HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
[ \ [ \ [ \
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2010
VAI TRÒ CỦA VĂN HỌC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TƯ
TƯỞNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ PHÁT
TRIỂN Ở VIỆT NAM
(Mã số: B.10 - 32)
Cơ quan chủ trì: HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Hoàng Minh Lường
Khoa Kiến thức Giáo dục đại cương
Thư ký đề tài: TS. Trịnh Thị Bích Liên
Khoa Phát thanh – Truyền hình
8256
HÀ NỘI – 2010
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2010
VAI TRÒ CỦA VĂN HỌC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TƯ
TƯỞNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ PHÁT
TRIỂN Ở VIỆT NAM
(Mã số: B.10 - 32)
Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Hoàng Minh Lường
Khoa Kiến thức Giáo dục đại cương
Thư ký đề tài: TS. Trịnh Thị Bích Liên
Khoa Phát thanh – Truyền hình
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
HÀ NỘI – 2010
MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 4
3. Mục tiêu nghiên cứu
7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Cấu trúc của đề tài 8
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Văn học và công tác tư tưởng – những vấn đề
lý luận chung
9
1.1. Khái niệm văn học và công tác tư tưởng
9
1.2. Vai trß tác dụng cña v¨n häc ®èi víi c«ng t¸c t− t−ëng
28
1.3. Ưu thế đặc trưng của v
ăn học trong công tác tư tưởng 36
1.4. Phác thảo về văn học Việt Nam thời kỳ dổi mới và ảnh hưởng
của nó đối với tư tưởng thời cuộc
51
Chương 2. Vai trò của văn học đối với công tác tư tưởng
trong thời kỳ hội nhập và phát triển
62
2.1. Hiệu ứng tác động tích cực của văn học đối với công tác tư
tưởng thờ
i kỳ hội nhập phát triển
62
2.2. Những tác động tiêu cực của văn học thời kỳ đổi mới và hội
nhập đối với công tác tư tưởng hiện nay
2.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong chức năng
giáo dục tư tưởng của văn học thời kỳ hội nhập phát triển
111
Chương 3. Một số định hướng và giải pháp cơ bả
n nhằm tăng
cường hơn nữa vai trò của văn học đối với công tác tư tưởng
gtrong thời kỳ hội nhập và phát triển
133
3.1. Nh÷ng biÕn thiªn míi cña thêi cuéc hiÖn nay
133
3.2. Định hướng phát triển nền văn học cách mạng Việt Nam theo quỹ đạo
tư tưởng của Đảng trong thời kỳ hội nhập phát triển
138
3.3. Một số giải pháp tăng cường vai trò của công tác tư tưởng trong giai
đoạn hiện nay
154
KẾT LUẬN
170
TÀI LIỆU THAM KHẢO
174
PHN M U
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù có tác động trực tiếp
và sâu xa đến đời sống t tởng, tình cảm của cộng đồng. Từ xa đến nay
văn học luôn đồng hành cùng với lịch sử sinh tồn và phát triển của dân tộc.
Thời bình, văn học góp phần đắc lực vào công cuộc bình ổn nhân tâm,
khuyến dơng niềm tự hào dân tộc chân chính, khích lệ khát vọng sống lành
mạnh và góp phần nhân đạo hoá con ngời. Khi đất nớc có chiến tranh, văn
học phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp đánh giặc cứu nớc, phò chính trừ tà.
Trải qua các cuộc chiến tranh vệ quốc hào hùng của dân tộc, văn học nghệ
thuật đã cùng với súng gơm, giáo mác đi theo con ngời Việt Nam ra trận
đánh giặc cứu nớc, và chính văn học nhiều khi đã tạo nên sức mạnh chiến
thắng phi thờng nhờ vào u thế công tâm đặc biệt của nó. Uy lực diệu kỳ
của Bài thơ Thần của Lý Thờng Kiệt, tiếng nói ngoại giao khôn khéo từ các
thông điệp văn chơng có sức mạnh hơn cả 10 vạn quân của Nguyễn Trãi,
những bài thơ, áng văn cháy bỏng nhiệt huyết yêu nớc thơng nòi của Phan
Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu và nhiều nhà thơ, nhà văn cách mạng khác
trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lợc
mãi mãi là những chứng tích huy hoàng góp phần khẳng định vị trí đặc biệt
quan trọng của văn học nghệ thuật trong lịch sử dựng nớc và giữ nớc của
dân tộc Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã thờng xuyên đánh
giá rất cao vị trí và vai trò quan trọng của văn học nghệ thuật. Vì thế trong
bất kỳ thời đoạn lịch sử nào, Đảng ta cũng chủ động nắm lấy văn học và
khéo léo sử dụng văn học nh một loại vũ khí t tởng sắc bén. Kể từ sau
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay, cùng với sự khởi sắc về
mọi mặt của đất nớc, nền văn học cách mạng Việt Nam cũng b
ớc sang
một thời kỳ đổi mới toàn diện cả về nội dung t tởng lẫn phong cách nghệ
thuật. Có đợc môi sinh thuận lợi từ bối cảnh cơ chế thị trờng và hội nhập
quốc tế, văn học Việt Nam hơn 20 năm qua đã phát triển với quy mô mạnh
mẽ cha từng có về nhiều phơng diện. Văn học thực sự là những trái phá
đột khẩu, mở đờng và cổ vũ tích cực cho sự nghiệp đổi mới toàn diện do
Đảng ta khởi xớng và lãnh đạo. Song cũng chính cơ chế thị trờng và hội
nhập đã đặt nền văn học chúng ta đứng trớc những điều kiện thách thức
mới. Bên cạnh luồng văn học chủ lu tiếp tục bám sát hiện thực cuộc sống
cách mạng của cộng đồng, có vai trò to lớn đối với công tác t tởng của
Đảng, đó đây đã xuất hiện nhiều xu hớng văn học mới vốn là di sản tất yếu
của quá trình hội nhập quốc tế đa chiều, của xu thế dân chủ mở rộng Các
xu hớng văn học hiện hữu dới các hình thức sáng tác khác nhau nh: hiện
đại, hậu hiện đại, phản tỉnh hiện thực, đợc phát hành qua nhiều cách thức đa
dạng trong đó không thể không nói đến dòng chảy âm thầm, mạnh mẽ trôi
nổi trên thị trờng rất khó kiểm soát của văn học mạng. Các dòng chảy văn
học mới lạ này đã và đang có những tác động mạnh mẽ theo cả hai hớng
tích cực và tiêu cực đến thị hiếu tiếp nhận của đông đảo ngời đọc hôm nay.
Cha bao giờ trong ý thức tiếp nhận văn học của ngời đọc lại có những xáo
trộn mạnh mẽ, thậm chí hoang mang về t tởng nh thời kỳ đổi mới và hội
nhập hiện nay. Các cơ quan chức năng về văn hoá văn nghệ bên cạnh việc
tổng kết những thành tựu rất đáng ghi nhận của văn học thời kỳ đổi mới cũng
đã nghiêm khắc nêu lên những hiện tợng bất cập của đời sống văn học
đơng đại.
ý thức rõ vị trí của văn học đối với công tác t tởng, đối với công
cuộc xây dựng con ngời mới, Đảng ta đã tích cực chỉ đạo và định h
ớng sát
sao đối với đời sống văn học đơng đại thông qua các Nghị quyết của Bộ
Chính trị và Ban Chấp hành Trung ơng. Chỉ trong vòng một thập niên qua,
Đảng ta đã liên tiếp triển khai t tởng lãnh đạo của mình đối với nền văn
học bằng các Nghị quyết quan trọng nh: Nghị quyết Trung ơng 10 về kiểm
điểm 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ơng 5 khoá VIII (tháng 7/1998);
Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị Về việc tiếp tục xây dựng và phát triển nền
văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới (tháng 6/2008), Nghị quyết Trung
ơng 10 khoá IX (tháng 7/2008). Những đánh giá và định hớng của các cơ
quan chức năng, của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ơng Đảng đã
chứng tỏ sự quan tâm thờng trực của Đảng và Nhà nớc ta đối với văn học
nghệ thuật trong chức năng thực thi công tác t tởng chính trị thời kỳ đổi
mới và hội nhập. Vai trò của văn học đối với công tác t tởng trong bối
cảnh hiện nay là rất to lớn, song những thách thức và ngáng cản mới nảy sinh
từ hiện trạng của một giai đoạn văn học đầy rẫy những phức tạp về t tởng
cũng không phải nhỏ. Vì vậy việc hệ thống hoá diễn tiến của đời sống văn
học dân tộc trong bối cảnh đổi mới và hội nhập nhằm chỉ rõ những tác động
tích cực và cả những khoảng tối ảnh hởng tiêu cực đến đời sống t tởng
của cộng đồng là một việc làm cần thiết và bổ ích, góp phần định hớng ý
thức tiếp nhận t tởng thẩm mỹ của cộng đồng theo hớng lành mạnh và
tích cực.
Việc chỉ ra các xu hớng tác động của văn học trên cả hai chiều tích
cực và tiêu cực đến đời sống công tác t tởng trong bối cảnh hội nhập hôm
nay không chỉ có ý nghĩa là sự nhận thức và định hớng ý thức tiếp nhận văn
học mà còn có giá trị gợi ý cho công tác quản lý, lãnh đạo về mặt nhà nớc
đối với văn học nghệ thuật trên tất cả các khâu sáng tác, nghiên cứu, phê
bình, thẩm định và thanh lọc các xuất bản phẩm nội sinh cũng nh ngoại
nhập .Tìm hiểu thấu đáo các quy luật tác động của văn học đối với công tác
t tởng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập thực chất là công việc mang tầm
chiến lợc về t t
ởng nhằm góp phần tạo dựng không gian văn hoá nghệ
thuật dân tộc lành mạnh, đủ sức đối trọng và kháng thể lại các giá trị văn
nghệ không tơng thích với lý tởng cách mạng xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Các kiến giải sớm nhất về vai trò của văn học đối với công tác t tởng
chính trị đã đợc đề cập đến bởi các lãnh tụ cách mạng vô sản nh Các Mác,
Ăngghen, Lênin Cuốn Mác - Ăngghen - Lênin về văn học và nghệ thuật
(Nxb Sự thật, H. 1977) đã hệ thống hoá những ý kiến quan trọng của các
lãnh tụ vô sản về văn hoá văn nghệ nói chung trong đó có vai trò của văn học
nghệ thuật đối với công tác t tởng. Trong ý thức về sự sáng tạo nghệ thuật,
các lãnh tụ cách mạng vô sản đặc biệt phản bác những động cơ sáng tác văn
học vì mục đích tự thân, vì tiền. Các tác gia kinh điển khẳng định: sáng
tạo văn học nghệ thuật phải tiến hành tranh luận, thuyết minh, phát triển và
bảo vệ những lợi ích chính trị của Đảng, bác bỏ và đánh bại mọi luận điệu
gây hoang mang t tởng của đảng đối lập. (C.Mác, Ph.Ăngghen - Toàn
tập, tập 4).
ở Liên Xô trớc đây, các nhà Lý luận văn học, Mỹ học: Goóc Ky,
Gulaiép, Timôphiép, Pospelov trong các Giáo trình Lý luận văn học và Mỹ
học của mình đã ít nhiều đề cập một cách khái quát về vai trò của văn học
đối với đời sống tinh thần, t tởng con ngời.
các nớc châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ XX, các Mỹ học gia tiêu
biểu nh Lucacs (Hunggari); E.Fischer (áo), R.Graudy (Pháp)cũng có đề
cập đến vị trí của văn học trong đời sống t tởng xã hội. Nhà nghiên cứu
Phơng Lựu đã hệ thống hoá một số công trình nghiên cứu với những quan
niệm văn học tiêu biểu của các học giả châu Âu nói trên trong cuốn T
tởng văn hoá văn nghệ của chủ nghĩa Mác phơng Tây (Nxb Thế giới,
H.2007).
2.2. Việt Nam
Những đánh giá khái quát giàu sức thuyết phục về vai trò vị trí của văn
học đối với công tác t
tởng trớc hết thuộc về các lãnh tụ Đảng và Nhà
nớc, các nhà quản lý văn hoá văn nghệ nh Hồ Chí Minh, Trờng Chinh,
Phạm Văn Đồng, Tố Hữu, Hà Xuân Trờng. Các công trình tiêu biểu có đề
cập khái quát về vai trò của văn học đối với đời sống t tởng nh: Văn hoá
văn nghệ cũng là một mặt trận (Hồ Chí Minh, Nxb Văn học, H.1981); Chủ
nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam (Trờng Chinh, Nxb Sự thật, H.1974); Xây
dựng nền văn hoá văn nghệ ngang tầm vóc dân tộc ta, thời đại ta (Phạm
Văn Đồng, Nxb Sự thật, H.1976); Xây dựng nền văn nghệ lớn xứng đáng với
nhân dân ta, với thời đại ta (Tố Hữu, Nxb Văn học, H.1983). là những công
trình nghiên cứu khái quát về những vấn đề văn học nói chung và vị trí của
văn học đối với công tác t tởng nói riêng. Với t cách là ngời lãnh đạo và
quản lý văn nghệ, Hà Xuân Trờng có những công trình nghiên cứu khá tập
trung về văn hoá văn nghệ trong đó có những khái quát đáng chú ý về vai trò
của văn học đối với công tác t tởng nh: Đờng lối văn nghệ của Đảng -
vũ khí, trí tuệ, ánh sáng (Nxb Sự thật, H.1977) hay Văn hoá văn nghệ
trong công tác t tởng (Tạp chí Văn học số 6/1997).
Dới góc nhìn khái quát, các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc các
khoá đều có những đánh giá về vai trò của văn học đối với cách mạng văn
hoá t tởng, đối với công việc xây dựng con ngời mới. Một số lãnh đạo
Đảng và Nhà nớc trong thời kỳ đổi mới nh Đỗ Mời, Lê Khả Phiêu, trong
các bài phát biểu tại các buổi gặp mặt với giới văn nghệ sĩ cũng có những ý
kiến trực tiếp hoặc gián tiếp về thiên chức của văn học đối với đời sống tinh
thần con ngời (Xem Tạp chí Văn học số 2/1997, số 2/1999).
D
ới góc độ lý luận văn học, mục bàn về chức năng giáo dục của văn
học và đặc trng của nghệ thuật ngôn từ trong các giáo trình Lý luận văn học
xuất bản ở Việt Nam xa nay đều có đánh giá khái quát về vị trí của văn học
đối với việc hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng chân
chính của con ngời. Các học giả thờng quan tâm đến vấn đề này có thể kể
đến các tên tuổi: Thành Duy, Nam Mộc, Phơng Lựu, Hà Minh Đức, Trần
Văn Bính, Lê Ngọc Trà.
Đánh giá chung, ở Việt Nam cũng nh trên thế giới, các Nghị quyết
Trung ơng hay các Văn kiện Đại hội Đảng hoặc các tài liệu Lý luận văn
học ở Việt Nam đều mới chỉ bàn về mối quan hệ giữa văn học với t tởng
và vị trí của văn học trong công tác t tởng một cách khái quát Văn học
Việt Nam thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay đã đợc nghiên cứu khá thấu đáo
từ góc nhìn Lý thuyết và Lịch sử văn học. Song việc nghiên cứu vai trò của
văn học thời kỳ này đối với công tác t tởng trong t cách là đề tài liên
ngành Ngữ văn - Chính trị học công tác t tởng thì cha có công trình nào
đề cập đến một cách có hệ thống.
Năm 2007-2008, nhóm nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở trọng
điểm Học viện Báo chí Tuyên truyền gồm PGS.TS Trần Thị Trâm, TS Hoàng
Minh Lờng, TS Hà Thị Bình Hoà (do PGS.TS Trần Thị Trâm làm chủ
nhiệm) với đề tài Khai thác vận dụng tri thức văn học trong hoạt động tuyên
truyền đã có đề cập đến vai trò của văn học đối với hoạt động tuyên truyền
(do TS Hoàng Minh Lờng viết), nhng phần này mới chỉ khái quát chút ít
về vị trí của văn học đối với hoạt động tuyên truyền vốn chỉ là một khâu
trong hoạt động công tác t tởng chứ cha phải là toàn bộ công tác t
tởng. Đề tài Khai thác vận dụng tri thức văn học trong hoạt động tuyên
truyền hớng tới đối tợng nghiên cứu là hoạt động tuyên truyền với các
loại hình vốn có của nó đã khai thác và vận dụng tri thức văn học ra sao. ở
đây văn học đợc xem nh một phơng tiện trợ lực cho hoạt động tuyên
truyền, chứ không đ
ợc xem nh một đối tợng nghiên cứu trực tiếp. Còn đề
tài Vai trò của văn học đối với công tác t tởng trong thời kỳ hội nhập
phát triển lại xem văn học nh một đối tợng nghiên cứu trực tiếp đã có
những hiệu ứng tác động trên cả phơng diện tích cực và tiêu cực đến đời
sống công tác t tởng của chúng ta. Trên cơ sở đó đề tài đi tìm các giải
pháp cho việc quản lý, lãnh đạo và thanh lọc đời sống văn học theo định
hớng t tởng cách mạng do Đảng lãnh đạo. Vì vậy xét về lịch sử nghiên
cứu, đối tợng nghiên cứu và cả quy mô phạm vi khảo sát, đề tài Vai trò
của văn học đối với công tác t trong thời kỳ hội nhập phát triển cha từng
đợc công trình nào ở Việt Nam đề cập đến một cách có hệ thống và toàn
diện.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Thống kê, khảo sát toàn diện đời sống văn học Việt Nam hơn 20 năm
đổi mới và hội nhập trên tất cả các xu hớng t tởng nghệ thuật (cả xu
hớng chính thống và các dòng văn học hải ngoại) và hệ thống các thể loại
văn học nhằm xác định các giá trị t tởng và hiệu ứng tác động của văn học
đối với đời sống t tởng, tình cảm của cộng đồng trong thời kỳ hội nhập.
- Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực tiễn đúc kết đợc từ mối
quan hệ tơng tác giữa văn học và công tác t tởng, vị trí của văn học đối
với t tởng chính trị, đề tài đề xuất các phơng hớng quản lý, lãnh đạo và
định hớng quá trình sáng tác, nghiên cứu và tiếp nhận văn học theo định
hớng công tác t tởng chính thống của Đảng.
4. i tng v phm vi nghiờn cu
i tng nghiờn cu ca
ti l cỏc tỏc phm vn hc thi k i mi
tiờu biu thuc cỏc loai th vn hc khỏc nhau cú hm cha cỏc giỏ tr ni
dung t tng sõu sc, to nhng hiu qu tỏc ti i sng t tng ca
cng ng dõn tc trờn c hai mt tớch cc v tiờu cc.
Pham vi nghiờn cu ca ti l cỏc sỏng tỏc vn hc thi k i mi t
1986 tr l
i õy. Tuy nhiờn cú cn c xỏc thc cho vic i chiu v so
sỏnh hiu qu tỏc ng t tng ca vn hc qua cỏc giai on lch s, ti
cng m rng phm vi kho sỏt ti cỏc tỏc phm vn hc thuc cỏc giai on
vn hc trc thi k i mi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sứ dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: Khảo sát thống
kê, tổng hợp phân loại, phân tích đánh giá, so sánh đối chiếu…Trong những
giới hạn cụ thể, đề tài còn khai thác phương pháp phân tích tác phẩm văn
học đối với những tác phẩm có giá trị minh họa thiết thực.
6. Câú trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung c
ủa đề tài gồm 3
chương như sau:
Chương1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa văn
học và công tác tư tưởng
Chương 2: Vai trò của văn học đối với công tác tư tưởng trong thời kỳ
hội nhập phát triển
Chương 3. Một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm tăng cường
hơn nữa vai trò của văn học đối với công tác tư tưởng trong thời kỳ hội nhập
phát triển
Chương 1
VĂN HỌC VÀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG –NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN CHUNG
1. 1. Khái niệm văn học và công tác tư tưởng
1.1.1.Khái niệm văn học
Trong lịch sử mỹ học Đông Tây,khái niệm văn học đã từng được
cắt nghĩa,lý giải bằng nhiều quan niệm khác nhau. Mỹ hoc Macxit
xem văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ ,là một trong những hình
thái ý thức xã hộ
i đặc thù thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội. Để khái
quát bản chất đặc trưng của văn học ,cần lý giải văn học trong mối
qun hệ đối sánh với các hình thái ý thức xã hội và các loại hình nghệ
thuật khác
Trước hết văn học là một hình thái ý thức xã hội mang bản chất
thẩm mỹ
Các hình thái ý thức xã hội đều bắt nguồn từ hiện thực đời s
ống.
Mỗi hình thái ý thức xã hội khác nhau sẽ đảm trách những yêu cầu
nhận thức, khám phá thế giới nhằm phụng sự cuộc sống của con người
theo những quy cách đặc trưng loại hình của riêng mình. Đặc trưng
nổi bật của các hình thái ý thức xã hội thường được biểu hiện tập
trung qua đối tượng phản ánh, nội dung và hình thức chiếm lĩnh hiện
thực, phương thức thể
hiện riêng biệt của nó…Về những phương diện
này, văn học thể hiện những phẩm chất đặc trưng cá biệt rất đáng lưu ý.
Nội dung của văn học là thế giới đối tượng đã được nghệ sĩ phản
ánh trong tác phẩm văn học. Tính đặc thù của nội dung văn học so với
các hình thái ý thức xã hội khác trước hết nằm ở tính đặc thù của thế
giới đối tượng mà nhà văn hướng tới khám phá và phản ánh.
Có nhiều quan niệm khác nhau về đối tượng của văn học nghệ
thuật. Các nhà Mỹ học duy tâm khách quan từ Platông đến Hêghen
đều coi thế giới vĩnh hằng của Thượng đế, của các ý niệm tuyệt đối -
một thế giới sản sinh trước loài người… là
đối tượng của văn học
nghệ thuật. Với họ, sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ là những phút
giây “thần trợ” và truyền đạt những nội dung thế giới ý niệm cho các
nghệ sĩ. Những lý giải của Platông về khả năng “nắm bắt được những
linh cảm thiêng liêng của thần thánh và đấng tối cao” của người nghệ
sĩ hay quan niệm của Hây
đêgiơ cho rằng “nhà thơ là nửa con người và
một nửa thần linh”… đều bắt nguồn từ đó. Đây là những quan niệm
siêu hình về đối tượng của văn học nghệ thuật.
Mỹ học duy tâm chủ quan lại xem đối tượng của văn học nghệ
thuật chính là những cảm giác chủ quan, là thế giới nội cảm của cái tôi
nghệ sĩ không liên quan gì đến hiện th
ực đời sống bên ngoài. Những
luận điểm này khó được chấp nhận, chứa đầy mâu thuẫn vì chẳng có
cảm giác chủ quan nào của con người lại không là sự phản ánh của thế
giới khách quan.
Các Mỹ học gia duy vật đều khẳng định đối tượng của văn học
nghệ thuật chính là toàn bộ hiện thực cuộc sống khách quan.
Secnưsepxki đã từng khẳng định phạ
m vi của văn học nghệ thuật là
“toàn bộ những gì có trong thực tại”. Phạm vi hiện thực rộng lớn ấy
cũng là đối tượng khám phá, lý giải của các hình thái ý thức xã hội
khác. Nhưng văn học có cách khám phá đối tượng theo lối riêng.
Hầu hết các hình thái ý thức xã hội khác, đặc biệt là khoa học
chú ý đến những “kinh nghiệm thực tiễn”, những quy luật khách quan
của đời sống cơ bản tồn tại độc lập với ý thức chủ quan của chủ thể
nhận thức. Ngược lại văn học lại quan tâm khám phá các “kinh
nghiệm quan hệ” (từ dùng của Bôrép) của thế giới hiện thực, đặc biệt
là quan hệ
của con người đối với thế giới (bao gồm cả thế giới hữu
hình và vô hình). Khi phản ánh đối tượng, văn học không chú ý nhiều
đến ý nghĩa khách thể phổ quát của chủng loại sự vật chẳng hạn như
đặc điểm cấu trúc và giá trị sử dụng của cái giếng, ngôi nhà, con
đường … Văn học chú tâm đến ý nghĩa quan hệ người kết tinh trong
các sự vật và hiện t
ượng. Đó là cái giếng làm nơi hò hẹn, ngôi nhà của
ký ức cá nhân, con đường ra trận… Chỉ những sự vật hiện tượng nào
có mang ý nghĩa gắn bó và tương thông sâu sắc với sự sống của con
người mới trở thành đối tượng chiếm lĩnh của văn học. Đối tượng
khách quan trong cái nhìn của văn học không còn mang ý nghĩa là
“vật tự nó” thuần tuý mà ít nhiều đã là “vật cho ta”, có quan hệ gắn bó
thân thiế
t với những nỗi niềm nào đó của chủ thể sáng tạo.
Hôm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ duyên ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ…?
Trong bài ca dao, thi nhân có nhắc đến cá, nhện, trăng, sao…
nhưng các đối tượng khách quan ấy không hiện lên với bản chất sinh
vật tự thân của chúng. Chúng hiện di
ện trong tư cách là một thực thể
có nỗi niềm và số phận như con người, gắn bó máu thịt với nội tâm
của con người.
Văn học cũng miêu tả người nhưng khác với các lĩnh vực khoa
học khác thường quan tâm nhiều đến các phương diện sinh học tự
nhiên, văn học nhận thức con người trong các mối quan hệ xã hội sinh
động với những trạng huống tâm lý, tình cảm giầu ý nghĩa xã hội phổ quát.
Rõ ràng vă
n học cũng như các hình thái ý thức khác đều phản
ánh hiện thực nhưng chỉ những bình diện hiện thực nào có quan hệ đời
sống xã hội thân thiết với con người mới được văn học chú ý miêu tả.
Văn học không bao giờ tả chân hiện trạng sự vật như nó vốn có theo
lối quay phim, chụp ảnh mà thường chú ý tới những khía cạnh giầu ý
nghĩa nhân sinh phổ quát. Văn họ
c thường đột phá vào những phạm vi
hiện thực gợi lên những nỗi niềm nhân sinh thế sự đầy bất ngờ và ám
ảnh trong khi các hình thái ý thức xã hội khác thường quan tâm tới
những hiện tượng mang tính quy luật phổ biến:
Để thu sét của trời
Người ta nối cột thu lôi vào đất
Trái tim con người - nơi chịu nhiều sét nhất
Nối vào đâu?
(Vũ Quần Phương)
Khoa học quan tâm đến bản ch
ất vật lý của hiện tượng sấm sét
trên bầu trời và gắng gỏi đi tìm các biện pháp loại trừ tác hại của
chúng đối với cuộc sống con người. Nhưng những liên tưởng tinh
nhạy từ chuyện sấm sét của thiên nhiên đến những bất lực của nhân
tâm trong viec truy tìm cội nguồn của bi kịch nhân loại như thế thì
chỉ có ở lãnh địa văn học người đời m
ới có thể bắt gặp.
Từ những khái quát về sự khác biệt giữa văn học với các hình
thái ý thức xã hội khác cho ta thấy: Con người với các mối quan hệ xã
hội sinh động đã trở thành đối tượng phản ánh trung tâm trong văn
học. Lấy con người làm đối tượng chủ yếu để chiêm nghiệm, phản ánh
văn học có được điểm tựa để nhìn ra toàn bộ thế giới hiện thực. Mọi
đối t
ượng trong thiên nhiên, trong xã hội đều được miêu tả qua trường
nhìn nhận và đánh giá của con người. “Con người trong đời sống và
trong văn nghệ là những trọng tâm giá trị, trọng tâm đánh giá, trọng
tâm kết tinh các kinh nghiệm quan hệ”
(1)
. Trong thơ trữ tình phong
cảnh, cảnh vật thấm đẫm tình người, tri âm cộng cảm với những nỗi
niềm của nghệ sĩ. Trong tiểu thuyết, mọi mối quan hệ trong tác phẩm
đều thuộc về sự điều khiển, giật dây của các nhân vật và người trần
thuật. Trong truyện ngụ ngôn, mỗi ứng xử, quan hệ của các “nhân vật”
thuộc loài vật đều thấm thía các quan ni
ệm ứng xử của con người…
Điều đáng nói là văn học không phản ánh, miêu tả con người
chung chung. Con người được phản ánh trong văn học là con người
tiêu biểu cho những quan hệ xã hội cụ thể, gắn với những tính cách
xác định. Con người trong văn học bao giờ cũng mang một nội dung
đạo đức nhất định: hiền lành hay dữ dằn, thuỷ chung hay lật lọng,
dũng cảm hay hèn nhác, hào phóng hay keo ki
ệt… Sự khắc hoạ nhân
tính trong văn học cũng khác với đạo đức học. Đạo đức nhìn nhận con
người trong sự gắn bó với các chuẩn mực, các nguyên tắc ứng xử
mang tính quy ước chặt chẽ của thể chế hoặc cộng đồng. Văn học tiếp
cận con người trọn vẹn và linh hoạt hơn thông qua các mối quan hệ
cuộc sống sinh động. “Văn học khám phá ý ngh
ĩa đạo đức của các tính
(1)
Trần Đình Sử - Lý luận văn học - Nxb Giáo dục, H, 2002, tr 126
cách trong những tình huống éo le, phức tạp nhất trong những trường
hợp không thể nhìn thấy một cách giản đơn bề ngoài”
(1)
.
Nội dung văn học không đồng nhất với đối tượng của văn học.
Nội dung văn học là ý thức về cuộc sống trong tác phẩm khác với đối
tượng của văn học vốn là những thực thể tồn tại khách quan trong
cuộc sống. Sự chuyển hoá từ đối tượng văn học thành nội dung tác
phẩm văn học là cả một quá trình suy ngẫm và lao độ
ng nghệ thuật kỳ
công. Phải trải qua và chiêm nghiệm bao trái ngang đau đớn của cuộc
sống, Nguyễn Du mới sáng tạo được kiệt tác Truyện Kiều bất hủ. Kiểu
tính cách AQ đã từng ám ảnh Lỗ Tấn nhiều năm, nhà văn mới viết
được AQ chính truyện. Trong sáng tạo tác phẩm văn học, loại trừ
trường hợp đối tượng và xúc cảm chợt đến r
ồi người viết có được tác
phẩm ngay, đa phần tác phẩm là kết quả của cả một quá trình nung
nấu hiện thực đầy trăn trở, nhà văn mới có thể chưng cất thành những
trang viết máu thịt của mình. Vì lẽ đó đặc điểm nổi bật nhất của nội
dung văn học là khát vọng nồng nàn của chủ thể sáng tạo muốn thể
hi
ện một quan niệm nào đó về chân lý đời sống, về cái chân, cái thiện,
cái mỹ trong thế giới hiện thực mà người nghệ sĩ đã từng thể nghiệm
và khát khao bày tỏ, sẻ chia với người đọc. Chân lý cuộc sống mà nhà
văn muốn thổ lộ ấy bao giờ cũng gắn liền với một cảm hứng mãnh liệt
nhằm khẳng định hay phủ định một đ
iều nào đó theo một khuynh
hướng tư tưởng nhất định.
Tóm lại nội dung văn học là cuộc sống đã được ý thức trong tác
phẩm gắn liền với một quan niệm nào đó của chủ thể sáng tạo về chân
lý cuộc sống với những cảm hứng thẩm mỹ và xu hướng đánh giá nhất
định. Nhận thức rõ tính đặc thù của nội dung văn học so v
ới các hình
(1)
Trần Đình Sử - Lý luận văn học - Nxb Giáo dục, H, 2002, tr 126
thái ý thức khác sẽ ý thức được ưu thế riêng của văn học trong việc
đáp ứng các nhu cầu nhận thức thẩm mỹ của xã hội mà trong giới hạn
của mình các hình thái ý thức xã hội khác không thể đáp ứng được.
Tư duy phản ánh hiện thực và phương thức thể hiện của văn học
cũng có những đặc trưng riêng. Triết học duy vật biện chứng xác
định
các kiểu tư duy chủ yếu của con người khi chiếm lĩnh đối tượng, bao
gồm: tư duy hành động - trực quan; tư duy hình tượng - cảm tính; tư
duy khái niệm - lôgíc. Trong sáng tạo văn học, tư duy hình tượng -
cảm tính đóng vai trò là cơ sở của tư duy nghệ thuật mặc dù nghệ sĩ có
sự kết hợp linh hoạt nhiều kiểu tư duy khác nhau. Các Mỹ học gia tiêu
biểu như Hêghen, Bêlinxky, Plêkhan
ốp, Goócky… đều khẳng định tư
duy nghệ thuật là tư duy hình tượng, xa rời tư duy hình tượng, văn học
sẽ mất cơ sở để tồn tại. Tư duy hình tượng là loại tư duy được xác lập
dựa trên cơ sở tiếp xúc cảm tính với đối tượng và làm sống lại toàn
vẹn đối tượng đó bằng các thao tác nghe, nhìn, tưởng tượng gián cách.
Lối tư duy này không tái hiện các sự v
ật trong trạng thái riêng lẻ, rời
rạc mà đặt chúng trong các mối quan hệ, gắn với văn cảnh nên về bản
chất thường mang thông tin đa nghĩa. Do vậy tư duy hình tượng
thường tìm đến các quan hệ của các sự vật cảm tính để diễn tả những
gì trừu tượng, phi cảm tính. Chẳng hạn để diễn tả nỗi đau trước cảnh
quê hương bị quân giặc tàn phá, Hoàng Cầm
đã sử dụng các hình ảnh
trực quan, cảm tính, có thể hình dung một cách xác thực:
Đứng bên này sông
Sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay.
(Bên kia sông Đuống)
Mặt khác khi tái tạo đối tượng phản ánh, loại tư duy này không
sao chép một cách bàng quan mà còn bao hàm thái độ của con người
đối với chính đối tượng đó. Do đó trong văn học, tư duy hình tượng
cùng một lúc vừa tái hiện khách thể lại có thể vừa bộc lộ thái độ của
chủ thể. Cũng do đặc tính nhận thức đối tượng trong trạng thái gián
cách, thông qua tưởng tượng cho nên văn học cho phép tư duy nghệ
thuật có thể sử dụng các thao tác hư cấu đối tượng nhằm tác động
mạnh mẽ t
ới người đọc.
Có thể xác định các đặc tính cơ bản của tư duy nghệ thuật trong
quá trình sáng tác văn học thông qua các quá trình: thể nghiệm, trực
giác và hư cấu. Khi sáng tạo nghệ thuật, nghệ sĩ muốn chiếm lĩnh đối
tượng và trình bày kinh nghiệm quan hệ cần phải dùng thể nghiệm như
một sự hoá thân bằng tưởng tượng vào đối tượng để phát hiện những
kinh nghiệm mà đố
i tượng đã trải qua hoặc có thể sảy ra. Phlôbe trong
tác phẩm Bà Bôvaria khi miêu tả nhân vật uống thuốc độc đã cảm thấy
trong miệng mình như có vị thạch tín thực sự. Trong thể nghiệm, cá
tính sáng tạo của nhà văn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Cá tính thể
hiện cái nhìn và giọng điệu riêng, thái độ riêng… trong quá trình thâm
nhập và khám phá chiều sâu đối tượng phản ánh. Nhờ thể nghiệm, tư
duy nghệ thuật tr
ở nên phong phú, linh hoạt và rộng mở hơn nhiều so
với các hình thức ý thức xã hội khác.Bên cạnh thể nghiệm, trực giác
cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nhận thức thẩm mỹ về thế giới
đối tượng. Trực giác là những phán đoán cảm tính trực tiếp, tức thời
không có suy lý và không thể chứng minh. Trong thơ ca, trực giác
giúp nhà thơ có những phát hiện bất ngờ có thể khiến cho người đọc
s
ửng sốt. Ngày xưa các nhà Mỹ học duy tâm khách quan thường xem
trực giác là những giây phút “thần trợ”, Thiền học lại xem đó là sự
“diệu ngộ” thần kỳ, Phrớt xem đó là sản phẩm của “vô thức tối tăm”…
Dưới góc nhìn của tâm lý học hiện đại, trực giác là sự kết hợp các liên
tưởng, ấn tượng để tạo ra những phát hiện tức thời tựa như ánh chớp
về đối tượng mà vẫn đạt được sự uyên thâm kỳ thú. Trực giác không
truyền dạy cho nhau được. Nó chỉ có thể bùng nổ trên cơ sở chủ thể có
một vốn sống phong phú, tràn đầy, sự chú ý cao độ và đầy cảm hứng
về đối tượng. Câu thơ: “Một tiếng kêu vang lạnh cả tr
ời” của Khuông
Lộ thiền sư thật khó giải thích bằng logíc của phán đoán khoa học và
suy lý thực tế. Những hình ảnh nghệ thuật, những phát hiện kiệt
xuất… thường là kết quả của trực giác nghệ thuật mãnh liệt.
Hư cấu nghệ thuật là hoạt động cơ bản của tư duy nghệ thuật khi
sáng tác văn học. Hư cấu góp phần khái quát, tổng hợp,
đúc kết và tổ
chức kinh nghiệm của đời sống xã hội bằng cách nhào nặn vốn sống
đã tích luỹ được để tạo ra những hình tượng con người có số phận,
tính cách, quan hệ… phản ánh được thực chất của đời sống một cách
nghệ thuật. Goócky nhấn mạnh: “Không có hư cấu thì không thể và
cũng không tồn tại được tính nghệ thuật”. Hư cấu nghệ thuậ
t không có
nghĩa là tạo dựng cho đối tượng những khía cạnh hư không theo lối
bịa đặt mà là tạo ra một sinh mệnh mới, một sức sống mới cho đối
tượng thẩm mỹ để chúng trở nên toàn vẹn và lý tưởng hơn so với đời
thực. Hư cấu là nhằm tạo ra một thế giới nghệ thuật của những con
người sao cho hoàn thiện hơn theo ý đồ tư tưở
ng nghệ thuật của các
nghệ sĩ. Mức độ và cách thức hư cấu của các nghệ sĩ và thể loại khác
nhau cũng có thể sẽ rất khác nhau. Cách thức hư cấu nhân vật trong
tiểu thuyết của Lỗ Tấn có ý nghĩa phổ biến khi nhà văn “không dùng
nguyên một người nào” để làm hình mẫu ổn định mà có sự sâu chuỗi
trên cơ sở lựa chọn những nét điển hình củ
a nhiều người mà ghép lại.
Các nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc đã từng cho rằng trong tiểu
thuyết Tam quốc diễn nghĩa có “bảy phần thực và ba phần hư cấu”.
Nhà văn Xô Viết Phêđin sau khi hoàn thành tiểu thuyết bộ hai: Niềm
vui đầu tiên và Mùa hè kỳ lạ cũng đã xác định tỷ lệ hư cấu và sự thực
là 98 và 2. Hư cấu là tư duy nghệ thuật phổ biến song không phải cái
gì cũng có thể hư cấu. Có những điều không thể hư cấu như tâm hồn,
khuynh hướng tư tưởng, ý nghĩa khách quan của các hiện tượng, chân
lý
đời sống và chân lý lịch sử của các tính cách…
Tóm lại, thể nghiệm, trực giác và hư cấu là những mặt quan
trọng của tư duy nghệ thuật trong sáng tác văn học. Nó khác hẳn với
tư duy hình tượng cảm tính thông thường. Hình tượng văn học do đó
không giản đơn chỉ là loại hình tượng nghe - nhìn thuần tuý theo lối
quay phim chụp ảnh mà là hình tượng tưởng tượng có sức gợi cảm mãnh
liệt nhất, có tầ
m khái quát và sức xuyên thấm lâu bền và sâu sắc nhất.
Những hình tượng văn học giầu sức sống bao giờ cũng được
sáng tạo trên mối tưởng tượng kết hợp hài hoà giữa cái cá thể hoá và
khái quát hoá. Khái quát hoá nghệ thuật là cách thức giải phóng hình
tượng cụ thể cảm tính ra khỏi cái nhất thời, ngẫu nhiên, vụn vặt để
hướng tới tầm bao quát sâu rộng về con người và cuộc sống. Cách
thứ
c khái quát trong khoa học là hình thức rời bỏ cái cụ thể cảm tính.
Trong văn học, sự khái quát bao giờ cũng gắn liền với những cái cụ
thể, kết tinh từ những số phận cụ thể giữa cuộc đời. Cá thể là một chủ
thể đặt trong các mối quan hệ vì thế muốn khái quát các kinh nghiệm
quan hệ phải chú ý tới các cá thể như là trung tâm của các quan hệ đó.
Việc dự
ng lên những con người cá thể trong văn học về tên tuổi, dân
tộc, nghề nghiệp, chí hướng… đều đã hàm chứa những quan hệ đời
sống nhất định, cung cấp những khả năng khám phá những kinh
nghiệm xã hội lịch sử nhất định. Các nhân vật thần thoại như Nữ Oa,
Lạc Long Quân, Âu Cơ… mức độ cá thể hoá còn thấp, phạm vi khái
quát chủ yếu ở quan hệ chinh phục tự nhiên, cội nguồn dân tộc… Đến
Thánh Gióng, An Dương Vương, Tấm Cám… mức độ cá thể hoá đã đa
dạng hơn do đó sức khái quát về các quan hệ xã hội đã phong phú và
sâu sắc hơn. Nhìn chung trình độ cá thể hoá và khái quát hoá trong
lịch sử văn học của các dân tộc không ngừng được nâng cao cùng với
sự
phát triển đi lên của lịch sử nhân loại.
Cách thức cá thể hoá của văn học nghệ thuật rất đa dạng. Trong
các tác phẩm văn học tự sự dân gian, đối tượng được cá thể hoá theo
lối thần kỳ, huyền thoại. Văn học trung đại và trào lưu lãng mạn
thường cá thể hoá theo lối tuyệt đối hoá một số phẩm chất nào đó của
đối tượng. V
ăn học hiện thực cá thể hoá bằng sự miêu tả con người
trong các mối quan hệ thường nhật muôn hình muôn vẻ.
Trong văn học, khái quát hoá nghệ thuật sâu sắc sẽ giúp người
đọc cảm nhận được bản chất xã hội, giai cấp của mỗi con người trong
sự đa dạng phong phú của các tính cách cá thể - “con người này”
(Hêghen). Kết quả của sự khái quát hoá và cá thể hoá đã làm cho ý
nghĩa của chân lý đời sống, chân lý l
ịch sử, những khuynh hướng tư
tưởng… được thể hiện dưới những dạng thức muôn màu, muôn vẻ, sâu
hơn, nhiều mặt hơn so với các công thức khoa học đơn nhất.
Kết quả của sự khái quát hoá cao độ trong sáng tác văn học sẽ
tạo được những điển hình nghệ thuật. Hình tượng điển hình luôn gợi
ra tính chất loại của nó khiến người ta liên tưởng t
ới cái tương tự với
nó ở ngoài hiện thực cuộc sống. Kiều là điển hình của những người tài
hoa bạc mệnh trong xã hội phong kiến. Về nguyên tắc: “cái điển hình
không phải là cái cá biệt” (Lênin). Nhưng trong điển hình nghệ thuật
thì điển hình đồng thời phải là cái cá biệt, phải là “một cá tính xác
định” (Mác). Để có được những điển hình nghệ thuật, nhà văn phải lựa
chọn được những nét, những tính cách quan trọng và có ý nghĩa phổ
quát trong hiện thực, phải phát hiện được những chi tiết, những quan
hệ có ý nghĩa tiêu biểu nhưng đồng thời cũng phải chạm khắc được
hình tượng bằng những nét riêng sinh
động nổi bật. Do vậy việc cá
biệt hoá, cường điệu hoà nhằm làm cho hình tượng nổi bật là yêu cầu
không thể bỏ qua của quá trình điển hình hoá. Cái vô gia cư, không họ
hàng thân thích, không nghề nghiệp xác định, lại lẻo khẻo ốm yếu,
nhiều sẹo của AQ là rất cá biệt, song nhờ sự cá biệt ấy mà “phép thắng
lợi tinh thần” của người Trung Quốc đương thời mới trở nên n
ổi bật…
Để điển hình hoá thành công, nhà văn phải có vốn sống phong phú, tư
tưởng tình cảm lớn, tài nghệ trác tuyệt, nhạy cảm trước số phận con
người và cuộc đời.
Xét trên tiêu chí chất liệu của văn học, văn học là nghệ thuật
ngôn từ. Hình tượng của bất kỳ loại hình nghệ thuật nào cũng đều phải
gắn liền với một loại ch
ất liệu cụ thể: Hình tượng âm nhạc gắn liền
với âm thanh nhịp điệu; hình tượng hội hoạ gắn với đường nét, màu
sắc, hình khối; hình tượng vũ đạo gắn với dáng điệu cơ thể, động tác,
nhịp điệu… Những chất liệu trên là phương thức tồn tại của hình
tượng trong dạng cụ thể - cảm tính mà ta có thể nhận biế
t được qua
các giác quan. Với văn học, ngôn từ là chất liệu cơ bản là “yếu tố thứ
nhất” (Goócky) để tạo dựng hình tượng văn học. Ngôn từ với tư cách
là chất liệu của văn học có những khả năng nghệ thuật đặc biệt.Trước
hết ngôn từ trong tác phẩm văn học có khả năng gợi lên những hình
tượng nghệ thuật, đư
a ta thâm nhập vào thế giới cảm xúc, ấn tượng,
suy tưởng mà ngôn ngữ hàng ngày ít khi đạt được. Tính hình tượng
của ngôn từ được thể hiện ở rất nhiều mặt: trước hết do ngôn từ vốn
mang tính hình tượng từ trong bản chất nên tính hình tượng thường
được nhận ra ở hệ thống các từ loại tượng hình, tượng thanh,… Tiếp
theo tính hình tượng của ngôn từ thể hiện ở các phương thức chuyển
nghĩa của từ như: ví von, ẩn dụ, nhân hoá … ngoài ra tính hình tượng
được tạo ra ở các loạ
i từ gợi ra sự vật hoặc đặc điểm của các đối tượng
phản ánh trong các tương quan và quan hệ nhất định. Loại này thường
gặp ở văn trần thuật, tả cảnh, tả tình, tả chân dung, hành động… Ví dụ
câu thơ trong Truyện Kiều: “Sen tàn cúc lại nở hoa. Sầu dài ngày
ngắn, đông đà sang xuân”. Không hề có từ “hình tượng” và thủ pháp
“chuyển nghĩa” nào để tạo hình tượ
ng cả. Hình tượng trữ tình chỉ
được khắc họa thông qua mối tương quan giữa con người với sự đổi
thay của không gian và thời gian vật chất thông thường.
Khả năng nghệ thuật của ngôn từ còn được thể hiện ở chỗ: bất
cứ lời nói, lời viết nào cũng có thể xem như một chi tiết của đời sống,
bộc lộ những sâu kín khác với nội dung tr
ực tiếp của lời nói. Câu nói
của Hoàng trong Đôi mắt (Nam Cao): “Tài thật! Tài thật! Tài đến thế
là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo!” không chỉ là lời khen một nhân vật
tiểu thuyết mà còn là một bộ phận của ý thức Hoàng, của quan niệm
sùng bái cá nhân trong lịch sử. Ở đây tính hình tượng nằm trong tính
điển hình của lời nói. Từ đây ta thấy ngôn từ không chỉ là yếu tố hình
thức thuần tuý mà là những phương tiện chứ
a nội dung.
Trong đời sống cũng như trong văn học, không có ngôn từ “vô
chủ” không thuộc về một chủ thể phát ngôn nhất định. Trong văn học,
ngôn từ có khả năng thể hiện nhiều mặt của một hình tượng chủ thể lời
nói qua giọng điệu, tư tưởng, tình cảm, văn hoá, địa vị xã hội, sở
trường cá nhân… Nhờ ngôn từ ta có thể nhận ra đặc điểm của hình
tượng nhân vật hoặc hình tượng người trần thuật. Các từ chín mõm
mòm, đỏ lòm lom, bom, chòm, om… trong thơ Hồ Xuân Hương dung
chứa điệu tâm hồn gay gắt, bứt rứt của bà Chúa Thơ Nôm. Tâm hồn
đam mê khát khao giao cảm với đời của Xuân Diệu được ký thác trong
các từ: ôm, riết, say, hôn, cắn, nghiền nát, vuốt ve…
Ngôn từ nghệ thuật còn được t
ổ chức một cách đặc biệt để xây
dựng một thế giới hình tượng trọn vẹn, hoàn chỉnh, giầu ý nghĩa khái
quát. Chẳng hạn đặt ngôn từ trong các tương quan đối lập: xưa - nay,
bền vững - thay đổi, cũ - mới, bến - đò, các nghệ nhân dân gian đã
diễn tả nỗi niềm xót xa của con người trước sự bội bạc trong tình yêu:
“Cây đa bậc cũ lở rồi.
Đò đưa bến khác, bạn ngồi chờ ai?”
Do sử dụng ngôn từ (với những hạn chế và thế mạnh đặc biệt)
làm chất liệu, văn học có nhiều thuận lợi cơ bản trong việc tác động
đến tư tưởng tình cảm của con người.
Văn học là một sinh thể phức tạp bao gồm nhiều loại hình,loại
thể khác nhau. Ở Trung quốc cách phân loại vă
n học sớm nhất gồm
hai loại là thơ và văn xuôi, đến thời Nhà Thanh chia phổ biến làm bốn
loại là thơ, văn xuôi, tiểu thuyết, kịch. Cách phân loai văn học nhất
quán ở Châu Âu xưa nay là ba loại: tự sự, trữ tình, kịch. Từ giữa thế
kỷ trước, ở Việt nam cách chia văn học chủ yếu dựa theo lối chia ba
của Châu Âu. Gần đây có một số đề xuấ
t chia văn học thành năm loại
là tự sự, trữ tình, kịch, ký, chính luận. Trong mỗi loại hình lại ôm
chứa nhiều thể loại, thể tài khác nhau. Chẳng hạn, trong loại tự sự có
các thể loại: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, ngụ ngôn, truyện