1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Mấy thập kỷ qua, làn sóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đã và đang
diễn ra ở nhiều nước đang phát triển. Ngày nay, khi toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới diễn
ra sâu rộng do tác động của cách mạng khoa học - công nghệ thời đại thì CNH, HĐH chỉ
có thể thành công và được rút ngắn khi có chiến lược đúng đắn, gắn v
ới các chính sách,
giải pháp điều hành phù hợp với những biến động của tình hình kinh tế trong nước và
quốc tế. Thực tế, một số quốc gia và lãnh thổ đã sớm thành công trong công nghiệp hoá
và gia nhập hàng ngũ NIEs, trong đó có Đài Loan. Sự thành công của Đài Loan có
nguyên nhân rất quan trọng là sự định hướng và điều tiết của nhà nước. Điều đó đã để lại
những bài học kinh nghi
ệm về vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH trong hội nhập
kinh tế quốc tế.
Ở nước ta, sự nghiệp CNH, HĐH theo đường lối đổi mới của Đảng ta đạt được
những thành tựu quan trọng. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng về kinh tế - xã hội và bước
sang giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu
hoá kinh tế đang diễn ra ngày một mạnh mẽ thì yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững ở nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn đối với CNH, HĐH
trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Điề
u đó càng
khẳng định vai trò cần thiết của nhà nước trong định hướng, điều hành CNH, HĐH ở
nước ta.
Đó là lý do nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu: “Vai trò của nhà nước đối với
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (thời
kỳ 1961 - 2003) - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam”.
2. Tổng quan các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến luậ
n án
Về vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế
đã được nhiều nhà nghiên cứu đi sâu phân tích. Nghiên cứu về Đài Loan ở nước ngoài, có
thể nêu ra các công trình như: Chính sách và thể chế trong quá trình tăng trưởng nhanh
của Dahlman & Ousa (1997); Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế Đài Loan của
Jocl (1994); Sự can thiệp của nhà nước trong phát triển hướng ngoại: Lý thuyết tân cổ
điển và thự
c tiễn Đài Loan của Wade (1988); Điều tiết thị trường: Lý thuyết kinh tế và vai
trò của chính phủ ở các nền kinh tế công nghiệp hoá mới Đông Á của Wade (1990); Một
số nghiên cứu được tập hợp trong công trình Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á của Ngân
hàng thế giới (2002) có đề cập đến vấn đề kinh nghiệm về vai trò của nhà nước đối với
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số nước Đông Á. Gần đây, công trình Nghịch lý của
chiến lược đuổi kịp – Tư duy lại mô hình phát triển kinh tế dựa vào nhà nước của Li Tan
(2008) đã tập trung nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế dựa vào nhà nước để luận giải
2
về vai trò quan trọng của nhà nước đối với công nghiệp hoá ở một số nước như Liên Xô
và các nền kinh tế mới nổi ở khu vực Đông Á, trong đó có Đài Loan…
Ở trong nước, một số nghiên cứu có đề cập đến vai trò của nhà nước với tư cách là
một nhân tố tác động đến tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước và vùng
lãnh thổ ở Đông Á như
: Kinh tế Đài Loan - Tình hình và chính sách của Phạm Thái Quốc
(1997); Công nghiệp hoá ở NIEs Đông Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam của Lê
Bàn Thạch & Trần Thị Tri (2000). Đặc biệt, nhiều công trình nghiên cứu của Viện Khoa
học xã hội Việt Nam như: Nhà nước trong kinh tế thị trường các nước đang phát triển
châu Á của Đỗ Đức Định (1991); Công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Những bài học thành
công của
Đông Á do Nguyễn Thị Luyến chủ biên (1998); Công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
Phát huy lợi thế so sánh - Kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á của Đỗ
Đức Định (1999); Lựa chọn sản phẩm và thị trường trong ngoại thương thời kỳ công
nghiệp hoá của các nền kinh tế Đông Á do Nguyễn Trần Quế chủ biên (2000); Một số vấn
đề về công nghiệp hoá, hiệ
n đại hoá ở Việt Nam của Đỗ Hoài Nam (2004); Kinh tế học
phát triển về công nghiệp hoá và cải cách nền kinh tế của Đỗ Đức Định (2004)… đã đề
cập và nghiên cứu về các chính sách của nhà nước nhằm thúc đẩy CNH, HĐH trong hội
nhập kinh tế quốc tế ở một số nước Đông Á, trong có có Đài Loan và rút ra những bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu toàn diệ
n, có tính hệ thống về
vai trò của nhà nước Đài Loan đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế theo
giác độ lịch sử kinh tế.
3. Mục tiêu của đề tài luận án
- Làm rõ vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH ở Đài Loan trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm về vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH
trong hội nhập kinh tế
quốc tế ở Đài Loan có ý nghĩa thực tiễn với nước ta hiện nay.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Làm rõ hơn cơ sở lý luận về vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH trong hội
nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt với những nước có nền kinh tế ở điểm xuất phát thấp đang
thực hiện CNH, HĐH nhằm đẩy nhanh tiến trình phát triển.
- Tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng về vai trò nhà nước đối với CNH, HĐH ở
Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (thời kỳ 1961 - 2003) để rút ra một số
bài học kinh nghiệm về vai trò của nhà nước trong CNH, HĐH.
- Luận giải khả năng vận dụng một số kinh nghiệm về vai trò của nhà nước đối với
CNH, HĐH trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Đài Loan với nước ta hiện nay.
Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị để tăng thêm tính khả thi trong vận dụng các kinh
nghiệm đó.
3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH ở
Đài Loan.
- Phạm vi nghiên cứu: Vai trò của nhà nước với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế
quốc tế bao hàm nhiều vấn đề nhưng luận án chỉ tập trung nghiên cứu về việc lựa chọn
chiến lược CNH, HĐH và các chính sách, giải pháp của nhà nước tác động vào ti
ến trình
CNH, HĐH. Thời gian nghiên cứu từ năm 1961 đến năm 2003. Luận án lựa chọn thời
gian nghiên cứu như vậy vì từ đầu những năm 1960, Đài Loan đã chuyển sang thực hiện
chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu và từng bước hội nhập vào đời sống kinh
tế quốc tế. Đến năm 2003, Đài Loan chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mạ
i
thế giới (WTO) được khoảng 2 năm (Đài Loan trở thành thành viên chính thức của WTO
từ 01/01/2002). Mục đích của luận án là làm rõ những điều chỉnh trong chính sách, giải
pháp của nhà nước Đài Loan cho phù hợp với những quy định của WTO và tác động của
nó đến tình hình kinh tế - xã hội. Điều này tương đồng với Việt Nam khi Việt Nam mới
trở thành thành viên của WTO từ 01/01/2007. Tuy nhiên, về vai trò của nhà nước Đài
Loan từ sau năm 2003 đến nay cũng được luận án nghiên cứu để làm rõ vai trò tích cực
của nhà nước đối với sự phát triển của nền kinh tế tri thức trong hội nhập.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử. Luận án đã kết hợp sử dụng các phương pháp lịch sử, phương
pháp lôgic, phương pháp đối chứng so sánh và phương pháp phân tích kinh tế để làm rõ
nội dung nghiên cứu. Đồng thời trong nghiên cứu, tác giả đã kế thừa có chọn lọc những
kết quả nghiên cứu của một số học giả trong nước và quốc tế, chủ yếu là kết quả phân tích
kinh tế lượng.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận án được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại
hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội
nhập kinh tế quốc tế ở Đài Loan (thời kỳ 1961 - 2003) và bài học kinh nghiệm.
Chương 3: Khả năng vận dụng một số kinh nghiệm về vai trò của nhà nước đối
với công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Đài Loan vào nước
ta hiện nay.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1.1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.1.1.1. Khái niệm công nghiệp hoá
Thực tiễn ở nhiều nước cho thấy, công nghiệp hoá diễn ra rất phong phú, đa dạng về
mô hình bởi nó là quá trình phức tạp và bao hàm phạm vi rộng lớn. Do thời điểm xuất
phát và phương thức tiến hành khác nhau nên bản thân khái niệm công nghiệp hoá cũng
được quan niệm theo những cách tiếp cận khác nhau. Luận án đã nêu ra một số quan niệm
về công nghiệp hóa như quan niệ
m công nghiệp hóa cổ điển, quan niệm công nghiệp hóa
của Liên Xô, của Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp quốc (UNIDO)... Nhìn
chung, mỗi cách quan niệm về công nghiệp hoá trên đây đều có nhân tố hợp lý, nó tuỳ
thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và gắn với những yêu cầu đặt ra trong phát triển. Tuy nhiên,
các quan niệm này chưa đề cập đến một nội dung quan trọng là khía cạnh cơ chế, thể chế
củ
a quá trình công nghiệp hoá. Từ thực tế ấy, tác giả của luận án cho rằng: Công nghiệp
hoá là quá trình chuyển biến một nền kinh tế nông nghiệp mang tính tự cấp, tự túc khép
kín với lao động thủ công là chủ yếu sang một nền kinh tế công nghiệp, vận hành theo cơ
chế thị trường dựa trên sự phân công lao động xã hội phát triển ở trình độ cao, với lao
động bằng máy móc, kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong t
ất cả các lĩnh vực kinh tế
nhằm tăng năng suất lao động xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hiện đại hoá được hiểu là toàn bộ các quá trình, các dạng cải biến, các bước quá độ
từ các trình độ kinh tế - kỹ thuật khác nhau lên trình độ mới cao hơn dựa trên những
thành tựu của khoa học - công nghệ. Như vậy, công nghiệp hoá luôn phải đ
i đôi với hiện
đại hoá. Theo quan điểm của Đảng ta thì “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản
toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng
lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công
nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công
nghiệ
p và tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.
1.1.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự
nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá và
tự do hoá thương mại, đầu t
ư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác; là sự gắn kết nền
5
kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, trong đó mối quan
hệ giữa các thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của các tổ chức đó.
1.1.2.2. Mục tiêu của CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế
- Thứ nhất, trang bị và trang bị lại công nghệ cho nền kinh tế, phát triển ngành nghề
mới, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
-
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.
- Thứ ba, tạo ra những chuyển biến cơ bản về thể chế và xã hội.
- Thứ tư, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.
1.1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế
* Các nhân tố bên trong bao gồm các nguồn lực (vốn, công nghệ, nhân lực), th
ể chế,
cơ chế huy động và phân bổ sử dụng các nguồn lực, dung lượng thị trường...
* Các nhân tố bên ngoài:
- Thứ nhất, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại thúc đẩy sự phát triển của
phân công lao động quốc tế
- Thứ hai, các công ty xuyên quốc gia ngày càng phát triển mạnh, đóng vai trò then
chốt và chi phối nền kinh tế thế giới
- Thứ ba, sự gia tăng ảnh hưởng của các tổ
chức kinh tế, tài chính quốc tế đối với
các quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế
- Thứ tư, xu hướng đối thoại, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia ngày càng mở rộng
và phát triển
1.2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.2.1. Một số lý thuyết về vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế
Trong lịch sử, đã có nhiều lý thuyết kinh tế theo những cách tiếp cận khác nhau bàn
về vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Luận án đã khái quát một số trường
phái lý thuyết kinh tế học bàn về vai trò của nhà nước như Trường phái Keynes, Trường
phái Tân cổ điển; Trường phái chính hiện đại; Tr
ường phái Cấu trúc luận và Thuyết tự do
mới... Luận án còn đề cập đến các lý thuyết về phương pháp và công cụ giải quyết những
vấn đề kinh tế của các nước đang phát triển và lý thuyết về lợi thế so sánh – cơ sở của
chính sách thương mại quốc tế. Mặc dù còn những quan điểm chưa đồng nhất nhưng về
cơ bản các trường phái lý thuyết đều thống nhất rằng, nhà nước ở các quốc gia có chủ
quyền vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng, không chỉ định hướng mà còn can thiệp trực
tiếp hoặc gián tiếp tạo những điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển.
1.2.2. Vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế ở các
nước đang phát triển
1.2.2.1. Nhà nước xác định và đi
ều chỉnh chiến lược CNH, HĐH
Vai trò quan trọng trước tiên của nhà nước đối với CNH, HĐH là phải xác định rõ
chiến lược CNH, HĐH để định hướng dài hạn cho quá trình thực hiện cũng như lựa chọn
6
hệ thống các chính sách và giải pháp để đạt được những mục tiêu đề ra. Đó là việc xác
định các mục tiêu và biện pháp hành động để từ đó lựa chọn phương án tối ưu trong quá
trình thực hiện.
Trong thực tế đã có hai loại hình chiến lược công nghiệp hoá được thực hiện ở nhiều
nước đang phát triển và đem lại những thành tựu nhất định là Chiến lượ
c công nghiệp hoá
thay thế nhập khẩu và chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Thời gian gần
đây, một số nhà nghiên cứu đã đề xuất chiến lược công nghiệp hoá mới, đó là chiến lược
công nghiệp hoá hỗn hợp hay còn gọi là chiến lược công nghiệp hoá theo hướng hội nhập
quốc tế. Đó là sự điều chỉnh có sự kết hợp của hai chiến lược thay thế nhập khẩu và
hướng về xuất khẩu trong đó hướng về xuất khẩu là chủ yếu, thay thế nhập khẩu đóng vai
trò bổ sung.
1.2.2.2. Nhà nước đề ra các chính sách thúc đẩy CNH, HĐH
Xác định chiến lược là một trong những yếu tố mang tính nền tảng định hướng cho
CNH, HĐH. Tuy nhiên, để thực hiện nội dung chiến lược đề ra rất cần đến vai trò can
thiệp, điều tiết của nhà nước thể hiện ở chức năng tạo lập cơ chế và các chính sách, giải
pháp thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH. Bao gồm:
a. Về chính sách phát huy động lực của kinh tế thị trường đối với CNH, HĐH
b. Về chính sách điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế gắn với phát huy lợi thế so sánh
c. Về chính sách huy động vốn cho CNH, HĐH
d. Về chính sách phát triển khoa học - công ngh
ệ
e. Về chính sách phát triển nguồn nhân lực
f. Về chính sách thúc đẩy xuất khẩu
g. Về chính sách đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Chương 2
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở ĐÀI LOAN (THỜI KỲ 1961 - 2003)
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀI LOAN GIAI ĐOẠN 1949 - 1960
Luận án đã khái quát về điểu kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội để thấy được
những khó khăn và thuận lợi của Đài Loan khi bước vào công nghiệp hóa. Đồng thời,
luận án cũng khái quát về tình hình công nghiệp hóa theo chiến lược thay thế nhập khẩu
để làm rõ thành tựu và những khó khăn thách thức của Đài Loan nếu tiếp tục duy trì chiến
lược này.
2.2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CNH, HĐH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ Ở ĐÀI LOAN (THỜI KỲ 1961 - 2003)
2.2.1. Giai đoạn 1961 - 1982
7
2.2.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội
- Chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đã bộc lộ rõ những hạn chế.
- Hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật
đã tạo điều kiện cho Đài Loan cơ hội tiếp thu những nguồn lực từ nước ngoài để phát
triển các ngành kinh tế hướ
ng về xuất khẩu.
2.2.1.2. Nội dung chiến lược CNH, HĐH
Từ đầu những năm 1960, nhà nước Đài Loan đã chuyển hướng sang thực hiện chiến
lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Về mục tiêu: tập trung đầu tư phát triển các
ngành công nghiệp hướng xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế. V
ề bước đi: Giai đoạn đầu tập trung phát triển các ngành sử dụng nhiều lao
động để khai thác lợi thế về lao động giá rẻ, sau đó tập trung phát triển một số ngành công
nghiệp nặng sản xuất các tư liệu sản xuất thay thế nhập khẩu và các ngành công nghiệp có
hàm lượng vốn lớn, công nghệ cao. Bước tiếp theo là phát triển mạnh các ngành dịch vụ
và các ngành công nghiệp mới nhằm tạ
o ra một cơ cấu ngành kinh tế năng động, hiệu quả
và hướng dần đến giai đoạn phát triển kinh tế tri thức. Về định hướng giải pháp huy động
các nguồn lực cho CNH, HĐH: Thị trường nước ngoài cũng được coi là động lực cho sự
phát triển. Đài Loan coi trọng các chính sách thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, nhất là
các nguồn lực về vốn, công nghệ cho đầu tư phát triển.
2.2.1.3. Các chính sách, giải pháp trong CNH, HĐH
a. Chính sách tự do hoá kinh tế và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
- Cải cách chế độ tỷ giá, thực hiện chính sách thuế ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư
tư nhân, nới lỏng kiểm soát xuất nhập khẩu và tiến tới chính sách tự do mậu dịch...
- Chú trọng cân bằng ngân sách.
- Kiểm soát và ngăn chặn tình trạng lạm phát.
b. Chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Về công nghiệp, những năm 1960, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều
lao động, quy mô nhỏ và kỹ thuật không đòi hỏi cao, chủ yếu là công nghiệp nhẹ và lắp
ráp. Đầu những năm 1970, khuyến khích phát triển công nghiệp có hàm lượng vốn và kỹ
thuật cao, đồng thời phát triển một số ngành công nghiệp nặng, công nghiệp hoá chất
nhằm sản xuất nguyên liệu, máy móc và thiết bị thay cho nhập khẩu. Từ
cuối những năm
1970, chính phủ Đài Loan ưu tiên phát triển các loại hình công nghiệp công nghệ cao, sản
phẩm có giá trị gia tăng lớn.
- Về khu vực dịch vụ, chính quyền Đài Loan khuyến khích phát triển những ngành
dịch vụ phục vụ sản xuất như vận tải, thông tin, dịch vụ tài chính, tiền tệ...
- Về nông nghiệp, chính sách của nhà nước tập trung phát triển một số loại sản phẩ
m
cây trồng, vật nuôi có năng suất cao để phục vụ xuất khẩu.
c. Chính sách huy động nguồn lực tài chính cho công nghiệp hoá
- Đảm bảo cân đối ngân sách nhằm tập trung chi cho công nghiệp hoá
8
- Chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân
+ Chính quyền Đài Loan đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật nhằm tạo môi
trường pháp lý ổn định.
+ Nới lỏng các biện pháp kiểm soát nhập khẩu, cho phép các công ty tư nhân được
tự do xuất khẩu, miễn và giảm thuế đối với một số sản phẩm xuất khẩu.
+ Khuyến khích mô hình cơ cấu công nghiệp hai tầng.
+ Thực hiện những chính sách tr
ợ cấp, chính sách tín dụng lãi suất thấp.
Những chính sách ưu đãi và khuyến khích của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi
cho kinh tế tư bản tư nhân phát triển. Đến những năm 1980, khu vực tư nhân có hơn 100
tập đoàn doanh nghiệp lớn, hơn 70 vạn doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) với tổng vốn
đầu tư là 7,2 tỷ USD, đóng góp 51,5% tổng vốn đầu tư của Đài Loan. Tính đến năm 1982,
các DNVVN chiếm 99,5% trong tổng số doanh nghiệp và chiếm 70% số lao động có việc
làm, chiếm 55% giá trị tăng thêm và 65% tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Tăng cường huy động nguồn vốn từ các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống ngân
hàng và các trung gian tài chính
+ Để tăng khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển, nhà nước đã
thực hiện chính sách lãi suất thực dương.
+ Tạo điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức tài chính phi ngân hàng như các công
ty bảo hiểm, các công ty đầu tư uỷ thác, các công ty tài chính ngắn hạn...
- Chính sách thu hút nguồn vốn nước ngoài
Đài Loan cũng chú ý khai thác nguồn vốn từ nước ngoài bao gồm vốn viện trợ, vốn
đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhà
nước Đài Loan đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc ban hành hệ
thống pháp luật đồng bộ; xây dựng các khu chế xuất; có chính sách đảm bảo đặc quyền và
ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
d. Chính sách phát triển khoa học - công nghệ
- Chính sách nhập khẩu công nghệ: Trong những năm 1960, nhà nước khuyến khích
nhập khẩu các dây chuyền sản xuất đồng bộ nhằm phát triển các ngành công nghiệp thu
hút nhiều lao động, cần ít vốn đầu tư. Những năm 1980, Đài Loan triển khai nhập khẩu
các công nghệ cao để phát triển các ngành đòi hỏi vốn và kỹ thuật nhiều hơn.
- Để tạo thúc đẩy chuyển giao công nghệ thông qua FDI, nhà nước áp dụng chế độ
thuế ưu đãi với các công ty nước ngoài đầu tư vào những ngành kỹ thuật cao.
- Chú trọng nâng cao năng lực khoa học - công nghệ quốc gia. Trong những năm
1980, ngân sách
đầu tư cho khoa học - công nghệ trung bình tăng 20% hàng năm. Nhà
nước Đài Loan rất chú trọng khuyến khích tư nhân và có chính sách phối hợp, hỗ trợ khu
vực kinh tế tư nhân đầu tư nghiên cứu và triển khai (R&D).
- Nhà nước cũng chú trọng phát triển thị trường công nghệ và có chính sách ưu đãi,
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
9
e. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
- Mở rộng phát triển hệ thống các trường phổ thông, trường dạy nghề và đại học.
- Ngoài việc đảm bảo nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, nhà nước Đài Loan đã có các
chính sách thu hút nguồn lực đa dạng xã hội vào xây dựng, phát triển các cơ sở giáo dục,
đào tạo.
- Khuyến khích sinh viên du học và có những biện pháp thu hút sinh viên về nước.
- Mời các chuyên gia nước ngoài làm việc vớ
i chế độ lương cao, trao quyền độc lập
trong nghiên cứu và xây dựng các chương trình nghiên cứu riêng.
Nhìn chung, chính sách phát triển giáo dục - đào tạo đã giúp Đài Loan có mặt bằng
dân trí cao. Năm 1982, 21,51% tổng số lao động tốt nghiệp các trường trung cấp và đào
tạo nghề; số người tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và sau đại học chiếm 11,12%.
f. Chính sách khuyến khích xuất khẩu
- Tiến hành cải cách chế độ tỷ giá hối đoái theo hướng thực hiện chế độ một tỷ giá
hối đoái thống nhất và hạ giá đồng tiền mới Đài Loan 62%.
- Chính phủ nới lỏng kiểm soát nhập khẩu và thực hiện chính sách tự do hoá đối với
các đầu vào nhập khẩu cần thiết cho việc sản xuất hàng xuất khẩu.
- Chính quyền có chính sách bảo hộ và trợ cấp với nhiều hình thức, thực hiện khen
thưởng cho những cơ sở có doanh thu xuất khẩu cao.
- Thành lập các khu chế xuất (Cao Hùng, Nam Tử, Đài Trung) nhằm thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài để thúc đẩy xuất khẩu. Giai đoạn từ 1966 đến 1978, tổng kim ngạch
xuất khẩu của ba khu chế xuất là 7 tỷ USD, xuất siêu 1,68 tỷ USD.
g. Chính sách xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
Chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đồng
bộ, bao gồm hệ thống giao thông vận tải, khu công nghiệp…
2.2.1.4. Kết quả chủ yếu của CNH, HĐH
- Kinh tế Đài Loan tăng trưởng bình quân năm trong thập kỷ 1960 là 8,3%; thập kỷ
1970 là 10,2%.
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Đài Loan giai đoạn 1960-1982
Nguồn: Council for Economic Planning and Development, R.O.C: Taiwan
Statistical Data Book, 2004, p. 5.