Tải bản đầy đủ (.doc) (168 trang)

Một số tác phẩm của Nam Cao dưới ánh sáng của phân tích diễn ngôn và dụng học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.75 KB, 168 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ VĂN LĂNG
MỘT SỐ TÁC PHẦM CỦA NAM CAO
DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA
PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN
VÀ DỤNG HỌC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2013
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ VĂN LĂNG
Ý KIẾN NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Kính đề nghị cho phép nghiên cứu sinh bảo vệ luận án
trước hội đồng.
Tôi đồng ý cho nghiên cứu sinh bảo vệ.
Người hướng dẫn
Ngày tháng năm 2013
GSTS: Diệp Quang Ban
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án
VŨ VĂN LĂNG
MỤC LỤC
Số mục Đề mục Trang


1.
2.
3.
3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
4.
5.
5.1.
5.2.
6.
7.
8.
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phạm vi và đối tượng khảo sát
Phạm vi các vấn đề được khảo sát
Một số vấn đề thuộc cơ sở lí thuyết của Dụng học
Một số vấn đề thuộc cơ sở lí thuyết của Phân tích diễn
ngôn
Đối tượng khảo sát
Về việc chọn ngôn ngữ văn chương của Nam Cao
Về việc chọn truyện ngắn Chí Phèo và tiểu thuyết Sống
mòn
Một số nhận định của giới nghiên cứu văn học

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp Phân tích hội thoại
Phương pháp của Phân tích diễn ngôn
Giả thuyết nghiên cứu
Điểm mới của luận án
Bố cục của luận án
1
4
7
7
8
9
10
10
11
12
15
17
17
18
18
20
20
- i -
Chương 1
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC 21
1.1. Phương pháp nghiên cứu của PTDN 21
1.1.1. Vài nét về quá trình hình thành PTDN 21

1.1.2. Về các đề tài và vấn đề là đối tượng của PTDN 23
1.1.3. Một số cách tiếp cận của PTDN 25
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu của PTDN phê bình 30
1.2. Phương pháp nghiên cứu của Dụng học 35
1.2.1. Về các đề tài và vấn đề là đối tượng của Dụng học 35
1.2.2. Vấn đề “phương pháp luận” trong DH 35
1.2.3. Các cách tiếp cận “phối cảnh” trong DH 37
1.3. Mối quan hệ giữa Phương pháp nghiên cứu của
PTDN và của DH
44
Tiểu kết Chương 1 47
Chương 2:
TRUYỆN CHÍ PHÈO TỪ CÁCH TIẾP CẬN
CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC 49
2.1. Bố cục chung của truyện Chí Phèo: truyện bắt đầu
từ đâu?
49
2.2. Bảy ngày đêm cuối cùng trong cuộc đời của Chí Phèo 56
2.3. Quan hệ thời gian tần số trong truyện ngắn Chí Phèo 60
2.4. Nhân vật và tầm quan trọng của các nhân vật trong
Chí Phèo 64
2.4.1. Mạng lưới nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật 64
2.4.2. Bậc của tầm quan trọng của các nhân vật và cách đánh
dấu chúng để phân tích
64
2.5. Mô hình cấu trúc chung trong cách tổ chức một số 67
- ii -
nhân vật trực tiếp liên quan đến lí/ bá Kiến
2.5.1. Về nhóm nhân vật thuộc giai đoạn ông Kiến làm lí
trưởng

67
2.5.2. Về nhóm nhân vật thuộc giai đoạn ông Kiến làm bá hộ 69
2.5.3. Đối chiếu tổng quát đặc trưng của từng đôi nhân vật 71
2.6. Phân tích lập luận trong truyện Chí Phèo 75
2.6.1. Lập luận trong các cuộc đối nhau của Chí Phèo bá
Kiến
75
2.6.2. Lập luận của bà đội Tảo 80
2.7. Phân tích cách dùng ngôn ngữ của Nam Cao trong Chí
Phèo
82
2.7.1. Phân tích về việc có dùng/ không dùng quan hệ từ 82
2.7.2. Phân tích về việc sắp xếp trật tự từ ngữ trong chuỗi
liệt kê
84
2.7.3. Phân tích về cách viết câu 85
2.7.4. Nhận xét về những cách dùng ngôn ngữ trên đây 86
2.8. Một số dấu hiệu kí hiệu học xã hội trong truyện Chí
Phèo
87
2.8.1. Tệ “mua quan bán chức” 88
2.8.2. Tệ “hối lộ” 88
2.8.3. Tệ “vu oan giá hoạ” 88
2.8.4. Tệ “đa thê” 89
2.8.5. Tệ “ghen tuông” 89
2.8.6. Tệ tảo hôn 89
2.8.7. Tục “quyền huynh thế phụ” 90
2.8.8. Một số dấu hiệu kí hiệu học liên quan cách nhìn của
tác giả
90

Tiểu kết Chương 2 93
Chương 3:
TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN TỪ CÁCH TIẾP CẬN
- iii -
CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC 95
3.1. Bố cục của Sống mòn và quan hệ thời gian trong
truyện
95
3.1.1. Về tuyến thời gian gắn với nhân vật Thứ trong quan
hệ với tuyến thời gian thể hiện trong truyện kể 96
3.1.2. Đối chiếu tuyến thời gian trong cuộc đời của Thứ với
trình tự thời gian được thể hiện trong truyện kể 102
3.1.3. Một số thời điểm cần xác định trong khoảng thời gian
Thứ có vợ và dạy học tại trường của Đích 103
3.2. Truyện kể trong Sống mòn bắt đầu từ đâu và kết
thúc ở đâu? 105
3.3. Các lớp nhân vật trong Sống mòn 106
3.3.1. Sơ bộ về lớp xã hội 106
3.3.2. Phân định các lớp xã hội trong Sống mòn 107
3.3.3. Tổng kết năm lớp nhân vật trong Sống mòn 119
3.4. Tính cách của Thứ – nhân vật chính 110
3.4.1. Chí tiến thủ và lí tưởng của Thứ 111
3.4.2. Lòng vị tha trong cách nhìn người của Thứ

114
3.4.3. Vài biểu hiện tiêu cực ở Thứ 115
3.5. Một số lập luận trong Sống mòn 117
3.5.1. Lập luận trong các cuộc bàn luận về việc học 117
3.5.2. Lập luận trong các cuộc bàn luận về quan hệ nam nữ 120
3.6. Phân tích cách dùng ngôn ngữ của Nam Cao

trong Sống mòn 132
3.7. Một số dấu hiệu kí hiệu học xã hội trong Sống mòn 141
3.7.1. Tệ “mua quan bán chức” 141
3.7.2. Tệ “đa thê” 141
3.7.3. Tệ “ghen tuông” 142
3.7.4. Tệ “mê tín dị đoan” 142
3.7.5. Tục “vợ không giá thú” 143
3.7.6. Cho con đi học là làm một việc buôn bán 143
- iv -
3.7.7. Một số dấu hiệu liên quan cách nhìn của tác giả 143
Tiểu kết Chương 3 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
TỪ VIẾT TẮT
DH: Dụng học
PTDN: Phân tích diễn ngôn
PTDNPB: Phân tích diễn ngôn phê bình
- v -
DANH MỤC BẢNG BIỂU
HÌNH 2.1: Sơ đồ mạng lưới và quan hệ của các nhân vật trong
Chí Phèo, tr. 64.
BẢNG 2.1: Sơ đồ trực quan về các bậc quan hệ và các nhân vật
hữu quan, tr. 66-67.
BẢNG 3.1. Đối chiếu các khoảng thời gian trong cuộc đời của
Thứ, tr. 102-103.
BẢNG 3.2. Tổng số thời gian của cuộc đời Thứ trong truyện, tr.
105.
BẢNG 3.3. Các lớp nhân vật trong Sống mòn, tr. 109-110.
- vi -

- vii -
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đề tài luận án này thuộc loại ứng dụng các kết quả nghiên cứu của
ngôn ngữ học vào việc phân tích ngữ liệu văn chương. Hướng nghiên cứu này
đang được quan tâm trên thế giới, ở Việt Nam nó cũng đã được thực hiện trên
một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ với những đề tài cụ thể khác nhau.
Đối với luận án này, lí do chọn đề tài này là sự chuyển hướng trong
ngôn ngữ học và trong nghiên cứu văn học trong những thập kỉ gần đây.
1.1. Sự chuyển hướng trong nghiên cứu ngôn ngữ học
Trong tiến trình lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ học từ đầu thế kỉ XX đến
nay có một sự thực là các kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học thường được
chuyển dùng vào một số ngành khoa học xã hội khác, và trước hết và gần gũi
hơn cả là chuyển dùng vào việc nghiên cứu văn học. Mấy mươi năm cuối thế
kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, ngôn ngữ học chuyển sang lĩnh vực mới là nghiên
cứu ngôn ngữ trong sử dụng. Các kết quả nổi bật của giai đoạn mới này một
bên là Dụng học (Pragmatics), và gần như đồng thời là Phân tích diễn ngôn
(Discourse Analysis) và tiếp theo là Phân tích diễn ngôn phê bình (Critical
Discourse Analysis). Các môn học mới này cùng một lúc tác động mạnh mẽ
đến văn học, nhất là trong việc phân tích ngôn ngữ văn chương. Đường
hướng của Phê bình ngôn ngữ học là ứng dụng các kết quả của Dụng học và
thái độ phê bình mác-xít vào việc phân tích tác phẩm văn chương, để tìm đến
cách nhìn của tác giả tồn tại trong tác phẩm (diễn ngôn). Người ta cho rằng
trong mọi diễn ngôn nghiêm chỉnh đều có thể truy đến cái ngọn nguồn ý thức
hệ của nó (đối với ngôn ngữ văn chương thì đó là cái ngầm ẩn đằng sau
những lời lẽ mang tính nghệ thuật, như là lớp “nguỵ trang” của ý thức hệ đó).
Trong công trình nghiên cứu này chúng tôi chỉ dừng lại ở các cách nhìn cụ
thể của tác giả, không nâng lên thành ý thức hệ, vì qua một vài trường hợp cụ
thể chưa thể khẳng định cả một khuynh hướng chung.
- 1 -

Mục tiêu mà các kết quả mới của ngôn ngữ học hướng đến kể từ sau
cấu trúc luận và kí hiệu học, tức là vài ba thập kỉ cuối thế kỉ XX đến nay, có
thể thấy được một cách khái quát trong cách chuyển trọng tâm của cách nhìn
đối tượng được nghiên cứu: Từ việc tìm hiểu ‘ngôn ngữ là cái gì’ (‘what
language is’) trong nửa đầu thế kỉ XX, tức là tìm hiểu chính bản thân hệ
thống ngôn ngữ, điều mà thế kỉ XIX chưa làm được, chuyển sang giải thích
‘ngôn ngữ là để làm gì’ (‘why language is’), nhằm tìm biết ý định của người
dùng ngôn ngữ và bằng cách dùng ngôn ngữ, để đạt được ý định đó.
1.2. Sự chuyển hướng trong nghiên cứu văn học
Trước hết, tại Việt Nam, có thể nêu một nhận xét khái quát rằng việc
nghiên cứu các tác phẩm văn chương từ giác độ phê bình văn học, từ nửa đầu
thế kỉ XX trở về trước nhìn chung, thường chỉ được quan tâm theo kiểu đóng
kín, với cách nhìn tác phẩm văn học như là một sản phẩm tự trọn vẹn (total)
trong bản thân nó. Thế nhưng có một tình hình ngược lại, các phương pháp
nghiên cứu văn học nói chung trên bình diện thế giới, trong đó có phê bình
văn học, đã từng chấp nhận các ảnh hưởng tích cực từ các kết quả nghiên cứu
của ngôn ngữ học, rõ nhất là các kết quả của cấu trúc luận ngôn ngữ học và
kí hiệu học trong giai đoạn từ những năm 60 thế kỉ trước cho đến nay (trong
văn học). Và gần đây người ta đã nói đến sự nối kết giữa ngôn ngữ học và
văn học thông qua Phê bình ngôn ngữ học (đặt trong quan hệ với tên gọi
quen thuộc Phê bình văn học vốn có từ lâu) [10, tr. 1-10].
Cách ngôn ngữ học tìm hiểu ngôn ngữ theo hướng chuyển sang giải
thích ‘ngôn ngữ là để làm gì’ (như nói trên), với sự quan tâm đến “ý định”
và “cách sử dụng ngôn ngữ như thế nào” để đạt được ý định đó của người
dùng ngôn ngữ có một hệ quả quan trọng đối với việc nghiên cứu diễn ngôn,
kể cả diễn ngôn nghệ thuật, nó gợi ra một sự chuyển biến theo hướng nghiên
cứu không phải chủ yếu là tìm hiểu ‘đúng là diễn ngôn có ý nghĩa gì’ (‘just
in what discourse means’), mà tìm hiểu xem ‘diễn ngôn có ý nghĩa đó bằng
cách nào’ (hay ‘có ý nghĩa như thế nào’— ‘how discourse means’).
- 2 -

Hướng nghiên cứu này khiến người phê bình phải chứng minh nhận xét
của mình bằng những chứng cứ có mặt hoặc có thể suy diễn (discursive) được
từ ngữ liệu cụ thể, cùng với sự quan tâm thích đáng đến ngữ cảnh tình huống
(context of situation) về phương diện vật lí (không gian, thời gian, đồ vật )
và về xã hội-văn hoá (tính cộng đồng, tập tục, thể chế ).
Để làm rõ hơn sự chuyển biến kể trên, nếu nhắc lại phê bình văn học
trong giai đoạn trước để đối chiếu, có thể nhận ra rằng việc phê bình thời ấy
chủ yếu căn cứ vào các “ý” được diễn đạt sẵn trong tác phẩm qua các từ, các
câu, các đoạn v.v , mà chưa đặt ra vấn đề các ý đó được tác giả của chúng
diễn đạt như thế nào (bằng từ ngữ nào, kiểu câu như thế nào, v.v để đạt
được hiệu quả diễn đạt theo như ý của tác giả đó, trong khi chúng có thể được
diễn đạt bằng những cách khác nhau). Phê bình trong văn học thời đó thường
phải là người giàu kinh nghiệm đến mức có thể dùng “trực giác” đã có thể
“cảm thụ” được các ý nằm sâu bên trong và bên dưới câu chữ của diễn ngôn.
Phân tích diễn ngôn (PTDN) và dụng học (DH) không phủ định cách làm việc
đó, mà chỉ bổ sung cách phân tích việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả bằng
một số thao tác có thể là đủ tin cậy, để tìm đến cách nhìn con người, nhìn thế
giới, tìm đến quan điểm của tác giả. Tóm lại, PTDN và DH thiên về cách tìm
chứng cứ ngôn từ trong cách dùng ngôn ngữ của tác giả để nhận ra thái độ
của tác giả, qua đó tìm đến những bài học sử dụng ngôn ngữ cụ thể từ tác giả.
Cái mới của luận án là ở các thủ pháp phân tích và các kết quả phân
tích. Ý nghĩa của thủ pháp phân tích là tính khả thi của việc sử dụng hướng
nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại vào nghiên cứu ngôn ngữ văn chương. Ý
nghĩa của các kết quả phân tích, ngoài những điểm mới, rõ nhất là bằng
phương pháp nghiên cứu mới này có thể góp phần khẳng định các nhận định
đã có một cách có cơ sở; và như vậy cũng là góp thêm vào phương pháp
phân tích tác phẩm văn chương một luồng gió mới từ phía ngôn ngữ học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (lịch sử nghiên cứu)
- 3 -
Các công trình nghiên cứu, nhìn chung, được chia khái quát thành hai

loại: nghiên cứu lí thuyết và nghiên cứu ứng dụng.
2.1. Các công trình nghiên cứu lí thuyết có nguồn gốc từ nước ngoài
Về PTDN và DH, các công trình nghiên cứu lí thuyết ở nước ngoài đã
khá nhiều, không dễ kiểm điểm lại được. Mặt khác các công trinh có tính chất
cốt lõi của hai lí thuyết này cũng đã được du nhập vào Việt Nam từ những
thập niên cuối thế kỉ XX dưới hình thức giới thiệu phần lí thuyết bằng tiếng
Việt và dịch sang tiếng Việt. Như vậy, đề cho gọn (có phần do sự khống chế
về số trang dành cho một luận án), chúng tôi xin điểm diện một số công trình
lí thuyết tiêu biểu của hai hướng nghiên cứu này đã được giới thiệu bằng
tiếng Việt tại Việt Nam.
2.1.1. Công trình nghiên cứu lí thuyết DH bằng tiếng Việt ở Việt Nam
Các công trình giới thiệu về lí thuyết DH tại Việt Nam có thể dễ tiếp
cận, đã được chúng tôi đưa vào danh sách TÀI LIỆU THAM KHẢO cuối
sách. Để khỏi lặp lại, ở đây chúng tôi xin dẫn các tài liệu chính gồm có các số
đặt trong ngoặc vuông sau đây của TÀI LIỆU THAM KHẢO (không dẫn tên
tài liệu đầy đủ):
a. Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán (1993), số [14]; Đỗ Hữu Châu
(2000) số [15] và (2001) số [16].
b. Nguyễn Đức Dân (1996), số [19] và (1998), số [20].
c. Hoàng Phê (1989 và in lại 2003), số [62].
d. Yule G. Dụng học (1996), dịch Việt và in 2002, số [89]
2.1.2. Công trình nghiên cứu phương pháp PTDN bằng tiếng Việt
Các công trình bàn về PTDN tại Việt Nam có thể dễ tiếp cận, gồm:
a. Diệp Quang Ban, (2002), số [5], (2009, in lại 2012), số [9].
b. Brown G. – Yule G. Phân tích diễn ngôn (Dịch Việt của Trần Thuần
2002), số [13].
c. Nguyễn Hoà, (2003), số [35], và (2006) số [36].
- 4 -
d. Nunan D., Dẫn nhập Phân tích diễn ngôn (Dịch Việt của Hồ Mỹ
Huyền và Trúc Thanh, Diệp Quang Ban hiệu đính, 1997, số [61].

e. Trần Ngọc Thêm (1985, in lần hai 1999, số [72], (1996) số 73] và
(1996), số [74]. (1) Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. Nxb Khoa học xã
hội. Hà Nội (in lần thứ hai 1999. Nxb Giáo dục).
2.2. Về công trình nghiên cứu ứng dụng về DH và PTDN ở Việt Nam
Các nội dung lí thuyết về DH và về PTDN được nhanh chóng ứng dụng
vào việc nghiên cứu ngữ liệu tiếng Việt và ngữ liệu đối chiếu Việt ngữ-ngoại
ngữ, với tư cách các công trình nghiên cứu bậc tiến sĩ và thạc sĩ. Tuy chỉ vài
chục năm lại đây, nhưng số công trình nghiên cứu bậc tiến sĩ và thạc sĩ đã lớn
đến mức khó kiểm soát hết được, trong đó có một thực tế là số đơn vị là cơ sở
đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ trong nước mỗi năm một tăng.
Vì lẽ đó, sau đây chúng tôi chỉ nêu định hướng chung của việc nghiên
cứu DH và PTDN trong một số công trình nghiên cứu đã có.
2.2.1. Về công trình nghiên cứu ứng dụng DH ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu bậc tiến sĩ và thạc sĩ chung quanh các vấn
đề về Dụng học của ngôn ngữ Việt và đối chiếu tiếng Việt với tiếng nước
ngoài (nhiều nhất là tiếng Anh) đến nay đã đạt đến số lượng không kiểm soát
hết được. Vì lí thuyết DH không phải là nội dung chính của luận án này,
chúng tôi xin liệt kê một số nội dung thường được nhắc đến sau đây.
- Trước hết là về các tiểu từ tình thái của tiếng Việt, đây là một lĩnh
vực có thể nói là cực kì phức tạp của tiếng Việt, bởi số lượng của chúng
không nhỏ, ý nghĩa của chúng khá mơ hồ mà lại có tầm quan trọng không thể
không tính đến trong giao tiếp. Không ít khi một lời nói vi phạm tính lịch sự
chỉ vì dùng tiểu từ tình thái không thích hợp.
- Về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói tiếng Việt và cách sử
dụng chúng, đáng chú ý nhiều nhất là kiểu câu nghi vấn, tiếp theo là kiểu câu
cầu khiến, vì hai kiểu câu này liên quan đến đối tác theo kiểu trực tiếp giữa
người tạo lời với người nhận lời, đồng thời lại thêm tính trực tiếp về thời gian
- 5 -
và không gian giao tiếp. Kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, có lẽ một phần do tính
trực tiếp vừa nói, cũng là đối tượng được nghiên cứu khá nhiều trong các

công trình nghiên cứu đối chiếu tiếng Việt – ngoại ngữ.
- Về kiểu câu phủ định và cách sử dụng, chúng cũng xuất hiện khá
nhiều trong lĩnh vực đối chiếu Việt – ngoại ngữ.
- Về hành động nói trong một số lĩnh vực thuộc đời sống xã hội, như
mua bán ở chợ, lời khen, lời chê thu hút chú ý của nhiều công trình nghiên
cứu trong nhiều năm gần đây.
- Về hành động nói thuộc phạm trù liên nhân, như chào, cảm ơn, xin
lỗi, chủ yếu được nghiên cứu theo cách đối chiếu tiếng Việt và ngoại ngữ.
2.2.2. Về công trình nghiên cứu ứng dụng PTDN ở Việt Nam
Về PTDN, số lượng công trình nghiên cứu bậc tiến sĩ và thạc sĩ chưa
nhiều bằng về DH, nhưng trên thực tế cũng đã đến mức khó kiểm soát được.
Để dễ hình dung về tình hình nghiên cứu PTDN nói chung, trước hết có thể
liệt kê một số nội dung thường được đề cập liên quan đến PTDN như sau:
- Những vấn đề về liên kết và mạch lạc trong văn bản.
- Những vấn đề về quan hệ thời gian, quan hệ nguyên nhân trong tác
phẩm văn chương.
- Những vấn đề về lập luận trong các diễn ngôn nghị luận và phần nào
trong tác phẩm văn chương.
- Những vấn đề trong ngôn ngữ “thể chế”, cụ thể là trong một số kiểu
văn bản hành chính-công vụ, thương mại
- Những vấn đề về quan điểm giới tính trong sử dụng ngôn ngữ.
- Những vấn đề liên quan đến sự phân biệt ngôn ngữ nói/ ngôn ngữ viết.
Số luận án tiến sĩ trong nước được thực hiện theo hướng của PTDN mà
chúng tôi tiếp cận được, gồm có:
(1) Phan Thị Ai 2011, Những vấn đề về mạch lạc văn bản trong bài
làm văn của học sinh phổ thông.
- 6 -
(2) Trần Thị Vân Anh 2008, Mạch lạc trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du.
(3) Trần Xuân Điệp 2002, Sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ qua cứ

liệu tiếng Anh và tiếng Việt.
(4) Nguyễn Thị Hà 2010. Khảo sát chức năng ngôn ngữ văn bản quản
lí nhà nước qua phương pháp phân tích diễn ngôn. (PTDN ngôn ngữ thể chế)
(5) Võ Lí Hoà 2004, Tìm hiểu văn bản tóm tắt và phương pháp tóm tắt văn
bản.
(6) Hổ Mỹ Huyền 2007, Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
(7) Nguyễn Thị Hường 2010, Tìm hiểu một số kiểu mạch lạc trong các
thể loại văn bản hành chính-công vụ. (PTDN ngôn ngữ thể chế)
(8) Lương Đình Khánh 2007, Phương thức liên kết nối và quan hệ
nghĩa giữa các phát ngôn.
(9) Bùi văn Năm 2010, So sánh phương thức nối trong văn bản tiếng
Việt và tiếng Anh.
(10) Nguyễn Thị Việt Thanh 1997, Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt.
(11) Nguyễn Phú Thọ 2008, So sánh các biện pháp liên kết từ vựng
trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh.
(12) Nguyễn Xuân Thơm 2001, Các yếu tố ngôn ngữ trong đàm phán
thương mại quốc tế (Anh-Việt đối chiếu)
(13) Phạm Văn Tình 2001, Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược
trong văn bản liên kết tiếng Việt.
(14) Hồ Ngọc Trung 2010, Phép thế trong tiếng Anh (trong sự liên hệ
với tiếng Việt).
Nhìn tổng quát, các công trình nghiên cứu trên quan tâm chưa được
nhiều đến cách sử dụng ngôn ngữ trong các phong cách chức năng khác nhau.
3. Phạm vi và đối tượng khảo sát
3.1. Phạm vi các vấn đề được khảo sát
- 7 -
Dụng học (DH và Phân tích diễn ngôn (PTDN) có thể ứng dụng vào
việc nghiên cứu ngôn ngữ thuộc các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã
hội, trong đó có ngôn ngữ văn chương. Các vấn đề thuộc về lí thuyết của DH
và PTDN, trong thời điểm hiện nay, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể là

trong DH không thể tránh các vấn đề thuộc về PTDN và ngược lại.
3.1.1. Một số vấn đề thuộc cơ sở lí thuyết của Dụng học
Dụng học ra đời trước PTDN, và PTDN cũng sử dụng kiến thức của
DH, vì vậy nội dung của DH được trình bày trước. DH có nguồn gốc lí thuyết
trong học thuyết về hành động nói (speech act) của J. I. Austin, nhà triết học
phân tích tính người Anh và cũng được chia sẻ ở Mĩ. Trong lí thuyết về DH,
phần liên quan đến cách tổ chức hội thoại và đơn vị hội thoại còn có một
nhánh hình thành sau ở Thuỵ Sĩ-Pháp (x. trong [14] và [16]). Nét riêng chủ
yếu của nhánh Thuỵ Sĩ-Pháp là dùng thuật ngữ “tham thoại” (intervention,
vốn có nghĩa là “tham luận”), thay cho “lượt lời” (turn) hay “bước thoại”
(move) của giới nghiên cứu Anh-Mĩ. Thuật ngữ tham thoại lấy mặt nghĩa làm
trọng, trên cơ sở đó một tham thoại có thể có độ dài trùng với một lượt lời,
mà cũng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn một lượt lời. Lượt lời lấy sự chuyển
giao lần nói giữa người nói 1 (SP1) với người nói 2 (SP2) làm cơ sở (x. trong
[9]), cho nên có tính công nghệ cao hơn và tiện dụng hơn thuật ngữ tham
thoại. Vì vậy, thuật ngữ lượt lời được chọn dùng trong luận án này.
Lí thuyết DH bao gồm nhiều vấn đề, trong đó có những vấn đề liên
quan đến cuộc thoại như:
- Vấn đề hành động nói (Speech Act, cũng dịch “hành vi ngôn ngữ”).
- Vấn đề sự cộng tác của những người tham gia cuộc thoại.
- Vấn đề về các kiểu ý nghĩa trong lời nói chứa hành động nói, như tiền
giả định, hàm ý hội thoại.
- Vấn đề về phép lịch sự và những vấn đề khác liên quan đến văn hoá.
Các nội dung này cũng được dùng như một bộ phận trong PTDN.
3.1.2. Một số vấn đề thuộc cơ sở lí thuyết của Phân tích diễn ngôn
- 8 -
PTDN ra đời lúc đầu như là một phần tiếp theo của ngôn ngữ học cấu
trúc, và cái tên PTDN do Z. Harris – nhà cấu trúc luận Mĩ – đưa ra [9, 149].
Ban đầu người ta cố gắng sử dụng bộ thuật ngữ nghiên cứu câu của cấu trúc
luận vào nghiên cứu diễn ngôn (đơn vị trên bậc câu), nên có tên gọi “cú pháp

văn bản”, “ngữ pháp văn bản”, nhưng qua ngót 30 năm vẫn không có kết quả.
Mãi cho đến năm 1979 trở đi, người ta mới nhận ra rằng diễn ngôn là
đơn vị thuộc về nghĩa, không thuộc về cấu trúc như đơn vị câu, cho nên
không thể dùng bộ thuật ngữ của việc nghiên cứu câu vào việc nghiên cứu
diễn ngôn được. Cho đến nay, trong việc nghiên cứu PTDN có những vấn đề
về lí luận và về phương pháp được đặt ra nhưng chúng vẫn chưa đủ tư cách
của một lí thuyết hoàn chỉnh, nó chỉ được thừa nhận như là một cách tiếp cận
(approach), và được định nghĩa như sau:
PTDN là “một cách tiếp cận phương pháp luận đối với việc phân tích
ngôn ngữ bên trên bậc câu, gồm các tiêu chuẩn (criteria) như tính kết nối
(connectivity), hiện tượng hồi chiếu (anaphora), v.v ” (dẫn theo [9, 158]).
Một định nghĩa cụ thể hơn đã được dẫn ra như sau:
“PTDN là đường hướng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc
trên câu (diễn ngôn/ văn bản) từ tính đa dạng hiện thực của nó, bao gồm
các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện
trong khái niệm ngôn vực (register) mà nội dung hết sức phong phú và đa
dạng (gồm các hiện tượng thuộc thể loại và phong cách chức năng, phong
cách cá nhân, cho đến các hiện tượng xã hội, văn hoá, dân tộc)” [9, 158].
Cũng cần ghi nhận thêm rằng đối tượng thực hành của PTDN rất rộng,
bao gồm các hiện tượng thuộc ngữ âm, từ-ngữ, đến cách diễn đạt lời thành các
câu cụ thể; các phương diện nghiên cứu cũng khá đa dạng, từ các kiểu nghĩa
tường minh đến không tường minh (tiền giả định hàm ý), cho đến các chức
năng của lời (các kiểu hành động nói). Các nội dung thực hành vừa nêu không
bắt buộc phải khai thác tất cả và đồng đều đối với mọi diễn ngôn. Chúng được
- 9 -
sử dụng có lựa chọn theo kiểu thích hợp một cách nổi trội cho những điểm có
tác dụng giải thích được nhiều cho việc thâm nhập vào từng diễn ngôn cụ thể.
Các nội dung lí thuyết và thực hành nêu trên được dùng làm cơ sở cho
việc phân tích hai diễn ngôn được chọn là Chí phèo và Sống mòn của nhà văn
Nam Cao.

3.2. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là truyện ngắn Chí Phèo và tiểu thuyết Sống mòn
của Nam Cao. Đây là hai tác phẩm khác nhau về thể loại. Sự khác nhau về thể
loại này là điểm được quan tâm trong việc lựa chọn, vì chúng có thể đòi hòi
những cách tiếp cận có phần khác nhau và các kết quả có thể không hoàn toàn
giống nhau.
Truyện ngắn Chí Phèo, về mặt số lượng có độ dài khiêm tốn (chỉ hơn
30 trang, tr. 69-101, trong [25]), về mặt nội dung có kịch tính cao, thiên nhiều
về hành động, và sự việc cụ thể được diễn đạt súc tích, mối quan hệ giữa
hành động và tâm lí của nhân vật là trực tiếp và dễ nhận biết, sự việc
diễn biến tập trung trong một không gian hẹp, thời gian khá ngắn, với các
nhân vật có tính cách rõ ràng. Nhờ vậy việc phân tích thuận lợi, dễ xác nhận.
Tiểu thuyết Sống mòn có số trang đáng kể (hơn 200 trang, tr. 132-344,
trong [26]), ngoài sự việc cụ thể, các hành động còn đậm nét tâm lí và triết lí
của nhân vật, hơn nữa mối quan hệ giữa hành động và tâm lí của nhân vật
được diễn đạt gián tiếp qua nhiều lời văn, có khi cách xa nhau. Các sự việc,
các tính cách nhân vật vừa phức tạp, vừa trải dài trong không gian và thời
gian khá rộng. Cho nên trong việc phân tích cần liên kết các sự việc có khi
cách xa nhau đó mới có thể nhận ra được cách thể hiện của tác giả.
3.2.1. Về việc chọn ngôn ngữ văn chương của Nam Cao
Việc chọn ngôn ngữ văn chương làm đối tượng nghiên cứu trong
trường hợp này chỉ giản đơn là vì ngôn ngữ văn chương được coi là nơi tập
trung tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc trong từng thời kì. Mặt khác, nhà văn
Nam Cao được chọn là vì sự nghiệp văn chương của ông đã khép lại, và quan
- 10 -
trọng hơn là đã được xếp hạng cao một cách thống nhất trong dư luận chung
của văn đàn Việt Nam.
3.2.2. Về việc chọn truyện ngắn Chí Phèo và tiểu thuyết Sống mòn
Tác phẩm Chí Phèo và Sống mòn được chọn với những lí do sau đây.
a. Về thể loại

Việc chọn một truyện ngắn và một tiểu thuyết giúp nhìn rõ hơn tài
năng trong nghệ thuật viết truyện của tác giả. Trên thực tế, hai tác phẩm này
có điểm giống nhau trong bố cục tổng thể, nhưng trong cách trình bày có
nhiều điểm mà mỗi bên có những giá trị riêng của chúng. Cả hai phương diện
này đều có ý nghĩa đối với cách tổ chức văn bản của Nam Cao, như có thể
thấy trong phần phân tích cụ thể sau này.
b. Về đề tài
Về mặt đề tài, hai tác phẩm này có nội dung khác biệt nhau và rất tiêu
biểu đối với thời điểm chúng ra đời. Đề tài trong Chí Phèo (ghi cuối truyện:
Tháng 2-1941) là cuộc sống nông thôn trước 1945, khi mà mâu thuẫn giữa địa
chủ và người “không có một tấc đất cắm dùi” đã lên đến tột độ. Nam Cao đã
tập trung mâu thuẫn này vào nhân vật lí/ bá Kiến và Chí Phèo, qua đó đã tạo
ra được cái tấn bi kịch về thể xác, cái chết thể xác của cả hai do Chí Phèo
gây ra một cách bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của mọi lớp người trong cái
xã hội bé nhỏ là làng Vũ Đại đó!
Đề tài của Sống mòn (ghi cuối truyện: Ngày 1-10-1944) là cuộc sống
của lớp tiểu tư sản trí thức đang lớn lên của thời ấy. Họ cố học hành tốn nhiều
tiền của của cha mẹ, tiêu hao hầu hết công sức của bản thân, để rồi cuối cùng
chẳng làm được việc gì xứng đáng với của ấy, công ấy. Hơn nữa, cái ý chí,
cái tư tưởng làm thay đổi cuộc sống của xã hội đương thời bằng sức học của
họ cũng chẳng những không được thực hiện mà còn tiêu ma! Đây lại là tấn bi
kịch về tâm lí cho lớp trí thức tiểu tư sản “chưa nở đã tàn” thời ấy.
c. Về thời gian, không gian và lớp xã hội trong tác phẩm
- 11 -
Xét theo tuyến thời gian, hai tác phẩm đều ra đời vào giai đoạn cuối
của thời kì trước Cách mạng Tháng Tám 1945. Đặc điểm của thời kì này là sự
hư hoá cao độ của bộ máy chính quyền nửa phong kiến-nửa thực dân. Về phía
tác giả, Nam Cao chưa có điều kiện tiếp nhận ảnh hưởng của ý thức hệ cách
mạng và đường lối đấu tranh giai cấp của tổ chức cách mạng thời kì đó.
Về mặt không gian, chỗ khác nhau là không gian của Chí Phèo là làng

quê của vùng đất khá tiêu biểu, Sống mòn có không gian “nửa tỉnh nửa quê”.
Hai nơi này là “chỗ tồn tại” chung cho tuyệt đại đa số người bình dân Việt
Nam thời bấy giờ.
Thời gian và không gian nói trên được phản ánh một cách trung thực
trong hai tác phẩm được chọn: Chí Phèo cho thấy sinh hoạt phân cực sang
hèn của cư dân làng quê, Sống mòn là cuộc đời của tiểu trí thức với mâu
thuẫn giữa ước vọng và hiện thực ở nơi “nửa tỉnh nửa quê” thời ấy.
Về lớp xã hội thì trong Chí Phèo khác hẳn với trong Sống mòn.
- Trong truyện ngắn Chí Phèo rõ nhất là lớp chức dịch cường hào và
lớp cùng đinh (bần cùng hoá) của làng quê, lớp trước nô dịch lớp sau.
- Trong tiểu thuyết Sống mòn nổi trội là lớp tiểu tư sản trí thức là giáo
chức. Liên quan đến họ có lớp dân quê ngoại thành (nửa tỉnh nửa quê). Nhìn
chung, số phận của lớp tiểu tư sản trí thức này là bế tắc trong cái khung cảnh
xã hội được phản ánh trong tác phẩm.
3.2.3. Một số nhận định của giới nghiên cứu văn học
Từ khá lâu, giới nghiên cứu văn học đã quan tâm nhiều đến Nam Cao
và hai tác phẩm Chí Phèo, Sống mòn. Sau đây là một số ý kiến khá tiêu biểu.
a. Về Nam Cao
Nam Cao là một trong những cây bút mà tài năng đã được nhiều người
bàn đến. Các ý kiến về Nam Cao được rút ra từ các nghiên cứu khái quát về
nghệ thuật ngôn từ nói chung và những bài viết nhỏ.
- 12 -
- Nguyễn Đình Thi 1956 đã nêu hình ảnh khái quát về Nam Cao: “Nhà
văn mảnh khảnh như thư sinh ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè, mỗi lúc lại
đỏ mặt, mà kỳ thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt” [75, 21].
- Nguyễn Đăng Mạnh 1983 có nhận xét về Nam Cao và được Trần
Đăng Suyền dẫn lại: “Nam Cao là người hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm,
và thái độ khinh trọng đối với con người. Anh thường dễ bất bình trước tình
trạng con người bị lăng nhục chỉ vì bị đầy đoạ vào cảnh nghèo đói cùng
đường. Nhiều tác phẩm xuất sắc của anh đã trực diện đặt ra vấn đề này và anh

quyết đứng ra minh oan, chiêu tuyết cho những con người bị miệt thị một
cách bất công” [67, 118].
- Ý kiến của Nguyễn Huy Tưởng 1987 cũng được Trần Đăng Suyển
nhắc lại: “ trong khi giao thiệp, chúng ta còn thấy phảng phất ở Nam Cao
người bạn hiền lành giản dị, hay đỏ mặt, thỉnh thoảng cười chua chát, một vài
dây dưỡng của ảnh hưởng Pháp, một thái độ dè dặt đến thành nhút nhát, đắn
đo đến thành nghi kỵ, ít nói đến thành lạnh lùng” [67, 20].
- Phương Lựu nói đến cách viết cụ thể của Nam Cao mà ông gọi là “hô
ứng”: “Khi nghe Chí Phèo đâm bá Kiến và tự đâm mình chết luôn, Thị Nở
nhìn xuống bụng của mình và trước mặt thị hiện ra cái lò gạch – như đã xuất
hiện ở đầu tác phẩm, Nam Cao muốn nói kiếp người Chí Phèo vẫn còn tiếp
diễn” [54, 168-169].
- Nguyễn Hoành Khung 1978 nêu nhận xét về Nam Cao và được Trần
Đăng Suyền dẫn lại: “Nam Cao ít khi lôi cuốn người đọc bằng một cốt truyện
hấp dẫn, ly kỳ, đầy kịch tính – điều mà nhiều nhà tiểu thuyết coi là quan trọng
hàng đầu – mà thường hướng họ theo chiều sâu suy nghĩ” [67, 45].
- Hà Minh Đức 1976 viết: “Nam Cao muốn tìm đến sự thật. Với tấm
lòng yêu thương cực độ những lớp người và những cảnh đời đau khổ, với sự
căm giận xót xa đến cháy lòng trước bao ngang trái, bất công của chế độ cũ”
[25, 6-7].
- 13 -
- Trần Đăng Suyền nói về Nam Cao trong một chuyên luận: “Nam
Cao phản kháng gay gắt trật tự xã hội đương thời bóp nghẹt sự sống chân
chính của con người ” và ông đã “thẳng bước giữa cái trục chính của con
đường lớn của chủ nghĩa hiện thực” [67, 21-22]
b. Về tác phẩm Chí Phèo và Sống mòn
Chung quan tác phẩm Chí Phèo có những lời bình luận như sau.
- Hà Minh Đức cho biết Chí Phèo là một người trong “Một bộ phận
nông dân còn bị đẩy sâu hơn nữa vượt khỏi ranh giới cuối cùng để rơi vào
vòng tội lỗi, thành những kẻ phẫn chí đến liều lĩnh.” [25, 9]. Và vốn “Họ là

những nạn nhân nhưng rồi cũng trở thành kẻ mù quáng gây tội lỗi” [25, 9].
Và “Nam Cao đã vạch mặt bọn lý dịch cường hào, thi nhau hà hiếp, nhũng
nhiễu dân nghèo.” [25, 10].
Nhận xét về cách viết của Nam Cao qua nhân vật Chí Phèo, Hà Minh
Đức cho rằng tác giả đã “Lạm dụng những yếu tố ngoa dụ một cách sắc sảo
và lạnh lùng làm cho nhiều trang viết như thiếu đi sự thông cảm tiếc thương.”
[25, 14].
- Về truyện Chí Phèo, Trần Đăng Suyền viết: “Trong sáng tác của Nam
Cao, truyện ngắn Chí Phèo là tác phẩm duy nhất miêu tả trực tiếp mâu thuẫn
xung đột giai cấp gay gắt, căng thẳng, quyết liệt giữa người nông dân lao
động lương thiện với bọn địa chủ, cường hào, ác bá ở nông thôn” [67, 64].
Tác phẩm Sống mòn cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
- Nhận xét của Hà Minh Đức về lớp nhân vật chính “tiểu tư sản” trong
Sống mòn như sau: “Các nhân vật tiểu tư sản thường nặng về suy nghĩ hơn
hành động. Chất tâm lý của họ thống nhất với trạng thái tâm hồn của tác giả
nên dễ tạo nên sự nhất quán, ít có tình trạng chắp vá khiên cưỡng. Chất tâm lý
phát triển nhiều khi quy định đến cấu tạo của tác phẩm như trong Sống mòn.
Cấu tạo của Sống mòn vừa đi sát vào sườn cốt truyện vừa gắn liền với dòng
tâm lý nhân vật vận động chậm chạp trong vòng luẩn quẩn. Nam Cao rất sâu
sắc và tinh tường về tâm lý nhân vật. Trong các nhà văn hiện thực thời kỳ
- 14 -
trước cách mạng, Nam Cao là nhà văn có nhiều đóng góp về miêu tả tâm lý
và khả năng phản ánh hiện thực qua tâm trạng” [25, 43].
- Với Sống mòn, Trần Đăng Suyền đã viết: “Sự thực thì qua những tác
phẩm xuất sắc của mình (trong đó có kiệt tác Sống mòn), Nam Cao đã đem
đến những cách tân lớn lao đối với nền văn xuôi nghệ thuật Việt Nam trước
Cách mạng, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy và hoàn thiện quá trình
hiện đại hoá nền văn học dân tộc”. “Nam Cao là nhà văn đã đánh dấu ý thức
nghệ thuật của dòng văn học hiện thực phê phán (1930-1945) đi từ tự phát
đến hoàn toàn tự giác” [67, 39].

Các ý kiến dẫn trên đủ cho thấy tầm vóc của nhà văn Nam Cao và tầm
cỡ của Chí Phèo, Sống mòn trên văn đàn trong giai đoạn cuối (1940-1945),
một trong ba giai đoạn của chủ nghĩa hiện thực phê phán ở Việt Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Chí Phèo và Sống mòn đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học xem xét
từ quan điểm phê bình văn học. Việc ứng dụng cách tiếp cận của PTDN và
DH để nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật thuộc về “phê bình ngôn ngữ học”
[10, 1-10], nó có những thủ pháp riêng được thực hiện nhằm mục đích làm
rõ các nội dung chứa đựng trong tác phẩm trên cơ sở các chứng cứ ngôn
ngữ có mặt trong tác phẩm. Các nội dung này thuộc về nhiều mặt, như nội
dung sự việc được trình bày, tính cách và cách nhìn của nhân vật, tình huống
vật lí và tình huống xã hội-văn hoá liên quan đến đề tài tác phẩm, và cả quan
điểm và bút pháp của tác giả.
Để làm được những việc như vậy, nhiệm vụ của người nghiên cứu
không chỉ là căn cứ vào từ ngữ trong tác phẩm và chỉ dừng lại ý nghĩa
sẵn có của từ ngữ, mà quan trọng hơn là còn phải “suy diễn” một cách có
cơ sở từ các từ ngữ có mặt đó để tìm đến các nội dung trên, khi chúng
không được gọi tên một cách trực tiếp trong tác phẩm. Theo đó, ngoài những
kết quả mới, một số kết quả thu được có thể trùng với kết quả đã có của giới
phê bình văn học.
- 15 -

×