Tải bản đầy đủ (.pdf) (328 trang)

Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán, dự báo ô nhiễm và xác định nguồn gây ô nhiễm cho hạ lưu sông sài gòn đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.65 MB, 328 trang )


BTNMT
VKHKTTVMT

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG
Số 23/62, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

********



BÁO CÁO
TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ






ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN, DỰ BÁO
Ô NHIỄM VÀ XÁC ĐỊNH NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHO HẠ
LƯU SÔNG SÀI GÒN – ĐỒNG NAI







Chủ nhiệm Đề tài: TS. Trần Hồng Thái






8399




HÀ NỘI, 12-2009

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG
Số 23/62, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

********

BÁO CÁO
TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN,
DỰ BÁO Ô NHIỄM VÀ XÁC ĐỊNH NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHO
HẠ LƯU SÔNG SÀI GÒN – ĐỒNG NAI


Chỉ số đăng ký:
Chỉ số phân loại:
Chỉ số lưu trữ:
Cộng tác viên chính:
1. PGS. TS. Trần Thục
2. GS. TS. Ngô Đình Tuấn
3. GS. TS. Trương Quang Học
4. TS. Nguyễn Văn Thắng

5. NCS. Đỗ Đình Chiến
6. Ths. Trần Thị Vân
7. Ths. Đỗ Thị Hương
8. Lê Vũ Việt Phong



., ngày…tháng…năm… …, ngày…tháng…năm… …, ngày…tháng…năm…
CH
Ủ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Ký và ghi rõ họ tên)
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
(Ký và ghi rõ họ tên)
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
(Thủ trưởng đơn vị chủ trì
ký tên, đóng dấu)






Trần Hồng Thái


Hà Nội, ngày…tháng…năm… Hà Nội, ngày…tháng…năm…
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH THỨC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên, học hàm, học vị)
CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHÓ VỤ TRƯỞNG



Nguyễn Lê Tâm

HÀ N

I, 12-2009

i
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3 PHẠM VI CỦA ĐỂ TÀI 2
1.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN-ĐỒNG NAI 5
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 5

2.1.1 Vị
trí địa lý và đặc điểm địa hình 5
2.1.2 Đặc điểm địa chất thủy văn, thổ nhưỡng 5
2.1.3 Đặc điểm khí tượng thủy văn 8
2.1.4 Thảm phủ thực vật 9
2.1.5 Mạng lưới sông ngòi 10
2.1.6 Đặc điểm thủy triều 10
2.2 HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚ
NG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
TRÊN LƯU VỰC 12
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 12
2.2.2 Tình hình dân cư và xã hội 13
2.2.3 Định hướng phát triển kinh tế-xã hội: 14
2.3 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN
LƯU VỰC 15
2.3.1 Hiện trạng khai thác và sử dụng nước mặt 16
2.3.2 Hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất 17
2.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ HỆ SINH THÁI THỦY SINH 18
2.4.1 Hiện trạng các nguồn ô nhiễm đổ vào lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai 18
2.4.2 Các nguồn thải trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai 22
2.4.3 Hiện trạng chất lượng nước mặt 24
2.4.4 Hiện trạng chất lượng nước dưới đất 40
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 TÍNH TOÁN LAN TRUYỀN Ô
NHIỄM HỆ THỐNG SÔNG 43
3.1 TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH TÍNH TOÁN LAN TRUY
ỀN Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG NƯỚC 43
3.1.1 Giới thiệu một số mô hình toán chất lượng nước 43
3.1.2 Các nghiên cứu ứng dụng ngoài nước 47
3.1.3 Các nghiên cứu ứng dụng trong nước 49

3.2 LỰA CHỌN MÔ HÌNH TÍNH TOÁN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CHO LƯU
VỰC SÔNG SÀI GÒN – ĐỒNG NAI 51
3.2.1 Cơ sở và tiêu chí lựa chọn 51
3.2.2 Giới thiệu mô hình MIKE 11 51
3.3 ÁP D
ỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 TÍNH TOÁN LAN TRUYỀN Ô NHIỄM
CHO HỆ THỐNG SÔNG SÀI GÒN – ĐỒNG NAI 71
3.3.1 Tài liệu sử dụng 71

ii
3.3.2 Áp dụng mô hình MIKE 11 mô phỏng chế độ thủy văn thủy lực hệ thống sông
Sài Gòn – Đồng Nai 79
3.3.3 Áp dụng mô hình MIKE 11 tính toán diễn biến chất lượng nước hệ thống sông
Sài Gòn – Đồng Nai 84
CHƯƠNG 4: DỰ BÁO XU THẾ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI
GÒN ĐỒNG NAI 101
4.1 XÂY DỰNG CÁC KỊCH BẢN XẢ THẢI VÀO HỆ THỐNG SÔNG SÀI GÒN
– ĐỒNG NAI 101

4.1.1 Cơ sở xây dựng kịch bản 101
4.1.2 Các kịch bản xả thải 108
4.2 DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN – ĐỒNG NAI
THEO CÁC KỊCH BẢN 109
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHO
SÔNG SÀI GÒN – ĐỒNG NAI 115
5.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH
NGUỒN GÂY Ô NHIỄM TRÊN SÔNG 115
5.1.1 Mô hình thuỷ lự
c trong kênh dẫn một chiều - Hệ phương trình Saint-Venant 115
5.1.2 Mô hình lan truyền ô nhiễm 2 chiều 117

5.1.3 Mô hình mô phỏng ô nhiễm dầu 122
5.1.4 Phương pháp giải hệ phương trình vi phân đạo hàm riêng 127
5.1.5 Phương pháp xác định nguồn ô nhiễm trên sông 130
5.2 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 149
5.2.1 Mô hình xác định tham số thủy lực cho hệ thống sông 149
5.2.2 Mô hình đánh giá nhanh xác định nguồn ô nhiễm cho dòng sông hẹp (một chiều). 155
5.2.3 Mô hình đánh giá nhanh xác đị
nh nguồn gây ô nhiễm cho dòng sông rộng, cửa
sông – cửa biển và biển (hai chiều). 173
CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô
NHIỄM CHO SÔNG SÀI GÒN - ĐỒNG NAI 190
6.1 CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 190
6.1.1 Đối với nước thải sinh hoạt 190
6.1.2 Đối với nước thải công nghiệp 191
6.2 BIỆN PHÁP TẠO MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ BỀN VỮNG 192

6.2.1 Đối với thu phí nước thải 192
6.2.2 Xử phạt vi phạm 195
6.3 NÂNG CẤP HỆ THỐNG QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC 195
6.3.1 Hiện trạng hệ thống thông tin, mạng lưới giám sát 195
6.3.2 Các giải pháp đề xuất 199
6.4 THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 202
6.5 XÂY DỤNG CƠ SƠ DỮ LIỆU VỀ CH
ẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG 204
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 206
TÀI LIỆU THAM KHẢO 208

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Một số tầng chứa nước chính trên lưu vực sông Sài Gòn-Đồng Nai
[35] 7
Bảng 2.2. Dân số các tỉnh/thành phố trong vùng hạ lưu sông Sài Gòn–Đồng Nai 18
Bảng 2.3. Các KCN và công xuất hệ thống XLNT trên địa bàn tỉnh Bình Dương 19
Bảng 2.4. Các cơ sở sản xuất thải trực tiếp ra hệ thống sông SG-ĐN 20
Bảng 2.5: Tổng hợp nguồn thải từ các KCN, KCX theo ranh giới lưu vực sông 22
Bảng 2.6: Phân bố lưu lượng nước thải đô thị lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai 24
Bảng 2.7: Phân bố tải lượng ô nhiễm do nước thải đô thị lưu vực sông Sài Gòn–
Đồng Nai 24
Bảng 2.8: Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Đồng Nai từ cầu Hóa An đến
cầu Đồng Nai - Quý 4 năm 2008 27
Bảng 2.9: Kết quả phân tích chất lượng nước t
ại một số vị trí trên sông Đồng Nai
tháng 11 năm 2008 29
Bảng 2.10: Kết quả phân tích chất lượng nước tại một số vị trí trên sông Sài Gòn
tháng 11 năm 2008 33
Bảng 2.11: Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Dinh 34
Bảng 2.12: Chất lượng nước sông Thị Vải 36
Bảng 2.13. Thang điểm đối với các chỉ tiêu chất lượng nước trên hạ lư
u sông Sài
Gòn – Đồng Nai 36
Bảng 2.14. Phân loại ô nhiễm nước mặt trên hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai 37
Bảng 2.15. Chất lượng nước một số đoạn sông Sài Gòn–Đồng Nai (*) 37
Bảng 2.16. Phân vùng chất lượng nước sông Sài Gòn – Đồng Nai 38
Bảng 2.17: Một số đặc trưng kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước
tầng chứa nước Pleistocen 40
Bảng 2.18: Một s
ố đặc trưng kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước
tầng chứa nước Neogen 41

Bảng 2.19: Một số đặc trưng kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước
tầng chứa nước Bazan Neogen-Đệ tứ 41
Bảng 3.1: Danh sách các trạm thủy văn có sử dụng số liệu lưu lượng 72

iv
Bảng 3.2: Tổng hợp nguồn thải từ các KCN, KCX theo ranh giới lưu vực sông
[1] 76
Bảng 3.3: Phân bố lưu lượng nước thải đô thị trên lưu vực sông Sài Gòn –Đồng
Nai[1] 77
Bảng 3.4: Tải trọng chất bẩn (hệ số phát thải chất ô nhiễm) tính theo đầu người 78
Bảng 3.5: Phân bố tải lượng ô nhiễm do nước thải đô thị trên lưu v
ực sông Sài
Gòn – Đồng Nai 79
Bảng 3.6: Phân tích hiệu quả và sai số của hiệu chỉnh mô hình 81
Bảng 3.7: Phân tích hiệu quả và sai số của kiểm định mô hình 84
Bảng 4.1: Thông tin tổng hợp về tình hình đầu tư và phát triển các KCN, KCX
tính đến 1/2005 102
Bảng 4.2: Tổng hợp nguồn thải từ các KCN, KCX của các tỉnh, thành phố trên
lưu vực 103
Bảng 4.3: Dự báo di
ễn biến lượng nước thải ở các khu đô thị, KCN trong lưu vực
(m3/ngày đêm) [1] 105
Bảng 4.4: Diện tích đất tăng thêm dành cho công nghiệp các tỉnh vùng nghiên
cứu đến năm 2020 106
Bảng 4.5. Kết quả tính toán dự báo lượng nước thải 108
Bảng 5.1. Bảng hệ số của mô hình sau khi hiệu chỉnh và kiểm định 152
Bảng 5.2: Kết quả hiệu chỉnh kiểm nghi
ệm mô hình thủy lực sông SGĐN 153
Bảng 5.3: Tải lượng các chất ô nhiễm theo kịch bản đề xuất 156
Bảng 5.4. Bảng giá trị các thông số BOD (mg/l) theo kịch bản đề xuất 160

Bảng 5.5: Tải lượng BOD theo kịch bản đề xuất 161
Bảng 5.6: Tải lượng DO theo kịch bản đề xuất 162
Bảng 5.7: Diễn biến DO và BOD (mg/l) theo giờ ngày 1/12/2005 tại mặt cắt trạm
Phú An 165

Bảng 5.8. Bảng giá trị các thông số theo kịch bản đề xuất 168
Bảng 5.9: Diễn biến DO và BOD (mg/l) theo giờ ngày 29-30/6/2007 tại mặt cắt
Cảng Gò Dầu 172
Bảng 6.1: Mức thu phí thải đối với nước thải công nghiệp 194
Bảng 6.2. Các trạm quan trắc thủy văn và chất lượng nước mặt lưu vực sông Sài
Gòn – Đồng Nai tại thành phố Hồ Chí Minh 196

v
Bảng 6.3. Danh sách điểm quan trắc tác động môi trường nước mặt quy hoạch
đến 2020 thuộc hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai [26] 198
Bảng 6.4 Danh sách các trạm thủy văn quy hoạch đến 2020 LVS Sài Gòn- Đồng
Nai (trích lược) [26] 198



vi
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai 6
Hình 2.2: Tỷ lệ lưu lượng nước thải từ các khu công nghiệp tập trung của một số
tỉnh/thành phố trong hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai 23
Hình 2.3: Biểu đồ giá trị TDS tại một số điểm trên sông Sài Gòn so với QCVN
08:2008/BTNMT (kết quả phân tích T11/2008) 31
Hình 2.4: Biểu đồ giá trị BOD5 tại một số điểm trên sông Sài Gòn so với QCVN
08:2008/BTNMT - A2 (kết quả

phân tích T11/2008) 31
Hình 2.5: Biểu đồ giá trị Tổng Coliform tại một số điểm trên sông Sài Gòn so với
QCVN 08:2008/BTNMT - A2 (kết quả phân tích T11/2008) 32
Hình 2.6: Biểu đồ phân tích kết quả tại một số vị trí tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 35
Hình 2.7: Bản đồ phân đoạn ô nhiễm sông Sài Gòn – Đồng Nai 39
Hình 3.1: Cấu trúc của mô hình NAM 54
Hình 3.2: Sơ đồ sai phân 6 điểm Abbott 60
Hình 3.3: Sơ đồ sai phân 6 đi
ểm Abbott cho phương trình liên tục 61
Hình 3.4: Sơ đồ sai phân 6 điểm cho phương trình động lượng 62
Hình 3.5: Sơ đồ sai phân 65
Hình 3.6: Sơ đồ chuyển hoá giữa các hợp phần trong các quá trình sinh học 69
Hình 3.7: Bản đồ vị trí quan trắc chất lượng nước lưu vực sông Sài Gòn – Đồng
Nai 74
Hình 3.8: Sơ đồ mặt cắt hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai sử dụng để tính toán
trong mô hình MIKE11 80

Hình 3.9: So sánh giữa kết quả tính toán hiệu chỉnh mô hình diễn toán MIKE11
với số liệu mực nước thực đo trạm Cát Lái 82
Hình 3.11: So sánh giữa kết quả tính toán hiệu chỉnh mô hình diễn toán MIKE11
với số liệu mực nước thực đo trạm Nhà Bè 83
Hình 3.12: So sánh giữa kết quả kiểm định mô hình diễn toán MIKE 11 với số
liệu mực nước thực đo trạm Nhà Bè năm 2004 84

Hình 3.13: Bản đồ vị trí các nguồn xả thải điểm trên lưu vực sông SGDN 86
Hình 3.14: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh nồng độ DO với số liệu thực đo
tại trạm Phú An, sông Sài Gòn năm 2005 87

vii
Hình 3.15: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh nồng độ DO với số liệu thực đo

tại trạm Cát Lái, sông Đồng Nai năm 2005 87
Hình 3.16: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh nồng độ DO với số liệu thực đo
tại trạm Nhà Bè, sông Đồng Nai năm 2005 88
Hình 3.17: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh nồng độ BOD với số liệu thực đo
tại trạm Phú An, sông Sài Gòn năm 2005 88

Hình 3.18: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh nồng độ BOD với số liệu thực đo
tại trạm Cát Lái, sông Đồng Nai năm 2005 89
Hình 3.19: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh nồng độ BOD với số liệu thực đo
tại trạm Nhà Bè, sông Đồng Nai năm 2005 89
Hình 3.20: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh nồng độ Ntổng với số liệu thực
đo tại trạm Phú An, sông Sài Gòn nă
m 2005 90
Hình 3.21: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh nồng độ Ntổng với số liệu thực
đo tại trạm Cát Lái, sông Đồng Nai năm 2005 90
Hình 3.22: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh nồng độ Ntổng với số liệu thực
đo tại trạm Nhà Bè, sông Đồng Nai năm 2005 91
Hình 3.23: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh nồng độ Ptổng với số liệu thực
đo t
ại trạm Phú An, sông Sài Gòn năm 2005 91
Hình 3.24: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh nồng độ Ptổng với số liệu thực
đo tại trạm Cát Lái, sông Đồng Nai năm 2005 92
Hình 3.25: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh nồng độ Ptổng với số liệu thực
đo tại trạm Nhà Bè, sông Đồng Nai năm 2005 92
Hình 3.26: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh Coliform với số liệu thực đo tạ
i
trạm Phú An, sông Sài Gòn năm 2005 93
Hình 3.27: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh Coliform với số liệu thực đo tại
trạm Cát Lái, sông Đồng Nai năm 2005 93
Hình 3.28: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh Coliform với số liệu thực đo tại

trạm Nhà Bè, sông Đồng Nai năm 2005 94
Hình 3.29:Kết quả kiểm định mô hình chất lượng nước - Chỉ tiêu DO 95
Hình 3.30: Kết quả kiểm định mô hình chất l
ượng nước - Chỉ tiêu BOD 96
Hình 3.31: Kết quả kiểm định mô hình chất lượng nước - Chỉ tiêu Nitơ tổng 96
Hình 3.32: Kết quả kiểm định mô hình chất lượng nước-Chỉ tiêu Phốt pho tổng 97
Hình 3.33: Kết quả kiểm định mô hình chất lượng nước - Chỉ tiêu Coliform 97

viii
Hình 3.34: So sánh kết quả hiệu chỉnh T11/2005 với kết quả thực đo trung bình
T11/2007 giá trị DO 98
Hình 3.35: So sánh kết quả hiệu chỉnh T11/2005 với kết quả thực đo trung bình
T11/2007 giá trị BOD 98
Hình 3.36: So sánh kết quả hiệu chỉnh T11/2005 với kết quả thực đo trung bình
T11/2007 giá trị Nitơ tổng số 99
Hình 3.37: So sánh kết quả hiệu chỉnh T11/2005 với kết quả thực
đo trung bình
T11/2007 giá trị Phốt pho tổng số 99
Hình 3.38: So sánh kết quả hiệu chỉnh T11/2005 với kết quả thực đo trung bình
T11/2007 giá trị Coliform tổng số 100
Hình 4.1: Biểu đồ diễn biến giá trị DO theo kịch bản 1 110
Hình 4.2: Biểu đồ diễn biến giá trị DO theo kịch bản 2 110
Hình 4.3: Biểu đồ diễn biến giá trị DO theo kịch bản 3 111
Hình 4.4: Biểu đồ diễn bi
ến giá trị BOD theo kịch bản 1 111
Hình 4.5: Biểu đồ diễn biến giá trị BOD theo kịch bản 2 112
Hình 4.6: Biểu đồ diễn biến giá trị BOD theo kịch bản 3 112
Hình 4.7: Biểu đồ diễn biến giá trị BOD năm 2010 theo các kịch bản 113
Hình 4.8: Biểu đồ diễn biến giá trị DO năm 2020 theo các kịch bản 113
Hình 4.9: Biểu đồ diễn biến giá trị BOD năm 2010 theo các kịch bản 114

Hình 4.10: Biểu
đồ diễn biến giá trị BOD năm 2020 theo các kịch bản 114
Hình 5.1. Rời rạc bằng phương pháp bắn nhiều lần 135
Hình 5.2. Biến thiên của hệ số nhám Manning Cn (Nguồn: St. Louis District,
U.S. Army Corps of Engineers 151
Hình 5.3 : Sơ đồ hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai 152
Hình 5.4. So sánh kết quả hiệu chỉnh mực nước tính toán và thực đo trạm Cát Lái
các tháng I, II, III, IV năm 2005. 154
Hình 5.5. So sánh kết quả hiệu chỉnh mự
c nước tính toán và thực đo trạm Nhà Bè
các tháng I, II, III, IV năm 2005. 154
Hình 5.6. So sánh kết quả kiểm định mô hình trạm Phú An tháng 7/2005 154
Hình 5.7. So sánh kết quả kiểm định mô hình trạm Cát Lái tháng 7/2005. 154
Hình 5.8 : Sơ đồ phương pháp tiếp cận của mô hình 155
Hình 5.9 : Sơ đồ vị trí trạm kiểm tra (Cát Lái, Phú An và mặt cắt 33) 157

ix
Hình 5.10: Kết quả kiểm tra tính xác thực của chương trình theo Trường hợp 3
(BOD) 158
Hình 5.11: Kết quả kiểm tra tính xác thực của chương trình theo Trường hợp 6
(DO) 159
Hình 5.12: Kết quả kiểm tra tính xác thực của chương trình theo Trường hợp 8
(Ptotal) 159
Hình 5.13: Sai số bình phương tối thiểu giữa giá trị BOD tính toán với thực đo
theo các trường hợp 161
Hình 5.14: Sai số bình phươ
ng tối thiểu giữa giá trị BOD tính toán với thực đo tại
trạm Phú An theo các trường hợp 163
Hình 5.15: Sai số bình phương tối thiểu giữa giá trị DO tính toán với thực đo tại
trạm Phú An theo các trường hợp 163

Hình 5.16: Diễn biến BOD (mg/l) theo giờ ngày 1/12/2005 tại mặt cắt trạm Phú
An ứng với trường hợp có sai số bình phương tối thiểu nhỏ nhất 164
Hình 5.17: Diễn biến DO (mg/l) theo giờ
ngày 1/12/2005 tại mặt cắt trạm Phú An
ứng với trường hợp có sai số bình phương tối thiểu nhỏ nhất 164
Hình 5.18: Sai số bình phương tối thiểu giữa giá trị BOD tính toán với thực đo tại
trạm Phú An ngày 15/11/2008 theo các trường hợp 166
Hình 5.19: Sai số bình phương tối thiểu giữa giá trị DO tính toán với thực đo tại
trạm Phú An ngày 15/11/2008 theo các trường hợp 166
Hình 5.20: Sai số bình phương tối thiểu giữa giá tr
ị BOD tính toán với thực đo tại
cầu Tân Thuận ngày 15/11/2008 theo các trường hợp 167
Hình 5.21: Sai số bình phương tối thiểu giữa giá trị DO tính toán với thực đo tại
cầu Tân Thuận ngày 15/11/2008 theo các trường hợp 167
Hình 5.22: Giá trị DO (mg/l) tính toán theo các trường hợp lúc 7h sáng ngày
30/6/2007 tại Cảng Gò Dầu 169
Hình 5.23: Giá trị BOD (mg/l) tính toán theo các trường hợp lúc 7h sáng ngày
30/6/2007 169
Hình 5.24: Sai số bình phương tối thiểu giữa giá trị BOD tính toán với thực
đo
theo các trường hợp lúc 7h sáng ngày 30/6/2007 170
Hình 5.25: Sai số bình phương tối thiểu giữa giá trị DO tính toán với thực đo
theo các trường hợp lúc 7h sáng ngày 30/6/2007 171
Hình 5.26: Diễn biến BOD theo giờ ngày 29-30/6/2007 tại mặt cắt Cảng Gò Dầu
ứng với trường hợp có sai số bình phương tối thiểu nhỏ nhất 171

x
Hình 5.27: Diễn biến DO (mg/l) theo giờ ngày 29-30/6/2007 tại mặt cắt Cảng Gò
Dầu ứng với trường hợp có sai số bình phương tối thiểu nhỏ nhất. 172
Hình 5.28 :Sơ đồ phương pháp tiếp cận của mô hình MIKE 3 173

Hình 5.29 : Giao diện phần mềm PQIS 174
Hình 5.30. Kết quả hiệu chỉnh thủy lực tại trạm Hòn Dấu từ ngày 15 đến 25/1 175
Hình 5.31 : Kết quả kiểm nghiệm thủy lự
c tại trạm Hòn Dấu từ ngày 31 đến 8/2 176
Hình 5.32 : Kết quả hiệu chỉnh thủy lực tại trạm Vũng Tàu từ ngày 15 đến 25/1. 176
Hình 5.33 : Kết quả kiểm nghiệm thủy lực tại trạm Vũng Tàu từ ngày 31 đến 8/2176
Hình 5.34 : Trường dòng chảy trên biên ngày 26-2 177
Hình 5.35 : Trường dòng chảy trên biên ngày 27-2 177
Hình 5.36 : Trường dòng chảy trên biên ngày 28-2 177
Hình 5.37: Trường dòng chảy trên biên ngày 1-3 177
Hình 5.38: Trường dòng chảy trên biên ngày 9-3 178

Hình 5.39: Trường dòng chảy trên biên ngày 12-3 178
Hình 5.40: Trường dòng chảy trên biên ngày 20-3 178
Hình 5.41: Trường dòng chảy trên biên ngày 22-3 178
Hình 5.42: Trường dòng chảy trên biên ngày 5-4 179
Hình 5.43: Trường dòng chảy trên biên ngày 9-4 179
Hình 5.44: Kết quả lan truyền dầu ngày 16/1/2007 180
Hình 5.45: Kết quả lan truyền dầu ngày 20/1/2007 180
Hình 5.46: Kết quả lan truyền dầu ngày 25/1/2007 181
Hình 5.47: Kết quả lan truyền dầu ngày 28/1/2007 181
Hình 5.48: Kết quả lan truyền d
ầu ngày 2/2/2007 182
Hình 5.49: Kết quả lan truyền dầu ngày 3/2/2007 182
Hình 5.50: Kết quả lan truyền dầu ngày 5/3/2007 183
Hình 5.51: Kết quả lan truyền dầu ngày 10/3/2007 183
Hình 5.52: Kết quả lan truyền dầu ngày 15/3/2007 184
Hình 5.53: Kết quả lan truyền dầu ngày 22/3/2007 184
Hình 5.54: Kết quả tính ngược quỹ đạo chuyển động của dầu theo các phương án185
Hình 5.55. Trường dòng chảy trên biển ngày 27/02/2007 186


xi
Hình 5.56. Trường dòng chảy trên biển ngày 09/3/2007 186
Hình 5.57. Trường dòng chảy trên biển ngày 15/3/2007 187
Hình 5.58. Trường dòng chảy trên biển ngày 5/4/2007 187
Hình 5.59. Kết quả tính ngược phương án 1 188
Hình 5.60. Kết quả tính ngược phương án 2 189
Hình 5.61. Kết quả tính ngược phương án 3 189
Hình 6.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức giám sát và quan trắc tự động chất lượng nước
sông 202
Hình 6.2: Sơ đồ
minh họa kết nối của mạng giám sát chất lượng nước 202


1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, các vấn đề về nguồn nước đang ngày càng
trở nên nghiêm trọng, đòi hỏi sự quan tâm đúng mức của tất cả các ngành các
cấp. Theo tính toán cân bằng nước và chất lượng nước trên toàn lưu vực do các
tư vấn trong nước và ngoài nước thực hiện, cho thấy rõ ràng rằng vấn đề thiếu
nước và ô nhiễm nước đang trở
thành vấn đề liên tỉnh và liên vùng ở Việt Nam
hiện nay.
Các vấn đề về chất lượng nước:
Các dấu hiệu ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và ven biển ngày càng rõ
rệt. Hạ lưu các sông chính của Việt Nam có chất lượng nước rất kém, trong khi
đó hầu hết các hồ ao, kênh mương nội thị thì đang nhanh chóng trở thành các
bể chứa nước thải. Nước dưới đất cũng có dấu hiệ
u ô nhiễm và nhiễm mặn ở

một số nơi. Nguồn nước khu vực ven biển cũng đang bị ô nhiễm do các nguồn
ô nhiễm trong đất liền, các hoạt động xây dựng cảng và phát triển hàng hải, các
sự cố tràn dầu và xói lở bờ biển.
Chất lượng nước khu vực thượng lưu của hầu hết các con sông chính còn
tương đối tốt, trong khi ở khu vực hạ lưu đ
ã có dấu hiệu ô nhiễm do ảnh hưởng
của các khu đô thị và khu công nghiệp. Các sự cố tràn dầu do đắm tàu và rò rỉ
từ các hoạt động vận tải biển cũng đang trở thành một nguồn ô nhiễm đối với
nguồn nước ven biển.
Các xu thế chất lượng nước cho thấy rằng giá trị của hai thông số chất
lượng nước cơ bản là amôni NH
4
– N và nhu cầu ôxy sinh hóa BOD
5
dao động
khá nhiều và vượt mức tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A
1
QCVN:08/2008
BTNMT nhiều lần. Tình trạng ô nhiễm càng trở nên trầm trọng hơn vào mùa
khô, khi mà dòng chảy trong các sông ngòi hạ thấp.
Ngoài nguồn sinh hoạt từ con người, công nghiệp và các nguồn ô nhiễm
khác cũng góp phần gây ô nhiễm chính. Trong những năm gần đây, do tốc độ
phát triển kinh tế xã hội và đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh, số lượng các
khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp tăng lên cùng với sự gia tăng dân số, làm
tăng thêm áp lực đối với chấ
t lượng nước. Các sông ở Việt Nam, đặc biệt là các
sông trong các thành phố lớn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải chưa
qua xử lý. Các cuộc điều tra gần đây cho thấy hàm lượng các chất ô nhiễm
trong sông qua nhiều tỉnh thành đang cao hơn mức cho phép rất nhiều, trong đó
có trường hợp của lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai.


2
Thực tế đã có rất nhiều văn bản pháp quy quy định mức độ xả thải, lưu
lượng xả thải của các nguồn thải nói trên ra các thủy vực xung quanh như Luật
bảo vệ môi trường, các quy chuẩn Việt Nam QCVN, Nghị định 67/2003/NĐ-
CP của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải Tuy nhiên do
điều kiện về cơ sở vật chấ
t cũng như việc tuân thủ các quy định về xả thải của
các cơ sở sản xuất công nghiệp không cao nên chất lượng nước các thủy vực
đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy, việc xây dựng một mô hình xác định
các nguồn thải trên lưu vực sông sẽ góp phần quan trọng trong công tác kiểm
soát ô nhiễm và hoạt động thanh tra bảo vệ môi trường. Với một hệ dữ liệu đầ
y
đủ và mô hình xác định nguồn gây ô nhiễm cho phép các nhà quản lý có thể
dựa vào số liệu chất lượng nước hiện trạng để truy tìm các nguồn gây ô nhiễm
cũng như mức độ xả thải tại các nguồn trên, tạo điều kiện cho việc xử phạt
cũng như có những giải pháp kịp thời nhằm khắc phục hậu quả và bảo vệ môi
trường nước tại các l
ưu vực sông trong đó có lưu vực sông Sài Gòn – Đồng
Nai.
Ngoài ra, việc mô phỏng chất lượng nước sông, dự báo chất lượng nước
trong tương lai, xác định được các xu thế chất lượng nước, từ đó đưa ra các giải
pháp kỹ thuật và chính sách để cải thiện và duy trì chất lượng nước tốt cho các
con sông đang là một vấn đề cấp bách hiện nay.
1.2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích chung của đề tài là xây dựng mô hình mô phỏng và đánh giá
hiện trạng chất lượng nước, các nguồn ô nhiễm và dự báo diễn biến chất lượng
nước ở lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai theo các chiến lược phát triển kinh tế
xã hội tương lai và xây dựng bài toán ngược nhằm xác định các nguồn gây ô
nhiễm cho khu vực hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai.

Nghiên cứu này cũng mong mu
ốn đóng góp vào việc xây dựng các
phương pháp nhằm xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các
nguồn gây ô nhiễm dạng điểm (các cơ sở sản xuất công nghiệp) trong điều kiện
thiếu thông tin và dữ liệu tại các địa phương và sự không tuân thủ các quy định
về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất như ở Việt Nam hiện nay.
1.3 PHẠM VI CỦA ĐỂ TÀI
Phạm vi nghiên cứu là khu vực hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai (kéo dài
từ sau hồ các hồ Dầu Tiếng, Trị An đến khu vực cửa biển) trên địa phận các
tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa –Vũng Tàu, Tiền
Giang và TP Hồ Chí Minh. Những tỉnh này nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam (KTTĐPN), nơi có ngành công nghiệp phát triển năng động nhất
trong cả nước với một loạt các nhà máy, c
ảng biển được xây dựng dọc hai bên

3
sông. Từ giai đoạn thi công đến vận hành các nhà máy và cảng biển này đã,
đang và sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến chất lượng nước sông Sài Gòn –
Đồng Nai. Ngoài ra hoạt động sinh sống của người dân cũng như khai thác cát
trong lòng sông, tình trạng xây dựng lấn chiếm bờ sông, kênh rạch hay các hoạt
động vận tải đường thủy, xả rác thải và khai thác rừng bừa bãi, … cũng dẫn
đến hiện tượng sạt lở bờ sông, làm bi
ến đổi lòng sông, môi sinh, môi trường và
làm mất cân bằng sinh thái.
Trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài cấp bộ với các mục đích đã nêu
trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích và đánh giá chất lượng nước các
sông trong vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai trong năm 2007 và 2008. Đối
với phần chạy mô hình và xây dựng bài toán ngược xác định các nguồn gây ô
nhiễm, nhóm tác giả sử dụng chuỗi số liệu của các năm trước và giới hạn tính
toán trên những

đoạn sông có tính khả thi cao và ứng với trường hợp ô nhiễm
cụ thể phát sinh trong quá trình thực hiện Đề tài.
1.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để có thể đạt được những mục tiêu đã được đề ra của Đề tài, nhóm tác giả
thực hiện Đề tài theo các bước cụ thể sau:
- Bước 1: Thu thập các tài liệu, số liệu;
- Bước 3: Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu bổ sung và tiến hành lấy mẫu
phân tích chất lượng môi trường tại khu vực nghiên cứu; Đề tài tiến hành
đi
ều tra khảo sát theo 2 năm
1
:
o Năm 2007: Thu thập tài liệu có liên quan và lấy mẫu phân tích
chất lượng nước (BOD, DO, Tổng Coliform, tổng Phốt pho, Tổng
Nitơ, Pb, COD).
o Năm 2008: Thu thập bổ sung các tài liệu còn thiếu, lựa chọn đoạn
sông tiến hành lấy mẫu phân tích phục vụ chạy mô hình tính toán
xác định nguồn ô nhiễm bằng phương pháp giải bài toán ngược.
- Bước 3: Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế xã hội, hiện
trạ
ng môi trường vùng nghiên cứu;


1
Chi tiết các hoạt động điều tra khảo sát của Đề tài được trình bày trong Phụ lục 5 của Báo cáo tổng kết

4
- Bước 4: Sử dụng các số liệu thu thập được và số liệu điều tra khảo sát
nhằm hiệu chỉnh và kiểm định mô hình Mike 11 trên hạ lưu sông Sài
Gòn – Đồng Nai;

- Bước 5: Sử dụng mô hình đã được hiệu chỉnh và kiểm định dự báo diễn
biến chất lượng nước sông Sài Gòn – Đồng Nai theo các kịch bản phát
triển kinh tế xã hội;
- Bước 6: Nghiên cứu, lựa chọn các mô hình toán nhằ
m xác định nguồn ô
nhiễm bằng cách áp dụng bài toán ngược;
- Bước 7: Thử nghiệm các mô hình tính toán vừa được chọn lựa để xác
định nguồn ô nhiễm trên những đoạn sông đặc thù.
- Bước 8: Đề xuất các giải pháp, phương án giảm thiểu ô nhiễm cho hạ
lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai.
- Bước 9: Tổ chức các buổi họp nhóm chuyên gia nhỏ tham vấn và góp ý
hoàn thiện báo cáo tổng kết;
- Bước 10: Hoàn thiện báo cáo tổng kết Đề tài



5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC
SÔNG SÀI GÒN-ĐỒNG NAI
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình
Hạ lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai nằm ở miền Nam Việt Nam bao
gồm 7 tỉnh, thành: Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Long
An, Tiền Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Sự hình thành dòng chảy bề mặt của hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai
phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện địa chất và địa hình trên lưu vực nên phần
l
ớn các sông chảy quanh co, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng lưu vực mà
dòng chính có các hướng khác nhau. Ngoài ra, điều kiện địa hình cũng hình
thành nên các lưu vực sông ven biển khá độc lập.

Địa hình toàn lưu vực nhìn chung là tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới
8
o
do địa hình ít bị chia cắt, chỉ phần nhỏ thượng lưu của lưu vực sông Đồng
Nai là khu vực phân bố của đồi núi với độ chia cắt từ trung bình đến mạnh thì
dốc trên 15
o
tới 35
o
, và có nơi trên 35
o
.
2.1.2 Đặc điểm địa chất thủy văn, thổ nhưỡng
a. Đặc điểm địa chất

thủy văn

Lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai nằm trong vùng địa chất thủy văn
đồng bằng Nam Bộ, nước dưới đất trong vùng tồn tại ở hai dạng chính là nước
trong các lỗ hổng và nước trong các khe nứt.
Nước lỗ hổng: phân bố hầu khắp các tỉnh Tây Ninh (trừ một số núi sót),
thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, tỉnh Bình Dương và một phần
các tỉnh Bình Phước (phân bố dọc theo thung lũng sông Sài Gòn và sông Bé),
tỉnh Đồng Nai (t
ập trung ở thung lũng sông Đồng Nai và các nhánh sông khác)
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (phân bố từ phần trung tâm tỉnh trải xuống ranh giới
phía Nam), tổng diện tích khoảng 19,1 nghìn km
2
(chiếm khoảng hơn 60%
tổng diện tích toàn vùng).

Nước khe nứt: có diện phân bố tập trung chủ yếu ở tỉnh Bình Phước và
một phần tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (từ phần trung tâm đến ranh
giới phía Bắc tỉnh) với tổng diện tích khoảng hơn 12,3 nghìn km
2
, chiếm gần
40% tổng diện tích toàn vùng.

6
Căn cứ vào đặc điểm chứa nước và kết quả tổng hợp từ các tài liệu thu thập
được có thể chia phạm vi vùng KTTĐPN thành các tầng chứa nước chính được
thể hiện trong bảng và hình sau:

Hình 2.1: Bản đồ hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai

7

Bảng 2.1. Một số tầng chứa nước chính trên lưu vực sông Sài Gòn-Đồng Nai [35]
Phần lộ trên mặt
TT Tầng chứa nước Phạm vi phân bố
Diện
tích
(km
2
)
% diện
tích so với
vùng
I Các tầng chứa nước trong các trầm tích bở rời
1
Tầng chứa nước các trầm

tích Holocen (Q
IV
)
Toàn vùng đồng bằng (Tây Ninh, Thành phố
Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, một
phần khu vực tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng
Nai và Bình Dương).
9.000 29
2
Tầng chứa nước lỗ hổng
các trầm tích Pleistocen
trung- thượng (Q
I-III
)
Diện phân bố hầu khắp vùng đồng bằng và
ven thung lũng các sông của khu vực KTTĐ
phía Nam.
4.040 12,8
3
Tầng chứa nước lỗ hổng
các trầm tích Pleistocen
(N
22
)
Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An,
Tiền Giang
Không
lộ trên
mặt


4
Tầng chứa nước lỗ hổng
các trầm tích Pleistocen
(N
21
)
Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Hồ Chí
Minh, Long An, Tiềng Giang
Không
lộ trên
mặt

5
Tầng chứa nước khe nứt
lỗ hổng các trầm tích
Miocen thượng (N
1
)
Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Long
An, Tiềng Giang
Không
lộ trên
mặt

I
Các tầng chứa nước trong khe nứt
6
Phức hệ chứa nước khe
nứt- lỗ hổng các thành tạo
bazan (βN

2
- Q
I
), βQII-
IV).
- Thành tạo Bazan Pleistocen thượng-
Pleistocen hạ (βN
2
-Q
I
) phân bố Bù Đăng,
Lộc Ninh, Phước Long-Bình Phước, một
phần huyện Tân Phú- Đồng Nai;
- Thành tạo Bazan Pleistocen trung, thượng
(βQ
II-IV
) phân bố tại tỉnh Đồng Nai (Tân Phú,
Xuân Lộc, Long Khánh, Trảng Bom, Cẩm
Mỹ) và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (Châu Đức,
Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ, TX. Bà
Rịa).
5.140 16,3
7
Phức hệ chứa nước khe
nứt các thành tạo Jura
(J1- 2)
- Thành tạo P2tt phân bố Tân Châu và Lộc
Ninh;
- Thành tạo T1ssg phân bố khu vực Tân
Châu và Lộc Ninh;

- Thành tạo T2ct phân bố Dĩ An, Bình
Dương và Lộc Ninh, Bình Phước;
- Thành tạo J1- 2: phân bố khu vực tỉnh
Đồng Nai
2.000 6,3



8
b. Thổ nhưỡng
Trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai có 6 loại đất chính như sau:
nhóm đất phù sa (bao gồm phù sa mới, đất chua mặn, đất mặn) chiếm khoảng
10%, nhóm đất xám 50%, nhóm đất đỏ 20% và khoảng 20% gồm: đất núi sườn
dốc, đất cát ven biển, nhóm dốc tụ và than bùn.
Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ
Chí Minh, Long An, ven Vàm Cỏ Đông (Tây Ninh, Tiền Giang) và ở châu thổ
nhỏ hẹp các sông ven biển (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ngoài ra còn một ít phân b
ố ở
khu vực Cát Tiên (Đồng Nai). Đất này thích hợp với cây lúa, màu và cây công
nghiệp ngắn ngày.
Nhóm đất xám: là đất sialit feralit phát triển trên phù sa cổ, được phân
bố ở thềm cao các triền sông đặc biệt là ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Loại đất này tơi xốp, thấm nước mạnh, thích
hợp với màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Nhóm đất đỏ: là đất feralit phát triển trên đá bazan, chiếm phần lớn diện
tích đất trên toàn vùng, phân b
ố chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương,
Đồng Nai, Tây Ninh và một ít ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh,
Long An. Nhóm đất này rất thích hợp với các cây công nghiệp dài ngày như:
cao su, cà phê, cây ăn trái; một số nơi tầng mỏng hơn có thể trồng cây công

nghiệp ngắn ngày và cây thức ăn gia súc.
Nhóm đất núi sườn dốc: là đất feralit núi dốc, các dãy núi thượng nguồn
các sông ven biển, chỉ thích hợp trồng rừng và đồng cỏ tự nhiên.
Nhóm đất cát ven biển: phân bố chủ yếu ở ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu.
Loại đất này nghèo dinh dưỡng, độ thấm nước cao nên chỉ thích hợp trồng rừng
chắn gió cát ven biển.
Nhóm dốc tụ và than bùn: hai loại này chiếm tỷ lệ nhỏ, không đáng kể.
2.1.3 Đặc điểm khí tượng thủy văn
Lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa,
với hai mùa trong năm: mùa mưa và mùa khô ứ
ng với hai thời đoạn có gió
mùa. Lượng mưa hàng năm biến đổi theo thời gian và không gian, dao động
trong khoảng 1.000 mm đến 2.800 mm ở lưu vực sông Đồng Nai. Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm 87-93% lượng mưa cả năm. Trong suốt
mùa khô, mưa rất ít, lượng mưa nhỏ, dẫn đến một số nơi bị hạn hán,
đặc biệt là
vào cuối mùa khô.

9
Bên cạnh đó khí hậu vùng này là có một nền nhiệt độ cao và hầu như
không có những thay đổi đáng kể trong năm. Nhiệt độ trung bình năm ở vùng
này đạt tới 26 ÷ 27
0
C. Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và
tháng lạnh nhất không quá 4 ÷ 5
0
C.
Tổng lưu lượng nước hàng năm vào khoảng 36,6 tỉ m
3

, trong đó lượng
nước trong lưu vực sông chiếm khoảng 89%. Sông Bé cung cấp khoảng 8 tỉ m
3

mỗi năm, sông Sài Gòn cung cấp khoảng 3 tỉ m
3
và sông Vàm Cỏ cung cấp
khoảng 5 tỉ m
3
.
Do lượng mưa phân bố không đều, và do chế độ dòng chảy, trên lưu vực
sông cũng phân chia ra làm hai mùa: mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ bắt đầu từ
một hoặc hai tháng sau mùa mưa, khoảng tháng 6, tháng 7 hàng năm, kết thúc
vào tháng 11 và chiếm khoảng 70 ÷ 80% tổng lưu lượng cả năm. Mùa kiệt từ
tháng 12 đến tháng 5 năm sau và chiếm khoảng 20 ÷ 30% tổng lưu lượng cả
năm. Hai tháng tập trung lưu lượng nước nhiều nhất thường là tháng 8 và tháng
9 với mô đun đỉnh lũ vào khoảng 60 ÷ 80 l/s.km
2
đối với lưu vực lớn và
khoảng 100 ÷ 150 l/s.km
2
đối với lưu vực vừa và nhỏ. [39]
2.1.4 Thảm phủ thực vật
Cuối thập kỷ trước, diện tích bao phủ của rừng ở lưu vực giảm do sản
xuất nông nghiệp, đặc biệt là vùng rừng phía thượng lưu sông Đồng Nai giảm
do trồng cây cà phê và hạt tiêu, rừng ở vùng đồng bằng giảm do canh tác lúa và
cây cao su. Ở các khu đô thị và khu công nghiệp thì đã không còn sự hiện diện
của rừng. Ở các tỉnh thành khác, diện tích bao phủ của rừng vào khoảng 20%
diện tích đất tự nhiên của lưu vực.
Hiện tại, trong lưu vực có khoảng 947.799 ha rừng chắn sóng, trong đó

khoảng 278.438 ha rừng được sử dụng cho các mục đích đặc biệt, ví dụ như là
để bảo vệ nguồn gien quý hiếm và phát triển đa dạng sinh học của hệ sinh thái
nhiệt đới. Trên lưu v
ực có rất nhiều khu bảo tồn quốc gia có giá trị kinh tế cao
như Khu bảo tồn sinh học Đước Cần Giờ với diện tích 73.360 ha (là khu bảo
tồn sinh học thế giới đầu tiên của Việt Nam được công nhận bởi UNESCO),
Khu bảo tồn quốc gia Cát Tiên với diện tích xấp xỉ 73.878 ha. Hơn nữa, trên
lưu vực còn có nhiều khu rừng chắn sóng có giá trị không chỉ về mặt kinh tế
mà còn về m
ặt bảo vệ bờ và tài nguyên nước.
Diện tích vùng đồng bằng ở cửa sông Đồng Nai được xem là nơi các loài
cá nước ngọt và cá biển vào đẻ trứng, là một nguồn khai thác cho kinh tế địa
phương. Nhưng hiện tại, do ô nhiễm nguồn nước ở vùng ven biển, nên sản
phẩm từ đánh bắt cá giảm đáng kể, đe doạ cuộc sống của ngư dân sống phụ
thuộc vào ngu
ồn thuỷ sản.

10
2.1.5 Mạng lưới sông ngòi
Lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai bao gồm sông Đồng Nai và các sông
Đa Dung, Đa Nhim, La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Trên lưu
vực có tất cả 266 sông, suối với chiều dài từ 10 km trở lên. Lưu vực sông đổ ra
biển theo hai cửa sông chính là Vịnh Gành Rái và sông Soài Rạp. Hạ lưu chịu
ảnh hưởng nhiều của thuỷ triều và bị nhiễm mặn. Thuỷ triều ảnh hưởng đến tận
hồ Dầu Tiếng, cách c
ửa sông gần 148 km.
Dòng chính sông Đồng Nai bắt nguồn từ vùng núi của dãy Trường Sơn
Nam ở độ cao 2.000 m, trải dài hơn 500 km và bắt nguồn từ hai sông Đa Dung
và Đa Nhim. Hầu hết các sông đều chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, qua
địa phận của các tỉnh Lâm Đồng, Đak Lak, Bình Phước, Đồng Nai, Bình

Dương, TP. Hồ Chí Minh và Long An. Tổng diện tích lưu vực khoảng
49.643,53 km
2
Ở thượng lưu, sông Đồng Nai có hai nhánh chính Đa Nhim và
Đa Dung, sau đó sông nhận thêm nguồn nước từ các sông Đak Nông, Da Anh
Kong và sông La Ngà rồi đổ vào hồ Trị An, một trong những hồ chứa lớn nhất
ở Việt Nam, hồ Trị An điều tiết dòng chảy của sông Đồng Nai. Sau hồ Trị An,
sông Đồng Nai nhận nước từ sông Bé rồi chảy qua các huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương, Vĩnh Cửu, TP. Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch - tỉnh Đồ
ng
Nai và quận 9, quận 2 TP. Hồ Chí Minh và hợp lưu với sông Sài Gòn ở Nam
Cát Lái tạo thành sông Nhà Bè.
2.1.6 Đặc điểm thủy triều
Cơ chế hoạt động chung của dòng nước ở hạ lưu SG-ĐN là dòng chảy
hai chiều, với các dao động theo nhịp thủy triều. Chế độ thủy văn vùng sông
ảnh hưởng triều là rất phức tạp và chịu sự chi phối ở các mức độ khác nhau
củ
a các yếu tố:
- Chế độ dòng chảy tự nhiên ở thượng lưu;
- Các khai thác có liên quan đến nguồn nước ở thượng lưu;
- Chế độ thủy triều ở biển Đông; và
- Các khai thác có liên quan đến dòng nước và dòng sông ở ngay tại
hạ lưu

A/ Sự truyền triều trong sông và nội đồng
Sóng triều truyền vào sông khá nhanh, với tốc độ trung bình 20-25
km/h. Song, để truyền hết chặng đường 250 km, một sóng triều ph
ải mất
chừng 12 giờ, bằng khoảng thời gian giữa hai chân hay hai đỉnh. Tốc độ
truyền triều phụ thuộc chủ yếu vào độ lớn con triều (cường hay kém) và địa

hình lòng sông. Tốc độ tối đa ghi nhận được từ tài liệu mực nước quan trắc

11
được là khoảng 40 km/h. Sóng triều giảm dần biên độ khi truyền vào sông
và tắt hẳn tại điểm ảnh hưởng cuối. Nếu không xét đến ảnh hưởng do dòng
chảy từ thượng lưu, thì càng vào sâu, đỉnh triều thấp dần và chân triều cũng
cao dần.
B/ Đặc điểm mực nước trên sông chính
Khi truyền vào sông, do tác động của nguồn nước ngọt thượng lưu và
hình thái chung của lòng sông (độ dốc, độ uố
n khúc, mặt cắt thủy lực ), thủy
triều bị biến dạng dần cả về biên độ lẫn chu kỳ các bước sóng, và điều này ảnh
hưởng đến các đặc trưng của triều là mực nước Max, Min và bình quân. Càng
vào sâu trong sông, biên độ giảm càng nhanh và thời gian giữa hai nhánh lên,
xuống càng sai biệt. Thời gian triều lên càng ngắn lại và thời gian triều xuống
càng dài ra. Số liệu thực đo tại các trạm dọc sông cho ta các kế
t luận sau:
- Vào mùa kiệt, do nguồn nước từ thượng lưu về nhỏ, nên thủy
triều ảnh hưởng mạnh nhất, mực nước trên sông phụ thuộc chủ yếu vào dao
động triều. Do triết giảm năng lượng triều, mực nước đỉnh triều giảm dần
dọc sông. Tuy nhiên, khi vào sâu hơn, do độ dốc lòng sông tăng, đỉnh triều
lại có xu thế tăng dần về phía thượng lưu nên luôn xu
ất hiện một đoạn sông
có mực nước thấp nhất dọc sông, được gọi là vùng điểm uốn độ dốc mặt
nước.
- Vào mùa lũ, do lưu lượng thượng lưu tăng, xu thế chung là mực
nước đỉnh giảm dần từ thượng lưu về hạ lưu. Điểm uốn độ dốc mặt nước lùi
dần về phía hạ lưu.
- Mực nước đỉnh cao nhất hàng năm thường xuất hiện vào tháng XII,
ở vùng gần biển, ảnh hưởng triều rất mạnh (từ cửa vào sâu 20-30 km), và

vào tháng IX, X ở vùng xa biển, ảnh hưởng triều yếu hơn (cách biển 150 km
trở lên). Đoạn chuyển tiếp (50-100 km cách biển), mực nước đỉnh nằm trong
khoảng tháng X-XII.
- Khi truyền sâu lên thượng lưu, cả mùa kiệt lẫn mùa lũ, sự biến đổi
mự
c nước đỉnh triều nhìn chung là ít hơn so với biến đổi mực nước chân
triều. Ví dụ trên sông Đồng Nai, so sánh 3 trạm Vũng Tàu, Nhà Bè và Biên
Hòa cho thấy, độ tăng giảm mực nước đỉnh bình quân là -34 và +29 cm,
trong khi độ tăng mực nước chân là +42 và +110 cm. Điều này có nghĩa là,
càng vào sâu, chân triều càng được nâng cao. Cũng vậy, nếu lưu lượng
thượng lưu về càng lớn thì chân triều sẽ được nâng lên càng nhiều. Mực nước
chân thấp nhất hàng n
ăm xuất hiện vào khoảng tháng VII, VIII ở vùng gần
biển và khoảng tháng V, VI ở vùng xa biển.
- Kết quả tổng hợp là, mực nước bình quân ngày, bình quân tháng
và bình quân năm luôn luôn có độ dốc giảm từ thượng lưu ra biển. Điều này

12
nói lên rằng, dù ảnh hưởng triều có mạnh đến như thế nào, thì xu thế chung là
nước từ thượng lưu vẫn được chuyển tải xuống hạ lưu, và vì thế, nó quyết
định đến độ dốc mặt nước trung bình, hay cũng có nghĩa là thế trung bình
của dòng chảy.
- Dạng tổng quát của sóng triều cả năm cho thấy có sự nâng dần tất
cả các trị số đỉnh, chân và bình quân triều t
ừ mùa kiệt sang mùa lũ, càng lên
thượng lưu càng rõ, trong khi biên độ triều lại giảm không nhiều. Điều này
cho thấy, dòng chảy lũ có tác động đến việc nâng cao mực nước nhiều hơn
là làm giảm biên độ triều, tại cùng một vị trí. Tuy nhiên, tác động này giảm
dần khi xuống gần biển.
- Khoảng từ tháng VI-VIII không những là thời gian thường xuất

hiện mực nước chân thấp nhất trong năm mà đây cũ
ng là thời kỳ cho mực
nước bình quân thấp nhất. Vì vậy, từ tháng VI-VIII là thời gian tiêu thoát
nước thuận lợi nhất trong năm.

2.2 HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
TRÊN LƯU VỰC
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
Hiện nay, lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai nằm trong vùng trọng điểm
phát triển kinh tế với rất nhiều khu công nghiệp trong mọi lĩnh vực của nền
kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Dương, Đồng
Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh đều nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam,
đóng góp 40% GDP. Đây là vùng kinh tế có tốc độ phát triển
nhanh và ổn định, và cũng là vùng kinh tế trọng điểm quốc gia. Ngoài ra
TP.HCM còn là trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ,
khoa học kỹ thuật, văn hoá, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả
nước, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá, có nhiều cơ sở đào tạo,
nghiên cứu khoa học, công nghệ,
đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của
các tỉnh khu vực phía Nam.
Trên lưu vực hiện nay, có khoảng 100 khu công nghiệp và khu chế xuất
nằm chủ yếu trên 6 tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ở
các tỉnh khác, một số khu công nghiệp mới mở gần đây. Đóng góp từ các hoạt
động sản xuất công nghiệp trong lưu vực chiếm khoảng 58% tổng GDP với tốc
độ tă
ng trưởng hàng năm là 15%.
Lưu vực có nhiều tiềm năng về thủy sản, số lượng các loài rất đa dạng
như tôm, cua, cá vược trắng…với giá trị sản xuất năm 2006 theo giá so sánh
năm 1994 là 4.912,5 tỷ đồng. Thủy sản trên lưu vực được thể hiện qua 2 hoạt

×