Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TRI THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.19 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM
ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TRI THỨC
Sinh viên thực hiện: Nhóm 10
Lớp: KTE406(1-1112). 3_LT
Hà Nội, 2011
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
I.Lý luận chung về nền kinh tế tri thức 7
1.Nền kinh tế tri thức 7
1.1.Khái niệmĐịnh nghĩa nền kinh tế tri thức 7
1.1.1. Kinh tế là gì? 7
1.1.2. Tri thức là gì? 7
1.1.3. Định nghĩa nNền kinh tế tri thức là gì? 8
1.2.Bản chất và một số đặc trưng của nền kinh tế tri thức 10
2.Đào tạo nguồn nhân lực và yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong trong nền
kinh tế tri thức 11
2.1.Khái niệm nNguồn nhân lực 12
2.1.1. Định nghĩaKhái niệm nguồn nhân lực 12
2.1.2. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức 13
2.2.Khái niệmđĐào tạo nguồn nhân lực hướng đến mục tiêu nền kinh tế tri thức
14
2.2.1. Khái niệm đàoĐịnh nghĩa tạo nguồn nhân lực 14
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực 15
II.Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay 16
1.Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay 16
1.1.Quy mô, phân bổ nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay 16
1.1.1. Quy mô về nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay 16


1.1.2. Phân bổ nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay 18
1.1.3. Đánh giá về quy mô, phân bổ nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay 19
1.2. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay 20
1.2.1. Trình độ học vấn 20
1.2.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật 20
1.3.Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức 24
2.Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam hiện nay 26
2.1.Hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay 26
2.2.Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay 27
2.2.1. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực 27
2.2.2.Nguồn lực đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực 28
2.3.Đánh giá tổng kết 33
2.3.1. Thành tựu 33
2.3.2. Hạn chế 34
2.3.3. Nguyên nhân 35
2
III.Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời đại Kinh tế tri
thức36
1.Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 36
1.1.Mục tiêu tổng quát 36
1.2.Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2011 – 2020 38
2.Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong
nền kinh tế tri thức 39
2.1.Có các chính sách phát triển giáo dục-đào tạo 39
2.1.1. Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục 39
2.1.2. Thu hút nguồn vốn đầu tư cho đào tạo 40
2.1.3. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực 41
2.2.Nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo 42
2.2.1.Đổi mới mạnh mẽ chương trình đào tạo 42

2.2.2.Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 45
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 1. Lực lượng lao động phân theo nhóm tuổi 16
BẢNG 2. Lực lượng lao động phân theo giới tính, thành thị - nông thôn 17
BẢNG 3. Phân bố lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế 18
BẢNG 4. Số lượng và tỷ trọng lao động phân theo loại hình kinh tế 19
BẢNG 5. Qui mô giáo dục Đại học và Cao đẳng 20
BẢNG 6. Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo trình độ chuyên
môn kỹ thuật thời lỳ 2007 - 2010 21
BẢNG 7. Trình độ chuyên môn kỹ thuật đã đạt được của dân số từ 15 tuổi trở lên
theo một số đặc trưng kinh tế-xã hội, 2009 21
BẢNG 8. Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã đạt được của dân số từ 15
tuổi trở lên theo nhóm tuổi, 2009 23
BẢNG 9. Phân bổ lao động theo ngành kinh tế và trình độ chuyên môn 24
BẢNG 10. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 24
BẢNG 11. Ngân sách dành cho giáo dục năm 2001-2010 29
BẢNG 12. Cơ sở vật chất dành cho các cấp đào tạo 29
BẢNG 13. Tỷ lệ giáo viên các cấp 31
BẢNG 14. Một số chỉ tiêu về khía cạnh nâng cao trí lực và kỹ năng lao động cho
phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2010 – 2020 38
4
LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ 21, thế kỷ của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá đã đặt ra các thách
thức đòi hỏi phải có các thay đổi trong đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các
yêu cầu và nhiệm vụ mới về nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng làm việc
trong nền kinh tế tri thức. Với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành khoa học
và công nghệ hiện đại, với hàm lượng chất xám chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong

các sản phẩm làm ra, con người càng tỏ rõ vai trò quyết định của mình trong tiến
trình phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại. Sự phát triển trong thời đại ngày
nay đòi hỏi con người phải bộc lộ đầy đủ hơn nữa "sức mạnh của bản chất con
người" một cách hiện thực và sinh động hơn, phong phú và đa dạng hơn, văn hoá
và trí tuệ với những cá tính độc đáo và những phẩm chất năng động, sáng tạo của
con người hiện đại. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, có
tính chất quyết định đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, mục
tiêu quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nguồn
nhân lực chính là chìa khoá của sự thành công. Nguồn nhân lực với trình độ tiên
tiến sẽ chính là nhân tố đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước, tiến tới nền kinh tế tri thức trong tương lai. Với một nước đang ở trình độ
phát triển chưa cao, trình độ nhân lực còn thấp như nước ta hiện nay thì không thể
không xây dựng một chính sách phát triển lâu bền, nâng cao dần chất lượng của
người lao động, phát huy nhân tố con người để phục vụ tốt nhất cho mục tiêu lớn
lao của toàn dân tộc, đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chính vì tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù
hợp với công cuộc hướng đến nền kinh tế tri thức trong thời đại hiện nay là vô
cùng to lớn, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Vấn đề đào tạo nguồn nhân
lực Việt Nam đáp ứng nhu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức”. Bài tiểu luận
của chúng em sẽ đi sâu vào phân tích những vấn đề sau:
I. Lí luận chung và những vấn đề cơ bản
II. Thực trạng nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực của Việt
Nam
5
III. Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam để đáp ứng nhu
cầu xây dựng nền KT tri thức
Trong quá trình thực hiện, bài tiểu luận của nhóm không thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của cô để nhóm tác giả Nhóm
tác giả rất mong nhận đc sự góp ý của cô để có thể hoàn thành bài tiểu luận một

cách tốt nhất.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm tác giả nhóm 10
6
NỘI DUNG
I. Lý luận chung về nền kinh tế tri thức
1. Nền kinh tế tri thức
Những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, dưới sự tác động mạnh mẽ
của tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ công nghệ thông tin, nền
kinh tế thế giới đang có bước chuyển từ thời đại của kinh tế công nghiệp sang
thời đại của kinh tế tri thức. Ngân hàng Thế giới (WB, 2000) đánh giá "Đối với
các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế tThế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri
thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức. Tri thức thực sự đã trở thành yếu
tố quan trọng nhất quyết định mức sống - hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư
liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các nền kinh tế phát triển nhất về công
nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức”.
1.1. Khái niệmĐịnh nghĩa nền kinh tế tri thức
1.1.1. Kinh tế là gì?
Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và
xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các
loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của
con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn. Các hoạt động kinh tế
thường được chia ra và đánh giá theo ba ngành kinh tế cơ bản: (1) Nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy hải sản; (2) Công nghiệp; và (3) Thương mại, ngân hàng, dịch
vụ, du lịch
Một hệ thống kinh tế là một tập hợp các nguyên tắc, cách thức và yếu tố
chi phối các hoạt động kinh tế. Các hệ thống kinh tế thường được nói đến gồm
kinh tế truyền thống, kinh tế kế hoạch, kinh tế thị trường, và kinh tế hỗn hợp.
1.1.2. Tri thức là gì?
Tri thức là:

- Các thông tin, tài liệu, cơ sở lý luận, kỹ năng đạt được bởi một tổ chức
hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay giáo dục đào tạo; các hiểu
7
biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về
nó.
- Những gì đã biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể.
- Các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự
có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
Tuy nhiên không có một định nghĩa chính xác nào về tri thức hiện nay
được mọi người chấp nhận. Trong khuôn khổ bài tiểu luận, ta hiểu “tri thức” là
“những hiểu biết mà con người có được qua quá trình nhận thức, học tập và
quan sát”.
1.1.3. Định nghĩa nNền kinh tế tri thức là gì?
Nền kinh tế tri thức, còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức (KBE - Knowledge
- Based Economy) là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở phát triển
khoa học và công nghệ cao.
Khái niệm kinh tế tri thức được sử dụng phổ biến hiện nay do Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra năm 1995: “Kinh tế tri thức là nền
kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định
nhất với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. ”.
Hiểu theo nghĩa đơn giản, kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó khoa học - công
nghệ, kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định hàng
đầu việc sản xuất ra của cải. Trong kinh tế tri thức, kỹ thuật cao là nhân tố quyết
định nhất, các ngành kỹ thuật cao trở thành những ngành mới thúc đẩy đổi mới
cơ cấu kinh tế, tri thức trở thành nhân tố quyết định nhất của sản xuất, khoa học
và công nghệ, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Không chỉ lấy tri thức, trí óc
làm yếu tố then chốt để phát triển kinh tế mà phải để nó tồn tại trực tiếp giống
như các yếu tố lao động và tài nguyên sản xuất.
Báo cáo kinh tế lấy tri thức làm nền tảng của tổ chức nghiên cứu của Liên
hợp quốc tương tự đinh nghĩa OECD đưa ra năm 1996: “Nền kinh tế tri thức là

nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất phân phối và sử dụng
tri thức và thông tin. ”
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa:
“Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và
8
sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra
của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế. ” (APEC 2000)
Sự ưu việt của nền kinh tế tri thức so với các nền kinh tế khác là ở chỗ:
trong kinh tế kế hoạch, các nguyên tắc, cách thức và yếu tố chi phối chủ đạo là
kế hoạch, do Chính phủ chỉ đạo và quản lý sản xuất cái gì, bao nhiêu và cho ai,
với sự nhấn mạnh đến yếu tố hướng tới phúc lợi xã hội. Trong kinh tế thị trường,
các nguyên tắc, cách thức và yếu tố chi phối chính là thị trường, ở đó các doanh
nghiệp tư nhân được khuyến khích hoạt động với mục tiêu thu lợi nhuận, các
nguồn lực được phân bổ theo cơ chế giá cả định đoạt bởi cung và cầu, với vai trò
hạn chế của Nhà nước. Khác với hai mô hình kinh tế kể trên, trong kinh tế tri
thức các nguyên tắc, cách thức và yếu tố chủ yếu chi phối các hoạt động kinh tế
là tri thức con người. Các tên gọi khác như kinh tế dựa trên tri thức (knowledge-
based economy) hay kinh tế được điều hành bởi tri thức (knowledge-driven
economy) cho ta một cách hiểu trực giác hơn với sự nhấn mạnh về vai trò nền
tảng và ảnh hưởng của tri thức trong kinh tế.
Như vậy, mỗi định nghĩa tuy có sự diễn giải đôi chút khác nhau, nhưng
nội dung cơ bản là thống nhất với định nghĩa của OECD đưa ra năm 1995. Một
số nhà khoa học đưa ra: “Những tiêu chí của nền kinh tế tri thức”, cho rằng có
thể gói gọn trong 4 con số 70%:
Một nước có thể được gọi là nền kinh tế tri thức khi:
- Có hơn 70% GDP đóng góp do ngành kinh tế tri thức
- Cơ cấu giá trị gia tăng có trên 70% giá trị do lao động trí óc mang
lại.
- Cơ cấu lao động có hơn 70% là công nhân trí thức
- Cơ cấu tư bản trên 70% là tư bản con người.

Theo đánh giá của LHQ thì đầu thế kỷ XXI có khoảng 20 nước sẽ tiến vào
nền kinh tế tri thức. Năm 1996 tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD)
đánh giá những nước có nền kinh tế tri thức mạnh nhất lúc đó là: Nước Đức có
ngành kinh tế tri thức chiếm 58, 6% tổng sản phẩm xã hội, Singapore 57, 3%,
Mỹ 55, 3%, Nhật 53%, Canada 51%, Úc 48% …
9
1.2. Bản chất và một số đặc trưng của nền kinh tế tri thức
Mọi hoạt động trong các nền kinh tế đều phải dựa vào tri thức và hiểu
biết, tuy nhiên điều làm nên sự khác biệt chính là mức độ khác nhau của sự sáng
tạo và sử dụng tri thức. Vì thế bản chất của nền kinh tế tri thức được thể hiện qua
02 đặc điểm: (1) đặc điểm công nghệ và (2) đặc điểm xã hội:
(1) Có một tỷ lệ cao các hoạt động kinh tế dựa trên hiểu biết và thành
tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, như khoa học về sự sống, công nghệ
thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ nano,
(2) Mọi hoạt động trong các ngành kinh tế đều dựa nhiều hơn và hiệu
quả hơn vào việc dùng tri thức trong một môi trường toàn cầu hóa, và kinh tế
được phát triển hài hòa với sự phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện đại đang tạo nên
bộ mặt mới của nền kinh tế, tạo tiền đề hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội
thông tin, với những nét đặc trưng nổi bật là:
 Vai trò quan trọng của công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ
thông tin
Nền kinh tế tri thức dựa chủ yếu vào các yếu tố thông tin và tri thức có vai
trò hàng đầu. Các ngành công nghệ cao (thông tin, sinh học, tự động hóa, vật liệu
mới ) phát triển nhanh chóng và có giá trị gia tăng nhanh. Nhịp độ tăng GDP
trong ngành công nghệ thông tin cao hơn 3 - 4 lần nhịp độ tăng tổng GDP; tốc độ
tăng việc làm do công nghệ thông tin tạo ra nhanh hơn từ 14 đến 16 lần so với
toàn bộ các ngành kinh tế còn lại. Trong nền kinh tế tri thức, việc phát triển kinh
tế có liên quan nhiều đến sở hữu trí tuệ, sáng tạo và sử dụng thông tin, đặc biệt
trong các ngành sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng cao về trí tuệ trên cơ sở

đầu tư mạnh mẽ vào vốn con người (Human Capital).
 Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Thời gian từ kết quả nghiên cứu khoa học đến công nghệ và đưa sản phẩm
ra thị trường ngày càng rút ngắn. Thế kỷ 19 là 60-70 năm; thế kỷ 20 là 30 năm;
thập niên 1990 chỉ còn 3 năm. Thị trường công nghệ mới, sản phẩm mới gia tăng
nhanh chóng: Để đạt mức 500 triệu người sử dụng điện thoại phải mất 74 năm;
radio 38 năm; ti vi: 13 năm; nhưng Internet chỉ có 3 năm. Phòng thí nghiệm, cơ
10
quan khoa học, ngoài nghiên cứu còn mang cả chức năng sản xuất, kinh doanh.
Quá trình đổi mới công nghệ diễn ra còn nhanh hơn cả khả năng thích nghi của
con người. Lực lượng sản xuất tinh thần đang chiếm ưu thế; tri thức (tức là các
thành tựu của KH&CN) trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so
với các sản phẩm vật chất khác, vì nó tạo ra giá trị mới ngày càng chiếm tỷ trọng
lớn hơn trong GDP.
 Thời gian để tiến hành công nghiệp hóa được rút ngắn
Nhờ cuộc cách mạng KH&CN mới, những nước nghèo có thể tìm được cơ
hội để phát triển, nếu tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp cận được
trình độ KH&CN hiện đại. Ở thế kỷ 18, một nước muốn CNH phải mất khoảng
100 năm; cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là khoảng 50 - 60 năm; trong những thập
kỷ 70 - 80 là khoảng 20 - 30 năm; đến cuối thế kỷ 20, quãng thời gian này có thể
còn ngắn hơn nữa.
 Nguồn nhân lực trong xã hội nhanh chóng được tri thức hóa
Con người phải làm việc bằng năng lực trí tuệ là chính, càng không phải
chỉ là năng lực thể chất. Cơ cấu lao động xã hội thay đổi căn bản: Nhân lực trong
các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ xử lý thông tin và dịch vụ tri thức tăng
nhanh. Sự cách biệt giàu nghèo về thực chất là sự cách biệt về tri thức và năng
lực tạo ra tri thức. Các nước đang phát triển chỉ bằng con đường phát triển
KH&CN, giáo dục - đào tạo nhằm tăng nhanh vốn tri thức, mới có thể rút ngắn
khoảng cách với các nước phát triển.
 Cơ cấu kinh tế, hình thức tổ chức xã hội thay đổi cơ bản

Hai ngành công nghiệp và nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp và chiếm đa số là
các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học
công nghệ. Một số cơ cấu tổ chức cũ theo kiểu kim tự tháp (phân cấp trên, dưới)
biến thành cơ cấu mạng lưới. Mọi hoạt động chỉ đạo, điều hành của hệ thống
hành chính, của các cơ quan, xí nghiệp đều thông qua mạng máy tính ….
2. Đào tạo nguồn nhân lực và yêu cầu đối với nguồn nhân lực
trong trong nền kinh tế tri thức
11
2.1. Khái niệm nNguồn nhân lực
2.1.1. Định nghĩaKhái niệm nguồn nhân lực
Thuật ngữ nguồn nhân lực (human resources) xuất hiện vào thập niên 80
của thế kỷ XX khi mà có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng
con người trong kinh tế lao động. Đó là bước phát triển mới cao hơn về tư duy và
nhận thức trong nghiên cứu người lao động và trong đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực.
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là tất cả những
kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có
quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Quan niệm về nguồn
nhân lực theo hướng tiếp cận này có phần thiên về chất lượng của nguồn nhân
lực. Trong quan niệm này, điểm được đánh giá cao là coi các tiềm năng của con
người cũng là năng lực, khả năng để từ đó có những cơ chế thích hợp trong quản
lý, sử dụng.
Ở nước ta khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi từ khi bắt đầu
công cuộc đổi mới. Điều này được thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu về
nguồn nhân lực. Theo giáo sư Phạm Minh Hạc, “nguồn nhân lực cần phải hiểu là
tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham
gia một công việc nào đó”
1
.
Ở dạng khái quát nhất, có thể hiểu nguồn nhân lực là “ một phạm trù dùng

để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình
tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương
lai. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và
cơ cấu dân số, nhất là số lượng và chất lượng con người có đủ điều kiện tham gia
vào nền sản xuất xã hội”

2
1
Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá – 2001.
2
Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực – trường ĐH Kinh tế quốc dân - khoa Kinh tế và quản lí nguồn nhân
lực, NXB ĐH kinh tế quốc dân – 2009, PGS. TS Trần Xuân Cầu (chủ biên); PGS. TS Mai Quốc Chánh.
12
2.1.2. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri
thức
Nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế tri thức phải là
nguồn nhân lực chất lượng cao. Ở Việt Nam, cụm từ nguồn nhân lực chất lượng
cao (NNLCLC) mới được đề cập nhiều từ khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất
cũng như những tiêu chí cơ bản để xác định thế nào là NNLCLC. Về vấn đề này
C. Mác đã từng quan niệm: “Nền công nghiệp do toàn xã hội thực hiện một cách
tập thể và có kế hoạch lại càng cần có những con người có năng lực phát triển
toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất”. Ông cũng phân tích “lao
động giản đơn” và “lao động phức tạp” và kết luận: lao động phức tạp (lao động
được đào tạo) là bội số của lao động giản đơn. Các nhà kinh tế học cũng cho
rằng: NNL mà hạt nhân của nó là lao động kĩ thuật là toàn bộ thể lực, trí lực với
trình độ chuyên môn, kĩ năng mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại
thu nhập vượt trội trong tương lai. Nguồn nhân lực chất lượng cao được hiểu là
bộ phận lao động xã hội có trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật cao; có kĩ
năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh

chóng của công nghệ sản xuất; có sức khỏe và phẩm chất tốt, có khả năng vận
dụng sáng tạo những tri thức, những kĩ năng đã được đào tạo vào quá trình lao
động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Như vậy, nguồn nhân lực phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản đó là người
lao động cần phải:
- Được nâng cao về trình độ dân trí.
- Có tinh thần tự giác ham muốn học hỏi, tác phong kỉ luật và đạo
đức trong công việc.
- Có khả năng thích ứng và có tính linh hoạt cao.
- Có khả năng sáng tạo cao, tư duy đột phá.
(Theo kết quả điều tra khảo sát ý kiến các nhà tuyển dụng gần đây của
Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM)
Nền sản xuất công nghiệp còn đòi hỏi ở người lao động phải có các năng
lực cần thiết như: có kỷ luật tự giác, biết tiết kiệm nguyên vật liệu và thời gian,
có tinh thần trách nhiệm, có tinh thần hợp tác và tác phong lao động công nghiệp,
13
lương tâm nghề nghiệp, … nghĩa là phải có văn hóa lao động công nghiệp. Một
người lao động, dù lao động cơ bắp tay hay lao động trí óc đều cần có sức vóc
thể chất tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào hoạt động
thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Ba tiêu chí trên là điều kiện cần
để đánh giá chất lượng lao động, còn điều kiện đủ là khả năng tư duy đột phá
trong công việc, hay còn gọi là tính sáng tạo. Đây là một động lực quan trọng
thúc đẩy sự phát triển, đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức ngày nay. Đứng yên
nghĩa là đang thụt lùi, nếu không liên tục có những ý tưởng sáng tạo thì hoạt
động của các tổ chức nói riêng và suy rộng ra là đất nước sẽ không thể phát triển,
và ngày càng bị trì trệ. Tiêu chí này sở được xem như điều kiện đủ và là tiêu chí
cao nhất.
2.2. Khái niệmđĐào tạo nguồn nhân lực hướng đến mục tiêu
nền kinh tế tri thức
2.2.1. Khái niệm đàoĐịnh nghĩa tạo nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng và khả
năng thuộc một nghề, một chuyên môn nhất định để người lao động thực hiện có
hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình.
Đào tạo nguồn nhân lực còn được hiểu là các hoạt động học tập nhằm
giúp cho con người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm
vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững
hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập làm cho người lao động
nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao
trìn độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả

n3
.
Đào tạo nguồn nhân lực là cần thiết cho sự thành công của tổ chức và sự
phát triển chức năng của con người. Việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ được
thực hiện bên trong một tổ chức, mà còn bao gồm một loạt những hoạt động khác
được thực hiện từ bên ngoài, như: học việc, học nghề và hành nghề.
Kết quả của quá trình đào tạo nguồn nhân lực sẽ nâng cao chất lượng, phát
triển nguồn nhân lực đó.
3
Giáo trình quản trị nhân lực – trường ĐH Kinh tế quốc dân – bộ môn Quản trị nhân lực, NXB ĐH
KTQD – 2007, Nguyễn Văn Điềm và PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân (chủ biên)
14
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực
Giáo dục phổ thông: số lượng học sinh phổ thông ở các trình độ tốt nghiệp
trung học cơ sở và phổ thông trung học hàng năm là nguồn cung cấp đầu vào cho
đào tạo nguồn nhân lực. Số lượng học sinh phổ thông hàng năm càng lớn cũng có
nghĩa là đòi hỏi hệ thống giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề và giáo dục cao đẳng
đại học phải mở rộng để thu hút và đáp ứng nhu cầu học tập của họ. Tuy nhiên,
trong giáo dục phổ thông, cái quyết định chất lượng đào tạo nguồn nhân lực là
chất lượng giáo dục chứ không phải số lượng. Do đó, nâng cao chất lượng giáo

dục phổ thông, có kế hoạch triển khai và thực hiện tốt định hướng nghề nghiệp
cho học sinh phổ thông sẽ là tiền đề quyết định chất lượng và cơ cấu đào tạo
nguồn nhân lực (ví dụ như cơ cấu dạy nghề với cơ cấu giáo dục cao đẳng, đại
học từ phía cầu/ người học).
Các nguồn lực đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực: việc phát triển hệ thống
các trường đào tạo, giảng đường, trang thiết bị phục vụ cho học tập và đào tạo, số
lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo
cũng như qui mô đào tạo. Mặt khác, dưới góc độ kinh tế của giáo dục, mỗi người
khi đầu tư vốn nhân lực của mình sẽ phải xem xét và tính toán lợi ích thu được so
với chi phí đầu tư vào việc học tập, nâng cao trình độ lành nghề, chuyên môn để
có quyết định lực chọn giữa tiếp tục học hay đi làm.
Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của chính phủ quốc gia:
Các chính sách của chính phủ, quốc gia có ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo
của nước nhà.
Tín hiệu thị trường là dòng thông tin thu nhận từ thị trường lao động bao
gồm các thông điệp, mẩu tin, hoặc các chỉ số như tiền lương, việc làm, thất
nghiệp… Để có quyết định đúng người đầu tư vào đào tạo cần có những thông
tin đầy đủ, đúng với thực tế khách quan và xử lý một cách khoa học.
15
II. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay
1. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
1.1. Quy mô, phân bổ nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
1.1.1. Quy mô về nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
1.1.1.1. Phân theo nhóm tuổi
BẢNG 1. Lực lượng lao động phân theo nhóm tuổi
Đơn vị tính: Nghìn người
Năm Tổng số
Chia ra
15 - 24 25 - 49 50+
2005 44 904, 5 9 168, 0 28 432, 5 7 304, 0

2006 46 238, 7 9 727, 4 29 447, 7 7 063, 6
2007 47 160, 3 8 561, 8 29 392, 1 9 206, 4
2008 48 209, 6 8 734, 3 29 973, 4 9 501, 9
2009 49 322, 0 9 184, 7 30 285, 1 9 852, 2
Sơ bộ 2010 50 392, 9 9 245, 4 30 939, 2 10 208, 3
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Có sự khác nhau đáng kể về tỷ trọng phân bố lực lượng lao động giữa các
nhóm tuổi, trong đó nhóm tuổi 25-49 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong quy mô lực
lượng lao động nước ta. Tỷ trọng nhóm tuổi từ 15-24 có xu hướng giảm dần qua
các năm, từ 20, 42% (2005) xuống 18, 35% (2010). Tỷ trọng nhóm tuổi trên 50
có xu hướng tăng dần từ 16, 27% (2005) đến 20, 26% (2010).
Lý do giải thích thực trạng trên là do dân số nước ta đang có xu hướng già
hóa. Kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy, chỉ số già hóa dân số của
Việt Nam tăng do tỷ lệ người cao tuổi tăng, trong khi tỉ lệ trẻ em giảm mạnh
trong thập kỷ qua. Chỉ số này cao hơn mức trung bình của các nước khu vực
Đông Nam Á (30%) do đó Việt Nam được coi là đang bước vào thời kỳ dân số
vàng. Dân số vàng là giai đoạn khi có 2 người trong độ tuổi lao động mới có 1
người trong độ tuổi phụ thuộc. Cơ cấu dân số già (hay già hóa dân số) được chia
thành 2 giai đoạn. Khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt 10% thì gọi là dân số
đang già, còn khi tỷ lệ này đạt 20% thì là giai đoạn dân số đã già. Tốc độc già
16
hóa dân số của nước ta tăng một cách chóng mặt là do tuổi thọ bình quân ngày
càng tăng trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết tử giảm.
1.1.1.2. Phân theo giới tính, thành thị/nông thôn và các
vùng kinh tế - xã hội năm 2010:
BẢNG 2. Lực lượng lao động phân theo giới tính, thành thị - nông thôn
Nơi cư trú/các vùng kinh
tế - xã hội
Lực lượng lao động
(nghìn người)

Tỷ trọng (%) %
Nữ
Tổng số Nam Nữ
Toàn quốc 50 837, 3 100, 0
100,
0
100,
0
48, 6
Thành thị 14 231, 0 28, 0 28, 6 27, 4 47, 6
Nông thôn 36 606, 2 72, 0 71, 4 72, 6 49, 0
Các vùng kinh tế - xã hội
Trung du và miền núi phía
Bắc
6 942, 0 13, 7 13, 3 14, 1 50, 0
Đồng bằng sông Hồng 11 554, 5 22, 7 21, 8 23, 7 50, 6
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung
11 040, 7 21, 7 21, 3 22, 1 49, 5
Tây Nguyên 2 957, 5 5, 8 5, 9 5, 8 48, 2
Đông Nam Bộ 8 124, 6 16, 0 16, 4 15, 5 47, 2
Đồng bằng sông Cửu Long 10 218, 0 20, 1 21, 2 18, 9 45, 7
Nguồn: Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2010 (Tổng cục Thống Kê)
• Xét theo cơ cấu thành thị - nông thôn:
Trong vòng ba thập kỷ qua, mặc dù có sự tăng lên đáng kể về tỷ trọng lực
lượng lao động khu vực thành thị, nhưng đến năm 2010, gần 3/4 (72%) lực lượng
lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn.
• Xét theo cơ cấu giới tính:
Trong tổng số lực lượng lao động của cả nước, nữ giới chiếm tỷ trọng thấp
hơn nam giới (48, 6% nữ giới so với 51, 4% nam giới). Theo kết quả Tổng điều

tra dân số, trong vòng 30 năm qua, tỷ trọng nữ chiếm trong lực lượng lao động
thay đổi rất ít (TĐT 1989: 48, 8%; TĐT 1999: 48, 2%; TĐT 2009: 48%).
Tỷ trọng nữ trong lực lượng lao động chênh lệch không đáng kể giữa thành
thị và nông thôn, nhưng thay đổi ở mức thấp nhất là 45, 7% ở Đồng bằng sông
Cửu Long lên mức cao nhất là 50, 6% ở Đồng bằng sông Hồng. Số liệu cho thấy
có sự ngược chiều về mức độ tham gia vào lực lượng lao động giữa hai giới ở hai
17
vùng Đồng bằng lớn nước ta. Trong khi ở Đồng bằng sông Cửu Long, nữ giới
chiếm tỷ trọng thấp hơn đáng kể so với nam giới (45,7% so với 54,3%), thì ở
Đồng bằng sông Hồng tỷ trọng đó gần như cân bằng giữa nữ giới và nam giới
(50,6% so với 49,4%). Nguyên nhân là do nhiều phụ nữ ở khu vực phía Nam
(vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ) chủ yếu làm công việc nội
trợ, không tham gia hoạt động kinh tế.
• Xét theo cơ cấu các vùng kinh tế:
Trong 6 vùng kinh tế-xã hội, gần hai phần ba2/3 lực lượng lao động (64, 5%
tổng lực lượng lao động của cả nước) tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông
Hồng, Bắc Trung Bộ và; Duyên hải miền Trung, và Đồng bằng sông Cửu long.
Như vậy khu vực nông thôn và 3 vùng kinh tế-xã hội này là những nơi cần có các
chương trình khai thác nguồn lực lao động, tạo việc làm và đào tạo nghề trong
những năm tới.
1.1.2. Phân bổ nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
1.1.2.1. Phân theo ngành kinh tế
BẢNG 3. Phân bố lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế
thời kỳ 2005 - 2010
Nông, lâm, thủy
sản
Công nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ
2005 55, 1 17, 6 27, 3

2006 54, 3 18, 2 27, 6
2007 52, 9 18, 9 28, 1
2008 52, 3 19, 3 28, 4
2009 51, 5 20, 0 28, 4
2010 48, 7 21, 7 29, 6
Nguồn: Niên giám thống kê 2005-2009; Điều tra lao động và việc làm 2010
(Tổng cục Thống Kê)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
một chủ trương của Đảng và Nhà nước. Quá trình này tất yếu làm tăng tỷ trọng
lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, và làm giảm tỷ
trọng lao động nông nghiệp. Số liệu cho thấy chuyển dịch cơ cấu lao động trong
10 năm qua theo ba khu vực kinh tế chính ở nước ta. Đến nay, khu vực "Nông,
lâm, thủy sản" chiếm 48, 7% lao động (giảm 6, 4% so với năm 2005), khu vực
18
"Công nghiệp và xây dựng" chiếm 21, 7% (tăng 4, 1% so với năm 2005) và khu
vực "Dịch vụ" chiếm 29, 6% (tăng 2, 3% so với năm 2005).
1.1.2.2. Phân theo thành phần kinh tế
BẢNG 4. Số lượng và tỷ trọng lao động phân theo loại hình kinh tế
Loại
hình
kinh tế
1/8/2007 1/9/2009 1/7/2010
Số lượng
(Nghìn
người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(Nghìn
người)

Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(Nghìn
người)
Tỷ trọng
(%)
Tổng số 45 868, 9 100, 0 47 999, 4 100, 0 49 465, 7 100, 0
Cá nhân 36 811, 0 80, 3 37 716, 8 78, 6 38 820, 3 78, 5
Tập thể 266, 2 0, 6 226, 5 0, 5 364, 1 0, 7
Tư nhân 2 750, 5 6, 0 3 864, 8 8, 0 3 745, 5 7, 6
Nhà
nước
5 073, 6 11, 1 4 793, 7 10, 0 4 780, 1 9, 7
Vốn đầu
tư nước
ngoài
967, 6 2, 1 1 397, 6 2, 9 1 755, 7 3, 5
Nguồn:: Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2010 (Tổng cục Thống Kê)
Tính đến 01/07/2010 khu vực "cá nhân" chiếm tỷ trọng tới 78, 5%, tương
ứng với khoảng 38, 8 triệu lao động. “Tập thể” là loại hình kinh tế chủ đạo trong
những năm 70 đã có nhữứng đóng góp xứng đáng vào sự nghệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội nước ta thì nay chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (0, 7%). "Tư nhân" và
"Vốn đầu tư nước ngoài" là hai loại hình kinh tế năng động nhưng tỷ trọng lao
động đang làm việc trong loại hình này còn khá khiêm tốn. Số liệu trong các
cuộc điều tra từ năm 2007 đến năm 2010 cho thấy tỷ trọng lao động làm việc ở
khu vực "Tư nhân" và "Vốn đầu tư nước ngoài" đang tăng lên, điều này cho thấy
thị trường lao động ở nước ta đã đang phát triển trong thời gian qua, nhưng vẫn
còn ở mức thấp.
1.1.3. Đánh giá về quy mô, phân bổ nguồn nhân lực Việt Nam

hiện nay
 Ưu điểm
- Nguồn nhân lực dồi dào, độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao trong tổng
số dân.
19
- Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tăng tỷ trọng các ngành công
nghiệp-dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
 Nhược điểm
- Xu hướng già hóa dân số ảnh hưởng tới quy mô lực lượng lao động.
- Cơ cấu lao động chưa có sự phân bổ đồng đều giữa các ngành., tập
trung nhiều nhất vẫn là các ngành nông-lâm-thủy sản.
1.2. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
1.2.1. Trình độ học vấn
BẢNG 5. Qui mô giáo dục Đại học và Cao đẳng
Giáo dục đại học và cao đẳng
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Số sinh viên (Nghìn SV)
1387.
1
1666.
2
1603.
5
1719.
5
1956. 2
Công lập 1226. 7 1456. 7 1414. 7 1501. 3 1656, 4
Ngoài công lập 160. 4 209. 5 188. 8 218. 2 299, 8
Trong đó: Hệ dài hạn 836. 7 917. 2 1033. 2 1203. 5 -
Công lập 698. 4 754. 9 864. 9 982. 1 -

Ngoài công lập 138. 3 162. 3 168. 3 221. 4 -
Số sinh viên tốt nghiệp (Nghìn
SV)
210. 9 232. 5 234. 0 222. 7 246. 6
Công lập 195. 0 216. 5 215. 2 208. 7 223. 9
Ngoài công lập 15. 9 16. 0 18. 8 14. 0 22. 7
Nguồn: Bộ giáo dục và Đào tạo
Từ năm 2005 đến nay quy mô giáo dục đại học và cao đẳng đã tăng đáng kể.
Hàng năm, số sinh viên từ khu vực nông thôn, miền núi đều chiếm khoảng 70%
tổng số tuyển mới. Mặc dù có chuyển biến, nhưng cơ cấu đào tạo giữa giáo dục
ĐH với giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa hợp lý, chưa đáp ứng nhu cầu nhân lực
trình độ cao của thị trường lao động. Số học viên cao học và nghiên cứu sinh
tăng quá nhanh trong khi chưa đủ điều kiện bảo đảm chất lượng.
1.2.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Kết quả điều tra lao động và việc làm năm 2010 cho thấy tỷ trọng lao
động đã qua đào tạo của nước ta vẫn còn thấp. Trong số 50, 8 triệu người từ 15
tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có hơn 7, 4 triệu người đã
20
qua đào tạo, chiếm 14, 7% tổng lực lượng lao động. Như vậy, lực lượng lao động
nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp.
Hiện cả nước có hơn 43, 2 triệu lao động (chiếm 85, 3% lực lượng lao động)
chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó. Con số này
đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực
lao động phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của
nước ta.
BẢNG 6. Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo trình độ
chuyên môn kỹ thuật thời lỳ 2007 - 2010
Đơn vị: phần trăm
Trình độ chuyên môn kỹ thuật Điều tra
1/8/2007 1/9/2009 1/7/2010

Tổng số 17. 7 17. 6 14. 7
Dạy nghề 5. 3 6. 3 3. 8
Trung cấp chuyên nghiệp 5. 6 4. 4 3. 5
Cao đẳng 1. 9 1. 7 1. 7
Đại học trở lên 4. 9 5. 2 5. 7
Nguồn: Bộ giáo dụcvà Đào tạo
So sánh kết quả điều tra lao động và việc làm từ năm 2007 đến năm 2010
cho thấy lao động đã qua đào tạo trình độ từ đại học trở lên có xu hướng tăng và
hiện ở mức khoản 5,. 7% (năm 2010), trong khi đó tỷ trọng lao động đã qua đào
tạo trình độ dạy nghề đang có xu hướng giảm.
BẢNG 7. Trình độ chuyên môn kỹ thuật đã đạt được của dân số từ 15 tuổi
trở lên theo một số đặc trưng kinh tế-xã hội, 2009
Đơn vị tính: Phần trăm
Đặc điểm Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau Đại học
Chung 2, 6 4, 7 1, 6 4, 2 0, 2
Nam 3, 7 5, 5 1, 4 4, 8 0, 3
Nữ 1, 5 4, 0 1, 8 3, 5 0, 1
Thành thị 4, 4 7, 6 2, 5 10, 2 0, 6
Nông thôn 1, 8 3, 5 1, 2 1, 5 0, 0
Dân tộc Kinh 2, 8 5, 0 1, 8 4, 6 0, 2
21
Các dân tộc khác 1, 1 2, 8 0, 7 1, 1 0, 03
Nguồn: Bộ giáo dục và Đào tạo
Kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ dân số có trình độ chuyên môn kỹ thuật
cao tương đối thấp, chỉ có 1, 6% tốt nghiệp cao đẳng, 4, 2% tốt nghiệp đại học và
0, 21% tốt nghiệp thạc sỹ trở lên. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhóm dân số
nam cao hơn so với nhóm dân số nữ ở tất cả các mức, trừ mức cao đẳng (tỷ lệ tốt
nghiệp cao đẳng của nữ là 1, 8%, cao hơn so với tỷ lệ 1, 4% của nam). Như vậy
có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trình độ
càng cao thì sự chênh lệch càng rõ rệt. Tỷ lệ dân số nông thôn tốt nghiệp cao

đẳng thấp hơn 2 lần so với thành thị, nhưng thấp hơn tới 6 lần ở trình độ đại học
và tới 20 lần ở trình độ trên đại học. Ssự khác biệt về trình độ chuyên môn kỹ
thuật cũng khá lớn khi so sánh dân tộc Kinh với các nhóm dân tộc khác.
22
BẢNG 8. Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã đạt được của dân số từ
15 tuổi trở lên theo nhóm tuổi, 2009
Đơn vị tính: Phần trăm
Nhóm tuổi Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học
15–19 0, 9 0, 4 0, 1 0, 1 0, 00
20–24 3, 0 7, 1 2, 6 2, 9 0, 02
25–29 3, 6 7, 3 3, 3 8, 3 0, 3
30–34 3, 4 4, 1 2, 1 7, 6 0, 4
35–39 3, 2 3, 7 1, 3 4, 7 0, 3
40–44 2, 7 4, 2 1, 4 3, 6 0, 2
45–49 2, 7 5, 4 1, 5 4, 2 0, 3
50–54 2, 8 6, 3 1, 6 4, 2 0, 3
55–59 2, 5 6, 9 1, 8 4, 5 0, 3
60–64 2, 5 7, 5 1, 5 4, 5 0, 2
65+ 1, 1 3, 1 0, 6 2, 3 0, 2
Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo
Số liệu thống kê trên đây cho thấy: Với trình độ sơ cấp, nhóm 30-39 tuổi
có tỷ lệ cao nhất (từ 3, 4 -3, 6%). Với trình độ Trung cấp, nhóm tuổi từ 65 trở lên
có tỷ lệ cao nhất (7, 5%), tiếp theo là nhóm 30-34 tuổi (7, 3%). Với trình độ Cao
đẳng, nhóm 30-34 tuổi cũng có tỷ lệ cao nhất (3, 3%) so với các nhóm tuổi khác.
Nhóm 30-34 tuổi và 35-39 tuổi cũng là các nhóm có trình độ đại học cao nhất.
dân số trong nhóm tuổi này là những người được sinh ra sau khi thống nhất đất
nướcvà có nhiều cơ hội học tập hơn các thế hệ trước khi đất nước bước vào thời
kỳ mở cửa. Đđiều này giải thích nhóm tuổi này có trình độ chuyên môn kỹ thuật
cao nhất trong dân số. Tỷ lệ tốt nghiệp trên đại học rất thấp, dưới mức 0, 5% ở tất
cả các nhóm tuổi. Tỷ lệ dân số có trình độ đại học và trên đại học thấp đang là

một vấn đề nổi cộm về chất lượng nhân lực tại Việt Nam.
23
1.3. Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế
tri thức
BẢNG 9. Phân bổ lao động theo ngành kinh tế và trình độ chuyên môn
Đơn vị: người
1. Khu vực
nông nghiệp
Không có
trình độ CMKT
Trung cấp,
dạy nghề
Cao đẳng,
đại học trở lên
KXĐ
Năm 2007 19, 265, 945 576644 75, 989 21, 058
Năm 2008 20, 408, 644 525098 90, 227 13, 996
Năm 2009 19, 024, 070 693350 70, 156
Năm 2010 20, 281, 264 344914 81, 300 79, 919
2. Khu vực công
nghiệp và xây dựng
Không có
trình độ CMKT
Trung cấp,
dạy nghề
Cao đẳng,
đại học trở lên
KXĐ
Năm 2007 7, 100, 248 1448586 542, 096 8, 009
Năm 2008 6, 902, 876 1647579 511, 407 19, 434

Năm 2009 8, 321, 474 1319258 530, 157 781
Năm 2010 8, 825, 592 977972 547, 534 30, 293
3. Khu vực dịch vụ
Không có
trình độ CMKT
Trung cấp,
dạy nghề
Cao đẳng,
đại học trở lên
KXĐ
Năm 2007 8, 065, 974 2599536 2, 378, 790 11, 762
Năm 2008 7, 541, 135 2770362 2, 535, 895 32, 510
Năm 2009 8, 566, 168 2612247 2, 580, 067
Năm 2010 8, 729, 013 2032569 2, 890, 741 34, 574
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nguồn nhân lực không có trình độ chuyên môn của nước ta còn nhiều và
chủ yếu tập trung ở khu vực nông nghiệp (năm 2010 tỷ trọng nguồn nhân lực
chưa qua đào tạo trong ngành nông nghiệp chiếm tới 97,. 57%). Trong khi đó,
mặc dù số lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên liên tục tăng qua các
năm đặc biệt trong khu vực dịch vụ tuy nhiên tỷ trọng của nhóm lao động này
vẫn còn thấp.
BẢNG 10. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
Đơn vị: người
Không có trình
độ CMKT
Trung cấp,
dạy nghề
CĐ, ĐH trở
lên
KXĐ Tổng Cơ

cấu
công
Cơ cấu
lao
động
24
nhân
trí
thức
(%)
đã qua
đào
tạo(%)
Năm
2007
34, 438, 029 4, 627, 372 2, 997, 959 40, 829
42, 104,
189
7. 12 13. 73
Năm
2008
34, 886, 509 4, 955, 284 3, 147, 967 66, 114
43, 055,
875
7. 31 18. 82
Năm
2009
35, 919, 481 4, 624, 855 3, 180, 380 781
43, 725,
498

7. 27 17. 85
Năm
2010
38, 058, 360 3, 362, 632 3, 521, 851 147, 638
45, 090,
481
6. 36 15. 27
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tỷ trọng công nhân trí thức trong lực lượng lao động của nước ta vẫn còn
rất thấp (năm 2010 là 6, 36%), chưa đạt đến tiêu chuẩn của nền kinh tế tri thức.
Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo của nước ta có cải thiện từ năm 2007
đến 2008 (từ 13, 73% tăng lên 18, 82%) nhưng đến năm 2009, 2010, tỷ trọng này
lại có xu hướng giảm. Điều này cho thấy nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho
giáo dục và đào tạo còn chưa được sử dụng hợp lý, hiệu quả.
25

×