Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Đánh giá tác động của các loài thuỷ sinh vật nhập nội đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.68 MB, 169 trang )



BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ
NGUỒN LỢI THỦY SẢN







BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LOÀI THỦY SINH VẬT NHẬP NỘI
DẾN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN


Cơ quan chủ trì đề tài:

Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn
lợi thủy sản
Chủ nhiệm đề t
ài: :
KS.Lê Thiết Bình
















Hà Nội - 2010


BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ
NGUỒN LỢI THỦY SẢN






BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LOÀI THỦY SINH VẬT NHẬP NỘI
DẾN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN




Ch
ủ nhiệm đề t
ài:

KS. Lê Thiết Bình
Danh sách tác gi
ả thực hiện đề t
ài:

GS. TS. Mai Đ
ình Yên

Th.s. Phạm Thị Phương Mai
TS. Nguyễn Thùy Dương
Ths. Nguyễn Việt Cường
Ths. Ngô Thị Mai Thu
Ths. Nguyễn Minh Anh
CN. Lê Hữu Tuấn Anh






Hà Nội - 2010

1












BÁO CÁO TÓM TẮT









2

1. MỞ ĐẦU


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Cục Khai thác và Bảo
vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá tác động của
các loài thủy sinh vật nhập nội đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy
sản” với mục tiêu:
- Xác định được các loài thủy sinh vật đã nhập nội đến nay và tình hình
phân bố của chúng ở Việt Nam.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loài thủy sinh vật đã nhập nội đang

có ý kiến khác nhau đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản
- Đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp cho từng nhóm đối tượng thủy
sinh nhập nội.
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện các nội dung:
- Kiểm kê, bổ sung cập nhật các loài thủy sinh vật nhập nội đang sống ở
các vực nước ở Việt Nam và tình hình phân bố của chúng.
- Sắp xếp các loài thủy sinh vật ngoại lai theo các nhóm Trắng-Xám-
Đen; soạn thảo atlat các loài thủy sinh vật ngoại lai.
- Khảo nghiệm 6 loài nhập nội điển hình lên đa dạng sinh học và nguồn
lợi thủy sản.
- Tổng hợp thông tin, dẫn liệu để đánh giá tổng quan các loài thủy sinh
vật nhập nội tác động lên đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản.
- Đề xuất biện pháp quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai nhập vào
Việt Nam, dạng văn bản đề xuất là bản Quy chế hướng dẫn quản lý.



3

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Các loài thủy sinh vật nhập nội được xác định trong đề tài này là các loài
thủy sinh vật ngoại lai, loài phụ ngoại lai, chủng ngoại lai được di nhập có
mục đích, có chủ định trong khoảng thời gian 20 - 30 năm gần đây. Nhóm
thực hiện đề tài đã áp dụng 5 phương pháp nghiên cứu thông dụng để hoàn
thành đề tài:
2.1. Phương pháp kế thừa
2.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: điều tra phỏng vấn cán bộ
khoa học kỹ thuật và người dân ở địa phương có các loài sinh vật lạ sinh sống

2.1. Phương pháp thống kê
2.1. Phương pháp đánh giá và cho điểm
Các bước đánh giá loài ngoại lai theo tiêu chí Trắng, Xám, Đen bằng
phương pháp tính trọng số (cho điểm) được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định danh mục các tiêu chí cụ thể của các yếu tố
Bước 2: Đánh giá định tính và cho điểm từng nhân tố đối với từng đối
tượng. Tính điểm từ 1 (yếu nhất) đến 5 (mạnh nhất). Tuỳ từng tiêu chí cụ thể
mà xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá để cho điểm một cách khách quan. Tuy
nhiên, có một số tiêu chí phải dựa vào quan sát và dư luận, động thái thay đổi
theo thời gian để đánh giá
Bước 3: Tổng hợp điểm và tính điểm bình quân của từng đối tượng
Bước 4: So sánh điểm số của các đối tượng để sắp xếp các đối tượng vào
nhóm Trắng, xám, đen. Điểm tối đa mà đối tượng đạt được là 30 điểm, ít nhất
là 6 điểm. Đối tượng được xếp vào nhóm trắng đạt được mức điểm từ 22 đến
30 điểm. Đối tượng xếp vào nhóm xám đạt 15 đến 21 điểm. Nhóm đối tượng
có số điểm từ 14 trở xuống xếp vào nhóm đen.
2.1. Phương pháp khảo nghiệm: (i) Xác định các đặc điểm sinh học; (ii)
Xác định các đặc điểm sinh thái học; (iii) Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học;
(iv) Tác động đến kinh - tế xã hội và nghề nuôi. Nội dung khảo nghiệm được
thực hiện bởi các cán bộ thuộc các Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II
và Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc.
4

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU



3.1. Hiện trạng các loài thủy sinh vật nhập nội ở Việt Nam
3.1.1. Hiện trạng các loài thủy sinh vật nhập nội ở Việt Nam
- Hiện đã kiểm kê được 48 loài nhập nội đã và đang sinh sống ở Việt

Nam trong đó cá có 37 loài, động vật không xương sống 7 loài, 1 loài lưỡng
cư, 2 loài bò sát và 1 loài thú. Có 7 loài hiện nay không còn gặp.
- Các loài thủy sinh vật nhập nội vào Việt Nam đều có mục đích rõ ràng:
chủ yếu để trở thành đối tượng nuôi. Một số ít là cá cảnh, có 1 loài cá nhập
nội với mục đích trừ bệnh sốt rét.
- So sánh với đề tài về thuỷ sinh vật nhập nội được thực hiện năm 2004 -
2005 của cùng tác giả nhận thấy các loài thuỷ sinh vật nhập nội ngày càng có
xu hướng phân bố rộng hơn tại các vùng trong cả nước.
3.1.2. Hiện trạng các loài thuỷ sinh vật nhập nội mới xuất hiện ở thuỷ
vực Việt Nam.
Theo số liệu thống kê, đề tài đã xác định được 07 loài thủy sinh vật
ngoại lai mới xâm nhập vào Việt Nam:
3.2. Đánh giá các loài thủy sinh vật nhập nội theo tiêu chí xếp loại
Trắng, Xám, Đen
3.2.1. Đánh giá các loài thủy sinh vật nhập nội theo tiêu chí Trắng, Xám,
Đen
Trên cơ sở kế thừa kết quả của đề tài nghiên cứu giai đoạn 2004-2005
kết hợp điều tra khảo sát bổ sung và theo các tiêu chí đánh giá Trắng, Xám,
Đen mỗi loài thủy sinh vật ngoại lai đã được đánh giá ở các nhóm khác nhau.
Qua đó, chúng tôi đã đánh giá được có 10 loài thuộc nhóm Trắng, 24 loài
thuộc nhóm Xám và 14 loài thuộc nhóm Đen.
3.2.2. Bước đầu đánh giá các loài thủy sinh vật nhập nội mới nhập theo
tiêu chí cho điểm và xếp loại Trắng, Xám, Đen
Theo các tiêu chí và các bước cho điểm để đánh giá các loài thủy sinh
vật ngoại lai đã trình bày ở chương 2, nhóm tác giả thực hiện đề tài đã bước
5

đầu tiến hành đánh giá 07 loài được xác định là mới nhập nội trong giai đoạn
2007-2009. Kết quả cho thấy có 1 loài được xếp vào nhóm Trắng, 5 loài xếp
vào nhóm Xám, và 1 loài xếp vào nhóm Đen.

3.3. Kết quả khảo nghiệm đánh giá tác động của 06 loài thủy sinh vật
nhập nội đến ĐDSH và NLTS ở Việt Nam
3.3.1. Cá hoàng đế (Cichla ocellaris) ở hồ Trị An tỉnh Đồng Nai
Cá hoàng đế có giá trị kinh tế cao, góp phần giữ vững việc cung cấp thực
phẩm và tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, kết
quả phân tích tác động đối với nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học ở hồ
Trị An cho thấy đây là loài cá ngoại lai xâm lấn có tác động mạnh mẽ đến
nguồn lợi thủy sản địa phương và tính đa dạng sinh học, do đó không nên
phân tán loài cá này đến những thủy vực khác và cần có những biện pháp hữu
hiệu hay biện pháp giảm nhẹ tác động của loài cá này.
3.3.2. Cá chim trắng toàn thân (Piaractus brachypomus) ở đồng bằng
sông Cửu Long
Số lượng cá chim trắng toàn thân thất thoát ra ngoài tự nhiên là đáng báo
động nhưng chưa làm thay đổi đáng kể nguồn lợi thủy sản ở đồng bằng sông
Cửu Long. Cá chim trắng toàn thân cũng mang các bệnh thông thường như ký
sinh, vi khuẩn, tuy nhiên, chưa ghi nhận về các bệnh lạ từ cá chim trắng toàn
thân gây nguy hại đến các loài cá khác.
3.3.3. Tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) ở Vĩnh Phúc và Phú
Thọ
Không nên cho phát triển loài tôm hùm nước ngọt cũng như loài tôm
càng đỏ ở Việt Nam. Đề nghị chỉ khoanh vùng cho phát triển ở một số tỉnh
miền Bắc đã đưa tôm hùm nước ngọt về nuôi, nghiêm cấm phát tán chúng ra
các thủy vực khác, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long. Tạm dừng việc
nhập giống từ Trung Quốc sang Việt Nam.
3.3.4. Cá tiểu bạc (Neosalanx taihuensis) tại Việt Nam
Chỉ phát hiện thấy các bệnh thông thường có từ các đối tượng cá bản địa,
chưa thấy có bất kỳ tác nhân mới nào lây từ quần đàn cá tiểu bạc. Cần có
những nghiên cứu sâu hơn về bệnh cá tiểu bạc để có cơ sở đánh giá tác động
của việc di giống, thuần hóa cá tiểu bạc ở hồ chứa Thác Bà. Nên đánh giá các
mối quan hệ của điều kiện môi trường, nắm bắt tình hình lưu vực nước, khống

6

chế cường độ đánh bắt, lập kế hoạch giữ số lượng nhất định, quy định hợp lý
thời gian và dụng cụ đánh bắt.
3.3.5. Cá mahseer (Tor putitora) tại Việt Nam
Cần có đánh giá sâu hơn để đưa ra các giải pháp sử dụng đối tượng này
hợp lý hơn như: phát triển thành đối tượng cá phục vụ kinh doanh câu cá giải
trí, thể thao. Nghiên cứu sâu hơn về các bệnh của cá, để có những đánh giá
chính xác về sự lây nhiễm bệnh sang các đối tượng khác khi nuôi ghép với
các loài khác. Cần nghiên cứu về sinh sản của cá để duy trì và phát triển quần
đàn, nhân rộng số lượng và diện tích nuôi tại Việt Nam
3.3.6. Cá trôi trường giang (Prochilodus lineatus) tại Việt Nam
Trong 2 năm vừa qua, thị trường cá giống cá trôi trường giang tương đối
tốt, cá trôi trường giang có xu hương phát triển thành đối tượng nuôi mới
trong thành phần đàn cá nuôi trong ao hồ tại miền bắc Việt Nam.
3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp cho từng nhóm đối tượng
thủy sinh vật nhập nội
3.4.1. Hiện trạng quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai ở Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông tư số
53/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 quy định quản lý các loài
thuỷ sinh vật ngoại lai tại Việt Nam. Thông tư được ban hành được coi là căn
cứ cụ thể nhất để quản lý các đối tượng thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam.
3.4.2. Đề xuất giải pháp quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai ở Việt
Nam:
Vấn đề quản lý sinh vật nhập nội ở Việt Nam còn nhiều nhược điểm, dẫn
tới khó kiểm soát sự phát tán cũng như ảnh hưởng của chúng đến da dạng
sinh học và phát triển kinh tế, làm suy thoái nguồn gien và cạnh tranh với loài
bản địa. Để khắc phục tình trạng trên thì việc đề ra các hoạt động quản lý là
cấp bách và cần thiết, cụ thể là:
a. Hoạt động cảnh báo: Nội dung hoạt động chủ yếu là:

+ Thu thập thông tin từ các website của các tổ chức, các cơ quan nghiên
cứu của các nước về các vấn đề liên quan đến các loài ngoại lai.
+ Thu thập thông tin từ các cơ quan nghiên cứu ở một số nước.
7

+ Khai thác thông tin từ các khuyến cáo của các tổ chức phi Chính phủ
về khuyến cáo đối với các loài sinh vật ngoại lai, đặc biệt từ IUCN.
+ Thường xuyên có sự chia sẻ thông tin với các cơ quan chức năng của
các địa phương.
+ Thu thập thông tin của các cơ quan hữu quan về quản lý động thực vật
ngoại lai: Tổng cục Môi trường, Tổng cục Hải quan, Cục Kiểm lâm, Vụ Nuôi
trồng thuỷ sản.
+ Cập nhật văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam, của các nước trong
khu vực và trên thế giới.
b. Phát hiện nhanh và phân loại theo danh mục loài an toàn và loài có
nguy cơ xâm hại:
Cục sẽ căn cứ vào những số liệu thu thập được từ các cơ quan nêu trên,
lập bản đồ phân bố, phân tích, dự báo biến động của từng nhóm các loài ngoại
lai theo tiêu chí đã nêu. Khoanh vùng cho nhóm đối tượng có nguy cơ tiềm ẩn
về khả năng xâm hại theo các cấp độ khác nhau. Lập báo cáo tổng hợp báo
cáo lãnh đạo Bộ, báo cáo Uỷ ban nhân dân các tỉnh và gửi cho các Chi cục để
theo dõi và quản lý. Những đối tượng có nguy cơ tiềm ẩn về xâm lấn sẽ được
khoanh vùng không cho phát tán rộng để chờ kết quả nghiên cứu bổ sung dữ
liệu hoàn chỉnh.
c. Hoạt động bao vây tiêu diệt:
+ Đối với loài ngoại lai xâm hại mới phát tán trong phạm vi 1 tỉnh (sự
phát tán trong các thuỷ vực, trong các hộ nuôi), Cục Khai thác và Bảo vệ
nguồn lợi thủy sản sẽ có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để Bộ trưởng đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố lệnh tiêu diệt
các loài ngoại lai.

+ Đối với loài ngoại lai xâm hại đã phát tán ra 2 tỉnh trở lên, Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố lệnh tiêu diệt chúng trên địa
bàn chúng đã phát tán, đề nghị các tỉnh lân cận có biện pháp bảo vệ không
cho chúng phát tán sang thuỷ vực trên địa bàn tỉnh.
8

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ



KẾT LUẬN
1. Số lượng các loài thủy sinh vật ngoại lai đã xác định được là 48 loài
(trong đó loài cá chép Cyprinus carpio có 3 dòng, dòng Indonesia, Nhật và
Hungari) xuất hiện ở 7 vùng kinh tế nông nghiệp trên cả nước. Trong đó, có
26 loài ở vùng núi trung du Bắc bộ, 40 loài ở vùng đồng bằng Bắc bộ, 17 loài
ở vùng Bắc Trung bộ, 19 loài ở vùng Nam Trung bộ, 16 loài ở vùng Tây
Nguyên, 26 loài ở vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long có 30
loài.
2. Theo phương pháp thông thường, đánh giá, sắp xếp các loài thủy sinh
vật ngoại lai theo tiêu chí Trắng, Xám, Đen có 11 loài thuộc nhóm Trắng, 24
loài thuộc nhóm Xám và 13 loài thuộc nhóm Đen. Bước đầu đánh giá nhanh
không qua khảo nghiệm 7 loài ngoại lai mới nhập nội giai đoạn 2007-2009
theo phương pháp tính điểm có 1 loài được xếp vào nhóm tốt (cá tầm siberi),
4 loài xếp vào nhóm tốt vừa, và 2 loài xếp vào nhóm xấu (cá hoàng đế).
3. Kết quả khảo nghiệm đánh giá tác động của 6 loài thủy sinh vật ngoại
lai đến đa dạng sinh học và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam cho kết quả: 1
loài xếp vào danh mục trắng (cá trôi nam mỹ), có 2 loài xếp loại đen (cá
hoàng đế, cá masheer), và 3 loài xếp vào danh mục xám (tôm hùm nước ngọt,
cá tiểu bạc, cá chim trắng toàn thân).
4. Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, đề tài đã đề xuất và trình Bộ ban

hành được Thông tư số 53/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định quản lý các loài thuỷ
sinh vật ngoại lai tại Việt Nam.
5. Một số giải pháp cho việc quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai đã
được đề xuất như: Thống kê và cập nhật biến động các loài thủy sinh ngoại
lai, khai báo lưu giữ các loài có nguy cơ xâm hại và tiêu diệt các loài xâm hại.
Đề xuất nguồn kinh phí cho các hoạt động nêu trên. Cơ chế phối hợp giữa các
cơ quan quản lý và giữa trung ương và địa phương.
9

KIẾN NGHỊ
Nên tiếp tục cho nghiên cứu về các loài thủy sinh ngoại lai tại Việt Nam, đặc
biệt là theo dõi các loài mà đề tài còn chưa có điều kiện khảo nghiệm, hoặc
khảo nghiệm mà chưa có kết quả như mong muốn.



10
















BÁO CÁO CHÍNH





11
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH 13
DANH MỤC BẢNG 14
GIẢI THÍCH CÁC TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT 15
MỞ ĐẦU 16
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC LOÀI THỦY SINH VẬT NHẬP NỘI . 18
1.1. Tình hình nhập nội của các loài động vật thủy sinh 18
1.1.1. Trên thế giới 18
1.1.2. Ở Việt Nam 18
1.2. Tác động của các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại 20
1.2.1. Tình hình chung 20
1.2.2 Tác động của một số loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam 22
1.3. Tình hình quản lý các loài thủy sinh vật nhập nội 25
1.3.1. Trên thế giới 25
1.3.2. Ở Việt Nam 27
1.4. Tác động của các loài thủy sinh vật nhập nội đến đa dạng sinh học và
nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam 30
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Phương pháp nghiên cứu 35

2.1.1. Cách tiếp cận 35
2.1.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 35
2.1.3. Phương pháp thống kê 36
2.1.4. Phương pháp đánh giá và cho điểm 36
2.1.5. Phương pháp khảo nghiệm 39
2.2. Phạm vi nghiên cứu 41
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. Hiện trạng các loài thủy sinh vật nhập nội ở Việt Nam 42
3.1.1. Hiện trạng các loài thủy sinh vật nhập nội ở Việt Nam 42
3.1.2. Hiện trạng các loài thuỷ sinh vật nhập nội mới xuất hiện ở thuỷ vực Việt
Nam. 50
3.2. Bước đầu đánh giá các loài thủy sinh vật nhập nội mới nhập theo tiêu chí
cho điểm và xếp loại Trắng, Xám, Đen 53
12
3.2.1. Đánh giá các loài thủy sinh vật nhập nội theo tiêu chí Trắng, Xám, Đen 53
3.2.2. Bước đầu đánh giá các loài thủy sinh vật nhập nội mới nhập theo tiêu chí
cho điểm và xếp loại Trắng, Xám, Đen 55
3.3. Kết quả khảo nghiệm đánh giá tác động của 06 loài thủy sinh vật nhập nội
đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam 58
3.3.1. Cá hoàng đế (Cichla ocellaris) ở hồ Trị An tỉnh Đồng Nai 58
3.3.2. Cá chim trắng toàn thân (Piaractus brachypomus) ở đồng bằng sông Cửu
Long 67
3.3.3. Tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) ở Vĩnh Phúc 71
3.3.4. Cá tiểu bạc (Neosalanx taihuensis) tại Việt Nam 79
3.3.5. Cá mahseer (Tor putitora) tại Việt Nam 83
3.3.6. Cá trôi nam mỹ (Prochilodus lineatus) tại Việt Nam 86
3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp cho từng nhóm đối tượng thủy
sinh vật nhập nội 88
3.4.1.Về hệ thống các văn bản pháp luật 88
3.4.2. Các hoạt động quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
KẾT LUẬN 97
KIẾN NGHỊ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

13
DANH MỤC HÌNH



Hình 1: Phân bố của các loài thủy sinh vật ngoại lai tại 7 vùng kinh tế nông
nghiệp ở Việt Nam 47
Hình 2: Cá hoàng đế (Cichla ocellaris) 59
Hình 3: Nguyên nhân ảnh hưởng đến sản lượng khai thác thủy sản ở hồ Trị An
61
Hình 4: Biến động sản lượng khai thác thủy sản ở hồ Trị An [17] 61
Hình 5: Biến động sản lượng thu mua cá của 2 vựa cá tại bến cá Phú Cường
62
Hình 6: Dự đoán tác động của cá hoàng đế đến nguồn lợi thủy sản và đa dạng
sinh học ở hồ Trị An 63
Hình 7: Mô hình đánh giá rủi ro về sự di nhập của cá hòang đế ở hồ Trị An
64
Hình 8: Dự đoán tác động của cá hoàng đế đến điều kiện kinh tế xã hội ở hồ
Trị An 65
Hình 9: Tính cạnh tranh của về thức ăn và nơi cư trú của cá hoàng đế đến loài
cá khác 66
Hình 10: Mức độ nguy cơ của cá hoàng đế tác động đến các loài cá khác 66
Hình 11: Cá chim trắng toàn thân (Piaractus brachypomus) 67
Hình 12: Khả năng và nguyên nhân thất thoát cá nuôi ra ngoài trong quá trình
nuôi 69

Hình 13: Tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) 71
Hình 14: Tôm hùm nước ngọt ôm trứng 73
Hình 15: Hang trú ẩn của tôm hùm nước ngọt 73
Hình 16: Ngư cụ đánh bắt tôm hùm nước ngọt 77
Hình 17: Cá tiểu bạc (Neosalanx taihuensis) 79
Hình 18: Cá mahseer (Tor putitora) 83
Hình 19: Cá trôi nam mỹ (Prochilodus lineatus) 86
14
DANH MỤC BẢNG



Bảng 1: Danh mục các tiêu chí 37
Bảng 2: Điểm số cho từng tiêu chí 38
Bảng 3: Số lượng loài thủy sinh vật ngoại lai tính theo nguồn gốc xuất xứ 42
Bảng 4. Danh sách các loài động vật thủy sinh ngoại lai đã nhập nội vào Việt
Nam 43
Bảng 5: Danh sách các loài cá nuôi truyền thống trên các thủy vực nước ngọt
ở nước ta 49
Bảng 6: Danh sách các loài cá nước lợ, mặn nuôi truyền thống ở Việt Nam 50
Bảng 7: Danh sách các loài thủy sinh vật ngoại lai đã phát tán tại Việt Nam
năm 2007 - 2009 51
Bảng 8: Danh sách các loài thủy sinh vật ngoại lai được đánh giá theo tiêu
chí Trắng, Xám, Đen 53
Bảng 9: Chấm điểm và xếp loại trắng, xám, đen cho các loài động vật thủy
sinh ngoại lai mới nhập vào Việt Nam giai đoạn 2007 - 2009 55
Bảng 10: Khả năng ôm trứng của tôm mẹ 75
Bảng 11: Kết quả ấp trứng của tôm mẹ trong bể kính 75
Bảng 12: Kết quả ấp trứng của tôm mẹ trong bể xi măng 76
Bảng 13: Địa điểm thu mẫu cá, số lượng và trọng lượng cá tiểu bạc thu được

trên hồ chứa Thác Bà 2008- 2009 81
15
GIẢI THÍCH CÁC TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT


CBD Công ước Đa dạng sinh học
CMS Công ước về các loài di cư
IUCN Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
GISP Chương trình Sinh vật ngoại lai xâm hại toàn cầu
ĐDSH Đa dạng sinh học
NLTS Nguồn lợi thuỷ sản
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
ĐVTS Động vật thuỷ sinh
























16
MỞ ĐẦU

Việc nhập nội và bổ sung giống loài động thực vật nói chung và giống
thủy sản nói riêng với mục đích làm tăng quỹ gen, tăng sản lượng khai thác,
nuôi trồng từ lâu đã được các nước trên thế giới quan tâm. Một số loài đã có
tác động tích cực đến đa dạng sinh học và mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực
cho các nước nhập nội, nhưng cũng có một số loài đã có tác động tiêu cực tới
đa dạng sinh học và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế các nước
nhập khẩu.
Thuỷ sinh vật ngoại lại là những loài không có nguồn gốc bản địa, chúng
được di nhập từ một nơi khác đến một môi trường sống hay hệ sinh thái mới.
Chúng được di nhập bằng nhiều cách khác nhau như di chuyển tự nhiên (bám
theo các loài di cư, bám theo các phương tiện di chuyển xuyên quốc gia); hay
do con người mang theo một cách vô tình hay hữu ý với các mục đích khác
nhau (kinh tế, khoa học và giải trí; hay được du nhập một cách hợp pháp. Tuy
nhiên việc kiểm soát các loài thủy sinh vật nhập nội vẫn chưa được quan tâm
đúng mức của các nhà quản lý mặc dù những tác hại mà chúng có thể gây ra
đối với môi trường thủy sinh là rất lớn.
Đề tài do Lê Thiết Bình và cộng sự (2005) đã thống kê được danh sách
41 loài động vật thủy sinh ngoại lai xâm nhập vào các thủy vực Việt Nam và
bước đầu phân tích, đánh giá, sắp xếp chúng theo danh mục Trắng, Xám,
Đen. Cho đến nay, chưa có số liệu cập nhật bổ sung về các loài thủy sinh vật
ngoại lai được nhập về Việt Nam. Bên cạnh đó, trong thời gian qua có hiện

tượng một số loài ngoại lai đã thoát ra các thủy vực tự nhiên và đã gây ra
những tác hại không nhỏ (ốc bươu vàng, chuột hải ly,…) hoặc chưa được
đánh giá đầy đủ về mặt tác động (cá cọ bể, cá chim trắng, cá hoàng đế).
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã giao Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện đề tài
“Đánh giá tác động của các loài thủy sinh vật nhập nội đến đa dạng sinh
học và nguồn lợi thủy sản” .
Đề tài được thực hiện trong hai năm 2008 – 2009 với các mục tiêu:
- Xác định được các loài thủy sinh vật đã nhập nội đến nay và tình hình
phân bố của chúng ở Việt Nam.
17
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loài thủy sinh vật đã nhập nội đang
có ý kiến khác nhau đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản thông qua
một số đặc trưng cơ bản: Tính cạnh tranh thức ăn, nơi cư trú với các loài bản
địa, khả năng sinh sản và phát tán quần đàn; đặc tính săn bắt mồi, khả năng
lây bệnh (một số loài có trong danh mục xám của đề tài nghiên cứu đã thực
hiện năm 2004 - 2005 và một số loài đề xuất mới).
- Đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp cho từng nhóm đối tượng thủy
sinh nhập nội.
Trong thời gian thực hiện đề tài, với sự ủng hộ giúp đỡ của các cơ quan
hữu quan thuộc các Bộ, Ngành ở Trung ương cũng như ở địa phương, đặc biệt
là sự đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu liên quan của các cán bộ khoa học và
cán bộ quản lý chuyên ngành đã giúp nhóm thực hiện Đề tài hoàn thành tốt
các nội dung được giao. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài ngắn, nguồn
ngân sách hạn chế và tài liệu chưa đầy đủ nên không tránh khỏi một số thiếu
sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ các Ban, Ngành liên quan
để Đề tài được hoàn thiện hơn.
18
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC LOÀI THỦY SINH VẬT
NHẬP NỘI



1.1. Tình hình nhập nội của các loài động vật thủy sinh
1.1.1. Trên thế giới
Có thể nói công tác nhập nội các loài ĐVTS ở các nước trên thế giới đã
được thực hiện từ rất lâu, từ thời La mã - cá chép trên sông Danube đã được
nhập vào nuôi ở Ý và Hy lạp. Sau một thời gian sinh sống, loài cá này đã trở
thành đối tượng nuôi chính. Nhưng từ thế kỉ XX đến nay, công tác nhập nội
loài ĐVTS vào nuôi mới trở nên phổ biến. Hiện nay, trên thế giới đã có hơn
610 loài cá được di nhập, riêng các nước ASEAN là 79 loài [54]. Các loài
ĐVTS được nhập nội hiện nay theo xu thế chung là các nước đang phát triển
nhập các loài ĐVTS nuôi làm thực phẩm hàng hóa, còn đối với các nước phát
triển thường chỉ nhập với mục đích làm cảnh, vui chơi giải trí, nghiên cứu
khoa học hoặc với mục đích khác [7]. Theo Công ước đa dạng sinh học
(1991) các nước nhập nội các loài mới từ nước ngoài vào (thậm chí từ vùng
này sang vùng khác ở một nước) cần phải đánh giá được tác động lên ĐDSH
và nghề nuôi cá truyền thống của địa phương để có các biện pháp phát triển
bền vững, đồng thời để quản lý phòng ngừa nhằm hạn chế thiệt hại, có giải
pháp tổ chức và thực hiện việc loại trừ loài xâm hại theo một quy trình quản
lý mang tính chiến lược thích hợp [27, 39]
1.1.2. Ở Việt Nam
Sinh vật ngoại lai có thể xâm nhập vào một môi trường sống mới bằng
nhiều cách. Nó có thể đi theo con đường tự nhiên như theo gió, dòng chảy và
bám theo các loài di cư, nhưng quan trọng hơn cả là do hoạt động của con
người. Cùng với sự phát triển của giao thông vận tải và hoạt động thông
thương, con người đã mang theo, một cách vô tình hay hữu ý, các loài sinh
vật từ nơi này đến nơi khác thậm chí đến những vùng rất xa quê hương của
chúng. Việc kiểm soát sự du nhập của chúng là rất khó, đặc biệt là đối với các
trường hợp du nhập một cách vô thức. Các loài này có thể trà trộn trong hàng
hoá, sống trong nước dằn tàu, bám vào các phương tiện vận tải như tàu thuyền

và nhờ đó được mang đến môi trường sống mới. Nhiều loài được du nhập một
cách có chủ ý cho các mục đích kinh tế, giải trí, khoa học nhưng do không
19
được kiểm tra và kiểm soát tốt đã bùng phát và gây ra nhiều tác hại nặng nề.
Chúng ta vẫn chưa quên được trường hợp ốc bươu vàng (Pomacea sp.). Được
nhập khẩu vào nước ta khoảng 10 năm trước đây, loài ốc này đã nhanh chóng
lan tràn từ Đồng bằng Sông Cửu Long ra các tỉnh miền Trung và miền Bắc,
phá hại nghiêm trọng lúa và hoa màu của các địa phương này. Hàng năm, nhà
nước phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng cho công tác tiêu diệt ốc bươu vàng
nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả mong muốn [27]. Việc nhập khẩu các loài
thủy sinh vật thường sử dụng vào các mục đích như:
a. Sản xuất thực phẩm
Nhiều quốc gia có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản đã di nhập các giống
loài thủy sản để phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân và phục vụ sự phát
triển kinh tế của đất nước. Đã có rất nhiều loài trở thành loài được người dân
nuôi như loài bản địa và được được phát tán ngoài thủy vực tự nhiên, và việc
di nhập các đối tượng thủy sản cũng góp phần không nhỏ vào việc cải thiện
đời sống cho người dân.
Ví dụ nhập cá rô phi từ Châu Phi vào các nước Đông Nam Á, Nam và
Trung Mỹ. Cá chép nhập vào nuôi ở Madagasca, cá mè trắng trung quốc, cá
trắm cỏ được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam
Những loài cá nêu trên đến nay đã trở thành các loài cá sống tự nhiên ở
đây vì chúng thích nghi nhanh với điều kiện nơi ở mới, sinh sản được ở thuỷ
vực tự nhiên.
b. Vui chơi giải trí và làm cảnh
Ngày càng nhiều các loài cá cảnh nói riêng và các loài thủy sinh nói
chung được nuôi thuần hóa và lai tạo với nhiều kiểu dáng và màu sắc hấp dẫn.
Tuy nhiên, chủ sở hữu các loài thủy sinh vật ngoại lai chưa nhận thức được sự
nghiêm trọng của việc làm thất thoát loài ngoại lai ra môi trường tự nhiên.
Điều này đã trở thành mối đe dọa có thể phá vỡ hệ sinh thái các thủy vực bản

địa [32]. Đời sống kinh tế được nâng cao đồng thời nhu cầu vui chơi giải trí
cũng được cải thiện đáng kể, trong đó có nhu cầu nuôi các loài thủy sinh làm
cảnh và phục vụ các trung tâm giải trí. Hiện nay có cả các ĐVTS khác như
cua, tôm, ốc, ếch, rùa cũng nuôi làm cảnh. Những đối tượng này hầu hết
không được quản lý chặt chẽ từ khâu đăng ký cấp phép cho nhập, kiểm
dịch… Hay các loài cá heo, hải cẩu nhập từ Liên bang Nga sang Việt Nam để
làm xiếc; hà mã nhập vào vườn thú để phục vụ mục đích giải trí [13].
20
c. Kiểm soát sinh học
Nhập nội các loài thủy sinh vật còn để kiểm soát sinh học, ví dụ nhập cá
ăn bọ gậy (Gambusia affinis) để khống chế bệnh sốt rét. Nhập cá trắm cỏ để
trừ các loài rong, cỏ nước vì thức ăn của nó là thực vật thủy sinh. Nhập một
số loài để chúng ăn trai ốc ở đáy sông vì trai ốc mang ký sinh trùng sán lá nên
có thể là tác nhân gây bệnh cho loài mới nhập và các đối tượng khác.
d. Nghiên cứu khoa học
Các cơ sở nghiên cứu mong muốn trao đổi nguồn gen giữa các nước, do
vậy thường đề xuất nhập những loài ngoại lai về để bổ sung nguồn gen.
e. Theo mục đích khác
Một số loài thủy sinh vật ngoại lai được nhập về qua đường quà biếu
hoặc bám vào phương tiện vận chuyển, hoặc trôi theo dòng nước…
1.2. Tác động của các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại
1.2.1. Tình hình chung
Sự lan rộng các sinh vật ngoại lai xâm hại đang được xem như một trong
những mối đe dọa lớn nhất đến các hệ sinh thái và sự ổn định về kinh tế của
hành tinh. Từ thế kỷ 17, sinh vật ngoại lai xâm hại đã góp phần làm tuyệt
chủng gần 40% loài sinh vật đã xác định được nguyên nhân tuyệt chủng. Các
loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây ra những thiệt hại to lớn đến đa dạng sinh
học, các hệ tự nhiên và các hệ thống nông nghiệp có giá trị. Những ảnh hưởng
trực tiếp, gián tiếp của sinh vật lạ đang tăng lên nhanh chóng và gây thiệt hại
cho thiên nhiên. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng ảnh hưởng của sinh vật lạ

là sự thay đổi và xáo trộn giữa cấu trúc quần xã trên phạm vi toàn cầu biến
đổi tập tính của loài và các yếu tố vật lý, hóa học trong các hệ sinh thái. Theo
thống kê, tổn thất môi trường hàng năm gây ra bởi việc du nhập các loài dịch
hại ở Mỹ, Anh, Úc, Nam Phi, Ấn Độ và Braxin là trên 100 tỷ USD (CBD,
2006).
Trong nhiều nguyên nhân gây tổn thất đa dạng sinh học, các loài sinh vật
ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất.
Tác động mà các loài sinh vật xâm hại gây ra đối với môi trường sống rất đa
dạng nhưng có thể gộp chung thành 5 nhóm: (i) cạnh tranh với các loài bản
địa về thức ăn, nơi sống.v.v.; (ii) ăn thịt các loài bản địa khác, (iii) phá huỷ
21
hoặc làm suy thoái môi trường sống; (iv) truyền bệnh và kí sinh trùng; và (v)
tạp giao làm mất nguồn gen.
Thực tế cho thấy nhiều loài ngoại lai xâm hại không biểu hiện tác hại của
chúng ngay sau khi xâm nhập vào môi trường sống mới mà thường trải qua
một giai đoạn “ủ bệnh”. Giai đoạn này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng loài
cũng như vào đặc điểm môi trường mà chúng xâm nhập vào. Mặc dù đã có
nhiều nghiên cứu nhưng nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được sáng
tỏ. Tuy nhiên, người ta cũng thấy rằng các hệ sinh thái đã bị biến đổi thường
dễ bị tác động hơn các hệ sinh thái còn nguyên vẹn. Đây là một khó khăn lớn
cho công tác kiểm soát và phòng ngừa tác hại của loại sinh vật này.
Các tác động mà loại sinh vật này gây ra rất phức tạp. Ví dụ như trường
hợp của cá vược sông Nile (Lates niloticus). Sau khi được du nhập vào hồ
Victoria (Châu Phi) năm 1954 nhằm phục hồi sản lượng cá đang suy giảm
trong hồ do đánh bắt quá mức, loài cá này đã gây ra sự tuyệt chủng cho hơn
200 loài cá bản địa khác trong hồ do cạnh tranh và ăn thịt các loài cá đó. Chưa
hết, vì thịt của cá vược sông Nile có nhiều mỡ hơn các loại cá bản địa, cư dân
ở hồ đã phải chặt nhiều củi hơn để sấy cá dẫn đến hiện tượng phá rừng
nghiêm trọng. Việc này gây ra sự xói mòn và rửa trôi đất trong vùng lưu vực
làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong hồ tạo điều kiện cho sự phát triển

của tảo và bèo nhật bản (Eichhornia crassipes). Sự bùng nổ của các loài thực
vật này làm giảm lượng oxy trong hồ và làm chết nhiều cá hơn. Ngoài ra việc
khai thác mang tính thương mại loài cá này đã làm làm cư dân ở đây mất đi
nghề đánh bắt và chế biến cá truyền thống của mình. Lợi nhuận thu được từ
cá vược sông Nile chỉ rơi vào túi một số người trong khi đó cư dân và môi
trường ở đây hầu như không những không có lợi mà còn nghèo đói hơn.
Một tác động khác, tuy không kém phần nghiêm trọng nhưng cho đến
nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, là các loài ngoại lai xâm hại góp
phần làm xuất hiện các bệnh dịch mới hoặc tái xuất hiện các bệnh dịch cũ ảnh
hưởng đến sức khoẻ của con người. Sốt rét là một bệnh dịch nguy hiểm được
truyền qua véc tơ truyền bệnh là muỗi Anophele. Năm 1930, loài
muỗi Anopheles gambiae được du nhập một cách vô tình vào vùng Tây Bắc
Braxin theo các đoàn tàu biển đến từ Châu Phi. Chưa đến một năm sau, với số
dân khoảng 12.000 người đã xuất hiện 10.000 ca nhiễm bệnh sốt rét. Vào cuối
những thập niên 30, người ta đã phải tốn hàng triệu đô la và hàng nghìn nhân
công để tiêu diệt muỗi Anopheles gambiae tại vùng này [60].
22
1.2.2 Tác động của một số loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt
Nam
Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam thường gặp rất phổ biến
trong nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và lâm nghiệp. Ở Việt Nam, các loài
sinh vật ngoại lai xâm hại cũng ảnh hưởng mạnh đến các hệ thống thủy văn,
khu bảo tồn và nông nghiệp gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế. Các
loài sinh vật xâm hại hầu như ít được chú ý đến ở Việt Nam cho đến nửa đầu
thập kỷ 1990, khi dịch ốc bươu vàng bùng phát từ Đồng bằng sông Cửu Long
đến đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại mới từng
bước được nhìn nhận như một vấn đề thời sự đối với Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu về sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam, bước đầu đã xác định
được một số loài thủy sinh vật ngoại lai nguy hiểm như sau
Ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng là một loài thuộc nhóm ốc lớn có nguồn gốc từ Nam Mỹ,
cũng được nhiều nghiên cứu xác định là một trong những loài gây hại mạnh
nhất ở Việt Nam. Ốc bươu vàng được nhập vào Việt Nam từ trước năm 1975
ở miền Nam với vài cặp nuôi trong bể xi măng. Năm 1989, được nhập bằng
nhiều cách khác nhau như một nguồn thực phẩm cung cấp cho người và động
vật nuôi. Ốc bươu vàng đã xâm nhập vào đồng ruộng ở Việt Nam và với điều
kiện sinh thái phù hợp, chúng đã phát triển nhanh chóng, trở thành dịch hại
trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa và rau muống (Cục BVTV, 1998).
Hiện nay, ốc bươu vàng đã có mặt ở hầu hết mọi miền đất nước.
Ốc bươu vàng là loài động vật ăn khỏe, mau lớn và có sức sinh sản rất
nhanh. Chúng sống ở nơi có nước như ao, đầm lầy, đầm sen, kênh mương
nước, ruộng lúa. Ốc bươu vàng nhờ hệ thống hô hấp đặc biệt: vừa thở được
bằng mang dưới nước, vừa thở được bằng phổi trong không khí, nên chúng
chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt như bị ô nhiễm, tù đọng thiếu ôxy. Ốc
bươu vàng di chuyển rất dễ dàng và nhanh chóng qua con đường nước (sông,
kênh mương, nước ngập tràn). Đến năm 1998, 57/64 tỉnh thành và 309/534
huyện trong cả nước đã bị nhiễm ốc bươu vàng; 109 nghìn ha lúa; 3,5 nghìn
ha rau muống; 15 km2 mặt nước ao hồ, 4 km
2
sông rạch đã bị nhiễm ốc bươu
vàng. Ốc bươu vàng được xác định là loài sinh vật ngoại lai xâm hại và tháng
5/1998 được Chính phủ ta xác định như là dịch hại cây trồng nguy hiểm (đối
tượng kiểm dịch nhóm II).
23
Có thể nói ốc bươu vàng là một trong những dịch hại khó phòng trừ nhất
và vẫn đang đe dọa sản xuất nông nghiệp ở nhiều vùng trồng lúa nước. Nhiều
biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng như:
nhặt và phá hủy ốc và trứng ốc bằng tay, sử dụng vịt và cá để diệt ốc con và
trứng ốc, sử dụng các cây chứa chất độc trừ ốc bươu vàng, làm bẫy lá dẫn dụ,
đào bẫy trên kênh dẫn nước vào ruộng, làm phên chắn ốc và trứng đầu mương

nước, sử dụng phân bón thích hợp, điều tiết nước ruộng, đốt gốc rạ sau thu
hoạch. Ở nước ta, bước đầu đã xác định một số loài thiên địch tự nhiên của ốc
như chuột, kiến, chim tại Hà Nội và Đồng Tháp, song vai trò điều hòa số
lượng ốc của chúng chưa có ý nghĩa lớn. Một số thuốc hóa học đã được sử
dụng để trừ ốc bươu vàng như Metaldehyde, Niclosamide, Chlorthalonil,
CuSO4 (Viện Nghiên cứu lúa Philippine 2004 - Trích dẫn theo
Tuy nhiên, việc sử dụng
nhiều loại thuốc hóa học đã ảnh hưởng tới các loài động vật thủy sinh, làm
ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, nhất là các loài cá.
Chuột hải ly
Chuột hải ly được nhập vào Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX
với mục đích làm loài vật nuôi, tạo thu nhập bổ sung cho nông dân do nó
cung cấp thịt để ăn, da và lông để xuất khẩu và ruột để sản xuất chỉ tự tiêu.
Rất may là do được các nhà khoa học cảnh báo sớm, Cục Thú y đã hành hành
động kịp thời để ngăn chặn việc nhập loài này vào Việt Nam. Đã thành lập
một tổ công tác để giải quyết các vấn đề liên quan đến chuột hải ly. Tính đến
cuối năm 2002, khoảng 4.000 con chuột hải ly đã được tịch thu và tiêu hủy.
Hiện nay, ở Việt Nam loài này đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Rùa tai đỏ
Rùa tai đỏ được nhập vào Việt Nam để nuôi làm cảnh từ Nam Mỹ và
hiện nay đã thoát ra ngoài tự nhiên. Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế
(IUCN) đã liệt kê rùa tai đỏ trong danh sách 206 loài xâm hại toàn cầu và 100
loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Chi cục Thủy sản Hà Nội cho biết, ở
Việt Nam rùa tai đỏ được phát hiện trong hồ Gươm (Hà Nội) vào năm 1997.
Rùa tai đỏ là loài rùa cỡ nhỏ (chiều dài của mai rùa chỉ khoảng 20 - 25cm),
vùng lưng, cổ thường hay có mảng đỏ, trên mai có những sọc vàng cam. Khí

×