Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Giải pháp đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu – PGD Bình Tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.44 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 8
NHẬN XÉT CỦA GVHD 9
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT
KIỆM CỦA NHTM 10
1.1. Hoạt động huy động vốn của NHTM 10
1.1.1. Khái niệm 10
1.1.2. Vai trò huy động vốn của NHTM 10
1.2. Huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM 10
1.2.1. Khái niệm 10
1.2.2. Phân loại tiền gửi tiết kiệm 10
1.2.3. Đặc điểm tiền gửi tiết kiệm 11
1.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá kết quả đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết
kiệm của NHTM 11
1.3.1. Nội dung đẩy mạnh huy động TGTK của NHTM 11
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá hoạt động đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết
kiệm của NHTM 12
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và huy động
tiền gửi tiết kiệm của NHTM 12
CHƯƠNG II : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN Á CHÂU - PGD BÌNH TIÊN 14
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu_PGD Bình Tiên 14
2.2. Chức năng và nghiệp vụ 14
2.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của NH Á Châu – PGD Bình Tiên 16
2.4. Điểm mạnh 17
2.5. Điểm yếu 17
CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
TẠI NH Á CHÂU – PGD BÌNH TIÊN 19


3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh tại NH 19
3.1.1. Tình hình về nguồn vốn và sử dụng vốn 19
3.1.1.1. Tình hình chung về nguồn vốn 19
3.1.1.2. Tình hình huy động vốn 20
3.1.1.3. Tình hình chung về hoạt động tín dụng 22
3.2. Thực trạng tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu- PGD
Bình Tiên 23
Page 1
3.2.1. Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH 23
3.2.1.1. Các sản phẩm huy động 23
3.2.1.2. Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu 24
3.3. Đánh giá công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng TMCP Á
Châu- PGD Bình Tiên 30
3.3.1. Những kết quả đạt được 30
3.3.2. Một số hạn chế NH còn gặp phải trong công tác huy động vốn 31
CHƯƠNG I V : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN
HÀNG TMCP Á CHÂU- PGD BÌNH TIÊN 33
4.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu 33
4.2. Một số giải pháp và kiến nghị 33
4.2.1. Đối với Chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước 31
4.2.2. Đối với Ngân Hàng TMCP Á Châu 35
4.2.2.1. Không ngừng phát huy uy tín của ngân hàng nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng 35
4.2.2.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác marketing 36
4.2.2.3. Tích cực tìm kiếm nguồn tiền gửi nhàn rỗi từ công chúng 38
4.2.2.4. Tăng cường đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ ngân hàng 38
4.2.2.5. Cải tiến và đổi mới công nghệ ngân hàng 40
4.2.2.6. Tăng cường công tác tư vấn để giúp người dân thay đổi thói

quen cất giữ tiền tại nhà 41
4.2.2.7. Đa dạng hoá các hình thức tiền gửi tiết kiệm trong dân 41
4.2.3. Kiến nghị đối với PGD Bình Tiên 42
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
4.2.4.
Page 2
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
ACB Ngân Hàng TMCP Á Châu
DN Doanh nghiệp
HĐV Huy động vốn
KH Khách hàng
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
PGD Phòng giao dịch
TCTC Tổ chức tài chính
TGTK Tiền gửi tiết kiệm
TMCP Thương mại cổ phần
USD Đô la mỹ
VNĐ Việt Nam đồng
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU SỐ LIỆU
Page 3
• Bảng 1: Cơ cấu của nguồn vốn tại NH ACB– PGD Bình Tiên qua 2 năm 2011-
2012
• Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại NH ACB– PGD Bình Tiên qua 2 năm
2011-2012
• Bảng 3: Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại NH ACB – PGD Bình Tiên
qua 2 năm 2011-2012
• Bảng 4: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động tại NH ACB– PGD

Bình Tiên qua 2 năm 2011-2012
• Bảng 5: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo thời gian gửi tại PGD Bình Tiên qua
2 năm 2011-2012
• Bảng 6: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn tại NH ACB – PGD Bình
Tiên qua 2 năm 2011-2012
• Bảng 7: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại hình sản phẩm tại NH ACB –
PGD Bình Tiên qua 2 năm 2011-2012
LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử cho thấy hệ thống ngân hàng đã và đang tác động ngày càng nhiều tới sự
Page 4
phát triển nền kinh tế thế giới nói chung cũng như đối với sự phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia nói riêng. Sự lớn mạnh, an toàn vững chắc và hoạt động có hiệu quả của các
ngân hàng thương mại gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế.
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, vai trò quan trọng của các
NHTM càng được khẳng định với sự phát triển, đổi mới các dịch vụ nhằm đáp ứng
nhu cầu vốn và cung cấp các sản phẩm ngân hàng có chất lượng cho nền kinh tế và
dân cư. Để giải quyết những vấn đề trên, mối quan tâm của các NHTM là làm sao huy
động được nguồn vốn trong xã hội.
Với sự xuất hiện các tổ chức tài chính nước ngoài, các tổ chức tài chính mới
trong nước, nguồn vốn chảy vào các NHTM theo đó sẽ giảm dần. Hơn lúc nào hết các
NHTM luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt nhất là trong việc mở rộng,
chiếm lĩnh thị trường.Vì vậy, đòi hỏi bản thân các NHTM không ngừng nâng cao nội
lực, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của mình.
Công tác huy động vốn ngày càng có vai trò to lớn, quyết định đến khả năng tồn
tại và phát triển của ngân hàng. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế thường không ổn
định do sự chuyển động liên tục của dòng tiền. Trong khi đó, vốn huy động từ dân cư
ổn định hơn do người dân gửi tiền vào NHTM với mục đích tích luỹ. Việc đẩy mạnh
huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân với chi phí hợp lý là vấn đề cần quan tâm và hết
sức cần thiết đối với mỗi NHTM hiện nay.
Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Á Châu đã và đang tiếp tục khẳng định

vị thế hàng đầu của mình trong công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tín
dụng cho các thành phần kinh tế, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước,
kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên với tình hình kinh tế mở cửa như đã đặt ACB đứng
trước những thách thức mới, đòi hỏi sự quan tâm, chú trọng hơn nữa đến công tác huy
động vốn đặc biệt là huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư nhằm tạo chủ động trong hoạt
động của mình và xem đây là một chỉ tiêu quan trọng phải hoàn thành trong kế hoạch
kinh doanh hàng năm của mình.
Xuất phát từ thực tiễn trên, thông qua quá trình học tập và khảo sát thực tế, em đã chọn
đề tài “Giải pháp đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu – PGD
Page 5
Bình Tiên” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình sau khoảng thời gian thực tập tại ngân
hàng. Vận dụng những kiến thức đã học trong bộ môn phân tích tài chính và quản trị
tài chính cùng với số liệu thu thập trong 2 năm 2011-2012, thực hiện quá trình tổng
hợp và phân tích bằng các phương pháp thống kê, so sánh để đánh giá tình hình huy
động tiền gửi tiết kiệm tại NH, từ đó có một cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động này,
tạo cơ sở để đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động tiền gửi tiết
kiệm tại PGD.
Nội dung đề tài gồm 4 phần:
Chương I: Tổng quan về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM
Chương II: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu-PGD Bình
Tiên.
Chương III: Phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu –
PGD Bình Tiên.
Chương IV: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công
tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Á Châu- PGD Bình Tiên.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề em đã được sự giúp đỡ và hướng
dẫn tận tình của thầy Phạm Ngọc Hưng – giảng viên khoa Quản Trị Kinh Doanh
trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM cùng các anh chị cán bộ công nhân viên trong
NHTMCP Á Châu-PGD Bình Tiên. Tuy nhiên do điều kiện có hạn, mặc dù đã cố gắng
hết sức nhưng bài viết của em vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế, em rất mong được

sự sửa chữa và góp ý của các thầy cô,các anh chị và các bạn.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP



Page 6





























NHẬN XÉT CỦA GVHD



Page 7





























CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN
GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hoạt động huy động vốn của NHTM
1.1.1. Khái niệm
Page 8
Tại Việt Nam, hoạt động huy động vốn được hiểu là các hoạt động nhằm tạo ra
các nguồn vốn ngoài vốn chủ sở hữu, bao gồm :
• Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi
• Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá
• Vay Ngân hàng Nhà nước
• Vay các Tổ chức tín dụng khác.
1.1.2. Vai trò huy động vốn của NHTM
 Đối với nền kinh tế:
- Cung cấp vốn cho nền kinh tế
- Cầu nối các doanh nghiệp với thị trường
- Một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
 Đối với bản thân các NHTM :
- Mang lại nguồn vốn cho ngân hàng.
- Đo lường được uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng.
 Đối với khách hàng :
- Đối với các cá nhân : bảo quản số tiền tạm thời nhàn rỗi của mình và tìm
kiếm lợi nhuận từ số tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến.
- Đối với các doanh nghiệp : hầu như tiền của họ chủ yếu để tại ngân hàng

để sử dụng các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng.
1.2. Huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM
1.2.1. Khái niệm
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm,
được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền
gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
1.2.2. Phân loại tiền gửi tiết kiệm
 Phân theo kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn :
+ Tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn
+ Tiền gửi tiết kiệm trung dài hạn
 Phân theo loại tiền
- Tiền gửi tiết kiệm nội tệ
- Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ
1.2.3. Đặc điểm tiền gửi tiết kiệm
- Chiếm tỷ trọng cao và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của NHTM.
- Là đối tượng phải dự trữ bắt buộc, được mua bảo hiểm tiền gửi.
- Là nguồn vốn tương đối ổn định, phát triển với tiềm tàng lớn trong dân.
- Đối với tiền gửi tiến kiệm có kỳ hạn: trong suốt thời gian gửi, khách hàng
không được nộp thêm tiền vào sổ tiết kiệm đã gửi.
- Là nguồn vốn rất nhạy cảm với lãi suất đặc biệt là vốn ngắn hạn.
- Nguồn thu nhập, thói quen tiêu dùng và xu hướng tiết kiệm của người dân ảnh
Page 9
hưởng đến quy mô và kỳ hạn tiền gửi.
- Đa dạng, phong phú về kỳ hạn gửi (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), loại tiền gửi
(đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, …)
1.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá kết quả đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết
kiệm của ngân hàng thương mại
Nguồn vốn trong dân hiện còn rất lớn, với thói quen tiêu dùng và cất giữ tại nhà đã gây

lãng phí một nguồn vốn quan trọng. TGTK thường có tính ổn định cao nên là nguồn
vốn cốt lõi giúp gia tăng tính an toàn và sự chủ động trong kinh doanh. Vì vậy, các
NHTM cần thiết phải đẩy mạnh huy động TGTK và xem hoạt động này quan trọng,
đặt biệt trong giai đoạn hiện nay.
1.3.1. Nội dung đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại
- Gia tăng quy mô huy động tiền gửi tiết kiệm: Xét trong dài hạn, đẩy mạnh huy
động TGTK đồng nghĩa với gia tăng tỷ trọng TGTK trong quy mô HĐV của
ngân hàng.
- Gia tăng thị phần vốn huy động tiền gửi tiết kiệm trên thị trường mục tiêu.
- Hợp lý hóa cơ cấu vốn huy động là khả năng cân đối giữa huy động và nhu cầu
sử dụng phải phù hợp với nhu cầu và bối cảnh của thị trường mục tiêu, và năng
lực nội tại của ngân hàng.
- Kiểm soát chi phí huy động vốn nhưng vẫn đảm bảo cạnh tranh và đạt mục tiêu
về kế hoạch lợi nhuận của mình.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ liên quan đến hoạt động này. Mục tiêu cốt lõi của
đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết kiệm là tăng số dư vốn huy động từ tiền gửi tiết
kiệm đáp ứng được các mục tiêu hoạt động của ngân hàng trong từng thời kỳ.
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá hoạt động đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết kiệm của
ngân hàng thương mại
• Mức độ tăng trưởng quy mô vốn huy động tiền gửi tiết kiệm
Là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động huy động vốn từ dân cư của ngân hàng, được
đánh giá qua sự gia tăng số dư tiền gửi tiết kiệm huy động được từ dân cư trong từng
thời kỳ của ngân hàng.
• Tăng trưởng về tỷ trọng vốn huy động tiền gửi tiết kiệm trong tổng vốn
huy động
Khi quy mô của vốn huy động TGTK tăng lên kéo theo sự tăng trưởng về tỷ trọng của
nó trong tổng vốn huy động của ngân hàng thì công tác huy động vốn TGTK mới thật
sự đạt yêu cầu của các NHTM trong hoạt động đẩy mạnh huy động này từ dân cư
Page 10
• Tốc độ tăng trưởng thị phần vốn huy động tiền gửi tiết kiệm

Dưới góc độ Chi nhánh, thị phần huy động TGTK của ngân hàng là tỷ trọng vốn huy
động tiền gửi tiết kiệm chiếm được so với tổng vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của
ngân hàng trên địa bàn đó.
• Cơ cấu vốn huy động tiền gửi tiết kiệm
Trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, cần chú ý các loại cơ cấu sau:
Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn
Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền
• Chi phí huy động tiền gửi tiết kiệm
Bao gồm chi trả tiền lãi và các chi phí liên quan khác ngoài lãi.
• Chất lượng cung ứng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm
Đối với các NHTM để tăng tính cạnh tranh là nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
cung cấp.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và huy động tiền gửi
tiết kiệm của ngân hàng thương mại
• Những nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
- Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
- Môi trường pháp lý
- Môi trường cạnh tranh
- Môi trường dân cư
• Những nhân tố thuộc môi trường bên trong
o Cơ chế và năng lực điều hành
o Mục tiêu, chiến lược kinh doanh của ngân hàng
o Thương hiệu, uy tín của ngân hàng
o Chính sách lãi suất
o Sự đa dạng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm
o Các dịch vụ gia tăng do ngân hàng cung ứng
o Mạng lưới giao dịch
o Nguồn nhân lực của ngân hàng
Page 11
CHƯƠNG II : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - PGD BÌNH TIÊN
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu_PGD Bình Tiên
Địa chỉ: 269_271 Bình Tiên, Phường 8, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 38540074
Fax: (08) 38540075
Website: www.acb.com.vn
Page 12
Nhóm địa điểm: ACB Bank , Ngân hàng
PGD Bình Tiên thành lập năm 2007, trực thuộc Ngân Hàng TMCP Á Châu_ Chi
nhánh Bình Tây. Địa chỉ: 32A, Phường 5, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh.
2.2. Chức năng và nghiệp vụ
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi của các pháp
nhân, cá nhân trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, vàng theo
quy định Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu .
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Viêt Nam và ngoại tệ, vàng đối
với các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn theo sự uỷ nhiệm của giám đốc Ngân
hàng thương mại cổ phần Á Châu Đà Nẵng.
- Được phép vay, cho vay đối với các định chế tài chính trong nước, thực hiện và
quản lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, nghiệp vụ mua bán, chiết khấu các
chứng từ có giá theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước
- Thực hiện quản lý mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, thẻ
thanh toán quốc tế và nội địa. Khi có nhu cầu, Ngân hàng thực hiện mua bán vàng-
đồng thời thực hiện công tác hoạch toán kế toán theo đúng chế độ của Nhà nước, Ngân
hàng Nhà nước và của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu.
- Chấp hành tốt chế độ quản lý tiền tệ, kho quỹ của Ngân hàng Nhà nước và của
các Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu. Bảo quản các chứng từ có giá, nhận cầm
cố, thế chấp, bảo đảm an toàn kho quỹ tuyệt đối, thực hiện thu chi tiền tệ chính xác .
-Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nhân viên, quản lý tốt nhân sự, nâng cao uy
tín phục vụ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu .
- Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng như kế hoạch cân đối

vốn, kế hoạch thu nhập-chi phí
- Thường xuyên nghiên cứu và đề xuất các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp
với địa bàn hoạt động, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quy trình
nghiệp vụ và quản lý Ngân hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng phục vụ
- Thực hiện chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng như về số liệu tồn quỹ, thanh
khoản ngân hàng, tài khoản tiền gửi và các thông tin khác có liên quan đến khách hàng giao
dịch.
Page 13
2.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của NH Á Châu – PGD Bình Tiên
PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH TIÊN
Giám đốc (KSV tín dụng)
Hành chính
BP
Kinh doanh
BP
Giao dịch
Pháp lý chứng từ & Thẩm định tài sản
Loan CSR
Teller
Ngân Quỹ
CSR
Phân tích tín dụng
Page 14
• KSV: Kiểm soát viên tín dụng theo dõi, kiểm tra hoạt động tín dụng của
Phòng giao dịch, nhận và cập nhật thông báo, công văn của cấp trên để phổ
biến cho nhân viên.
• Phòng kinh doanh: có chức năng kinh doanh, phát triển các dịch vụ ngân hàng
gồm
- Bộ phận tín dụng: thực hiện các nghiệp vụ cho vay, thẩm định và tổ chức
theo dõi các khoản vay, đề xuất các phương án giải quyết các vấn đề liên quan

đến hoạt động tín dụng và bảo lãnh của PGD.
- Pháp lý chứng từ và thẩm định tài sản: nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý của
bộ hồ sơ, soạn thảo hợp đồng, đi công chứng với khách hàng, đăng ký thế chấp
theo quy định.
- Loan CSR (quản lý tài khoản và dịch vụ khách hàng): mở tài khoản cho
khách hàng, tìm kiếm thông tin khách hàng, thực hiện việc giải ngân, thanh lý
hợp đồng, quản lí nhắc nợ và theo dõi khoản vay.
• Bộ phận giao dịch (gồm Teller, ngân quỹ và CSR): Hướng dẫn thủ tục
mở và sử dụng tài khoản, thực hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến các
loại tài khoản của khách hàng, thực hiện các giao dịch và dịch vụ khách hàng,
có nhiệm vụ quản lý các tài khoản tiền gửi của khách hàng, nắm tình hình
nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý, kiểm tra và tổ chức hạch toán thu nhập, chi
phí cũng như tài sản khác của PGD.
• Phòng hành chính : phụ trách phân phối công văn tài liệu đến và đi, nhận
đề xuất và giải quyết nhu cầu về văn phòng phẩm và thực hiện các nghiệp vụ
hành chính khác.
2.4. Điểm mạnh:
• PGD Bình Tiên tọa lạc tại khu vực thị trường tập trung đông dân cư, gần khu
vực chợ Bình Tiên, Chợ Lớn nên phần lớn là lái buôn, chủ doanh nghiệp vừa và
nhỏ, tiểu thương…xu hướng dân cư thiên về sử dụng các sản phẩm tiết kiệm,
tài khoản và vay tiêu dùng. Huy động vốn tăng trưởng khá tốt, bên cạnh đó số
Page 15
lượng tài khoản thanh toán và các dịch vụ thanh toán cũng tăng trưởng tương
tự.
• Về thị trường cho vay dư nợ tập trung là khách hàng cá nhân với các sản phẩm:
cho vay mua nhà và xây dựng sửa chữa nhà, cầm cố sổ tiết kiệm, tiêu dùng, sản
xuất kinh doanh.
• Chất lượng tín dụng khá tốt.
• Sản phẩm dịch vụ đa dạng.
• Lượng khách hàng đến với PGD hàng ngày khá lớn và ổn định, đông nhất vào

mỗi sáng thứ bảy. Đây là một lợi thế lớn cho NH trong việc thực hiện những
mục tiêu tăng trưởng.
• PGD Bình Tiên với đội ngũ nhân viên trẻ năng động, có năng lực cũng như
kinh nghiệm làm việc một năm trở lên do đó có khả năng đáp ứng tốt các yêu
cầu đặt ra của hệ thống.
2.5. Điểm yếu:
• Khách hàng doanh nghiệp đa phần là nhỏ.
• Chủ yếu là khách hàng cá nhân.
• Công tác giải ngân hay thanh khoản đôi khi còn chậm trễ đối với khách hàng có
nhu cầu về tiền lớn, nguyên nhân là do quy mô PGD nhỏ nên ngân quỹ sẽ
không đủ đối với các nghiệp vụ lớn, phải chờ điều phối từ chi nhánh Bình Tây.
• Bên dịch vụ khách hàng chỉ có một nhân viên chính kiêm thanh toán quốc tế,
tuy vẫn có nhiều nhân viên tín dụng trợ giúp bên bộ phận này song với tần suất
công việc khá lớn nên vẫn xuất hiện trường hợp khách hàng không hài lòng về
dịch vụ tại PGD.
Page 16
CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN
GỬI TIẾT KIỆM TẠI NH Á CHÂU – PGD BÌNH TIÊN
3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh tại NH
3.1.1. Tình hình về nguồn vốn và sử dụng vốn
3.1.1.1. Tình hình chung về nguồn vốn
Nguồn vốn là điều kiện tiên quyết mà bất cứ một tổ chức kinh doanh nào cũng
cần phải có để có thể triển khai hoạt động nhằm đạt được những mục đích đề ra. Đặc
biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì yếu tố cạnh tranh là một trong những yếu
tố hàng đầu không thể thiếu được. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có rất
nhiều ngân hàng đang hoạt động, chưa kể đến sự sắp ra đời một số các ngân hàng sẽ
được hoạt động tại đây khi Việt Nam thực hiện các cam kết như đã kí kết theo các hiệp
định thương mại. Như vậy hoạt động kinh doanh của NH Á Châu – PGD Bình Tiên
trong thời gian tới cũng gặp không ít khó khăn, để tăng cường năng lực cạnh tranh của
mình thì ngân hàng cần có một nguồn vốn ổn định để mở rộng qui mô kinh doanh, đây

là nhiệm vụ quan trọng mà ngân hàng sẽ thực hiện trong thời gian tới. Trước tiên ta sẽ
Page 17
xem xét diễn biến của nguồn vốn tại PGD trong hai năm 2011-2012 đã có những biến
động gì theo.
Bảng 1: Cơ cấu của nguồn vốn tại NH ACB– PGD Bình Tiên qua 2 năm 2011-2012
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền +/- (%)
Vốn huy động 430,42 70,22 521,83 78,90 91,41 21,24
Các khoản vay 40,02 6,53 31,80 4,81 (8,22) (20,54)
Thanh toán vốn 97.12 15.85 64,73 9,79 (32,39) (33,35)
Tài sản nợ khác 45,37 7,40 43,03 6,50 2,34 5,16
Tổng cộng 612,93 661,39 48,46 7,91
( Nguồn : báo cáo về tình hình hoạt động tại PGD )
Qua bảng số liệu đã được phân tích ở trên, có thể thấy nguồn vốn của ngân hàng
không chỉ được tạo thành từ một nguồn mà nó bao gồm nhiều nguồn khác nhau như là
nguồn huy động của cá nhân và tổ chức kinh tế, các khoản vay, các khoản điều chuyển
từ ngân hàng mẹ, các tài sản nợ khác…
Kết quả nguồn vốn huy động tại ngân hàng năm 2012 là 521,83 tỷ đồng, chiếm đến
78,90% đây là một tỷ trọng khá cao. Nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2012 đã
tăng hơn năm 2011 là 21,24% tương ứng với số tuyệt đối là 91,41 tỷ đồng. Nguồn
vốn huy động tăng lên đồng nghĩa với việc nguồn vốn tại ngân hàng tăng lên một
khoảng tương ứng. Năm 2011 qui mô của các khoản vay tại ngân hàng là 40,02 tỷ
đồng chiếm tỷ trọng 6,53%, sang năm 2012 thì khoản vốn vay này giảm xuống còn
4,81% ứng với số tiền là 31,80 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy so với năm 2011 thì
nguồn huy động từ các khoản vay ở năm 2012 giảm 8,22 tỷ đồng với số tương đối là
20,54%. Tuy có sự giảm xuống trong công tác huy động vốn từ các khoản vay song sự
sụt giảm này là không đáng kể so với con số gia tăng nguồn vốn huy động năm 2012.
Trong năm 2011 thanh toán vốn tại NH chiếm 15,85% trong tổng nguồn vốn tại ngân

hàng tương ứng với số tiền là 97,12 tỷ đồng. Sang năm 2012 thì chỉ tiêu này giảm
xuống mức 61,73 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 9,79%, như vậy trong năm 2012 lượng vốn
do NH mẹ chuyển về cho NH đã ít đi. Điều đó phản ánh được thực trạng của NH đã
dần dần làm chủ được nguồn vốn của mình, tiến tới sử dụng nguồn vốn huy động để
đáp ứng các hoạt động của NH.
Page 18
3.1.1.2. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn tại chỗ là khâu quan trọng trong việc mở rộng đầu tư tín dụng. Việc huy
động vốn có ý nghĩa rất lớn trong việc cân đối tiền tệ trên địa bàn, bởi nó thu hút một
khối lượng tiền rất lớn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế khác
để đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực… có nhu cầu về vốn, tạo ra vòng quay liên tục
của đồng vốn trong lưu thông.
Với quyết tâm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu khách
hàng mà một trong những nhu cầu đó là nguồn vốn. Ngân hàng luôn chú trọng đến vấn
đề huy động vốn thông qua mức lãi suất ưu đãi, hấp dẫn.
Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại NH ACB– PGD Bình Tiên qua 2 năm 2011-2012
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ (%)
Nguồn vốn huy động 430,42 521,83 91,41 21,24
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi tiết kiệm
Ký quỹ
34,434
387,378
8,608
29,270
489,477
3,083

(5,164)
102,099
(5,525)
(15,00)
26,36
(64,18)
( Nguồn : báo cáo về tình hình hoạt động tại PGD )
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2012 tăng so với năm
2011. Tính đến cuối năm 2012 là 521,83 tỷ đồng, tăng về tuyệt đối là 91,41 tỷ đồng,
tương đương tăng 21,24% so với năm 2011. Tuy nhiên mức tăng này chưa được cao
lắm so với mức tăng trưởng ở những năm trước khi mà kinh doanh ngân hàng ở vào
thời kì đỉnh điểm. Điều này một phần là do những khó khăn về môi trường kinh tế xã
hội không thuận lợi trong năm 2012, một phần là do sự cạnh tranh của các ngân hàng
Page 19
khác. Tuy nhiên với tổng nguồn vốn huy động được năm 2012 được xem là một thành
công của chi nhánh trong thời điểm hiện nay.
Nhìn vào tỷ trọng của các loại nguồn vốn huy động ta thấy, trong năm 2012 tỷ trọng
của nguồn vốn huy động có sự thay đổi lớn so với năm 2011. Trước hết là tiền gửi tiết
kiệm. Lượng tiền gửi tiết kiệm năm 2012 đạt 489,477 tỷ đồng, tăng về tuyệt đối
102,099 tỷ đồng, tương ứng tăng 26,36% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong
thời gian đầu năm 2012, lãi suất của chi nhánh tăng cao khiến người dân gởi tiền tiết
kiệm nhiều hơn. NH cũng đã chú trọng trong việc đổi mới cung cách phục vụ, rút ngắn
thời gian trong mỗi lần giao dịch với khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động tuyên
truyền, quảng cáo, khuyến mai… Qua đó kích thích người dân đến gửi tiền nhiều hơn.
Trong năm 2011 chi nhánh duy trì lượng tiền gửi thanh toán đạt 29,270 tỷ đồng, giảm
5,164 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng với con số tương đối là 15%. Điều này
được giải thích là do năm 2012 sản xuất kinh doanh dậm chân tại chỗ nên nhu cầu giao
dịch thanh toán qua NH cũng không cần thiết vào thời điểm này. Chính vì thế NH cần
phải chú trọng đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền nhằm thu hút hình thức tiền
gửi này. Hơn nữa việc chưa có nhiều quan hệ với các doanh nghiệp lớn, các khách

hàng tiềm năng cũng là một cản trở trong việc thu hút lượng tiền gửi thanh toán tại
NH.
Lượng tiền ký quỹ năm 2012 chỉ đạt 3,083 tỷ đồng, giảm đến 64,18% so với năm
2011, tương đương giảm về tuyệt đối là 5,525 tỷ đồng. Đây là một thực tế khách quan
do tình hình kinh tế không thuận lợi, DN hoạt động không hiệu quả… Tuy nhiên chi
nhánh cũng cần phải chú trọng để nâng cao lượng tiền ký quỹ, tạo một nguồn huy
động lâu dài cho NH.
3.1.1.3. Tình hình chung về hoạt động tín dụng
Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là một trong những hoạt động chủ yếu của các
NHTM nói chung và của NHTMCP Á Châu nói riêng. Vì vậy căn cứ vào kết quả của
hoạt động cấp tín dụng, ta có thể phần nào đánh giá được hoạt động của NH trong thời
gian qua và nhận ra một số xu hướng phát triển cho những năm sắp tới. Dựa vào bảng
tình hình cấp tín dụng qua 2 năm 2011-2012 của PGD Bình Tiên, chúng ta có thể thấy
được phần nào những điều đó.
Bảng 3: Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại NH ACB – PGD Bình Tiên qua 2
năm 2011-2012
Page 20
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tổng dư nợ cho vay 418,20 100 438,07 100 19,87 4,75

Trong đó:
- Ngắn hạn
- Trung, dài hạn
230,01
188,19
55
45
243,92
194,15
55,7
44,3
13,91
5,86
6,05
3,11
Tổng dư nợ quá hạn 0 0 0,41 100 0,41 -
Trong đó:
- Ngắn hạn
- Trung hạn
0
0
0
0
0,33
0,08
80,5
19,5
0,33
0,08
Tỷ lệ dư nợ quá

hạn(%)
- 0,094 0,094
( Nguồn : báo cáo về tình hình hoạt động tại PGD )
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh năm 2012 đạt 438,07
tỷ đồng, tăng về tuyệt đối là 19,87 tỷ đồng, mức tăng 4,75% so với năm 2011. Trong
đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 243,92 tỷ, chiếm 55,7% trong tổng dư nợ cho vay của
chi nhánh, tăng về tuyệt đối là 13,91 tỷ so với năm 2011, tương đương tỷ lệ tăng là
6,05%. Dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2012 là 194,15 tỷ đồng, chiếm 44,3% trong
tổng dư nợ cho vay, tăng 5,86 tỷ đồng tương ứng với con số tương đối là 3,11% so với
năm 2011 thì dư nợ cho vay trung dài hạn chỉ đạt 188,19 tỷ đồng. Mặc dù tổng dư nợ
cho vay năm 2012 tăng không nhiều so với năm 2011, tuy nhiên trong tình hình kinh tế
xã hội khó khăn như vừa qua thì có được kết quả này là thành tựu đáng khích lệ, đó là
nhờ sự nổ lực phấn đấu của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên toàn chi nhánh.
Về dư nợ quá hạn : năm 2012 dư nợ quá hạn tăng so với năm 2011. Năm 2011, chi
nhánh không có dư nợ quá hạn nhưng đến cuối năm 2012, dư nợ quá hạn là 0,41 tỷ
đồng, trong đó dư nợ quá hạn cho vay ngắn hạn là 0,33 tỷ, chiếm 80,5% trong tổng
dư nợ quá hạn của chi nhánh; dư nợ quá hạn cho vay trung dài hạn là 0,08 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng là 19,5% trong tổng dư nợ quá hạn của chi nhánh năm 2012. Sở dĩ dư
nợ quá hạn của chi nhánh năm 2012 tăng cũng là điều dễ hiểu. Năm 2012, tình hình
kinh tế thế giới và Việt Nam biến động phức tạp, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống dân cư, nhiều doanh nghiệp giải thể
Page 21
hoặc chỉ sản xuất ở mức cầm cự. Chính điều này đã làm cho hoạt động thu nợ của chi
nhánh gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng giảm, do đó dư nợ quá
hạn của chi nhánh gia tăng. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần chú trọng hơn nữa
đến chất lượng công tác thẩm định cũng như đẩy mạnh các biện pháp thu nợ để giảm
thiểu dư nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể.
3.2. Thực trạng tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu- PGD
Bình Tiên
3.2.1. Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH

3.2.1.1. Các sản phẩm huy động
Để tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh cao trong điều
kiện nền kinh tế mở cửa hiện nay đòi hỏi mỗi TCKD phải có nhiều chiến lược phát
triển, trong đó đa dạng hóa sản phẩm là yêu cầu tất yếu và vô cùng quan trọng. NHTM
cũng không nằm ngoài quy luật cạnh tranh đó, chính vì thế NH ACB luôn đổi mới,
nắm bắt nhu cầu của khách hàng để có thể mang đến những dịch vụ tốt nhất. Hiện nay,
tại NH có các sản phẩm huy động TGTK sau đây:
• TGTK không kì hạn bằng VNĐ, USD
• TGTK có kì hạn bằng VNĐ, USD:
• Tiết kiệm tích lũy tuần - USD
• TGTK bảo hiểm Lộc Bảo Toàn
• Tiết kiệm Đại Lộc
3.2.1.2. Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu
• Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động
Bảng 4: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động tại NH ACB– PGD Bình
Tiên qua 2 năm 2011-2012
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
TGTK bằng VNĐ
TGTK bằng ngoại tệ
(quy đổi)
321,524
65,854
83
17
362,213
127,264
74
26

40,689
61,41
12,66
93,25
Tổng cộng 387,378 489,477 102.099 26,36
( Nguồn : báo cáo về tình hình hoạt động tại PGD )
Việt Nam đã và đang trong tiến trình toàn cầu hoá, dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ,
vốn, công nghệ và con người đang lan rộng trên toàn thế giới, như các quốc gia ở khắp
Page 22
mọi nơi mở rộng liên hệ với nhau. Tiền tệ cũng là hàng hóa, do đó theo dòng chảy của
toàn cầu ngoại tệ lưu thông vào nước ta ngày càng nhiều và trong đó chiếm tỉ trọng lớn
nhất là đồng Đô la Mỹ (USD). Nhận thức được sự phát triển này, bên cạnh việc huy
động tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ, NH cũng thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm
bằng ngoại tệ. Dựa vào bảng 4 ta thấy: năm 2011, lượng ngoại tệ huy động được
chiếm khoảng 17%/ tổng số TGTK huy động được. Năm 2012 ngoại tệ huy động đạt
127,264 tỷ đồng, chiếm đến 26% trong tổng vốn huy động từ TGTK, tăng đến
93,25% so với năm 2011. Sở dĩ có sự gia tăng đột biến này là do tỷ giá năm 2011 tăng
thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng tương ứng của giá tiêu dùng (18,13%), của giá vàng
(24,09%), năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó
khăn, lạm phát vẫn chưa được kiềm chế hiệu quả, VNĐ còn mất giá dẫn đến lượng
tiền gửi bằng VNĐ chỉ tăng 12,66%, đạt 362,213 tỷ đồng so với con số 321,524 tỷ
của năm 2011.
• Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo thời gian gửi
Nguồn vốn huy động từ ngân hàng không phải bao giờ cũng đều đều với một mức
nhất định mà nó cũng biến động theo chu kì. Thông thường, lượng tiền gửi tiết kiệm
thường tăng cao vào những tháng đầu năm, những tháng giữa năm lượng tiền gửi tiết
kiệm có dấu hiệu chững lại và tăng dần vào những tháng cuối năm. Qua bảng diễn
biến nguồn tiền gửi tiết kiệm theo thời gian tại NH ACB – PGD Bình Tiên ta sẽ thấy
rõ tính chất chu kì này hơn.
Bảng 5: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo thời gian gửi tại PGD Bình Tiên qua 2

năm 2011-2012
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu thời gian
Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
Quý I
Tháng 1 24,017 6,2 33,285 6,8 9,268 38,59
Tháng 2 28,279 7,3 35,732 7,3 7,453 26,36
Tháng 3 30,603 7,9 42,584 8,7 11,981 39,12
Tổng 82,899 21,4 111,601 22,8 28,702 34,62
Quý II
Tháng 4 37,576 9,7 46,011 9,4 8,435 22,45
Tháng 5 40,287 10,4 49,927 10,2 9,640 23,93
Tháng 6 40,675 10,5 50,416 10,3 9,741 23,95
Tổng 118,538 30,6 146,354 29,9 27,816 23,47
Quý III Tháng 7 38,738 10 49,437 10,1 10,699 27,62
Tháng 8 36,414 9,4 48,948 10 12,534 34,42
Page 23
Tháng 9 32,539 8,4 48,458 9,9 15,919 48,92
Tổng
107,69
1
27,8 146,843 30 39,152 36,36
Quý IV
Tháng 10 31,378 8,1 36,711 7,5 5,333 16,00
Tháng 11 24,405 6,3 28,879 5,9 4,474 18,33
Tháng 12 22,467 5,8 25,453 5,2 2,986 13,29
Tổng 78,250 20,2 91,043 18,6 12,793 16,35
Tổng cộng
387,37

8
100 489,477 100 102,099 26,36
( Nguồn : báo cáo về tình hình hoạt động tại PGD )
Từ bảng số liệu trên cho thấy rõ được sự biến động của TGTK tại Chi nhánh trong
thời gian qua. Qua đó cũng nhận xét được rằng công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại
ngân hàng mang tính chất thời vụ rất cao, điều này được thể hiện như sau :
Nhìn vào bảng cho thấy nguồn huy động từ TGTK ở quý I năm 2011 là 82,899 tỷ
đồng chiếm 21,4 % trong tổng nguồn huy động. Mặc dầu ở quý I này ngân hàng chưa
có kế hoạch để triển khai huy động mà người dân vẫn tích cực đến gửi cho thấy ngân
hàng đã đưa ra mức lãi suất có thể nói là thỏa đáng với mong muốn với người gửi.
Sang quý I năm 2012 thì lượng tiền gửi này lại tăng lên và đạt 111,601 tỷ đồng, với
tốc độ tăng là 34,62% so với cùng kì năm trước. Đây là mức tăng trưởng khá cao.
Sang quý II : thì nguồn tiền gửi lại có xu hướng tăng lên. Đây là khoảng thời gian mà
các nhà sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn rất lớn. Vì thế để có nguồn vốn cho
vay Chi nhánh đã tăng cường huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm. Ở quý II năm 2011
ngân hàng huy động được 118,538 tỷ đồng chiếm 30,6%. Đây là khoảng thời gian mà
ngân hàng đang thiếu vốn vì thế mà ngân hàng tăng cường công tác huy động vốn của
mình đặc biệt là nguồn tiền gửi tiết kiệm. Ở quý II năm 2012 nguồn tiền gửi tiết kiệm
tại ngân hàng tăng lên với doanh số là 146,354 tỷđồng, như vậy so với cùng kì năm
trước thì nó tăng 23,47%. Trong quý này ở cả hai năm thì lượng tiền gửi tăng đều qua
các tháng, đỉnh điểm là tháng 6. Đây là thời gian mà các nhà kinh doanh đã bắt đầu mở
rộng hoạt động sản xuất của mình.
Quý III: lúc này hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần ổn định, nhu
cầu vay vốn cũng giảm dần. Vì vậy mà ngân hàng cũng không tiếp tục đẩy mạnh công
tác huy động của mình như ở quý II nữa. Ở quý III năm 2011 nguồn tiền gửi này
chiếm 27,8% tương ứng với doanh số của nó là 107,691 tỷ đồng. Sang quý III năm
Page 24
2012 thì nguồn tiền gửi này lại tăng lên 146,843 tỷ đồng, chiếm 29,1% trong tổng
nguồn tiền gửi tiết kiệm . Như vậy so với năm 2012 thì tăng cả về tỷ trọng lẫn về qui
mô doanh số của, với tốc độ tăng là 36,36%. Cho thấy ngân hàng rất thành công trong

công tác huy động của mình.
Quý IV: Lượng tiền gửi ở quý này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn tiền gửi
tiết kiệm so với các quý trong năm. Ở quý IV năm 2011 qui mô của nguồn tiền gửi tiết
kiệm tại ngân hàng là 78,250 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 20,2%. Nguồn tiền gửi tiết
kiệm ở quý IV năm 2012 lại tăng lên hơn quý IV năm 2011 và đạt 91,043 tỷ đồng. So
với năm 2011 thì nguồn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng ở quý này tăng lên 16,35% .
Trong quý này thì nguồn tiền gửi có xu hướng giảm dần qua các tháng. Với tháng 10
thì lượng tiền gửi còn ở mức cao nhưng sang tháng 11,12 thì nó lại giảm đi. Đặc biệt ở
tháng 12 thì lượng tiền gửi giảm hẳn đó là do tháng này các doanh nghiệp lại bắt đầu
thanh toán các khoản nợ cho đối tác, cũng như thu nợ. Mặt khác các doanh nghiệp hầu
như ngừng hẳn sản xuất cũng như nhập hàng, vì thế mà không có nhu cầu vay vốn. Do
vậy mà về phía ngân hàng trong quý này hầu như không cần phải tăng cường huy động
vốn. Ngoài ra đối với một số khách hàng họ sẽ rút tiền ra để chi tiêu, hay thực hiện
những dự định mà mình đã đưa ra bằng khoản tiền tiết kiệm này. Với một trong lí do
đó góp phần làm cho lượng tiền gửi tại ngân hàng giảm đi.
• Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn
Bảng 6: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn tại NH ACB – PGD Bình Tiên
qua 2 năm 2011-2012
Đvt: tỷ đồng
Kỳ hạn Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
TGTK không
kỳ hạn
TGTK kỳ hạn
<12 tháng
TGTK kỳ hạn
>12 tháng
23,398
338,065
25,915

6,04
87,27
6,69
3,084
485,170
1,223
0,63
99,12
0,25
(20,314)
147,105
(24,692)
(86,82)
43,51
(95,28)
Tổng cộng 387,378 100 489,477 100 102,099 26,36
( Nguồn : báo cáo về tình hình hoạt động tại PGD )
Page 25

×