TIẾT 48 + 49 – BÀI 41
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
HÀ GIANG
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
a. Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
- Nêu được giới hạn, diện tích của tỉnh Hà Giang.
- Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật, khoáng sản của tỉnh.
Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
* BĐKH:
Nhận xét, phân tích về những thay đổi khí hậu, thủy văn ở địa phương trong những năm gần đây và tài
nguyên thiên nhiên.
b. Kĩ năng:
Phân tích số liệu, lược đồ để biết đặc điểm tự nhiên của tỉnh.
c.Thái độ:
Hiểu rõ thực tế địa phương, có ý thức tham gia, xây dựng địa phương, từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt
đẹp đối với quê hương, đất nước.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
a.Giáo viên:
Bản đồ hành chính Hà Giang về địa lí Hà Giang.
Tài liệu những nét cơ bản về địa lí tỉnh HG
b. Học sinh:
Xem và soạn bài trước ở nhà.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
a. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
b. Bài mới:
HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, sự phân chia hành chính
- Giới thiệu lược đồ tỉnh Hà
Giang.
? Hãy xác định vị trí và phạm vi
lãnh thổ của HG
? Diện tích tự nhiên của Hà
Giang?
? Với vị trí địa lí như vậy, Hà
Giang có điều kiện gì để phát
- Học sinh quan sát lược đồ
- Học sinh xác định
- Học sinh trả lời
- Là tỉnh nằm ở biên giới cực Bắc
của tổ quốc, có vị trí chiến lược
I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ,
sự phân chia hành chính.
1.Vị trí và lãnh thổ.
- Phía Bắc giáp nước CHND
Trung Hoa, chiều dài đường biên
giới là 274 km.
- Phía Nam giáp tỉnh Tuyên
Quang.
- Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và
Yên Bái.
- Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng,
- Tổng diện tích tự nhiên là:
7.884,37km
2
.
triển KT-XH?
? Hà Giang nằm trong vùng kinh
tế nào của nước ta?
- Chuyển ý:
? Em có biết tỉnh HG được hình
thành như thế nào?
- Giới thiệu:
Vào thời Hùng Vương mảnh đất
HG là một trong 15 bộ của quốc
gia Lạc Việt.
Thời Thục Phán An Dương
Vương lập nước Âu lạc, HG thuộc
bộ lạc Tây Vu.
Trong thời kì đô hộ của phong
kiến phương Bắc kéo dài hàng
nghìn năm, HG vẫn nằm trong địa
phận của huyện Tây Vu, thuộc
quận Giao Chỉ.
Từ năm 1075 đời nhà lí HG lúc
đó thuộc vế châu Bình Nguyên.
Vào đầu đời trần HG, TQ lúc đó
gọi là châu TQ thuộc lộ Quốc Oai,
năm 1397 đổi thành trấn TQ
Địa danh HG lần đầu tiên được
nhắc đến trong bài minh khắc trên
chuông chùa Sùng Khánh (xã Đạo
Đức Vị Xuyên) được đúc nhân
dịp trùng tu chùa vào đầu thời vua
Lê Dụ Tông năm Ất Dậu 1707
Năm Minh Mệnh thứ 16( 1835)
nhà Nguyễn lấy sông Lô phân
giới. Khu vực phía hữu ngạn sông
Lô được gọi là huyện Vĩnh Tuy
còn phía tả ngạn sông Lô được
gọi là huyện Vị Xuyên.
Năm Thiệu trị thứ 2( 1842) triều
đình nhà nguyễn chia TQ làm 3
hạt HG, BQ, TQ
Năm 1858, sau khi đánh chiếm
hầu hết các tỉnh Nam Kì, Bắc Kì,
TDP đánh chiếm HG và thay đổi
chế độ cai trị bằng cách thiết lập
các đạo quan binh.
Ngày 20/8/1891 tỉnh HG được
thành lập.
quan trọng trong phát triển kinh tế -
xã hội, an ninh quốc phòng.
- Vùng Trung du và miền núi Bắc
Bộ.
- Suy nghĩ trả lời: 2. Sự phân chia hành chính.
Năm 1893 trong dịp cải tổ các
quân khu HG trở thành trung tâm
của 1 quân khu và cùng với TQ
hợp thành đạo quan binh thứ
3( quân khu 3)
Ngày 17/9/1895 toàn quyền Đông
Dương ra quyết định số 1432 chia
khu quân sự thứ 3 thành 3 tỉnh:
TQ, BQ, HG.
Ngày 28/4/1904 toàn quyền Đông
Dương lại ra quyết định sáp nhập
tỉnh Bắc Quang và tỉnh HG thành
đạo quan binh HG
Trước cách mạng tháng 8 năm
1945 HG có 4 châu và 1 thị xã
(Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng
Văn, HSP và TXHG)
Ngày 23/3/1959 chủ tịch HCM kí
sắc lệnh giải tán khu Lao – Hà –
Yên , sáp nhập tỉnh HG vào khu
tự trị Việt Bắc.
Đầu tháng 4/1976 tỉnh hà tuyên
được thành lập trên cơ sở hợp
nhất 2 tỉnh HG, TQ.
Ngày 12/8/1991 tại kì họp thứ 9,
khóa VIII, quốc hội nước CHXH
chủ nghĩa VN đã quyết định chia
tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh HG và
TQ. Tỉnh HG được tái lập gồm 10
đơn vị hành chính, là 1 thị xã và 9
huyện.
Ngày 12/12/2003 chính phủ ra
nghị định số 146/NĐ – CP về việc
thành lập huyện Quang Bình, tỉnh
HG.
Ngày 27/9/2010 thủ tướng chính
phủ đã ban hành nghị quyết số
35/NQ – CP về việc thành lập
thành phố HG thuộc tỉnh HG.
? Hiện nay Hà Giang được chia
làm mấy huyện, nêu tên các
huyện và thành phố?
- Giáo viên chốt lại kiến thức
- Chốt kt
- Suy nghĩ trả lời.
- Ghi bài. - Các đơn vị hành chính: Gồm 1
thành phố và 10 huyện.
+ Thành phố Hà Giang.
+ 10 huyện: Đồng Văn, Quản Bạ,
Yên Minh, Mèo vạc, Bắc Mê, Vị
Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình,
Xín Mần, Hoàng Su phì.
Hoạt động 2: Tìm hiểu: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
? Theo em địa hình tỉnh HG được
chia thành mấy vùng, đặc điểm
địa hình từng vùng?
- Địa hình vô cùng hiểm trở, núi
cao nhọn sắc xen kẽ là các thung
lũng hẹp, có nhiều hang động giao
thông đi lại khó khăn.
Đây là khối núi thượng nguồn
sông Chảy, có nhiều đỉnh núi cao
như Tây Côn Lĩnh 2418m, Kiều
Liêu Ty 2402m Địa hình bị cắt
xẻ dữ dội, thung lũng sâu, sườn
doocs, quá trình bào mòn, rửa trôi
mạnh mẽ, hiện tượng lở đất, trượt
đất thường xuyên xảy ra vào mùa
mưa gây cản trỏ lớn đến việc phát
triển sản xuất cũng như sinh hoạt
của dân cư sống trên địa bàn.
- Chuyển ý:
? HG có đặc điểm khí hậu ntn?
? Trong những năm gần đây em
thấy tình hình thời tiết và khí hậu
ở địa phương ntn?
- Bổ sung, chốt kt.
? HG có mấy con sông lớn? Kể
- Trả lời theo sự hiểu biết cá nhân.
- Nêu theo sự hiểu biết cá nhân.
- Ghi bài.
-Trả lời
II. Điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên.
1. Địa hình.
- Chia thành 3 vùng rõ rệt:
+ Vùng núi đá vôi phía bắc: Chiếm
28,4 % diện tích toàn tỉnh. Đây
chính là vùng núi đá vôi thuộc cao
nguyên đá Đồng văn, độ cao trung
bình từ 1000m đến 1600m.
+ Vùng núi đất phía Tây: Chiếm
khoảng 18,3 % diện tích toàn tỉnh.
Độ cao trung bình từ 900m đến
1000m.
+ Vùng đồi núi thấp: Chiếm 53,9
% diện tích toàn tỉnh. Độ cao trung
bình từ 80 m đến 400m, đây là
vùng đồi núi thấp, sườn thoải xen
kẽ là những thung lũng thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp.
2. Khí hậu.
- Hà Giang mang những nét chung
của khí hậu miền Bắc. Đó là khí
hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè
nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông
lạnh.
- Nhiệt độ TB từ 18->25
0
c , số giờ
nắng trong năm đạt 1400 giờ.
Lượng mưa TB: 2.000mm/ năm.
3. Thủy văn.
- Mạng lưới sông suối dày đặc,
phân bố tương đối đều.
- Sông suối có độ dốc lớn, nhiều
thác ghềnh dễ gây lũ đột ngột, mùa
tên?
? Sông ngòi có giá trị về mặt nào?
? Cho biết các loại đất, đặc điểm?
? Ý nghĩa của thổ nhưỡng đối với
sản xuất
- Bổ sung, chốt kt.
? Dựa vào sự hiểu biết, em hãy
cho biết hiện trạng về tài nguyên
sinh vật (rừng) hiện nay như thế
nào?
? Rừng giảm sẽ ảnh hưởng đến
động vật như thế nào?
? Dựa vào bản đồ em hãy cho
biết đặc điểm khoáng sản? Sự
phân bố?
? Ý nghĩa của khoáng sản đối với
phát triển kinh tế
- Giáo viên chốt lại kiến thức
- Học sinh khác nhận xét
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh dựa vào sự hiểu biết trả
lời
- Học sinh trả lời, học sinh khác
nhận xét
- Học sinh trả lời
- Học sinh ghi nhớ kiến thức.
lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9.
- Các sông chính gồm: sông Lô,
sông Gâm, sông Chảy
- Vai trò: cung cấp nước cho sinh
hoạt, sản suất, thủy điện
4. Thổ nhưỡng.
- Có 3 loại đất:
+ Vùng đất phát triển trên cao
nguyên đá vôi: có đặc điểm là tầng
đất trung bình hàm lượng mùn cao,
cây trồng chủ yếu là ngô và cây
dược liệu.
+ Vùng đất núi cao phía Tây: Đặc
điểm: Đất chua, tầng đất trung
bình, có thành phần cơ giới nhẹ, dễ
bị rửa trôi, giữ nước kém, thích
hợp trồng các loại cây họ đậu.
+ Vùng đất đồi núi thấp thuộc
thung lũng sông Lô: Tầng đất dầy,
tơi xốp thoáng khí, thích hợp trồng
cây công nghiệp ngắn ngày và cây
lương thực.
5. Tài nguyên sinh vật.
- Tài nguyên rừng: diện tích rừng
228,9 nghìn ha, tỉ lệ che phủ đạt
35% .
- Nhiều loài động vật quý hiếm:
hổ, báo, gấu, hươu, nai, lợn rừng,
gà lôi, sơn dương
- Các khu bảo tồn thiên nhiên: Tây
Côn Lĩnh, Bát Đại Sơn, Căng Bắc
Mê, Phong Quang, Du Già
6. Khoáng sản:
- Nguồn tài nguyên khoáng sản
phong phú về số lượng và chất
lượng.
- Khoáng sản kim loại: Sắt, vàng,
Ăngtimon, Mangan, đồng, chì,
kẽm
- Khoáng sản phi kim loại: Pyrit,
mica, cao lanh
- Vật liệu xây dựng: Đá vôi, cát,
sỏi.
c. Củng cố.
Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế-XH của tỉnh Hà Giang.
Thành phần tự nhiên nào có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế-XH của Hà
Giang?
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Xem và soạn trước bài 42: Địa lí tỉnh (thành phố) trong chương trình địa lí địa phương.
( Bài này chị soạn chưa chi tiết em bổ sung thêm vào phần câu hỏi và mở rộng thêm nữa cho hs) chị không
có thời gian nên soạn qua loa thôi.