Tải bản đầy đủ (.doc) (170 trang)

Bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 170 trang )

QUY ƯỚC VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Các chữ và ký hiệu viết tắt
- GS: Giáo sư
- KHCN: Khoa học Công nghệ
- KHXH: Khoa học Xã hội
- Nxb: Nhà Xuất bản
- TP: Thành phố
- tr: trang số
- (?): chưa xác định
- (…): phần không trích dẫn
Các ký hiệu nốt nhạc
- C: đô - A: la
- D: rê - B: xi giáng
- E: mi - H: xi
- F: fa - #: thăng
- G: xon - b: giáng
Các ký hiệu chữ cái trên đây chỉ biểu thị tên nốt nhạc chứ không liên
quan tới các quãng cụ thể nào theo quy định của nhạc lí phương Tây.
1
MỤC LỤC

Trang
Quy ước viết tắt và ký hiệu 1
Mục lục 2
Theo Bao giờ cho đến tháng Mười – Wikipedia ếng Việt 116
74. Nguyễn Văn Chính (2012), Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội -
Construcon and Deconstrucon of Hanoi’s Cultural Identy, SAKURA: Bản sắc văn hóa Hà Nội,
nguyen-sakura.blogspot.com 136
92. Theo idoody.com (2010), Người Hà Nội, Người Sài Gòn, Người Miền Trung,
congdoan.most.gov.vn 137
93. KCBT sưu tầm (2010), Chiếc áo dài Việt Nam xuất hiện từ khi nào ?, saigonventshow


137
109. Linh San – trình bày ảnh: An Du (2013), 9 nét khác biệt thú vị giữa con gái Hà Nội
và Sài Gòn, ihay.thanhnien.com.vn 138
118. Takayuki Togo (2007), Điều gì của Việt Nam hấp dẫn du khách Nhật?, Việt Báo Việt
Nam, n 247.com 139
129. Anh Vũ (2012), Trống đồng Đông Sơn trên đồng hồ Thụy Sỹ, vietnamet.vn 139
2
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử loài người gắn liền với những nền văn hoá phong phú và đa
dạng. Mỗi quốc gia, mỗi tộc người đều có lịch sử hình thành, tồn tại và phát
triển khác nhau để tạo nên những nền văn hoá truyền thống đặc trưng của dân
tộc ấy. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã
tạo cho mình một nền văn hoá độc đáo không lẫn vào với văn hóa của các dân
tộc khác trên thế giới, đó cũng chính là bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Ca khúc mới Việt Nam được hình thành từ những năm 30 của thế kỷ
trước, trên cơ sở tiếp thu các kỹ thuật sáng tác cũng như phương thức ghi
nhạc của phương Tây. Chính vì vậy, đã có những ca khúc chịu ảnh hưởng
đậm nét âm nhạc nước ngoài. Tình hình này kéo dài suốt quá trình phát triển
của ca khúc từ khi hình thành cho tới nay, trong đó vấn đề bản sắc dân tộc
trong ca khúc mới Việt Nam nói riêng cũng như trong âm nhạc Việt Nam nói
chung, luôn là đề tài dành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới (1986), nhất là trong những
năm gần đây, lĩnh vực ca khúc đã và đang có những hoạt động hết sức sôi nổi
với các chương trình ca nhạc, các cuộc thi sáng tác ca khúc mới hay các cuộc
thi tìm kiếm tài năng diễn ra muôn hình muôn vẻ. Đặc biệt, trong bối cảnh các
hoạt động giao lưu văn hóa diễn ra ngày càng gia tăng hiện nay, việc du nhập
những yếu tố âm nhạc nước ngoài vào âm nhạc Việt Nam nói chung và ca
khúc mới nói riêng cũng ngày càng đa dạng và phức tạp ở cả nội dung lẫn

hình thức biểu hiện của tác phẩm.
Trong các chương trình ca nhạc hiện nay, người ta thấy bản sắc dân tộc
trong nhiều ca khúc bị mờ nhạt, thậm chí có những ca khúc không mang bản
sắc dân tộc. Tình hình trên đã gây ra nhiều cuộc tranh luận trong giới âm nhạc
3
và cả ngoài giới âm nhạc. Thậm chí, đã có những bài viết thể hiện sự lo lắng
cho nền ca khúc Việt Nam, chẳng hạn như bài Ca khúc trẻ đi về đâu? viết
năm 2006 của Đỗ Tuấn, trong bài viết này tác giả chia sẻ: “(…) sáng tác và
thưởng thức ca khúc của giới trẻ là nhu cầu không thể thiếu trong xã hội. Tuy
nhiên thời gian qua, cả giới nhạc sĩ lẫn người nghe chân chính đều có chung
nhận xét: nhạc trẻ giờ đã biến tướng, "bị" bình dân hóa với các giai điệu lai
căng, vay mượn các nước.” [119]. Năm 2009, trong bài viết Ca khúc Việt đi
về đâu?, tác giả Nguyễn Đình San cũng đã thể hiện sự lo lắng của mình rằng:
“(…) những bài hát đang ra đời có khuynh hướng xa lạ với tình cảm lớn lao
mang tính truyền thống của người Việt như tình cảm với quê hương xứ sở, Tổ
quốc. Nghệ thuật cùng dần xa chất liệu dân gian mà có khuynh hướng lai
căng, bắt chước.” [108]…
Những lo lắng của các tác giả trên là có cơ sở, bắt nguồn từ thực trạng
đời sống ca nhạc nước nhà. Trong đó, nhiều ca khúc đang có nguy cơ xa rời
bản sắc dân tộc, nhất là những ca khúc đang phổ biến trong giới trẻ hiện nay.
Có thể nói, việc tìm hiểu những khía cạnh liên quan đến bản sắc dân
tộc để làm sáng tỏ các vấn đề trên trong bối cảnh hiện nay là cấp thiết. Chính
vì vậy, tôi đã chọn đề tài Bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam làm đối
tượng nghiên cứu cho luận án này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với những lý do chọn đề tài nêu trên, mục tiêu nghiên cứu đề ra cho
luận án sẽ là:
- Tìm hiểu thực chất vấn đề bản sắc dân tộc với những biểu hiện cụ thể
của nó trong ca khúc mới Việt Nam.
- Chỉ ra những yếu tố nền tảng đối với việc biểu hiện bản sắc dân tộc

trong ca khúc mới Việt Nam.
4
- Làm rõ sự biến đổi của phương thức biểu hiện bản sắc dân tộc trong
ca khúc mới ở hai giai đoạn lịch sử của đất nước là trước và trong đổi mới.
Trên cơ sở đó, đánh giá những tác động của phương thức biểu hiện tới bản sắc
dân tộc trong ca khúc Việt Nam thời đổi mới và đưa ra một vài gợi mở có thể
góp phần đưa ca khúc Việt Nam phát triển theo hướng dân tộc – hiện đại.
- Với kết quả tìm hiểu bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam, rút
ra một số nhận thức về bản sắc dân tộc nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án chính là bản sắc dân tộc trong ca
khúc mới Việt Nam với những khía cạnh liên quan.
Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ luận án, không thể phân tích tất cả những ca khúc
mới đã được sáng tác cho tới nay. Vì vậy, chỉ có thể lựa chọn một số bài đã và
đang phổ biến, được sáng tác ở các giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước
gắn với các thế hệ tác giả ca khúc.
Chúng tôi đã cân nhắc và lựa chọn 60 ca khúc dự kiến để thực hiện
điều tra xã hội học về bản sắc dân tộc trong các ca khúc đó. Sự lựa chọn
danh sách ca khúc chính thức cho luận án này sẽ là những ca khúc có tỷ lệ
động thuận khá cao trong kết quả đánh giá của công chúng – từ 70% trở lên.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, có thể một số ca khúc khác ở các giai
đoạn lịch sử khác nhau sẽ được xem xét thêm – kể cả những bài chúng tôi tự
mình lựa chọn hoặc những bài đã được sử dụng trong công trình, bài viết
của tác giả khác.
Ngoài ra, một số băng, đĩa tiếng và đĩa hình về các chương trình ca
nhạc hoặc giọng hát ca sĩ đã phát hành sẽ được sử dụng để tìm hiểu phần hoà
âm phối khí cũng như phần biểu diễn.
5

Các ca khúc dành cho các lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng và những tác
phẩm thuộc thể loại thanh xướng kịch không nằm trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài này.
4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của luận án
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về
bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam.
- Hệ thống hoá những khía cạnh biểu hiện của bản sắc dân tộc trong ca
khúc mới dưới góc nhìn âm nhạc học và văn hoá học.
- Làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các yếu tố cổ truyền dân tộc với bản sắc
dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam.
- Khẳng định vai trò đặc biệt của các yếu tố dân gian đối với việc biểu
hiện bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam.
- Chỉ ra những biến đổi cụ thể của bản sắc dân tộc trong ca khúc thời
đổi mới và gợi mở phương hướng góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc trong ca
khúc Việt Nam ở thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
- Góp bàn thêm về một số vấn đề vẫn còn tồn tại những quan điểm
chưa thống nhất hoặc trái chiều liên quan tới bản sắc dân tộc nói chung. Đó
là, mối quan hệ giữa các yếu tố dân gian với bản sắc dân tộc, bản sắc dân tộc
trong quốc gia có nhiều thành phần dân tộc và bản sắc dân tộc mang tính
khách quan hay chủ quan.
- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu những vấn đề liên quan tới bản sắc dân tộc trong âm nhạc nói riêng và
văn hóa nói chung.
5. Bố cục luận án
Với mục tiêu đề tài đã nêu trên, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận án sẽ gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu
6
- Chương 2: Bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam và những
biến đổi của nó

- Chương 3: Từ bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam, góp bàn
thêm về bản sắc dân tộc nói chung.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày 3 nội dung chính: một số khái
niệm cơ bản, tổng quan về tình hình nghiên cứu cùng những vấn đề đặt ra từ
đó và các lý thuyết, phương pháp sẽ được sử dụng để giải quyết các vấn đề
trong luận án.
Sau đây, xin đi vào nội dung thứ nhất của chương.
1.1. GIỚI THUYẾT MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Luận án nghiên cứu về bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam. Vì
vậy, trước hết chúng tôi sẽ giới thuyết về hai khái niệm cốt lõi được dùng
nhiều trong luận án: “bản sắc dân tộc” và “ca khúc mới”.
1.1.1. Khái niệm “bản sắc dân tộc”
Vấn đề bản sắc dân tộc thực ra đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ
nhiều năm nay, tuy nhiên vẫn còn những quan điểm cho rằng đây là vấn đề
mang tính ước lệ, thậm chí là trừu tượng. Bởi vậy, cần tìm hiểu khái niệm này
thông qua các từ điển và cả ý kiến của các tác giả trong những công trình, bài
viết có liên quan.
Sau đây là chi tiết vấn đề.
1.1.1.1. Khái niệm “bản sắc dân tộc” qua các từ điển
Cho tới nay, chưa thấy cuốn từ điển nào đưa ra khái niệm đầy đủ về
bản sắc dân tộc. Vì vậy, nghĩa của các từ “bản sắc” và “dân tộc” sau khi được
làm rõ sẽ là cơ sở để hiểu về nghĩa chung của cụm từ “bản sắc dân tộc”.
Bản sắc (character) – theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, là một danh
từ mang nghĩa “sắc thái, đặc tính, đặc thù riêng khác
1
” [65, tr.47]. Với Từ

điển tiếng Việt, “bản sắc” cũng là danh từ chỉ “những yếu tố tốt đẹp tạo nên
1
Những chữ viết nghiêng là chúng tôi dùng để nhấn mạnh ý cần nói.
8
một tính chất đặc thù nói chung” [53, tr.82]. Còn Đại từ điển tiếng Việt cho
rằng: “bản sắc” là danh từ chỉ sắc thái, đặc tính, đặc thù riêng khác” [66,
tr.66]. Những cách giải nghĩa này đã cho thấy “bản sắc” chính là đặc tính,
đặc thù riêng có.
Dân tộc – một danh từ được Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam giải
nghĩa theo các cấp độ khác nhau: “Dân tộc (ethnie) đồng nghĩa với cộng đồng
mang tính tộc người” [121], nhưng ở cấp độ khác thì “Dân tộc (nation) hay
quốc gia dân tộc là một cộng đồng chính trị – xã hội được chỉ đạo bởi một
nhà nước thiết lập trên một lãnh thổ nhất định” [121]. Theo Từ điển tiếng Việt
thông dụng thì “dân tộc” (nation, race, nationality) là danh từ chỉ “cộng đồng
người được hình thành từ lâu đời, có ngôn ngữ, truyền thống văn hóa, tâm lí
đặc trưng” [65, tr.316]. Còn Đại từ điển tiếng Việt giải thích từ “dân tộc” theo
ba nghĩa. Nguyên văn như sau:
dân tộc dt 1. Cộng đồng người ổn định hình thành trong quá
trình lịch sử của xã hội, có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống
kinh tế và tâm lý: đoàn kết dân tộc. 2. Dân tộc thiểu số, nói tắt:
ưu tiên học sinh dân tộc - cán bộ dân tộc. 3. Cộng đồng người ổn
định làm thành nhân dân một nước, một quốc gia gắn bó với
nhau trong truyền thống, nghĩa vụ và quyền lợi: dân tộc Việt
Nam [66, tr.399].
Khái niệm này – tuy được giải thích theo ba nghĩa, nhưng nghĩa thứ
nhất gần giống với nghĩa thứ ba, cho nên thực ra từ “dân tộc” có thể được
hiểu theo hai cấp độ dân tộc có quy mô khác nhau. Ở cấp độ thứ nhất, “dân
tộc” ứng với quy mô quốc gia như trong các ví dụ được trích ở trên: “đoàn kết
dân tộc”, “dân tộc Việt Nam”. Ở cấp độ thứ hai, “dân tộc” ứng với quy mô
dân tộc ít người trong một quốc gia – dân tộc như ở các ví dụ: “ưu tiên học

sinh dân tộc”, “cán bộ dân tộc”.
9
Qua cách giải thích của các từ điển, có thể hiểu “dân tộc” là danh từ chỉ
một cộng đồng người có lịch sử hình thành cụ thể với những mối liên kết đặc
trưng. Dân tộc có hai cấp độ là dân tộc tộc người và dân tộc quốc gia.
Với nghĩa của các danh từ “bản sắc” và “dân tộc” ở trên, kết hợp lại
thành cụm danh từ “bản sắc dân tộc”, trong đó danh từ “bản sắc” là yếu tố
nói lên những đặc tính cốt cách của tất cả mọi sự vật hiện tượng từ nhỏ đến
lớn, chẳng hạn như bản sắc cá nhân, bản sắc gia đình, bản sắc địa phương,
bản sắc tộc người…, còn danh từ “dân tộc” là yếu tố giới hạn cụ thể cho ý
nghĩa của danh từ “bản sắc”, ví dụ: dân tộc tộc người, dân tộc quốc gia…
Như vậy, có thể hiểu: bản sắc dân tộc là bản tính, cốt cách của một cộng
đồng người với những lối suy nghĩ, tiến hành và biểu hiện văn hóa theo
cách riêng của dân tộc mình.
1.1.1.2. Khái niệm “bản sắc dân tộc” qua các công trình, bài viết
Trong những năm gần đây, cụm từ “bản sắc dân tộc” thường được
các nhà nghiên cứu sử dụng trong các công trình, bài viết, nhất là những
bài có liên quan đến lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của nước nhà. Một số tác
giả còn đưa ra khái niệm cụ thể về cụm từ này nhằm phục vụ cho các mục
tiêu liên quan đến văn hóa dân tộc mà họ đang được tìm hiểu. Có thể dẫn ra
một số trường hợp:
Tìm hiểu về bản sắc dân tộc của văn hóa, các tác giả Đỗ Huy và
Trường Lưu cho rằng: “bản sắc dân tộc chính là cách thức tiến hành xây dựng
nền văn hoá văn minh của dân tộc ấy” [18, tr.06].
Cũng tìm hiểu bản sắc dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, Quang Đạm –
tác giả bài viết Thử miêu tả bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam nhận
xét: “Bản sắc dân tộc là sắc thái bao quát một cách uyển chuyển, linh hoạt
những đặc điểm của một dân tộc tạo nên diện mạo và dạng hình riêng của dân
10
tộc ấy không thể đồng nhất với các dân tộc khác trong cộng đồng khu vực hay

là cộng đồng loài người” [62, tr.15].
Phạm Vũ Dũng, trong cuốn Hỏi và đáp về cơ sở văn hoá Việt Nam thì giải
thích bản sắc dân tộc như sau: “Bản sắc văn hoá dân tộc (…) là căn cước, là
chứng minh thư của văn hoá bất kỳ dân tộc nào. Nó chính là cái để phân biệt văn
hoá dân tộc này và văn hoá dân tộc khác, khiến cho văn hoá của dân tộc này
không trở thành “cái bóng” của văn hoá dân tộc khác và ngược lại” [46, tr.22].
Tác giả Trần Độ qua bài Về bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam
nhận định: “(…) tìm bản sắc dân tộc là tìm cái cốt lõi, cái tinh túy của tính
dân tộc ở mỗi lĩnh vực cụ thể của văn hóa và nghệ thuật” [62, tr.25].
Bàn về bản sắc dân tộc trong lĩnh vực âm nhạc, nhà nghiên cứu Nguyễn
Thụy Loan – tác giả bài viết Bàn về biến số - hằng số và bản sắc dân tộc
trong âm nhạc Việt Nam viết: “Tìm bản sắc dân tộc trong âm nhạc Việt Nam
(…) đó là tìm những gì mà người Việt Nam ưa thích sử dụng trong âm nhạc
của mình và gìn giữ chúng trong chiều dài lịch sử.” [30, tr.01].
Trong bài viết Giữ lấy bản sắc trong nền âm nhạc Việt Nam của
Nguyễn Thanh có đoạn: “Vậy thì bản sắc văn hóa Việt Nam là gì? (…) ở một
giới hạn nào đó cái bản sắc ấy là ngôn ngữ, hơi thở, nhịp điệu, thẩm mỹ của
người dân Việt Nam được thể hiện qua ngôn ngữ âm nhạc, mà người nghe
thông qua đó sẽ biết chắc chắn đấy là âm nhạc Việt Nam” [44, tr.1111-1112].
Mặc dù khái niệm về bản sắc dân tộc trong các công trình bài viết dẫn
ra ở trên được giải thích chủ yếu nhằm phục vụ mục tiêu nghiên cứu của tác
giả, chúng đều phản ánh những đặc điểm riêng riêng của một dân tộc, là cái
dùng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Một điểm cũng cần lưu ý – như đã trình bày ở tiểu mục 1.1.1.1, theo
cách giải thích trong các từ điển, từ “dân tộc” có thể được sử dụng và được
hiểu theo hai cấp độ khác nhau. Trên thực tế, cho tới nay, ở Việt Nam, từ
11
“dân tộc” cũng vẫn thường được dùng chung cho cả hai cấp độ là quốc gia
và tộc người. Chẳng hạn, trong Văn kiện của Đảng về chính sách Dân tộc,
điều này đã được thể hiện qua đoạn viết: “Các dân tộc

2
trong đại gia đình
Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”
[123, tr.01]; hoặc cũng Văn kiện của Đảng ở Hội nghị đại biểu toàn quốc
giữa nhiệm kỳ khóa VII có ghi: “Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở
rộng giao lưu quốc tế phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc
văn hóa dân tộc” [111, tr.01]. Có thể thấy, nội dung đoạn trích thứ nhất thể
hiện từ “dân tộc” thay thế từ “tộc người”, còn từ “dân tộc” trong nội dung
đoạn trích thứ hai thì thể hiện ở cấp độ “dân tộc quốc gia”. Vì thế, khái niệm
bản sắc dân tộc cũng có thể được sử dụng khi nói về văn hóa của một dân
tộc theo một trong hai cấp độ nói trên – dân tộc ở cấp độ quốc gia hoặc dân
tộc ở cấp độ tộc người.
Như vậy, với cách giải thích của các từ điển cũng như cách giải thích
của các tác giả công trình, bài viết, có thể định nghĩa: bản sắc dân tộc chính
là tính cách riêng của một cộng đồng người với những lối suy nghĩ, tiến hành
và biểu hiện văn hóa theo cách của dân tộc mình.
Trong một số công trình, bài viết, có khi những cụm từ “tính dân tộc”,
“tính cách dân tộc”, “bản sắc văn hóa của quốc gia – dân tộc” được sử dụng
thay vì cụm từ “bản sắc dân tộc”. Về cơ bản, những cụm từ trên đều chứa
đựng ý nghĩa tương tự như “bản sắc dân tộc”. Bên cạnh đó, như đã trình bày ở
phía trên, bởi thuật ngữ “dân tộc” có thể được dùng cho cả hai cấp độ, cho
nên, trong luận án này, chúng tôi sẽ tìm hiểu các vấn đề về bản sắc dân tộc ở
cả cấp độ tộc người và quốc gia. Ngoài ra, trong một chừng mực nhất định,
bản sắc vùng cũng sẽ được xem xét như là một cấp độ cộng cư của những tộc
khác nhau trong một địa bàn nhỏ hơn cấp độ quốc gia.
2
Các chữ nghiêng – đậm là chúng tôi muốn nhấn mạnh.
12
Tuy nhiên, để tách bạch hai cấp độ đầu tiên liên quan tới khái niệm
này, khi đề cập tới những vấn đề liên quan tới bản sắc dân tộc ở cấp độ quốc

gia, chúng tôi sử dụng cụm từ “dân tộc”, còn khi đề cập những vấn đề liên
quan tới bản sắc dân tộc của từng tộc trong đại gia đình Việt Nam thì chúng
tôi dùng cụm từ “tộc người” hoặc “thành phần dân tộc”.
1.1.2. Khái niệm “ca khúc mới” được dùng trong luận án
Trước hết, đây là một khái niệm phổ thông thường dùng để chỉ những
ca khúc được hình thành từ những năm 30 của thế kỷ trước, trên cơ sở tiếp
thu các thủ pháp sáng tác và phương thức ghi nhạc của phương Tây – như đã
nêu ở mục Lý do chọn đề tài. Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Loan
cho rằng “ca khúc mới” là cách gọi tắt của “ca khúc nhạc mới”
3
, như một
cách để phân biệt với các bài dân ca thuộc loại ca khúc trong âm nhạc cổ
truyền Việt Nam.
Cụm từ “ca khúc mới” còn thường được nhiều người gọi tắt là “ca
khúc” với cách hiểu cùng nghĩa. Có thể dễ dàng tìm thấy cách gọi này ở ngay
trang bìa các tuyển tập như: Về quê – 60 ca khúc
4
phát triển dân ca người
Việt (Nxb Âm nhạc phát hành năm 2002); 30 năm ca khúc Việt Nam 1975 –
2005 (Hội Nhạc sĩ Việt Nam – Nxb Âm nhạc phát hành năm 2005); Bài hát
Việt – 99 ca khúc tuyển chọn trong chương trình bài hát Việt 2005 (Nxb
Thanh niên phát hành năm 2006)… Vì vậy, trong luận án này, chúng tôi cũng
sẽ sử dụng cụm từ “ca khúc mới” theo cả hai cách gọi như trên – “ca khúc
mới” hoặc “ca khúc”, cho phù hợp với từng tình huống nghiên cứu. Riêng
cụm từ “ca khúc thời đổi mới” cũng mang ý nghĩa là ca khúc mới nhưng được
sáng tác ở thời kỳ đổi mới của đất nước.
Tiếp theo, xin chuyển sang nội dung thứ hai của chương.
3
Theo bài giảng của nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Loan, Hà Nội tháng 8 - 2013.
4

Chữ nghiêng gạch chân là do chúng tôi muốn nhấn mạnh.
13
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG
VĂN HÓA NÓI CHUNG VÀ TRONG CA KHÚC MỚI Ở NƯỚC TA
Do mục tiêu nghiên cứu của luận án có liên quan mật thiết tới bản sắc
dân tộc nói chung, vì thế trong mục này cần tìm hiểu cả những công trình bài
viết liên quan ít nhiều tới bản sắc dân tộc trong văn hóa nói chung của các tác
giả đi trước. Xin được bắt đầu bằng tiểu mục dưới đây:
1.2.1. Khái quát về các giai đoạn nghiên cứu
Trước khi trình bày tình hình nghiên cứu về bản sắc dân tộc trong ca
khúc mới Việt Nam, chúng tôi sẽ xem xét tình hình nghiên cứu về bản sắc dân
tộc trong các lĩnh vực văn hóa và âm nhạc nói chung ở nước ta:
1.2.1.1. Trong các lĩnh vực văn hóa và âm nhạc nói chung
Việc nghiên cứu về bản sắc dân tộc trong các lĩnh vực văn hóa ở Việt
Nam đã có từ lâu. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả phản ánh lịch sử đất nước từ
những tài liệu thu thập được, chúng tôi chia tình tình nghiên cứu ở nước ta về
bản sắc dân tộc trong văn hóa nói chung thành những giai đoạn sau:
a, Giai đoạn trước 1954
Đây là giai đoạn lịch sử khá phức tạp – mặc dù chính quyền thực dân
Pháp còn hiện diện công khai trên đất nước ta, nhất là ở những vùng thành thị,
vẫn có sự đan xen của các nhóm hoạt động chính trị khác. Đặc biệt, từ khi
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đã trở thành một lực lượng đối lập và
tiến tới giành chính quyền (1945). Nhiều ca khúc cách mạng cũng vì thế mà
kịp thời ra đời đáp ứng nhiệm vụ đấu tranh cách mạng cùng với không khí
hưởng ứng của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, do bối cảnh thực tiễn lịch
sử, mọi hoạt động nghiên cứu khoa học giai đoạn này nhìn chung vẫn bị chi
phối theo sự quản lý của chế độ thực dân.
Được biết có một số một số công trình nghiên cứu về văn hóa Việt
Nam của các học giả Pháp, tuy nhiên cho đến nay vẫn không thấy có tài liệu
nào có liên quan trực tiếp đến bản sắc dân tộc trong lĩnh vực âm nhạc.

14
Trong những nghiên cứu của tác giả trong nước ở giai đoạn này, chúng
tôi chỉ tìm thấy các bài viết ngắn hoặc ghi chép về các cuộc trao đổi, mạn đàm
trên các diễn đàn. Trong đó, buổi trao đổi Luận bàn về âm nhạc nước nhà của
Trần Quang Quờn, được ghi chép và đăng trên Tân Văn tuần báo số 39, năm
1935 đã gây được sự quan tâm của dư luận trong và ngoài giới âm nhạc.
Sau khi đề cương văn hóa của Đảng (năm 1943) được ra đời với ba
mục tiêu chính là dân tộc, khoa học và đại chúng, đã xuất hiện thêm một số
bài viết. Đáng lưu ý trong đó có bài “Việt Nam tính” trong âm nhạc cũ Việt
Nam của Nguyễn Duy Diễn, đăng trên Tạp chí Quê hương số 58 – 59, phát
hành năm 1951. Trong đó, tác giả bài viết quan tâm đến sự khác biệt giữa đặc
điểm của âm nhạc cổ truyền Việt Nam (tác giả gọi là “âm nhạc cũ”) với đặc
điểm của âm nhạc nước ngoài và coi âm nhạc cổ truyền của dân tộc như là
“lực” để dựa vào mà phát huy trong âm nhạc mới.
Có thể nói, vấn đề bản sắc dân tộc ngay từ giai đoạn này đã được quan
tâm. Tuy nhiên, số lượng công trình nghiên cứu cũng như độ dài của chúng
vẫn còn khá “khiêm tốn”.
b, Giai đoạn 1954 – 1975
Đây là giai đoạn chính quyền thực dân Pháp đã rời khỏi đất nước, miền
Bắc bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho
miền Nam vẫn đang dưới chế độ Mỹ ngụy.
Trong không khí khẩn trương của cuộc kháng chiến thống nhất đất
nước và khẳng định vị thế của dân tộc, đã xuất hiện khá nhiều bài viết về các
vấn đề văn hóa của dân tộc. Nhiều bài có nội dung đề tài tiếp thu và phát huy
vốn dân tộc theo đường lối văn hóa của Đảng. Có thể kể ra các bài đáng lưu
ý: Tình hình và nhiệm vụ (1957) của Đỗ Nhuận, Thực hiện đường lối dân tộc
trong âm nhạc hiện đại (1959) của Lưu Hữu Phước, Hội nghị bàn về tính dân
tộc và tính hiện đại trong âm nhạc Việt Nam (1969) – bài ghi chép của P.V,
15
Nắm vững vốn dân tộc, học tập tinh hoa thế giới để xây dựng một nền âm

nhạc hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1970), của Hà Huy Giáp và Góp
bàn về tính dân tộc trong âm nhạc (1972) của Tú Ngọc.
Có một số bài viết khác đề cập đến việc phát huy tính dân tộc trong lĩnh
vực thanh nhạc. Đó là các bài: Mấy suy nghĩ về sự phát triển nghệ thuật thanh
nhạc dân tộc (1972) của Lô Thanh và Làm thế nào để hát cho có tính dân tộc
(1972) của Trần Hiếu.
Một số tập sách có nội dung dân tộc cũng đã được xuất bản, đáng lưu ý
có cuốn Về tính dân tộc trong âm nhạc Việt Nam do Nhà xuất bản Văn hóa
phát hành năm 1972. Đây là cuốn sách tập hợp bài viết của nhiều tác giả về
vấn đề bản sắc dân tộc trong âm nhạc.
Được biết trong giai đoạn này, dưới chính quyền miền Nam cũ có một
số công trình nghiên cứu của người Mỹ về văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, cho
đến thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy công trình nào của họ có liên
quan mật thiết đến đề tài.
Nhìn chung, các công trình, bài viết liên quan đến bản sắc dân tộc ở
giai đoạn này đã tăng lên đáng kể về cả số lượng và độ dài.
c, Giai đoạn 1975 – 1986
Đây là giai đoạn đất nước thống nhất, cả nước đang trong không khí
khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các chính sách
văn hóa của Đảng tiếp tục tác động đến hoạt động nghiên cứu, trong đó có
lĩnh vực nghiên cứu về bản sắc dân tộc.
Có một số bài viết không trực tiếp đi vào phân tích, nghiên cứu chuyên
sâu về các vấn đề có liên quan đến bản sắc dân tộc, mà chỉ hưởng ứng chung
chung về đường lối văn hóa của Đảng. Chẳng hạn như các bài: Thực hiện
phương châm dân tộc – hiện đại trong việc đào tạo nghệ sĩ mới (1976) của
Trần Đình Thọ và Lê Anh Trà, Văn hóa – cái dân tộc và quốc tế (1981) của
16
Hồ Sĩ Vịnh và Quan hệ biện chứng giữa dân tộc và quốc tế trong văn hóa
(1985) của Hà Xuân Trường…
Bên cạnh đó, đã xuất hiện những bài viết đề cập trực tiếp đến vấn đề

bản sắc dân tộc dưới góc nhìn của người nghiên cứu khoa học, tiêu biểu là các
bài: Tìm hiểu nhịp điệu trong dân ca (1976) của Tú Ngọc, Kế thừa và phát
huy truyền thống dân tộc để sáng tạo một nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam
(vài nét đại cương) (1978) của Nguyễn Đỗ Cung, Suy nghĩ về sức sống Việt
Nam qua những chặng đường sử nhạc (1980) của Nguyễn Thụy Loan và Âm
nhạc dân gian với tác phẩm chuyên nghiệp (1982) của Nguyễn Viêm.
Ngoài ra, chúng tôi còn thấy hai cuốn sách. Một cuốn được viết dưới
dạng công trình nghiên cứu “dài hơi” có tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền
thống của dân tộc Việt Nam (1980) của Trần Văn Giàu, do Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội công bố. Cuốn sách gồm nhiều chương, có nội dung chủ
yếu phác họa và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống theo diễn trình
lịch sử của dân tộc. Cuốn còn lại mang tên Bản lĩnh, bản sắc các dân tộc ở
Việt Nam (1980), là một tập hợp nhiều bài viết của các tác giả khác nhau,
chủ yếu về các vấn đề liên quan đến văn hóa các tộc người và các tầng lớp
xã hội ở nước ta.
Có thể nói, trong mười năm của giai đoạn này, tần suất các bài viết tiếp
tục tăng lên. Nội dung, đề tài cũng ngày càng phong phú với nhiều xu hướng
khác nhau tìm cách lý giải và mô tả về bản sắc dân tộc trong các khía cạnh
văn hóa một cách khoa học. Những điều này đã thể hiện mức độ quan tâm của
các nhà nghiên cứu ngày càng nhiều so với các giai đoạn trước đây.
d, Giai đoạn 1986 – 2012
Đây là giai đoạn đất nước mở cửa hội nhập với thế giới. Trước sự phát
triển nhanh của thông tin đại chúng trong nền kinh tế thị trường, các xu thế
thời đại đã tác động mạnh đến bản sắc các dân tộc, trong đó có Việt Nam.
17
Vấn đề bản sắc dân tộc ngày càng được các quốc gia trên thế giới quan
tâm. Mối quan tâm này lại được cộng hưởng thêm nhờ tinh thần của trào lưu
bảo bảo vệ sự đa dạng của bản sắc các dân tộc do UNESCO khởi xướng cuối
những năm 80 thế kỷ trước. Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu bản sắc dân
tộc được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như bài viết, hội thảo, trao

đổi trực tuyến, sách… Đặc biệt, sự tiện ích của các trang báo mạng điện tử
trong những năm gần đây đã tiếp tục góp phần làm phong phú thêm các hình
thức sinh hoạt khoa học của giới nghiên cứu.
Về bài viết, có một số miêu tả các biểu hiện bản sắc dân tộc ở những
khía cạnh văn hóa, như các bài: Thử miêu tả bản sắc dân tộc, bản sắc văn
hóa Việt Nam (1986) của Quang Đạm, Một biểu hiện bản sắc dân tộc trên
sân khấu múa (1986) của Lệ Cung. Cũng có những bài theo xu hướng phân
tích một số đặc tính liên quan đến bản sắc dân tộc ở một khía cạnh văn hóa
nào đó như bài Mối quan hệ giữa bản sắc dân tộc và phát triển hiện đại
trong sân khấu cải lương (1998) của Lê Duy Mạnh. Lại có bài viết thể hiện
mối quan tâm đến việc gìn giữ và phát huy các vấn đề liên quan đến bản sắc
dân tộc, chẳng hạn như bài Giữ lấy bản sắc trong nền âm nhạc Việt Nam
(1998) của Nguyễn Thanh.
Một số bài bàn về những vấn đề cụ thể của bản sắc dân tộc trong âm
nhạc nói chung. Trong bài viết Bàn về biến số - hằng số và bản sắc dân tộc
trong âm nhạc Việt Nam (1994) của Nguyễn Thụy Loan, tác giả đã tìm hiểu
về âm nhạc cổ truyền Việt Nam thông qua các yếu tố nhạc khí, hệ thống cao
độ, thang âm, điệu thức, tiết tấu…và mối qua hệ giữa những yếu tố đó để tạo
nên âm điệu đặc trưng mang ý nghĩa bản sắc dân tộc. Ngoài ra, tác giả còn
quan tâm đến cả những vấn đề như cấu trúc bài bản, hòa tấu nhạc khí… Từ đó
đưa ra những nhận định về biến số hay hằng số trong âm nhạc cổ truyền Việt
Nam. Bài viết Giữ lấy bản sắc trong nền âm nhạc Việt Nam (1998) của
18
Nguyễn Thanh thì thể hiện mối quan tâm đến việc gìn giữ và phát huy các vấn
đề liên quan đến bản sắc dân tộc. Còn trong bài Vận dụng chất liệu âm nhạc
dân gian trong một số tác phẩm giao hưởng Việt Nam (2002), tác giả Nguyễn
Thế Tuân lại lưu ý về vai trò của chất liệu âm nhạc dân gian trong việc tạo
nên các tác phẩm âm nhạc mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Ngoài ra, tài liệu trong giai đoạn này còn có nghiên cứu của tác giả
người nước ngoài, ví dụ như trong bài viết Điện ảnh Việt Nam – Những bản

sắc riêng của Irina Miacova, do Vũ Quang Chính dịch (1988), tác giả đã
chứng minh điện ảnh Việt Nam là nền điện ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của điện ảnh Liên Xô trước đây, nhưng do các mối
tác động qua lại với sân khấu và các loại hình nghệ thuật khác trong nước mà
nền điện ảnh Việt Nam “có lối đi riêng của mình chứ không chạy theo mô
hình của các nước khác”.
Về sách, có các cuốn: Bản sắc dân tộc của văn hóa (1990) của Đỗ Huy
và Trường Lưu, Bản sắc văn hoá Việt Nam (1998) của Phan Ngọc, Tìm về
bản sắc văn hóa Việt Nam (1996) của Trần Ngọc Thêm, Xây dựng và phát
triển văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (2001) do Nguyễn Khoa Điềm
chủ biên, Nhận diện văn hoá Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thế kỉ XX
(2002) của Đỗ Huy, Hỏi và giải đáp về cơ sở văn hóa Việt Nam (2006) của
nhiều tác giả, Con người môi trường và văn hóa (2003) và Một nhận thức về
văn học dân gian Việt Nam (2012) của Nguyễn Xuân Kính, Nghiên cứu văn
hoá Việt Nam 20 năm đổi mới, thực trạng và các vấn đề (2006 – 2007) – đề
tài cấp bộ của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, do Ngô Đức Thịnh làm chủ
nhiệm. Những tài liệu vừa nêu đều có nội dung liên quan ít nhiều đến bản sắc
dân tộc trong lĩnh vực văn học hay văn hóa chung.
Có một số sách đề cập trực tiếp tới các vấn đề cụ thể của bản sắc dân
tộc, có thể dẫn ra: cuốn Văn hóa – Phát triển và Bản sắc (1995) là kết quả
19
chương trình KHCN cấp Nhà nước về “Văn hóa Văn minh vì sự phát triển và
tiến bộ xã hội”. Cuốn sách tập hợp 16 bài viết của nhiều tác giả, trong đó các
nghiên cứu tập trung chủ yếu làm rõ đặc điểm, thực trạng trong các lĩnh vực
văn hóa văn minh của đất nước và đề xuất một số giải pháp phát triển ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập với thế giới. Cuốn Toàn cầu hóa và vấn đề bảo
tồn văn hóa dân tộc (2003) của Trường Lưu chỉ ra đặc điểm, bản chất, tính
hai mặt của toàn cầu hóa, đạo đức môi trường cùng với vấn đề văn hóa và vị
thế dân tộc trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
Có thể nói, các công trình bài viết về bản sắc dân tộc ở giai đoạn này có

số lượng thực sự đông đảo, nội dung cũng như hình thức viết cũng thực sự
phong phú và đa dạng.
Trên đây là tổng quan về tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan tới
bản sắc dân tộc trong các lĩnh vực văn hóa nói chung ở nước ta. Vậy, tình
hình nghiên cứu về vấn đề này trong lĩnh vực ca khúc mới thì sẽ ra sao?
Chúng sẽ được tiếp tục xem xét ở tiểu mục tiếp theo.
1.2.1.2. Trong lĩnh vực ca khúc mới
Căn cứ vào những tài liệu đã thu thập được, có thể phân chia tình
hình nghiên cứu về bản sắc dân tộc trong ca khúc mới thành các giai đoạn
không trùng với các giai đoạn về tình hình nghiên cứu văn hóa nói chung ở
nước ta. Cụ thể là:
a, Giai đoạn trước 1972
Đây là giai đoạn mà lĩnh vực ca khúc mới đã được hình thành và phát
triển với số lượng tác phẩm không nhỏ, nội dung và đề tài phản ánh phong
phú, đa dạng hiện thực cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc cũng như
những khía cạnh khác trong đời sống tinh thần của người dân. Mặc dù vậy,
vẫn chưa thấy có tài liệu nào đề cập trực tiếp đến vấn đề bản sắc dân tộc trong
ca khúc mới Việt Nam.
20
b, Giai đoạn từ 1972 – 1975
Đã xuất hiện những dấu ấn bước đầu tìm hiểu về các vấn đề liên quan
đến bản sắc dân tộc trong lĩnh vực ca khúc mới. Một số bài viết như: Hành
khúc Việt Nam (1972) của Nguyễn Xinh hay Tính dân tộc trong một số ca
khúc của Văn Chung (1975) của Nguyễn Viêm đi vào nhận diện tính dân tộc
trong một số ca khúc. Những bài khác có xu hướng bày tỏ kinh nghiệm thể
hiện bản sắc dân tộc trong sáng tác ca khúc, đó là các bài: Cảm xúc, tâm hồn
chân thành, sâu sắc là điều kiện trước tiên của một tác phẩm có tính dân tộc
đậm đà (1972) của Nguyễn Xuân Khoát và Từ cuộc sống dân tộc, tâm hồn
dân tộc, dựng nên ca khúc dân tộc (1974) của Hồ Bắc.
Nhìn chung, những bài viết vừa nêu trên phần lớn được thể hiện dưới

dạng ghi lại những suy nghĩ, cảm tưởng của tác giả, hoặc cũng mới chỉ là
bước đầu tìm hiểu, mà chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề
bản sắc dân tộc.
c, Giai đoạn 1975 – 2000
Qua thực tế tìm hiểu các tài liệu ở giai đoạn này, chúng tôi không thấy
công trình, bài viết nào nghiên cứu trực tiếp hay có liên quan đến vấn đề bản
sắc dân tộc trong ca khúc mới. Có thể nói, đây là một sự gián đoạn về thời
gian trong lịch sử nghiên cứu về vấn đề bản sắc dân tộc trong lĩnh vực ca
khúc mới ở nước ta.
d, Giai đoạn 2000 – nay (2012)
Các công trình, bài viết về các vấn đề liên quan tới bản sắc dân tộc
trong lĩnh vực ca khúc mới lại tiếp tục được xuất hiện và thậm chí phát triển
phong phú cả về hình thức cũng như nội dung nghiên cứu.
Về bài viết, một số bài phản ánh phần nào xu hướng vay mượn âm nhạc
nước ngoài hay sự mờ nhạt của bản sắc dân tộc trong những ca khúc cho giới
trẻ hiện nay, chẳng hạn như các bài Ca khúc trẻ đi về đâu (2006) của Đỗ Tuấn
21
và Ca khúc Việt đi về đâu? (2009) của Nguyễn Đình San. Một số bài viết
khác, bài Trao đổi về ca khúc mang bản sắc dân tộc và tính đương đại (2010)
của Ngọc Điệp bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của người viết đối với âm
nhạc dân gian dân tộc được phản ánh trong các ca khúc mới, còn bài Ca khúc
Trịnh Công Sơn với bản sắc dân tộc và tính chiến đấu (2010) của Lê Văn
Huân thì theo hướng nhận xét suy tôn một nhạc sĩ.
Về sách, các nghiên cứu thể hiện khá đa dạng về nội dung đề tài. Cuốn
Ca từ trong âm nhạc Việt Nam (2000) của Dương Viết Á nghiên cứu về vẻ
đẹp ca từ trong ca khúc. Cuốn Tôi viết ca khúc tiếng Việt (2001) của Tiến
Dũng đi vào hướng dẫn phương pháp sáng tác ca khúc Việt Nam. Cuốn Âm
thanh và cuộc đời (2003) của Đỗ Nhuận lại được viết dưới dạng hồi ký, trong
đó tác giả có chia sẻ những kinh nghiệm dùng chất liệu dân gian dân tộc trong
sáng tác ca khúc.

Đặc biệt, ở giai đoạn này có cuốn sách của tác giả người Mỹ – Jason
Gibbs với tiêu đề Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long – câu chuyện âm nhạc
Việt, được Nguyễn Trương Quý dịch ra tiếng Việt (2008). Cuốn sách là một
tập hợp gồm 12 bài viết về ca khúc mới Việt Nam, nội dung được sắp xếp
theo trình tự tựa như một bức phác họa về lịch sử hình thành và phát triển của
ca khúc mới Việt Nam từ những năm 20 của thế kỷ trước đến thập niên đầu
của thế kỷ XXI. Trong đó, tác giả cuốn sách đã đề cập đến các yếu tố như:
thang âm – điệu thức, âm điệu và cách thể hiện của ca sĩ. Ngoài ra, tác giả
cũng quan tâm cả đến những nội dung liên quan về tác giả của các ca khúc, về
địa danh hay cảnh quan đặc trưng của một số vùng miền được chứa đựng
trong các ca khúc.
Ngoài ra, năm 2007 có công trình nghiên cứu về ca khúc dưới hình
thức luận văn thạc sĩ Văn hóa học có tiêu đề Các yếu tố dân gian trong ca
khúc Việt Nam thời đổi mới (1986 – 2007) của Trần Bảo Lân. Trong công
22
trình trên, tác giả chủ yếu bàn về các yếu tố dân gian trong ca khúc thời đổi
mới và một số vấn đề có liên quan.
Nhìn chung, các nghiên cứu về bản sắc dân tộc trong ca khúc mới ở
giai đoạn này có sự gia tăng đáng kể về cả số lượng công trình bài viết lẫn sự
đa dạng và phong phú về góc độ tiếp cận vấn đề.
Trên đây là tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan tới bản sắc
dân tộc trong các lĩnh vực văn hóa và âm nhạc nói chung cũng như bản sắc
dân tộc trong lĩnh vực ca khúc mới nói riêng. Những tài liệu thu thập được
đã cho thấy, việc nghiên cứu về bản sắc dân tộc trong văn hóa và ca khúc
mới Việt Nam đã được một số tác giả quan tâm tới. Tuy nhiên, cho tới nay
vẫn chưa thấy có chuyên khảo nào dành riêng cho việc nghiên cứu một cách
tổng hợp và bao quát những khía cạnh liên quan tới bản sắc dân tộc trong
ca khúc mới Việt Nam.
Trong tiểu mục tiếp theo, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể những
vấn đề về bản sắc dân tộc đã được đề cập tới từ các công trình, bài viết của

các tác giả đi trước.
1.2.2 Những vấn đề đã được đề cập
Có thể tổng hợp các vấn đề đã đề cập liên quan tới bản sắc dân tộc
trong văn hóa Việt Nam nói chung, trong âm nhạc và trong ca khúc mới Việt
Nam nói riêng như sau:
1.2.2.1. Về khái niệm bản sắc dân tộc
Trong những tài liệu được tập hợp, có một số khái niệm cụ thể về
bản sắc dân tộc đã được đề cập ở tiểu mục 1.1.1.3 – về khái niệm “bản sắc
dân tộc” qua các công trình, bài viết. Chúng tôi sẽ tổng hợp lại vấn đề này
ở tiểu mục 1.2.3.
Bên cạnh việc đưa ra khái niệm, nhiều công trình, bài viết đã chỉ ra
những khía cạnh khác của bản sắc dân tộc tùy theo từng lĩnh vực được đề cập
như sẽ được trình bày ở những tiểu mục tiếp theo.
23
1.2.2.2. Về những yếu tố liên quan đến việc hình thành bản sắc dân tộc
Vấn đề này nhận được khá nhiều sự quan tâm, trong đó có những ý
kiến mang tính bao quát, lại có những ý kiến nhấn mạnh một khía cạnh cụ thể.
Tuy vậy, có thể phân chia thành một số nhóm sau:
Nhóm thứ nhất, nhấn mạnh vai trò của phong tục tập quán
5
hoặc những
thói quen trong suy nghĩ và hành động của cộng đồng dân tộc góp phần hình
thành nên bản sắc dân tộc. Nhóm này có tác giả Ngô Phương Lan trong bài
viết về lĩnh vực điện ảnh với tiêu đề Kết hợp tính dân tộc, tính hiện đại trong
thực tiễn sáng tác điện ảnh và tác giả Hà Xuân Trường qua bài viết về lĩnh
vực âm nhạc: Bàn thêm về tính dân tộc trong nghệ thuật nhân cuộc thảo luận
về tính dân tộc trong âm nhạc.
Nhóm thứ hai, quan tâm đến vai trò của không gian văn hóa cộng đồng
trong sự hình thành bản sắc dân tộc. Có hai tác giả công trình, bài viết về lĩnh
vực văn hóa nói chung. Một là của Đỗ Huy và Trường Lưu trong cuốn sách

Bản sắc dân tộc của văn hóa, còn một là của Thiên Lang với bài Dân ca và
không gian văn hóa.
Nhóm thứ ba, đề cao vai trò của lịch sử với sự hình thành của bản sắc
dân tộc. Những ý kiến này có trong cuốn Bản sắc dân tộc của văn hóa của Đỗ
Huy và Trường Lưu; có trong các bài viết về lĩnh vực văn hóa, như các bài:
Khi dân tộc nhịp bước cùng thời đại của Thanh Đạm và Về tính dân tộc của
Tô Ngọc Thanh. Ngoài ra, còn có trong bài viết về lĩnh vực âm nhạc: Góp
bàn về tính dân tộc trong âm nhạc của tác giả Tú Ngọc.
Nhóm thứ tư, chỉ ra vai trò của giao lưu văn hóa trong sự hình thành
bản sắc dân tộc. Những ý kiến này có trong hai bài viết đều về lĩnh vực văn
hóa: bài Vấn đề về đặc sắc văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu và bài Về
tính dân tộc của Tô Ngọc Thanh.
5
Chữ in nghiêng là do chúng tôi muốn nhấn mạnh.
24
1.2.2.3. Về đặc tính của bản sắc dân tộc
Các tác giả đi trước đã đề cập vấn đề này theo những nhóm khía cạnh
khác nhau, cụ thể là:
Nhóm thứ nhất, thừa nhận đặc tính vận động và biến đổi của bản sắc
dân tộc. Nhóm này bao gồm ý kiến của tác giả Huỳnh Như Phương qua bài
viết về lĩnh vực văn học có tiêu đề Phẩm chất dân tộc và truyền thống nhân
đạo; các ý kiến khác trong một số bài viết về lĩnh vực âm nhạc. Đó là các bài:
Tính dân tộc trong âm nhạc của Cù Huy Cận, Con hơn cha là nhà có phúc
của Đỗ Nhuận, Góp bàn về tính dân tộc trong âm nhạc của Tú Ngọc, Một số
ý kiến về tính dân tộc trong âm nhạc của Phạm Đình Sáu, Bàn về biến số -
hằng số và bản sắc dân tộc trong âm nhạc Việt Nam của Nguyễn Thụy Loan
và Bàn thêm về tính dân tộc trong nghệ thuật nhân cuộc thảo luận về tính dân
tộc trong âm nhạc của Hà Xuân Trường.
Nhóm thứ hai, quan tâm đến tính khách quan hay chủ quan của bản sắc
dân tộc. Các ý kiến về vấn đề này có trong các bài viết: Tính dân tộc hiện đại

trong văn hóa, văn nghệ Việt Nam của Thành Duy, Điện ảnh Việt Nam,
những bản sắc riêng của Inrina Miaccova, Tính dân tộc trong âm nhạc Việt
Nam của Nguyễn Phúc, Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội của
Nguyễn Văn Chính và Văn hóa – cái dân tộc và quốc tế của Hồ Sĩ Vịnh.
1.2.2.4. Về sự biểu hiện của bản sắc dân tộc
Có những tiếp cận khác nhau về biểu hiện của bản sắc dân tộc, trong đó
sự phong phú, đa dạng phụ thuộc đặc điểm riêng của mỗi lĩnh vực văn hóa cụ
thể. Tuy nhiên, có thể phân chia sự quan tâm của các tác giả trước về vấn đề
này thành các nhóm sau:
Nhóm thứ nhất, nhấn mạnh về bản chất, cốt cách, đặc điểm dân tộc
được thể hiện qua nội dung và hình thức của bản sắc dân tộc. Có ba bài viết
về lĩnh vực âm nhạc quan tâm đến khía cạnh này. Đó là các bài: Nắm vững
25

×