Tải bản đầy đủ (.doc) (204 trang)

Những thay đổi về kỹ thuật, chất liệu trong nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.83 MB, 204 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HC X HI

lê thanh hơng

những thay đổi về kỹ thuật, chất liệu
trong nghệ thuật sơn mài việt Nam
hiện đại
chuyên ngành: văn hóa dân gian
mà số: 62 31 70 05

luận án tiến sĩ văn hóa học

NGI HNG DN KHOA HC:
pgs. nguyễn lơng tiểu bạch

1


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình tổng hợp nghiên cứu do tôi làm. Nếu có
gì sai phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Lê Thanh Hơng

2


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA


LỜI CAM ĐOAN

1
2

MỤC LỤC

3

MỞ ĐẦU

4

Chương 1. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HÌNH VỀ CHẤT LIỆU, KỸ THUẬT
CỦA NGHỀ SƠN CỔ TRUYỀN TRƯỚC NĂM 1925

10

1.1. Tổng quan về nghệ thuật sơn mài

10

1.2. Nghề sơn truyền thống Việt Nam

22

Tiểu kết chương 1

50


Chương 2. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ KỸ THUẬT, CHẤT LIỆU
TỪ NGHỀ SƠN CỔ TRUYỀN THÀNH SƠN MÀI HỘI HỌA
2.1. Sự ra đời của sơn mài hội họa

52
52

2.2. Những tìm tịi cải tiến kỹ thuật, chất liệu
để thành sơn mài hội họa

60

2.3. Một số cách tân về phong cách trong hội họa sơn mài
trước “Đổi mới”

90

2.4. Những thay đổi của sơn mài mỹ nghệ
sau khi sơn mài hội họa ra đời

95

Tiểu kết chương 2

100

Chương 3. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ KỸ THUẬT, CHẤT LIỆU
CỦA NGHỆ THUẬT SƠN MÀI TỪ SAU “ĐỔI MỚI”

102


3.1. Bối cảnh chung của mỹ thuật Việt Nam sau “Đổi mới”

102

3.2. Những thay đổi về kỹ thuật, chất liệu của hội họa sơn mài

108

3.3. Thay đổi về kỹ thuật, chất liệu của sơn mài mỹ nghệ
trong các làng nghề

120

Tiểu kết chương 3

145

KẾT LUẬN

148

DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ

152

TÀI LIỆU THAM KHẢO

153


PHỤ LỤC

160

3


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trên cơ sở những phát hiện khảo cổ học tìm thấy qua các cuộc khai
quật, chúng ta được biết, nghề sơn ở nước ta có từ thời kỳ văn hóa Đơng Sơn
(khoảng thế kỷ 6, 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 1 sau Công nguyên). Trải
qua trên hai ngàn năm, nghề sơn đã đạt được đến trình độ hồn hảo từ khâu
trờng cây sơn, lấy nhựa sơn, rồi phân loại pha chế nhựa sơn đến kỹ thuật chế
tác các loại sản phẩm (đồ thờ, đờ dùng trong hồng cung và đờ gia dụng). Từ
những bước đi ban đầu chỉ mới dùng nhựa sơn như một thứ keo để hàn gắn,
nhu cầu của cuộc sống xã hội đã dần hình thành nên các sản phẩm sơn mang
đậm phong cách Việt.
Suốt thời kỳ phong kiến Đại Việt, có thể thấy, kỹ thuật và chất liệu làm
sơn ta không biến đổi nhiều; về sản phẩm nghề sơn cũng vậy. Chưa bao giờ
nghề sơn lại có những biến đổi nhanh như thời gian gần đây. Điều này không
chỉ thể hiện rõ ở lĩnh vực nghệ thuật chuyên nghiệp mà cả trong một số loại
hình sản phẩm mỹ nghệ dân gian tại các làng nghề cũng có những biến đổi để
phù hợp với thị trường, đáp ứng thẩm mĩ đa dạng hơn. Biến đổi để tồn tại và
phát triển là qui luật chung, sơn mài mĩ nghệ cũng buộc phải biến đổi ở nhiều
khía cạnh như: kỹ thuật sản xuất, chất liệu và mẫu mã sản phẩm, phương thức
hoạt động nghề, đặc biệt là sự biến đổi trong tư duy hoạt động nghề, dẫn đến
những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội ở các làng nghề...
Những biến đổi này có những ưu điểm, nhưng cũng khơng ít những bất

cập khiến những người quan tâm đến sơn mài Việt Nam phải suy nghĩ dù biết

4


rằng đó là điều khơng thể tránh khỏi. Trong rất nhiều sự biến đổi đó, điều đáng
phải suy nghĩ nhất chính là những biến đổi về kỹ thuật sản xuất và chất liệu
sơn mài, bởi đây chính là việc cịn hay mất một nền/di sản nghệ thuật sơn mài
truyền thống vốn đã đạt được những giá trị đáng tự hào. Vì vậy, nghiên cứu về
biến đổi kỹ thuật, chất liệu sơn mài sẽ cho chúng ta thấy được những gì được
mất của nghệ thuật sơn mài sau những thăng trầm thời cuộc.
Trong thời kỳ phong kiến, đặc biệt từ thế kỷ 17 trở đi nghề sơn phát
triển mạnh phục vụ trang trí nội thất các cơng trình tơn giáo tín ngưỡng và
nội thất cung đình. Từ những năm 30 của thế kỷ 20, những họa sĩ thuộc thế
hệ đầu của Trường Mĩ thuật Đông Dương, với việc tiếp cận và nắm vững
phương pháp tạo hình châu Âu, lại có ý thức quay về học tập và kế thừa nghệ
thuật tạo hình dân tộc, kế thừa truyền thống, để độc lập sáng tạo, có chí
hướng xây dựng một nền mĩ thuật Việt Nam mang bản sắc dân tộc. Từ
những bước đi ban đầu ấy đến nay sơn mài đã trở thành một chất liệu của hội
họa độc đáo ở Việt Nam.
Trong nhiều thập kỷ qua, nghệ thuật sơn mài hiện đại Việt Nam đã có
những bước tiến dài trong khám phá và xử lý những chất liệu mới. Từ bảng
màu vàng - đỏ - đen được vẽ trực tiếp lên gỗ, của các nghệ nhân dân gian,
các họa sĩ sơn mài hiện đại đã có những cách tân vượt bậc về kỹ thuật, chất
liệu để chuyển hóa từ một hình thức của mĩ nghệ trang trí thành một phương
tiện - một ngơn ngữ tạo hình, biểu đạt thế giới nội tâm của con người.
Nghiên cứu về những biến đổi này để thấy được những sáng tạo và đóng góp
của lớp họa sĩ sơn mài đầu tiên của Việt Nam.
Nghệ thuật sơn mài với tư cách là đặc sản văn hóa của Việt Nam luôn
là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, nghệ nhân, nghệ sĩ quan tâm nghiên


5


cứu dưới nhiều góc độ. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống về quá trình phát triển của kỹ thuật, chất liệu
và hiệu quả thẩm mĩ của những phát kiến này.
Là một người đã tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và làm
luận văn thạc sĩ tại Viện nghiên cứu văn hóa, tơi nhận thấy đây là một vấn đề
cần được tiếp cận nghiên cứu để thấy được biến đổi của nghề sơn trong dòng
chảy của nghệ thuật và đời sống hiện đại. Để từ đó, tìm ra những hiệu quả
của sự biến đổi và hướng đi trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc
trong một lĩnh vực nghệ thuật và một lần nữa khẳng định sức sáng tạo vô
cùng phong phú của những người nghệ sĩ, nghệ nhân Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn Những thay đổi về kỹ thuật,
chất liệu trong nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại làm đề tài luận án.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu những thay đổi về kỹ thuật và chất liệu của nghệ thuật
sơn mài Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau để thấy được những yếu tố
khách quan và chủ quan dẫn đến những biến đổi đó, qua đó khẳng định
những biến đổi trong nghệ thuật sơn mài là qui luật khách quan để tờn tại và
phát triển.
2.2. Trình bày thành quả của nghệ thuật sơn mài từ khi là chất liệu
dùng để trang trí, tăng độ bền cho đờ vật, rời trở thành chất liệu của nghệ
thuật tạo hình và ngày nay là chất liệu để làm hàng thủ cơng mỹ nghệ xuất
khẩu để thấy được giá trị q báu về mặt văn hóa, kinh tế - xã hội của nghệ
thuật này. Ngồi ra, qua những phân tích về bất cập của những thay đổi về kỹ

6



thuật, chất liệu của nghệ thuật sơn mài, luận án cũng muốn góp một tiếng nói
về vấn đề bảo tờn một nghệ thuật cổ truyền độc đáo của dân tộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Những chất liệu và kỹ thuật dùng
cho việc chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong các làng nghề và các
tác phẩm sơn mài hội họa của các họa sỹ.
- Phạm vi nghiên cứu: Những ứng dụng chất liệu, kỹ thuật của nghề
sơn trong dân gian và trong các xưởng, trường nghệ thuật. Đặc biệt tập
trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 1925 đến nay, bởi đây là giai đoạn
nghề sơn có nhiều biến đổi trong việc dùng chất liệu và kỹ thuật, nhiều
chất liệu mới được đưa vào ứng dụng (sơn Nhật, sơn điều...), nhiều kỹ
thuật mới được thực hành. Điều này đã tạo nên một sắc diện mới cho nghề
sơn truyền thống Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tơi đã sử dụng phương
pháp nghiên cứu liên ngành và nghiên cứu điền dã nhằm bổ sung tư liệu thực
địa về hiện trạng tại một số làng nghề tiêu biểu (Đình Bảng, Hạ Thái, Kiêu
Kỵ, Sơn Đồng,…); một số bảo tàng (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam); một số di tích còn lưu giữ được những sản phẩm nghề
sơn truyền thống có giá trị cao và xưởng vẽ của một số trường nghệ thuật
(trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, trường Đại học Mỹ thuật công
nghiệp...) và xưởng vẽ của một số họa sỹ chuyên về nghề sơn, đã được công
chúng đánh giá cao về kỹ thuật và sáng tạo.

7


4.2. Bên cạnh những phương pháp trên chúng tôi cũng áp dụng
phương pháp thống kê, phân tích, mơ tả, trên cơ sở đó tiến hành phân loại,

tìm hiểu cơng nghệ chế tác và các loại hình sản phẩm đã từng sản xuất tại các
làng nghề cũng như tranh sơn mài của các họa sĩ. Sử dụng phương pháp
nghiên cứu tổng hợp và nghiên cứu so sánh, nhằm làm rõ những thay đổi cơ
bản giữa chất liệu và kỹ thuật cũ với kỹ thuật và chất liệu mới. Cơng trình
cũng sẽ tham khảo các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố. Trên cơ sở đó
học hỏi, tiếp nhận thành tựu, tiến hành phân tích, chứng minh để làm sáng tỏ
sự biến đổi về kỹ thuật và chất liệu của nghề sơn truyền thống.
5. Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận án
5.1. Luận án này đặt vấn đề nghiên cứu một cách tương đối toàn diện
và hệ thống những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật sơn mài Việt Nam; khẳng
định vị trí, vai trị của sơn mài trong nền văn hóa Việt, để từ đó khai thác và
ứng dụng những tiềm năng, tính ưu việt của nó trong xã hội hiện đại.
5.2. Bản luận án khi được hoàn thành sẽ hệ thống hóa rõ nét sự biến
đổi, chuyển đổi của chất liệu, kỹ thuật nghề sơn qua từng giai đoạn trong lịch
sử. Xác định rõ vai trò của các yếu tố trên trong việc ứng dụng, sáng tạo của
các nghệ nhân, nghệ sỹ và khẳng định đây là một trong những yếu tố căn bản
tạo nên sức sống, bản sắc của nghề sơn truyền thống, nền tảng của sự hình
thành nên ngành sơn mài hội họa Việt Nam.
5.3. Luận án đờng thời cũng góp phần khẳng định thêm rằng: vận
động, biến đổi là quy luật khách quan, là yếu tố tạo nên sự đa dạng và phát
triển và đồng thời cũng đưa ra một vài kiến nghị nhằm bảo tồn nghệ thuật
sơn mài truyền thống cho hiện tại và tương lai.

8


6. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được chia
làm ba chương:
Chương 1. Sự phát triển và định hình về chất liệu, kỹ thuật của nghề

sơn cổ truyền trước năm 1925
Chương 2. Những thay đổi về kỹ thuật, chất liệu từ nghề sơn cổ
truyền thành sơn mài hội họa
Chương 3. Những thay đổi về kỹ thuật, chất liệu của nghệ thuật sơn
mài từ sau “Đổi mới”.

9


CHƯƠNG 1
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HÌNH VỀ CHẤT LIỆU, KỸ THUẬT
CỦA NGHỀ SƠN CỔ TRUYỀN TRƯỚC NĂM 1925

1.1. Tổng quan về nghệ thuật sơn mài
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghề sơn Việt Nam có một lịch sử lâu đời, sản phẩm nghề đã đóng
góp một số lượng lớn hiện vật vào kho tàng văn hóa vật thể Việt Nam, nhưng
viết về nghề sơn (trong thời kỳ phong kiến) và sự nghiên cứu về nghề sơn
vẫn còn nhiều hạn chế và phiến diện.
Trong suốt hàng nghìn năm phong kiến chúng tơi chưa tìm thấy tư
liệu, cơng trình nào có mục đích viết riêng về nghề sơn. Những tư liệu về
nghề sơn được viết trong nhiều thư tịch là do các sử gia, nhà nghiên cứu viết
về vấn đề khác, nhân đấy đề cập đến nghề sơn như một hiện tượng hay sự
vật: chúng tơi xin nêu một vài ví dụ tiêu biểu.
Trước hết phải kể đến bộ sử đầu tiên của Việt Nam, sách Đại Việt sử
ký toàn thư của Lê Văn Hưu và các sử gia. Chủ đề của sách viết về lịch sử
chính trị của các triều đại phong kiến Việt Nam. Khi viết về một sự kiện lịch
sử, mà qua đó tác giả nhắc đến sản phẩm của nghề sơn như đoạn: “Phép nhà
Trần từ tôn thất đến quan ngũ phẩm đều được dùng kiệu ngựa và võng: tơn
thất kiệu hình đầu chim phượng sơn son. Quan tướng quốc thì kiệu hình

chim anh vũ sơn then”.[39,tr26].
Tiếp đến là sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi. Đây là tác phẩm Nguyễn
Trãi viết địa chí quốc gia (viết xong vào năm 1435). Trong sách ông nhắc

10


đến chất liệu sơn với tính chất là nhắc đến một sản phẩm địa phương quý
hiếm, cùng một số sản phẩm khác như “huyện Sơn Vi có trĩ trắng, sơn, tơ”.
Muộn hơn nhưng cụ thể hơn là cuốn Bình Vọng Trần thị gia phả, là
gia phả của dòng họ Trần ở làng Bình Vọng, huyện Thường Tín, Thành phố
Hà Nội, sách có viết về cụ Trần Lư một thành viên xuất sắc của dòng họ này:
người học hành đỗ đạt, có chức tước và trước tác, đờng thời cũng là người
đem nghề sơn về quê, được dân làng Bình Vọng ghi công, tôn làm đức tổ
nghề sơn của làng.
Những người nước ngồi đến Việt Nam làm các cơng việc: ngoại giao,
truyền giáo, buôn bán, họ viết sách mà nội dung chủ yếu đề cập đến nhiều
vấn đề xã hội, phong tục tập quán của Việt Nam thời phong kiến. Trong đó
họ có nhắc đến cây sơn, việc chế biến nhựa sơn và đồ mỹ nghệ làm bằng chất
liệu sơn. Tiêu biểu là cuốn Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688
của William Dampier có đoạn viết: “Sơn ở Đàng Ngoài là một thứ nhựa
lỏng, chảy ra từ thân hoặc cành của các cây. Dân chúng ở nông thôn thu thập
một lượng lớn đến nỗi ngày nào họ cũng đem hàng thùng đầy ra bán tại chợ
kinh đô, nhất là vào mùa có cơng việc. Màu sắc tự nhiên của nó là màu trắng
và đặc như kem, nhưng ra khơng khí thì đổi thành màu đen nhạt. Vì thế cho
nên những người ở nông thôn đem sơn ra tỉnh đều bọc sơn trong hai hay ba
lần giấy hoặc lá để giữ cho màu sắc của nó được tươi tắn một cách tự nhiên”.
Trong cuốn sách này ơng đã có những nhận xét khách quan cho rằng nhựa
sơn Việt Nam thực sự là một chất liệu quí và nghề sơn thế kỷ 17 đã đạt đến
trình độ khơng thua kém gì Nhật Bản.

Từ ngày hịa bình lập lại trên miền Bắc (1954), đặc biệt là từ năm 1960
đến nay, những bài viết và cơng trình nghiên cứu về cây sơn, nghề sơn, sự ra
đời của thể loại sơn mài hội họa đã được nhiều tác giả thuộc nhiều lĩnh vực

11


(kinh tế, văn hóa, thực vật) nhiều ngành khoa học (dân tộc học, văn hóa học,
mỹ thuật học...) tìm hiểu, viết bài, ghi hình và nghiên cứu ở nhiều góc độ
khác nhau.
Bài đăng trong các tạp chí chuyên ngành:
Các bài đăng trên tạp chí chun ngành về nghề sơn nói chung thường
viết về một địa bàn cụ thể mà tác giả có điều kiện khảo sát thực tế ví dụ như:
- Cây sơn và nghề trồng sơn trên đất Vĩnh Phúc tác giả Lê Tượng.
Trong bài viết này ông đi sâu vào việc giới thiệu cây sơn và nghề trồng sơn ở
tỉnh Vĩnh Phúc.
Chùm bài của tác giả Nguyễn Văn Chuốt:
- Hà Sơn Bình với truyền thống sơn mài.
- Đóng góp của nghệ nhân Hà Sơn Bình trong việc phát triển nghề thủ
công mỹ nghệ.
Trong hai bài viết nêu trên, họa sỹ – nhà giáo Nguyễn Văn Chuốt vốn
là xã viên hợp tác xã sơn mài Hạ Thái đã đánh giá, giá trị nghề thủ công mỹ
nghệ sơn mài ở Hà Sơn Bình với nghề sơn truyền thống Việt Nam. Bài viết
cũng đã cung cấp tư liệu về những nghệ nhân của nghề sơn mài trong đó có
cụ Đinh Văn Thành là người đã trực tiếp dậy nghề sơn mài cổ truyền cho các
họa sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương thời kỳ đầu.
- Đồ sơn cổ truyền là bài nghiên cứu chuyên ngành mỹ thuật ứng dụng
đăng trên tạp chí Nghiên cứu mỹ thuật của hai tác giả Nguyễn Du Chi và
Nguyễn Hồi Linh. Bài viết như bức tranh mơ tả một cách sơ lược toàn cảnh
nghề sơn truyền thống Việt Nam qua những chứng cứ khảo cổ học, sách báo

và hiện vật tại các đình, chùa, bảo tàng.

12


- Về nghề sơn mài và sơn quang dầu ta tác giả Nguyễn Đức Cường
đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian số 3 năm 1986, nói về cách pha chế và
cách sử dụng sơn quang dầu. Bài viết mang tính chất tổng kết kinh nghiệm
dân gian với những kiểm chứng thực hành của tác giả.
- Sơn ta và nghề sơn truyền thống Việt Nam là cuốn kỷ yếu hội
thảo do Viện Nghiên cứu mỹ thuật tuyển chọn, ấn hành. Cuốn kỷ yếu tập
hợp nhiều bài viết với nhiều nội dung, nhưng có hai chủ đề chính là nói
về lịch sử và sự chuyển đổi từ thể loại sơn mài mỹ nghệ sang thể loại sơn
mài hội họa.
Bên cạnh những bài viết về nghề sơn là mảng những bài viết về
sơn mài hội họa được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như “Nghệ
thuật sơn mài 30 năm qua”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, của tác giả
Phạm Văn Đơn; “Nét độc đáo của tranh sơn mài”, Tạp chí Mỹ thuật, của
tác giả Nguyễn Quang Hải, “Về khả năng diễn tả của sơn mài Việt
Nam”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, của tác giả Lê Kim Mỹ, “Về bước
phát triển của tranh sơn mài”, Tạp chí Mỹ thuật của tác giả Sỹ Ngọc;
“Tranh sơn mài Việt Nam”, Tạp chí Mỹ thuật, của tác giả Trần Đình
Thọ’ “Họa sĩ Nguyễn Gia Trí với sơn mài và nghệ thuật tranh sơn mài
của ông”, Tạp chí Mỹ thuật, của tác giả Trần Thức; “Đơi nét về tiến trình
phát triển của tranh sơn mài Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, của
tác giả Đặng Thanh Vân. Những bài tạp chí trên đã nhận định, phân tích
và tổng hợp về các tác giả, tác phẩm của một giai đoạn sáng tác, về tiến
trình phát triển của tranh sơn mài cũng như vai trò, khả năng diễn tả của
chất liệu sơn mài, trình bày những đúc kết kinh nghiệm và những thành
quả, những nét đặc trưng trong nghệ thuật thể hiện mang tính truyền

thống của nghệ thuật hội họa sơn mài Việt Nam.

13


Nghề sơn qua báo chí
Nghề sơn đã được các phương tiện thơng tin đại chúng (báo chí, đài
truyền hình, đài phát thanh) ở trung ương và các địa phương đề cập rất nhiều.
Tuy vậy, do tính chất, chức năng của các phương tiện thông tin đại chúng
nên chủ yếu tin, bài chỉ đưa các vấn đề như giới thiệu triển lãm sơn, hội chợ
làng nghề, hoạt động của làng nghề, tôn vinh sản phẩm và làng nghề, nghệ
nhân, nghệ sỹ chứ không đi sâu vào nghiên cứu. Nhưng những vấn đề mà
phương tiện thông tin đại chúng nêu lên cũng là yếu tố chúng tôi quan tâm để
xác định rõ và sâu hơn cho đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên, những bài viết về tranh sơn mài trên báo chí lại là những
bài viết mà chúng tôi quan tâm tới, tiêu biểu có chùm bài của họa sĩ Sỹ Ngọc
đăng trên báo Văn nghệ, như “Tranh sơn mài Thác bơ của Nguyễn Tiến
Chung, Nguyễn Văn Tỵ, Bùi Trang Chước”; “Tranh sơn khắc Thôn Vĩnh
Mốc của Huỳnh Văn Thuận”; “Tranh sơn mài Tát nước đồng chiêm của Trần
Văn Cẩn”; “Tranh sơn mài Qua bản cũ của Lê Quốc Lộc”; “Tranh sơn mài
Xô viết Nghệ Tĩnh của Phạm Văn Đôn, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Sỹ Ngọc,
Huỳnh Văn Thuận, Trần Đình Thọ, Nguyễn Văn Tỵ”;... Những bài viết đó là
của một họa sĩ, ơng đã đi sâu vào phân tích kỹ thuật và mỹ thuật của tranh
sơn mài hội họa dưới con mắt nhà nghề và vì vậy đã giúp cho người viết luận
án hiểu sâu hơn về kỹ thuật vẽ tranh sơn mài.
Các cơng trình nghiên cứu
Có khá nhiều các cơng trình “dài hơi” nghiên cứu về làng nghề sơn
truyền thống được lưu trong các thư viện của các viện nghiên cứu, trường đại
học và hội nghề nghiệp, chúng tơi có thể tham khảo một số như:
Làng nghề Sơn Đồng huyện Hoài Đức, Hà Tây của nhóm tác giả:

Trương Duy Bích, Nguyễn Thị Hương Liên (nơi lưu giữ: Hội văn nghệ dân

14


gian Việt Nam, 2004), là cơng trình đi sâu vào nghiên cứu một làng nghề sơn
có truyền thống lâu đời và hiện vẫn đang tiếp tục làm nghề. Các tác giả đã
cho thấy sự biến đổi của làng nghề sơn Sơn Đờng dưới nhiều góc độ như
biến đổi về quy mô sản xuất, kỹ thuật, chất liệu, mẫu mã sản phẩm,… từ khi
hình thành cho tới hiện tại.
Làng nghề sơn Bình Vọng và Hạ Thái của nhóm tác giả Trương Duy
Bích, Trương Minh Hằng (nơi lưu giữ: Thư viện Viện Nghiên cứu văn hóa,
1993). Trong cơng trình này, dưới góc nhìn của người nghiên cứu văn hóa
dân gian, các tác giả đã trình bày kỹ càng về sự hình thành làng, sự hình
thành nghề và sự biến đổi các nghề sơn trong diễn trình lịch sử.
Nghề sơn truyền thống làng Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thương
Tín, tỉnh Hà Tây của tác giả Nguyễn Xuân Nghị (nơi lưu giữ: Thư viện
Viện Nghiên cứu văn hóa). Đây là một luận văn thạc sỹ văn hóa dân gian và
tác giả đã để nhiều cơng sức để đi sâu tìm hiểu kỹ càng sự hình thành và
vận động của một làng nghề sơn tiêu biểu của Hà Tây nói riêng và Việt
Nam nói chung.
Nghề sơn quang Cát Đằng truyền thống và biến đổi – luận án tiến sỹ
của Nguyễn Lan Hương, 2009 (nơi lưu giữ: Thư viện Viện Nghiên cứu văn
hóa). Trong luận án này tác giả cũng đã đi sâu tìm hiểu sự hình thành làng,
hình thành nghề cũng những sự vận động biến đổi của làng nghề ở nhiều mặt
như những biến đổi về mơ hình sản xuất, chất liệu, kỹ thuật...
Các cơng trình trên đề cập tới làng và nghề làng cụ thể, nhưng đều có
xu hướng tiếp cận nghiên cứu làng nghề trong mối quan hệ tổng thể của
nhiều thành tố văn hóa dân gian. Trong đó nghề sơn là đối tượng chính.
Nhiều vấn đề về nghề sơn của các làng nghề (lịch sử hoạt động nghề, kỹ

thuật nghề, sản phẩm nghề, hiệu quả kinh tế nghề), được các tác giả trình bày
và lý giải.

15


Nghề sơn truyền thống tỉnh Hà Tây luận án Tiến sỹ của Nguyễn Xuân
Nghị, 2008 (nơi lưu giữ: Thư viện Viện Nghiên cứu văn hóa) là cơng trình
nghiên cứu về nghề sơn của một tỉnh; được đánh giá là tỉnh có nhiều làng nghề
thủ cơng (trong đó có nghề sơn) nhất nước ta. Trong góc nhìn văn hóa, tác giả
đã nghiên cứu nhiều vấn đề tại các làng nghề sơn tiêu biểu của Hà Tây (làng
nghề sơn Hạ Thái, làng nghề Sơn Đồng, làng nghề sơn Bối Khê, làng nghề
sơn Duyên Trường...) và tác giả cũng đã dành số trang nhất định đề cập tới sự
biến đổi của chất liệu và kỹ thuật nghề trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sách viết về nghề sơn và tranh sơn mài
Kỹ thuật sơn mài (Nxb Văn hóa thơng tin, tái bản lần 2, 2005) của tác
giả Phạm Đức Cường có tính chất như sách giáo khoa về nghề sơn mài,
nhằm hướng dẫn học sinh khoa sơn mài các trường mỹ thuật và những người
thực hành chế tác sản phẩm, sáng tác tác phẩm bằng chất liệu sơn. Cuốn sách
của ông đã trình bày các kỹ thuật của nghề sơn truyền thống (kỹ thuật bảo
quản nhựa cây sơn, kỹ thuật pha chế sơn sống thành sơn chín,...), bên cạnh
đó cuốn sách cũng đã hướng dẫn tỉ mỉ cách vẽ một bức tranh sơn mài theo
những kỹ thuật đã được các họa sĩ sơn mài nhiều thế hệ và của chính tác giả
sau khi đã thực hành, sáng tạo đúc kết lại. Trong cuốn sách của ông, chất liệu
để vẽ tranh sơn mài chủ yếu là chất nhựa cây sơn trồng ở Phú Thọ, vào thời
điểm ông viết sách này họa sĩ vẽ tranh sơn mài cũng như người làm sơn mài
mỹ nghệ chưa biết dùng đến sơn Nhật, sơn cánh gián, vàng dùng trong tranh
sơn mài cũng là vàng “4 con chín” và bạc là “bạc cựu”. Cuốn sách của tác
giả Phạm Đức Cường cũng có thể xem như sự đánh dấu thời điểm “vàng”
của nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại.

Tiến sỹ Lê Huyên là người công tác lâu năm tại trường Đại học Mỹ
thuật cơng nghiệp, đã có một số bài viết thể hiện rõ xu hướng tiếp cận nghiên

16


cứu nghề sơn trong góc nhìn lịch sử. Ơng là tác giả cuốn Nghề sơn cổ truyền
Việt Nam, ở cuốn sách này tác giả đã tập trung nghiên cứu nghề sơn giai
đoạn từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, qua các sản phẩm nghề được lưu giữ tại
đình, chùa, đền, miếu, phủ và một số làng nghề. Thông qua hệ thống tư liệu
trên tác giả đã xác định giá trị của nghề sơn trong kho tàng lịch sử văn hóa
nghệ thuật Việt Nam.
Hội họa sơn mài Việt Nam của tác giả Quang Việt là cơng trình sưu
tập các tác phẩm sơn mài của nhiều họa sỹ Việt Nam. Từ cơ sở các tác phẩm
tác giả muốn giới thiệu một cách hệ thống với công chúng thành tựu của
nghệ thuật sơn mài hội họa Việt Nam.
Điểm lại các cơng trình trên để thấy chưa có cơng trình nào đi sâu vào
nghiên cứu những biến đổi về kỹ thuật và chất liệu của nghệ thuật sơn mài
qua từng giai đoạn. Song đó thực sự là những tài liệu tham khảo rất có giá trị
đối với người viết luận án.
1.1.2. Giới thuyết một số thuật ngữ và khái niệm trong luận án
- Cây sơn và nhựa sơn: Nguyên liệu chính được sử dụng trong nghề
sơn truyền thống là nhựa sơn lấy từ cây sơn. Cây sơn xưa kia vốn là loài cây
hoang dại trồng ở rừng, trải qua nhiều đời, con người đã th̀n hóa, trờng cây
sơn chun để khai thác nhựa và xếp cây sơn vào loại cây công nghiệp.
Ở Việt Nam, cây sơn chủ yếu được trồng ở Phú Thọ, chất đất ở đây
khiến cho cây sơn có chất lượng nhựa tốt nhất và dễ trồng nhất. Cây sơn
được trồng từ quả, bằng cách ươm hạt thành cây rồi trồng cây sơn non, thời
vụ tốt nhất để tra hạt sơn là vào các tháng tám, chín.
Sau khi trờng khoảng hai đến bốn năm cây sơn được thu hoạch nhựa.

Nhựa sơn thu hoạch liên tục trong cả năm nhưng thời điểm thu hoạch tốt nhất

17


chủ yếu từ tháng năm đến tháng tám bởi lúc đó cây có rất nhiều nhựa. Mỗi
cây sơn có thể cho nhựa liên tục từ 3 năm đến 7 năm.
Kinh nghiệm cổ truyền cho thấy rằng, việc thu hoạch sơn được làm
chặt chẽ. Muốn lấy nhựa sơn nhiều và không làm tổn hại đến cây trong thời
gian cho nhựa, người ta dùng dao khắc lên vỏ cây hình chữ “V” cho tới lõi
gỗ. Dụng cụ hứng nhựa sơn là vỏ trai, cắm vỏ trai vào gốc cây ở điểm dưới
chữ “V” để cho nhựa chảy vào đó.
Nhựa sơn là một chất dẻo đặc biệt bằng thực vật, mang những tính
chất bền vững lâu dài, không bị các chất axit và chất kiềm ăn mịn, khơng bị
ảnh hưởng của nhiệt độ dưới 2000c, không bị nước và các chất lỏng khác làm
hư hại, cũng khơng bị hịa tan trong hầu hết các dung mơi, và cịn chống lại
sự xâm nhập của mọi thứ vi khuẩn. Từ chất nhựa sống đó trải qua một qui
trình chế biến (trình bày ở phần sau) sẽ tạo nên các loại sơn chín như sơn
then, sơn cánh gián, sơn quang..., các loại sơn này là những nguyên liệu cơ
bản của nghề sơn cổ truyền.
- Đồ sơn: Đồ sơn là khái niệm để chỉ những vật được bọc sơn bên
ngồi. Đờ sơn có thể có cốt bằng các chất liệu khác nhau, trước kia cốt đồ
sơn chủ yếu là các vật liệu như đá, đồng, gỗ, mây, tre..., hiện tại cốt của đồ
sơn đã mở rộng thêm các chất liệu mới như gốm, xơ dừa, giấy ép...
Hiện tại chúng ta còn lưu giữ được rất nhiều những di vật đờ sơn trên
mặt đất cũng như tìm được qua những cuộc khai quật khảo cổ. Tìm hiểu kỹ,
mỹ thuật đờ sơn cũng là tìm hiểu trình độ người sáng tạo ra chúng trong lịch
sử, từ đó giúp chúng ta hiểu được phần nào đời sống tinh thần, kinh tế, xã hội
và tín ngưỡng tơn giáo của người dân Việt.
Đồ sơn của Việt Nam trong quá khứ thường thấy ở những cơng trình

tín ngưỡng như đình, đền, chùa tiếp đến các cung vua, phủ chúa, sau mới

18


phát triển ra các nhà quan lại, và các nhà giàu. Đồ sơn trước đây thường
giới hạn trong một số dạng loại như tượng thờ, cửa võng, ngai, kiệu, bàn
thờ, hương án, đờ thờ nói chung, sau có thêm hương án, tủ quần áo, rương
hòm, hộp đựng trang sức. Đa số các di vật đó (chủ yếu là những đờ sơn
được làm trong các thế kỷ 17, 18, 19), đạt đến độ hoàn hảo về kỹ thuật cũng
như mỹ thuật.
Màu sắc của đồ sơn truyền thống cũng giới hạn trong bốn màu đặc
trưng là đen, đỏ son, vàng thếp và trắng do cẩn vỏ trai. Cũng chính vì những
màu cơ bản này mà dân gian đã có khái niệm “vàng son” để chỉ sự giàu sang,
xa xỉ.
- Sơn ta là tên gọi đặt ra để phân biệt chất sơn truyền thống của Việt
Nam với sơn tây hay sơn công nghiệp là loại sơn du nhập từ bên ngoài, được
pha chế bằng phương pháp cơng nghiệp. Sơn ta chính là chất nhựa sơn được
khai thác từ cây sơn sau khi pha chế theo phương pháp thủ công truyền thống
được dùng để tạo tác lên đồ sơn.
- Sơn mài: Về sự ra đời của danh từ “sơn mài” trong cuốn Hội họa sơn
mài Việt Nam của tác giả Quang Việt đã viết:
Năm 1948, ngày 19 tháng 7, tại Chiến khu Việt Bắc, trong bản
thuyết trình trước Hội nghị Văn hóa Tồn quốc (“Ngày Văn Nghệ”),
họa sĩ bậc thầy Tô Ngọc Vân (1906-1954) đã đề cập một cách cực kỳ
sôi nổi và hào hứng vấn đề “tranh sơn mài Việt Nam”, trong đó, ngay
ở lời mở đầu, ông đã đưa ra một định nghĩa: “Danh từ sơn mài (laque)
là một danh từ mới đặt mươi năm nay để chỉ một kỹ thuật trước kia gọi
là sơn ta nhưng đã biến hóa hẳn do nghệ thuật mài sơn”.[48, tr.5]
Như vậy “sơn mài” là khái niệm hình thành sau khi có tranh sơn mài

hội họa ra đời mà chủ đích là để chỉ kỹ thuật mài tranh của họa sĩ, kỹ thuật

19


này đã giúp cho chất liệu sơn ta trở thành chất liệu của mỹ thuật Việt Nam.
Trong thời gian gần đây khi việc vẽ tranh sơn mài của các họa sĩ có nhiều
thay đổi, cụ thể là một số họa sĩ khơng cịn mài khi vẽ nữa, đã có có rất nhiều
ý kiến tranh luận xem có cịn nên gọi là tranh sơn mài nữa không. Tuy vậy,
cho đến thời điểm hiện tại tất cả các bức tranh vẽ trên vóc sơn mài vẫn được
gọi là “tranh sơn mài”.
- Sơn mài hội họa/ tranh sơn mài: Sơn mài hội họa ra đời sau khi
trường Mỹ thuật Đông Dương thành lập năm 1925, sơn mài hội họa là kết
quả của những tìm tịi sáng tạo của lớp họa sĩ Việt Nam đầu tiên. Với những
tên tuổi lớn như Nguyễn Gia Trí, Trần Quang Trân, Trần Văn Cẩn...., họ đã
cải tiến kỹ thuật, chất liệu sơn cổ truyền vốn là chất liệu chun dùng để
trang trí những cơng trình kiến trúc cung đình, tơn giáo cũng như trang trí đờ
thờ và một số vật dụng trong những gia đình giàu có thành một chất liệu hội
họa độc đáo của Việt Nam.
- Sơn mài mỹ nghệ/ tranh sơn mài mỹ nghệ là loại tranh thực sự định
hình sau sự ra đời của tranh sơn mài hội họa, về chất liệu cũng như kỹ thuật
là sự kế thừa của kỹ thuật và chất liệu của sơn mài hội họa. Tuy nhiên, sơn
mài mỹ nghệ là do thợ thủ công làm hàng loạt nên thường sử dụng mẫu mã
có sẵn được sáng tác riêng cho tranh mỹ nghệ, đây là loại sản phẩm làm hàng
loạt giá thành rẻ hơn nhiều so với tranh sơn mài hội họa.
- Sơn mài ứng dụng là thuật ngữ chỉ việc sơn mài được sử dụng vào
việc tạo nên nhiều loại sản phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày.
Ở luận án này, có hai khái niệm cần được làm rõ là khái niệm nghệ
thuật sơn mài Việt Nam và nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại.
Về khái niệm nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, có thể nói, tất cả

những người làm nghiên cứu mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay đều coi năm

20


1925 với việc Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập là năm mở đầu
của mỹ thuật Việt Nam hiện đại bởi những lý do sau: Cho tới đầu thế kỷ 20,
mỹ thuật Việt Nam vẫn trong tình trạng khuyết danh, Trương tiên sinh làm
tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn nổi tiếng ở chùa Bút Tháp là trường
hợp duy nhất có ghi lại họ của mình trên tác phẩm. Mặc dù trước năm 1925
đã có một vài tác giả như họa sĩ Lê Văn Miến (hay Lê Huy Miến, 18731943), ơng đã được triều đình Huế cử đi Pháp học tại trường Mỹ thuật Paris.
Hiện tại ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có treo hai bức của ơng là Cụ Tú
Mền và Bình văn; Họa sĩ Trương Văn Thủy nổi tiếng ở Hà Nội đã rất thành
công với tranh lụa, bưu thiếp và vẽ chân dung tại chỗ; Họa sĩ Lương Quang
Duyệt làm việc trong cung đình Huế đã để lại một số tác phẩm như Cối khê
sơn (1900), Phong cảnh chùa Thiên Mụ, Cửa biển Tư Hiền (1904) và sáu
bức phong cảnh lăng tẩm vẽ bằng sơn dầu ở cung An Định. Tuy vậy vài
trường hợp này không tạo lên một trào lưu mà phải đến sau khi trường Mỹ
thuật Đông Dương thành lập và đào tạo được một lớp họa sĩ nhà điêu khắc
tên tuổi Việt Nam với thực sự được xem như có một nền nghệ thuật tạo hình
Việt Nam hiện đại. Như vậy, song hành với khái niệm nghệ thuật tạo hình
Việt Nam hiện đại khái niệm nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại trong
luận án được tính bắt đầu từ thời điểm này, cho dù phải đến khoảng giữa thập
kỷ ba mươi của thế kỷ hai mươi tranh sơn mài hội họa Việt Nam mới ra đời.
Trong luận án này khái niệm nghệ thuật sơn mài hiện đại bao trùm lên khái
niệm nghệ thuật sơn mài Việt Nam đương đại bởi khái niệm này nhằm nói
đến cuộc cách mạng về sơn mài và nó kéo dài đến hiện tại và có thể là cả
tương lai nữa.
- Nghệ thuật sơn mài Việt Nam trong luận án này bao gờm 2 loại hình:
nghệ thuật sơn cổ truyền của các nghệ nhân và các làng nghề và tranh sơn

mài hội họa là sáng tác của các họa sĩ chuyên nghiệp.

21


Chữ Lacquer chỉ chung đồ dùng phủ sơn, chúng gồm các đờ thủ cơng
mỹ nghệ có tính trang trí cao, cốt (phần bên trong) thường bằng gỗ, mùn cưa
ép, hay mây tre đan, bên ngồi phủ sơn... Cịn cái mà ta gọi là Sơn mài thì có
thêm một bước là bước MÀI (nếu khơng mài, khơng thành...sơn mài, mà cịn
mài đi mài lại)... thường chỉ dùng cho Tranh sơn mài Việt Nam. Trong nội
hàm từ Lacquer Painting nay đã được dùng rất phổ biến lại không chứa từ
MÀI này, thành ra người ta “đổ đồng” với nhau. Trên thực tế, nghề sơn (thủ
công) và nghề vẽ tranh sơn mài khác nhau khá nhiều cả về công đoạn, vật
liệu và cách thực hiện.
Ở trong ngành mỹ thuật, người ta có thể phân biệt rất rõ cái gì là đờ
sơn mỹ nghệ và cái gì là tranh sơn mài hội hoạ (thật ra cịn có rất nhiều tranh
sơn mài mỹ nghệ cũng thuộc bên đồ sơn mỹ nghệ).
Mọi người vẫn dùng chữ Lacquer painting để chỉ tranh sơn mài. Tại
các trường Mỹ thuật, nói đến chữ này người ta nghĩ đến tranh vẽ sơn mài,
nhưng, trên thị trường và ở các làng nghề sơn, khái niệm "tranh sơn mài"
được “ám chỉ” rộng hơn rất nhiều.
1.2. Nghề sơn truyền thống Việt Nam
1.2.1. Khái quát về lịch sử phát triển nghề sơn cổ truyền
Cư dân Việt cổ từ hơn 2500 năm trước đã biết cách lấy nhựa từ
những cây sơn mọc hoang dã để trám thuyền, phủ vật dụng để tăng độ bền
chắc. Tuy khơng có tài liệu, thư tịch nào nói về việc này nhưng những hiện
vật khảo cổ đào được đã chứng minh cho điều đó. Những hiện vật phát hiện
được tương đối phong phú về chủng loại, hiện được lưu giữ ở Bảo tàng
Lịch sử.
Cổ nhất trong những hiện vật khai quật được tìm thấy ở ngơi mộ cổ tại

xã Vinh Quang, huyện Hoài Đức, Hà Nội (Hà Tây cũ), theo các nhà khảo cổ

22


học thì ngơi mộ này ở khoảng thế kỷ 4 – 5 trước CN. Trong mộ này đã tìm
thấy một đoạn gỗ dài 2cm được sơn hai vòng, một vòng màu đỏ, một vòng
màu đen.
Trước đây Bảo tàng Lịch sử Việt Nam có trưng bày một hiện vật được
các nhà khảo cổ học đã khai quật được năm 1961 ở Việt Khê (Thủy Ngun,
Hải Phịng), đó là một quan tài hình thuyền theo kiểu một thân cây khoét
rỗng (gọi là mộ thuyền), có niên đại vào khoảng thế kỷ 3 – 4 trước CN. Hiện
vật tìm thấy trong mộ, bên cạnh những đờ tùy táng bằng đờng, gốm, cịn có
cả một số đờ sơn. Đó là:
- Một hộp gỗ (55cm x40cm x 20cm) phía ngồi sơn hai lớp sơn đen và
trang trí những dải hoa văn khá đẹp bằng sơn mầu nâu nhạt;
- Một mái chèo dài 88cm được phủ hai lớp sơn, phía trong màu sơn
đen phía ngồi màu sơn vàng.
- Tám cán giáo (có hai cái cịn tương đối nguyên vẹn dài 2m37 và
2m35) đều được sơn màu vàng đen, trên đó trang trí những vịng trịn cách
nhau đều đặn như các đốt trúc;
- Hai chiếc đục cán dài 5,5cm được sơn đen bóng;
- Ba đục bẹt có cán gỗ dài 6cm được sơn cẩn thận và có trang trí
những vịng trịn như cán giáo.
- Bốn chiếc đục vũng, cán gỗ dài 5,7cm cũng được sơn đen bóng.
- Hai cán của cái móc đờng (chiếc dài là 30cm) được sơn đen.
Một miếng da thú có sơn bị vỡ vụn. Trên mặt miếng da được sơn đen
hai lớp và cịn được vẽ những đường trịn đờng tâm bằng sơn màu đỏ gạch
hoặc nâu xám. Giữa các cụm vòng tròn có nạm miếng kim loại trắng. [23,
tr.48], (phụ lục 1.1).


23


Đặc biệt nhất là ngôi mộ Đường Dù, xã Đông Sơn, huyện Thủy
Ngun, Hải Phịng. Ngơi mộ này có niên đại muộn hơn, vào khoảng thế kỷ
đầu CN. Trong số đờ tùy táng có bộ đờ nghề làm sơn khá phong phú bao
gồm các loại: bút vẽ, bàn vặn sơn và bát đựng sơn.
Các nhà khảo cổ học đã khai quật trên 30 mộ có quan tài bằng gỗ được
phủ sơn, có những ngơi mộ lớn như Vân Cát (Hà Nam), Dương Xá (Hà Nội),
Hậu Lộc (Thanh Hóa)...
Qua những hiện vật khai quật được cho thấy đồ sơn xuất hiện khá sớm
ở đồng bằng Bắc bộ vào khoảng thế kỷ 4 trước CN. Xuất hiện sớm như vậy
nhưng suốt 1000 năm Bắc thuộc khơng tìm thấy dấu vết của đờ sơn ở Việt
Nam, đây là khoảng trống lớn trong lịch sử phát triển nghề sơn. Cho đến khi
Việt Nam bắt đầu hình thành quốc gia phong kiến mới lại tìm thấy những tài
liệu nhắc đến nghề sơn, theo tác giả Lê Huyên cổ nhất là câu chuyện dã sử về
Trần Ứng Long, một tướng nhà Đinh (thế kỷ 10):
Trần Ứng Long là một tướng của Đinh Tiên Hồng, có tài qn
sự và trí thơng minh hơn người. Trần Ứng Long được lệnh đem quân
đi đánh sứ quân Đỗ Cảnh Thạc đóng ở Đỗ Động (gần Bình Đà, huyện
Thanh Oai bây giờ). Sau khi giao chiến, Đỗ Cảnh Thạc biết mình
khơng thắng nổi bèn vượt sông bỏ chạy tháo thân. Quân tướng của
Trần Ứng Long tiếp tục truy kích nhưng khơng thể vượt sông được.
Tất cả thuyền bè trên sông bị Đỗ Cảnh Thạc sai phá hết. Trần Ứng
Long không nản, chỉ trong khoảng khắc nẩy ra một diệu kế hết sức
thông minh. Trần Ứng Long cho quân sĩ chặt cây sơn ở bìa rừng, lấy
nhựa trộn với đất sét trát vào những chiếc thúng cái mượn của nhân
dân trong vùng. Đồn thuyền cốt tre trát sơn đó đã đưa qn sĩ của


24


Trần Ứng Long qua sơng an tồn. Trận ấy, qn của Trần Ứng Long
thắng vang dội.[23, tr. 50,51].
Qua một số các dẫn chứng trên cho thấy việc dùng nhựa sơn phục vụ
cho đời sống của các cư dân Việt cổ đã có từ rất sớm, đó là cơ sở để nghề
sơn mỹ nghệ hình thành và phát triển rực rỡ trong suốt một nghìn năm
phong kiến.
Sang đến thời xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ, nghề sơn
đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng cung điện, đền thờ miếu mạo. Thời
Lý – Trần (thế kỷ 11-14), là thời kỳ Phật giáo phát triển thịnh vượng ở Việt
Nam. Nhiều chùa tháp của triều đình và địa phương ra đời. Nghề sơn cũng
nhờ đó mà phát triển để tô vẽ cho những kiến trúc Phật giáo này. Sách Đại
Việt sử ký tồn thư có đoạn viết:
- Năm Canh Thìn, Càn phù hữu đạo. Năm thứ 2 (1040) (Tống,
Khang định năm thứ 1). Mùa đông, tháng 10, mở hội La hán ở Long trì,
đại xá thiên hạ, tha tội lưu, tha tội đồ và tha một nửa tiền thuế cho thiên
hạ. Trước đây, vua sai thợ tạc hơn nghìn pho tượng Phật, vẽ hơn nghìn
bức tượng Phật, làm bảo phướn hơn 1 vạn chiếc, đến đây công việc
xong, làm lễ khánh thành. [38, tr.217].
Cũng trong kỷ nhà Lý có đoạn:
- Mùa thu, tháng 8, quốc sư Minh Không chết (sư người xã Đàm
Xá, huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên, rất linh ứng, phàm khi có thủy
hạn tai hại gì, cầu đảo đều nghiệm cả. Nay hai chùa Giao Thủy và Phả
Lại đều tơ tượng để thờ). [38, tr.277].
Ngồi việc phục vụ cho các đồ thờ cúng thời kỳ này sơn cịn được
dùng phục vụ cho các đờ dùng của giai cấp thống trị và triều đình phong kiến

25



×