Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Tăng Cường Tự Chủ Tài Chính Tại Trung Tâm Y Tế Huyện Cẩm Giàng Tỉnh Hải Dương.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.21 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





NGUYỄN THỊ THANH NGA

TĂNG CƢỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CẨM GIÀNG
TỈNH HẢI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





NGUYỄN THỊ THANH NGA


TĂNG CƢỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CẨM GIÀNG
TỈNH HẢI DƢƠNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ THÚY PHƢƠNG

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là trung thực. Kết quả phân
tích, lý luận gắn với thực tiễn hoạt động sự nghiệp của Trung tâm Y tế huyện
Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Luận văn này là kết quả cơng trình nghiên cứu
khoa học của tơi.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Nga

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tăng cường tự chủ tài chính tại
Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương” tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Đào tạo sau đại học, Trường Đại
học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Thị Thúy Phƣơng đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến q báu, giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên Trung tâm
Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Nga

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài ............................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ
TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU........................... 5

1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp có thu ....................................................... 5
1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu ......................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp có thu .......................................................... 6
1.1.3. Vai trị của đơn vị sự nghiệp có thu ........................................................ 8
1.1.4. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu ......................................................... 10
1.2. Cơ chế tự chủ tài chính ở đơn vị sự nghiệp có thu .................................. 12
1.2.1. Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu ........... 12
1.2.2. Mục tiêu cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu ............. 13
1.2.3. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu ............. 14
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự
nghiệp có thu ....................................................................................... 23
1.3.1. Cơ chế, chính sách của Nhà nước ......................................................... 23
1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị ...................................................... 24
1.3.3. Hệ thống kiểm tra, kiểm sốt tài chính ................................................. 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

iv
1.3.4. Trình độ cán bộ quản lý ........................................................................ 26
1.3.5. Nhận thức của cán bộ, viên chức và người lao động ............................ 26
1.4. Kinh nghiệm của một số bệnh viện và trung tâm Y tế về xây dựng
cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính ......................... 27

1.4.1. Mơ hình về xây dựng cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ
tài chính tại bệnh viện Tim Hà Nội ..................................................... 27
1.4.2. Mơ hình về cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại Trung tâm
Y tế thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương ........................................ 29
1.4.3. Mơ hình về xây dựng cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài
chính tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hải Dương ....................................... 31
1.4.4. Một số đánh giá và các bài học kinh nghiệm........................................... 34
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 36
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 36
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 36
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu ............................................................... 37
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 37
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 38
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG TĂNG CƢỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƢƠNG........... 41

3.1. Giới thiệu chung về Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương ..... 41
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng,
tỉnh Hải Dương ...................................................................................... 41
3.1.2. Đặc điểm Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ............ 41
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Y tế huyện
Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ............................................................... 42
3.1.4. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ........................................................ 46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

v

3.2. Thực trạng tự chủ tài chính tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng,
tỉnh Hải Dương ................................................................................... 47
3.2.1. Quy trình quản lý tài chính tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng,
tỉnh Hải Dương ................................................................................... 47
3.2.2. Cơ sở pháp lý tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm Y tế
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương .................................................... 52
3.2.3. Thực trang quản lý và khai thác nguồn thu ........................................... 54
3.2.4. Thực trang quản lý và các khoản chi tại Trung tâm Y tế huyện
Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương .............................................................. 57
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm
Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ............................................ 76
3.3.1. Nhân tố bên ngoài ................................................................................. 76
3.3.2. Nhân tố bên trong .................................................................................. 77
3.4. Đánh giá về thực trạng tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm Y tế
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương .................................................... 79
3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 79
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 81
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƢƠNG ....... 85

4.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng của Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng,
tỉnh Hải Dương..................................................................................... 85
4.1.1. Quan điểm, mục tiêu ............................................................................. 85
4.1.2. Định hướng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính 2014-2020 ................... 86
4.2. Giải pháp tăng cường cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Y tế
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương .................................................... 88
4.2.1. Tăng cường cơ chế nguồn thu ............................................................... 88
4.2.2. Tăng cường cơ chế quản lý chi tiêu - Hoàn thiện quy chế chi tiêu
nội bộ ................................................................................................... 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

vi
4.2.3. Thực hiện cơng khai tài chính ............................................................... 91
4.2.4. Tăng cường công tác quản lý tài sản nhà nước ..................................... 92
4.2.5. Kiện toàn bộ máy tổ chức, đội ngũ làm cơng tác kế tốn ..................... 94
4.2.6. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tài chính .............................. 94
4.2.7. Nâng cao nhận thức của cán bộ, viên chức và người lao động ............. 95
4.3. Một số kiến nghị ...................................................................................... 96
4.3.1. Kiến nghị với Bộ tài chính ................................................................... 96
4.3.2. Kiến nghị với Chính phủ ...................................................................... 97
KẾT LUẬN .................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

BHYT

Bảo hiểm Y tế

HC-TH


Hành chính - Tổng hợp

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

ĐVSN

Đơn vị sự nghiệp

NSNN

Ngân sách Nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

KH-TC

Kế hoạch - Tài chính

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình


TCMR

Tiêm chủng mở rộng

TP

Thành phố

TT

Thị trấn

KBNN

Kho bạc Nhà nước

XDCB

Xây dựng cơ bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp nguồn thu tài chính giai đoạn 2011 - 2013 của
Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương .................... 55
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp các nội dung chi Trung tâm Y tế huyện Cẩm

Giàng, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2013 ............................... 70
Bảng 3.3. Bảng chi tiết chi từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp giai đoạn
năm 2011 - 2013 cho Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng,
tỉnh Hải Dương ............................................................................. 71
Bảng 3.4. Bảng chi tiết chi từ nguồn thu tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng,
tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2013......................................................... 73
Bảng 3.5. Bảng chi tiết chi từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp giai đoạn
2011 - 2013 cho Trạm Y tế xã thuộc Trung tâm Y tế huyện
Cẩm Giàng .................................................................................... 74
Bảng 3.6. Bảng chi tiết chi từ nguồn thu giai đoạn 2011 - 2013 cho
Trạm Y tế xã thuộc Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng ............... 75
Bảng 3.7. Kết quả thu nhập tăng thêm tại Trung tâm y tế huyện Cẩm
Giàng, tỉnh Hải Dương (Khoản 523) ............................................ 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đang phấn đấu đến năm 2020,
nước Việt Nam ta trở thành một nước công nghiệp phát triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, có nền nơng nghiệp sinh thái phát triển, nền kinh tế đa dạng
và năng động, xã hội phát triển lành mạnh trong đó yếu tố con người và các
giá trị nhân văn được coi trọng và phát huy… để đạt điều đó Nhà nước đã đưa
ra các chế độ chính sách mới cho phù hợp với thời đại. Một trong những
chính sách đó là sự ra đời của Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ
"Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập" là một chủ trương

lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm từng bước giảm bớt sự can thiệp của cơ
quan quản lý Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập; tạo điều kiện cho
đơn vị sự nghiệp cơng lập thực hiện việc kiểm sốt chi tiêu nội bộ, phát huy
tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của người lao động; tạo quyền tự chủ, chủ
động cho đơn vị trong việc quản lý chi tiêu tài chính.
Đẩy mạnh tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp nghĩa là nhà nước
đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp công phải thay đổi lối tư duy và cách xử sự của
mình, theo hướng trở nên năng động hơn, hoạt động theo tinh thần doanh
nghiệp. Các đơn vị phải tính toán hiệu quả, và được hưởng thành quả tùy theo
hiệu quả của mình. Thay vì chờ nguồn ngân sách được cấp và tự giới hạn
mình trong phạm vi ấy và điều này sẽ có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao
chất lượng hoạt động.
Trung tâm y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương là đơn vị sự nghiệp
có thu thấp hoạt động trong lĩnh vực Y tế với chức năng là chăm sóc sức khỏe
ban đầu và phịng chống dịch bệnh… Với phương châm “Phấn đấu để người
dân được hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng, mọi người được sống trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

2
cộng đồng an toàn, phát triển về thể chất và tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh,
nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nịi” vì Cơng tác chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước
giao cho ngành Y tế, người thầy thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu là những
người âm thầm, lặng lẽ, không tên, không tuổi song họ mang lại những thành
công to lớn trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chính cơng tác dự
phịng và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến y tế cơ sở đã góp phần gián
tiếp thúc đẩy sự đi lên của nền kinh tế xã hội vì “Một quốc gia chỉ có thể vững
mạnh về nền kinh tế xã hội khi những người dân, những người trực tiếp làm

ra của cải vật chất có đủ sức khỏe để học tập và làm việc”.
Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/ 4/ 2006 đã tạo ra cơ chế quản lý
mới đối với các đơn vị sự nghiệp cơng nói chung và Trung tâm Y tế huyện
Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương nói riêng. Trong q trình hoạt động và thực hiện
cơ chế tự chủ về tài chính, trung tâm đã đạt được những bước tiến quan trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn cần khắc phục.
Là cán bộ công tác tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương và nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên tôi chọn đề tài: “Tăng cường tự
chủ tài chính tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương” làm luận
văn thạc sĩ để nghiên cứu những vấn đề thực tiễn nhằm đưa ra những giải pháp
giúp Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương tự chủ tốt hơn hoạt
động tài chính của đơn vị.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài
chính tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao công tác tự chủ tài chính tại Trung tâm Y tế
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

3

2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến cơ chế tự
chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện cơ chế

tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu và thực trạng thực hiện tự chủ
tài chính tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập chung nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, cụ thể trong việc
thực hiện tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu tại Trung tâm Y tế
huyện Cẩm Giàng, từ đó phân tích và tìm những giải pháp hồn thiện cơ chế
tự chủ tài chính.
3.2.2. Phạm vi về thời gian
Nội dung các vấn đề nghiên cứu trong đề tài sử dụng số liệu tại Trung
tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2013.
3.2.3. Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế tự
chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

4
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương nhằm chỉ ra những ưu
điểm, hạn chế và từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao công tác
tự chủ tài chính tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,… luận văn
có kết cấu gồm 04 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đơn vị sự nghiệp có thu và cơ

chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm Y tế
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao tự chủ tài chính của Trung tâm Y
tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CĨ THU
1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu
Đơn vị sự nghiệp là những tổ chức được thành lập để thực hiện các
hoạt động sự nghiệp, đó là những hoạt động cung cấp dịch vụ công cho xã hội
nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt động bình thường của xã hội, những hoạt
động này mang tính chất phục vụ là chủ yếu, khơng vì mục tiêu lợi nhuận.
Đơn vị sự nghiệp có thu là các đơn vị, cơ quan của Nhà nước thành lập
hoạt động nhằm duy trì phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể
thao, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu giống, vật nuôi, cây trồng, trạm, trại
nông lâm thuỷ lợi… nhằm cung cấp dịch vụ cơng cho xã hội mà khơng vì mục
đích sinh lợi. Trong q trình hoạt động các cơ quan này được Nhà nước cho
phép thu các loại phí như: học phí, viện phí,… để bù đắp một phần hay tồn bộ
chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức và bổ sung
tái tạo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.

Như vậy, hoạt động sự nghiệp có thu bao gồm hoạt động của các cơ sở
chủ yếu sau:
- Các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao
gồm các hoạt động giáo dục và đào tạo của các trường từ mầm non cho đến
đại học có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

6
- Các hoạt động khám chữa bệnh, phòng bệnh, điều dưỡng và phục hồi
chức năng của các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm điều dưỡng
và phục hồi chức năng.
- Các hoạt động của các đoàn nghệ thuật, trung tâm chiếu phim, nhà
văn hóa, thư viện, bảo tàng, đài phát thanh truyền hình, trung tâm thơng tin,
báo chí, xuất bản.
- Các hoạt động của các trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, câu lạc
bộ thể dục thể thao.
- Các hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và phát triển khoa học
công nghệ và môi trường.
- Các hoạt động của các trung tâm chỉnh hình, kiểm dịch an toàn lao động.
- Các dịch vụ tư vấn, dịch vụ giải quyết việc làm của các trung tâm tư
vấn và trung tâm giới thiệu việc làm.
- Các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế, bao gồm: nơng, lâm,
ngư nghiệp; giao thơng; cơng nghiệp; địa chính; khí tượng thủy văn.
Đơn vị sự nghiệp có thu phải đảm bảo có các điều kiện cần và đủ sau:
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập,
đăng ký hoặc cơng nhận.
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
- Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng các tài sản đó.

- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
1.1.2. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp có thu
- Đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ tài chính, được chủ động sử
dụng kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí hoạt động
thường xuyên ngân sách nhà nước cấp đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo
đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị NSNN đảm bảo tồn bộ kinh
phí hoạt động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

7
- Được vay tín dụng ngân hàng hoặc ngân hàng phát triển để mở rộng
và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ và tự
chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật.
- Được quản lý sử dụng tài sản nhà nước theo quy định đối với đơn vị
hành chính sự nghiệp. Đối với tài sản cố định sử dụng vào sản xuất và cung
ứng dịch vụ thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo chế độ áp dụng cho các
doanh nghiệp nhà nước. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu do
thanh lý tài sản cố định thuộc NSNN được để lại đầu tư tăng cường cơ sở vật
chất, đổi mới trang thiết bị của đơn vị.
- Được mở tài khoản tiền gửi ngân hàng để phản ánh các khoản thu, chi
của hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ; mở tài khoản tại KBNN để phản
ánh các khoản kinh phí thuộc NSNN.
- Được chủ động sử dụng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, sắp
xếp và quản lý lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị, thực
hiện chủ trương tinh giản biên chế của nhà nước.
- Được chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội
bộ để đảm bảo hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của
đơn vị; tăng cường cơng tác quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả

trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của
nhà nước.
- Đối với các khoản chi quản lý hành chính như: cơng tác phí, hội nghị
phí, cơng vụ phí, điện thoại… chi hoạt động nghiệp vụ thường xuyên thì tùy
theo từng nội dung cơng việc, xét thấy cần thiết thủ trưởng đơn vị được quyết
định mức chi cao hơn mức chi do nhà nước quy định trong phạm vi nguồn tài
chính được sử dụng.
- Đơn vị sự nghiệp có thu được xác định quỹ lương, tiền cơng để trả
cho người lao động trên cơ sở mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy
định. Phần thu nhập tăng thêm do thủ trưởng đơn vị tự quyết định (đối với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

8
đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động), tối đa khơng q 3
lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm (đối với đơn vị sự nghiệp tự
bảo đảm một phần chi phí hoạt động) và không quá 2 lần (đối với đơn vị sự
nghiệp được NSNN đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động) sau khi đã thực hiện
trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
- Kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên và các khoản thu
sự nghiệp, cuối năm chưa chi hết đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp
tục sử dụng.
- Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản
nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) đơn vị được
trích lập các quỹ như sau: trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động
sự nghiệp; trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; phần cịn lại trích lập
Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phịng ổn định thu nhập. Trong đó,
Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền
lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.

- Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương
tối thiểu hoặc thay đổi định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi NSNN thì các đơn vị
sự nghiệp phải bảo đảm tự trang trải các khoản chi tăng thêm theo chính sách
chế độ mới từ các nguồn thu sự nghiệp, các khoản tiết kiệm chi, các quỹ của
đơn vị.
1.1.3. Vai trị của đơn vị sự nghiệp có thu
Trong xã hội, mỗi lĩnh vực đều đóng một vai trị quan trọng. Tùy từng
lĩnh vực cụ thể như giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thơng tin, thể dục, thể
thao, khoa học cơng nghệ… sẽ có những vai trị khác nhau. Nhưng tựu chung
lại, chúng đều góp phần làm cho đất nước ngày càng phát triển và phồn vinh.
Vai trò của giáo dục đào tạo rất quan trọng, đã được Đảng ta khẳng
định là “quốc sách hàng đầu”. Nó có vai trò quan trọng trong việc “trồng
người”, từ bậc mẫu giáo đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

9
rồi đến đại học và trên đại học. Đầu tư cho giáo dục đào tạo được Đảng và
Nhà nước đặc biệt quan tâm, hàng năm số tiền dành cho lĩnh vực này là rất
lớn để góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo của đất nước.
Vai trò của y tế: Con người là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết
định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi
con người và của toàn xã hội, nhiệm vụ của ngành Y tế là chăm sóc sức khỏe
cho mọi người trong cộng đồng. Vì vậy đầu tư cho Y tế để mọi người đều
được chăm sóc sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của
đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và mỗi gia đình.
Vai trị của lĩnh vực văn hóa thơng tin là nền tảng tinh thần của xã hội,
góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển hội nhập cùng với các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới. Các hoạt động như phát thanh truyền hình,

báo, tạp chí, các buổi biểu diễn trong và ngồi nước, cung ứng các dịch vụ…
rất đa dạng và phong phú, có sự “hịa nhập nhưng khơng hịa tan”, góp phần
làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân.
Vai trò của sự nghiệp thể dục, thể thao góp phần nâng cao sức khỏe, thể
lực của nhân dân, nâng cao năng suất lao động và sức chiến đấu.
Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thơng tin, thể dục, thể
thao, khoa học công nghệ… nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng cho xã
hội, khơng nhằm mục đích sinh lời. Sản phẩm, dịch vụ công được cung ứng
nhằm đáp ứng lợi ích chung và lâu dài cho cộng đồng, cho xã hội bởi việc sử
dụng nó mang lại lợi ích cho nhiều người, nhiều đối tượng. Mặc dù việc cung
ứng đó có thể khơng mạng lại lợi nhuận cho chủ thể cung ứng bởi các sản
phẩm, dịch vụ của việc cung ứng gần như là miễn phí hoặc một khoản phí
nhỏ. Đó là những sản phẩm, dịch vụ đặc biệt như đạo đức, sức khỏe, trình độ
văn hóa, kiến thức khoa học... là những sản phẩm có giá trị vô hạn.
Mặt khác, các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thơng tin, thể
dục, thể thao… trong quá trình hoạt động được nhà nước cho phép thu các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

10
loại phí như học phí, viện phí... để bù đắp một phần hoặc tồn bộ chi phí hoạt
động thường xun của đơn vị, nhằm tăng thu nhập cho người lao động trong
đơn vị đồng thời giảm bớt gánh nặng cho nhà nước. Đó chính là sự tồn tại tất
yếu của các đơn vị sự nghiệp có thu như các đơn vị: trường học, bệnh viện,
trung tâm thể dục thể thao, viện nghiên cứu khoa học...
1.1.4. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu
Việc phân loại các đơn vị sự nghiệp có thu dựa trên nhiều tiêu thức
khác nhau, tùy theo từng tiêu thức mà đơn vị sự nghiệp có thu được chia
thành các loại sau:

* Căn cứ vào vị trí, đơn vị sự nghiệp có thu gồm:
- Đơn vị sự nghiệp có thu ở Trung ương như Đài Tiếng nói Việt Nam,
Đài Truyền hình Việt Nam, các bệnh viện, trường học... do các Bộ ngành, cơ
quan ở Trung ương quản lý.
- Đơn vị sự nghiệp có thu ở địa phương như Đài Tiếng nói Việt Nam,
Đài Truyền hình ở các địa phương, các bệnh viện, trường học... do địa
phương quản lý.
* Căn cứ vào chủ thể thành lập, đơn vị sự nghiệp có thu gồm:
- Đơn vị sự nghiệp có thu công lập là đơn vị do các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền trực tiếp ra quyết định thành lập.
- Đơn vị sự nghiệp có thu ngồi cơng lập (như bán công, dân lập, tư
nhân) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, đăng ký hoặc
cơng nhận.
- Đơn vị sự nghiệp có thu của các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp
thành lập.
- Đơn vị sự nghiệp có thu do các tổng cơng ty thành lập.
* Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


×