vô danh sáng tác (xống chụ xon xao - Tiền dặm người yêu, Khun Lú náng
Uả - chàng Lủ nàng Uá… Các tác phẩm văn học của người Kinh, người Hán đã
chuyển sang tiếng Thái và lưu truyền trong cộng đồng người Thái.
Người Thái có chung một nền nghệ thuật cổ truyền độc đáo, phong phú và
đa dạng, mang nhiều sắc thái tâm lý, dân tộc. Nói đến nghệ thuật của người Thái
khơng thể khơng nói tới múa, múa X là một trong những điệu múa nổi tiếng
của người Thái, cũng là điệu múa phổ thông cho mọi người. Vào dịp Tết, lễ hội,
sau vài tuần uống rượu vui, mọi người cầm tay nhau cùng múa vui say sưa trong
khơng khí tưng bừng nhộn nhịp của tiếng trống, tiếng cồng chiêng. Cuộc Xoè
vui không biết bắt đầu từ bao giờ và khi nào thì kết thúc, chỉ biết là hơi men của
rượu, hơi ấm của bàn taycùng âm vang thôi thúc giòn giã của tiếng trống chiêng
làm ấm lòng người, mọi người gần gũi nhau hơn, thân thiết hơn. Người Thái có
đến mấy chục điệu múa, nhiều điệu múa đặc sắc được giới thiệu rộng rãi trong
nước và thế giới như múa nón, múa sạp… về âm nhạc, người Thái cũng nổi
tiếng với những làn điệu khắp nổi tiếng hồn nhiên, với nhiều thể loại: khắp báo
xao (hát nam nữ), khắp then (hát của thầy cúng) khăp lồng lộng (hát ngoài
đồng), khắp cạ (hát chèo thuyền)… Các nhạc cụ quen thuộc để tấu nhạc cho
múa, cho hát như Tính táu (đàn tính), khèn Thái, dàn nhị, Pí kẻo (kèn)… Cùng
lời ca, tiếng hát họ hát về tình yêu, cuộc sống, đạo làm người, ca ngợi thiên
nhiên, ca ngợi Bản Mường…
2.2. Lễ hội, vui chơi
Giống như các dân tộc khác, trong một năm người Thái có nhiều ngày lễ
tết khác nhau. Tuy vậy giữa các ngành Thái cũng có sự khác nhau về các ngày lễ
tết: Người Thái đen không ăn Tết nguyên đán theo âm lịch, mà ngày Giỗ tổ
được xem như ngày Tết. Vào ngày đó, các gia đình mổ lợn, sắm lễ, mời thầy mo
5
về cúng, cúng xong mọi người mở tiệc ăn mừng chúc tụng nhau, chóc cho năm
mới được mùa. Người Thái trắng thì ăn Tết nguyên đán theo âm lịch, giống như
người Kinh, có lễ đón giao thừa sang một năm mới, có tục đi lấy nước mới (nặm
máư) sau giao thừa. Ngày tết đầu năm còn được kéo dài đến tận rằm tháng
giêng. Trong những ngày này, tiếng cười tiếng hát không khi nào dứt trên các
nếp nhà sàn, tiếng trống, tiếng chiêng nơi hội xoè âm vang trên hàn khướng của
mọi bản mường.
Trong tháng hay tháng ba có lễ thăm nom mồ mả của những người đã
khuất cúng đến (cúng thanh minh). Vào ngày mồng năm tháng năm có tết Kin
tón ú) đồng bào Thái làm khảu tủm kham (bánh gio ăn với mật). Đến rằm tháng
bảy lại có tết kin trết xíp xi (ăn tết mười bốn tháng bảy âm lịch), đó là các lễ tết
chính trong năm. Ngồi ra cịn có các lễ khác như ăn mừng gạo mới, lễ cúng
Bản, cúng Mường, cúng nhà, lễ ăn mừng lên nhà mới.
Trong các dịp lễ tết, người Thái thường tổ chức múa hát: Xoè, múa khăn,
múa nón, hay trai gái hát khắp bản xao (hát giao duyên). Các trị chơi nộn nhịp
đầy thú vị như Tón Cón (ném cịn), Tót én cáy (chơi cầu lơng gà bằng tay), Tó
mak lẹ ( chơi trị chơi bằng quả mak lẹ)… Đó là các sinh hoạt văn hố đậm đà
bản sắc dân tộc, vừa vui chơi, vừa mang ý nghĩa giáo dục truyền thống.
6
2.3. Tín ngưỡng
Người Thái trước đây theo nếp sống đa thần gọi là các phi (ma). Tất cả ở
trên trời, dưới đất, rừng núi, sơng suối, bản, mường đều có ma cai quản. Từ quan
niệm đa thần đó mà làm bất cứ việc gì (lập bản, khai phá ruộng, phát nương,
đánh cá, săn thú…) đều phải cúng ma. Đối với ma lúa, khi lúa ra đòng phải cúng
ma ruộng lúa; khi bắt đầu chín, chủ nhà hái vài gié lúa treo trên vách chỗ bàn
thờ để ma nhà chứng giám. Đến ngay sấm đầu mùa, chủ nhà đánh thức hồn lúa,
trở dậy phù hộ cho gia đình mùa vụ lúa mới. Gắn liền với tục cúng hồn lúa là lễ
cúng cơm mới.
Người Thái thờ cúng tổ tiên theo quan niệm phi hươn - hồn tứ chi biến
thanh ma nhà được ngự trên bàn thờ tổ tiên đặt ở liếp gần cột chính, chỗ vợ
chồng gia chủ nằm. Ma nhà dược quan niệm luôn quanh quản bên người sống
trong nhà. Việc thờ ma người Thái gọi là phi đẳm. Người ta thờ trên một tảng đá
tại mường Pú pẩu dòng họ (nghĩa trang dòng họ), phản ánh ở thời kỳ sau này khi
mộ táng và nơi cư trú đã tách riêng ra xa nhau.
Tại các gia đình người thái có bàn thờ đã gọi là bàn thờ thổ địa, nguồn
gốc của nó là thờ lửa, đá cọ sát tạo ra lửa. Thờ cây - đặc biệt là cây mía vì mía
mang lại sự ngọt ngào cho đời, mía là cây bất tử, ngọn mía trở thành bụi mía
mới. Thờ cây lúa vì sữa lúa như sữa mẹ, lúa là thần tượng mẹ. Nhiều dân tộc
cịn tuốt lúa bằng tay, khơng cắt lúa vì sự lúa đau. Thờ vua nước, đầu năm lên
đầu nguồn lấy nước về cúng ma nhà. Đồng bào làm lễ cầu mưa, cầu nước bằng
cách rủ nhau lên rừng lấy cây ráy (ngửa) nút vào lỗ nước đầu nguồn rồi xuống
mị ốc, lấy đít ốc nhọn cắm vào cây ráy, làm cho vua trời, vua nước ngứa ngáy
bực mình làm mưa to.
Người Thái có tục mở lễ hội xên bản xên mường (chúc bản chúc mường).
Lễ được tổ chức vào đầu mùa Xuân trên cánh đồng rộng, mời mo luông đến
cúng xua đuổi tà ma, cầu cho bản mường yên vui, mùa màng tươi tốt. Sau đó
thanh niên nam nữ vui chơi ném còn, múa xoè trong tiếng chiêng, trống cái,
tiếng khen,… rộn rã.
2.4. Luật tục
7
Ở người Thái, luật tục tạo thành quán pháp từ bao đời nay. Những luật về
tranh chấp ruộng đất, về dựng vợ gả chồng, về vợ chồng bỏ nhau, về tội giết
người, tội trộm cắp, tội đánh người, tội chửi người cay nghiệt, tội hủ hoá, tội
loạn luân, luật chăm sóc vợ chồng khi ốm đau hoạn nạn. Việc ni con ni…
Tất nhiên trong nhiều luật tục này có nhiều điều luật nhằm củng cố quyền hành
của chúa đất, nhưng cũng có nhiều điều luật phù hợp với đời sống văn hoá mới
ngày nay, như hành vi bạc đãi vợ chồng, bố mẹ, con cái là điều xa .ạ với tập
quán của đồng bào Thái; hay như đời sống của đồng bào còn nghèo, nhưng đồng
bào rất ghét trộm cắp vì luật tục nói người trộm cắp là đáng sỉ nhục.
8
PHẦN KẾT LUẬN
Tìm hiểu sâu sắc và đầy đủ về văn hố của người Thái ở Việt Nam đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu cơng phu của nhiều tác giả như giáo sư Cầm Trọng,
cố giáo sư Cầm Cường, Giáo sư Trần Quốc Vượng, giáo sư Lê Sĩ Giáo, Giáo sư
Đặng Nghiêm Vạn, giáo sư Hoàng Lương… và nhiều tác giả đã từng nghiên cứu
về người Thái. Tiểu luận của chúng tôi đã mong muốn khái quát những nét cơ
bản về văn hoá vật chất và tinh thần của người Thái ở Việt Nam mà thôi.
Như vậy, sinh sống trong hệ sinh thái của vùng thung lũng hẹp nơi có hệ
thống sơng suối dày đặc, rừng núi dày đặc, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, người
Thái đã thích ứng một cách hài hoà, nhuần nhuyễn với các đặc điểm của điều
kiện tự nhiên. họ biết làm ruộng, làm nương, chăn nuôi, làm nghề thủ công, săn
bắn, đánh cá để bảo đảm cho cuộc sống định cư. Đó cũng là khơng gian để sản
sinh các giá trị văn hoá, để tạo nển nền “văn hoá thung lũng” mang đậm bản sắc
văn minh nơng nghiệp. Văn hố Thái cũng như các nền văn hố khác có địa vị tế
bào quan trọng là gia đình và gia đình có vai trị quyết định nhất trong việc duy
trì, truyền thụ các giá trị văn hoá cộng đồng.
Từ bao đời, các giá trị văn hoá của người Thái được lưu giữ đến ngày nay.
Tất nhiên sẽ có những cái lạc hậu, cổ hủ, khơng thích hợp với ngày nay, nhưng
chúng đã, đang và sẽ mất đi cùng với nhận thức của người Thái cũng như trong
công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế hiện nay. Những yếu tố văn hố tích cực
của người Thái vẫn được giữ gìn và sẽ được phát huy trong điều kiện mới hiện
nay. Trên cơ sở đó, đóng góp vào kho tàng văn hố và cũng có một chỗ đứng,
một vị trí đáng trân tọng trong nền văn hố của đại gia đình các dân tộc Việt
Nam.
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và
giao lưu văn hoá - Chương trình Thái học Việt Nam, văn hố và lịch sử người
Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội 1998.
2.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội, Văn
hố bản làng truyền thống các dân tộc Thái, Mông vùng Tây Bắc Việt Nam,
Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2002.
3.
Nguyễn Đăng Duy, Nhận diện văn hoá các dân tộc thiểu số Việt
Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2004.
4.
Nhiều tác giả, Tìm hiểu văn hố cổ truyền của người Thái Mai
Châu, UBND huyện Mai Châu, Sở VHTT Hà Sơn Bình.
5.
Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Chương trình Thái học
Việt Nam, kỷ yếu Hội thảo Thái học lần thứ I (25-26/11/1992), Nxb Văn hoá
dân tộc, Hà Nội, 1992.
10
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................2
1. CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ VẬT CHẤT....................................................2
1.1. Ăn uống..................................................................................................2
1.2. Nhà ở......................................................................................................2
1.3. Trang phục.............................................................................................3
2. CÁC GIÁ TRỊ VĂN HỐ TINH THẦN...................................................4
2.1. Ngơn ngữ và văn học, nghệ thuật.........................................................4
2.2. Lễ hội, vui chơi.......................................................................................5
2.3. Tín ngưỡng.............................................................................................7
2.4. Luật tục...................................................................................................7
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................10
11